Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá công tác cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện tân châu, tỉnh tây ninh giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 78 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không gì thay thế được, nó có vai trò quan trọng trong sự tồn tại
và phát triển của đất nước. Với nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước, chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên khắp
đất nước, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ…Đặc biệt khi dân số không
ngừng tăng thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng mà đất đai là hữu hạn
không thể tăng lên được, trong khi đó Tân Châu là huyện có diện tích lớn nhất
tỉnh, chiếm gần 1/4 diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Là cửa ngõ quan trọng
trong việc giao thương kinh tế giữa tỉnh Tây Ninh và nước bạn Campuchia và
là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển mạnh của tỉnh. Trong
những năm gần đây huyện Tân Châu có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế,
xã hội, thương mại, dịch vụ nên huyện đã có sự đổi mới về diện mạo. Những
vấn đề trên đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhà ở, mở rộng giao thông, các
khu công nghiệp, làm cho giá cả đất đai tăng cao kèm theo đó các vấn đề về
biến động đất đai cũng diễn ra mạnh mẽ và liên tục như: chuyển nhượng, thừa
kế, tặng cho hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Trong khi đó, tại địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh thì công tác cập
nhật, chỉnh lý biến động còn nhiều bất cập như: cán bộ địa chính thiếu trang
thiết bị cần thiết và nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế do đó việc cập nhật,
chỉnh lý biến động đất đai chỉ sơ sài nên chưa đáp ứng kịp thời và còn nhiều
bất cập. Để thực hiện công tác quản lý biến động đất đai trên địa bàn huyện
Tân Châu, tỉnh Tây Ninh được thuận lợi, cần đánh giá lại công tác cập nhật,
chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn để từ đó đặt ra giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, tạo tiền đề cho Nhà nước
quản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật, đáp ứng nhu cầu của huyện Tân Châu
trong công tác quản lý biến

1



động đất đai và của người sử dụng đất trong việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn.
Xuất phát từ lí do trên em thực hiện đề tài “Đánh giá công tác cập nhật
chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh
Tây Ninh giai đoạn 2010-2015”.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cở sở khoa học
1.1.1. Tình hình thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam
Ngành địa chính Việt Nam có lịch sử từ hơn 500 năm trước đây, khi
vua Lê Thánh Tông ban hành bộ luật Hồng Đức. Đây là bộ luật đầu tiên của
nước ta nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai, đồng thời cho thành lập hệ
thống địa bạ và cho đo đạc thành lập bản đồ Quốc Gia để quản lí địa giới
hành chính. Điều đó cho thấy công tác quản lí đất đai đã được chú trọng từ rất
lâu. Thực trạng công tác lập hồ sơ địa chính qua các thời kì:
Giai đoạn trƣớc năm 1945
Sổ địa bạ thời Gia Long: được lập cho từng xã, phân biệt rõ đất công
điền, đất tư điền, ghi rõ đất của ai, tứ cận, đẳng hạng để tính thuế. Ghi chép
các mốc giới làng, lấy sông ngòi và đồi núi để ghi mốc giới. Hằng năm tiến
hành tiểu tu và 5 năm đại tu sổ một lần.
Sổ địa bộ thời Minh Mạng: được lập cho từng làng xã, chức việc trong
làng lập sổ mô tả các thửa đất, ruộng kèm theo sổ bộ. Quan Kinh Phái và
Viên Thơ Lại cùng kí tên vào sổ mô tả. Quan phủ phải căn cứ vào đơn thỉnh
cầu của điền chủ khi thừa kế cho bán hoặc từ bỏ chủ quyền, phải xem xét tại
chỗ sau đó trình lên quan Bố Chánh phê chuẩn rồi ghi vào sổ địa bộ. Định kì
tiểu tu và đại tu cũng giống như thời Gia Long nhưng có phần chặt chẽ hơn.
Khi thực dân Pháp đặt chân tới Đông Dương, chúng bắt đầu xây dựng

hệ thống địa chính hiện đại và hệ thống pháp luật Pháp để thay thế. Hệ thống
bản đồ địa chính được đo đạc lại và áp dụng giấy chứng nhận (bằng khoán)
thay thế cho địa bạ ở đô thị. Xây dựng lưới tọa độ - độ cao Quốc Gia và hệ
thống bản đồ địa hình. Nhằm quản lí toàn bộ đất đai ở khu vực Đông Dương.
Chính sách cai trị của thực dân Pháp trên lãnh thổ nước ta đã tồn tại nhiều chế
độ điền địa khác nhau:


Chế độ điền thổ tại Nam kì: từ năm 1952 thiết lập chế độ bảo thủ điền

thổ thống nhất theo sắc lệnh năm 1952. Nét nổi bật của chế độ này là bản đồ
3


giải thửa được đo đạc chính xác, sổ điền thổ thể hiện mỗi trang sổ cho một lô
đất của mỗi chủ trong đó ghi rõ diện tích, nơi tọa lạc, biến động tăng giảm…


Chế độ quản thủ địa chính tại Trung kì: bắt đầu thực hiện từ năm 1930

theo nghị định 1358 của tòa Khâm sứ Trung kì. Năm 1939 đổi thành quản thủ
địa chính. Tài liệu gồm bản đồ giải thửa, sổ địa bộ, sổ điền chủ bộ và tài chủ
bộ.


