Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định giai đoạn 2010 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 59 trang )

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp cùng quý thầy cô giáo đã
tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi theo học tại trường.
Các thầy cô Ban Nông lâm nói chung cũng như các thầy cô trong tổ Bộ
môn Quản lý đất đai nói chung đã truyền đạt những kiến thức khoa học và
nhận thức xã hội vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cô Đặng Thị Lan Anh – đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt bài Báo cáo tốt nghiệp này.
Các cô chú, anh chị trong Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Định –
chi nhánh huyện Phù Cát đã chỉ bảo những kinh nghiệm của mình cho tôi
trong quá trình làm việc và cung cấp những tài liệu cần thiết để tôi hoàn thành
tốt bài báo cáo này.
Cảm ơn tập thể lớp C02 – QLĐĐ đã đóng góp ý kiến, động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện báo cáo.
Do kiến thức còn quá hạn hẹp nên bài báo cáo sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo của thầy cô và đóng góp ý kiến của
các bạn.
Sinh viên

Châu Đặng Quang

i


MỤC LỤC
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3
1.1.Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 3
1.1.1.Các khái niệm cơ bản ................................................................................................ 3
1.2.Các dạng biến động đất đai ................................................................................... 5


1.3.Căn cứ pháp lý....................................................................................................... 5
1.4.Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 6
1.4.1.Công tác cập nhật, chỉnh lý, biến động đất đai trên cả nước................................ 6
1.4.2.Công tác cập nhật, chỉnh lý, biến động đất đai trên địa bàn huyện Phù Cát ...... 7
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 9
2.1.1.Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................... 9
2.1.2.Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 9
2.2. Đối tượng ............................................................................................................. 9
2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 9
2.4. Nội dung ............................................................................................................... 9
2.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 10
2.5.1.Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .................................................................. 10
2.5.2.Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu .............................................. 10
2.5.3.Phương pháp chuyên gia ......................................................................................... 10
2.5.4.Phương pháp tin học ................................................................................................ 10
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……………………..12
3.1.Khái quát địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 12
3.1.1.Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 12
3.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 15
3.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới biến
động đất đai ........................................................................................................................ 16
3.2.Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Phù Cát ...................... 17
3.2.1.Tình hình quản lý đất đai ........................................................................................ 17
3.2.2.Tình hình sử dụng đất ............................................................................................. 19

ii


3.3.Công tác chỉnh lý biến động và hoàn thiện Hồ sơ địa chính .............................. 23

3.3.1.Công tác chỉnh lý biến động đất đai ...................................................................... 23
3.3.2.Đánh giá tình hình quản lý hồ sơ địa chính .......................................................... 32
3.3.3.Qui trình cập nhật, chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính .............................. 35
3.3.4.Các dạng biến động đất đai trên địa bàn huyện Phù Cát .................................... 35
3.4.Kết quả công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Phù Cát
giai đoạn năm 2010-2015. ......................................................................................... 36
3.4.1.Kết quả cập nhật chỉnh lý biến động đất đai năm 2010 ...................................... 36
3.4.2.Kết quả công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai năm 2011 ..................... 38
3.4.3.Kết quả công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai năm 2012 ..................... 39
3.4.4.Kết quả công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai năm 2013 ..................... 41
3.4.5.Kết quả công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai năm 2014 ..................... 43
3.4.6.Kết quả công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai năm 2015 ..................... 45
3.4.7.Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai giai đoạn 2010-2015 46
3.4.8.Bảng 3.13:Kết quả công tác cập nhật, chỉnh lý biến động giai đoạn 2010-201546
3.5.Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất
đai trên địa bàn huyện Phù Cát ................................................................................. 48
3.5.1.Thuận lợi ................................................................................................................... 48
3.5.2.Khó khăn ................................................................................................................... 48
3.6.Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa
chính.………………………………………………………………………… ..... …49
3.6.1.Giải pháp quản lý ..................................................................................................... 49
3.6.2.Giải pháp kỹ thuật.................................................................................................... 50
3.6.3.Giải pháp tổ chức ..................................................................................................... 50
Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 51
4.1.Kết luận ............................................................................................................... 51
4.2.Kiến nghị ............................................................................................................. 52

iii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Chú giải

UBND

Ủy ban nhân dân

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QSHNƠ

Quyền sở hữu nhà ở

VPĐKĐĐ

Văn phòng đăng ký đất đai

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

TT

Thông tư


GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

ĐKĐĐ

Đăng kí đất đai

iv


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phù Cát

12

Bảng 3.1: Mật độ dân số huyện Phù Cát năm 2015

16

Bảng 3.2: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính

18

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu diện tích các loại đất trên huyện Phù Cát năm 2015


