Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia xuân thủy nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 61 trang )

Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

1

MỞ ĐẦU

Hiện nay, một trong những vấn đề nổi cộm ở các vùng ĐNN trên thế giới là
việc tồn tại một mâu thuẫn giữa các nhà quản lí- những người đang nỗ lực để bảo
tồn và phát triển các hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học với những cư dân địa
phương mà nguồn sống của họ gần như dựa hoàn toàn vào các nguồn lợi thủy sản từ
bao đời nay .
Vấn đề là làm thế nào để dung hòa được mâu thuẫn này và tạo được mối quan
hệ tin cậy trên tinh thần hợp tác giữa những nhà quản lý và người dân địa phương
để hướng đến sự phát triển bền vững và bảo tồn TNTN nơi đây. Do vậy, việc tìm ra
những sinh kế mới, những phương thức sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên
phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng địa phương mà không làm tổn hại đến đa
dạng sinh học, đang được các nhà quản lý quan tâm và nghiên cứu.
DLST đang được xem như là một phương thức giải quyết hữu hiệu các vấn đề
nêu trên qua đó nâng cao cuộc sống của người dân và làm cho họ càng ngày càng ý
thức hơn với công tác bảo tồn thiên nhiên.
Nhận thức được tầm quan trọng của DLST nên nhiều VQG đã tiến hàn nghiên
cứu xây dựng quy hoạch và triển khai nhiều dự án DLST. VQG Xuân Thủy-Khu
RAMSAR đầu tiên ở Việt Nam và là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Đất ngập
nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng đã và đang tiến tới phát triển DLST để
cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. Tuy nhiên, những định hướng và các
hoạt động còn mới ở giai đoạn đầu.
Vì vậy, đề tài “Xây dựng sản phẩm sinh thái tại VQG Xuân Thủy-tỉnh Nam
Định” cũng không nàm ngoài mục đích hỗ trợ cho sự phát triển DLST một cách
hiệu quả hơn và góp phần vào công tác bảo tồn thiên hiên và phát triển cộng đồng ở


VQG Xuân Thủy
* Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng của DLST ở khu
K53 - Khoa học môi trường

1


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

vực này qua đó xây dựng sản phẩm DLST và định hướng phát triển để mô hình
DLST được hoạt động có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và bảo
tồn,tạo sinh kế mới cho người dân địa phương, và làm giảm sức ép lên TNTN ở
VQG Xuân Thủy.

K53 - Khoa học môi trường

2


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN


1.1. Lịch sử hình thành DLST
Vào khoảng năm 1800 trên thế giới bắt đầu xuất hiện thuật ngữ khách du lịch.
Nhưng cho đến năm 1811 thì lần đầu tiên từ “du lịch” mới được đưa vào từ điển
Oxford. Tuy nhiên về nguồn gốc của hoạt động này đã có từ trước đó rất lâu những
du khách đến tham quan VQG Yellowstone và Yosemite hàng thế kỷ trước chính là
những nhà DLST dầu tiên.
Vào thế kỉ 20 do sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đánh dấu bằng
sự xuất hiện của những chiếc xe hơi đã kích thích hoạt động du lịch phát triển hơn
nữa. Thêm vào đó là sự ra đời của nhiếp ảnh, đó là một phương tiện quảng cáo hữu
hiệu, nó đưa ra chứng cứ bằng những hình ảnh quyến ruxveef những nơi kì diệu xa
lajvaf bắt đầu thu hút những người ưa thích phiêu lưu mạo hiểm muốn được xem
tận mắt những nơi kì diệu đó. Tuy nhiên bước ngoặt quan trọng là sự xuất hiện của
những chuyến bay thương mại, cho phép ngày càng nhiều người từ nhiều nơi trên
thế giới đi đến những vùng đất xa xôi mà trước đó họ không thể đến được.
Và cũng từ đây do sự bùng nổ số lượng khách du lịch đã làm cho ngành du
lịch bắt đầu chuốc lấy tiếng xấu vì sự phát triển thiếu tính toán làm rối loạn các vấn
đề kinh tế xã hội, làm suy thoái các giá trị tự nhiên và văn hóa địa phương.
Cho tới lúc này những quan điểm về nhành công nghiệp xanh đã bị xem xét lại
do dân chúng ngày càng quan tâm đến môi trường, họ e ngại vì du lịch quy mô lớn
ngày càng gây tác động tiêu cực đến môi trường. Từ đó nảy sinh một hình thức du
lịch khác với quy mô nhỏ hơn, một hình thức du lịch có trách nhiệm, với môi
trường và CĐĐP. Đó chính là Du lịch sinh thái (DLST)
K53 - Khoa học môi trường