Chế độ điền thổ và chế độ quản thủ địa chính tại Bắc kì: do đặc thù đất

đai ở Bắc bộ manh mún nên bộ máy chính quyền lúc đó đã cho triển khai
song song cùng một lúc hai hình thức:



Đối với đo lược đồ đơn giản hồ sơ gồm: bản lược đồ giải thửa, sổ địa

chính lập theo thứ tự thửa ghi diện tích, loại đất, tên chủ; sổ điền chủ ghi tên
chủ và số liệu các thửa của mỗi chủ; sổ khai báo ghi chuyển dịch đất đai.


Đối với đo vẽ chi tiết bản đồ giải thửa, sổ địa chính, sổ điền chủ, mục

lục các thửa và mục lục điền chủ, sổ khai báo để ghi các khai báo văn tự.
Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975
Tân chế độ điền thổ: theo sắc lệnh 1925 chế độ điền thổ được đánh giá
là chặt chẽ và có hiệu quả nhất thời Pháp thuộc. Hệ thống hồ sơ thiết lập theo
chế độ này gồm: bản đồ giải thửa, sổ điền thổ ghi rõ diện tích, nơi toạ lạc,
giáp ranh, biến động tăng, giảm, tên chủ sở hữu, sổ mục lục lập theo tên chủ
ghi số hiệu tất cả các thửa đất của mỗi chủ. Toàn bộ tài liệu trên lập thành hai
bộ lưu tại ty điền địa và xã sở tạ. Chủ sở hữu mỗi lô đất được cấp một bằng
khoán điền thổ.
Chế độ quản thủ điền địa: theo chế độ này phương pháp đo đạc rất đơn
giản, các xã có thể tự đo vẽ lược đồ kết thúc hồ sơ gồm: sổ điền bộ lập theo
thứ tự thửa, mỗi trang sổ lập 5 thửa; sổ điền chủ lập theo chủ sở hữu, mỗi chủ
một trang; sổ mục lục tên chủ để tra cứu. Hồ sơ cũng lập thành hai bộ lưu tại
Ty địa chính và xã sở tại.
Giai đoạn năm 1975 đến năm 1986
Sau Cách mạng tháng 8/1945- 1979:
4





Sau cải cách ruộng đất, chính quyền Cách mạng tịch thu ruộng đất của

địa chủ chia cho dân nghèo, tiếp đó là phong trào làm ăn tập thể ruộng đất tập
trung vào các xã.


Trong thời gian này Nhà nước chưa có một văn bản pháp lý nào làm cơ

sở cho công tác đăng ký đất đai lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Hệ thống tài liệu đất đai chủ yếu là bản đồ giải thửa đo
đạc thủ công bằng thước dây, bàn đạp cải tiến và sổ mục kê kiêm thống kê
ruộng đất.


Trong đó thông tin về tên chủ sử dụng và tên người sử dụng đất trên sổ

sách chỉ phản ánh theo hiện trạng không truy cứu đến cơ sở pháp lý và lịch sử
sử dụng đất. Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là tổ chức cuộc thanh tra
về đất để Nhà nước quản lý chặt chẽ diện tích đất đai phục vụ cho việc phát
triển nông nghiệp, xây dựng các hợp tác xã.
Từ năm 1980 đến sau khi có Luật đất đai năm 1986:


Sau khi Hiến pháp 1980 ra đời quy định hình thức sở hữu đất đai Nhà

nước quan tâm tới công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Ngày 1/7/1980 Chính Phủ có quyết định 201/CP về công tác quản
lý đất đai trong cả nước, Chỉ thị 299/TTG ngày 10/11/1980. Thực hiện yêu
cầu này Tổng Cục quản lý ruộng đất ban hành văn bản đầu tiên quy định: thủ
tục đăng ký thống kê ruộng đất



Việc ban hành các văn bản đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đăng ký đất

đai, lập hệ thống hồ sơ. Tuy nhiên, trong thực hiện công tác đăng ký đất đai
còn tồn tại nhiều vướng mắc chưa giải quyết được: do chất lượng hệ thống hồ
sơ thiết lập theo Chỉ thị 299/TTG còn nhiều tồn tại, hệ thống chính sách đất
đai đang trong qúa trình đổi mới.
Giai đoạn từ năm 1987 đến 1993
Năm 1987 Chính phủ ban hành luật đất đại đầu tiên.
Giai đoạn năm 1993 đến 2003

