SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG
SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Trình độ chuyên môn: cử nhân Ngữ văn
Chức vụ: giáo viên
Nơi công tác: trường THPT C Nghĩa Hưng
Năm học 2014 - 2015
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1
1. Tên sáng kiến: “RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: bộ môn Ngữ văn
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: từ 9/2014 đến 5/2015
4. Tác giả
Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
Năm sinh: 1980
Nơi thường trú: Nghĩa Hùng, Nghĩa Hưng, Nam Định
Trình độ chuyên môn: cử nhân Ngữ văn
Chức vụ công tác: giáo viên
Đơn vị công tác: trường THPT C Nghĩa Hưng
Điện thoại: 01668081031
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường THPT C Nghĩa Hưng
Địa chỉ: Thị trấn Đông Bình, Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Điều kiện, hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Chương trình giáo dục đã có sự đổi mới theo yêu cầu toàn diện. Học sinh cũng
phải có sự đổi mới về tư duy và sáng tạo trong cách học, cách làm bài kiểm tra, đánh
giá. Bộ môn Ngữ văn lại càng yêu cầu, đòi hỏi học sinh phải sáng tạo, tránh lối học
vẹt, học tủ để khẳng định năng lực của mình.
Mặt khác, trong cấu trúc đề thi kiểm tra, đánh giá học sinh số điểm phần làm
văn nghị luận xã hội chiếm 30% tổng số điểm toàn bài. Chương trình làm văn nghị
luận xã hội chỉ có trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1, hướng dẫn cho học sinh
cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, ý kiến và về hiện tượng đời sống.
Trong khi đó, ngay từ lớp 10 học sinh đã phải làm bài văn nghị luận xã hội. Vì thế học
sinh không nắm vững được các bước làm bài văn nghị luận xã hội theo đúng yêu cầu.
Dẫn đến khi làm bài các em chỉ đạt được từ 1/3 cơ số điểm trở xuống của câu nghị
luận xã hội.
Xuất phát từ thực tế ấy, tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị
luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông” để giúp các em có nắm được kĩ năng
và các bước làm bài một cách chắc chắn để đạt được số điểm cao hơn, nhất là học sinh
lớp 12.
II. Thực trạng
1. Đối tượng khảo nghiệm
Đề tài này được thực hiện đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông, cụ
thể là học sinh khối 11 và 12 với 4 lớp tôi dạy gồm 11A2, 11A10, 12A3, 12A10
của trường trung học phổ thông C Nghĩa Hưng.
2. Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục 2007 do Phan Trọng
Luận làm chủ biên.
Giáo án soạn giảng của giáo viên trong quá trình dạy học.
3
Bài làm của học sinh qua các bài kiểm tra đánh giá ở các kì
3. Thời gian khảo nghiệm
Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015 tại các lớp dạy ở trường trung
học phổ thông C Nghĩa Hưng.
III. Các giải pháp trọng tâm
A. Hình thành cho học sinh kĩ năng nắm vững các bước trong bài làm văn
nghị luận xã hội
I. Các dạng đề nghị luận xã hội
- Nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, ý kiến.
- Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học.
II. Cách làm bài văn nghị luận xã hội
1. Cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, ý kiến.
a. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề đi đến phần nghị luận cần bàn
- Trích dẫn câu nói, ý kiến, tư tưởng trong ngoặc kép
b. Thân bài
- Bước 1: giải thích vấn đề nghị luận: chọn một số từ ngữ quan trọng, chủ chốt để giải
thích sau đó rút ra ý nghĩa của vấn đề.
- Bước 2: phân tích, bình luận, chứng minh vấn đề nghị luận.
+ Khẳng định vấn đề bàn luận đúng hay sai, đồng ý hay không đồng ý.
+ Phân tích, bình luận, chứng minh vấn đề:
/ Chia vế câu nói, ý kiến để bàn luận từng vế (nếu có).
/ Tiến hành bình luận bằng cách đặt ra câu hỏi “Vì sao”, “Tại sao” để trả lời bằng
những lí lẽ, lập luận của người viết sao cho phù hợp với nội dung bàn luận.
/ Lấy dẫn chứng chứng minh cho vấn đề.
- Bước 3: bàn bạc mở rộng
4
/ Dựa vào nội dung bàn luận để đưa ra ý kiến của mình. Nếu vấn đề bàn luận ở trên là
đúng đắn thì người viết đưa ra sự phê phán về những ý kiến, tư tưởng sai lầm trong
cuộc sống.
/ Nếu vấn đề bàn luận là sai, không đúng thì người viết đưa ra ý kiến ca ngợi những
điều đúng đắn trong cuộc sống.
/ Nêu một số dẫn chứng chứng minh cho sự bàn bạc mở rộng của mình.
(Bước 3 đối lập với bước 2 về dẫn chứng chứng minh).
- Bước 4: rút ra bài học kinh nghiệm từ vấn đề bàn luận.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề bàn luận và gợi suy nghĩ ở người đọc.
2. Cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
a. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận để đi đến hiện tượng đời sống cần bàn.
b. Thân bài
- Bước 1: nêu biểu hiện của hiện tượng đời sống cần bàn.
- Bước 2: phân tích, bình luận, chứng minh hiện tượng đời sống.
+ Phân tích nguyên nhân của hiện tượng.
+ Phân tích hiệu quả/hậu quả của hiện tượng.
+ Lấy dẫn chứng để chứng minh.
- Bước 3: bàn bạc mở rộng: nêu giải pháp phát huy/khắc phục.
- Bước 4: rút ra bài học kinh nghiệm và suy nghĩ của người viết.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề bàn luận.
- Gợi mở suy nghĩ ở người đọc.
3. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận văn học.
b. Thân bài
5
* Phân tích vấn đề nghị luận văn học
- Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật, hình tượng – nhân vật văn học….
- Đánh giá vấn đề văn học.
* Tiến hành làm nghị luận vấn đề xã hội từ vấn đề văn học ở trên
- Hs phải xác định vấn đề nghị luận là hiện tượng đời sống hay tư tưởng đạo lí tiến
hành làm nghị luận xã hội theo các bước của từng dạng.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề bàn luận
B. Hình thành cho học sinh kĩ năng biết phân loại dẫn chứng và lấy dẫn chứng
trong bài làm văn nghị luận xã hội
I. Phân loại dẫn chứng
Thông thường có nhiều loại dẫn chứng nhưng tựu chung lại chia làm hai mảng:
dẫn chứng về những việc làm, hành động, tấm gương người tốt cần được ca ngợi và
những việc làm, hành động, con người xấu cần lên án, phê phán.
