Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện trảng bom, tỉnh đồng nai giai đoạn 2010 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 59 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của
con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất
đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố của ngành nông nghiệp. Vai
trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm
nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất…Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cùng với
quá trình CNH- HĐH các vấn đề đất đai và nhà ở là hết sức quan trọng và được
rất nhiều cơ quan và tổ chức xã hội quan tâm đến ,vấn đề như chuyển nhượng đất
đai và nhà ở diễn ra hết sức sôi động đặc biệt là đất đai ở đô thị, vì thế nhu cầu
sử dụng đất ngày càng trở nên cần thiết, do đó đất đai không ngừng chuyển động
theo thời gian, trước tình hình đó công tác QLĐĐ được đặt lên hàng đầu và vấn
đề được đặt ra là cần phải có một chính sách pháp luật về đất đai ngày càng hoàn
thiện.
Huyện Trảng Bom là một trong những huyện có nhiều tiềm năng để phát
triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, nhu cầu SDĐ đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
các công trình phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, các tuyến
đường giao thông, các tuyến đường nội đồng phục vụ cho việc sản xuất, ….
ngày càng tăng .
Để quản lý đất đai có hiệu quả đòi hỏi việc nắm bắt, cập nhật thông tin đầy
đủ và phản ánh đúng thực trạng thông qua công tác đăng ký, cập nhật, chỉnh lý
biến động đất đai trên bản đồ địa chính và hệ thống hồ sơ địa chính. Bất kỳ mọi
biến động nào cũng đều phải thực hiện theo trình tự thủ tục và phải đăng ký để
cập nhật những thay đổi làm cơ sở bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của
các chủ thể có liên quan, tạo điều kiện để Nhà nước hoạch định chính sách phát
triển hợp lý.

1


Vì vậy, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai là một trong những
nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên được các cấp quan tâm nhằm tăng cường thực


hiện chức năng quản lý Nhà nước về sử dụng đất đai ngày càng chuẩn xác hơn.
Thấy được ý nghĩa của việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trong công
tác quản lý Nhà nước về đất đai nên em thực hiện đề tài “Đánh giá công tác cập
nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2015”.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học
1.1.1 Công tác lập hồ sơ địa chính qua các thời kì
a. Công tác lập hồ sơ địa chính ở Việt Nam trước năm 1945.
Nước ta công tác đạc điền và quản lý điền địa có từ thế kỉ VI trở lại đây.
- Sổ “ Địa Bạ” thời Gia Long: được lập cho từng xã phân biệt rõ đất công
điền, đất tư điền của mỗi xã, trong đó ghi rõ đất của ai, diện tích, tứ cận, đẳng
hạn để tính thuế. Sổ đại bạ lập ba bản: Bản “ giáp” nộp ở Bộ Hộ; bản “ bính” nộp
diêm Bố Chánh; bản “ đinh” để lại xã.
Theo quy định hằng năm tiến hành tiểu tu và trong vòng 5 năm phải đại tu
sổ một lần.
- Sổ “ Địa Bộ” Thời Minh Mạng:
Hệ thống này được lập đến từng làng xã và có nhiều tiến bộ so với sổ “ Địa
Bạ” thời Gia Long. Sổ địa bộ lập trên cơ sở đạc điền với sự chứng kiến đầy đủ
các chức việc trong làng.
Chức việc trong làng lập sổ mô tả các thửa đất, ruộng kèm theo sổ địa bộ có
ghi diện tích và loại đất, quan kinh phái và Viên Thơ Lại cùng kí tên vào sổ mô
tả. Sổ địa bộ cũng lập thành 3 bộ: Bản “ giáp” nộp ở Bộ Hộ; bản “ bính” nộp
diêm Bố Chánh; bản “ đinh” để lại xã.
- Dưới thời Pháp thuộc :
+ Chế độ điền thổ tại Nam Kỳ.

Từ năm 1925 Chính phủ Pháp chủ trương thiết lập một chế độ bảo thủ điền
thổ thống nhất theo chế độ để đương tồn tại song hành trước đây. Chế độ này
được triển khai khi áp dụng tại Nam Kì. Nét nổi bật của chế độ này là: Bản đồ
giải thửa được đo chính xác, sổ điền thổ thể hiện mỗi trang sổ cho một lô đất của
mỗi chủ trong đó ghi rõ: diện tích, nơi tọa lạc, biến động tăng, giảm của lô đất,
tên chủ sở hữu đều liên quan đến chủ sở hữu cầm cố và để đương.
3


