LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới thầy hướng dẫn – TS.
Đinh Quang Tuyến đã nhiệt tình hướng dẫn và góp ý để tôi hoàn thành khóa luận
tối nghiệp. Đồng thời tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô trong ban
Nông Lâm trường Đại học Lâm Nghiệp – Cơ sở 2 đã truyền dạy cho tôi những
kiến thức quý báu làm nền tảng cho tôi thực hiện quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các anh chị phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Trảng Bom đã tạo điều kiện cho tôi thực tập và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực tập, điều tra thực tế và tham gia các công việc hành chính
như kiểm tra quy hoạch sử dụng đất, hỗ trợ làm thủ tục cấp giấy, khảo sát địa
điểm cấp giấy,…
Bên cạnh đó tôi cũng cám ơn UBND xã Bắc Sơn và Phòng Thống kê huyện
Trảng Bom đã tạo điều kiện và cung cấp nhiều tài liệu liên quan đến quá trình
nghiên cứu thực hiện đề tài khóa luận. Song song đó còn có sự hỗ trợ của nhiều
hộ nông dân trong xã, đã cung cấp và xây dựng nhiều thông tin theo mẫu phiếu
điều tra.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn
còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận
được sự đánh giá, góp ý từ quý thầy cô trường Đại học Lâm Nghiệp – Cơ Sở 2 để
bài được thêm hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Thân Văn Vũ
i
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................... 2
1.1. Khái niệm quy hoạch đất đai ............................................................................................. 2
1.2. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam ....................................... 3
1.3. Các căn cứ pháp lý và cơ sở thực hiện của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai6
1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch sử dụng đất đai ................................................... 7
1.5. Định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp ................................................................. 8
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 9
2.1. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 9
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 10
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 10
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................. 12
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội. .................................................................. 12
3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã Bắc Sơn ......................................................... 22
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................................................................... 30
3.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ............................................................ 43
3.5. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho xã Bắc Sơn.................................................... 44
3.6. Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ................................... 48
3.7. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Bắc Sơn . 49
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 52
Kết luận ................................................................................................................................... 52
Kiến nghị................................................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 54
PHỤ LỤC................................................................................................................................... 55
ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
Tên đầy đủ
NĐ-CP
Nghị Định – Chính Phủ
TT-BTNMT
Thông Tư – Bộ Tài Nguyên Môi Trường
QĐ-BTNMT
Quyết Định - Bộ Tài Nguyên Môi Trường
CT-BTNMT
Chỉ Thị - Bộ Tài Nguyên Môi Trường
CT-TTg
Chỉ thị - Thủ Tướng
QĐ-TCĐC
Quyết định Tổng cục Địa chính
UBND
Ủy ban Nhân dân
KH-UBND
Kế hoạch - Ủy ban Nhân dân
CNQSDĐ
Chứng nhận quyền sử dụng đất
RRA
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
GO
Giá trị sản xuất
IC
Chi phí trung gian
VA
Giá trị gia tăng
LĐ
Lao động
BVTV
Bảo vệ thực vật
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
KCN
Khu công nghiệp
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Bảng 3.1 Thống kê diện tích các loại đất xã Bắc Sơn 2010…..……..14
2. Bảng 3.2 Diện tích và cơ cấu các loại đất………………………….....23
3. Bảng 3.3 Biến động đất đai theo mục đích sử dụng năm 2014 so với
năm 2010 và 2005…………………………………………....……….28
4. Bảng 3.4 Thực trạng phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi…….….30
5. Bảng 3.5 Hiệu quả kinh tế của 3 mô hình: Mì, bắp, cá giống…………37
6. Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế cây trồng qua các năm…………………….38
7. Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế bình quân của các mô hình nông nghiệp….49
8. Bảng 3.8 Hiệu quả môi trường của các mô hình sử dụng đất ...………41
9. Bảng 3.9 Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 xã Bắc
Sơn..........................................................................................................45
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
1. Hình 3.1 Bản đồ vị trí xã Bắc Sơn – huyện Trảng Bom ….………............12
2. Biểu 3.1 Hiện trạng sử dụng các loại đất chính xã Bắc Sơn ……....……..24
3. Hình 3.2 Mô hình trồng mì …………………………………………..…...32
4. Hình 3.3 Mô hình trồng Bắp 3 vụ ………………………………….…….33
5. Hình 3.4 Mô hình cá giống 4 vụ…………………………………….…....35
v
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền sản xuất nông nghiệp, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất
đai là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Trong quá
trình phát triển và tăng trưởng kinh tế ngày càng cao ở nước ta, đất đai cũng
đang gặp rất nhiều áp lực. Việc chuyển đổi mục đích diễn ra một cách thường
xuyên và liên tục, đòi hỏi cần có hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ
chức sử dụng và quản lý đất đai một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao
nhất.
