Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

So sánh hiệu quả tài chính các mô hình sản xuất lúa tại quận ô môn, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 92 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Nông nghiệp từ lâu đã là một lĩnh vực hoạt động sản xuất quan trọng để
đảm bảo cuộc sống của con người. Hiện nay nông nghiệp lại là lĩnh vực nhạy
cảm trong tiến trình hội nhập. Việt Nam là quốc gia có đến 70% dân số sống
ở vùng nông thôn và đa phần dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, do vậy hội
nhập tạo ra cơ hội và cũng là thách thức cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến bộ vượt bậc,
từ một nền nông nghiệp lạc hậu và bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, đến
nay nông nghiệp ta không những xóa được tình trạng thiếu hụt về lương thực
mà còn trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, đứng
hàng thứ hai trên thế giới trong xuất khẩu gạo, năm 2012 xuất khẩu gạo Việt
Nam vượt qua mặt Thái Lan về số lượng gạo xuất khẩu.
Tuy nhiên Việt Nam là một nước có nền kinh tế còn phụ thuộc vào
nông nghiệp. Dân cư tập trung đa số ở nông thôn và chiếm hơn lực lượng lao
động toàn xã hội làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Do đó, sản xuất
nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và
đặc biệt mục tiêu quan trọng hàng đầu việc giải quyết vấn đề về lương thực,
trong đó lúa là cây lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của con người.
Trong điều kiện hiện nay, lúa gạo cung cấp cho con người 80% calo trong
khẩu phần ăn. Lúa gạo còn cung cấp một phần cho việc phát triển chăn nuôi,
phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm như: Chế biến rượu, chế biến
bánh, kẹo... Lúa gạo còn là mặt hàng xuất khẩu góp phần tăng thu nhập quốc
dân.
Nước ta có nhiều tiềm năng về khí hậu, đất đai, lao động thích hợp cho
sản xuất lúa nước. Tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây, đất sản xuất bị thu
hẹp do sự bùng nổ về dân số diễn ra trên toàn cầu, làm cho dân số tăng nhanh,



2

nhu cầu về xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi khác cũng tăng lên.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, nền công nghiệp cũng phát triển mạnh, đất
nông nghiệp bị chuyển sang đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, nhà
máy cũng tăng lên nhiều.
Với đặc điểm sản xuất của nông hộ ở Cần Thơ nói chung, quận Ô Môn
nói riêng có diện tích đất phần lớn dưới 1ha nên mô hình sản xuất lúa - màu là
mô hình phổ biến tại các phường của quận Ô Môn. Do đó, mô hình sản xuất
lúa: 2 vụ lúa - 1 vụ màu và 3 vụ lúa được chọn làm mô hình nghiên cứu.
Quận Ô Môn được xem là một quận có diện tích đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp nên nhận thức được việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản
xuất nông nghiệp là hết sức quan trọng. Thế nên, việc lựa chọn mô hình sản
xuất lúa nào tối ưu nhất nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao năng suất và
hiệu quả kinh tế trên một diện tích sản xuất lúa ở địa phương góp phần thúc
đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020 tại địa phương là rất cấp thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, em tiến hành thực hiện đề tài “So
sánh hiệu quả tài chính các mô hình sản xuất lúa tại quận Ô Môn, thành
phố Cần Thơ ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu tổng quát:
- Trên cơ sở phân tích hiệu quả tài chính các mô hình sản xuất lúa của
các nông hộ, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các mô hình
sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
- Phân tích thực trạng và hiệu quả tài chính giữa các mô hình sản xuất
lúa;



3

- So sánh hiệu quả tài chính giữa các mô hình sản xuất lúa;
- Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các mô
hình sản xuất lúa;
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các mô hình sản xuất lúa tại quận
Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất lúa tại quận Ô Môn, thành phố
Cần Thơ.
- Đối tượng khảo sát là các hộ nông dân sản xuất lúa và màu trên địa
bàn quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
b) Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn về nội dung:
- Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đi sâu phân tích và so sánh hiệu
quả tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình sản
xuất: 2 vụ lúa - 1 vụ màu, 3 vụ lúa. Các yếu tố liên quan đến tình hình sản
xuất nhằm giúp người nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn để có thể đưa ra
những giải pháp phù hợp.
+ Giới hạn vùng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được tiến hành thu thập số liệu sơ cấp tại 4 phường
của quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ (phường Long Hưng, Thới Hưng,
Trường Lạc và Châu Văn Liêm) là những phường có diện tích có mô hình sản
xuất lúa lớn trong quận, số liệu được ghi nhận từ tháng 01/2013 - 09/2014.
+ Phạm vi về thời gian:
- Luận văn được thực hiện và hoàn thành từ tháng 09/2014 đến tháng
06/2015.