+ Chế độ điền thổ và quản thủ địa chính tại Bắc Kì.
Nhà cầm quyền có chủ trương đo đạc địa chính xác lập sổ địa bộ để thực hiện
quản thủ địa chính. Do đặc thù đất đai ở Bắc Bộ manh mún nên bộ máy chính
quyền lúc đó đã cho triển khai song song cùng một lúc hai hình thức: đo đạc chính
xác, đo đạc lập bản đồ đơn giản 1/1000, lập sổ sách tạm thời để quản lý.
b. Công tác lập hồ sơ địa chính ở Miền Nam Việt Nam từ năm 1954 – 1975.
Dưới thời này kế thừa và tồn tại 3 chế độ quản thủ điền địa trước đây.
- Tân chế độ điền thổ: Theo sắc lệnh 1925 chế độ điền thổ được đánh giá là
chặt chẽ và có hiệu quả nhất thời Pháp thuộc. Hệ thống hồ sơ thiết lập theo chế
độ này gồm: Bản đồ giải thửa, sổ điền thổ ghi rõ diện tích, nơi tọa lạc, giáp ranh,
biến động tăng, giảm, tên chủ sở hữu, sổ mục lục lập theo tên ghi số hiệu tất cả
các thửa đất của mỗi chủ.
Toàn bộ tài liệu trên lập thành 2 bộ lưu tại ty điền địa và xã sở tại. Chủ sở
hữu mỗi lô đất được cấp một bằng khoán điền thổ.
- Chế độ quản thủ điền địa
Theo chế độ này phương pháp đo đạc rất đơn giản, các xã có thể tự đo vẽ
lược đồ kết thúc hồ sơ gồm: sổ điền bộ lập theo thứ tự thửa, mỗi trang sổ lập 5
thửa; sổ điền chủ lập theo chủ sở hữu, mỗi chủ một trang; sổ mục lục tên chủ để
tra cứu. Hồ sơ cũng lập thành 2 bộ lưu tại Ty điạ chính và xã sở tại.
Đánh giá chung về các hệ thống hồ sơ địa chính của các chế độ trước:
- Bất kì một chế độ xã hội nào, công tác hồ sơ địa chính nào đều hết sức cần

thiết và bức bách. Và công tác này trong thời kì trước mục đích chủ yếu là nắm
chắc tình hình sử dụng đất phục vụ cho việc tính thuế và tạo cơ sở pháp lý bảo
đảm quyền lợi cho chủ sở hữu.
- Tùy từng điều kiện hoàn cảnh lịch sử mà áp dụng nhiều chế độ quản lý và
sử dụng nhiều loại hồ sơ khác nhau để phục vụ mục tiêu từng thời kì đồng thời
xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính thống nhất. Qua thời kì này ta thấy rằng công

4


tác hồ sơ địa chính luôn được chú trọng xác định quyền sở hữu của yêu cầu pháp
lý hồ sơ ngày càng chặt chẽ.
- Trong chế độ cũ có nhiều chủng loại hồ sơ và su hướng chung là hệ thống
hồ sơ ngày càng nhiều tài liệu. Điều đó chứng tỏ lịch sử sử dụng đất phức tạp và
tình trạng ngày càng sử dụng đất manh mún ở Việt Nam.
c. Công tác lập hồ sơ địa chính chế độ dân chủ cộng hòa
- Sau Cách mạng tháng 8/1945 – 1979
Sau cải cách ruộng đất, chính quyền cách mạng tịch thu ruộng đất của địa
chủ chia cho dân nghèo, tiếp đó là phong trào làm ăn tập thể ruộng đất tập trung
vào các xã. Do điều kiện thiều thốn chiến tranh kéo dài hệ thống hồ sơ chế độ cũ
để lại không được chỉnh lý và không sử dụng được. Trong thời gian này nhà
nước chưa có một văn bản pháp lý nào cho công tác đăng kí đất đai lập hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hệ thống tài liệu đất đai chủ yếu
là bản đồ giải thửa đo đạc bằng thước dây, bàn đạp cải tiến và sổ mục kê kiêm
thống kê ruộng đất. Trong đó thông tin về tên chủ sử dụng và tên người sử dụng
đất trên sổ sách chỉ phản ánh theo hiện trạng không truy cứu đến cơ sở pháp lý
và lịch sử sử dụng đất. Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là tổ chức cuộc
thanh tra về đất để nhà nước quản lý chặt chẽ diện tích đất đai phục vụ cho việc
phát triển nông nghiệp, xây dựng các hợp tác xã.
- Từ năm 1980 đến sau khi có luật đất đai 1988.

Sau khi hiến pháp 1980 ra đời quy định hình thức sở hữu đất đai Nhà nước
quan tâm đến công tác đăng kí đất đai. Ngày 1/7/1980 Chính phủ có quyết định
201/ CP về công tác quản lý đất đai trong nhà nước, Chỉ thị 299/ TTG ngày
10/11/1980. Thực hiện yêu cầu này Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành văn
bản đầu tiên quy định: thủ đăng kí thống kê ruộng đất theo quy định 56/ ĐKTK
ngày 5/11/1981, các tài liệu hệ thống hồ sơ theo QĐ56/ ĐKTK gồm:
+ Biên bản xác định ranh giới hành chính