5


Sự ra đời của Luật đất đai năm 1993 đã tạo ra những thay đổi lớn trong
công tác quản lý và sử dụng đất đai, ví dụ như: ruộng đất được giao ổn định
lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; đất đai có giá trị; người sử dụng đất được
hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp
quyền sử dụng đất…Với những thay đổi đó công tác đăng ký đất đai, lập hồ
sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng trở lên bức
bách. Do vậy các cấp chính quyền, các địa phương phải coi trọng, tập trung
chỉ đạo công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính.
Giai đoạn năm 2003 đến năm 2013
Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/7/2004, quy định chặt chẽ và chi tiết công tác quản lý nhà
nước về đất đai (13 nội dung so với 7 nội dung của Luật cũ). Tháng 11/2004,
Chính phủ ban hành Nghị định số 181 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất
đai. Công tác lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính hướng dẫn cụ thể trong
Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004. Tuy nhiên trong quá

trình quản lý đất đai xuất hiện nhiều bất cập, ngày 02/8/2007 Bộ Tài Nguyên
& Môi Trường ban hành Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT thay thế Thông tư
số 29/2004/TT-BTNMT.
Giai đoạn năm 2013 đến nay
Luật đất đai năm 2013 ra đời đánh dấu những chuyển biến mới trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều của luật đất đai năm 2013. Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã
thông qua Luật Đất đai năm 2013, Luật này sẽ có hiệu lực kể từ 01/7/2014. So
với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212
điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại,
hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Ngày
15/5/2014 chính phủ ban hành nghị định 43/2014 NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật đất đai và Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày
19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
6


1.1.2. Các vấn đề về hồ sơ địa chính, biến động đất đai và công tác cập
nhật chỉnh lí biến động đất đai
a.

Các vấn đề về hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách… Chứa đựng
những thông tin cần thiết về mặt tự nhiên - kinh tế - xã hội, pháp lý của đất
đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký ban
đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhằm đảm bảo cho việc quản lý Nhà nước về đất đai đạt hiệu quả hơn, Nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, hướng dẫn
lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính, trong đó quy định hồ sơ địa chính bao

gồm:
Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có
liên quan, lập theo đơn vị hành chính cấp xã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác nhận.
Sổ địa chính
Sổ địa chính được in từ cơ sở dữ liệu địa chính theo đơn vị hành chính
cấp xã để thể hiện thông tin về người sử dụng đất và thông tin về sử dụng đất
của người đó đối với thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận.
Sổ mục kê đất
Sổ mục kê đất được lập theo đơn vị hành chính cấp xã để thể hiện tất cả
các thửa đất theo từng tờ bản đồ và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo
thành thửa đất (riêng các loại đất giao thông, thủy hệ được thống kê diện tích
phần cuối của từng tờ bản đồ).
Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai được lập ở cấp xã để theo dõi tình hình
đăng ký biến động về sử dụng đất và làm cơ sở để thực hiện thống kê diện
tích đất đai hàng năm.
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
7


Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp UBND cấp có thẩm
quyền cấp GCNQSDĐ theo dõi việc xét duyệt cấp GCN đến từng chủ sử
dụng đất, sổ được lập trên cơ sở thứ tự của GCNQSDĐ đã cấp vào sổ. Cơ
quan địa chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, cơ quan địa chính
huyện chịu trách nhiệm lập và giữ sổ cấp GCNQSDĐ cho đối tượng thuộc
thẩm quyền của cấp mình.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Giấy chứng nhận quyền sử dụng là giấy chứng nhận do cơ quan có

thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất.
b.

Biến động đất đai

Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa
đất sau khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa
chính ban đầu.
Căn cứ vào đặc trưng biến động đất đai ở Việt Nam, người ta phân chia
thành ba nhóm biến động chính gồm: biến động hợp pháp, biến động không
hợp pháp, biến động chưa hợp pháp.
*Phân loại biến động
Phân loại theo tính pháp lý


Biến động hợp pháp: người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai

và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.


Biến động không hợp pháp: người sử dụng đất không khai báo khi có

biến động hoặc khai báo không đúng quy định pháp luật.


Biến động chưa hợp pháp: người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất

đai nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Phân loại theo quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân



Chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất.

8




Hồ sơ đăng ký gồm: đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ quyền sở

hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất; GCNQSDĐ; bản đồ hiện trạng vị trí


Thông tin chỉnh lý: thông tin về chủ sử dụng đất, nếu chuyển nhượng

không trọn thửa thì chỉnh lý thêm thông tin về thửa đất và thông tin về
GCNQSDĐ.


Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất



Hồ sơ đăng ký gồm: hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng

đất; văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp chuyển
nhượng, quyền sử dụng đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng

thời là người sử dụng; GCNQSDĐ; bản đồ hiện trạng vị trí


Thông tin chỉnh lý: thông tin về cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng

đất.


Xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất



Hồ sơ đăng ký gồm: văn bản thanh lý hoặc hợp đồng đã có xác nhận

thanh lý của bên thuê; GCNQSDĐ.


Thông tin chỉnh lý: thông tin về xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại

quyền sử dụng đất.