20

Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích các loại đất năm 2015

20

Bảng 3.4: Diện tích các loại đất năm 2015

20

Bảng 3.5: Tình hình biến động đất đai năm 2010 và năm 2015

22

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ đăng ký biến động đất đai

24

Hình 3.2: Thửa đất số 165 trước khi tách thửa

25

Hình 3.3: Thửa đất số 165 đã tách thành hai thửa 165 và 341

26

Hình 3.4: Thửa đất số 150 và thửa đất số 352 khi chưa tách thửa

26


Hình 3.5: Thửa đất số 150 sau khi đã hợp thửa

27

Sơ đồ 3.2: Quy trình chỉnh lý biến động HSĐC trên phần mềm Vilis 2.0

35

Bảng 3.7: Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động năm 2010

36

Bảng 3.8: Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động năm 2011

38

Bảng 3.9: Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động năm 2012

39

Bảng 3.10: Kết quả cập nhật, chỉnh lý biến động năm 2013

41

Bảng 3. 11: Kết quả cập nhật, chỉnh lý biến động năm 2014

43

Bảng 3.12: Kết quả cập nhật, chỉnh lý biến động năm 2015


45

Bảng 3.13: Kết quả công tác cập nhật, chỉnh lý biến động giai đoạn 20102015 ..........

46

Biểu đồ 3.2: Kết quả cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai giai đoạn 2010 2015 ..........

47

v


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai ngoài việc xác định lãnh thổ còn là nguồn tài nguyên thiên
nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân
cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng. Nên việc
quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai quyết định sự tồn tại và phát
triển của chính quốc gia đó. Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa
hội nhập với thị trường thế giới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước nên nhu cầu về đất đai để phục vụ cho sản xuất là một nhu cầu tất yếu.
Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số cũng làm cho nhu cầu sử dụng đất của người
dân và các thành phần kinh tế ngày một tăng cao dẫn đến tình hình biến động
đất đai ngày một diễn ra thường xuyên và phức tạp hơn.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
đã đạt được sự phát triển về nhiều mặt, đất đai trở thành một trong những
động lực hết sức quan trọng trong sự phát triển ấy. Song song đó, tình hình sử
dụng đất đai có những biến động rất lớn, đặc biệt là do sự tác động của nền
kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, thêm vào đó là quá trình

điều chỉnh quy hoạch, chỉnh trang đô thị diễn ra hết sức mạnh mẽ đặc biệt là ở
huyện Phù Cát. Chính vì vậy, quá trình sử dụng đất và tình hình chuyển
nhượng quyền sử dụng đất diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát. Điều
này đã tạo ra trở ngại rất lớn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại
địa phương. Để quản lý đất đai có hiệu quả đòi hỏi việc nắm bắt, cập nhật
thông tin đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng thông qua đăng ký, chỉnh lý,
cập nhật biến động đất đai trên bản đồ địa chính và hệ thống hồ sơ địa chính.
Bất kỳ mọi biến động nào đều cũng phải thực hiện theo trình tự thủ tục
và phải đăng ký để cập nhật những thay đổi làm cơ sở bảo đảm quyền lợi và
nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể có liên quan, tạo điều kiện để Nhà nước
hoạch định chính sách và phát triển. Vì vậy công tác cập nhật, chỉnh lý biến
động đất đai là một trong những nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên được các
1


cấp quan tâm và chỉ đạo cơ quan quản lý đất đai ở cấp mình quản lý, nhằm
tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sử dụng đất đai ngày
càng chuẩn xác hơn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại địa phương, tôi thực hiện đề tài: “Đánh
giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Phù
Cát, tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2015”.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Hồ sơ địa chính: Là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách...chứa đựng
những thông tin cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai

đã được thiết lập trong quá trình đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, đăng ký
ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Nội dung của hồ sơ địa chính phải đựơc thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp
thời, phải được chỉnh lý thường xuyên đối với các loại biến động theo quy
định của pháp luật trong quá trình sử dụng đất.
Hệ thống các loại tài liệu trong hồ sơ địa chính bao gồm: Bản đồ địa
chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bản đồ địa chính: Bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có
liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xác nhận.
Sổ địa chính: Sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để viết
các thông tin về chủ SDĐ và các thửa đất. Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa
chính thực hiện theo đúng trình tự thủ tục hành chính quy định tại Chương XI
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
luật đất đai năm 2003.
Sổ mục kê đất đai: Là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn
để ghi các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó.
Sổ theo dõi biến động đất đai: Là sổ được lập để theo dõi các trường hợp
có thay đổi trong SDĐ gồm thay đổi diện tích thửa đất, người SDĐ, mục đích
SDĐ, thời hạn SDĐ, quyền và nghĩa vụ của người SDĐ.
Sổ cấp GCNQSDĐ:

Là sổ tóm tắt các chủ SDĐ đã được cấp

GCNQSDĐ, thể hiện tên chủ sử dụng, diện tích, số thửa, số tờ bản đồ, căn cứ
3



pháp lý trong việc cấp giấy. Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
được lập theo Quy định về Giấy chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định
số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004, Quyết định số 08/2006/QĐBTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; bản lưu Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại
Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp mà không có bản lưu
thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải sao Giấy chứng nhận đó ( sao
y bản chính ) khi thực hiện đăng ký biến động về sử dụng đất; bản sao Giấy
chứng nhận này được coi là bản lưu Giấy chứng nhận để sử dụng trong quản
lý theo quy định tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009.
Thống kê đất đai: Là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa
chính về HTSDĐ tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa
hai lần kiểm kê.
Biến động đất đai: là quá trình sử dụng của người sử dụng đất làm thay
đổi hình thể, kích thước, diện tích, mục đích sử dụng đất so với hiện trạng ban
đầu. Nguyên nhân dẫn đến biến động đất đai là do nền kinh tế phát triển về
mọi mặt dẫn đến nhu cầu về nhà ở ngày càng cao hơn, chẳng hạn như từ đất
nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp được sử dụng vào mục đích
xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều; đồng thời nhu cầu về đất ở
gày càng tăng cao. Từ đó để Nhà nước quản lý về đất đai được chặt chẽ hơn
là phải quan tâm chú trọng đến vấn đề theo dõi cập nhật các trường hợp biến
động đất đai là hết sức cần thiết.
Mục đích của đăng ký biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính là
nhằm đảm bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất
ngoài thực địa. Giúp Nhà nước nắm chắc được quỹ đất và những thay đổi
trong quá trình sử dụng đất để tiến hành các loại thuế phù hợp đồng thời bảo
vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất. Vì vậy, cơ quan Nhà nước có
4



thẩm quyền phải quản lý được ba loại biến động là biến động hợp pháp, biến
động không hợp pháp và biến động chưa hợp pháp. Tuy nhiên, hồ sơ địa
chính chỉ được chỉnh lý cho những trường hợp biến động hợp pháp.
Biến động hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai
và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Biến động không hợp pháp: Người sử dụng đất không khai báo khi có
biến động hoặc khai báo không đúng quy định của pháp luật.
Biến động chƣa hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động
đất đai nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1.2. Các dạng biến động đất đai
Trong quá trình sử dụng đất, do nhu cầu đời sống nhân dân và yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, phát sinh rất nhiều hình thức thay đổi liên quan đến
quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký biến động. Căn cứ tính chất, mức
độ thay đổi có thể phân làm các loại sau:
 Biến động do chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất gọi là biến động về quyền sử dụng đất.
 Biến động do chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử
dụng đất.
 Biến động do thay đổi hình thể thửa đất.
 Mất đất cho thiên tai gây ra.
 Biến động do chia tách quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá
nhân, thay đổi tên chủ sử dụng.
 Biến động do thế chấp, bão lãnh quyền sử dụng đất.
 Biến động do thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng
đất.
 Chuyển đổi hình thức từ thuê đất sang hình thức Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất.
1.3. Căn cứ pháp lý
- Luật Đất Đai 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009.