5


+ Sổ dã ngoại
+ Biên bản và kết quả chi tiết đo đạc ngoài đất, trong phòng.
+ Phiếu thửa, đơn đăng kí quyền sử dụng đất
+ Bản kê khai ruộng đất của tập thể
+ Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất không hợp lý
+ Sổ đăng kí ruộng đất cho tập thể, cá nhân
+ Sổ mục kê
+ Biểu tổng hợp diện tích
+ Bản thống kê diện tích ruộng đất
+ Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Biên bản thông báo công khai hồ sơ đăng kí
- Sau khi có Luật đất đai 1993
Sự ra đời của Luật đất đai 1993 đã tạo ra những thay đổi lớn trong công tác
quản lý và sử dụng đất đai.
Để phù hợp với việc sử đổi Luật đất đai Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản quy định làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức triển khai và đẩy mạnh hoàn
thành sớm công tác đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính.
- Giai đoạn 2003
Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực thi

hành từ ngày 01/7/2004, quy định chặt chẽ và chi tiết công tác quản lý nhà nước
về đất đai (13 nội dung so với 7 nội dung của Luật cũ . Tháng 11/2004, Chính
phủ ban hành Nghị định số 181 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai. Công
tác lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính hướng dẫn cụ thể trong Thông tư số
29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai
xuất hiện nhiều bất cập, ngày 02/8/2007 Bộ Tài Nguyên

Môi Trường ban hành

Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT thay thế Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT.
- Giai đoạn 2013 đến nay

6


Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013, Luật này sẽ
có hiệu lực kể từ 01/7/2014. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013
có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết
được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm
2003. Ngày 15/5/2014 chính phủ ban hành nghị định 43/2014 NĐ- CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật đất đai và Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày
19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ địa chính.
1.1.2 Các vấn đề về hồ sơ địa chính
a. Khái niệm hồ sơ địa chính:
Là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp
lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu
cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có
liên quan.
b. Tài liệu địa chính phục vụ thường xuyên hoặc hỗ trợ yêu cầu quản lý đất
đai thường xuyên:

- Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên
quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác nhận.
- Sổ địa chính
Sổ địa chính được lập nhằm đăng ký toàn bộ diện tích đất đai được Nhà
nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và diện tích các
loại đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng; làm cơ sở để Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý đất đai theo đúng pháp luật.
- Sổ mục kê
Sổ mục kê đất được lập nhằm liệt kê toàn bộ các thửa đất trong phạm vi
địa giới hành chính mỗi xã, phường, thị trấn về các nội dung: Tên chủ sử dụng,

7


diện tích, loại đất để đáp ứng yêu cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai, lập và
tra cứu, sử dụng các tài liệu hồ sơ địa chính một cách đầy đủ thuận tiện, chính
xác (không bị trùng sót .
- Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ được lập để theo dõi và quản lý chặt chẽ tình hình thực hiện đăng ký
biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính hàng năm; và tổng hợp báo cáo thống kê
diện tích đất đai theo định kỳ.
- Sổ cấp GCNQSĐ
Sổ được lập để cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo dõi
việc xét duyệt, cấp giấy chứng nhận đến từng chủ sử dụng đất; theo dõi và quản
lý giấy chứng nhận đã cấp.
- GCNQSDĐ
Là GCN do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người SDĐ để bảo hộ quyền và
lợi ích hợp pháp của người SDĐ.

c. Tài liệu gốc lưu trữ và tra cứu khi cần thiết
- Các tài liệu hình thành trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính: hồ sơ
kĩ thuật thửa đất …
- Các tài liệu hình thành trong quá trình ĐKBĐ, ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ.
d. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
- Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
- Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ
tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai.
- Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với
GCN được cấp (nếu có và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất.
e. Trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đầu tư và chỉ đạo việc lập, chỉnh
lý hồ sơ địa chính theo hướng dẫn.

8


Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đo vẽ
bản đồ địa chính và chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, lập và chỉnh
lý hồ sơ địa chính ở địa phương.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
- Tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính;
- Chỉnh lý dữ liệu bản đồ địa chính và cập nhật, chỉnh lý dữ liệu thuộc tính địa
chính đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp, chỉnh lý GCN của cấp tỉnh.
- In bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai cấp cho Ủy ban nhân
dân cấp xã sử dụng;
- Trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện
việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính trên giấy và sao hai (02) bộ, một (01)
bộ gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và

Môi trường, một bộ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để phục vụ yêu cầu quản lý đất
đai ở địa phương.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi
trường chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
- Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính đối với
các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp mới hoặc chỉnh lý giấy chứng nhận của
cấp huyện;
- Trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện
việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên giấy theo quy định.
- Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa
chính trên giấy đang quản lý đối với tất cả các trường hợp biến động về sử dụng đất.
- Các cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính và
xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được phép thuê dịch vụ tư vấn để thực hiện các
nhiệm vụ được giao.

9


1.1.3 Các vấn đề về biến động đất đai
a. Khái niệm biến động đất đai
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa
đất sau khi được xét duyệt cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính ban đầu.
b. Các nguyên nhân gây biến động đất đai
Trong quá trình sử dụng đất, do tác động của con người và thiên nhiên làm
cho đất đai bị biến động so với trạng thái đã đăng ký.
Về phía con người có hai chủ thể là người sử dụng đất và Nhà nước
Người sử dụng đất thực hiện quyền sử dụng đất của mình theo quy định của
pháp luật như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp,...
Nhà nước thực hiện quy hoạch sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất
gây ra những biến động về đất đai.