Thừa kế quyền sử dụng đất



Hồ sơ đăng ký gồm: đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ, quyền sở

hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; văn bản thỏa thuận về quyền sử dụng
đất di chúc, văn bản phân chia thừa kế, bản án, quyết định giải quyết tranh

chấp về thừa kế QSDĐ của tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành. Trường
hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là
người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế. Trường hợp
người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao Giấy chứng
nhận thì người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
9


thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định; GCNQSDĐ; bản đồ
hiện trạng vị trí


Thông tin chỉnh lý: thông tin về chủ sử dụng đất, nếu thừa kế không

trọn thửa thì chỉnh lý thêm thông tin về thửa đất và thông tin về GCNQSDĐ.


Tặng cho quyền sử dụng đất



Hồ sơ đăng ký gồm: đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ, quyền sở

hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất; GCNQSĐ; bản đồ hiện trạng vị trí.


Thông tin chỉnh lý: thông tin về chủ sử dụng đất, nếu tặng cho không


trọn thửa thì chỉnh lý thêm thông tin về thửa đất và thông tin về GCNQSDĐ.



Đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất
Hồ sơ đăng ký gồm: hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng

đất; Đơn yêu cầu đăng kí thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất; GCNQSDĐ.


Thông tin chỉnh lý: thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng

đất.



Đăng ký xóa thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất
Hồ sơ đăng ký gồm: hợp đồng đã có xác nhận hoặc văn bản xác nhận

của bên thuế chấp, bảo lãnh về việc đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ; đơn yêu
cầu xóa đăng kí thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
GCNQSDĐ.


Thông tin chỉnh lý: thông tin về xóa đăng ký thuế chấp, bảo lãnh bằng

quyền sử dụng đất.



Góp vốn bằng quyền sử dụng đất



Hồ sơ đăng ký gồm: hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

GCNQSDĐ


Thông tin chỉnh lý: thông tin về góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

10




Đăng ký xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất



Hồ sơ đăng ký gồm: hợp đồng chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử

dụng đất; giấy CNQSDĐ.


Thông tin chỉnh lý: thông tin về việc xóa góp vốn bằng quyền sử dụng

đất



Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép



Hồ sơ đăng ký gồm: đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất;

GCNQSDĐ; bản đồ hiện trạng vị trí.


Thông tin chỉnh lý: thông tin về mục đích sử dụng đất



Đăng ký biến động thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử

dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng:


Hồ sơ đăng ký gồm: đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với

đất; bản gốc giấy chứng nhận đã cấp; một trong các loại giấy tờ gồm: biên bản
hòa giải thành (trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi ranh giới thửa đất
thì có thêm quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền)
hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật; bản đồ hiện
trạng vị trí.


Đăng ký biến động do thay đổi thông tin về ngƣời đƣợc cấp Giấy


chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ):


Hồ sơ đăng ký gồm: đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với

đất theo Mẫu số 09/ĐK; bản gốc giấy chứng nhậnđã cấp; một trong các giấy tờ
liên quan đến nội dung biến động.


Thông tin chỉnh lý: các thông tin thay đổi của người sử dụng đất.

Các hình thức biến động đất đai ở Việt Nam
Sự thay đổi bất kỳ thông tin nào so với thông tin trên GCNQSDĐ đã cấp và
thông tin trên hồ sơ địa chính đã được lập lúc ban đầu (những thông tin: tự
nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý) thì đều phải có sự xác nhận của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Chúng ta có thể phân ra các hình thức biến động sau:
11




Biến động về quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển đổi, hợp thức

hóa, thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất, thay đổi do tách chia quyền sử dụng
đất.


Biến động do thay đổi mục đích sử dụng đất.

 Biến động do quy hoạch.

 Biến động do thiên tai (đất lở, đất bồi).
 Biến động do thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất.


Biến động do sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, do cấp đổi hoặc thu hồi giấy chứng nhận, do
thay đổi số thứ tự tờ bản đồ.


Biến động do nhận QSDĐ theo quyết định công nhận kết quả hòa giải

thành đối với tranh chấp đất đai của Ủy Ban Nhân Dân cấp có thẩm quyền.


Biến động do nhận QSDĐ theo bản án, theo Quyết định của Tòa Án

Nhân Dân hoặc Quyết định của cơ quan thi hành án.


Biến động do nhận QSDĐ theo văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền

sử dụng đất phù hợp với pháp luật hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với
pháp luật.


Biến động do người sử dụng đất đổi tên theo Quyết định của cơ quan có

thẩm quyền hoặc văn bản khác phù hợp với pháp luật.



Biến động do nhận QSDĐ do chia tách, sát nhập tổ chức theo Quyết

định của cơ quan, tổ chức.
c. Các hình thức chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính
1.

Chỉnh lý bản đồ.

2.

