ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Nguyễn Thị Thu Hương
ĐÁNH GIÁ LƯỢNG MƯA DỰ BÁO CỦA MÔ HÌNH GSM
TRONG ĐIỀU KIỆN XOÁY THUẬN NHIỆT ĐỚI ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Nguyễn Thị Thu Hương
ĐÁNH GIÁ LƯỢNG MƯA DỰ BÁO CỦA MÔ HÌNH GSM
TRONG ĐIỀU KIỆN XOÁY THUẬN NHIỆT ĐỚI ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Khí tượng và Khí hậu học
Mã số: 60440222
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LƯƠNG TUẤN MINH
Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các
thầy cô Khoa Khí tượng - Thủy văn - Hải dương học đã cung cấp cho tôi những
kiến thức chuyên ngành quý báu trong thời gian tôi học tập tại khoa và TS. Lương
Tuấn Minh đã giúp tôi định hướng đề tài luận văn. Trong quá trình thực hiện tôi
luôn được thầy cô tạo điều kiện hết sức thuận lợi và hướng dẫn tận tình để hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành đến Đài Khí tượng Cao không, gia đình,
bạn bè là những người luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong
suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hương
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................. 5
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DỰ BÁO MƯA VÀ MÔ HÌNH
GSM ...................................................................................................................................... 8
1.1. Hiện trạng sử dụng các sản phẩm mô hình dự báo thời tiết để dự báo định
lượng mưa trong xoáy thuận nhiệt đới........................................................................... 8
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về dự báo mưa trong và ngoài nước .......................... 9
1.2.1. Tổng quan những nghiên cứu trong nước ............................................................ 9
1.2.2. Tổng quan những nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 11
1.3. Tổng quan về mô hình toàn cầu GSM (Global Spectral Model) ........................ 13
CHƯƠNG 2: NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 15
2.1. Số liệu phục vụ nghiên cứu ..................................................................................... 15
2.1.1. Sản phẩm mô hình dự báo .................................................................................. 15
2.1.2. Số liệu quan trắc thực tế ..................................................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 22
2.2.1. Đánh giá sai số trong dự báo mưa lớn của mô hình so với kết quả quan trắc
thực tế ........................................................................................................................... 23
2.2.2. Phân loại và đánh giá 10 cơn bão và 1 ATNĐ điển hình ................................... 24
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ MƯA KHI XOÁY THUẬN NHIỆT ĐỚI
TƯƠNG TÁC VỚI HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN VÀ ĐỊA HÌNH ................................... 25
3.1. Nghiên cứu phân bố mưa khi xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở khu vực Việt
Nam tương tác với không khí lạnh ............................................................................... 25
3.1.1. Đặc điểm của xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở khu vực Việt Nam tương tác với
gió mùa đông bắc ......................................................................................................... 25
3.1.2. Trường mưa khi xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở khu vực Việt Nam tương tác
với gió mùa đông bắc ................................................................................................... 25
3.2. Nghiên cứu phân bố mưa khi xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở khu vực Việt
Nam tương tác với gió mùa tây nam ............................................................................ 32
1
3.2.1. Đặc điểm của xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở khu vực Việt Nam tương tác với
gió mùa tây nam ........................................................................................................... 32
3.2.2. Trường mưa khi xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở khu vực Việt Nam tương tác
với gió mùa tây nam ..................................................................................................... 33
3.3. Nghiên cứu phân bố mưa khi xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở khu vực Việt
Nam tương tác với đới gió tây trên cao ........................................................................ 39
3.3.1. Đặc điểm của xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở khu vực Việt Nam tương tác với
gió tây trên cao ............................................................................................................. 39
3.3.2.Trường mưa khi xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở khu vực Việt Nam tương tác
với đới gió tây trên cao ................................................................................................. 39
3.4. Đánh giá tác động của địa hình đến phân bố mưa trong xoáy thuận nhiệt đới 43
3.4.1. Đặc điểm của xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở khu vực Việt Nam với tác động
địa hình ......................................................................................................................... 43
3.4.2.Trường mưa khi xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở khu vực Việt Nam với tác
động địa hình ................................................................................................................ 44
3.5. Từ kết luận của nghiên cứu đề tài ......................................................................... 64
3.5.1. Gió đông bắc ...................................................................................................... 64
3.5.2. Gió mùa tây nam ................................................................................................ 64
3.5.3. Đới gió tây trên cao ............................................................................................ 65
3.5.4. Địa hình .............................................................................................................. 65
3.6. Thử nghiệm .............................................................................................................. 65
3.6.1. Bão PAKHAR (2012) .......................................................................................... 65
3.6.2. Bão VICENTE (2012) ......................................................................................... 66
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 70
2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 3.1.
Tên hình
Minh họa sử dụng sản phẩm mô hình để phân tích và dự báo mưa
trong XTNĐ khi ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ nước ta
Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng trong khu vực Việt Nam
Bản đồ áp, gió ngày 23/11/2004 và tổng lượng mưa 72h tính đến
7h ngày 26/11/2004
Trang
21
22
27
Hình 3.2.
Bản đồ mưa dự báo và bản đồ quan trắc lúc 19h ngày 1/11/2009
29
Hình 3.3.
Bản đồ mưa dự báo và bản đồ quan trắc lúc 7h ngày 2/11/2009
30
Hình 3.4.
Bản đồ mưa dự báo và bản đồ quan trắc lúc 19h ngày 2/11/2009
31
Hình 3.5.