Những tác động đó làm cho đất đai biến động về hình dạng, kích thước thửa
đất; về hình thái sử dụng như cho thuê, thế chấp, thời hạn sử dụng, thay đổi mục
đích sử dụng.
Về phía thiên nhiên
Tác động của thiên tai như lũ lụt gây xói mòn làm thay đổi trạng thái của
đất, dẫn đến thay đổi mục đích sử dụng, thay đổi trạng thái tự nhiên của thửa đất
so với lần đăng ký trước.
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, sau khi đăng ký đất đai, lập
hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu, trong quá
trình sử dụng đất, người sử dụng đất có trách nhiệm đến Uỷ ban nhân dân cấp xã
nơi có đất hoặc cơ quan địa chính có thẩm quyền để khai báo và đăng ký biến
động đất đai khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện các hành vi làm
thay đổi đất đai, hoặc do tác động của thiên tai.
c. Các dạng biến động đất đai

10


Căn cứ vào đặc trưng của biến động đất đai, được chia làm 2 dạng biến
động chính:
- Biến động do thay đổi dữ liệu không gian: tách thửa, hợp thửa, thay đổi
ranh giới hành chính…
- Biến động do thay đổi dữ liệu thuộc tính: biến động này gắn liền với các
quyền của người sử dụng đất.
c. Các hình thức biến động đất đai
- Chuyển quyền sử dụng đất
+ Chuyển đổi quyền SDĐ
+ Chuyển nhượng quyền SDĐ
+ Thừa kế, tặng cho…
- Thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền SDĐ

- Hợp thức hóa bằng quyền SDĐ
- Cấp lại, cấp đổi GCN
- Người SDĐ đổi tên
- Biến đổi do sai sót nội dung thông tin trên GCNQSDĐ
- Thay đổi mục đích, thời hạn SDĐ
- Tách thửa hoặc hợp thửa…
d. Các hình thức chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ
Các loại hồ sơ địa chính cần chỉnh lý hoàn thiện khi có biến động đất đai
- Chỉnh lý bản đồ
- Chỉnh lý GCNQSDĐ
- Chỉnh lý hoàn thiện sổ bộ địa chính
+ Sổ theo dõi biến động
+ Sổ địa chính
+ Sổ mục kê
+ Sổ cấp GCNQSDĐ

11


1.1.4 Căn cứ để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
- Việc cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa chính tại Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:
+ Bản lưu Giấy chứng nhận hoặc bản sao Giấy chứng nhận (đối với trường
hợp không có bản lưu Giấy chứng nhận , hồ sơ đăng ký biến động về sử dụng
đất đã được giải quyết.
+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (ở nơi chưa có bản đồ
địa chính của thửa đất hoặc của khu vực các thửa đất có biến động về ranh giới
thửa (trong đó có thể hiện nội dung thay đổi của thửa đất đã được sử dụng để
cấp mới hoặc chỉnh lý Giấy chứng nhận.
+ Trường hợp Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện

chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính hoặc đã xây dựng nhưng chưa kết
nối đồng bộ qua mạng thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từng cấp sau
khi chỉnh lý hồ sơ địa chính phải gửi Thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ
địa chính cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp kia để cập nhật, chỉnh
lý. Trường hợp có biến động về ranh giới của một hoặc nhiều thửa thì gửi Thông
báo kèm theo bản Trích lục bản đồ địa chính hoặc Trích đo địa chính (ở nơi chưa
có bản đồ địa chính để chỉnh lý bản đồ địa chính.
- Việc cập nhật chỉnh lý Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai
lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện căn cứ vào Thông báo về việc cập
nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và bản Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa
chính (ở nơi chưa có bản đồ địa chính của thửa đất hoặc khu vực các thửa đất có
biến động về ranh giới thửa (trong đó có thể hiện nội dung thay đổi của thửa đất
do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp gửi đến.

12


1.2 Cơ sở pháp lý
Luật Đất Đai số 13/2003/QH11 do Quốc Hội thông qua ngày 26/11/2003,
có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004.
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành
Luật đất đai năm 2003.
Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai xà xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý Hồ sơ địa chính.
Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT của Bộ TN&MT về hướng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT của Bộ TN&MT về hướng dẫn lập, chỉnh

lý, quản lý Hồ sơ địa chính.
Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính Phủ.
Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi Trường.
Luật đất đai số 45/2013/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, có
hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014.

13


CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Cập nhật chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên và liên tục nhằm hoàn
thiện hồ sơ địa chính. Đảm bảo cho hồ sơ đăng ký ban đầu luôn phản ánh
HTSDĐ.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá tình hình lập và quản lý hồ sơ địa chính.
Nắm bắt được tình hình sử dụng đất tại địa phương.
Thông qua chỉnh lý biến động nhằm chắc chắn quỹ đất, phân bổ và quản lý
thống nhất có hiệu quả.
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và đề xuất những phương
hướng khắc phục nhược điểm trong công tác quản lý biến động và hoàn thiện hồ
sơ địa chính.
2.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Trảng
Bom, Đồng Nai.
- Quy trình quản lý cập nhật biến động đất đai trên địa bàn .