Chỉnh lý hoàn thiện sổ bộ địa chính:



Sổ theo dõi biến động



Sổ địa chính



Sổ mục kê



Sổ cấp GCNQSDĐ
12



1.2. Cơ sở pháp lý
Trƣớc năm 2013


Hiến pháp1992.



Luật đất đai năm 2003.



Nghị định 181/2004/NĐ – CP của Chính Phủ ngày 29/10/2004 hướng

dẫn về thi hành luật đất đai.


Thông tư 09/2007/TT-BTNMT của Chính Phủ hướng dẫn về việc chỉnh

lí hồ sơ địa chính.
Sau năm 2013


Luật Đất đai năm 2013 có hiệu luật từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.



Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Chính


phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.


Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Chính

phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.


Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Chính

phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.


Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Chính

phủ quy định về giá đất.


Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.


Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.


Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ


Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.


Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.

13




Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.


Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

14


CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình hình lập và quản lí hồ sơ địa chính. Đảm bảo cho bản đồ
và hệ thống hồ sơ địa chính đã được thiết lập qua các năm luôn phản ánh
đúng và kịp thời với hiện trạng sử dụng đất.
Cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên và liên tục. Qua đó
nắm chắc quỹ đất, phân bổ và quản lí thống nhất để đem lại hiệu quả cao nhất.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính giai
đoạn 2010- 2015.
Phân tích thuận lợi và tồn tại trong công tác cập nhật, chỉnh lý để từ đó
đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động
hồ sơ địa chính.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tƣợng nghiên cứu


Bản đồ địa chính, sổ bộ địa chính (sổ theo dõi biến động đất đai, sổ

mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy CNQDĐ).


Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn, hồ sơ địa chính, các văn

bản pháp luật và các tài liệu liên quan đến việc cập nhật, chỉnh lí biến động
đất đai giai đoạn từ 2010-2015.


Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2015.




Biến động sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

giai đoạn năm 2010-2015.
*Phạm vi nghiên cứu


Cập nhật chỉnh lí biến động trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây

Ninh


Thời gian từ năm 2010-2015
15


2.3. Nội dung nghiên cứu


Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội trên địa bàn



Đánh giá tình hình quản lí đất đai và hiện trạng sử dụng đất năm 2015



Đánh giá tình hình biến động đất đai qua các giai đoạn




Đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính trong công tác quản lí đất

đai


Chỉnh lí biến động đất đai trong hệ thống hồ sơ địa chính



Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chỉnh lí biến động đất đai

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu


Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu: điều kiện tự nhiên - kinh tế -

xã hội, số liệu hiện trạng sử dụng đất, số liệu biến động đất đai và những tài
liệu, số liệu có liên quan đến công tác chỉnh lí biến động đất đai


Phƣơng pháp so sánh: từ các số liệu thu thập được từ đó so sánh tình

hình biến động đất đai qua từng năm, từng đối tượng, tình hình biến động các
quyền sử dụng đất của người sử dụng giai đoạn 2010-2015.


Phƣơng pháp phân tích: phân tích số liệu từng giai đoạn và từng đối


tượng nghiên cứu.

16


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC
3 .1. Đánh giá điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý kinh tế

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Tân Châu trong tỉnh Tây Ninh
Huyện Tân Châu được thành lập vào ngày 13/5/1989. Cách trung tâm thành
phố Tây Ninh khoảng 30km, vị trí địa lý được xác định trong khoảng
106006’đến 106029’ kinh độ Đông và từ 110 25’ đến 110 46’ vĩ độ Bắc. Phía
Đônggiáp thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản - tỉnh Bình Phước. Phía Nam
giáp thị xã Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu. Phía Tây giáp huyện Tân
Biên. Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia (đường biên giới dài
17


47,5km).Tổng diện tích huyện Tân Châu là: 110.391,85 ha, được chia thành
12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 11 xã và 01 thị trấn, nằm trong Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế mậu biên,
động lực để phát triển thương mại dịch vụ, vùng sản xuất cây công nghiệp
tập trung có thế mạnh của tỉnh Tây Ninh.
b. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu:Tân Châu có khí hậu đặc trưng của khí hậu vùng Nam Bộ (không
có mùa đông lạnh, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt). Nền nhiệt độ ở đây nói
riêng và toàn tỉnh khá cao, nhiệt độ trung bình khoảng 27oC, biên độ dao động
nhiệt thấp (3,9oC),lượng bức xạ dồi dào.