4

Thông tin sử dụng trong luận văn bao gồm thông tin sơ cấp và thứ cấp.
- Thông tin thứ cấp là số liệu từ năm 2012 đến 2014;
- Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua cuộc điều tra bằng bảng câu
hỏi đã chuẩn bị sẵn đối với các hộ trồng lúa theo tùng vụ mùa như: Đông
Xuân, Hè Thu và Thu Đông.
4. Nội dung nghiên cứu
- Hiệu quả kinh tế (hiệu quả tài chính) hay tương quan giữa doanh thu,
chi phí và lợi nhuận để làm rõ thực trạng của việc sản xuất lúa, xác định được
mô hình nào hiệu quả hơn. Đề tài nghiên cứu mô hình: (1) 2 lúa - 1 màu; (2)
chuyên canh lúa (3 lúa).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất
lúa.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng mô hình sản xuất lúa.
* Giả thuyết cần kiểm định
- Khi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài đặt ra giả thuyết sau:
+ Không có sự khác biệt ý nghĩa về hiệu quả sản xuất giữa các mô hình
sản xuất lúa tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
+ Không có sự khác biệt ý nghĩa về việc sử dụng hiệu quả nguồn lực
giữa các mô hình trên.
- Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài đặt ra 4 câu hỏi để làm cơ sở cho nội dung nghiên cứu:
- Câu hỏi 1: Thực trạng sản xuất lúa trong những năm gần đây như thế
nào?
- Câu hỏi 2: Giữa các mô hình sản xuất lúa thì mô hình nào mang lại
hiệu quả tài chính cao hơn cho người sản xuất?
- Câu hỏi 3: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng mở

rộng sản xuất của người trồng lúa?


5

- Câu hỏi 4: Các giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả tài chính cho
người sản xuất lúa tại địa bàn quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ ?
5. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu được về hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất 2 lúa - 1 màu
và chuyên canh 3 lúa tại Ô Môn, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị cho
người dân, cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của
người nông dân.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần phụ lục thì bố cục chính của luận văn được chia như sau:
- Phần mở đầu: Giới thiệu sự cần thiết và tầm quan trọng của đề tài; mục
tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, tình hình các
nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Trình bày kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả tài chính của các mô hình sản xuất lúa tại quận Ô Môn, thành
phố Cần Thơ.
- Phần kết: kết luận và các kiến nghị


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia
súc, tơ sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng
chính và chăn nuôi gia súc, gia cầm…. Nông nghiệp là một ngành kinh tế
quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây
khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền
kinh tế. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế,
xã hội mà còn gắn liền với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp là tập hợp các
phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau
thu hoạch…
Trong nông nghiệp có hai loại chính: thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần
nông tức là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có sự
cơ giới hóa trong sản xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia
đình của mỗi người nông dân; thứ hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu nông
nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong
quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào
mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu.
Ngày nay, nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền
thống, nó không những tạo ra các sản phẩm lương thực, thực phẩm phục vụ
cho con người mà còn tạo ra các loại khác như: sợi dệt, chất đốt, cây cảnh,
sinh vật cảnh, chất hóa học, lai tạo giống…


7

1.1.1.2. Đặc điểm
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối tượng
của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng và vật nuôi. Trong sản xuất

nông nghiệp, sự hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất có tính thời vụ.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính
khu vực.
1.1.2. Khái niệm về hộ, kinh tế nông hộ đặc điểm kinh tế hộ
1.1.2.1. Khái niệm về hộ
Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung
và có chung một ngân quỹ. Hay nói khác hơn, hộ sản xuất là hình thức liên
kết giữa các thành viên của nó thông qua hình thức sống chung, sở hữu
chung, hoạt động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sản và thành quả
sản xuất của hộ gia đình.
Hộ có những đặc trưng riêng biệt, không giống như là các đơn vị kinh
tế khác, do đó có thể thấy rằng: nông hộ là một đơn vị kinh doanh xã hội khá
đặc biệt.
Trong cấu trúc nội tại, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích
thực của hộ. Do đó hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử
dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi,
phân phối và sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó, hộ có thể
cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được.
1.1.2.2. Khái niệm về kinh tế nông hộ
- Việt Nam hiện nay có dân số 90 triệu dân, trên 70% dân số sinh sống
ở nông thôn và đại bộ phận còn sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc. Trong
điều kiện đó, hộ được khái niệm như sau:
"Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ
chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu


8

dùng"[24]. Với tư cách là đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều góc độ:
- Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực,

vốn.
- Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề,
vùng, lãnh thổ…
- Trình độ phát triển kinh tế của hộ.
- Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ.
- Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ
nông dân, trong đó:
+ Hầu hết hộ gia đình ở nông thôn là những người gắn bó ruột thịt, có
cùng huyết thống, chủ hộ thường là những ông, bà, cha, mẹ… và các thành
viên trong gia đình là con cháu.
+ Còn hộ nông dân (bao gồm các hộ sản xuất nông - lâm - nghiệp)
trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam được hiểu là một gia đình (từ một đến
nhiều người) có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm có chủ hộ và
những người cùng sống trong hộ gia đình ấy.
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt về
tài sản, những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và
trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều phải có
nghĩa vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có
trách nhiệm đối với kết quả sản xuất được. Nếu sản xuất đạt kết quả cao, sản
phẩm thu được người chủ hộ phân phối trước hết nhằm bù đắp cho chi phí đã
bỏ ra, làm nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp luật, phần thu nhập
còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của gia đình và tái
sản xuất. Nếu kết quả sản xuất không khả quan người chủ hộ chịu trách
nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm là các thành viên trong gia đình.