- Các quy định pháp luật có liên quan.
- Hiện trạng sử dụng đất đai tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai.
- Biến động SDĐ trên địa bàn huyện Trảng Bom, Đồng Nai.
- Số lượng hồ sơ cập nhật chỉnh lý biến động qua các năm.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu biến động đất trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
từ năm 2010 đến năm 2015 để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính.
14


- Thời gian nghiên cứu từ ngày 20/3/2016 đến ngày 12/6/2016 tại Văn
phòng đăng kí đất đai tỉnh Đồng Nai, Chi nhánh Trảng Bom..
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quản lý sử
dụng đất và biến động đất đai.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất 5 năm tại địa
phương.
- Đánh giá tình hình biến động đất đai qua các giai đoạn.
- Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính trong công tác QLĐĐ.
- Công tác chỉnh lý biến động đất đai trong hồ sơ địa chính.
- Đánh giá những tồn tại vướng mắc trong công tác cập nhật chỉnh lý đất đai
ở địa phương.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác chỉnh lý biến động đất đai.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu : Thu thập số liệu về vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên – kinh tế xã hội... Điều tra thu thập thông tin, biểu mẫu, số liệu, tài liệu
liên quan đến công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai để phục vụ cho việc
nghiên cứu khóa luận.
- Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu năm, phân tích tổng hợp những
biến động về diện tích đất đai.

- Phương pháp so sánh: So sánh tình hình biến động qua các năm. Từ đó
đánh giá, nhận xét và đưa ra giải pháp.
- Phương pháp tổng hợp phân tích: Phân tích số liệu theo từng giai đoạn, từng
đối tượng nghiên cứu, tổng hợp số liệu nhằm rút ra những tồn tại và hạn chế.
- Phương pháp bản đồ: Áp dụng các phương pháp chỉnh lý bản đồ địa chính.

15


CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Trảng Bom được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 10/01/2004
trên cơ sở tách từ huyện Thống Nhất theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày
21/8/2003 của Chính Phủ, có 17 đơn vị xã - thị trấn trực thuộc, tổng diện tích tự
nhiên 32.368 ha, dân số trên 250 ngàn người, là địa phương có những điều kiện
thuận lợi để xây dựng các khu công nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa chất
lượng cao và mở rộng thương mại - dịch vụ.
- Phía đông giáp huyện Thống Nhất
- Phía tây giáp Thành phố Biên Hòa
- Phía nam giáp huyện Long Thành
- Phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán.

16


Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom

17



3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng địa hình đồi thấp, thoải; cao độ thấp dần
từ Bắc xuống Nam.
Địa hình của huyện có thể chia thành ba khu vực:
(1 Khu vực có địa hình thấp nằm ở phía Nam và ven Quốc lộ 1A.
(2 Khu vực địa hình cao nằm ở phía Bắc của huyện.
(3) Khu vực có địa hình trung bình nằm ở phía Bắc của Quốc lộ 1A.
3.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn huyện Trảng Bom có 5 nhóm đất chính:
+ Nhóm đất gley (Gleysols : có diện tích khoảng 300 ha, chiếm khoảng 1%
diện tích tự nhiên của huyện; phân bố chủ yếu ở các xã Hố Nai 3, Bắc Sơn và
Bình Minh. Loại đất này được hình thành trên trầm tích phù sa sông Đồng Nai
và một ít trên sản phẩm dốc tụ, do ảnh hưởng của quá trình ngập nước nên tầng
đất từ 0 - 50cm bị gley mạnh, quá trình tích lũy mùn cao, tương đối giàu đạm,
lân và kali, thành phần cơ giới nặng, thích hợp với việc trồng lúa nước.
+ Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols : có diện tích 76 ha, chiếm khoảng 0,2% diện
tích tự nhiên của huyện; phân bố chủ yếu ở xã Hố Nai 3. Loại đất này có tầng đất
hiện hữu mỏng, trơ sỏi đá trên bề mặt, không thích hợp với sản xuất nông nghiệp.
+ Nhóm đất đen (Luvisols : có diện tích 16.425 ha, chiếm khoảng 50,7%
diện tích tự nhiên; gồm đất đen điển hình, tầng đá sâu; đất nâu thẩm, tầng đá sâu
và đất nâu thẩm, tầng đá nông; phân bố chủ yếu ở các xã Sông Trầu, Thanh Bình,
Cây Gáo, Sông Thao và Bắc Sơn. Loại đất này được hình thành trên đá bazan,
tầng đất lẫn nhiều đá bọt, có kết von. Tuy vậy, đất lại rất giàu mùn, đạm đặc biệt
là lân, đất chua, giàu bazơ, cacbon, kiềm cấu tạo viên hạt bền thích hợp cho nhiều
loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái và hoa màu.