Thủy văn: sông Sài Gòn chảy dọc ở phía Đông huyện. Đây cũng là ranh
giới tự nhiên của tỉnh Tây Ninh với tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Ngoài
ra còn có suối Ngô, suối Dây là phụ lưu, cung cấp nước cho sông Sài Gòn.
Tạo nên mạng lưới thủy văn chính trên địa bàn huyện Tân Châu.
c. Địa hình – đất đai
Địa hình: đại địa hình là đồi đỉnh bằng, lượn sóng nhẹ, địa hình có xu
hướng thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, nơi bằng thấp là vùng
hồ Dầu Tiếng. Nhìn chung phần lớn địa hình khá thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, nhất là trồng cây công nghiệp lâu năm.
Đất đai: có 02 nhóm đất chính và chia thành 05 đơn vị bản đồ đất:
- Nhóm đất xám được phân thành 03 đơn vị bản đồ đất: đất xám trên phù sa cổ
(X), đất xám có tầng loang lổ glây (Xf), đất xám glây (Xg).
- Nhóm đất đỏ vàng được phân thành 02 đơn vị bản đồ đất: đất nâu đỏ trên đá
macma bazơ (Fk), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp).
d. Tài nguyên nƣớc
Nguồn nước mặt: chủ yếu là từ 2 sông lớn là sông Tha La và sông Sài
Gòn, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các suối và kênh mương đã xây
dựng, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho sinh
hoạt.
18


Nguồn nước ngầm: nước ngầm có trữ lượng không lớn nên cần thận trọng
trong quá trình khai thác và phải được quản lý sử dụng một cách có hiệu quả.
Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Tân Châu, phân bố thành 2 khu vực:
khu vực nước ngầm trung bình khá và khu vực nghèo nước ngầm.
e. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng ở Tân Châu có vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt là chức
năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ biên giới và có giá trị về cảnh quan môi
trường, lịch sử - văn hóa. Động vật dưới tán rừng có một số loài quý hiếm

như: chồn dơi, cu ly, khỉ, voọc, sóc và nhiều loài chim quý hiếm,...
f. Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu kết quả thăm dò, khảo sát của ngành địa chất thì trên địa bàn
huyện Tân Châu có trữ lượng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá
lớn, chất lượng tốt như sau: đá vôi xi măng, đất sét xi măng, phụ gia xi măng,
cao lanh, đất sét, gạch ngói, đá xây dựng và ốp lát, cuội sỏi...
g. Tài nguyên nhân văn
Huyện Tân Châu được chọn xây dựng căn cứ của các tổ chức Đảng, chính
quyền lãnh đạo cách mạng trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Cộng
đồng dân cư Tân Châu với nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Chăm, Khơme,...
Và có nhiều tôn giáo khác nhau: Cao đài, Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin
lành, Hòa hảo... Tạo nên nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng, phong phú mang
đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
h. Thực trạng môi trƣờng
Môi trường đất: chất lượng đất chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng,
chưa ảnh hưởng tới chất lượng của đất cũng như việc canh tác các loại cây
trồng. Môi trường không khí: chất lượng môi trường không khí trên địa bàn
huyện Tân Châu cơ bản chưa bị ô nhiễm SO2, NO2, CO, bụi và Pb. Thu gom và
xử lý chất thải rắn: Hiện tại 100% rác thải sinh hoạt ở các chợ xã, thị trấn và các
hộ dân sinh sống ven trục đường chính được thu gom, vận chuyển về bãi rác tập
trung.
19


3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Thực trạng phát triển kinh tế
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước thực hiện năm 2015 là 16.216,9
tỷ đồng (giá cố định năm 2010) đạt 102,95% so với kế hoạch và tăng 10,95%
so với cùng kỳ.
Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng theo định hướng, cụ thể:

Nông – lâm – thủy sản 29,01%,công nghiệp – xây dựng 50,52%, thương mại –
dịch vụ 20,47%.
Nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản ước đạt 4.704,149 tỷ đồng,
đạt 100,12% so với kế hoạch và tăng 6,27% so với cùng kỳ.
Trồng trọt: diện tích cây trồng ước thực hiện được 64.190,71 ha. Nhìn
chung, các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường, không xảy ra
dịch trên cây trồng.
Chăn nuôi: tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện 447.885 con, đàn
trâu bò hiện có 4.865 con, đàn heo: 18.163 con, đàn gia cầm các loại: 424.884
con.
Các vụ vi phạm bảo vệ và phát triển rừng được phát hiện và xử lý. Thực
hiện phương án phòng chống cháy rừng mùa khô. Tuy nhiên, trong năm đã
xảy ra 09 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại khoảng 3,45 ha.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng thực hiện được 8.192,86 tỷ đồng;
trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thực hiện được
7.308 tỷ đồng, giá trị xây dựng thực hiện 884,79 tỷ đồng.
Tình hình công nghiệp chế biến trên một số lĩnh vực như sau: sản phẩm
đường 164.756 tấn, sản phẩm tinh bột mì 347.310 tấn, sản phẩm xi măng
772.740 tấn,…
Thƣơng mại – dịch vụ
Giá trị thương mại - dịch vụ thực hiện được 3.319,87 tỷ đồng, đạt 113,24%
so với kế hoạch, tăng 19,71% so cùng kỳ. Trong đó, giá trị hàng hoá bán lẻ
20