3


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp


1.2. Những khái niệm về Du lịch sinh thái
Có rất nhiều khái niệm về DLSTcủa nhiều nhà khoa học trên thế giới,tuy
nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh lĩnh vực này vì vậy cũng chưa
có một định nghĩ chung cho DLST. Sau đây là một số định nghĩ được sử dụng rộng
rãi trên thế giới:
Trước hết, chúng ta bắt đầu với định nghĩa của Ceballos-Lascurain (1991),
người đầu tiên đưa ra định nghĩ về DLST:
Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị thay đổi ,với
những mục đích đặc biệt như nghiên cứu,tham quan với ý thức trân trọng thế giới
hoang dã cũng như những giá trị văn hóa cả trong quá khứ và hiện tại được khám
phá ở vùng đất đó.[1]
Hiệp hội DLST quốc tế định nghĩa DLST là:
Việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi
trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương [1].
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỉ 90 của
thế kỉ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du
lịch và môi trường. Tuy nhiên hiểu biết của các nhà khoa học cũng như người dân
về DLST còn nhiều điểm chưa rõ rang do sự chênh lệch về trình độ nhận thức và
khác nhau ở góc độ nhìn nhận.
Để có được sự thống nhất về khái niệm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt
động thực tiễn phát triển DLST, Tổng cục Du lịch Việt Namđã phối hợp với nhiều
Tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN…có sự tham gia của các chuyên gia các
nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan,tổ chức Hội
thảo quốc tế vầ “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam”vào
tháng 9 năm 1999. Một trong những kết quả quan trọng của hội thảo là lần đầu tiên
4
K53 - Khoa học môi trường



Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam như sau:
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa , gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương [1].
Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình
phát triển của DLST ở Việt Nam.
Mặc dù những khái niệm về DLST trên thế giới còn nhiều điểm chưa thống
nhất và trong tương lai sẽ hoàn thiện dần cùng quá trình phát triển và nhận thức.
Song những đặc tính cơ bản nhất của DLST theo tổ chức Du lịch thế giới (WTO)
tóm tắt lại như sau:
• DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà
ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự
nhiên cũng như các giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên
đó
• Bao gồm các hoạt động giáo dục môi trường và diễn giải môi trường
• Thông thường, DLST được tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách. Các
công ty lữ hành trong và ngoài nước, với quy mô khác nhau đều có thể
tổ chức, điều hành, hoặc quảng cáo các tuyến DLST
• DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường
tự nhiên và văn hóa-xã hội
• Hỗ trợ cho công tác bảo tồn các vùng tự nhiên
• Tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng, các tổ chức và các cơ quan quản
lý vùng tự nhiên vì mục tiêu bảo tồn
• Tạo ra các cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho CĐĐP
K53 - Khoa học môi trường


5


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

• Nâng cao nhận thức cho cả du khách và người dân địa phương về bảo
tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa
Với những ưu điểm vượt trội này, xu thế DLST đang lan tỏa khắp các nước
trên thế giới. Nhưng không phải ở nơi nào cũng có thành công, nơi nào DLST cũng
đạt được mục tiêu thật sự của nó. Thành công chỉ có được khi những nhà quản lý
biết chia sẻ lợi ích và phối hợp hoạt động khéo léo với các bên liên quan (khách du
lịch, chính quyền địa phương,cơ quan quản lý tài nguyên,tổ chức phi chính phủ…),
và đặc biệt không thể coi nhẹ mảng giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách.
1.3. Du lịch sinh thái và các khu bảo tồn thiên nhiên
Một trong những đặc điểm khác biệt của DLST là DLST được tổ chức ở
những khu vực hoang sơ, đẹp và ít thay đổi. Hiện nay một điều dễ nhận thấy là
những khu vực thỏa mãn những điều kiện này là các KBTTN [9].
1.3.1. Lợi ích từ DLST
DLST ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu du lịch tiếp cận thiên nhiên ngày
càng tăng mà còn từ những tác dụng tích cực của nó đối với các KBTTN. Đó là :
• DLST đòi hỏi các hoạt động bảo tồn phải hiệu quả để thu hút khách tới
tham quan.
• Đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước, khu vực, CĐĐP và đặc biệt là
KBTTN vì đây là nguồn kinh phí đóng góp trực tiếp cho công tác bảo
tồn.
• Nó có thể tạo nguồn tài chính cho các KBTTN khác chưa có hoạt động
du lịch do những KBTTN này không nổi tiếng hoặc do sự cân bằng
sinh thái của chúng rất mong manh.