9

1.1.2.3. Đặc điểm của kinh tế nông hộ
- Kinh tế hộ có những đặc trưng riêng biệt với quá trình tiến triển của

hộ qua các giai đoạn lịch sử. Cũng do những đặc trưng riêng biệt này của nó
mà có thể cho rằng hộ là đơn vị kinh tế xã hội đặc biệt.
- Hộ mang tính huyết tộc. Các thành viên huyết tộc của hộ là chủ thể
đích thực của hộ và đã tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản
lý, sử dụng các yếu tố sản xuất.
- Hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và
trách nhiệm, đều có ý thức tự giác đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ,
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên.
- Đặc trưng nổi bật của các hộ ở nước ta là có quy mô canh tác rất nhỏ
bé và quy mô canh tác của hộ có xu hướng giảm dần do việc gia tăng dân số,
xu hướng lấy đất đai nông nghiệp để phát triển các ngành công nghiệp, giao
thông, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp, bản thân nông nghiệp muốn
phát triển cũng phải lấy đất để xây dựng các kết cấu hạ tầng của nông nghiệp.
- Quá trình tổ chức lao động là do hộ tổ chức, công việc đồng áng hộ
sử dụng nhân công gia đình là chủ yếu. Lao động gia đình này không được
xem là hình thái hàng hóa. Hiện nay, tình trạng thuê mướn nhân công lao
động đã xuất hiện ở mức độ khác nhau của sản xuất hàng hóa. Thị trường lao
động nông thôn cũng ra đời. Có những vùng bộ phận lao động coi làm thuê
như một phương thức kiếm sống.
- Cơ cấu lao động nông hộ bao gồm: lao động nông nghiệp, lao động
bán nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Cơ cấu này khác nhau giữa
các hộ, các địa bàn, các vùng tùy theo điều kiện cụ thể của chúng. Một đặc
điểm khác nữa là khả năng tích tụ tập trung vốn của đại bộ phận nông dân là
thấp, các hộ sản xuất trong điều kiện thiếu vốn nghiêm trọng. Theo vào đó,
chu kỳ sản xuất nông nghiệp kéo dài nên vốn chu chuyển chậm, bởi thế tạo


10

nên sự căng thẳng về vốn, trong khi nền nông nghiệp còn yếu ớt, kỹ thuật sản

xuất mang tính truyền thống, quy mô canh tác nhỏ đã dẫn đến tình trạng thu
nhập của đại bộ phận là thấp.
1.1.3. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là việc sử dụng nguồn nhân lực để biến đổi những nguồn lực
vật chất và tài chính trở thành của cải và dịch vụ. Là các hộ có phương tiện
sống dựa trên ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất,
nằm trong kinh tế lớn về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia vào thị
trường hoạt động với trình độ hoàn chỉnh không cao.
- Mô hình sản xuất: theo nghĩa hẹp trong phạm vi đề tài nghiên cứu, mô
hình là hệ thống sản xuất nông nghiệp được tính bằng các vụ mùa trong năm,
điển hình như: 2 vụ lúa - 1 vụ màu và 3 vụ lúa.
1.1.4. Nguồn lực sản xuất
- Lao động: là tất cả những người trong gia đình có khả năng lao động và
sẵn sàng tham gia lao động sản xuất sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để cung
cấp cho gia đình và xã hội. Lao động gia đình của hộ nông dân gồm những
người trong độ tuổi lao động và cả những người ngoài độ tuổi lao động có thể
tham gia lao động khi cần thiết. Lao động gia đình không loại trừ lao động đổi
công, lao động thuê mướn hoặc đi làm thuê vào thời vụ lao động như thời
điểm làm đất, thu hoạch. Vậy lao động gia đình là nguồn nhân lực được các
thành viên trong hộ sử dụng trong các mô hình sản xuất lúa thể hiện bằng
ngày công lao động (8 giờ/ngày).
- Lao động chính: số lượng thành viên trong gia đình hộ nông dân từ 16
đến 60 tuổi.
- Diện tích đất trồng lúa: Diện tích đất dùng để sản xuất lúa, đơn vị tính
là héc ta (ha).


11

- Chi phí sản xuất: tổng đầu tư dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật, thuê lao

động trên cánh đồng lúa, màu được biểu hiện bằng tiền (đồng).
- Số tiền tín dụng: số tiền mà người nông dân vay mượn từ những nguồn
chính thức và không chính thức.
1.1.5. Cơ sở lý luận về hiệu quả
Hiệu quả là sử dụng tối ưu về mặt kinh tế và tập hợp các nguồn lực để
đạt được mức phúc lợi về mặt vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của xã
hội theo tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định.
Hiệu quả theo nghĩa phổ thông, đó là: “kết quả theo yêu cầu của việc làm
mang lại hiệu quả”[22].
1.1.6. Phân loại hiệu quả
-Hiệu quả tài chính: Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc
độ cá nhân, tất cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường. Hiệu quả tài
chính trong nông nghiệp được tính như sau:
Hiệu quả tài chính trên 1 đơn vị diện tích = Doanh thu trên 1 đơn vị diện
tích - Tổng chi phí sản xuất trên 1 đơn vị diện tích. Trong đó:
+ Doanh thu trên 1 đơn vị diện tích = Giá bán sản phẩm x Sản lượng trên
1 đơn vị diện tích canh tác.
-Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất,
liên quan trực tiếp đến nền kinh tế hàng hóa và với tất cả các phạm trù, các
quy luật kinh tế khác. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của
sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật
chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc
điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất


12


không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao
động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, chúng sinh trưởng,
phát triển, diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định, và chúng chịu ảnh
hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con
người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt
hơn theo quy luật sinh vật, chứ không thể thay thế theo ý muốn chủ quan
được.
Hiệu quả kinh tế là hiệu quả trên góc độ xã hội, tất cả các chi phí và lợi
ích đều tính theo giá kinh tế hay giá mờ bao gồm cả chi phí hay lợi ích mà dự
án hay chương trình tác động vào môi trường.
- Hiệu quả kỹ thuật: là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một
lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một
lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định.
- Hiệu quả sản xuất: Được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất
kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:
Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí
sản xuất trên một đơn vị diện tích
Trong đó:
Thu nhập trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn vị
diện tích
Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí chuẩn bị đất; chi phí giống; chi phí
gieo sạ, cấy; chi phí phân bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí
chăm sóc; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí vận chuyển trong sản xuất;
chi phí thuê đất; chi phí lãi vay; chi phí thuế; chi phí thu hoạch…


13


1.1.7. Thông tin nông hộ
- Nhân khẩu: chỉ số lượng thành viên sống và sinh hoạt chung trong một
gia đình.
- Độ tuổi: chính là tuổi của chủ hộ, được tính theo năm.
- Trình độ học vấn: là trình độ học vấn cao nhất mà chủ hộ và các thành
viên trong hộ đã hoàn thành các lớp học, tính theo năm.
- Kinh nghiệm sản xuất: là số năm của chủ hộ đã có kinh nghiệm trong
sản xuất lúa, màu.
1.1.8. Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển ngày nay
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của
nông nghiệp và nông thôn. Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau
chặt chẽ trước tiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết
thống, ngoài ra còn do huyết thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm
lý đạo đức gia đình, dòng họ. Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn bó
với nhau trên mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối, mà
cốt lõi của nó là quan hệ lợi ích kinh tế. Các thành viên trong nông hộ có cùng
mục đích và cùng lợi ích chung là làm cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày
càng giàu có. Trong mỗi nông hộ thường bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ
chức việc hiệp tác và phân công lao động trong gia đình, vừa là người lao
động trực tiếp. Các thành viên trong hộ cùng lao động, gần gũi nhau về khả
năng, trình độ, tình hình và hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân
công và hợp tác lao động một cách hợp lý.
Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có
vai trò hết sức quan trọng. Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao phần lớn nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của
chính chủ nông trại và các thành viên trong gia đình. Động lực lớn nhất thúc
đẩy sản xuất ở nông trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia


14


đình. Ở Việt Nam, kinh tế nông hộ mặc dù còn quy mô sản xuất nhỏ và phân
tán nhưng có vai trò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế
nông hộ đã cung cấp cho xã hội rất nhiều sản phẩm quan trọng góp phần tăng
nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu góp
phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm ở nông
thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và
cải thiện đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng và
Nhà nước ta cũng như nhân dân. Nhằm để tăng thêm thu nhập cho người dân,
làm cho nông thôn ngày càng giàu đẹp, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn và cũng góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất
nước.
1.1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các mô hình
trên địa bàn nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên: Trong những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
thông thường nhân tố đầu tiên mà người ta phải kể đến đó là đất đai, các tiêu
thức của đất đai cần được phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó
khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tuy đất đai được xem xét trước nhưng mức
độ ảnh hưởng của nó không mang tính quyết định bằng khí hậu thông qua các
thông số như độ ẩm, lượng mưa bình quân, ánh sáng, đều phải được phân tích
đánh giá. Ngoài đất đai và khí hậu ra còn phải kể đến nguồn nước hoặc khả
năng đưa nước từ nơi khác tới vùng sản xuất, nơi chúng ta đang xem xét.
- Điều kiện kinh tế, xã hội: Đặc điểm dân cư, trình độ cũng ảnh hưởng
đến việc sản xuất lúa. Giá cả cũng là nhân tố tác động đến người nông dân sản
xuất, chi phí cho sản xuất: khi chi phí lên quá cao mà người nông dân không


15


có vốn để đầu tư cho sản xuất cũng buộc họ phải thu hẹp qui mô sản xuất. Khi
thu hẹp qui mô thì họ sẽ có vốn để đầu tư cho chất lượng nông sản.
- Điều kiện sinh học, kỹ thuật:
+ Giống: Là yếu tố trực tiếp quyết định năng suất và sản lượng của cây
lúa. Nếu giống tốt phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, có khả năng chống
chịu sâu bệnh, có năng suất cao kết hợp việc chăm sóc hợp lý thì sẽ nâng cao
sản lượng của lúa.
+ Kỹ thuật: Nhằm nâng cao sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi không ngừng
áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cũng như phát triển
quy trình công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm…
+ Phân: Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây trồng.
+ Thuốc BVTV: Phòng chống sâu bệnh có hiệu quả nhanh và ít tốn công,
người ta thường dùng các thuôc hóa học cho cây trồng. Chi phí để phòng trừ
bệnh cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí.


