ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
NGUYỄN MẠNH CƢỜNG
"ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT Ở TẠI XÃ QUANG LỊCH – HUYỆN KIẾN XƢƠNG – TỈNH
THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2013”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa
: Chính quy
: Địa chính môi trƣờng
: Quản lý tài nguyên
: 2010 - 2014
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
333333333333333333333333333333333333333333333333333333333
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
NGUYỄN MẠNH CƢỜNG
"ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT Ở TẠI XÃ QUANG LỊCH , HUYỆN KIẾN XƢƠNG , TỈNH
THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2013”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa
: Chính quy
: Địa chính môi trƣờng
: Quản lý tài nguyên
: 2010 - 2014
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lợi
Khoa Quản lý tài nguyên - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt những năm học tập, tu dưỡng và rèn luyện tại khoa Quản Lý
Tài Nguyên – Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã luôn nhận được
sự dạy dỗ ân cần và sự quan tâm chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo. Đây
chính là những hành trang tốt nhất hỗ trợ cho em trong công việc sau này.
Xuất phát từ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Quản Lý Tài Nguyên cũng như toàn thể các
thầy cô giáo đã quan tâm, giúp đỡ và dìu dắt trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo T.S Nguyễn
Thị Lợi giảng viên Khoa Quản Lý Tài Nguyên đã dành thời gian hướng dẫn,
chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập của mình.
Để hoàn thành báo cáo thực tập này, ngoài sự phấn đấu của bản thân em
còn nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong
phòng địa chính xã Quang Lịch , Kiến Xương , Thái Bình. Qua đây, em cũng xin
trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ trong UBNN
xã Quang Lịch đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Do điều kiện về thời gian và nhận thức cũng như trình độ chuyên môn
còn hạn chế nên trong báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để
bản báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Bình, ngày 30 tháng 11 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Mạnh Cƣờng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận các loại đất chính trong cả nước tính
đến năm 2011 .............................................................................................. 25
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Quang Lịch từ năm 2013 .................. 33
Bảng 4.2: Kết quả cấp GCNQSD đất giai đoạn 2011 -2013................................ 36
Bảng 4.3 Kết quả cấp GCNQSD đất của xã Quang Lịch đoạn
2011-2013
theo đơn vị thời gian.................................................................................. 37
Bảng 4.4: Kết quả cấp GCNQSD đất năm 2011 ..................................................... 38
Bảng 4.5: Kết quả cấp GCNQSD đất năm 2012 ..................................................... 39
Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSD đất năm 2013 ..................................................... 40
Bảng 4.7: Kết quả chưa được cấp GCNQSD đất xã Quang Lịch giai đoạn
2011-2013 .................................................................................................... 41
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
: Câu - chữ viết tắt
GCNQSD
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng
GCN
: Giấy chứng nhận
UBND
: Ủy ban nhân dân
NĐ-CP
: Nghị định chính phủ
QĐ
: Quyết định
BTNMT
: Bộ tài nguyên môi trường
TN&MT
: Tài Nguyen và Môi Trường
CV – CP
: Công văn chính phủ
ĐKĐĐ
: Đăng ký đất đai
TT
BTC
: Thông tư
: Bộ tài chính
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề...................................................................... 1
1.2. Mục đích của nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3. Yêu cầu....................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của chuyên đề ............................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .... 3
2.2. Căn cứ pháp lý của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..... 7
2.2.1. Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất ................................................................................... 9
2.2.2. Điều kiện và thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất ....................................................................... 16
2.2.2.1. Điều kiện cấp GCNQSD đất đối với hộ gia đình, cá nhân ( điều 50
luật đất đai) ...................................................................................................... 16
2.2.2.2. Thủ tục cấp GCNQSD đất đối với hộ gia đình, cá nhân.................... 19
2.2.3. Thẩm quyền cấp GCNQSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất .............................................................................................................. 22
2.3. Tổng quan tình hình cấp GCNQSD đất trong cả nước, trên địa bàn tỉnh
Thái Bình và huyện Kiến Xương. ................................................................... 23