• Có thể là động lực thúc đẩy sự đầu tư của chính phủ và đơn vị tư nhân
K53 - Khoa học môi trường

6


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

để thành lập các KBTTN tương tự.
• DLST cũng là một cộng cụ giáo dục môi trường, mà đối tượng giáo dục
là du khách và cả CĐĐP . Mục tiêu của giáo dục là nâng cao nhận thức
cho du khách và người dân địa phương về giá trị tự nhiên , văn hóa.
• DLST tạo công ăn việc làm mới cho CĐĐP để họ không tham gia các
hoạt động phá hủy các hệ sinh thái và đe dọa đến các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
• DLST sẽ tạo cho du khách có một ấn tượng tuyệt vời mà họ sẽ muốn có
được khi đi tham quan những nơi khác, qua đó giúp cho công tác bảo
tồn thiên nhiên ở những nơi khác.
1.3.2. Những tác động tiêu cực đối với môi trường
Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, DLST vẫn còn những hạn chế
đặc biệt là khi DLST phát triển, vì xét trên khía cạnh kinh tế DLST cũng là một
hình thức kinh doanh thương mại. Và khi nó đạt đến mức phát triển, đương nhiên sẽ
có những tác động không tốt đến môi trường tự nhiên và xã hội. Một số tác động có
thể dễ dàng thấy
• Mất đất sản xuất(nông nghiệp hay NTTS) do sự gia tăng các hoạt động
du lịch.
• Gây tổn thương các hệ sinh thái.
• Gây ảnh hưởng đến da dạng sinh học.

• Hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng giá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người
dân địa phương , do đáp ứng quan hệ cung-cầu của du khách và các nhà
điều hành du lịch.
• Có khả năng làm xáo trộn cuộc sống của người dân địa phương, mất
K53 - Khoa học môi trường

7


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

dần những nét văn hóa bản địa.
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.1. Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng
Tổng diện tích theo địa giới hành chính của 5 xã là 4023,67 ha. Đất đai tự
nhiên được thành tạo từ nguồn phù sa bồi lắng của sông Hồng. Vật chất bồi lắng
gồm hai loại hình chủ yếu: bùn phù sa và cát lắng đọng (tích hợp và lắng đọng tạo
thành các giồng cát kéo dần ra phía biển theo hướng Tây – Nam). Bao gồm 2 vùng
với đặc điểm thổ nhưỡng như sau:
Vùng nội đồng: Đất phù sa không bị nhiễm mặn hoặc bị nhiễm mặn ở thể nhẹ
và trung bình; đất tương đối màu mỡ hiện đang sử dụng chủ yếu để trồng lúa, màu,
nuôi trồng thuỷ sản. Đây cũng chính là nơi tập trung chủ yếu của dân cư 5 xã vùng
đệm.
Vùng bãi bồi van biển: Đất mặn, thành phần thổ nhưỡng chủ yếu là bùn, đất
pha cát; đất giàu chất dinh dưỡng và thích hợp với nhiều cây ngập mặn, đang được
nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng; có khả năng canh tách đa dạng, khai thác nhiều sản
phẩm và các đặc sản biển có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên vùng này chịu ảnh hưởng
trực tiếp của các yếu tồ ngoại cảnh, tác động từ phía đại dương, thời tiết, gió bão,

lốc lớn kèm theo sóng biển dâng cao khi triều cường.
1.4.2. Khí hậu - thuỷ văn
Vùng ven biển có rừng ngập mặn ở huyện giao Thuỷ, tỉnh Nam Định có địa
hình dốc từ Bắc xuống Nam, dài từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình từ 40,5 40,7 cm, điểm cao nhất là Cồn Lu có độ cao +1,5m so với mực nước biển.
* Khí hậu: Vùng ven biển giao Thủy nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, khí
hậu phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, trùng với mùa
mưa; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trùng với mùa khô.
K53 - Khoa học môi trường