Bản đồ phân tích trường gió mặt đất và 500mb lúc 7h ngày
4/8/2007 (Bão số 2)
32
Hình 3.6.
Bản đồ mưa dự báo và bản đồ quan trắc lúc 19h ngày 14/6/2004
34
Hình 3.7.
Bản đồ mưa dự báo và bản đồ quan trắc lúc 19h ngày 4/8/2007
36
Hình 3.8.
Bản đồ mưa dự báo và bản đồ quan trắc lúc 19h ngày 5/8/2007
37
Hình 3.9.
Bản đồ mưa dự báo và bản đồ quan trắc lúc 19h ngày 6/8/2007
38
Hình 3.10. Bản đồ mưa dự báo và bản đồ quan trắc lúc 19h ngày 17/10/2009
41
Hình 3.11. Bản đồ mưa dự báo và bản đồ quan trắc lúc 7h ngày 18/10/2009
41
Hình 3.12. Bản đồ mưa dự báo và bản đồ quan trắc lúc 19h ngày 18/10/2009
42
3
Hình 3.13. Bản đồ mưa dự báo và bản đồ quan trắc lúc 7h ngày 12/7/2009
Hình 3.14.
Bản đồ áp, gió ngày 2/7/2001 và tổng lượng mưa 72h tính đến 7h
ngày 5/7/2001
46
48
Hình 3.15. Đường đi của cơn bão số 4 Kammuri (8/2008)
49
Hình 3.16. Dự báo mưa của mô hình ngày 4/8/2008 lúc 00z cho 24, 48 và 72h
53
Hình 3.17. Dự báo mưa của mô hình ngày 6/8/2008 lúc 00z cho 24, 48 và 72h
55
Hình 3.18.
Bản đồ áp, gió ngày 2/10/2007 và tổng lượng mưa 72h tính đến
7h ngày 5/10/2007
Hình 3.19. Bản đồ mưa dự báo và bản đồ quan trắc lúc 19h ngày 29/9/2009
Hình 3.20.
Hình 3.21.
Hình 3.22.
Bản đồ áp, gió ngày 17/11/2008 và tổng lượng mưa trong 2 ngày
16 đến 18/11/2008
Mô hình dự báo mưa 72h từ 7h ngày 31/3/2012 (a) và đường đi
bão số 1(b)
Mô hình dự báo mưa 72h từ 7h ngày 24/7/2012 (a) và đường đi
bão số 4 (b)
4
58
60
63
66
68
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Bảng 2.1.
Tên bảng biểu
Bão và ATNĐ từ năm 2001 – 2010 ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh
thổ nước ta
Trang
15
Bảng 3.1
Lượng mưa quan trắc và dự báo 72h bão Muifa
26
Bảng 3.2
Lượng mưa quan trắc và dự báo 72h bão Marinae
27
Bảng 3.3
Lượng mưa quan trắc và dự báo 72h bão Chanthu
33
Bảng 3.4
Lượng mưa quan trắc và dự báo 72h bão số 2 ngày 4-7/8/2007
35
Bảng 3.5
Lượng mưa quan trắc và dự báo 72h ATNĐ ngày 17-19/10/2009
39
Bảng 3.6
Lượng mưa quan trắc và dự báo 72h bão Soudelor
45
Bảng 3.7
Lượng mưa quan trắc và dự báo 72h bão Durian
47
Bảng 3.8
Lượng mưa quan trắc và dự báo 72h bão Kammuri
50
Bảng 3.9
Lượng mưa quan trắc và dự báo 72h bão Lê Ki Ma
57
Bảng 3.10 Lượng mưa quan trắc và dự báo 72h bão Ketsana
59
Bảng 3.11 Lượng mưa quan trắc và dự báo 72h bão Noul
62
5
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, công tác dự báo khí tượng Việt Nam đã tiến bộ
đáng kể, từ dự báo synop thuần túy đã dần chuyển sang kết hợp với nhiều sản phẩm
của các mô hình dự báo số. Mặc dù chúng ta đã có kinh nghiệm trên 10 năm sử
dụng các sản phẩm mô hình, tuy nhiên còn thiếu những nghiên cứu ứng dụng của
dự báo mô hình đặc biệt là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) kết hợp phức tạp với hoàn
lưu khí quyển, địa hình vào nghiệp vụ. Thay vì đó, các dự báo viên chủ yếu xem các
kết quả mô hình, do vậy sai số khá lớn; đặc biệt là dự báo định lượng mưa trong
xoáy thuận nhiệt đới khi ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta.
Các nghiên cứu mới gần đây ở nước ta chủ yếu thực hiện ứng dụng các sản
phẩm và thử nghiệm cải tiến các thông số, nguồn số liệu… các mô hình dự báo để
tăng cường độ chính xác. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng tăng độ phân
giải và cải tiến mô hình dự báo thời tiết MM5, WRF và kết quả thu được khá tốt.