Do vậy, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung
có nhiều đổi mới nhất tại Luật Đất đai 2013, với 17 điều trong Chương IV từ
Điều 35 đến Điều 51, đồng thời cũng là một trong những công cụ quan trọng để
nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội đặc biệt trong ngành nông nghiệp nước ta,
qua đó góp phần bảo vệ đất đai và môi trường.
Bắc Sơn là một trong những xã có mức độ phát triển kinh tế - xã hội cao
nhất huyện Trảng Bom, kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao tập trung
quanh 2 khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Sông Mây và khu công nghiệp
Hố Nai.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai cũng như xuất phát từ tình hình phát triển thực tế tại địa phương,
được sự hướng dẫn trực tiếp của TS.Đinh Quang Tuyến – giảng viên trường Đại
học Lâm Nghiệp - Cơ sở 2 và sự đồng ý của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Trảng Bom, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đề xuất phương án
quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020”
1
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm quy hoạch đất đai
Đất đai là tiềm năng của quá trình phát triển do đất là tư liệu sản xuất đặc
biệt và việc tổ chức sử dụng đất gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Đây là
một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống
các biện pháp kỹ thuật, kinh tế và xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân
tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để tổ
chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử
dụng đất hiện tại và tương lai của xã hội một cách tiết kiệm khoa học và có hiệu
quả cao nhất. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hoạt động vừa mang
tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính pháp lý. Cụ thể:
- Tính kỹ thuật: Trong quy hoạch sử dụng đất sẽ sử dụng các công tác
chuyên môn như điều tra, khảo sát, đo đạc, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý
số liệu... để tính toán và thống kê diện tích đất đai, thiết kế, phân chia khoảnh
thửa. Từ đó, tạo điều kiện tổ chức sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiến bộ của khoa
học kỹ thuật.
- Tính pháp chế: Biểu hiện của tính pháp chế thể hiện ở chỗ đất đai được
nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào các mục đích
cụ thể đã được xác định theo phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Tính kinh tế: Khi giao đất, thông qua phương án quy hoạch sử dụng đất
nhà nước đã xác định rõ mục đích sử dụng của diện tích được giao. Đây chính là
biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng
đất đai. Ở đây đã thể hiện rõ tính kinh tế của quy hoạch sử dụng đất. Song, điều
này chỉ đạt được khi tiến hành đồng bộ cùng với biện pháp kỹ thuật và pháp chế.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, quy hoạch sử dụng đất là biện pháp
2
hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục
đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục
đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp. Ngăn chặn
các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng
sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản
xuất, phát triển kinh tế xã hội và các hậu quả khó lường về bất ổn chính trị, an
ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dần sang
nền kinh tế thị trường.
1.2. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Sơ lược về quy hoạch sử dụng đất đai ở một số nước
*Áo: Ở Áo, vai trò của Chính phủ bị hạn chế trong việc lập và thực hiện
quy hoạch. Cơ chế tiến hành ở đây là tất cả các cấp lập quy hoạch đều tiến hành
đồng thời bao gồm cả các tổ chức cũng như thành viên xã hội thông qua hội
nghị quy hoạch quốc gia. Hội nghị này đưa ra các quan điểm và mục tiêu cho cả
nước. Những ý kiến của hội nghị được đưa lên cấp Trung ương và đưa xuống
cấp vùng địa phương.
*Đức: Ở Đức có cách tiếp cận theo giai đoạn. Chính phủ Liên bang cùng
với sự tham gia của các bang đưa ra hướng dẫn quy hoạch theo vùng. Các
hướng dẫn này được sử dụng làm điểm xuất phát để trao đổi ở cấp bang sau đó
được xây dựng thành đồ án tác nghiệp ở cấp vùng.
*An-giê-ri: Quy hoạch sử dụng đất đai ở An-giê-ri được xây dựng trên
nguyên tắc nhất thể hóa, liên hợp hóa và kỷ luật đa phía. Trong toàn bộ quá trình
quy hoạch có sự tham gia đầy đủ của các địa phương liên quan, các tổ chức ở
cấp chính phủ, tổ chức nhà nước, các cộng đồng và tổ chức nông gia... Ở nước
này, Chính phủ có trách nhiệm ngay từ đầu đối với những quan hệ ở tầm vĩ mô
còn công chúng - người có liên quan tới các hành vi lập quy hoạch giữ một vị trí
quan trọng.
3
*Philipine: tồn tại ba cấp quy hoạch
- Cấp quốc gia: Hình thành những hướng dẫn chỉ đạo chung.