8


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 24oC; nhiệt độ cao nhất trong mùa hè
40,3oC; nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông 6,8oC. ẩm độ trung bình 84%. Một số
mô hình sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học.
* Lượng mưa: Trung bình năm 1700-1800m; Số ngày mưa trong năm là 133
ngày.
* Gió: Về mùa đông thịnh hành là hướng Bắc, đầu mùa hè là hướng Đông sau
chuyển hướng Đông Nam và Nam. Tốc độ gió: Mùa đông từ 3,2 - 3,9 m/s (trong đất
liền 2,0-2,5m/s), mùa hè từ 4,0 - 4,5 m/s (trong đất liền 2,3-2,6m/s); tốc độ gió lớn
nhất trong khi có bão, giông tố lên tới 45-50m/s (trên cấp 12).
* Thủy văn: Độ mặn ven bờ bãi độ mặn biến đổi rất lớn từ 11-30‰. Sự biến
thiên của độ mặn còn tùy thuộc vào các tháng trong năm và không gian cụ thể của
từng vùng bãi. Cự li xâm nhập mặn ở hàm lượng 1‰ NaCl vào sâu tới 10km và ở
hàm lượng 4‰ tới 5km.
Thủy triều: Chế độ thủy triều ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động của người

dân miền biển Giao Thủy từ nuôi trồng đến khai thác thủy hải sản. Vùng thuộc chế
độ nhật triều, chu kỳ trên dưới 23 giờ, biên độ triều trung bình khoảng 150 – 180
cm, lớn nhất 3,3 m, nhỏ nhất 0,25 m. Mực nước triều cao nhất vào mùa bão và phụ
thuộc vào gió. Biến thiên của thuỷ triều khoảng nửa tháng có 1 lần triều cường và 1
lần triều kém. Đôi khi cũng xảy ra 1 tháng 3 lần triều kém, 2 lần triều cường hoặc
ngược lại [5].
Thổ nhưỡng: Đất đai tự nhiên toàn vùng cửa sông Hồng nói chung được
thành tạo từ nguồn phù sa bồi (phù sa bồi lắng) của toàn bộ hệ thống sông Hồng.
Vật chất bồi lắng bao gồm 2 loại hình chủ yếu: Bùn phù sa và cát lắng đọng.

K53 - Khoa học môi trường

9


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

1.4.3. Kinh tế-Xã hội

Hình 1: Biểu đồ trình độ học vấn các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy
Theo như biểu đồ trên ta thấy trình độ cao như trung cấp, cao đẳng và đại học rất ít
(hơn 3%) và tỷ lệ chủ hộ thất học (không đi học) là rất thấp (2,38%). Trình độ học
vấn của các chủ hộ ở 5 xã phần lớn là học hết cấp 2 và cấp 3 (hơn 60%) Đây là trình
độ có thể tiếp thu được các kỹ thuật sản xuất mới và thuận lợi cho các dự án dậy
nghề cho lao động nông thôn. [6]
Nghề nghiệp :
Với các hộ gia đình ở khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy, 83,76% số chủ hộ làm
nông nghiệp (trồng lúa), có 3,63% tham gia là thợ (thợ xây, mộc,...); 3,15% tham

gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước xã/thôn; 2,39% tham gia đánh cá biển, và
số ít còn lại làm các nghề khác như: buôn bán, làm thuê, nuôi thuỷ sản, khai thác
thuỷ sản tự do ngoài bãi... Như vậy, các chủ hộ ở đây phần lớn là làm nông nghiệp
nhưng đây là vùng ven biển chị ảnh hưởng của nhiều hiện tượng thời tiết bất
thường. Theo như người dân cho biết, trung bình một năm chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ 4-6 cơn bão, do đó sản xuất nông nghiệp ở đây gặp rất nhiều khó khăn, không ổn
K53 - Khoa học môi trường

10


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

định [6].
Hiện trạng các nguồn thu nhập :

Hình 2: Thu nhập từ các nghề của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy
Tuy từng loại nguồn thu nhập hay nghề nghiệp khác nhau mà đem lại các mức thu
K53 - Khoa học môi trường