16

1.1.10. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính các mô hình sản xuất
lúa
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp.
+ Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
+ Tỉ suất lợi nhuận (LN/CP): là tỷ số được tính bằng cách lấy lợi nhuận
chia cho chi phí. Tỷ số này thể hiện phần trăm đồng vốn đầu tư của nông hộ.
+ Thu

nhập trên ngày công lao động = Thu nhập/Ngày công lao động

Tỷ số này cho biết cứ một ngày công lao động bỏ ra thì người nông dân

sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập.
+ ROE (lợi nhuận trên vốn tự có) = Lợi nhuận/Vốn tự có
+ ROS (lợi nhuận trên doanh thu) = Lợi nhuận/doanh thu
+ ROA (lợi nhuận trên tài sản) = Lợi nhuận/Tổng tài sản
- Thu nhập trên doanh thu:
Thu nhập trên doanh thu = Thu nhập/Doanh thu
Tỷ số này cho biết trong một đồng doanh thu mà người nông dân thu
được thì sẽ có bao nhiêu đồng thu nhập.
- Doanh thu trên chi phí:
Doanh thu trên chi phí = Doanh thu/Chi phí
Tỷ số này cho biết một đồng chi phí mà người nông dân bỏ ra để sản
xuất lúa sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu.
- Doanh thu
Doanh thu là tổng các khoản thu của hộ nông dân từ hoạt động sản xuất
lúa, lúa - màu và tiêu thụ sản phẩm
Doanh thu = Sản lượng * giá bán
- Chi phí
Chi phí là sự hao phí được thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh
với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết quả kinh doanh


17

nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của hộ nông dân
nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận từ sản xuất lúa
và hoa màu.
Chi phí sản xuất lúa là tất cả các chi phí bỏ ra để thu được những sản
phẩm từ lúa. Trong sản xuất lúa có các chi phí sau: chi phí cải tạo đất, cây
giống, chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, chi phí máy móc, điện
nước, nhân công, thiết bị, dụng cụ và các khoản chi phí khác.

Các yếu tố về chi phí phát sinh bao gồm các loại chi phí sau: Chi phí đầu
tư ban đầu bao gồm: chi phí chuẩn bị đất đai và chi phí những tháng đầu khi
cây lúa chưa ra bông, cây màu chưa cho trái và tôm chưa trưởng thành: chi
phí vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng cây, thuốc trừ
cỏ, trừ nấm bệnh); chi phí lao động, chi phí nhiên liệu, khấu hao máy móc
thiết bị. Chi phí đầu tư ban đầu được chia cho số tháng thu hoạch vì thế chi
phí này cố định ở các tháng còn gọi là định phí. Ngoài ra, trong những tháng
thu hoạch lúa, màu và tôm phát sinh thêm những chi phí về phân bón, chăm
sóc, thu hoạch…và chi phí biến đổi từng tháng gọi là biến phí.
Định phí (chi phí những tháng đầu của cây và cin chưa thu hoạch):
+ Chi phí chuẩn bị đất: Bao gồm chi phí để cải tạo đất, làm tơi xốp đất,
đào mương dẫn nước, lên liếp, đắp mô, làm thủy lợi, chi phí cây giống.
+ Chi phí nhiên liệu.
+ Khấu hao máy móc thiết bị.
+ Chi phí vật tư nông nghiệp bao gồm: Chi phí phân bón, thuốc trừ biện,
thuốc dưỡng cây, thuốc trừ cỏ.
+ Chi phí lao động (trồng cây, tưới nước, bón phân, làm cỏ, bồi bùn, tỉa
cành,…) chi phí lao động là số tiền mà nông hộ bỏ ra để thuê mướn lao động.
Chi phí lao động được tính bằng cách lấy đơn giá lao động nhân với số ngày
công.


18

+ Chi phí nhiên liệu: Đơn giá nhiên liệu x số lượng.
- Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh, đây
chính là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí.
Lợi nhuận = Doanh thu - chi phí
1.2. Lƣợc khảo tài liệu nghiên cứu có liên quan

Mai Văn Nam (2004) - “ Phân tích lợi thế so sánh lúa và heo tại Đồng
bằng Sông Cửu Long” phương pháp phân tích lợi thế cạnh tranh, hàm Probit
được sử dụng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đề tài khẳng định là lúa và sản
phẩm heo ở Đồng bằng Sông Cửu Long có lợi thế cạnh tranh cao so với các
vùng khác.
Hà Vũ Sơn và Dƣơng Ngọc Thành (2014) đăng trên Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ số 33 với nghiên cứu: “So sánh hiệu quả tài chính
giữa mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình không Ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long”. Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật (ƯDTBKT) và mô hình không ƯDTBKT trong sản xuất lúa của
nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu phục vụ nghiên cứu
được thu thập từ 750 nông hộ sản xuất lúa thuộc các tỉnh khu vực ĐBSCL.
Ứng dụng phương pháp các tỷ số tài chính và kiểm định trung bình giữa hai
tổng thể độc lập, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình sản xuất lúa có
ƯDTBKT đạt hiệu quả tài chính cao hơn so với mô hình không ƯDTBKT.
Các chỉ tiêu như: tổng chi phí, năng suất, doanh thu và lợi nhuận của mô hình
sản xuất có ƯDTBKT đều cao hơn mô hình không ƯDTBKT. Đây là cơ sở
quan trọng để các địa phương đẩy mạnh công tác ƯDTBKT trong sản xuất
lúa, góp phần tăng năng suất, tăng lợi nhuận, nâng cao thu nhập và cải thiện
đời sống cho nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL. Bên cạnh kết quả phân tích,


19

nghiên cứu còn đề xuất một số kiến nghị đối với các đối tượng liên quan trong
sản xuất lúa của vùng nhằm nâng cao hiệu quả ƯDTBKT trong họat động
canh tác của nông hộ. Các kiến nghị hướng đến các đối tượng bao gồm: nông
hộ, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành, các tổ chức viện,
trường.