18



+ Nhóm đất xám (Acrisols : gồm đất xám điển hình, đất xám vàng, đất xám
có kết von, đất xám cơ giới nhẹ và đất xám gley; diện tích 11.737 ha, chiếm
khoảng 37% diện tích tự nhiên. Đất này được hình thành trên mẩu chất phù sa
cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, sét bị rửa trôi mạnh, độ phì nhiêu thấp; thích hợp
với nhiều loại cây trồng kể cả cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn
ngày, hoa màu, cây lương thực tuy nhiên phải đầu tư cao và có chế độ tưới tiêu
tốt mới cho hiệu quả.
+ Nhóm đất đỏ (Ferrasols : gồm đất vàng đỏ (Xanthic Ferrasols và đất đỏ
thẩm (Radic ferrasols diện tích 3.834 ha, chiếm khoảng 11,8% diện tích tự
nhiên. Đất được hình thành từ đá bazan, thành phần cơ giới nặng, cấu tạo viên,
tơi xốp, giàu đạm, lân. Loại đất này thích hợp cho cây lâu năm như cao su, cà
phê, cây ăn trái …
- Tài nguyên nước và thuỷ văn:
Tài nguyên nước mặt: nguồn nước mặt của huyện được dự trữ chủ yếu
trong các hồ chứa như: hồ Sông Mây, hồ Trị An, hồ Bà Long và hồ Thanh niên.
Ngoài ra, nguồn nước mưa có chất lượng khá tốt, song lượng mưa phân bố
không đồng đều trong năm. Do đó, việc sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế.
Mạng lưới sông suối trên địa bàn ngắn và dốc, ít nước trong mùa khô: dòng
chảy trung bình vào mùa lũ có thể đạt 30-35 l/s/km2 nhưng vào mùa khô chỉ còn
10-12 l/s/km2.
Tài nguyên nước ngầm: có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng nước tốt.
Nước ngầm tầng sâu (>100m có lưu lượng khá lớn. Đây là nguồn nước chính
phục vụ sinh hoạt và sản xuất tại địa phương.
Nhìn chung, nguồn tài nguyên nước trên địa bàn là khá dồi dào, có chất
lượng nước tương đối tốt ít bị ô nhiễm vì thế có giá trị rất lớn trong phát triển

19



kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ
đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ,
nông lâm nghiệp và đời sống của nhân dân.
- Tài nguyên du lịch:
Huyện Trảng Bom có tiềm năng lớn để phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển. Với
các tài nguyên du lịch như: thác Giang Điền, thác Đá Hàn, Khu di tích căn cứ
Tỉnh uỷ Biên Hoà (U1 , khu bảo tồn thiên nhiên - văn hoá, cảnh quan hồ, hệ
thống chùa, nhà thờ, làng nghề … tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
sinh thái, tham quan di tích văn hoá - lịch sử, du lịch làng nghề, giải trí, nghỉ
dưỡng và các loại hình du lịch - dịch vụ cao cấp … trong mối quan hệ tổng thể
phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai và vùng Đông Nam bộ.
- Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn chủ yếu là đá và đất làm nguyên vật
liệu xây dựng. Hiện tại các mỏ đá đang được khai thác làm nguyên vật liệu xây
dựng như: mỏ đá bazan Trảng Bom (trữ lượng khoảng 0,8 triệu m3 , mỏ đá Sông
Trầu, mỏ đá Sóc Lu (trữ lượng khoảng 51 triệu tấn … Đặc biệt, trên địa bàn
huyện có Puzlan (trữ lượng khoảng 20 tấn dùng làm nguyên liệu phụ gia xi
măng nằm ở khu vực Đông Nam xã Cây Gáo. Ngoài ra, có một số loại khoáng
sản khác như: than bùn, cát, sỏi, sét có thể khai thác làm nguyên liệu chế biến
phân bón, gạch ngói và vật liệu xây dựng.
- Tài nguyên rừng: Theo kết quả thống kê đất đai năm 2010, diện tích đất
rừng của huyện là 2.189 ha, trong đó đất rừng sản xuất 2.173 ha, đất rừng phòng
hộ 6 ha và đất rừng đặc dụng 10 ha. Diện tích rừng của huyện chủ yếu là rừng
sản xuất được trồng quanh hồ Sông Mây và rừng tràm thuộc xí nghiệp nguyên
liệu giấy Đông Nam Bộ. Ngoài ra là các loại cây lấy gỗ của các hộ dân trồng do