II. Dẫn chứng về những tấm gương tốt
1. Dẫn chứng về những tấm gương vượt khó, biết vươn lên trên hoàn cảnh
Trước hết, giáo viên hướng dẫn cho các em tích hợp với phần văn học để học
sinh thấy được một số nhà văn, nhà thơ là những tấm gương tiêu biểu cho sự vượt
khó. Nhà văn Macxim Gorki – nhà văn Nga, có một tuổi thơ thiếu thốn tinh cảm của
cả cha lẫn mẹ, ở với ông bà ngoại và phải ra đời kiếm sống khi chưa bước vào tuổi
thanh niên; nhưng với ý chí nghị lực và sự tự học ông đã trở thành nhà văn Nga nổi
tiếng thế kỉ XX với nhiều tác phẩm trong đó bộ ba tự thuật: Thời thơ ấu, Những
trường đại học của tôi và Kiếm sông để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc mọi thế
hệ. Nhà văn Nguyên Hồng sinh ra và lớn lên trong sự thiếu thốn cả tình cảm và vật
chất nhưng ông đã tự vươn lên trên cuộc sống và trở thành nhà văn hiện thực Việt
Nam với nhiều tác phẩm có giá trị đến tận bây giờ như: Thời thơ ấu, Bỉ võ, Cửa
biển….Nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất,
nhân cách, nghị lực…..
6
Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó đạt
thủ khoa kì thi đại học năm 2014 như Võ Thị Thanh Thảo tân sinh viên trường đại học
Khoa học và Xã hội nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ cao 1,03 m nhưng em đã
thi đỗ đại học với tổng 20 điểm. Nguyễn Tấn Phong trú tại thị trấn Hà Lam, Thăng
Bình, Quảng Nam sinh ra trong một gia đình nhà nghèo, bố bỏ đi khi em còn bé, lúc
nào trong nhà cũng thiếu thốn cái ăn, mẹ em mang bệnh trong mình không có tiền để
mua thuốc chữa nhưng Phong đã đạt 29,5 điểm trường Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh và 27 điểm trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh…….
b. Dẫn chứng về những tấm gương tài đức vẹn toàn, thành công trong sự nghiệp
Trước hết, họ là những bậc vĩ nhân của thế giới. Trong chúng ta không ai là
không biết đến vĩ lãnh tụ Hồ Chí Minh, cả cuộc đời đã hi sinh cho tự do của dân tộc
Việt Nam. Các Mác và Ăng ghen, hai vị lãnh tụ của nước Đức đã có nhiều cống hiến
to lớn cho khoa học, triết học, kinh tế và đặc biệt là con đường cách mạng của giai cấp
vô sản. Tư tưởng Mác đã trở thành kim chỉ nam soi đường dẫn lối cho giai cấp vô sản
trên thế giới đấu tranh đòi lại quyền lợi của giai cấp mình. Vị lãnh tụ thiên tài của
nước Nga – Lê nin đã lãnh đạo Xô Viết đánh đuổi phát xít Đức, giành lại độc lập tự
do cho nước Nga Xô Viết.
Những vị tướng tài ba lãnh đạo cả đội quân trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất
nước như Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng tài ba Napôlêông
của nước Pháp……
Những con người sáng ngời phẩm chất, đạo đức vẹn toàn của lịch sử dân tộc
Việt Nam đã trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ con cháu mai sau. Chúng ta vẫn
nhớ thầy giáo Chu Văn An (1292 – 1370) là một nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm
mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào
đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ VX), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng
sớ xin chém 7 tên nịnh thần nhưng không được chấp nhận. Ông treo ấn từ quan về quê
dạy học, viết sách. Ông không vì trò làm quan to mà dựa dẫm, thẳng thắn phê bình
7
những trò thiếu lễ độ. Chu Văn An mãi là tấm gương tốt về lối sống trung thực của tài
đức vẹn toàn.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) làm quan dưới thời Mạc. Khi
làm quan ông dâng sớ chém mười tám tên lộng thần nhưng vua không nghe. Ông bèn
cáo quan về quê ở ẩn, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân
Cư Sĩ. Ông dạy học, học trò có nhiều người nổi tiếng nên ông được đời suy tôn ông là
Tuyết Giang Phu Tử (người thầy sông Tuyết) để ca ngợi về phẩm chất, đạo đức và
tấm lòng của ông.
Nguyễn Trãi, một con người đạo đức vẹn toàn, là quân sư cho Lê Lợi, cùng
nằm gai nếm mật hiến kế cho Lê Lợi đánh đuổi quân Minh. Nhưng cuộc đời của ông
gặp nhiều oan trái. Đặc biệt cái chết đột ngột của vua Lê Thái Tông khiến bọn nịnh
thần khép ông vào tội giết vua, khép vào tội “ tru di tam tộc”. Năm 1464, ông được
vua Lê Thánh Tông minh oan và ban tặng cho ông lời thơ “Lòng Ức Trai sáng tựa sao
Khuê”.
Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều tấm gương về những con người thành công
trong sự nghiệp làm rạng danh cho đất nước như giáo sư Ngô Bảo Châu giành giải
thưởng Fields - giải thưởng cao quý cho những nhà Toán học vào năm 2010. Với giải
thưởng này Ngô Bảo Châu đã đưa đất nước Việt Nam là nước thứ 2 ở châu Á (sau
Nhật Bản) giành giải thưởng cao quý này trên trường quốc tế.
Vận động viên Wushu Nguyễn Thúy Hiền đã giành được những huy chương
vàng cao quý cho thể thao Việt Nam và được Chính phủ tặng thưởng Huân chương
lao động hạng 3 khi mới 14 tuổi. Năm 1996, Thúy Hiền tham gia tại cuộc thi Wushu
châu Á tổ chức ở Philippin, đoạt một huy chương vàng Đao thuật và một huy chương
bạc Trường quyền. Năm 1997, cô lại đạt hai huy chương vàng về Đao thuật và Trường
quyền tại SEAGames 19 tổ chức tại Indonesia; cô lại đạt một huy chương vàng
Thương thuật và hai huy chương bạc Đao thuật, Trường quyền tại giải Wushu thế
giới tổm chức tại Roma, Ý. Với những thành tích ấy, cô lại được Nhà nước tặng
8
thưởng Huân chương Lao động hạng 2 và được bầu là vận động viên xuất sắc nhất
năm 1997.