5


- Luật Đất đai 2013.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật
Đất Đai 2003.
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật đất đai.
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính.
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính.
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quyết định số 40/QĐ – UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh quy
định về diện tích đất tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Định.
1.4. Cơ sở thực tiễn
1.4.1. Công tác cập nhật, chỉnh lý, biến động đất đai trên cả nƣớc
Quá trình phát triển của kinh tế xã hội kéo theo nhu cầu sử dụng đất của
con người ngày càng nhiều như: chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy, xí nghiệp… đồng thời nhu
cầu về nhà ở ngày càng cao. Từ đó, biến động đất đai ngày càng tăng và tình
trạng người sử dụng đất không đi đăng ký đất đai làm cho công tác cập nhật,
chỉnh lý biến động gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, phải thường xuyên tiến hành
cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản
lý Nhà nước về đất đai nhằm sử dụng lâu dài và đạt hiệu quả tốt.

6



1.4.2. Công tác cập nhật, chỉnh lý, biến động đất đai trên địa bàn
huyện Phù Cát
Giai đoạn từ trước Luật Đất Đai 2003 ra đời huyện Phù Cát là một huyện
khó khăn, tuy nhiên tình hình quản lý sử dụng đất vẫn đạt được những kết quả
bước đầu.
Thực hiện tốt Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định
về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâu dài, huyện
Phù Cát bắt đầu triển khai công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ dựa trên bản đồ
nền giải thửa năm 1984, song song với việc cân đối giao quyền sử dụng đất
(QSDĐ) nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, công tác đăng ký thống kê cấp
GCN cũng được triển khai. Đến năm 1997, cơ bản hoàn thành công tác lập hồ
sơ địa chính, cấp GCN QSDĐ (sổ đỏ).
Số hộ gia đình, cá nhân được cấp GCN chiếm khoảng 60% số hộ đang
sử dụng đất. Nhìn chung, sau khi cấp GCN QSDĐ người sủ dụng đất yên tâm
đầu tư sản xuất hơn, bên cạnh đó người sủ dụng đất được thực hiện các quyền
mà Nhà nước quy định. Về phía Nhà nước, công tác quản lý có nhiều chuyển
biến tích cực, giảm thiểu tranh chấp, khiếu nại… về đất đai. Việc thực hiện
cập nhật chỉnh lý biến động đất đai được thực hiện trên toàn địa bàn huyện.
Thời gian gần đây, thực hiện thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày
02/08/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý,
quản lý HSĐC, toàn huyện đã thực hiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động
đất đai trên 17 xã và 1 Thị Trấn, đã thu được những kết quả bước đầu. Tuy
nhiên, nền kinh tế của Huyện đã và đang đạt sự phát triển nhiều mặt, đất đai
trở thành một trong những động lực hết sức quan trọng trong sự phát triển ấy.
Song song đó, tình hình sử dụng đất đai có những biến động rất lớn, đặc biệt
là do sự tác động của nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng,
thêm vào đó là quá trình điều chỉnh quy hoạch chỉnh trang đô thị diễn ra hết
sức mạnh mẽ.


7


Chính vì vậy, quá trình sử dụng đất và tình hình chuyển nhượng quyền
sử dụng đất diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát. Điều này đã tạo ra trở
ngại rất lớn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của địa phương. Để
quản lý đất đai có hiệu quả đòi hỏi việc nắm bắt, cập nhật thông tin đầy đủ và
phản ánh đúng thực trạng thông qua đăng ký, chỉnh lý, cập nhật biến động đất
đai trên bản đồ địa chính và hệ thống hồ sơ địa chính.

8


Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Thông qua việc đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai
trên địa bàn huyện Phù Cát nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
trong công tác tại địa phương.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và khai thác khả năng ứng dụng công nghệ tin học, phần mềm
chuyên nghành phục vụ cho việc chỉnh lý, quản lý bản đồ và hồ sơ địa chính.
- Cập nhật những biến động đất đai đã phát sinh trong thời gian qua,
chỉnh lý và hoàn thiện bộ hồ sơ địa chính ở cấp huyện.
- Nắm bắt được tình hình sử dụng đất tại địa phương, xác định nguyên
nhân biến động của từng loại đất, đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến
động đất đai trên địa bàn nhằm đề xuất giải pháp công tác chỉnh lý biến động
đất đai được tốt hơn.