20



mục đích kinh tế. Tỷ lệ che phủ rừng khoảng 6,80%, tỷ lệ che phủ của cây xanh
58% (bao gồm cả cây rừng và cây lâu năm .
3.1.2 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, huyện Trảng Bom có Quốc
lộ 1A và đường sắt chạy qua, gần thành phố Biên Hòa và TP. Hồ Chí Minh là
những trung tâm kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật lớn của tỉnh Đồng Nai và
Đông nam bộ, với nhiều khu công nghiệp tập trung, có điều kiện phát triển cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, có sức hút đầu tư từ bên ngoài và có điều kiện phát triển mạnh
mẽ trên tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và văn hóa xã hội.
Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm, giai đoạn 2007-2012 là 23,4%. Đến
năm 2012 GDP bình quân đầu người là 32.889.000 đồng. Tỷ trọng các ngành
trong GDP thay đổi nhanh.
Năm 2000 cơ cấu các ngành sản xuất trong GDP là: Công nghiệp-xây dựng
38,3%; dịch vụ 29,7%; nông, lâm, ngư nghiệp 32% thì đến năm 2013 tỉ lệ này
theo thứ tự là 72,3%; 17,75%; và 9,95% (Niên giám thống kê huyện Trảng Bom,
2013).
3.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Huyện Trảng Bom có nhiều lợi thế về tự nhiên lẫn xã hội, có đủ điều kiện
để phát triển nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần. Tổng dân số của huyện là
275.021 người với 22 dân tộc anh em cùng chung sống, người theo đạo chiếm
trên 70% dân số. Với sự thuận tiện về giao thông, liên lạc, có quốc lộ 1A chạy
qua nên Trảng Bom có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội theo
hướng công nghiệp từng bước hiện đại. Huyện có 4 khu công nghiệp tập trung
gồm: Hố Nai, Sông Mây, Bàu Xéo, gần đây nhất, Chính Phủ đã chấp thuận phê
duyệt thành lập Khu công nghiệp Giang Điền thu hút trên 90 ngàn công nhân
khắp mọi miền đất nước về đây sinh sống và làm việc. Cơ cấu kinh tế của huyện
chuyển đổi theo hướng tích cực: Công nghiệp - xây dựng chiếm 70,02%; Dịch


21


vụ chiếm 22,93%; Nông, Lâm nghiệp 7,05%. GDP bình quân đầu người tính đến
cuối năm 2012 là 42,177 triệu đồng.
Toàn huyện có trên 500 doanh nghiệp thương mại – dịch vụ; có 13.440 hộ
kinh doanh cá thể đang hoạt động tại 22 chợ lớn, nhỏ trên địa bàn huyện.
Trảng Bom có khoảng 5.935 ha cây trồng hàng năm các loại. Đất đai ở đây
thuận lợi cho phát triển các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực
như: cao su, cà phê, tiêu; cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía,
bông… và lúa nước. Tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn huyện là 2.271,24
ha. Hầu hết mọi vùng nông thôn của huyện đều có cơ sở vật chất hiện đại và
trình độ dân trí tương đối phát triển, giao thông đã được từng bước nhựa hóa các
con đường trong huyện.
Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng công nghiệp
năm 2015 là 68.9%, dịch vụ 25.2%, nông nghiệp 5.4%.
Phát triển công nghiệp được xác định là khâu đột phá trong nền kinh tế
huyện Trảng Bom.Đến nay, trên địa bàn huyện có 4 khu công nghiệp tập trung
(Bàu Xéo, Sông Mây, Hố Nai, Giang Điền thu hút 158 dự án đầu tư với tổng số
vốn đăng ký 1.506 triệu USD, vốn thực hiện đạt 73,2% so với vốn đăng ký (146
dự án đi vào sản xuất thu hút hơn 98 ngàn lao động có việc làm ổn định . Công
nghiệp địa phương từng bước tăng dần tỷ trọng, cụm công nghiệp vật liệu xây
dựng Hố Nai đã cho thuê 100%, cụm nghề gỗ mỹ nghệ Bình Minh đang triển
khai thực hiện; các ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ, cơ khí, chế
biến nông sản, thực phẩm, dệt may... phát triển mạnh, góp phần nâng cao giá trị
sản xuất toàn ngành.Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình
quân 14,5%/năm, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm.
Về sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,32%/năm, tăng 2,6 lần so với
năm 2004. Ngành chăn nuôi ở huyện Trảng Bom đang phát triển mô hình chăn
nuôi trang trại, quy hoạch xong 11 vùng tập trung khuyến khích chăn nuôi tại 8


22


xã, để di dời các cơ sở chăn nuôi trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.
Ngành trồng trọt đang thử nghiệm và ứng dụng mô hình cây thanh long ruột đỏ,
cây hoa cảnh, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế. Trong chương trình xây dựng nông
thôn mới, các xã đạt từ 10 đến 12/19 tiêu chí, riêng xã Thanh Bình đạt 19 tiêu chí
và đang lập hồ sơ để quý IV-2014 được công nhận.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều công trình làm đòn bẫy phát triển
như đường ĐT 767, 762, đường liên huyện Trảng Bom - Long Thành, Trảng
Bom - Cây Gáo, đường vào khu du lịch và khu công nghiệp Giang Điền.
3.1.2.2 Giáo dục
Huyện có 01 trường Đại học: Trường ĐH Lâm Nghiệp (Cơ sở 2 ; 02 trường
cao đẳng: Trường CĐ Kinh thế kỹ thuật TP.HCM (Vinatex , Trường cao đẳng
nghề Cơ giới và Thủy lợi; có 08 Trường THPT, 18 trường THCS, 31 trường tiểu
học và 24 trường mầm non, mẫu giáo (công lập . Trong đó có 17 trường đạt
chuẩn quốc gia.
3.1.2.3 Văn hóa – thể thao – du lịch
Hiên nay, huyện có 01 Trung tâm Văn hóa, 01 Trung tâm Thể thao có hồ
bơi và sân bóng đá đạt chuẩn quốc gia, 01 Thư viện – Nhà truyền thống huyện,
07 Trung tâm Văn hóa thể thao – Học tập cộng đồng xã, 02 Khu liên hợp văn
hóa thể thao tư nhân và trên 35 CLB thể thao tư nhân được đầu tư sân bãi, trang
thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân trên địa bàn
huyện. Huyện nổi tiếng với khu du lịch sinh thái thác Giang Điền, sân Goft Đồng
Nai và một số điểm du lịch khác như: Thác Đá Hàn, Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy
Biên Hòa (U1).
3.1.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến quản lý sử
dụng đất và biến động đất đai.
- Huyện Trảng Bom phía đông giáp huyện Thống Nhất, phía tây giáp thành