2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước ....... 23
2.3.1.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận trước khi có Luật đất đai năm 2003 ... 23
2.3.1.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận sau khi có Luật đất đai 2003 .............. 24
2.3.2. Tình hình công tác cấp GCNQSD đất của tỉnh Thái Bình.................... 26
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 27
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 27
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 27
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 27
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế và xã hội của xã Quang Lịch................... 27
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Quang Lịch .............................................. 27
3.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Quang Lịch .................................... 27
3.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở tại xã Quang Lịch.......................... 27
3.3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Quang Lịch................................... 27
3.3.2.2 Tình hình quản lý đất đai của xã Quang Lịch ..................................... 27
3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất ở tại xã Quang Lịch giai đoạn
2011 – 2013 ..................................................................................................... 27
3.3.3.1. Đánh giá công tác CGCNQSD đất ở của xã Quang Lịch theo đơn vị
hành chính ....................................................................................................... 27
3.3.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất ở của xã Quang Lịch theo đơn vị
thời gian ........................................................................................................... 27
3.3.3.3. Tổng hợp kết quả chưa được cấp GCNQSD đất ở của xã Quang Lịch
giai đoạn 2011 - 2013 ...................................................................................... 27
3.3.3.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về hoạt động
cấp GCNQSD đất ............................................................................................ 27
3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục ............... 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp thống kê thu thập số liệu tài liệu ..................................... 28
3.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được ...... 28
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 28
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Quang Lịch ............................ 28
4.1.1. Kiều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Xã Quang Lịch ..................................... 29
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Quang Lịch giai đoạn 2011 - 2013 .............. 33
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Quang Lịch năm 2013.......................... 33
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai của xã Quang Lịch ....................................... 35
4.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất ở của xã Quang Lịch giai đoạn 2011
– 2013 .............................................................................................................. 36
4.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất ở tính theo đơn vị hành chính
(thôn, xóm) ...................................................................................................... 36
4.3.2. Đánh giá công tác cấp giấy CNQSD đất ở theo đơn vị thời gian ....... 37
4.3.2.1. Kết quả cấp GCNQSD đất ở của xã Quang Lịch Năm 2011 ............. 38
4.3.2.2. Kết quả cấp GCNQSD đất ở của xã Quang Lịch Năm 2012 ............. 39
4.3.2.3. Kết quả cấp GCNQSD đất ở của xã Quang Lịch Năm 2013 ............. 40
4.3.3. Kết quả chưa được cấp GCNQSD đất ở của xã Quang Lịch giai đoạn
2011 - 2013...................................................................................................... 41
4.4. Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp cho công tác cấp
GCNQSD đất xã Quang Lịch giai đoạn 2011-2013 ....................................... 43
4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 43
4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 43
4.4.3. Giải pháp ............................................................................................... 44
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Đất đai là sản phẩm tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi
quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là nơi sinh sống, lao động của con người. Đất đai là
nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, về diện tích, có tính cố định về vị trí.
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Biết bao mồ hôi, xương máu của thế hệ cha ông đã phải đổ xuống để giữ gìn
mảnh đất quê hương, đất nước. Thế hệ chúng ta là những người được hưởng
những thành quả đó, chúng ta cần phải sử dụng, bảo vệ, quản lý và khai thác có
hiệu quả.
Trong những năm gần đây, với sự vận động mạnh mẽ của cơ chế thị
trường dưới sự quản lý của nhà nước, quá trình sử dụng và quản lý một cách
có hiệu quả về đất đai là đặc biệt quan trọng.