- Cấp vùng: Triển khai một khung chung cho quy hoạch cấp vùng.
- Cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai các đồ án tác nghiệp.
Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thống nhất giữa các ngành và
các quan hệ giữa các cấp lập quy hoạch khác nhau, đồng thời cũng tạo điều kiện
để các chủ sử dụng đất tham gia.
*Nam Phi: Đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do
Chính phủ thiết kế với sự tham gia của Chính quyền các tỉnh. Đồ án quy hoạch
cấp quốc gia này được coi là căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảo các đồ
án chi tiết hơn với sự kết hợp của các đơn vị chính quyền cấp thấp hơn. Các đồ
án quy hoạch tiếp theo (cấp quận, huyện) được xây dựng với sự tham gia của
các chủ sử dụng đất.
* Đài Loan: Đài Loan chủ trương lập quy hoạch sử dụng đất đai theo từng
cấp khác nhau, từng vùng khác nhau và tùy thuộc vào tính chất yêu cầu của quy
hoạch sử dụng đất đai trong từng giai đoạn và các cấp quy hoạch được tiến hành
như sau:
- Quy hoạch phát triển tổng hợp khu vực Đài Loan.
- Quy hoạch sử dụng đất theo vùng.
- Quy hoạch phát triển tổng hợp của huyện, thành phố.
- Quy hoạch đô thị.
- Quy hoạch sử dụng đất phi đô thị.
- Quy hoạch sử dụng đất liên xí nghiệp và xí nghiệp.
1.2.2. Thực trạng quy hoạch sử dụng đất đai việt nam
Sau khi công bố Luật Đất đại 1987, công tác quy hoạch sử dụng đất bắt
đầu được vận hành và qua hơn 20 năm thực hiện, công tác quy hoạch ở nước ta
đã có những chuyển biến đáng kể:
4
- Công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu đi
vào nề nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất
và đồng bộ; trở thành công cụ để quản lý, và cũng trở thành phương tiện để đảm
bảo sự đồng thuận xã hội. Ở cấp toàn quốc, Quốc hội đã thông qua : “Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005” (Nghị quyết
số 29/2004/QH11 ngày 15.6.2004); “kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010”
(Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29.6.2006). Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều
đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đều đã được chính phủ phê
duyệt. Trong tổng số 681 đơn vị hành chính cấp huyện thì đã có 531 đơn vị
(chiếm 78%) hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm
2010, số còn lại là đang triển khai (14%) hoặc chưa triển khai (8%). Đã có 7.576
đơn vị cấp xã trong tổng số 11.074 đơn vị của cả nước hoàn thành việc lập quy
hoạch, kế họach sử dụng đất đến 2010 (đạt 68%). Tuy nhiên, mới chỉ có 7 tỉnh
được xem là đã cơ bản hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến
năm 2010 ở cả 3 cấp tỉnh - huyện - xã.
- Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được cân
đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới, khu đô
thị mới trên phạm vi cả nước; có tác dụng tích cực trong việc điều tiết thị trường,
góp phần ổn định giá đất, tạo cơ sở thực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và tổ
chức các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất. Chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2010
mà Quốc Hội đã duyệt là 26,22 triệu ha, ước thực hiện là 25,8 triệu ha (đạt 98%),
nhưng đất sản xuất nông nghiệp vượt 0,36 triệu ha và đất trồng lúa ước đạt 3,882
triệu ha, cao hơn 21.000 ha so với mức Quốc Hội đã phê duyệt. Đất phi nông
nghiệp Quốc Hội duyệt cho đến năm 2010 là 4,02 triệu ha, ước thực hiện được
3,64 triệu ha (đạt 90,06%), trong đó đất khu công nghiệp đạt 96,2%, đất giao
thông đạt 71,7%, đất thủy lợi đạt 66,7%, đất cơ sở y tế đạt 50,0%, đất cơ sở giáo
dục đào tạo đạt 93,3% chỉ tiêu kế hoạch mà Quốc Hội đã phê duyệt.
5
- Cùng với báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước, tới nay đã
có nhiều tỉnh soạn thảo và triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Còn ở cấp
huyện và xã cũng đang được tổ chức triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các phương án quy hoạch
này ngày càng được đảm bảo tốt hơn các yêu cầu về nội dung khoa học và pháp
lý nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.
Tóm lại, cùng phát triển của nền kinh tế - xã hội, sự thay đổi của Luật đất
đai, công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở nước ta đã không ngừng được hoàn
thiện và đã đem lại được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào quá
trình quản lý và sử dụng đất hiệu quả, bền vững đồng thời thúc đẩy sự phát triển
một cách tích cực của nền sản xuất xã hội.