phố Biên Hòa, phía nam giáp huyện Long Thành, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu

23


và huyện Định Quán. Là nơi có vị trí thuận tiện về giao thông, gần các huyện ,
thành phố lớn Biên Hòa có ưu thế lớn trong đầu tư và tận dụng những nguồn lực
đất đai, lao động cũng như khai thác tiềm năng đất đai .
- Là huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong vì vậy thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước rất mạnh mẽ. Bởi vậy nhiều khu công nghiệp, cụm dân cư,
khu đô thị đã được hình thành và phát triển khá ổn định.
- Khi các khu công nghiệp, các cụm dân cư, các khu đô thị mới được mọc
lên, thì sức thu hút lao động từ nhiều vùng khác đến càng lớn. Từ đó nhu cầu
mua đất ở để ổn định cuộc sống lâu dài của nhiều người dân cũng phát sinh.Vì
vậy việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích, hợp thửa, tách
thửa … không ngừng diễn ra.
- Huyện Trảng Bom có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế đa dạng với
nhiều thành phần. Với 22 dân tộc anh em cùng chung sống, huyện có 4 khu công
nghiệp tập trung thu hút trên 90 ngàn công nhân khắp mọi miền đất nước về đây
sinh sống và làm việc …vì vậy nhu cầu về mua bán đất đai ngày càng diễn ra sôi
nổi. Từ đó hồ sơ chuyển nhượng, chuyển mục đích ngày càng tăng. Nhưng bên
cạnh đó vẫn còn một số trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, thiếu hoặc không hợp lệ
tình trạng biến động qua mua bán chuyển nhượng bằng giấy tay còn phổ biến
dẫn đến việc sử dụng đất ko hợp lý, không đúng mục đích, gây khó khăn cho
công tác quản lý và tạo áp lực lớn lên việc sử dụng đất.
3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất
3.2.1 Quản lý theo ranh giới hành chính
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện đến ngày 01/01/2014 là: 32.359,4270
ha, được chia ra: đất nông nghiệp có 25.337,7299 ha, chiếm 78,30%, đất phi
nông nghiệp 7.021,6971 ha, chiếm 21,70% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.


24


3.2.2 Công tác chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất
Trên địa bàn huyện hiện nay, việc ý thức chấp hành pháp luật về đất đai
của đa số người dân đã và đang có những chuyển biến tích cực. Hầu hết các
trường hợp chuyển nhượng QSDĐ đều được hướng dẫn lập thủ tục theo quy
định, ngoài ra vẫn còn một số trường hợp tự ý chuyển nhượng không theo quy
định. Tuy nhiên, diện tích và mức độ vi phạm không lớn, không gây ảnh hưởng
đến quy hoạch chung của huyện.
3.2.3 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Được sự chỉ đạo của sở TN – MT và UBNN huyện nên công tác thống kê,
kiểm kê được tiến hành thường xuyên, liên tục theo luật định.
Kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần, thống kê đất đai được tiến
hành hàng năm giúp chính quyền quản lý tốt quá trình sử dụng đất trên địa bàn
huyện, nắm được hiện trạng sử dụng đất – làm căn cứ để lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
3.2.4 Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất (Theo phụ lục 1)
QHSDĐ đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)
huyện Trảng Bom đã được UBND tỉnh phê duyệt từ đầu năm 2013. Đến nay
công tác này đã góp phần quan trọng vào việc định hướng sử dụng đất hàng năm
của huyện.
3.2.5 Công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo.
Tình hình khiếu nại, tố cáo diễn ra trên địa bàn huyện trong thời gian qua có
xu hướng giảm so với những năm trước. Trong năm 2015, huyện đã tiếp 263
lượt công dân với 446 đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Một số vụ
việc khiếu nại kéo dài, phức tạp trước đây cơ bản đã được giải quyết. Nội dung
khiếu nại, tố cáo của người dân chủ yếu liên quan đến vấn đề đất đai, bồi thường,
tái định cư và ô nhiễm môi trường.

3.2.6 Công tác chuyển mục đích sử dụng đất

25


×