2.2. Đối tƣợng
+ Quy trình chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai trên địa bàn huyện.
+ Các hình thức biến động trên từng thửa đất vào bản đồ địa chính đã
được chuẩn hóa.
+ Hồ sơ cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai qua các năm.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: chuyên đề nghiên cứu trên địa bàn huyện Phù Cát.
Thời gian: chuyên đề được tìm hiểu, nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2015.
2.4. Nội dung
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi nghiên cứu.
- Tình hình quản lý và sử dụng đất trên dịa bàn huyện.
- Đánh giá tình hình cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn.
9


- Một số vấn đề rút ra trong công tác cập nhật chỉnh lý biến động, đề
xuất một số phương pháp khắc phục.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu
Đề tài đã tiến hành điều tra, thu thập số liệu tại Văn phòng đăng ký đất
đai tỉnh Bình Định từ ngày 21/3/2016 đến ngày 3/6/2016, ngoài ra đề tài còn
kế thừa tài liệu từ các nguồn liên quan. Kết quả thu thập như sau:
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Số liệu về cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai thuộc dự án Vlap trên
địa bàn huyện Phù Cát.
- Số liệu kết quả đăng ký biến động trên địa bàn huyện Phù Cát giai đoạn
2010-2015.
- Thu thập, tìm hiểu các tài liệu liên quan như: công tác theo dõi biến
động đất đai, văn bản, phần mềm phục vụ cập nhật, chỉnh lý biến động đất
đai, thông qua: sách, giáo trình, tạp chí, báo cáo, luận chứng, kế hoạch,

Website, …
2.5.2. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
Trên cơ sở tổng hợp tiến hành phân tích, đánh giá theo từng nội dung của
công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, từ đó nêu ra những khó khăn,
thuận lợi và những mặt hạn chế trong công tác cập nhật chỉnh lý biến động
đất đai tại địa phương.
2.5.3. Phƣơng pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ có am hiểu về lĩnh vực
đang nghiên cứu. Từ đó đánh giá đúng thực trạng trong công tác cập nhật
chỉnh lý biến động, tìm hiểu chủ trương, chính sách, khó khăn vướng mắc ở
địa bàn nghiên cứu.
2.5.4. Phƣơng pháp tin học
Trước tình hình đất đai biến động theo cấp số nhân như hiện nay thì việc
ứng dụng các phần mềm cập nhật, chỉnh lý để quản lý về đất đai tốn hơn là
10


hết sức cần thiết. Đề tài sử dụng phần mềm Vilis 2.0, phần mềm Microstation
V8, và các phần mềm tin học văn phòng trong công tác cập nhật chỉnh lý biến
động đất đai.

11


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phù Cát nằm về phía Bắc của thành phố Quy Nhơn (cách thành
phố Quy Nhơn khoảng 40 km theo Quốc lộ 1A) có tổng diện tích tự nhiên là

68.048,83 ha (theo số liệu thống kê đất đai năm 2014, chiếm 11,29% diện tích
tự nhiên của cả tỉnh), bao gồm 18 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 17
xã) và có toạ độ địa lý như sau:
+ Từ 130 54' đến 140 32' Vĩ độ Bắc.
+ Từ 1080 55' đến 1090 05’16” Kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ và huyện Hoài Ân.
+ Phía Nam giáp huyện An Nhơn, huyện Tuy Phước và một phần thành
phố Quy Nhơn (xã Nhơn Lý).
+ Phía Đông giáp biển Đông.
+ Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Tây Sơn.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phù Cát
Diện tích tự nhiên: Huyện Phù Cát có tổng diện tích tự nhiên theo địa
giới hành chính là: 68.048,83 ha (theo số liệu thống kê đất đai năm 2014).
12