1.3. Các căn cứ pháp lý và cơ sở thực hiện của việc lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai
1.3.1. Căn cứ pháp lý
Luật Đất đai năm 2013
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai.
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT, ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy
hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ trưởng Bộ
6
Tài nguyên và Môi trường ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/05/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự
toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/3/2010 Quy định về Định mức
kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Chỉ thị số 03/CT-BTNMT ngày 01/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai.
1.3.2. Cơ sở thực hiện
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011 - 2015) của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Nghị quyết của Đảng bộ xã Bắc Sơn về định hướng phát triển kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng giai đoạn 2011 - 2015 của xã.
Kết quả thống kê đất đai năm 2015 của xã Bắc Sơn.
1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế nông nghệp, và là một trong những điều kiện quan trọng nhất của bước quá độ
từ nền kinh tế nông dân cá thể lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó
Quy hoạch sử dụng đất còn là công cụ để Nhà nước hoàn chỉnh các đơn vị sử
dụng đất, triển khai các biện pháp về tổ chức lãnh thổ bên trong của mỗi đơn vị
sử dụng đất. Để phát huy được những vai trò trên, quy hoạch sử dụng đất tuân
theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
Chấp hành quyền sở hữu toàn dân về đất đai, củng cố và hoàn thiện các
đơn vị sử dụng đất.
7
Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên môi trường.
Sử dụng tài nguyên đất vì lợi ích kinh tế quốc dân nói chung và từng
ngành nói riêng, trong đó ưu tiên cho ngành nông nghiệp và từng đơn vị sản xuất
cụ thể.
Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch
của cả nước, của riêng ngành nông nghiệp và từng đơn vị sản xuất cụ thể.
Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để nâng cao hiệu quả sản xuất
trên cơ sở các phương pháp quản lý kinh tế. Ưu tiên nâng cao độ màu mỡ của
đất, nâng cao trình độ canh tác và hiệu quả sử dụng máy móc, hiệu quả sử dụng
ruộng đất.
Phải điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sử
dụng đất đặc trưng cho từng vùng, từng khu vực, từng đơn vị sử dụng đất làm
căn cứ khách quan để quy hoạch đất đai, làm cơ sở quan trọng để xây dựng luận
chứng kỹ thuật.
1.5. Định hƣớng quy hoạch phát triển nông nghiệp
Để phát triển nông nghiệp trong nền kinh thế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Quy hoạch
nông nghiệp cần đổi mới và thực hiện theo những định hướng chủ yếu sau:
Có chiến lược quy hoạch nông nghiệp dài hạn, bảo tồn quỹ đất nông
nghiệp.
Xây dựng các vùng nông nghiệp tập trung kèm theo việc sản xuất và xuất
khẩu nông sản. Nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thực hiện an ninh và an toàn lương thực – thực phẩm cho toàn xã hội.
Gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường.
Quy hoạch nông nghiệp giảm dần khoảng cách giữa các vùng và các nhóm
dân cư.
Xây dựng nền nông nghiệp có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
8
CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất các loại hình sản xuất nông nghiệp. Đề xuất
loại hình mang lại hiệu quả cao phù hợp với địa phương nhằm khai thác triệt để
tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất và một số yếu tố liên
quan đến quá trình quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Trảng
Bom.
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi về nội dung: Đề xuất phương án sử dụng đất cho khu vực nghiên
cứu giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
2.1.4. Ý nghĩa đề tài
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình làm đề tài, củng cố kiến thức thực tế trong quá trình thực tập tại
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom.
Phương án quy hoạch được lựa chọn sẽ làm cơ sở cho việc sử dụng đất
hợp lý, hiệu quả, khoa học, làm cơ sở để tiến hành giao đất, cấp đất, đầu tư phát
triển sản xuất. Đồng thời giúp cho việc quản lý đất đai được thống nhất, đồng bộ
giữa các ngành liên quan.
2.1.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Trảng
Bom và địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
9
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 31/03/2016 đến ngày 25/05/2016
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Bắc Sơn, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Thực trạng sử dụng đất đai tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp, lựa chọn loại hình sử dụng đất nông nghiệp thích hợp trên địa bàn xã.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn xã.
+ Phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại xã Bắc Sơn, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
+ Hiệu quả và giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu.
+ Một số giải pháp để thực hiện phương án quy hoạch.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra số liệu thứ cấp
Thông tin, số liệu được thu thập từ các Sở, ban, ngành tại phòng Tài
Nguyên và Môi Trường; và các nghiên cứu liên quan đến phương án sử dụng đất
tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Thông qua việc đi thực tế
quan sát, phỏng vấn 30 hộ nông dân để thu thập số liệu.
2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình.