đạt 2.789,6 tỷ đồng, tăng 15,15% so cùng kỳ. Trong đó giá trị nhập khẩu là
69.944.433,5 USD, giá trị xuất khẩu là 127.212.204,72 USD.
Tình hình thị trường: giá cả thị trường nhìn chung được đảm bảo ổn định,

không xảy ra biến động lớn, không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tạo sốt
ảo để nâng giá hàng hóa tùy tiện.
b. Thực trạng phát triển xã hội
Dân số trung bình của huyện Tân Châu năm 2015 là 126.715 người,
trong đó dân số đô thị: 8.633 người chiếm 6,81%, dân số nông thôn: 118.082
người chiếm 93,19%. Tốc độ tăng dân số trung bình trong 5 năm dao động ở
mức 1,2-1,3%/năm.
Tiếp tục triển khai và thực hiện kịp thời các chính sách chăm lo, hỗ trợ
đối với người có công, hộ nghèo, hộ khó khăn. Tính đến nay đã thực hiện chi
trả trợ cấp người có công với tổng kinh phí là 19.033 triệu đồng. Chi trả trợ
cấp bảo trợ xã hội cho 1.696 đối tượng/4.548 triệu đồng; Hỗ trợ HS - SV cho
369 trường hợp/589,6 triệu đồng.
Trong năm đã xét duyệt hồ sơ và giới thiệu việc làm cho 3.695 lượt lao
động; tổ chức mở 27 lớp/822 học viên dạy nghề cho lao động nông thôn; tập
huấn 18 lớp/615 học viên đã có tay nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc
làm 644/822 học viên, chiếm tỷ lệ 78,3%.
Giao thông
Hệ thống giao thông toàn huyện gồm 429 tuyến đường, tổng chiều dài
909,9km (không kể đường ấp và đường nội đồng). Trong đó, đường nhựa hóa
29,78% (271,2km), đường sỏi đỏ chiếm 70,22%. Mật độ đường bộ đạt
8,24km/1000 dân và 0,81km/km2. Gồm: đường tỉnh có 16 tuyến dài 258,5km
và đường huyện có 29 tuyến với tổng chiều dài 178,4km.
Thủy lợi
Hồ chứa và hệ thống kênh tưới: hồ chứa đập Tha La với dung tích 26
triệu m3 nước, phục vụ tưới một phần đất sản xuất cho 2 huyện Tân Châu và
Tân Biên. Hồ chứa nông trường Nước Trong, đập Tầm Phô, cùng với hệ
thống kênh cấp 3 dài 1.740m đã kiên cố hóa và hệ thống kênh tiêu các xã.
21



Trên địa bàn huyện Tân Châu có hệ thống mương thoát nước dài khoảng
33km.
Điện
Hệ thống điện trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư và phát triển
khá đồng bộ. Năm 2014, trên địa bàn huyện có 3 trạm 110 KV. Hệ thống lưới
điện trung thế đã đến 100% số xã của huyện. Các trạm biến áp phân bố đều các
xã, thị trấn với tổng số 836 trạm. Điện lưới quốc gia đã có ở 100% số xã - thị
trấn, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 98,5%, với chất lượng điện đáp ứng tốt cho nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt
Bƣu chính - viễn thông
Hiện nay, trên địa bàn Huyện có 01 bưu điện trung tâm, 01 bưu cục khu
vực, 13 điểm bưu điện văn hóa xã, hệ thống mạng internet ngày càng được
đầu tư xây dựng đến năm 2010 có 69 điểm kinh doanh dịch vụ internet (tỷ lệ
độ sử dụng Internet đạt 10,33%).
Giáo dục và đào tạo
Tính đến năm 2015, trên địa bàn toàn huyện có tổng số 72 trường thuộc
4 cấp học trong đó: 18 trường mẫu giáo - mầm non, 35 trường tiểu học, 14
trường trung học cơ sở, 04 trường phổ thông trung học. Hầu hết các trường
học trên địa bàn huyện được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ, số trường đạt
chuẩn là 6 trường.
Nhìn chung, hệ thống trường, lớp và cơ sở vật chất của từng bậc học,
cấp học tiếp tục phát triển đều khắp trên địa bàn Huyện với các loại hình
trường đáp ứng được nhu cầu học tập. Việc đầu tư kiên cố hóa, lầu hóa và đạt
chuẩn quốc gia được thực hiện tốt.
Y tế
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có nhiều chuyển
biến tích cực; cơ sở vật chất và trang thiết bị của các cơ sở y tế đã được từng
bước được đầu tư, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.
22