11


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

nhập khác nhau cho một hộ trong khu vực, nhưng nhìn chung nguồn thu/năm của

các hộ gia đình còn thấp. Ví dụ như 2 nguồn thu thường xuyên của hộ là trồng lúa
và chăn nuôi trong 1 năm chỉ thu được hơn 6 triệu đồng ; các nghề có nguồn thu
nhập lớn (hơn 20 triệu/năm) như đánh cá biển, nuôi thuỷ hải sản, buôn bán, hay
công chức nhà nước lại không phải là nguồn thu nhập phổ biến với các hộ trong khu
vực.
Với hiện trạng nguồn thu nhập như trên, nếu một hộ gia đình có 1-2 nguồn thu nhập
(dưới 20 triệu/năm) sẽ không đủ cho cuộc sống hàng ngày vì mức chi phí cho sinh
hoạt gia đình cao hơn nhiều lần. Trung bình trong một tháng một hộ gia đình phải
chi cho rất nhiều các khoản như: quần áo, thực phẩm, y tế, điện, nước, học phí,... Và
nếu tính trung bình khoảng 4,8 triệu đồng/tháng/hộ như vậy một năm một hộ gia
đình phải chi khoảng 50 triệu. Điều này giải thích tại sao vẫn có gần 20% số hộ phải
vay tiền để mua lương thực phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Trong đó 2 xã Giao
Xuân và Giao An là hai xã có tỷ lệ người phải vay tiền để mua lương thực nhiều
nhất, chiếm lần lượt 34,58% và 28,57%. Các tháng mà hộ phải vay rơi vào tất cả
các tháng trong năm từ tháng 1 tới tháng 12, và thời gian vay trung bình khoảng 2
tháng trong một năm. [6]

K53 - Khoa học môi trường

12


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

3

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu


Những cánh rừng ngập mặn giàu có về đa dạng sinh học với nhiều loài động thực
vật quý hiếm là những lợi thế to lớn để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc
gia Xuân Thủy (Nam Ðịnh), khu bảo tồn dự trữ sinh quyển đất rừng ngập mặn.
Nằm trên địa phận huyện Giao Thủy, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng, Vườn
quốc gia Xuân Thủy cách Hà Nội 150 km về phía đông nam, là rừng ngập mặn đầu
tiên ở Việt Nam được quốc tế công nhận theo Công ước RAMSAR, rừng ngập mặn
thứ 50 của thế giới[4]. Khu vực vùng lõi của vườn là diện tích đất ngập mặn trên ba
cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh thuộc xã Giao Thiện. Toàn bộ
vùng đệm và vùng lõi của Vườn nằm trên địa phận các xã Giao Thiện, Giao An,
Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Diện tích toàn bộ vườn khoảng 7.100 ha, gồm:
3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn.[8]
Khu vực này được hình thành tự nhiên do phù sa sông Hồng đổ ra biển gặp dòng
hải lưu dồn tụ chất màu của đất vào đây. Hạt của nhiều loại cây ngập mặn bồng
bềnh trên mặt biển theo sóng dạt vào, khi gặp đất tốt, hạt nảy mầm nối nhau thành
rừng ngập mặn. Ðó là lý do mà rừng ngập mặn ở đây gồm nhiều loại cây như: trang
sú, bần, muồng biển, lau sậy... Các cây này tham gia chắn sóng tạo điều kiện cho
hàng chục loại rong tảo phát triển, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Kho
thức ăn vô tận mà thiên nhiên ban tặng đã thu hút nhiều loài quý trong vùng sinh sôi
nảy nở. Rừng ngập mặn thật sự có vai trò hết sức quan trọng, tạo dựng sinh cảnh,
nơi nhân giống và dự trữ thức ăn phong phú cho nhiều loại động vật, đem lại lợi ích
kinh tế đáng kể cho khu vực.
Ngay khi bước vào Xuân Thủy, du khách sẽ bắt gặp những đàn cò, nhiều loài chim
mầu sắc sặc sỡ đang tìm mồi giữa bãi lầy. Hằng năm có tới khoảng 100 loài chim di
13
K53 - Khoa học môi trường