Hiệu quả sản xuất của các mô hình nông nghiệp nói chung phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó hai yếu tố cơ bản là năng suất và giá cả thị trường của loại
nông sản. Việc đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở đây được căn cứ vào
10
các số liệu đã được thu thập và tính toán. Các chỉ tiêu được dùng để xác định
hiệu quả kinh tế bao gồm:
- Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Là tổng thu nhập của mô hình hay
loại hình sử dụng đất nào đó.
Công thức tính là: GO = ∑ Qi*Pi, trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm
loại i; Pi là giá của sản phẩm loại i.
- Chi phí trung gian (IC): là chi phí cho một đơn vị sản xuất, trong một
khoảng thời gian. Ở đây, nó bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản
xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra
( chưa khấu hao tài sản cố định).
Công thức tính như sau: VA = GO – IC
- Tỷ suất VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được
bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
- Tỷ suất GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra
sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Tỷ suất VA/LĐ: Chỉ tiêu này cho biết một ngày công tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị tăng thêm.
2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội các mô hình.
- Giá trị công lao động mang lại từ mô hình
- Hiệu quả trong giải quyết việc làm
- Mức độ chấp nhận, hài lòng của người dân
2.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường
- Mức độ ảnh hưởng đến môi trường
- Khả năng cải tạo, bảo vệ đất của từng mô hình
- Ý thức người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV
11
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý.
Xã Bắc Sơn nằm ở phía Tây huyện Trảng Bom, cách thị trấn Trảng Bom
09 km về phía Tây theo Quốc lộ 1A. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 2.233,95
ha, chiếm 6,86% diện tích tự nhiên của huyện. Ranh giới tiếp giáp với:
- Phía Đông giáp xã Bình Minh;
- Phía Tây giáp xã Hố Nai 3;
- Phía Bắc giáp xã Vĩnh Tân, xã Tân An - huyện Vĩnh Cửu;
- Phía Nam giáp xã Bình Minh và xã Phước Tân - thành phố Biên Hòa.
Trên địa bàn xã có Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài 4 km, đường tỉnh lộ
767 (ngã 3 Trị An đi Vĩnh Cửu) và đường Phú Sơn - Tân Cang đi xã Phước Tân
(thành phố Biên Hòa) nên rất thuận lợi về giao thông trong việc giao lưu kinh tế,
xã hội với bên ngoài.
Hình 3.1 Bản đồ vị trí xã Bắc Sơn – huyện Trảng Bom
12
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình trên phạm vi toàn xã rất đa dạng, tương đối bằng phẳng, chủ yếu
ở độ dốc cấp 1, cấp 2 (từ 0 - 80), ít bị chia cắt, hướng dốc chủ yếu theo hướng
Đông - Tây và từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình từ 45 - 50m, cao nhất 61m
và thấp nhất 30m.
Dạng bằng phẳng được tập trung chủ yếu ở 2 ấp Phú Sơn và Tân Thành.
Dạng đồi tập trung ở ấp Bùi Chu và dạng địa hình trũng là ở khu cánh đồng ấp
Sông Mây - chiếm tỷ lệ cao.
3.1.1.3. Khí hậu
Xã Bắc Sơn nói riêng, huyện Trảng Bom nói chung nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa, cận xích đạo, phù hợp với khí hậu vùng Đông Nam Bộ và được
chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 25 - 260C, nhiệt độ tối cao đạt 34 350C và tối thấp từ 20 - 210C.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm đạt 80 - 85%, độ ẩm trung bình
hàng năm tối cao đạt 90 - 93%, độ ẩm trung bình hàng năm tối thấp 20 - 28%.
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.000 - 2.600 giờ/năm, mùa khô
chiếm đến 55 - 60% tổng số giờ nắng trong năm.
- Tốc độ gió trung bình từ 2,0 - 2,5m/s.