Yêu cầu của nhà nước về công tác quản lý đất đai đòi hỏi phải có các
biện pháp đo đạc, đánh giá phân hạng đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, lập hồ sơ địa chính. Vì vậy, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
là công việc hết sức khó khăn, phức tạp và tốn kém. Để giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trở thành cơ sở pháp lý của việc sử dụng đất, nhà nước đã
ban hành hàng loạt các văn bản về hướng dẫn lập hồ sơ địa chính và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản
mà ngược lại đây là vấn đề hết sức phức tạp. Bên cạnh những địa phương đã
thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng đất đai theo pháp luật, thì vẫn còn không
ít địa phương còn buông lỏng công tác quản lý đất đai. Vì vậy để khắc phục
những tồn tại đó việc làm cần thiết là thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng
2
nhận quyền sử dụng đất, quy chủ cho các thửa đất để quản lý và sử dụng đất
đai có hiệu quả và theo đúng pháp luật của nhà nước quy định.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi thực hiện chuyên đề: “Đánh giá công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại xã Quang Lịch , huyện
Kiến Xƣơng , tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2013”.
1.2. Mục đích của nghiên cứu
- Tìm hiểu và đánh giá kết quả đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) và cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất tại xã Quang Lịch trong giai đoạn
2011-2013.
- Xác định được những mặt thuận lợi và khó khăn của công tác cấp
GCNQSD đất.
- Đề xuất những giải pháp thích hợp góp phần đẩy mạnh tiến độ của
công tác cấp GCNQSD đất cũng như hỗ trợ việc quản lý đất đai trên địa bàn
của xã Quang Lịch.
1.3. Yêu cầu
- Nắm rõ nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Quang Lịch.
- Số liệu điều tra thu thập phải phản ánh trung thực, khách quan thực
trạng tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị trấn.
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng địa
phương và phù hợp với luật đất đai do nhà nước qui định.
1.4. Ý nghĩa của chuyên đề
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học: Củng cố những kiến thức đã học
và bước đầu làm quen với công tác cấp GCNQSD đất ngoài thực tế.
- Trong thực tiễn: Đề tài nghiên cứu kết quả cấp GCNQSD đất của xã
Quang Lịch, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác cấp GCNQSD
đất của thị trấn được hiệu quả tốt hơn.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Khái niệm GCNQSD đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất:
*Theo quy định tại điều 4 Luật đất đai 2003:
GCNQSD đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người
sử dụng đất.
GCNQSD đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu
thống nhất và được áp dụng thống nhất trong cả nước cho mọi loại đất. Theo
quy định, GCNQSD đất là một (01) tờ gồm bốn (04) trang, mỗi trang có kích
thước 190mm x 265mm, bao gồm các đặc điểm và nội dung sau:
- Trang một là trang bìa: Đối với bản cấp cho người sử dụng đất thì
trang bìa màu đỏ gồm Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất " màu vàng, số phát hành của giấy chứng nhận màu đen, dấu nổi của
Bộ Tài nguyên và Môi trường; đối với bản lưu thì trang bìa màu trắng gồm
Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" màu đen, số
phát hành giấy chứng nhận màu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi
trường và số cấp giấy chứng nhận.
- Trang 2 và trang 3 có đặc điểm và nội dung sau:
+ Nền được in hoa văn trống đồng màu vàng tơ ram 35%, Quốc hiệu,
tên Ủy ban nhân dân cấp GCNQSD đất.
+ Tên chủ sử dụng đất gồm: cả vợ và chồng; địa chỉ thường trú.
+ Thửa đất được quyền sử dụng gồm: Thửa đất, tờ bản đồ số ,địa chỉ,
diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn dụng và nguồn gốc
sử dụng.
4
+ Tài sản gắn liền với đất.
+ Ghi chú.
+ Trang 3 được in chữ, in hình hoặc viết chữ, vẽ hình màu đen gồm sơ
đồ thửa đất, ngày tháng năm ký GCNQSD đất và chức vụ, họ tên của người
ký giấy chứng nhận, chữ ký của người ký giấy chứng nhận và dấu của cơ
quan cấp giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận.
- Trang 4 màu trắng in bảng, in chữ hoặc viết chữ màu đen để ghi
những thay đổi về sử dụng đất sau khi cấp GCNQSD đất.
* Theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/09/2009 của Chính phủ
và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một
mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất,
Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang,
mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu
hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây:
+ Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in
màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu Nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt
và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
+ Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, Nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, Nhà ở, công
trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;
5
ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số
vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
+ Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, Nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận".
+ Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những
thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người
được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.
Sự cần thiết của việc cấp GCNQSD đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất:
GCNQSD đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, vì vậy Nhà nước thừa nhận sự tồn tại
của nó, hay nói cách khác chính là Nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của
GCNQSD đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bản thân
GCNQSDÐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã là một
công cụ quản lý Nhà nước về đất đai, GCNQSD đất, Quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất bao gồm cả nội dung pháp lý và nội dung kinh tế,
trong quan hệ chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê đất trong cơ chế thị
trường GCNQSD đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có
giá trị như một ngân phiếu . Bởi vì GCNQSD đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất có giá trị pháp lý nên không phải ai cũng được cấp
mà chỉ những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất hợp pháp. Sau khi đã
có GCNQSD đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất rồi thì
người sử dụng đất sẽ có những quyền cơ bản sau dưới sự thừa nhận của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền: Chuyển đổi; chuyển nhượng; tặng cho, cho
thuê, cho thuê lại; thế chấp; thừa kế; góp vốn; bảo lãnh.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
không thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
6
là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh quốc
phòng. Tuy nhiên, đất đai có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không
gian và giá trị sử dụng của tài nguyên đất có chiều hướng biến đổi tốt hay xấu
lại phụ thuộc chủ yếu vào việc khai thác, sử dụng của con người.
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế công nghiệp hoá –hiện đại
hoá đất nước, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao và sự gia tăng dân số dẫn đến
sự gia tăng nhu cầu về đất ở và sản xuất đã gây sức ép lớn đến quỹ đất nông
nghiệp nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Câu hỏi đặt ra là: Nhà nước cần có
những biện pháp và quy định như thế nào để đất đai được sử dụng một cách
hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả?
Thực tế cho thấy, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là một trong những công cụ hữu ích để Nhà nước trả lời cho câu
hỏi trên. Tuy vậy, ở những bối cảnh khác nhau công tác này cũng gặp phải
những lực cản trên cả phương diện chủ quan lẫn khách quan.
Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đem lại
nhiều lợi ích đáng kể đối với Nhà nước và xã hội cũng như đối với công dân:
- Đối với Nhà nước: phục vụ thu thuế sử dụng đất, thuế tài sản, thuế sử
dụng đất, thuế chuyển quyền.....; giám sát giao dịch đất đai, phục vụ quy
hoạch, phục vụ quản lý trật tự trị an...
- Đối với công dân: tăng cường sự an toàn về chủ quyền đối với đất đai
khuyến khích đầu tư cá nhân; mở rộng khả năng vay vốn; hỗ trợ các giao dịch
về đất đai; giảm tranh chấp đất đai.
Trên cơ sở lợi ích nói trên đã một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng
của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong
nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
GCN quyền sử dụng đất hiện nay đang tồn tại 3 loại :
7
+ Loại thứ nhất : GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại
đô thị được cấp theo Luật Đất đai 1993 và Nghị đinh 60/CP ngày 05/07/2004.
GCN có 2 bản : Bản màu hồng trao cho chủ sử dụng và Bản màu xanh lưu tại
Sở Địa chính trực thuộc.
+ Loại thứ hai : GCN quyền sử dụng đất được cấp theo quy định Luật
Đất đai 2003, mẫu giấy theo quyết định 24/2004/QĐ – BTNMT ngày
01/11/200 và quyết định 08/2006/QĐ – BTNMT ngày 21/07/2006. GCN có 2
bản : Bản màu đỏ trao cho chủ sử dụng đất và bản màu trắng lưu tại Phòng
Tài nguyên và Môi trường cấp quận, huyện.