La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam (2015) đăng trên Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ số 36 với nghiên cứu: “Phân tích hiệu
quả tài chính của hộ sản xuất lúa theo mô hình liên kết với doanh nghiệp ở
tỉnh An Giang”. Nghiên cứu này tập trung phân tích, so sánh các chỉ tiêu tài
chính của nông hộ tham gia mô hình liên kết và không tham gia mô hình liên
kết giữa nông hộ sản xuất lúa và doanh nghiệp ở tỉnh An Giang. Phương pháp
kiểm định tham số trung bình hai mẫu độc lập được sử dụng để kiểm tra sự
khác biệt về hiệu quả tài chính giữa nhóm nông hộ tham gia và không tham
gia mô hình liên kết với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê
mô tả, phân tích tần số được sử dụng để đánh giá thực trạng sản xuất lúa của
nông hộ. Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực
tiếp các nông hộ tham gia canh tác lúa với phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Số nông hộ được phỏng vấn là 338 nông hộ thuộc 4 huyện Chợ Mới, Châu
Thành, Châu Phú, Tịnh Biên, trong đó có 126 hộ tham gia liên kết với doanh
nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc nông hộ tham gia mô hình liên kết
với doanh nghiệp đem lại hiệu quả tài chính cao hơn so với nông hộ không
tham gia mô hình liên kết với doanh nghiệp, giúp giảm chi phí và tăng lợi
nhuận đồng thời còn giúp nông dân sản xuất tốt hơn và an toàn hơn. Đó là cơ
sở để nông hộ tham gia mô hình liên kết với doanh nghiệp để nâng cao hiệu
quả canh tác trong sản xuất lúa.
Phạm Lê Thông (2010), Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học
Cần Thơ với nghiên cứu: “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và thương


20

hiệu lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long”. Trong bài nghiên cứu này, hiệu
quả kỹ thuật và kinh tế được ước lượng từ hàm sản xuất và lợi nhuận biên
ngẫu nhiên Cobb-Douglas, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 477 nông
hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất trung

bình của các nông hộ trong vụ Đông Xuân là 7,2 tấn lúa/ha và các nông hộ có
thể thu lãi khoảng 20 triệu đồng/ha (không tính chi phí lao động gia đình).
Mức hiệu quả kỹ thuật và kinh tế đạt được lần lượt là 85% và 72%. Phần kém
hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát khoảng 1,2 tấn lúa/ha và
3,2 triệu đồng/ha. Có sự chênh lệch lớn trong năng suất cũng như hiệu quả
giữa các nông hộ do kỹ thuật không đồng bộ và khả năng lựa chọn đầu vào tối
ưu khác biệt. Kết quả này cho thấy tiềm năng lớn để nông dân cải thiện năng
suất của mình nếu cải thiện kỹ thuật và khả năng nắm bắt và lựa chọn đầu vào
tối ưu tương ứng với giá cả. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc tham gia
tập huấn kỹ thuật của nông dân sẽ giúp cải thiện đáng kể năng suất và lợi
nhuận đạt được.
Nguyễn Quang Diệp (2005), đã so sánh hiệu quả kinh tế mô hình luân
canh lúa mè với mô hình lúa 2 vụ ở Nông trường Sông Hậu - Tp. Cần Thơ.
Đề tài trên tác giả đã cho thấy được giữa 2 mô hình luân canh lúa mè với mô
hình lúa 2 vụ thì mô hình luân canh lúa mè đạt được năng suất cao và cũng
mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nông hộ.
Hà Văn Sơn, Nguyễn Văn Sánh, Trần Văn Sáu và ctv … (1999)- “
Báo cáo kết quả điều tra mô hình canh tác lúa - tôm ở ấp Cái Côn và Mang
Cá, xã Đại Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”. Kết quả nghiên cứu ở
4 mô hình: lúa Hè Thu - lúa Đông Xuân, lúa Hè Thu - lúa Mùa, tôm + lúa Hè
Thu - tôm + lúa Đông Xuân, tôm + lúa Hè Thu - tôm + lúa Mùa cho thấy lợi
nhuận và tỷ suất doanh thu của nông dân trong mô hình canh tác tôm + lúa Hè


21

Thu - tôm + lúa Mùa đạt năng suất cao hơn 3 mô hình còn lại (khoảng 10 tấn
lúa/ha/năm).
Theo kết quả nghiên cứu của Tiêu Thị Diễm (2007) với đề tài “Phân
tích hiệu quả sản xuất của hai mô hình canh tác lúa 2 vụ và Lúa-Tôm” tại

huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, cho thấy cơ cấu chi phí của sản xuất lúa
phần lớn tập trung vào phân bón và thu hoạch, do đó nếu nhà nước áp dụng
các chính sách kiềm chế giá phân bón thì sẽ giúp người nông dân cải thiện
cuộc sống. Ngoài ra, nếu có cơ giới hóa khâu thu hoạch cũng làm giảm đáng
kể chi phí sản xuất. So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình cho thấy mô
hình 2 vụ lúa mặc dù cho tỷ suất lợi nhuận (1,87 đồng lợi nhuận/đồng vốn)
thấp hơn mô hình Lúa-Tôm (2,29 đồng lợi nhuận/đồng vốn), nhưng chi phí
sản xuất thấp hơn, và cần ít lao động gia đình (90 ngày) hơn, do đó phù hợp
cho các hộ nông dân ít vốn và ít nhân lực hoặc các hộ có điều kiện làm các
nghề phi nông nghiệp. Nếu có đủ vốn đầu tư thì áp dụng mô hình Lúa-Tôm sẽ
mang lại lợi nhuận cao hơn mô hình 2 vụ lúa. Hiệu quả sử dụng đồng vốn của
mô hình này (BCR=2,29) cao gấp 1,5 lần so với mô hình 2 vụ lúa. Đây là mô
hình sản xuất sử dụng nhiều lao động nên phù hợp cho các gia đình đông con
và có thời gian nhàn rỗi trong mùa khô. Một nghiên cứu về mô hình canh tác
Lúa-Tôm của Thành & ctv (2011) thực hiện, kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng hệ thống canh tác Tôm-Lúa đã đạt được khoảng 182 kg tôm/ha/năm và
khoảng 850 kg lúa/ha/năm, trong đó, chi phí nuôi tôm chí 75% tổng chi phí
toàn hệ thống nhưng lợi nhuận chiếm khoảng 97% tổng lợi nhuận của toàn hệ
thống. Một kết quả sản xuất ở tỉnh Cà Mau cho thấy, nuôi tôm không luân
canh với lúa mỗi năm đạt 250-400 kg tôm; có luân canh với lúa, đạt 300-500
kg tôm với tiền lời 50 triệu đồng; lại thu thêm được khoảng 3,5 tấn lúa với
đầu tư thấp. Giống lúa dùng trong sản xuất thường là một bụi đỏ, trắng tròn,


22

tép hành, trái mây... và các giống mới ngắn ngày như OM1490, AS996,
OM576, OM2717...(Nguyễn Văn Luật, 2012).
Theo Brennan & ctv (2002), mô hình Lúa -Tôm đã hạn chế được những
tác động tiêu cực của việc nuôi tôm thâm canh. Do đó, mô hình canh tác

Tôm-Lúa được xem là mô hình canh tác sinh thái bền vững trong nuôi tôm.
Trong nghiên cứu Towards sustainability of integrated rice-shrimp farming
system in the Mekong Delta, Vietnam của Dũng và Sánh (2010) cũng đã
chứng minh hệ thống Lúa-Tôm đã mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và
xã hội về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các hệ thống canh tác kết hợp như Lúa-Cá,
Lúa-Màu, Lúa-Tôm, vườn - ao - chuồng (biogas) là những hệ thống canh tác
thích hợp và phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
hiện nay (Thanh, 2002; Nhan et al., 2003). Cùng nhận định trên, theo nghiên
cứu của Nguyễn Hữu Kiệt (2008) mô hình Lúa-Tôm đòi hỏi vốn đầu tư ít và
mang tính bền vững. Vì ruộng lúa vốn giàu thức ăn tự nhiên, sau khi thu
hoạch thì gốc rạ, rễ lúa, hạt lúa rơi vãi cùng với dinh dưỡng đã tạo nên nguồn
thức ăn phong phú trên đồng ruộng. Ngoài lợi ích về kinh tế, mô hình LúaTôm kết hợp còn có lợi về mặt môi trường và xã hội. Mô hình Lúa-Tôm, sau
mỗi vụ tôm sẽ giúp bồi đấp chất dinh dưỡng cho vụ lúa được tốt hơn, do
dưỡng chất hữu cơ từ thức ăn tôm lắng đọng đáy ao, đồng thời sau mỗi vụ lúa
môi trường nuôi tôm cũng sẽ tốt hơn, là môi trường bền vững, đem lại hiệu
quả cao, có thể nhân rộng ra nhiều địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống cho bà con nông dân (Nguyễn Bảo Vệ và ctv, 2005).
Wilder & Phƣơng (2002) cũng đã tìm ra từ nghiên cứu The status of
aquaculture in the Mekong Delta Region of Vietnam: Sustainable production
and combine farming system rằng mô hình Tôm-Lúa là mô hình bền vững và


23

là mô hình phù hợp nhất cho các nông dân tại vùng ven biển cả về nguồn lực
lẫn trình độ kỹ thuật.
Phương thức trồng lúa trong mùa mưa, rồi sử dụng ruộng lúa để nuôi
tôm sú mùa khô, nông dân đã tạo ra nguồn thu nhập mới mà trước đây không
thể có được trong mùa khô. Thực tế cho thấy mô hình Lúa-Tôm là mô hình có