3.1.1.4. Thủy văn
Nguồn nước chủ yếu từ hệ thống sông Thao chảy qua và hồ Sông Mây là
nguồn nước chủ yếu phục vụ cánh đồng Sông Mây.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
13
Bảng 3.1 Thống kê diện tích các loại đất xã Bắc Sơn 2010
STT
1
1.1
2
Tên đất
Diện tích(ha)
Tỷ lệ (%)
Đất gley
285,58
12,78
Đất gley giàu mùn, ít chua
285,58
12,78
1.948,37
87,22
Đất xám
2.1
Đất xám điển hình, nghèo bazơ
226,63
10,14
2.2
Đất xám có tầng kết von nhiều, sâu
178,01
7,97
2.3
Đất xám có tầng kết von nhiều, nông
504,54
22,59
2.4
Đất xám cơ giới nhẹ vàng nhạt
609,86
27,30
2.5
Đất xám cơ giới nhẹ có kết von ít, sâu
184,95
8,28
2.6
Đất xám cơ giới nhẹ, nghèo bazơ
34,71
1,55
2.7
Đất xám gley nhiều bazơ
116,27
5,20
2.8
Đất xám gley kết von ít, sâu
93,39
4,18
2.9
Tổng diện tích:
2.233,95
100,00
(Nguồn: UBND xã Bắc Sơn)
- Nhóm đất gley: chiếm 12,78% tổng diện tích tự nhiên của xã với 285,85
ha, chủ yếu là đất gley ít chua được hình thành từ sản phẩm Deluvi, Proluvi hoặc
Fluvi không còn chịu ảnh hưởng của trầm tích mới, tập trung chủ yếu ở ấp Sông
Mây, với hiện trạng đang sử dụng chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra,
còn có trồng lúa, bắp và một số rau màu. Loại đất này có lượng phù sa nhiều, có
kết cấu nặng, tầng gley phát sinh khoảng 30 - 50 cm.
- Nhóm đất xám: có diện tích 1.948,37 ha, chiếm 87,22% tổng diện tích tự
nhiên của xã, hình thành trên đá phiến thạch sét, khả năng thoát nước tốt, thành
phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, nghèo chất dinh dưỡng (đặc biệt là mùn). Tập
trung ở các ấp còn lại như: Ấp An Chu, Bùi Chu, Phú Sơn, Tân Thành, với hiện
trạng sử dụng chủ yếu để trồng rừng sản xuất, các loại cây lâu năm như điều,
chuối và một số cây hàng năm như mì, lạc và một số rau màu.
14
3.1.2.2. Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2014, diện tích đất rừng trên địa bàn xã
là 480 ha chủ yếu là rừng trồng sản xuất với các loại cây chủ yếu như tràm, bạch
đàn,…vừa có tác dụng che phủ đất, vừa là nguồn nguyên liệu cho ngành công
nghiệp giấy và chế biến gỗ. Ngoài ra còn có các loại cây lâu năm cũng góp phần
nâng cao độ che phủ trên địa bàn xã. Như vậy tỷ lệ che phủ khoảng 31,50%.
3.1.3. Thực trạng môi trường và xu thế biến đổi khí hậu
3.1.3.1. Thực trạng môi trường
Hai khu công nghiệp Sông Mây và Hố Nai đã đem lại hiệu quả kinh tế
cao, tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường từ các khu KCN này rất cần được
quan tâm. Đến nay, khu công nghiệp Hố Nai đã có hệ thống xử lý nước thải tập
trung, khu công nghiệp Sông Mây đang hoàn thành hệ thống xử lý.
Bắc Sơn là xã có nhiều công ty, trang trại và hộ gia đình chăn nuôi heo,
bò. Do đó, tình trạng rác thải sinh hoạt và nhất là nước thải từ các chuồng, trại
chăn nuôi là vấn đề bức xúc của địa phương hiện nay, dịch vụ thu gom rác thải
chưa phát triển mạnh.
3.1.3.2. Xu thế biến đổi khí hậu
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đang được xem là một trong
những hiểm họa nghiêm trọng nhất đối với môi trường và tự nhiên, sức khỏe con
người và sự phát triển kinh tế trên toàn cầu.
Theo đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn phục vụ lồng ghép
vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho tỉnh Đồng Nai” do Phân viện khí
tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam thực hiện đã phân tích các số liệu xu
thế biến đổi về nhiệt độ, mưa, độ ẩm trên địa bàn huyện Trảng Bom từ năm 1978
đến năm 2007.
Theo kết quả phân tích này thì xu thế biến đổi các yếu tố nhiệt độ và số
giờ nắng trên địa bàn huyện Trảng Bom nói chung và xã Bắc Sơn nói riêng vẫn ở
15
mức khá cao và mang tính tiêu cực. Quá trình sử dụng đất phục vụ phát triển
công nghiệp ở khu vực nông thôn đã làm giảm đáng kể tỷ lệ cây xanh và mặt
nước, việc quy hoạch sử dụng đất phải được gắn kết với sự thay đổi này, đảm
bảo sự thích nghi cũng như tránh được những ảnh hưởng đến việc gia tăng nhiệt
độ. Với lượng mưa gia tăng sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy và nâng cao mực
nước. Mức thay đổi lượng mưa đến năm 2020 và 2030 là không thực sự đáng
ngại. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thường
đi liền với các hiện tượng thời tiết bất thường, dịch bệnh xảy ra thường xuyên
làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Hạn hán, thiếu nước vào mùa khô; ngập
úng, lũ lụt vào mùa mưa, lốc xoáy… dẫn đến nhiều thiệt hại về của cải và mùa
màng, đời sống của nông dân gặp không ít khó khăn. Do đó việc quy hoạch vừa
phải đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vừa phải ứng phó với xu
thế biến đổi khí hậu xảy ra trong tương lai.