Những nhà bác học nổi tiếng trên thế giới đã có nhiều cống hiến to lớn cho
Khoa học, Kĩ thuật, nghiên cứu khoa học….như: Men-đen, Acximet, Niu tơn, Đac
uyn, Ê đi xơn, Pitago, Anh xtanh…..
Và mới đây nhất là hình ảnh ông Nguyễn Bá Thanh, người xã Hòa Tiến, Hòa
Vang, Đà Nẵng, nguyên Bí thư thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ
tịch ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, hiện ông là phó Trưởng Ban Thường trực
ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung
ương vừa qua đời vào trưa ngày 12/3/2015. Sự ra đi của ông khiến cho hàng nghìn
người dân Đà Nẵng khóc thương vị lãnh đạo của họ bởi vì ông đã có công lớn đưa
một thành phố Đà Nẵng nhỏ bé, nghèo nàn “lột xác” trở thành một thành phố đô thị
bậc nhất của Việt Nam. Và quan trọng hơn, ông đã đem lại cho người dân nghèo Đà
Nẵng một cuộc sống có chỗ an, chỗ ở, có nơi chữa bệnh, có công việc để làm. Nhắc
đến Nguyễn Bá Thanh người ta không khỏi xúc động bởi tên tuổi của ông gắn liền với
những công trình đổi mới của Thành phố Đà Nẵng. Đó là khu chung cư dành cho
những người đàn bà bất hạnh, nghèo khổ, đơn thân có chỗ ở; Bệnh viện Ung thư Đà
Nẵng dành cho bệnh nhân nghèo-đây là công trình tâm huyết của ông đã đem lại cuộc
sống cho những người nghèo không có tiền chữa bệnh; cây cầu sông Hàn đã đem đến
cho Đà Nẵng sự thay da đổi thịt khiến cả nước ngỡ ngàng. Sự ra đi của ông là một tổn
thất to lớn cho người dân Đà Nẵng – con người của lòng dân – mãi mãi sống trong
lòng dân.
c. Dẫn chứng về tình bạn thân
Chúng ta vẫn còn nhớ những đôi bạn thân khiến người đời ngưỡng mộ viết
thành sách lưu truyền đến tận ngày nay: Nguyễn Khuyến – Dương Khuê, Từ Trĩ - Đồ
Phồn, Bá Nha – Chung Tử Kì, Các Mác – Ăng ghen, Lưu Bình – Dương Lễ….Họ là
những người tri âm, tri kỉ với nhau, sống không vụ lợi, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong
lúc khó khăn hoạn nạn.
9
Và ngày nay, tình bạn ấy của người xưa đã và đang được thế hệ trẻ tiếp nối.
Những người bạn luôn giúp đỡ bạn mình trong khó khăn, bất hạnh, họ là những tấm
gương về tình bạn đẹp. Tình bạn của Đoàn Trường Sinh và bạn Hanh ở Vinh Quang,
Chiêm Hóa, Tuyên Quang là một ví dụ điển hình cho tình yêu thương. Đoàn Trường
Sinh đã 10 năm cõng Hanh vượt qua đèo núi gập ghềnh để đến trường. Tình bạn của
Lê văn Phong và Nguyễn Xuân Tú cùng sinh năm 1998 ở Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ
An; Tú vốn bị liệt hai chân cộng thêm bệnh gù lưng không thể đi lại bình thường như
người khác được. Hàng ngày Phong là người cõng Tú đến trường để học và hiện nay
hai bạn đang là học sinh của trường THPT Nguyễn Đức Mậu. Cô gái Đỗ Thị Hường ở
xã Liên Châu, Yên Lạc, Vĩnh Phúc đã được TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
trao tặng giải thưởng “Sống đẹp” bởi đã mười năm Hường không quản ngại vất vả,
khó khăn để cõng người bạn Nguyễn Thị Ngân bị bại liệt từ nhỏ đến trường và hiện
tại tình bạn ấy vẫn hàng ngày đang được vun đắp bởi cả hai đang là học sinh của
trường THPT Yên Lạc II, Vĩnh Phúc.
d. Dẫn chứng về những tấm gương hi sinh, bảo vệ Tổ quốc; và những tấm gương
đang ngày đêm góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
Trong thời chiến, đất nước chịu cảnh chiến tranh, lầm than bởi gót giày xâm
lược của giặc.
Từ xưa, hình ảnh của cậu thiếu niên Trần Quốc Toản bóp nát quả cam trong tay
mình lúc nào không biết chỉ vì nghĩ đến việc không được đi đánh giặc Nguyên Mông
bởi chưa đủ tuổi khiến cho bao nhiêu người ngưỡng mộ. Một Phạm Ngũ Lão ngồi bên
vệ đường vót tre, chỉ vì mãi nghĩ đến kế sách đánh giặc mà không biết có Hưng Đạo
Đại Vương Trần Quốc Tuấn đi qua, kể cả khi bị quân lính đâm vào đùi chảy máu ông
cũng không hay biết gì. Và sau này ông trở thành một vị tướng tài ba lãnh đạo quân
dân đời Trần đánh đuổi giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi nước Nam.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc, hàng ngàn
tấm gương anh dũng, hi sinh vì tự do, độc lập cùa đất nước. Hình ảnh Lê Văn Tám một thiếu niên yêu nước – đã tẩm xăng vào mình để lao vào kho vũ khí của giặc Pháp
10
đốt hết kho dự trữ vũ khí, anh trở thành ngọn đuốc sống khơi dậy lòng yêu nước cho
thế hệ trẻ Việt Nam. Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi khi bị giặc tử hình anh đã hô to khẩu
hiệu “Nhằm thẳng quân thù, bắn” khiến cho bọn giặc Mĩ khiếp sợ. Hay hình ảnh Phan
Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho quân ta tiến lên đánh vào trận địa của
Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ….