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã tiến hành cài xoáy, tăng độ
phân giải cho mô hình MM5, WRF để dự báo mưa trong bão. Trung tâm Dự báo
Khí tượng Thủy văn Trung ương cũng đã xây dựng mô hình tổ hợp để dự báo mưa
cho các khu vực ở Việt Nam…
Đất nước ta hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như mưa bão, áp
thấp nhiệt đới (ATNĐ), mưa đá, hạn hán, ngập lụt, sụt lở đất, cháy rừng…Bão và áp
thấp nhiệt đới là hai loại thiên tai xảy ra thường xuyên trên mọi vùng miền và là
những thiên tai có mức độ tàn phá khốc liệt nhất. Các cơn bão thường kèm theo gió
mạnh, mưa lớn, sóng cao, lũ, nước biển dâng,…. gây thiệt hại to lớn cho người và
tài sản.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu dự báo xoáy thuận nhiệt đới đã và đang được
nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam tập trung nghiên cứu. Trong
luận văn này, tôi đi sâu vào: “Đánh giá lượng mưa dự báo của mô hình GSM
(Global Spectral Model) trong điều kiện xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt
6
Nam, đặc biệt là xoáy thuận nhiệt đới kết hợp phức tạp với hoàn lưu khí quyển, địa
hình vào dự báo nghiệp vụ.”
Nội dung chính của luận văn bao gồm:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về dự báo mưa và mô hình GSM.
Chương 2: Nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Nghiên cứu phân bố mưa khi xoáy thuận nhiệt đới tương tác với
hoàn lưu khí quyển và địa hình.
Mục tiêu cụ thể của luận văn:
-
Nghiên cứu các phương pháp dự báo lượng mưa trong XTNĐ khi đổ bộ
vào Việt Nam.
-
Nghiên cứu đánh giá các trường hợp cụ thể XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam
có tác động của địa hình; hoàn lưu khí quyển như gió mùa đông bắc, gió mùa tây
nam, gió tây trên cao.
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DỰ BÁO
MƯA VÀ MÔ HÌNH GSM
1.1. Hiện trạng sử dụng các sản phẩm mô hình dự báo thời tiết để dự
báo định lượng mưa trong xoáy thuận nhiệt đới
Trong những năm gần đây, các mô hình dự báo thời tiết tại Trung tâm Khí
tượng Thủy văn Quốc gia đã và đang được ứng dụng hiệu quả trong nghiệp vụ dự
báo. Tuy nhiên, để dự báo định lượng mưa của bão, ATNĐ, các dự báo viên phải
nội ngoại suy từ các nguồn số liệu khác nhau, do vậy còn tồn tại những sai số khá
lớn, chưa đạt được độ chính xác cao.
Trong cuộc sống ngày nay, các thông tin về thời tiết ngày càng trở nên quan
trọng và không thể thiếu trong việc thực hiện các kế hoạch của mỗi cá nhân nói
riêng và tập thể nói chung. Để phù hợp với yêu cầu của người sử dụng, các công
nghệ dự báo thời tiết đã không ngừng được cải tiến, nâng cao chất lượng. Tại trung
tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, dự báo thời tiết đã có những bước
chuyển biến khá rõ rệt đặc biệt trong vài năm trở lại đây. Từ phương pháp dự báo
truyền thống bằng phương pháp Synop, ngày nay đã và đang được trang bị những
công cụ tiến tiến nhất như dự báo thời tiết bằng mô hình số, các sản phẩm dự báo tổ
hợp. Trước đây, hạn dự báo chỉ 2 đến 3 ngày, nay tăng lên 7 ngày thậm chí đến 2
tuần. Do vậy, để phục vụ công tác dự báo thời tiết, việc thu thập các sản phẩm mô
hình số trị là hết sức cần thiết.
Gần đây tại Việt Nam, xuất hiện nhiều các nghiên cứu mới về áp dụng sản
phẩm và cải tiến các mô hình dự báo, nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu
làm thế nào để các mô hình dự báo chạy thông, không bị trục trặc. Trung tâm Dự
báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cũng đã xây dựng mô hình tổ hợp để dự báo
mưa cho các khu vực của Việt Nam và chạy mô hình dự báo XTNĐ dựa vào mô
hình giản đơn BARO... Ngoài ra, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường cũng đã cài đặt mô hình MM5, WRF và tiến hành cài xoáy, tăng độ phân
giải cho dự báo mưa trong bão của mô hình.
8
Đối với một số nước phát triển (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc) đã phát triển
các mô hình dự báo XTNĐ trong nghiệp vụ, trong cùng một thời gian họ có thể
chạy một mô hình đến nhiều mô hình. Hồng Kông cũng đã cải tiến các mô hình ra
kết quả độc lập, thêm vào đó, họ còn mua sản phẩm từ mô hình giới hạn của Nhật
Bản thông qua kênh liên lạc riêng từng giờ khi có bão trên khu vực Tây Bắc Thái
Bình Dương. Trung Quốc cũng sử dụng nhiều mô hình trong dự báo nghiệp vụ, cải
tiến mô hình toàn cầu GFM, MM5 và giới hạn cho khu vực. Nhìn chung là để được
đưa vào sử dụng trong nghiệp vụ, các mô hình đều được thử nghiệm trong một thời
gian đủ dài và đảm bảo kết quả, tiếp sau mới được áp dụng cho từng khu vực sau
khi có hiệu chỉnh sai số cho khu vực đó.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về dự báo mưa trong và ngoài nước
1.2.1. Tổng quan những nghiên cứu trong nước
Sự phân bố lượng mưa trong mỗi cơn bão ngoài biển thường đạt giá trị và
cường độ nhỏ hơn ở đất liền, điều đó cũng có thể giải thích rằng khi vào đất liền
với tác động của địa hình, không khí trong bão tăng tính chất bất ổn định của nó,
do vậy ở các khu vực có địa hình khác nhau lượng mưa sẽ thay đổi. Mưa lớn
trong bão tập trung trong bán kính 100 - 200km, nhưng phạm vi mưa lớn không
đồng đều hoàn toàn quanh tâm bão. Thông thường ở phần phía Bắc của bão mưa
lớn hơn phần phía Nam.