Văn hóa - Thông tin - Thể dục thể thao
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng
xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội được cả hệ thống chính trị từ
Huyện đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo lồng ghép vào nhiều phong trào
thi đua, được đa số nhân dân đồng thuận, hưởng ứng.
3.1.3. Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
a. Điều kiện tự nhiên
Thuận lợi
Địa hình tương đối bằng phẳng, lượn sóng nhẹ, độ cao bình quân nhỏ
hơn 50m, đất đai có tầng dày khá, độ dốc thấp, địa chất ổn định, nên thuận lợi
đối với cho xây dựng công trình phi nông nghiệp, phát triển công nghiệp, đô thị
và trồng cây cao su, một số cây ăn quả đặc sản.
Hệ thống giao thông thuận tiện cho việc mở cửa, giao lưu, phát triển kinh tế
- văn hóa - xã hội với các khu vực lân cận.
Đặc điểm khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho môi trường sống dân cư. Ít xảy
ra giá trị cực đoan về khí hậu như lạnh, gió nóng, sương muối.
Những khó khăn, hạn chế
Thực trạng môi trường ở Tân Châu khá tốt, tuy nhiên trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội đã có những tác động tiêu cực lên môi trường. Vì vậy
cần phải có những giải pháp, biện pháp cụ thể để kiểm soát và xử lý các tác
nhân gây tác hại lên môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.
Để tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp lớn, cần phải có sự đầu tư, cải tạo
đất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với quá trình đô thị hóa.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thuận lợi
Huyện Tân Châu có vị trí địa lý khá thuận lợi thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, được xác định là động lực phát triển kinh tế của cả nước. Đặc
biệt huyện Tân Châu có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia nên sẽ
23



có cơ hội tốt thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội và an
ninh quốc phòng.
Huyện Tân Châu có một số cơ sở công nghiệp lớn nhất như: nhà máy
xi măng Fico lớn nhất vùng Đông nam bộ, nhà máy đường Bourbon. Ba loại
cây trồng cao su, mía, khoai mỳ có diện tích - sản lượng nhiều nhất so với các
huyện - thị xã thuộc tỉnh Tây Ninh. Cộng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của hệ
thống chính trị từ tỉnh, huyện đến xã quyết tâm đổi mới toàn diện các chỉ tiêu
kinh tế - xã hội huyện Tân Châu.
Hạn chế, khó khăn và thách thức
Kinh tế công nghiệp, dịch vụ - thương mại của huyện Tân Châu còn
nhiều tiềm năng. Song, để thu hút đầu tư gặp trở ngại là cơ sở hạ tầng kỹ thuật
thiếu đồng bộ với cấp kỹ thuật thấp, lại xa các trung tâm kinh tế lớn, đặc biệt
là còn thiếu cơ chế chính sách đặc thù hấp dẫn nhà đầu tư.
Hạ tầng kinh tế - xã hội tuy có được cải thiện nhưng so với yêu cầu phục
vụ kịp thời, hiệu quả phát triển sản xuất - kinh doanh, đời sống sinh hoạt, huyện
Tân Châu có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ nguồn nước hồ Dầu Tiếng,
nên phải hạn chế tối đa các hoạt động kinh tế - xã hội gây ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là môi trường nước.
3.2. Đánh giá tình hình quản lí nhà nƣớc về đất đai
3.2.1. Tình hình tranh chấp địa giới hành chính
Thực hiện chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1994 của TTCP dưới sự chỉ
đạo của UBND tỉnh Tây Ninh đã tiến hành hoạch định ranh giới trên cơ sở tài
liệu đo đạc 299-TTg và đo đạc chỉnh lý bổ sung. Địa giới hành chính của các
xã, thị trấn được đo đạc, cắm mốc giới và bàn giao cho UBND các cấp quản
lý hồ sơ, kết quả được nộp lưu trữ , quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp
luật.
Giữa huyện Tân Châu và các địa phương lân cận không có tranh chấp
địa giới hành chính. Giữa các xã, thị trấn trong huyện, địa giới hành chính

được phân định rõ ràng, không có tranh chấp.
24


3.2.2. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
Toàn huyện có 50.082,78 ha đất, được tỉnh giao đất, cho thuê đất (gồm có
06 công ty TNHHMTV, BQL khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, đất Quốc
phòng, An Ninh…). Diện tích đất được giao, được cho thuê chủ yếu thuộc các
tổ chức sử dụng đất. Tổng diện tích đất phải thu hồi trong năm 2015 để phục
vụ cho các công trình, dự án trên địa bàn huyện Tân Châu là: 331,12 ha. Phục
vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh là: 134,17 ha. Công trình, dự án cho
mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là: 196,95
ha, diện tích đất nông nghiệp cần thu hồi là 331,12 ha.
3.2.3. Công tác khảo sát, đo đạc thành lập bản đồ địa chính mới
Là công tác cơ bản, quan trọng mang tính pháp lý làm cơ sở cho việc tổ chức,
đăng ký xét cấp giấy chuyển quyền sử dụng đất và công tác quản lý Nhà
nước về đất đai. Đến nay, các đơn vị thi công đã hoàn thành công tác đo đạc
lập bản đồ địa chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.Cụ thể:
Tỉ lệ bản đồ

Số tờ

1/500

39

1/1000

101


1/2000

718

1/5000

93

1/10.000

19
(Nguồn : Phòng TN và MT huyện Tân Châu)

3.2.4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tân Châu đã xác định các chỉ
tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm kỳ đầu (2011 –
2015). Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Tân Châu đã
25


×