Chú bé Lượm “loắt choắt, cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt, cái đầu
nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo vang, như con chim chích, nhảy trên
đồng vàng” tiêu biểu cho một chú bé hồn nhiên yêu đời. Súng đạn của giặc cũng
không làm mất đi được sự hồn nhiên ấy. Nhưng khi “thư đề thượng khẩn, sợ cho hiểm
nghèo, đồng quê vắng vẻ, lúa trổ đòng đòng, ca lô chú bé, nhấp nhô trên đồng”. Và
Lượm đã hi sinh, nằm xuống vì mảnh đất Tổ quốc thân yêu.
Người con gái miền Nam Võ Thị Sáu đã chết khi mới mười bảy tuổi. Với chị
cái chết không có gì là lo lắng, sợ hãi, ngược lại “đi giữa hai hàng lính, vẫn ung dung
mỉm cười, ngắt một đóa hoa tươi, chị cài lên mái tóc”. Và cái chết của người con gái
ấy là “sông núi vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho mùa hoa lê ki ma nở”.
Và còn hàng triệu, hàng triệu người dân trên đất nước Việt nam đã đổ xương
máu và nước mắt xuống để giành lại sự độc lập, tự do cho đất nước.
Trong cuộc sống đất nước hòa bình ngày hôm nay, mặt trận súng đạn không
còn mà thay vào đó là mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa….Vẫn có nhiều tấm gương
thanh niên, công nhân, bộ đội….đang góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước. Hàng triệu triệu thanh niên hàng năm lên đường nhập ngũ, ngày đêm bảo vệ sự
bình yên cho đất nước. Những anh chiến sĩ công an không quản ngại khó khăn, nằm
gai nếm mật để thực hiện các chuyên án phá các đường dây buôn bán ma túy, trẻ em,
phụ nữ sang nước ngoài.
Và có rất nhiều người thanh niên đang góp sức mình vào công cuộc phát triển
kinh tế bằng những kinh nghiệm làm giàu của họ. Ví dụ: Nguyễn Duy Thiên Anh sinh
năm 1990, quê ở Trảng Bom, Đồng Nai học khoa Công nghệ sinh học Đại học Văn
Lang, Thành phố Hồ Chí Minh. Thiên Anh đã từ chối suất học bổng toàn phần đi du
11
học Pháp để ở lại quê hương làm giàu bằng việc nuôi gà. Thiên Anh là người Việt
Nam đầu tiên sản xuất được loại trứng gà Omega 3-loại trứng nhiều dinh dưỡng gấp 3
lần trứng gà thường với thu nhập 20 triệu đồng/một ngày. Anh Nguyễn Văn Bách,
sinh năm 1981, xã yên Phú, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang làm giàu từ việc trồng và
cung cấp cây chanh Đà Lạt với tổng thu nhập 1,1 tỉ đồng/một năm. Đến với xã Nam
Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ai cũng biết đến anh Đặng Văn Mạnh đã
đem lại thu nhập cho nhiều người nghèo quê anh có công ăn việc làm từ việc tái sản
xuất bao xi măng cũ thành mới với thu nhập mỗi tháng 700 triệu đồng….
h. Dẫn chứng về những quỹ mang tinh thần nhân đạo đem lại niềm vui, hạnh
phúc cho con người
Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia li” do VTV Đài Truyền hình Việt
Nam phối hợp với Đội tìm kiếm thuộc Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi Sáng tổ
chức hoạt động từ 30/11/2007. Tất cả các thành viên trong nhóm tình nguyện viên đi
khắp nơi tìm kiếm thân nhân cho những gia đình bị thất lạc con cái, cha mẹ, anh em.
Chương trình hoạt động bằng cả tấm lòng và sự nhiệt huyết với khát vọng, mong ước
tìm lại người thân để cho những gia đình ấy được đoàn tụ. Trong hơn 7 năm thực hiện,
“Như chưa hề có cuộc chia li” đã giúp được hơn 520 cuộc đoàn tụ gia đình. Chương
trình hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội không những góp phần vào việc hàn
gắn vết thương chiến tranh mà còn truyền cảm xúc nhân văn đến người xem.
Chương trình “Trái tim cho em” do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức hoạt động từ năm 2008 đến nay đã thu
hút được gần 100 tỉ đồng, đem lại nụ cười cho hơn 2.000 trẻ em nghèo của Việt Nam
có một trái tim khỏe mạnh.
Chương trình “Lục lạc vàng” do Đài truyền hình Việt Nam và Công ty cổ phần
Lasta tổ chức hoạt động từ năm 2011 đến nay đã trao được 1.774 con bò cho 1.150 hộ
dân nghèo ở 174 xã, phường trên cả nước. Chương trình mang lại niềm vui về kinh tế,
tình người cho những hộ dân nghèo trên cả nước, tạo điều kiện cho con em của họ
được cắp sách đến trường.
12
Còn nhiều các chương trình mang ý nghĩa nhân văn cao cả giúp cho xã hội phát
triển, con người trở nên biết yêu thương gần gũi nhau hơn như: Quỹ tấm lòng Việt,
chương trình “Vượt lên chính mình”, phong trào “Tiếp sức mùa thi”, “Mùa hè
xanh”….
II. Dẫn chứng về những đối tượng cần lên án, phê phán
1. Phê phán những kẻ bán nước, phản động
Trong thời kì đất nước bị kẻ thù xâm lược, đã có rất nhiều kẻ khom lưng cúi gối
bán nước cầu vinh để hưởng lấy sự an nhàn, ấm no, hạnh phúc dưới cái vỏ bao bọc
của kẻ thù. Tiêu biểu là cả một “gia đình trị” của nhà họ Ngô bao gồm: Ngô Đình
Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn trở thành tay sai cho đế quốc
Mĩ gây ra bao nhiêu cái chết oan khuất cho nhân dân miền Nam trong thời kì thống trị
của họ Ngô.
Trong thời đại hòa bình ngày nay thì bọn phản động lại càng tìm mọi cách để
chống đối, nói xấu, xuyên tạc chế độ chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam với
mục đích chia rẽ sự đoàn kết của dân tộc như: Cù Huy Hà Vũ, Hoàng Anh Nguyên,
Nguyễn Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải, Đặng Chí Hùng ….chúng đã đưa ra những
bài viết xảo trá, xuyên tạc trên tờ báo phản động “Dân làm báo” và một số các trang
mạng phản động khác. Chúng ta càng phải nhận dạng những bọn ấy để tìm cách đối
phó với chúng.