Quá trình mưa có liên quan đến bão hoặc mưa do bão chiếm từ 35 - 45%
tổng lượng mưa năm của khu vực ven biển Trung Bộ. Bão gây ra mưa lớn khi
chúng đổ bộ vào đất liền, theo số liệu thống kê có khoảng 20% số cơn bão và áp
thấp nhiệt đới có tổng lượng mưa lớn hơn 300mm, khoảng 45% số cơn bão và áp
thấp nhiệt đới có tổng lượng mưa từ 200 - 300mm, khoảng 15% số cơn bão và áp
thấp nhiệt đới có tổng lượng mưa dưới 150mm.
Ở khu vực ven biển Trung Bộ, sự kết hợp của bão và không khí lạnh là hình
thế gây mưa đặc biệt lớn, gây ra những trận mưa rất lớn, thời gian mưa lớn thường
tập trung trong vài ngày gây ra lũ lớn, đe dọa cuộc sống của người dân sinh sống
9
bên ven sông hoặc các vùng trũng, đôi khi ở vùng núi còn có lũ quét. Mưa lớn trong
bão có thời gian trung bình từ 2 - 3 ngày, tuy nhiên khi bão kết hợp với không khí
lạnh thì diện mưa lớn sẽ mở rộng và thời gian mưa lớn sẽ kéo dài lên đến 3 - 5
ngày.
GS. TS Trần Tân Tiến, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cũng đã
nghiên cứu dự báo mưa cho khu vực Trung Trung Bộ bằng các mô hình số: WRF,
RAMS, ETA; trong đó mô hình có khả năng cho dự báo mưa lớn trước 3 ngày với
lượng mưa lớn từ 100 đến 200 mm/ngày chỉ có mô hình RAMS. Thử nghiệm cho
khu vực dự báo trên hệ thống sông Trà Khúc, tác giả đánh giá là đạt khá cao. [13]
Trần Quang Năng (2009) đã đánh giá đầy đủ cho khu vực Đông Bắc Bộ
trong 5 tháng mùa mưa (tháng 6,7,8,9,10) trong chuỗi số liệu 3 năm (năm 2005,
2006, 2007) và so sánh đánh giá dự báo của mô hình ứng với từng hình thế thời tiết
cụ thể. Các chỉ tiêu đánh giá theo biến liên tục và theo biến cấp định lượng đều biến
thiên đúng quy luật, chứng tỏ được tính ổn định của các mô đun tính mưa ở mô hình
HRM. Sai số hệ thống phân bố theo không gian có quy luật, chất lượng dự báo của
mô hình tốt hơn ngẫu nhiên. Nhìn chung, mô hình HRM cho lượng mưa dự báo
thường lớn hơn lượng mưa thực tế đo được. [10]
TS. Hoàng Đức Cường và các cộng sự (2008) với nghiên cứu, đánh giá dự
báo trong khí tượng , đã sử dụng các chỉ số đánh giá như sai số trung bình ME, sai
số bình phương trung bình RMSE và sai số tuyệt đối MAE để thử nghiệm đánh giá
dự báo mưa ở Việt Nam bằng mô hình MM5. Kết quả thu được rằng, trong số các
sơ đồ tham số hóa vật lý của mô hình số trị khu vực, đối với dự báo mưa có lẽ sơ đồ
tham số hóa đối lưu có độ nhạy lớn nhất. [2]
Nguyễn Tiến Toàn (2011) với nghiên cứu mưa lớn khi không khí lạnh kết
hợp với dải hội tụ nhiệt đới cho khu vực Trung Trung Bộ bằng mô hình WRF.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng mô hình WRF với 2 miền tính lồng
nhau (miền trong là khu vực Trung Bộ, miền ngoài là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam)
với độ phân giải lần lượt là 30km và 10km, bước thời gian tích phân 180s và hạn dự
10
báo 72h. Với mục đích dự báo mưa lớn khi không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ
nhiệt đới (ITCZ) tác giả đã chọn được bộ thông số thích hợp cho mô hình. Kết quả
mô hình cho thấy rằng hầu hết các trạm dự báo lượng mưa có cập nhật số liệu địa
phương tốt hơn các trạm không cập nhật số liệu địa phương. Dựa trên kết quả đánh
giá, ông đã tìm ra được các phương trình dự báo tối ưu cho các trạm, sau đó đã đưa
ra được qui trình dự báo mưa khi không khí lanh kết hợp ITCZ. [15]
1.2.2. Tổng quan những nghiên cứu ngoài nước
Mưa lớn trong bão phụ thuộc vào cường độ bão và tốc độ di chuyển của
chúng. Nhìn chung, khi bão đang ở giai đoạn đang phát triển hoặc di chuyển chậm
thì thời gian mưa kéo dài và mưa trong bão lớn nên tổng lượng mưa lớn. Ngược lại
nếu bão ở trong giai đoạn đang suy yếu hoặc di chuyển nhanh thì tổng lượng mưa
trong bão sẽ nhỏ hơn.
Dựa theo nghiên cứu của Matsumoto và Satoru Yokoi (2008) cho thấy sự
kiện mưa lớn này xảy ra ở miền Trung Việt Nam ngày 2-3 tháng 11 năm 1999, chủ
yếu do hai nhiễu động của khí quyển làm cho lượng mưa ở thành phố Huế là hơn
1800 mm cho 2 ngày. Hai nhiễu động khí quyển đó là:
Thứ nhất, một sự xâm nhập lạnh (CS) bất thường, gió bắc trong tầng đối lưu
thấp, di chuyển từ phía bắc xuống phía nam Biển Đông và dừng lại đó một vài
ngày, có nguồn gốc ở miền bắc Trung Quốc gần 40°N, kết quả là những cơn gió
đông bắc mạnh hơn bình thường thổi liên tục vào bán đảo Đông Dương, thổi vuông
góc với dãy Trường Sơn.