3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã từng bước
chuyển biến khởi sắc, sự hình thành, phát triển KCN Sông Mây và KCN Hố Nai
đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển đúng định hướng.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng: công nghiệp - xây dựng;
thương mại - dịch vụ và nông - lâm nghiệp, trong đó tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng chiếm 59,1%, thương mại - dịch vụ chiếm 31,3% và nông - lâm - thủy sản
chiếm 9,8% trong GDP.
3.1.4.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Công tác khuyến nông bảo vệ thực vật được chú trọng, cải tạo giống cây
trồng vật nuôi, từng bước phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo
hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ chế biến nông sản, công
16
nghiệp chế biến.
- Về trồng trọt: Trong 5 năm xã đã chuyển đổi trên 100 ha đất lúa 1 vụ, cây
ăn quả, vườn tạp sang luân canh giữa cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày,
duy trì trồng lúa 2 vụ thâm canh trên cánh đồng Sông Mây. Hệ thống kênh
mương nội đồng được đầu tư nâng cấp phục vụ tưới tiêu từ hồ Sông Mây.
- Về chăn nuôi: Tiếp tục duy trì các mô hình kinh tế trang trại, câu lạc bộ
chăn nuôi năng suất cao, bao tiêu sản phẩm. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản
phát triển theo hướng tập trung tính đến 2015 xã Bắc Sơn có 54 trang trại với
tổng đàn heo trên 27.000 con, gia cầm 45.000 con. Tình hình chăn nuôi tiếp tục
giữ vững, quan tâm công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện hiệu quả chương
trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật, các hộ
chăn nuôi tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ kỹ thuật
mới vào sản xuất, sử dụng các chế phẩm sinh học gắn với bảo vệ môi trường, tỷ
trọng ngành chăn nuôi chiếm 65% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Về nuôi trồng thủy sản: Các hộ chăn nuôi thủy sản tiếp tục đầu tư giống,
nguồn cá bọt, phát triển mô hình câu lạc bộ thủy sản cho năng suất cao, khai thác
sử dụng khoảng 200 ha diện tích ao hồ.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp:
Toàn xã đã có 02 KCN đang hoạt động là KCN Sông Mây và KCN Hố Nai
giải quyết việc làm cho trên 40.000 lao động. Các hoạt động công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp tập trung vào các ngành dệt may, giầy da, chế biến gỗ, cơ khí,
chế tạo và lắp ráp thiết bị điện, điện tử, luyện kim, thuốc thú y, vật liệu xây dựng.
Toàn xã có 168 cơ sở sản xuất công nghiệp, 12 cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp (hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến gỗ, cơ khí, chế biến nông
sản, gốm sứ, vật liệu xây dựng, …) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn và giải quyết việc làm cho người lao động, tạo động lực cho phát triển dịch
vụ đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
17
c. Khu vực thương mại dịch vụ:
Phát triển đa dạng phong phú, thị trường hàng hóa hoạt động, dịch vụ
được mở rộng về quy mô ngành nghề đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng
của nhân dân trên địa bàn xã, số hộ đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại
dịch vụ 3.191 hộ (tăng 56,88% so với đầu nhiệm kỳ 2010 - 2015); xây dựng mới
chợ KCN Sông Mây, tăng cường công tác quản lý hoạt động thương mại dịch vụ,
các loại hình dịch vụ phục vụ khu công nghiệp, tín dụng ngân hàng, bưu chính
viễn thông, dạy nghề, giới thiệu việc làm, kinh doanh nhà trọ, dịch vụ ăn uống,
vận tải, du lịch, nhà trẻ dân lập, buôn bán lẻ,… phát triển khá nhanh, thu hút các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư đã góp phần giải quyết việc làm cho trên
17.000 lao động có việc làm ổn định.
3.1.4.3. Dân số, lao động, việc làm
Theo niên giám thống kê huyện Trảng Bom năm 2014, dân số toàn xã có
47.441 người, trong đó nam 24.014 người chiếm 50,62% và nữ 23.427 người
chiếm 49,38%. Mật độ dân số của xã là 2.123 người/km2.
Lao động tập trung trong ngành công nghiệp (chủ yếu là công nhân làm
việc trong khu công nghiệp Sông Mây và Hố Nai), lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp không cao ( chỉ hơn 7000 người), chủ yếu hoạt động theo mùa và lao
động trong sản xuất chăn nuôi, hầu hết là lực lượng phổ thông chưa qua đào tạo.
Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm có những chuyển biến tích cực,
giai đoạn 2010 - 2015 đã giới thiệu đào tạo nghề trên 1.850 trường hợp và giới
thiệu giải quyết việc làm 1.835 lao động, hàng năm giải quyết việc làm bình
quân 370 lao động.
Trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình
nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,21%, trong khi đó tỷ lệ tăng cơ học có
xu hướng tăng do lực lượng lao động trẻ đến sinh sống và làm việc tại các KCN
tăng khá nhanh.
18
3.1.4.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Bắc Sơn là xã có dân số cao nhất huyện Trảng Bom với 47.441 người,
trong đó có 13.087 hộ (2014). Do đó dân cư của xã tập trung khá đông đúc với
mật độ dân số cao 2.123 người/km2, chỉ thấp hơn thị trấn Trảng Bom (mật độ
dân số toàn huyện là 894 người/ km2). Phần lớn dân cư tập trung chủ yếu tại các
tuyến giao thông lớn như Quốc lộ 1A, đường ĐT 767, đường Bùi Chu - Tân
Cang, khu vực ngã ba Trị An, được phân bố thành các dạng chủ yếu:
Dân cư nông nghiệp, nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp thuần túy như trồng lúa, màu, bắp, mì, nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ
yếu ở ấp Bắc Hòa, Tân Thành, Sông Mây.
Dân cư các ấp Bùi Chu, An Chu, Phú Sơn ngoài việc phát triển nông
nghiệp, dân cư tập trung chủ yếu là phục vụ cho các khu cụm công nghiệp.
Ngoài nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp, dân cư tại các khu vực này có
xu hướng hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ được phân bố khắp trên địa
bàn xã.
Những năm gần đây, tốc độ phát triển các khu dân cư khá nhanh, nhất là
các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp như khu công nghiệp Sông Mây,
khu công nghiệp Hố Nai. Các khu dân cư hầu hết là tự phát, một số khu xây
dựng theo dự án phục vụ công nhân hoặc bố trí tái định cư nhưng tiến độ thực
hiện còn chậm.
3.1.4.5. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng
a. Giao thông:
Trên địa bàn xã hiện có các tuyến đường chính: Quốc lộ 1A, đường sắt
Bắc - Nam, đường tỉnh lộ ĐT 767, đường Bùi Chu - Phú Sơn - Tân Cang (đi xã
Phước Tân, Biên Hòa). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (giai đoạn 20102015) trên 107 tỷ đồng, trong 5 năm qua đã huy động các nguồn vốn thực hiện
nhựa hóa, bê tông xi măng 22,7 km đường giao thông nông thôn, trong đó nhân
19
dân đóng góp trên 24 tỷ đồng, Tỉnh đầu tư mở rộng nâng cấp 6,5 km đường Tỉnh
lộ 767, hệ thống điện chiếu sáng, đường điện trung hạ thế khu dân cư 5 km.
b. Thủy lợi:
Xã Bắc Sơn có các kênh dẫn nước N1, N2, N3 ấp Sông Mây phục vụ cho
sản xuất, ngoài ra trên tuyến quốc lộ 1A có 2 tuyến ống cấp nước D500 và D150
đi qua khu vực xã Bắc Sơn.
c. Năng lượng, bưu chính viễn thông:
Hiện nay mạng lưới điện đã phủ hết trên toàn địa bàn xã. Trước đây việc
bán điện qua điện kế tổng do UBND xã bán cho các hộ gia đình, làm giá thành
sử dụng điện sinh hoạt tại các hộ khá cao dẫn đến thiệt thòi cho người dân. Nay
Điện lực Đồng Nai tích cực đẩy mạnh tiến độ xóa bán điện qua đồng hồ tổng nên
tỷ lệ hộ sử dụng điện khá cao đạt gần 100%.
Xã có 01 bưu điện văn hóa nhưng chưa đáp ứng đủ các nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và ứng dụng mạng viễn thông hiện đại.
d. Y tế:
Xã đã có 1 trạm y tế có diện tích khoảng 300m2 nằm tại ấp Bùi Chu với 5
giường bệnh, 2 y tá, 1 hộ sinh, trong tương lai sẽ đầu tư nâng cấp. Xã đã triển
khai đồng bộ các chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng, nâng cao hiệu
quả của trạm y tế xã. Trong 5 năm qua đã tổ chức khám, điều trị bệnh cho 40
nghìn lượt người, làm tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh, trạm y tế xã
đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và trẻ em được thực hiện tốt, thực
hiện cấp 3.860 thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, giảm tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên còn 1,21%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
còn 14%, dưới 2 tuổi còn 8%.
e. Văn hóa - Thể thao:
Giai đoạn 2010 - 2015 xã hội hóa các công trình thể dục thể thao được các
20