2. Dẫn chứng phê phán tệ nạn buôn bán ma túy
Ma túy là một thứ thuốc gây nghiện làm chết người và gây ra các tệ nạn xã hội,
làm cho xã hội ngày càng bị tha hóa về đạo đức và lối sống. Lịch sử xã hội Việt Nam
vẫn không thể quên những vụ án buôn bán ma túy lớn như: Vũ Xuân Trường – trùm
buôn bán ma túy đội lốt cảnh sát chống ma túy; Vũ Xuân Trường lúc ấy đang là đại úy
thuộc Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã cầm đầu đường dây buôn bán, vận chuyển
ma túy với trên 250kg hêrôin, 210kg thuốc phiện và đã hơn 11 lần đưa ma túy thẩm
lậu vào Việt Nam, năm 1998 Vũ Xuân Trường bị tử hình.
13
Vụ án ma túy Nguyễn Văn Hải, quê Nghệ An, đã buôn bán trót lọt 1.495 bánh
hêrôin tương đương 523,25kg, ngày 24/1/2005 Hải bị tuyên án tử hình tại Sơn La.
Trùm pha chế ma túy Trịnh Nguyên Thủy, quê Phú Thọ, định cư ở Hà Nội, đã
mua bán, vận chuyển, pha chế ma túy. Năm 2010, Trịnh Nguyên Thủy bị tử hình.
Vụ án Năm Cam, ông trùm ma túy miền Nam được giới hoạt động ngầm tôn là
“Ông vua” của đất Sài Gòn ba thập niên cuối thế kỉ XX. Năm Cam đã tổ chức cho đàn
em buôn bán, vận chuyển ma túy, bảo kê, cho vay nặng lãi, tổ chức đánh bạc….Năm
2004, Năm Cam bị tử hình tại trường bắn Long Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Dẫn chứng về các tệ nạn trộm cắp, cướp tài sản, nghiện game dẫn đến cướp
của, giết người…
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cuộc sống càng đầy đủ về vật chất và tinh
thần thì những tệ nạn cũng kéo theo rất nhiều như trộm cắp, cướp tài sản, giết người
chỉ vì mê trò chơi điện tử, nghiện Internet…
Tiêu biểu: theo thống kê của Công an Hà Nội năm 2014 vụ trộm cắp chiếm hơn
53% trong số các vụ án, đó là hồi chuông báo động về thực trạng của xã hội nước ta
trong thời đại ngày nay. Vụ án Lê văn Luyện ở Bắc Giang vì nghiện game nên đã ra
tay sát hại cả gia đình tiệm vàng Bích Ngọc; Trần Văn Sơn sinh năm 2000 và Trần
Văn Đức sinh năm 2001 ở xóm Đồng Tâm, Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên
cũng chỉ vì nghiện điện tử mà đã sát hại bà Nuôi là người bà họ hàng để lấy 4 triệu
đồng chơi game…..Đặc biệt là thế hệ 8X, 9X, 10X là những người gây ra tội lỗi nhiều
nhất. Đó là hồi chuông cảnh báo về lối sống tha hóa đạo đức của một bộ phân thanh
thiếu nhi ngày hôm nay.
C. Hướng dẫn cho học sinh kĩ năng phân tích yêu cầu đề
Đây là một khâu vô cùng quan trọng để hình thành một bài văn đúng yêu cầu cả
về mặt nội dung và kĩ năng. Vì vậy giáo viên phải lưu ý cho học sinh tiến hành làm
bước đầu tiên trước khi viết bài là phải xác định yêu cầu đề cho chính xác.
- Muốn xác định đúng yêu cầu đề cần phải:
+ Đọc kĩ yêu cầu đề bài và gạch chân dưới những từ quan trọng.
14
+ Xác định yêu cầu đề ở hai mặt: dạng đề và nội dung nghị luận
+ Nắm vững và biết phân loại dạng đề trong câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi
“hóc búa” đồi hỏi sự tư duy nhạy bén của học sinh.
- Phân loại các dạng đề qua câu hỏi
+ Dạng đề đưa ra là một hiện tượng đời sống nhưng vấn đề bàn luận lại là về
một tư tưởng, ý kiến. Nếu học sinh không đọc kĩ yêu cầu đề bài sẽ nhầm lẫn là dạng
đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
. Ví dụ 1: Trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua, có hàng nghìn người từ khắp mọi
miền của Tổ quốc về lại Quảng Bình, về nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
để tưởng niệm và thắp hương cho Đại tướng. Em có suy nghĩ gì về vấn đề “Khi bạn ra
đời, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao để khi bạn qua đời, mọi
người khóc còn nụ cười nở trên môi bạn”.
. Ví dụ 2: Trong cuộc sống hiện nay thay vì xây cầu người ta lại xây những bức
tường. Internet là cây cầu hay bức tường?
Với dạng đề này học sinh dễ nhầm lẫn là một hiện tượng đời sống vì có phần
trích dẫn hiện tượng đời sống. Nhưng thực ra phần dẫn chứng ấy lại là tiền đề để đi
đến vấn đề nghị luận về một ý kiến. Vì vậy giáo viên lưu ý cho học sinh phải đọc kĩ
yêu cầu của đề là gì sau phần dẫn chứng ấy.
+ Dạng đề đưa ra một ý kiến , câu nói nhưng vấn đề nghị luận lại là bàn về hiện
tượng đời sống.
. Ví dụ: Bác Hồ đã nói: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, đời người bắt đầu từ
tuổi trẻ”. Qua câu nói của Bác, em có suy nghĩ gì về việc thực hiện vai trò, trách
nhiệm cảu thanh niên hiện nay đối với đất nước?
Với kiểu câu hỏi này, nếu học sinh không chú ý sẽ đi bình luận câu nói của Bác
Hồ biến dạng đề hiện tượng đời sống thành nghị luận ý kiến. Vì vậy, giáo viên cũng
yêu cầu học sinh đọc kĩ yêu cầu đề
15
Vì vậy trong quá trình dạy, giáo viên chú ý định hướng cho học sinh cách xử lý
các dạng đề để giúp các em đi đúng kiểu bài làm, tránh lạc dạng đề dẫn đến kết quả
bài làm không cao.