tính hỗ trợ lẫn nhau và là mô hình canh tác phù hợp trong điều kiện biến đổi
khí hậu, nước biển dâng và mặn xâm nhập sâu hiện nay. Sau khi nuôi tôm đất
trở nên màu mỡ hơn (giảm được phèn), cây lúa phát triển mạnh, giảm được
chi phí phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật. Ngược lại, đất được canh
tác qua một vụ lúa thì khi thả nuôi tôm mau lớn, ít gặp rủi ro về dịch bệnh hơn
nhiều so với ao thả nuôi nối vụ. (Đỗ Thị Huyền Trang, 2011).
Nhiều nghiên cứu cho thấy nuôi tôm kết hợp với trồng lúa có thu nhập
cao hơn so với độc canh cây lúa hay chỉ nuôi tôm trong cùng điều kiện canh
tác (Trần Thanh Bé và Lê Cảnh Dũng, 1997; Thanh, 2002). Ngoài ra, theo
nghiên cứa của Thanh (2002) cho thấy năng suất lúa trong mô hình Lúa-Tôm
đạt 4,3 tấn/ha cao hơn so với độc canh cây lúa chỉ 3,9 tấn/ha; năng suất tôm
trong mô hình kết hợp cũng cao hơn so với chuyên tôm (346 kg/ha so với 274
kg/ha). Kết quả lợi nhuận từ mô hình Lúa-Tôm (10,5 triệu đồng/ha) cao hơn
so với các mô hình chỉ chuyên lúa (4 triệu đồng/ha) hoặc tôm (8 triệu
đồng/ha). Ngoài lợi ích về kinh tế, mô hình lúa tôm kết hợp còn có lợi thế về
môi trường và xã hội. Nông dân trồng lúa độc canh có khuynh hướng sử dụng
thuốc BVTV và phân bón nhiều hơn; chẳng hạn, trong vùng sản xuất lúa độc
canh có từ 40-60% nông dân sử dụng thuốc trừ sâu rầy trong khi đó con số
này chỉ 2-5% ở vùng Lúa-Tôm kết hợp. Theo kết quả nghiên cứu của Trần
Thanh Bé và Lê Cảnh Dũng (1997), mô hình canh tác Lúa-Tôm kết hợp sử
dụng nhiều lao động hơn các mô hình độc canh nhờ đó cũng góp phần giải
quyết công ăn việc làm vùng nông thôn ven biển khu vực ĐBSCL. Đánh giá


24

chi tiết về tính bền vững của hệ thống canh tác Lúa-Tôm, theo Hoàng (2005)
thực hiện so sánh tính bền vững của ba mô hình canh tác (Lúa-Tôm, lúa 2 vụ
và nuôi tôm quảng canh) phổ biến tại vùng đất phèn Chủ Chí, Bạc Liêu.
Thông qua việc đánh giá bốn tiêu chí: hiệu quả kinh tế, sinh khối, đa dạng

sinh học và khả năng tài tạo tài nguyên. Tác giả kết luận mô hình canh tác
Lúa-Tôm cho thu nhập cao gấp 3 lần mô hình nuôi tôm quảng canh và 2,4 lần
mô hình hai vụ lúa. Đặc biệt trong ba mô hình canh tác trên thì mô hình LúaTôm có tính bền vững cao nhất.
Theo Võ Tòng Xuân (2009), mô hình sản xuất một vụ lúa, một vụ tôm
là hệ thống canh tác mang tính bền vững nhất ở vùng Bán đảo Cà Mau hiện
nay. Mô hình sản xuất này được khẳng định dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa
học của các chuyên gia Australia và Trường Đại học Cần Thơ. Qua khảo sát
thực tế vùng sản xuất chuyên tôm, Lúa-Tôm mới đây tại Cà Mau, Võ Tòng
Xuân cho rằng, trong điều kiện hệ thống thủy lợi chưa được khép kín đồng
bộ, trình độ thâm canh của nông dân còn hạn chế, nền sản xuất còn bấp bênh,
nuôi tôm chuyên canh dễ đưa tới thảm họa dịch bệnh tôm chết. Việc trồng lúa
trên đất nuôi tôm là biện pháp tốt nhất để cải tạo môi trường ruộng nuôi, cân
bằng hệ sinh thái trong đầm nuôi do có sự phân bố hài hòa giữa hệ động và
thực vật. Việc áp dụng hình thức sản xuất luân canh Lúa-Tôm sẽ góp phần
cách ly, hạn chế sự lây lan mầm bệnh từ vụ nuôi tôm này sang vụ nuôi khác
(Đức Toàn st, 2009). Còn nhận định của Nguyễn Anh Tuấn và ctv. (1992)
việc xuất hiện và phát triển theo phương thức tự phát, mô hình canh tác LúaTôm nước mặn vẫn còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của nông dân, họ chưa
được hướng dẫn và trang bị những kiến thức cơ bản của nghề, do đó việc ứng
dụng kỹ thuật vào sản xuất không đáng kể nên năng suất thấp và biến động
lớn.


25

Từ những phương pháp so sánh, phân tích và kết quả nghiên cứu của các
đề tài nêu trên có thể giúp cho nghiên cứu có được phương pháp cũng như nội
dung nhằm mục tiêu đánh giá và ước tính mức hiệu quả tài chính của các mô
hình sản xuất lúa. Từ đó, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và
lợi nhuận của nông hộ. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin cho
việc ra các quyết định hợp lý trong trong sản xuất lúa để tăng hiệu quả đồng

thời tăng thu nhập cho nông hộ.
1.3. Tổng quan về tình hình sản xuất lúa trên thế giới và tại Việt nam
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á.
Ở Châu Á lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của
dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo thống kê của Tổ chức lương nông liên hiệp quốc (FAO, 2011)
cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980.
Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53
triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào
những năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000
ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và
có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ỏ mức 152,9 triệu ha. Từ năm 2005
đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 157,73 triệu ha cao nhất kể từ năm
1995.
Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất không ngừng được cải thiện,
đặc biệt từ sau cuộc Cách mạng Xanh của thế giới vào những năm 1965-1970,
với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày mà tiêu biểu là giống lúa
IR5, IR8. Các giống lúa này có yêu cầu kỹ thuật cao hơn, tạo điều kiện cho
các nước phát triển tăng nhanh sản lượng lúa bằng con đường tăng năng suất
nhờ có điều kiện phát triển hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và đầu tư phân bón,


×