Thứ hai, một áp thấp nhiệt đới ở miền nam Việt Nam kết hợp với gió nam dị
thường trên trung tâm Biển Đông nhằm ngăn chặn không khí lạnh di chuyển xa hơn
về phía nam. Trên phía Bắc Biển Đông, gió nam dị thường mạnh mẽ hình thành kết
hợp với sự hội tụ của gió mùa Đông bắc (do xâm nhập bất thường của không khí
lạnh) đã cung cấp lượng ẩm và nhiệt cho không khí nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới kết
hợp với sự xâm nhập lạnh đột ngột đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện lượng
mưa lớn ở miền Trung Việt Nam. Các nhiễu động sinh ra (do áp thấp nhiệt đới) có
11
thể coi là kết quả một phản ứng sóng Rossby bất thường của đối lưu quy mô lớn
trên Maritime Continent, liên quan đến sự biến đổi giao mùa ở xích đạo.
Sử dụng số liệu tái phân tích 24 năm (từ 1979-2002) và tập hợp dữ liệu mưa
bề mặt, các tác giả xác nhận rằng cùng tồn tại của Tropical Depression –Type
Disturbance (TDD) và Cold Surge (CS) là quan trọng cho sự xuất hiện mưa lớn ở
miền Trung Việt Nam. Ngoài ra, quan sát thấy rằng CS mà không có một TDD thì
không dẫn đến nhiều mưa. [18]
Nghiên cứu của các tác giả Cheung, Wu và Lo (2009) về sự tương tác giữa
bão Babs (1998) và gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Á), quan sát thấy mưa lớn có
thể xảy ra ở phía đông hoặc đông bắc Đài Loan. Các tác giả cho rằng do có sự hội
tụ dòng khí với gió mùa đông bắc được tăng cường nên khu vực vẫn xảy ra mưa lớn
mặc dù cơn bão vẫn cách xa Đài Loan, nó qua đảo Luzon (Philippines) và tồn tại ở
Nam Biển Đông. Các tác giả đã sử dụng mô hình MM5 với ba lưới lồng nhau, độ
phân giải ngang cao nhất 6,67km. 20 km, độ phân giải mô phỏng sự phân bố lượng
mưa chính xác trong 3 ngày nghiên cứu. Phân tích lượng mưa dựa trên hai chế độ
mưa đó là chế độ gió mùa trong thời gian 0000 UTC ngày 24-25 tháng 10 và chế độ
địa hình trong thời gian 0000 UTC ngày 25-26 tháng 10. [21]
Theo N.Tartaglionel, C. Accadia, A. Speranza, S.Mariani và M.Casaioli đã
đánh giá lượng mưa quan trắc được bởi mạng lưới thùng đo mưa dày đặc trên đảo
Síp so với lượng mưa mô hình, áp dụng phương pháp phân tích diện mưa tiếp giáp
(CRA). Sử dụng các mảng khác nhau của loại kiểm nghiệm và miền con của các chỉ
số tương quan và sai số quân phương để so sánh sau khi tác động vào các kết quả
CRA. Kết quả cần lưu ý khi thử nghiệm lượng mưa mô hình trên một miền nhỏ hơn
mô hình. [20]
Theo nghiên cứu của Zhiyong Meng và Shuanzhu Gao (2009) đã quan sát
thấy lượng mưa lớn gây ra do sự đổ bộ của cơn bão nhiệt đới Bilis. Ở giai đoạn đầu
tiên của lượng mưa, có thể trực tiếp gây ra bởi hoàn lưu bên trong cơn bão (xảy ra
tại tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang). Giai đoạn thứ hai của lượng mưa, xuất hiện
12
xung quanh khu vực biên giới giữa các tỉnh Giang Tây, Quảng Đông, Hồ Nam gây
ra lũ lụt nghiêm trọng nhất và là tâm điểm của nghiên cứu này. Trong giai đoạn thứ
ba của lượng mưa, xảy ra dọc theo vùng ven biển của tỉnh Phúc Kiến và Quảng
Đông, rất có thể là kết quả của sự tương tác giữa cơn bão nhiệt đới Bilis và gió mùa
tăng cường trên Biển Đông bằng cách nâng địa hình dọc theo bờ biển. [19]
A. Papadopuolos và P. Katsafados đã sử dụng hơn 900 trạm để quan trắc bề
mặt và so sánh những dự báo của trường nhiệt độ không khí 2m, trường gió 10m,
trường áp suất mực nước biển 3 giờ và trường lượng mưa tích lũy 6 giờ. Việc đánh
giá các hệ thống dựa trên việc so sánh các quan trắc bề mặt và điểm – điểm giữa các
biến số mô hình được tạo ra có liên quan. Do đó, đánh giá đã được phát triển dựa
trên ước tính của các kỹ thuật đánh giá khách quan truyền thống như RMSE,
MAE...cho các yếu tố dự báo liên tục và rời rạc. Kết quả cho thấy rằng các lỗi mô
hình được đánh giá cao phụ thuộc vào chu kỳ ngày đêm, thời gian dự báo, và vị trí
các trạm. [17]
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều mô hình dự báo số trị cho kết quả đáng
tin cậy như mô hình GSM (Global Spectral Model) của JMA (Japan
Meteorologycal Agency), GFS (Global Forecast System) của NCEP (National
Centers for Environmental Prediction), GEM của CMC (Canada Meteorologycal
Centre…
Với sự hợp tác song phương của Cơ quan Khí tượng Nhật bản (JMA), Trung
tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã thu nhận và sử dụng sản phẩm mô
hình GSM từ năm 2006 đến nay. Sản phẩm này ngày càng có vai trò quan trọng, là
công cụ không thể thiếu cho các dự báo viên, vì vậy để phục vụ cho bài toán đánh
giá định lượng mưa cho khu vực Việt Nam, việc thu thập và lưu trữ sản phẩm này là
rất cần thiết.