D. Một số đề luyện tập
1. Đề 1
Suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Những người bạn giả dối giống như những cái
bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta vào bóng râm”
(C. Bôvi)
* Định hướng
* Xác định dạng đề: nghị luận về một ý kiến
* Nội dung: bàn luận về tình bạn giả dối trong cuộc sống của con người.
* Các ý cần đạt
a. Mở bài
- Trong cuộc sống có nhiều tình bạn xuất phát từ sự chân thật nhưng cũng có không ít
tình bạn giả dối làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Vì vậy C.Bô vi đã nói
“Những…”.
b. Thân bài
- Bước 1: giải thích các từ “nắng ấm”, “bóng râm” theo nghĩa bóng thể hiện sự giàu
có, lúc sa cơ lỡ vận nghèo đói câu nói có ý nghĩa: những người bạn giả dối là
những người bạn chỉ đến với ta khi ta giàu có, sung túc, thành đạt và sẵn sàng bỏ ta
khi ta nghèo đói, khổ cực.
- Bước 2
+ Khẳng định câu nói đúng
+ Mục đích của những kiểu tình bạn ấy khi đến với ta: Những người bạn giả dối là
những người không thật lòng khi họ đến với ta chỉ nhằm mục đích cá nhân của họ. Lợi
dụng địa vị quyền lực của ta để họ thăng tiến trong công việc, lợi dụng tiền bạc, cơ hội
để có lợi cho họ…..
16
+ Tác hại: Tình bạn kiểu ấy đem lại cho chúng ta rất nhiều điều bất lợi như: tổn thất
về tinh thần, mất lòng tin về cuộc sống khiến chúng ta nhìn vào đâu cũng thấy những
người bạn không tốt, tình bạn ấy có khi hại ta trong công việc, làm cho mọi người
thấy ta là người không có đủ khả năng, năng lực khi những người bạn xấu kia nói xấu
ta …
+ Dẫn chứng: tình bạn trong học tập, trong cuộc sống, trong văn chương…
Câu nói của Bôvi lên án phê phán những người lợi dụng tình bạn vì mục địch cá
nhân của họ đồng thời khuyên chúng ta phải có sự nhìn nhận về cuộc sống.
- Bước 3: bên cạnh những kiểu bạn như vậy trong cuộc sống hiện nay còn rất nhiều
tình bạn tốt đẹp. Dẫn chứng ca ngợi tình bạn ấy.
- Bước 4:
+ Chúng ta phải chọn bạn mà chơi để xây dựng cho mình một tình bạn đẹp trong cuộc
sống.
+ Trước những người lợi dụng tình bạn vì mục đích cá nhân ta cần phải cảnh giác và
có những cách xử lí hợp tình hợp lý
c. Kết bài
- Khẳng định câu nói và gợi mở suy nghĩ trong lòng người đọc về tình bạn.
2. Đề 2
Nhiều người tin rằng để thành công và thăng tiến trong cuộc sống cần phải biết
lãng quên những sai lầm và thất bại trong quá khứ. Một số người khác lại coi kí ức
như là một điều quan trọng trong cuộc sống, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Kí ức
gây cản trở hay giúp con người trong nỗ lực học hỏi từ quá khứ để thành công trong
hiện tại?
Ý kiến của em như thế nào trước điều ấy?
* Định hướng
* Dạng đề: nghị luận về ý kiến
17
* Nội dung: nghị luận về ý kiến trái chiều nhau khi bàn về kí ức của con người trong
quá khứ và trong hiện tại. Từ đó trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của kí ức:
cản trở hay giúp con người.
* Các ý cần đạt
a. Mở bài
- Giới thiệu về vấn đề cách nhìn nhận của mỗi người về quá khứ, về kí ức của con
người.
- Dẫn ý kiến bàn luận
b. Thân bài
- Bước 1: phần này không cần giải thích.
- Bước 2: bình luận, phân tích vấn đề
+ Bình luận về ý kiến cho rằng cần phải lãng quên những sai lầm và thất bại trong quá
khứ để thành công và thăng tiến đây là một ý kiến sai bởi vì nếu bỏ qua những sai
lầm và thất bại trong quá khứ thì con người ta không thể nhận ra vì sao lại thất bại,
không thể rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần sau. Con người không thể nhận
thức được tài năng, trí tuệ của mình như thế nào để có sự phấn đấu trong công việc
dẫn đến nhiều hậu quả.
+ Bình luận ý kiến khác lại coi kí là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ là một ý kiến
đúng. Vì có quá khứ thì con người mới biết trân trọng cuộc sống hiện tại và những gì
đang có. Quá khứ với những điều sai lầm, thất bại và thành công sẽ là nguồn động lực,
là những bài học kinh nghiệm cho con người trong cuộc sống hiện tại.
+ Vậy kí ức sẽ giúp con người trong nỗ lực học hỏi từ quá khứ để thành công trong
hiện tại. Kí ức tươi đẹp sẽ giúp con người biết trân trọng hiện tại với những hạnh phúc
và thành công đạt được. Kí ức đau buồn sẽ là một lời nhắc nhở, động viên răn dạy con
người cần có sự cố gắng nỗ lực hơn nữa trong công việc, cuộc sống. Con người có kí
ức thì tâm hồn mới có thể trong sáng, nhạy cảm với cuộc sống, trí tuệ mới có thể phát
triển được giúp ích rất nhiều trong hiện tại và thành công.
+ Dẫn chứng:
18
- Bước 3: phê phán những con người không biết trân trọng kí ức, sống vô cảm không
những không thành công trong cuộc sống mà còn trở thành những người xấu, không
có nghị lực…
- Bước 4: bài học kinh nghiệm: cần phải trân trọng kí ức của chính mình.
c. Kết bài
3. Đề 3
Trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nhân vật hồn Trương Ba đã
nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi
toàn vẹn.” Và “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên,
đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là
cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”
Bằng kiến thức đã học về tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” hãy phân
tích bi kịch sống của hồn Trương Ba. Từ đó trình bày suy nghĩ của em về vấn đề vì
sao phải sống là chính mình, sống có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn?
* Định hướng
* Dạng đề: nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội
* Nội dung: từ bi kịch sống của hồn Trương Ba khi phải sống nhờ xác anh hàng thịt
trình bày những suy nghĩ của mình về vấn đề vì sao phải được sống là mình.