+ Loại thứ ba : GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai
người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai, nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu. Giấy có mùa hồng cánh sen được
giao cho các chủ sử dụng đất, được cấp theo quy định tại Nghị định
88/2009/NĐ – CP ngày 19/10/2009 và thông tư 17/2009/TT – BTNMT ngày
21/10/2009.
Trong khóa luận này, cụm từ GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được hiểu là bao gồm tất cả các loại
GCN trên và được gọi tắt là GCN quyền sử dụng đất.
2.2. Căn cứ pháp lý của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi Luật Đất đai năm 2003 được QH khóa XI thông qua ngày
26/11/2003 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2004, ra đời nhiều văn bản hướng
dẫn thi hành luật đã được ban hành nhằm nhanh chóng đưa Luật Đất đai năm
2003 đi vào cuộc sống, trong đó hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn và
cụ thể hóa luật đất đai có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận QSD
đất cơ bản hiện nay gồm:
Nhằm thực hiện Luật đất đai có hiệu quả, Nhà nước ta đã ban hành các
8
văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện một cách chi tiết Luật đất đai:
- Nghị định 88/CP ngày 7/8/1994 của Chính phủ quy định về quản lý
sử dụng đất đô thị;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai;
- Thông tư số 29/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCN;
- Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng
dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư số 117/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất;
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCN.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 8/02/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 8/02/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý HSĐC;
- Nghị định 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ
sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ
tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại, tố cáo về đất đai;
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 2/7/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/NĐ-CP;
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2009 về cấp
GCN, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
9
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về cấp GCN, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất;
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC;
- Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định bổ sung về GCN, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất;
- Thông tư 16/2011/TT-BTNMT về quy định sửa đổi nội dung liên
quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành;
- Quyết định 10/2008/QĐ-BTNMT về Định mức kinh tế - kỹ thuật đo
đạc lập BĐĐC, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hộ sơ địa chính, cấp GCN do
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Để thực hiện tốt công tác cấp giấy CNQSD đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc thì UBND tỉnh đã ban hành các VB liên quan đến công tác cấp giấy
CNQSD đất như sau:
Căn cứ quyết định 49/2007/QĐ-UBND ngày 17/08/2004 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc quyết định ban hành quy định giao đất xây dựng nhà ở, hạn
mức giao đất ở, hạn mức công nhận diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhận
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Căn cứ quyết định 44/2012/QĐ-UBND ngày 12/11/2012; quyết định ban
hành quy định giao đất xây dựng nhà ở, hạn mức giao đất ở và hạn mức công
nhận diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2.1. Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất
* Các trƣờng hợp đƣợc cấp GCNQSD đất ( điều 49 luật đất đai)
Nhà nước cấp GCNQSDÐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất cho những trường hợp sau:
10
1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10
năm 1993 đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp
GCN quyền sử dụng đất.
3. Người đang sử dụng đất theo quy định tại điều 50 và điều 51 của
luật này mà chua được cấp GCNQSD đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
4. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp
đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử
dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền
sử dụng đất.
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân
dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
7. Người sử dụng đất theo quy định tại các điều 90, 91, 92 của luật này.
8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở.
9. Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở
Điều kiện được cấp GCNQSD đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất:
* Các trƣờng hợp đƣợc cấp GCNQSD đất quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất ( điều 8-NĐ 88/2009)
Chủ sở hữu nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu thuộc đối
tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở và
có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở theo quy định sau đây:
11
1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:
a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây
dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại
Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 07 năm 1994 của Chính phủ về mua bán
và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước từ trước ngày 05 tháng 07 năm 1994;
c) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại
đoàn kết;
d) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời
kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo
quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của
Quốc hội khoá XI "về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong
quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo
xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 07 năm 1991", Nghị quyết số
755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 04 năm 2005 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội "quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về
nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính
sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 07 năm 1991";
đ) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế
nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân
dân theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông
qua hình thức khác theo quy định của pháp luật, kể từ ngày Luật Nhà ở có
hiệu lực thi hành thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định tại Điều
93 của Luật Nhà ở.