1.3. Tổng quan về mô hình toàn cầu GSM (Global Spectral Model)
Mô hình phổ toàn cầu GSM (Global Spectral Model) sử dụng hệ phương
trình nguyên thủy để biểu diễn sự chuyển động và trạng thái của khí quyển. Mô
13
hình GSM đã được đưa vào sử dụng nghiệp vụ tại Cơ quan Khí tượng Nhật Bản
JMA (Japan Meteorologycal Agency) từ tháng 3 năm 1988. Mô hình đầu tiên với
độ phân giải theo phương ngang là T63, và 16 mực theo chiều thẳng đứng lên đến
10 hPa.
Tháng 9 năm 1989, mô hình GSM đã được nâng cấp, số sóng bị chặn tăng
lên T106 và số mực thẳng đứng tăng lên tới 21 mực. Tháng 3 năm 1996, độ phân
giải theo phương ngang đã tăng gấp đôi T213. Số mực theo chiều thẳng đứng lên
đến 30 mực. Sơ đồ tham số hóa mây đối lưu chuyển từ sơ đồ Kuo sang sơ đồ
Arakawa-Schubert.
Tháng 9 năm 1999, tiến hành tinh xảo hóa các quá trình vật lý, hàm lượng
nước trong mây được đưa vào như một biến dự báo và các quá trình đối lưu ẩm đã
được cải tiến. Đầu tháng 3 năm 2001, số mực theo chiều thẳng đứng tăng lên 40
mực và miền tính thẳng đứng đã lên đến tận 0.4 hPa (mực đẳng áp trên cùng).
Tháng 3 năm 2005, sơ đồ bình lưu Eulerian được thay thế bởi sơ đồ bán
Lagrangian một, tăng độ phân giải phổ từ T213 (lưới vuông) lên TL319 (lưới tuyến
tính), cùng với các quá trình ban đầu hóa thông thường và ban đầu hóa thẳng đứng
cũng được đưa vào. Đến ngày 1 tháng 3 năm 2006, thời gian dự báo cho các phiên
06 và 18UTC là 36h, trong khi 00UTC là 90h và 12UTC là 216h dự báo.
Qua nhiều giai đoạn phát triển, GSM là một trong những mô hình toàn cầu
có độ phân giải ngang tinh nhất trên thế giới, hiện nay mô hình GSM có độ phân
giải 0.1875 độ (khoảng 20km). Tuy nhiên khi cung cấp cho các nước sử dụng sản
phẩm, các độ phân giải đưa ra là 1.25 độ, 0.5 độ, và 0.25 độ. [11]
14
CHƯƠNG 2: NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Số liệu phục vụ nghiên cứu
2.1.1. Sản phẩm mô hình dự báo
Các sản phẩm từ mô hình dự báo thời tiết toàn cầu chạy tại Trung tâm Dự
báo Khí tượng Thủy văn Trung ương GSM (Nhật Bản) được đưa vào tham khảo đối
với 11 trường hợp điển hình của bão, ATNĐ với tác động của địa hình và hoàn lưu
khí quyển ảnh hưởng đến lãnh thổ nước ta từ năm 2001 đến 2010, ngoài ra có tham
khảo kết quả nghiên cứu của nước ngoài.