* Các ý cần đạt
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ và vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Dẫn dắt đi đến bi kịch của hồn Trương Ba.
b. Thân bài
* Phân tích bi kịch của hồn Trương Ba khi phải sống nhờ xác anh hàng thịt: gv dựa
vào phần văn học đã học hướng dẫn cho hs phân tích bi kịch của hồn Trương Ba.
- Phân tích bi kịch phải sống nhờ, sống gửi không được sống hài hòa giữa thể xác và
tâm hồn (phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt để thấy
được bi kịch của hồn Trương Ba).
19
- Phân tích bi kịch bị người thân cự tuyệt khi hồn Trương Ba phải sống nhờ xác anh
hàng thịt (phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba những người thân để thấy
được bi kịch của hồn Trương Ba).
- Phân tích cuộc đấu tranh giữa hồn Trương Ba và Đế Thích để ông được sống là
chính mình dù phải chấp nhận cái chết
- Đánh giá về mặt nghệ thuật và nội dung đoạn trích.
* Gv cho hs làm phần nghị luận xã hội
- Bước 1: giải thích
+ bên trong: là phần tâm hồn, suy nghĩ, tình cảm….là thế giới nội tâm của con người
mà chúng ta không thể nhìn thấy được mà phải cảm nhận được qua giao tiếp, tìm hiểu
và gắn bó.
+ bên ngoài: là hình dáng, cử chỉ, hành động mà có thể nhìn thấy trực tiếp qua quan
sát
+ toàn vẹn: hài hòa giữa thể xác và tinh thần
Câu nói của Trương Ba cho ta thấy một điều con người phải sống hài hòa giữa thể
xác và tinh thần thì cuộc sống ấy mới hoàn toàn có ý nghĩa.
- Bước 2:
+ Tại sao không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được?
/ Khi không được sống là chính mình, không có sự hài hòa giữa thể xác và tinh thần
thì con người cảm thấy chán nản, buồn phiền. Suy nghĩ không đi đôi với hành động
khiến con người sống giả dối với bản thân, xã hội, sống vô trách nhiệm với những gì
mà họ gây nên.
/ Dần dần sẽ hình thành trong mỗi con người thói hư tật xấu, sống giả dối với chính
mình
+ Vì vậy phải sống được là tôi toàn vẹn. Vậy khi được sống là tôi toàn vẹn thì cuộc
sống có ý nghĩa gì?
20
/ Khi được sống là chính mình có sự hài hòa giữa thể xác và tinh thần thì cuộc đời con
người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Suy nghĩ và hành động luôn đi liền với nhau. Tâm
hồn và lí trí là người dẫn đường cho hành động của con người
/ Luôn thấy cuộc sống có ý nghĩa, bản thân phát huy được trí tuệ năng lực, biết đấu
tranh với những thói hư tật xấu để hoàn thiện chính mình.
/ Được sống là chính mình luôn có niềm tin vào bản thân
+ Dẫn chứng: nhà văn Lỗ Tấn từ chối khi ông được đề cử nhận giải thưởng Noben
văn học vì ông cho rằng nếu nhận giải thưởng rồi mà không viết được cái gì nữa sẽ
cảm thấy lương tâm cắn rứt thà rằng cứ sống nghèo đói mà lòng thanh thản vẫn hơn.
Hồn Trương Ba quyết định chết để được là mình…….
- Bước 3: bên cạnh đó còn có nhiều người sống không là chính mình (dẫn chứng)
phê phán những con người ấy.
- Bước 4: rút ra bài học kinh nghiệm
c. Kết bài
4. Đề 4
Trong tác phẩm “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” Trần Đình Hượu viết: “Con
đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của
chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa
những giá trị văn hóa bên ngoài”.
Em suy nghĩ gì về ý kiến trên? Theo em, thế hệ thanh niên ngày nay đã làm gì
đối với nền văn hóa của dân tộc, đặc biệt là các lễ hội mang nét truyền thống?
* Định hướng
* Dạng đề: nghị luận về ý kiến kết hợp hiện tượng đời sống
* Nội dung: bàn về con đường hình thành bản sắc của nền văn hóa của dân tộc và vai
trò, ý thức của thế hệ thanh niên trong việc bảo vệ và giữ gìn nền văn hóa ấy.
* Các ý cần đạt
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
21
b. Thân bài
- Giải thích: tạo tác: sáng tạo giá trị văn hóa; khả năng chiếm lĩnh, đồng hóa: tiếp thu
những tinh hoa văn hóa nền văn hóa của nước ngoài để biến thành của dân tộc
ý nghĩa: muốn làm cho nền văn hóa của dân tộc thêm phong phú đa dạng nhưng
vẫn giữ được bản sắc dân tộc thì mỗi chúng ta phải biết giữ gìn và phải tiếp thu tinh
hoa văn hóa của nước ngoài để làm cho nền văn hóa dân tộc vừa mang đậm truyền
thống vừa mới mẻ hiện đại.
- Bình luận, phân tích vấn đề
+ Khẳng định vấn đề đúng
+ Vì sao muốn làm cho nền văn hóa dân tộc thêm đa dạng phong phú thì vừa phải giữ
gìn bản sắc dân tộc vừa phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nước ngoài?
/ Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc để giữ lại nét đẹp truyền thống riêng mà không
thể nước nào có được. Vừa để khẳng định vẻ đẹp của Việt Nam như truyền thống
uống nước nhớ nguồn, các lễ hội tôn vinh ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân
tộc đã có công xây dựng đất nước Việt Nam từ xưa: lễ hội đền Trần, ngày giỗ Tổ …
/ Tuy nhiên để hội nhập cần phải tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm cho
nền văn hóa nước mình thêm phần hiện đại để quảng bá với thế giới về một nước Việt
Nam giàu đẹp hiện đại nhưng lại vô cùng truyền thống. Xây dựng các công trình văn
hóa hiện đại tô điểm cho đất nước, du nhập các lễ hội để hòa cùng thế giới như ngày
lễ Valentin, lễ giáng sinh, phục sinh…..
đó là một biểu hiện của lòng yêu nước.
- Thế hệ thanh niên ngày nay đang góp phần bảo vệ nền văn hóa dân tộc với các hành
động cụ thể như quảng bá đất nước Việt Nam trên trường thế giới, kêu gọi mọi người
ủng hộ bầu chọn cho các danh lam thắng cảnh của Việt Nam như vịnh Hạ Long, động
Phong Nha, Kẽ Bàng…Tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ kỉ niệm của dân
tộc một cách sôi nổi nhiệt tình: tổ chức đua thuyền, hội thi nấu cơm, lễ hội chùa
Hương, lễ hội Gióng….