12
Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì
phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết; trường hợp mua nhà kể từ
ngày 01 tháng 07 năm 2006 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành) thì ngoài
hợp đồng mua bán nhà ở, bên bán nhà ở còn phải có một trong các giấy tờ về
dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết
định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư);
e) Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu
lực pháp luật;
g) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một
trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này mà trên
giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán,
nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có
chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác
nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước
ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận
tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải
được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi,
nhận thừa kế nhà ở đó;
h) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ
quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận
của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 01 tháng
07 năm 2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với
trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật;
13
trường hợp nhà ở xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ
xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải
xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy
hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có các giấy tờ sau:
a) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở
hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật
về nhà ở;
b) Một trong các giấy tờ của bên chuyển quyền quy định tại khoản 1 và
khoản 3 Điều này.
3. Tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện
dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài phải có giấy tờ theo
quy định sau:
a) Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì phải có một trong
những giấy tờ về dự án nhà ở để cho thuê (quyết định phê duyệt dự án hoặc
quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư);
b) Trường hợp mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở
hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có
giấy tờ về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở.
4. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất
ở thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn
hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử
dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực
14
theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật về đất đai.
* Các trƣờng hợp đƣợc cấp GCN quyền sở hữu công trình xây
dựng ( Điều 9 nghị định 88/2009)
Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài
được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư phải có một
trong các loại giấy tờ sau:
a) Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây
dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền
cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng;
c) Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng
theo quy định của pháp luật đã được chứng nhận của công chứng hoặc chứng
thực của Ủy ban nhân dân;
d) Giấy tờ của Toà án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật;
đ) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây
dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này
mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua
bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm
2004 (ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành) có chữ ký của các bên có liên
quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua,
nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7
15
năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận
thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân
cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về thời điểm mua, nhận
tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó;
e) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì phải được Ủy ban nhân dân
cấp xã xác nhận công trình được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004,
không có tranh chấp về quyền sở hữu và công trình được xây dựng trước khi
có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch
đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
xây dựng; trường hợp công trình được xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004
thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về công trình xây
dựng không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh
chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp xây dựng trước ngày
01 tháng 7 năm 2004.
2. Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau:
a) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng thông qua đầu tư xây dựng
mới theo quy định của pháp luật thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc
quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư
hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với
người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng
công trình;
b) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng bằng một trong các hình
thức mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc hình thức khác theo quy
16
định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp
luật;
c) Trường hợp không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm
a và b khoản này thì phải được cơ quan quản lý về xây dựng cấp tỉnh xác
nhận công trình xây dựng tồn tại trước khi có quy hoạch xây dựng mà nay vẫn
phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt, không có tranh chấp về quyền sở hữu công trình xây dựng.
3. Trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là
người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu công trình
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, phải có văn bản chấp thuận
của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng
hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2.2.2. Điều kiện và thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất
2.2.2.1. Điều kiện cấp GCNQSD đất đối với hộ gia đình, cá nhân ( điều 50
luật đất đai)
Cấp GCNQSDÐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.
1.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã,
phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy
tờ sau đây thì được cấp GCNQSDÐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a, Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm
1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất
đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm
17
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam;
b, GCNQSDÐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ
đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c, Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản
gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d, Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền
với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND xã, phường, thị
trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ, Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định
của pháp luật;
e, Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử
dạng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ
quy định tại khoản 1 điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo
giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan,
nhưng đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành chưa được thực hiện thủ
tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND
xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp
GCNQSDÐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không
phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa
phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội (KT-XH) khó khăn ở miền núi,
hải đảo, nay được UBND xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng ổn định,