Bảng 2.1. Bão và ATNĐ từ năm 2001 - 2010 ảnh hưởng đến lãnh thổ nước ta
Bão và ATNĐ
Năm
Tên bão
Tình hình mưa
Bão số 2 Durian (2/7/2001) Lôi
Châu (Trung Quốc) vào Quảng
Tây, Cao Bằng
2001
Mưa: 100 - 250mm; Mưa địa hình
Việt Bắc
Bão số 5 Usagi (10-11/8/2001)
Mưa: 50 - 150mm; Mai Hóa (Quảng
vào Hà Tĩnh, Kỳ Anh
Bình) 256mm; Cồn Cỏ 259mm
Bão số 8 Lingling (10-11-12/8)
Mưa: 80 - 250mm; Tam Kỳ
vào Bình Định, Phú Yên
253mm; Tuy Hòa 243mm
ATNĐ Tháng 9
Gây ra mưa
ATNĐ Tháng 10
Một đợt mưa lớn to
Bão số 4 Hagupit (13-15/9) vào
Lôi Châu suy yếu
Bắc Bộ có mưa
2002
Bão số 5 Mekkhala (29-30/9)
vào Quảng Đông, Trung Quốc
2003
Bão số 3 Koni (21-22/7/2003)
15
Bắc Bộ có mưa vừa
Mưa: 100 - 150mm; Phú Thọ
vào Ninh Bình cấp 9, Nho Quan 357mm
cấp 8
Bão số 4 Imbudo (23-24-
Mưa vùng thấp vào Việt Trung; Hà
25/7/2003) vào Quảng Tây,
Giang 208mm; Bắc Cạn 197mm
Trung Quốc
Bão số 5 Krovanh (24-25-
Mưa: 100 - 150mm; Lai Châu
26/7/2003) vào Móng Cái,
276mm; Vĩnh Phúc 236mm
Quảng Ninh cấp 10
Mưa: ATNĐ + không khí lạnh; Đặc
biệt to 200 - 400mm, gây ngập đặc
ATNĐ (8-9-10/9/2003) vào
biệt Ba Lạt (Thái Bình) 701mm;
Nghệ An
Văn Lý 660mm; Thị xã Thái Bình
749mm
Bão số 2 Chanthu (12-13-
Mưa vừa, mưa to hầu hết các khu
14/6/2004), tâm Quy Nhơn cấp 6 vực
ATNĐ (28-29-30/8/2004) suy
yếu vào Móng Cái
2004
ATNĐ tháng 9/2004 vào Quảng
Ngãi, Lý Sơn cấp 7
Mưa Bắc Bộ 50 - 100mm
Mưa kết hợp hội tụ Đông Nam, phổ
biến 100 - 200mm; Hà Tĩnh
391mm; Quảng Ngãi 319mm
Bão số 4 Muifa (23-2425/11/2004) qua Cà Mau, vào
Thổ Chu, và sau đó vào Vịnh
Mưa to ở khu vực Trung Bộ
Thái Lan
2005
Bão số 2 Washi (30-31/7 và
1/8/2005) vào Thái Bình, sau đó
16
Mưa: 50 - 100mm
vào Nam Định
Bão số 3 (11-12/7/2005) vào
Mưa: 100 - 200mm; Văn Lý
Thanh Hóa
327mm; Nghệ An 256mm
Bão số 5 (29-30-31/8/2005) vào
Mưa: 100 - 150mm; Hà Tĩnh
Vinh, Nghệ An
380mm; Quảng Bình 347mm
Bão số 6 Vicente (17-18/9/2005) Mưa: 150 - 200mm; Hà Tĩnh
vào Vinh, Nghệ An
321mm, Quảng Bình 287mm
Bão số 7 Damrey (26-27-
Mưa: 100 - 150mm; Hòa Bình
28/9/2005) vào Thanh Hóa
348mm; Lương Sơn 382mm
Bão số 8 Kaitak (từ 31/10 đến 12/11/2005) vào Thái Bình, Nam
Định
Mưa đặc biệt to: Đà Nẵng, Quảng
Ngãi > 600mm
ATNĐ (12-13/9/2005) vào Bình
Mưa: Huế 277mm; Quảng Nam
Định
320mm
ATNĐ (6-7-8/10/2005) vào Huế, Mưa: 300 - 400mm; Huế 408mm;
Đà Nẵng
Quảng Trị 606mm
Mưa: 100 - 200mm; Quảng Ninh
Bão số 3 Prapiroon (3-4-
505mm; Yên Bái 239mm; Tuyên
5/8/2006) vào Lôi Châu
Quang 224mm
Bão số 5 (24-25-26/9/2006) vào
Mưa: 100 - 200mm; Quảng Trị
Hà Tĩnh
424mm; Huế 362mm
2006
Bão số 6 Xangsane (từ 30/9 đến
1- 2/10/2006) đi thẳng vào Đà
Nẵng
Mưa: 200 - 300mm; Quảng Bình Huế 300 - 400mm; Huế 362mm
Bão số 9 Ourian (4-5-6/11/2006) Mưa: 50 - 150mm; Đà Nẵng
đi dọc xuống Nam Trung Bộ vào 325mm; Quảng Ngãi 243mm
17
Bến Tre, Trà Vinh
ATNĐ (3-4/7/2006) vào Quảng
Ninh
Bão số 1 Toraji (5-6/7/2007) vào
Tiên Yên, Móng Cái, Quảng
Ninh
Mưa: 30 - 50mm
Mưa: 50 - 100mm; Hòa Bình
170mm; Văn Lý 182mm
Bão số 2 (4-5-6-7/8/2007) Bình
Định đi lên vào Vịnh Bắc Bộ,
Mưa to đến rất to khu vực Trung Bộ
suy yếu thành ATNĐ, vào Hà
và Nam Bộ
Tĩnh, Quảng Bình
Bão số 4 Francko (24-25/9/2007)
2007
vào Vịnh Bắc Bộ, suy yếu thành
Mưa ít; Hà Nội 147mm; Thanh Hóa
ATNĐ, suy yếu thành vùng thấp
183mm
và vào Thái Bình
Bão số 5 Lekima (2-34/10/2007) hướng thẳng đến Đèo
Ngang
Mưa vừa, mưa to, riêng Trung
Trung Bộ mưa rất to
Bão số 7 Hagibis (24-25-
Mưa: 50 - 100mm; Quảng Ngãi
26/11/2007)
218mm; Tuy Hòa 398mm
ATNĐ (29-30/10/2007) vào Quy Mưa: 100 - 250mm; Kim Long
Nhơn, Bình Định
555mm; Quảng Nam 347mm
Bão số 4 Kamuri (7-8/8/2008)
vào Quảng Đông, Trung Quốc,
2008
vào Quảng Ninh, suy yếu thành
Mưa to đến rất to khu vực Bắc Bộ
ATNĐ