Toàn huyện chia thành 17 Xã và một Thị trấn (trong đó có 04 xã miền
núi). Quy mô diện tích đất phân bố không đều, xã có diện tích lớn nhất Cát
Sơn 11.358,42 ha, chiếm 16,69 % so với diện tích tự nhiên. Diên tích nhỏ
nhất là thị trấn Ngô Mây 761,22 ha, chiếm 1,12 %. Sự chênh lệch quá lớn
giữa các vùng, có nhiều xã nằm ở xa khu trung tâm huyện nên công tác quản
lý nói chung và công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vùng.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Phù Cát tương đối đa dạng với đầy đủ các dạng địa
hình: Đồi núi, đồng bằng ven biển và đồi núi thấp. Dãy núi Bà ở giữa huyện
có độ cao gần 900 m, chia huyện thành 4 vùng địa hình, cụ thể như sau:
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Phù Cát nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, thuộc khí hậu ven biển Nam
Trung Bộ, thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa ẩm từ
tháng 8 đến tháng 12, mùa khô nóng từ tháng 1 đến tháng 7 năm sau.
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: Sông La
Tinh (sông Phù Ly): Bắt nguồn từ vùng núi xã Cát Sơn (phía Tây của huyện),
chảy qua các xã: Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Tài và Cát Minh rồi đổ ra đầm Đề
Gi. Chiều dài của sông là 54,0 km.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Trên địa bàn huyện Phù Cát có 7 nhóm đất như sau:
- Nhóm đất cát: Có diện tích 2.023,00 ha, chiếm 2,97% diện tích tự
nhiên của huyện.
- Nhóm đất mặn: Có 1.444,00 ha, chiếm 2,12% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất phèn: Có 123,00ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên của
huyện.
- Nhóm đất phù sa: Có 2.720ha, chiếm 4% diện tích tự nhiên của cả
huyện.
13


- Nhóm đất Glay: Có 4.734,00ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên của
huyện.
- Nhóm đất xám: Có 46.741,00ha, chiếm 68,69% diện tích tự nhiên của
cả huyện.
- Nhóm đất tầng mỏng: Có 1.482,00ha, chiếm 2,18% diện tích tự nhiên.
b) Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2014, diện tích đất lâm nghiệp của
huyện có 31.626,38 ha, chiếm 46,48 % diện tích tự nhiên của huyện và (là
huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn thứ 6 trong tỉnh sau các huyện: An Lão,
Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Vân Canh.

c) Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu điều tra khảo sát địa chất, huyện Phù Cát có mỏ sắt ở Gò
Quánh (xã Cát Tân).
Dọc bờ biển thuộc các xã: Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải có mỏ quặng
sa khoáng Titan với tổng trữ lượng lên đến 1,2 triệu tấn, hiện đang được đầu
tư khai thác.
d) Tài nguyên biển
Phù Cát có chiều dài đường bờ biển hơn 30 km, có cửa biển Đề Gi,
nhiều bãi ngang, đảo san hô, thềm lục địa rộng... với nhiều loại hải sản quý
như: cá thu, ngừ, nục.... Đầm nước lợ Đề Gi có diện tích nước mặt khoảng
700 ha thích hợp với việc nuôi trồng hải sản (tôm, đối, chua, dìa, rau câu...).
e) Tài nguyên nƣớc
Được cung cấp chủ yếu từ sông Đại Ân, sông La Tinh và các hồ chứa
nước thủy lợi trên địa bàn huyện. Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản
xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện.

14


3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
a) Nông nghiệp
Do thời tiết có phần bất lợi, hạn hán kéo dài, nguồn nước tưới tiêu thiếu
trầm trọng từ đầu vụ hè thu đến vụ mùa, việc sản xuất các loại cây lương
thực, thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sản xuất lương thực trong
những năm gần đây đạt được kết quả khả quan.
Sản xuất nông - lâm - thuỷ sản có bước phát triển khá và tương đối toàn
diện. Sản xuất đã gắn với thị trường, từng bước hình thành vùng sản xuất
hàng hoá, nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Một số giống cây, con mới được
đưa vào sản xuất có hiệu quả.

b) Lâm nghiệp
Công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng được quan tâm thường
xuyên. Diện tích, chất lượng, trữ lượng và độ che phủ rừng ngày càng được
nâng cao. Tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2011 (theo giá cố định
năm 1994) đạt 11.005 triệu đồng.
c) Nuôi trồng thủy sản
Huyện Phù Cát có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn thứ 5 trong
tỉnh (sau các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Tuy Phước và thành phố Quy
Nhơn).
Trong những năm qua huyện đã triển khai thực hiện tốt chương trình
phát triển kinh tế biển. Dự án nuôi tôm công nghiệp ở xã Cát Hải thực hiện ở
giai đoạn I, đã nuôi được 2,0 ha bước đầu có hiệu quả. Mô hình nuôi cá kết
hợp với trồng lúa ở một số xã có kết quả khá..Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ
sản năm 2011 đạt 532,8 ha
3.1.2.2. Xã hội
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình của huyện năm 2015 có
197.239 người (chiếm 12,49% dân số của toàn tỉnh - Phù Cát là huyện có dân
số lớn thứ 3 trong tỉnh, sau huyện Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn), gồm
15