22
+ Tuy nhiên còn không ít bạn trẻ chỉ biết đến các lễ hội của thế giới mà không biết gì
về lễ hội của dân tộc như lễ hội Halloween, ngày Valentin…Hoặc có tham gia các lễ
hội nhưng tranh giành, chen lấn, xô đẩy với các hành động không đẹp mắt làm mất đi
nét đẹp của dân tộc cần lên án, phê phán.
+ Thế hệ thanh niên ngày nay phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc?
- Bài học kinh nghiệm
c. Kết bài
5. Đề 5
Ngày 30/4 vừa qua ở Việt Nam đã kỉ niệm 30 năm ngày chiến thắng đế quốc
Mĩ giành lại độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước.
Ngày 9/5/2015, tại Quảng trường Đỏ của nước Nga đã kỉ niệm 70 năm chiến thắng
phát xít Đức giành lại độc lập cho nước Nga, đánh dấu sự sụp đổ của phe phát xít trên
thế giới và mở đường cho chiến thắng của phe Đồng minh.
Hai sự kiện lịch sử, hai đất nước khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa, cùng thể hiện
lòng yêu nước của dân tộc. Là một người được sống trong hoàn cảnh đất nước hòa
bình, được hưởng thụ những thành quả mà cha ông đã phải đổ xương máu, mồ hôi và
nước mắt, em suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh vĩ đại ấy ở hai nước? Thế hệ trẻ hiện
nay đã làm gì để xứng đáng với thế hệ cha ông?
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về điều đó.
* Định hướng
* Dạng đề: hiện tượng đời sống
* Nội dung: nhận xét về công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước và hiện thực yêu nước
của thế hệ trẻ Việt Nam.
* Các ý cần đạt
a. Mở bài
- Giới thiệu về lòng yêu nước và công cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc.
- Dẫn dắt vấn đề đến ngày kỉ niệm của hai nước: Nga và Việt Nam.
b. Thân bài
23
- Nêu một số biểu hiện về lễ kỉ niệm ngày chiến thắng của hai nước vừa diễn ra
+ Nga: lễ kỉ niệm hoành tráng nhất trong lịch sử hiện đại với lễ duyệt binh ở
Mátxcơva với hơn 15 nghìn người tham gia. Với các hoạt động như quảng bá, bắn
pháo hoa, hòa nhạc, lễ duyệt binh có gần 16000 binh sĩ, và các sĩ quan lực lượng vũ
trang, 200 loại vũ khí và các thiết bị quân sự hiện đại như xe tăng T-14 Armata, tên
lửa đạn đạo xuyên lục địa PC-24, máy bay và chiến đấu cơ: Su-27, MiG-29 thuộc hai
đội bay trình diễn “Hiệp sĩ Nga” và “Chim én”
+ Việt Nam: lễ mít tinh kỉ niệm ngày chiến thắng diễn ra tại thành phố mang tên Bác
với hơn 6000 người tham gia diễu binh, diễu hành trên trục đường Lê Duẫn, qua lễ đài
chính và tiến về trước hội trường Thống Nhất, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Tổ
chức bắn pháo hoa…
- Nhận xét về hai cuộc cách mạng ấy: là một cuộc cách mạng chính nghĩa bảo vệ đất
nước trước sự xâm lăng của bọn phát xít, đế quốc. Cuộc chiến ấy phải đổ biết bao mồ
hôi, xương máu và nước mắt mới giành được độc lập. Chiến thắng ấy của hai nước là
một chiến thắng vẻ vang có một không hai trong lịch sử của dân tộc và thế giới. Mở ra
mốc son chói lọi, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho hai nước
- Thế hệ thanh niên ngày nay đã làm gì? Yêu nước qua từng hành động cụ thể, đấu
tranh chống lại các thế lực thù địch chống phá đất nước…….(dẫn chứng).
- Phê phán một số thanh niên ham chơi, sống không có lý tưởng, khát vọng…
- Đưa ra một số biện pháp và lời kêu gọi thế hệ thanh niên phát huy truyền thống yêu
nước để giữ vững nền độc lập dân tộc.
c. Kết bài
6. Đề 6
“Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình. Đó không phải là
việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó
bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình.”
Ý kiến của em về câu nói trên?
* Định hướng
24
* Dạng đề: tư tưởng đạo lí
* Nội dung: bàn về việc con người có ý thức trách nhiệm với chính cuộc đời của mình
bằng những việc làm thiết thực và cụ thể.
* Các ý cần đạt
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
b. Thân bài
- Giải thích: nhận thức: biết đánh giá, nhận xét, nhìn nhận về mình; Tư duy: suy nghĩ;
Thực tiễn: thực tế đời sống; Bổn phận: ý thức, trách nhiệm, hành động ý nghĩa: một
con người không thể tự đánh giá, nhận xét được giá trị về con người của mình bằng
những suy nghĩ, nhận thức của chính mình. Mà chỉ có những hành động cụ thể thiết
thực mới thực sự khẳng định giá trị của con người chúng ta mà thôi.
- Bình luận, phân tích, chúng minh
+ Câu nói đúng
+ Vì sao “một con người không thể nhận thức, đánh giá được chính mình bằng tư
duy”? Bởi vì tư duy là những suy nghĩ, nhận thức mang tính chất chủ quan của con
người. Đôi khi tư duy còn chịu tác động ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc cho nên
con người tự đánh giá về mình sẽ không được chính xác, khách quan và đúng thực tế
dễ dẫn đến ảo tưởng về mình.
+ Vì sao thực tiễn sẽ giúp chúng ta nhận thức được chính mình? Bởi vì thực tiễn là
hiện thực của đời sống, gắn bó với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Là kết quả của
các hoạt động của một con người và toàn bộ xã hội, con người nhìn vào thực tiễn sẽ
biết mình đạt được những mức độ nào, thiếu sót những gì, đã làm được những gì.
Thực tiễn giúp con người có một cái nhìn đánh giá khách quan, trung thực hơn về
mình.
+ Vì sao khi con người ra sức thực hiện bổn phận của mình thì sẽ hiểu được giá trị của
chính mình?
25