Bão số 6: Hagupit (24-
Mưa: 200 - 250mm; Quảng Ninh
18
25/9/2008) dọc biên giới vào
622mm; Bắc Giang 491mm
Quảng Ninh
Bão số 7 Mekkhala (2930/9/2008) vào Quảng Bình, Hà
Tĩnh
Mưa: 100 - 200mm; Đồng Hới
319mm; Cồn Cỏ 567mm
Bão số 10 Nonl (16-17/11/2008)
Mưa to Nam Trung Bộ và Tây
vào Khánh Hòa, Ninh Thuận
Nguyên
ATNĐ (11-12/8/2008) vào
Mưa: 100 - 150mm; Móng Cái
Quảng Ninh
180mm; Cửa Ông 209mm
Bão số 4 Soudelor (1112/7/2009) vào Lôi Châu, vào
Quảng Ninh- Hải Phòng, suy yếu
Mưa to đến rẩt to khu vực Bắc Bộ
thành ATNĐ
Bão số 7 Meigae (10-1112/7/2009) vào Nam Định,vào
Mưa: 80 - 150mm
Thanh Hóa
2009
Bão số 9 Ketsana (28-29/9/2009) Mưa to đến rất to từ Quảng Bình
vào Quảng Nam, Quảng Ngãi
đến Bình Định
Bão số 10 Parma (12-1314/10/2009) vào Hà Nam, suy
Mưa: 100 - 150mm; Móng Cái
yếu thành ATNĐ vào vùng biển
181mm; Thanh Hóa 257mm
Thái Bình
Bão số 11 Marinae (1-2/11/2009)
vào Phú Yên, vào Khánh Hòa,
kết hợp với không khí lạnh
ATNĐ (6-8/9/2009) đi dọc vào
19
Mưa to đến rất to khu vực Trung và
Nam Trung Bộ
Mưa rất to: Quảng Ngãi 794mm;
Quảng Ngãi, Bình Định (gián
Đà Nẵng 830mm; Lý Sơn 1184mm
tiếp)
ATNĐ (17-18-19/10/2009) đi
dọc ra Quảng Nam, Đà Nẵng,
sau đó vào Hải Nam (gián tiếp)
Bão số 1 Conson (15-1617/7/2010) vào Hải Phòng, Thái
Bình
Bão số 2 Chanthu (2223/7/2010) vào Trung Quốc, suy
yếu thành ATNĐ vào Cao Bằng
(gián tiếp)
2010
Mưa to đến rất to các tỉnh ven biển
Trung Bộ
Mưa ít: Láng Hà Nội 80mm; Văn
Lý 127mm
Mưa: vùng thấp vào biên giới Việt
Trung gây mưa to Việt Bắc; Bắc
Giang 279mm; Yên Bái 314mm
Mưa: 50- 100mm; Hải Phòng
Bão số 3 Mindulle (23-24-
157mm; Nho Quan 174mm; Văn Lý
25/8/2010) vào Nghệ An
155mm; Hà Tĩnh 413mm; Quảng
Trị 262mm
ATNĐ (19-20/1/2010) vào Vũng Mưa: ATNĐ đón gió Đông; mưa 50
Tàu, Bến Tre
- 100mm; Quảng Trị 536mm
ATNĐ (3-4-5/11/2010) suy yếu
tại vùng biển Quảng Ngãi, Phú
Yên (gián tiếp)
20
Mưa: Huế - Quảng Ngãi: 100 200mm; Tuy Hòa 418mm.
Hình 2.1. Minh họa sử dụng sản phẩm mô hình để phân tích và dự báo mưa
trong XTNĐ khi ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ nước ta
Từ năm 1997 trở lại đây, trên cơ sở hợp tác song phương và qua kênh thông
tin hợp tác quốc tế, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã thu được
một số sản phẩm dự báo của các mô hình số từ Cơ quan khí tượng Nhật bản (JMA)
và từ các mô hình toàn cầu GFS, NOGAPS. Để phục vụ cho bài toán “Đánh giá
lượng mưa dự báo của mô hình GSM trong điều kiện xoáy thuận nhiệt đới ảnh
hưởng đến Việt Nam”, việc khai thác các trường phân tích và dự báo của mô hình
dự báo số trị toàn cầu GSM là rất quan trọng và cần thiết.
21
2.1.2. Số liệu quan trắc thực tế
Hình 2.2. Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng trong khu vực Việt Nam
Bên cạnh các sản phẩm mô hình, trong luận văn này còn tiến hành thu thập
số liệu quan trắc các trạm khí tượng trong nước. Các trạm đo khí tượng chủ yếu
quan trắc các yếu tố khí tượng theo các obs qui định trong ngày (00z, 03z, 06z, 09z,
12z, 15z, 18z và 21z). Tuy nhiên, đối với các trường hợp có bão, ATNĐ thì một số
trạm đo có thể quan trắc liên tục từ 30 phút đến 01 giờ tùy từng trường hợp cụ thể.
Số liệu mưa từ các trạm đo hầu hết được quan trắc tích lũy trong khoảng thời gian
06 giờ theo 04 obs quan trắc trong ngày vào các giờ phát báo chính: 00z, 06z, 12z
và 18z.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong 10 năm qua (2001 – 2010), có 51 cơn bão ảnh hưởng đến lãnh thổ
nước ta và đã được trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương đánh giá. Sử
dụng mô hình cho thấy hiệu quả chưa cao và còn tồn tại sai số lớn. Trong các nước,
các Trung tâm dự báo bão khu vực như Trung tâm dự báo bão Thượng Hải, Hồng
22