12.372 người sống ở khu vực đô thị (chiếm 6,27%) và 184.867 người sống ở
khu vực nông thôn (chiếm 93,73%). Mật độ dân số trung bình 290
người/km2, cao gấp 1,11 lần so với mức bình quân chung của cả tỉnh (261
người/km2).

Bảng 3.1: Mật độ dân số huyện Phù Cát năm 2015
Mật độ

Hệ số so với


Mật độ

Hệ số so với

dân số

bình quân

dân số

bình quân

(Ngƣời/km2)

của huyện

(Ngƣời/km2)

của huyện

Toàn huyện

290

1,00

TT.Ngô Mây

1.626


5,61

Xã Cát Hiệp

187

0,65

Xã Cát Sơn

44

0,15

Xã Cát Nhơn

283

0,98

Xã Cát Minh

664

2,29

Xã Cát Hưng

192


0,66

Xã Cát Khánh

419

1,44

Xã Cát Tường

591

2,04

Xã Cát Tài

288

0,99

Xã Cát Tân

599

2,07

Xã Cát Lâm

106


0,37

Xã Cát Tiến

653

2,25

Xã Cát Hanh

356

1,23

Xã Cát Thắng

1.075

3,71

Xã Cát Thành

206

0,71

Xã Cát Chánh

602


2,08

Xã Cát Hải

123

0,42

Xã Cát Trinh

282

0,97

Xã, thị trấn

Xã, thị trấn

(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Phù Cát)
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh
hƣởng tới biến động đất đai
* Ƣu điểm:
Huyện thuộc vùng đồng bằng nhưng những năm qua chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và thực sự đã đi vào
lòng dân, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Huyện cũng đã có những nổ
lực phấn đấu vươn lên trong quá trình phát triển:
- Cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ, những năm gần đây phát triển mạnh .
16



- Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
- Tình hình an ninh-chính trị-trật tự an ninh xã hội được giữ vững.
- Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao.
- Điều kiện thông tin liên lạc ngày càng được đáp ứng đầy đủ.
* Hạn chế :
- Phát triển các ngành, và chuyển đổi nghề nghiệp vẫn còn chậm .
- Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất không đồng
đều.
- Bộ máy chính quyền cơ sở một số nơi còn yếu kém.
Như vậy, với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây
cũng như dự báo phát triển trong tương lai, trong khi quỹ đất của huyện lại có
hạn thì áp lực đối với đất đai Huyện Phù Cát đã và càng gay gắt hơn (nhất là
ở khu vực thị trấn, các tụ điểm kinh tế phát triển và đặt biệt là các khu vực dự
kiến sẽ xây dựng các công trình xây dựng. Dẫn đến sự thay đổi trên phạm vi
rộng lớn và sâu sắc tình trạng sử dụng đất đai của huyện hiện nay).
3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Phù Cát
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai
3.2.1.1. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính
của huyện còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai
ở thời điểm hiện nay. Đến nay vẫn còn 17/18 xã trong huyện đang sử dụng
bản đồ giải thửa đo vẽ theo Chỉ thị 299/TTg 1:2000 đã có rất nhiều biến động
nhưng chưa được cập nhập (hiện mới chỉ có thị trấn Ngô Mây được đo bản đồ
địa chính theo hệ tọa độ Quốc gia VN-2000). Vì vậy hiệu quả đạt được còn
nhiều hạn chế, mất nhiều thời gian để xử lý xác minh vị trí khu đất. Nguyên
nhân thực hiện công tác này chậm chủ yếu là do huyện có địa bàn khá rộng,
địa hình phần lớn là đồi núi rất phức tạp, kinh phí cho công tác đo đạc bản đồ
Địa chính mới khá lớn.

17


Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng định kỳ theo
quy định của Luật đất đai. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2010 và năm
2014 huyện Phù Cát đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đất
chưa sử dụng cho 100% số đơn vị hành chính ở cả cấp huyện và xã.
Bảng 3.2: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính

STT

Đơn vị
hành chính

Diện tích
tự nhiên
(ha)

Số tờ bản đồ (Tờ)
Diện tích
đo đạc (ha)

Năm

Tổng

Tỷ lệ

Tỷ lệ


Tỷ lệ

đo

số tờ

1/500

1/1000

1/2000

đạc

1

TT Ngô Mây

761,22

760,80

87

46

41

0


2002

2

Xã Cát Trinh

4.768,07

4.755,00

19

-

-

19

1994

3

Xã Cát Tân

2.804,55

2.802,00

21


-

-

21

1993

4

Xã Cát Tường

2.923,17

2.914,00

16

-

-

16

1993

5

Xã Cát Nhơn


3.868.04

3.855,00

15

-

-

15

1993

6

Xã Cát Hưng

4.137,63

4.114,00

11

-

-

11


1994

7

Xã Cát Thắng

853,67

953,00

07

-

-

07

1993

8

Xã Cát Chánh

1.169,74

1.168,00

06


-

-

06

1994

9

Xã Cát Tiến

1.742,27

1.734,00

08

-

-

08

1993

10

Xã Cát Sơn


11.358,42

1.134,00

12

-

-

12

1993

11

Xã Cát Lâm

6.955,44

6.942,00

34

-

-

34


1993

12

Xã Cát Hiệp

4.105.61

4.102,00

29

-

-

29

1994

13

Xã Cát Hanh

4.421,92

4.416,00

27


-

-

27

1993

14

Xã Cát Tài

3.885,29

3.870,00

15

-

-

15

1994

15

Xã Cát Minh


2.512,09

2.505,00

15

-

-

15

1993

16

Xã Cát Khánh

3.133,78

3.122,00

09

-

-

09


1993

17

Xã Cát Thành

4.234,40

4.215,00

12

-

-

12

1993

18

Xã Cát Hải

4.413,52

4.387,00

11


-

-

11

1993

68.048.83

67.854,80

344

46

41

257

Tổng cộng

(Nguồn: Phòng TN – MT huyện Phù Cát)

18


3.2.1.2. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Cát
Việc thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện liên tục

theo quy định của Luật Đất Đai, trong đó công tác thống kê thực hiện theo
hàng năm và công tác kiểm kê thực hiện 5 năm 1 lần.
Năm 2010, công tác tổng kiểm kê đất đai được xây dựng trên cơ sở Chỉ
thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng chính phủ, các chỉ tiêu
được thực hiện theo Thông tư 08/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ngày 2/8/2007 với 3 nhóm đất chính: đất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010 trên phần mềm ArcGIS.
Năm 2015, kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất đã xác định rõ hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện
Phù Cát, làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch đất
đai, từ đó xây dựng phương án quy hoạch đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội trong giai đoạn tiếp theo.
3.2.2. Tình hình sử dụng đất
3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015
Theo thống kê đất đai năm 2015 tổng diện tích tự nhiên của huyện Phù Cát là
68.048,83 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với 65,39%
so với tổng diện tích tự nhiên, tiếp theo là đất chưa sử dụng chiếm 20,67% so với
tổng diện tích tự nhiên, còn lại là đất phi nông nghiệp với 13,94%.

19


20.67

Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đât chưa sử dụng

13.94

65.39

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu diện tích các loại đất trên huyện Phù Cát năm 2015
Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích các loại đất năm 2015
Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích tự nhiên

68.048,83

100,00

Đất nông nghiệp

44.494,01

65,39

Đất phi nông nghiệp

9.486,07

13,94

Đất chưa sử dụng


14.068,75

20,67

(Nguồn: Phòng TN-MT Phù Cát)
Bảng 3.4: Diện tích các loại đất năm 2015
STT

Mục đích sử dụng đất



Diện tích tự nhiên

Diện tích (ha)
68.048,83

1

Đất nông nghiệp

NNP

44.494,01

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN


19.680,05

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

24.358,29

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

286,46

1.4

Đất làm muối

LMU

64,94

1.5

Đất nông nghiệp khác


NKH

104,27

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

9.486,07

2.1

Đất ở

OTC

1.198,95

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

3.776,58

2.3


Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

29,56

20


×