Nguyễn Hoàng Diệu Linh


Khóa luận tốt nghiệp

cư chọn nơi đây là điểm lưu trú trên đường di cư về phương nam trú đông, trong đó
có tới một phần năm số lượng cò mỏ thìa của toàn thế giới. Tại đây, ước tính có 215
loài chim sinh sống, tiêu biểu như: cò thìa, rẽ mỏ thìa, choắt chân vàng, mòng bể
đầu đen, giang sen và choắt chân màng lớn. Trên vùng đất ngập mặn này có hàng
trăm loài động vật thủy sinh.
Du khách có thể đến được đài quan sát xây trên nền đất cao bằng thuyền để phóng
tầm mắt bao quát cả khu rừng ngập mặn. Du khách hít thở khí trời trong lành giữa
không gian bao la của những đầm tôm rộng lớn, đây vừa là mô hình phát triển kinh
tế vừa là mô hình du lịch khá hấp dẫn. Phát triển du lịch sinh thái không những đem
lại nguồn lợi kinh tế cho Vườn và cư dân sống trong vùng đệm mà còn góp phần
tích cực vào công tác bảo tồn. VQG Xuân Thủy được lựa chọn là khu vực thí điểm
hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia, nằm trong dự án có sự hỗ
trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Tài nguyên và Môi
trường, thực hiện từ tháng 7-2011 tới cuối năm 2014.
Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Đây là phương pháp được áp dụng trong quá trình làm đề tài, thu thập, thanh lọc
những tài liệu theo nội dung, yêu cầu cần tìm hiểu, sắp xếp theo từng đề mục, so
sánh, đối chiếu giữa các tài liệu và phân tích, chọn lọc, xử lý tài liệu. Thu thập các
số liệu , tài liệu qua các tài liệu từ những công trình nghiên cứu, những báo cáo
đánh giá của các tổ chức phi chính phủ đầu tư vào khu vực nghiên cứu.
Phương pháp bảng biểu, bản đồ
Trong khóa luận có sử dụng các bản đồ, bảng biểu giúp cho việc trình bày nội dung
được rõ ràng, dễ hiểu hơn.
Phương pháp khảo sát thực địa
K53 - Khoa học môi trường


14


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

Đây là phương pháp cần thiết để đề tài nghiên cứu mang tính thực tế và khả thi.
Phương pháp khảo sát thực địa cho phép chỉnh lý, bổ sung các tư liệu về tài nguyên,
cơ sở hạ tầng và các vấn đề liên quan khác mà việc phân tích tài liệu thứ cấp không
đáp ứng được. Phương pháp còn cung cấp tài liệu thực tế về đặc điểm tổ chức
không gian của địa bàn diễn ra hoạt động du lịch. Tuy nhiên, do còn hạn chế về thời
gian và điều kiện nên việc khảo sát thực địa mới chỉ được tiến hành ở một số nơi
tiêu biểu trên địa bàn nghiên cứu.

4

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khám phá tiềm năng du lịch ở VQG Xuân Thủy
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Hệ sinh thái đất ngập nước ở VQG Xuân Thuỷ đạt được ba điều nhất đó là: “Đa
dạng sinh học cao nhất, năng suất sinh học lớn nhất đồng thời cũng là hệ sinh thái
nhạy cảm nhất”.[7]
Khu RAMSAR Xuân Thuỷ có hệ thực vật khá phong phú & đa dạng. Từ kết quả
điều tra sơ bộ cho thấy ở đây có trên 120 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có
gần 20 loài thích nghi với điều kiện sống ngập nước hình thành nên hệ thống rừng
ngập mặn rộng trên 3000 ha. Có những loài thực vật chính tiêu biểu cho hệ sinh thái
rừng ngập mặn như cây Trang ,Sú , Bần chua, Mắm biển, Cóc kèn... Ngoài những
giá trị bảo tồn cao, rừng ngập mặn còn là nơi ươm giống, cung cấp thức ăn và môi

sinh yên lành cho các loài động vật thuỷ sinh tồn tại và phát triển bền vững. Hàng
năm nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên của khu vực cho thu nhập tổng giá trị ước đạt tới
hàng trăm tỷ đồng. Việc phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương phần lớn là
K53 - Khoa học môi trường

15


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

trông chờ vào khu dự trữ thiên nhiên quan trọng này.
Từ VQGXT đã ghi nhận trên 220 loài chim, trong đó có trên 150 loài di cư, 50 loài
chim nước và có tới 9 loài nằm trong sách đỏ quốc tế. đó là: Cò thìa , Rẽ mỏ thìa ,
Choắt chân màng lớn, Choắt đầu đốm, Cò trắng Trung Quốc, Te vàng, Choắt mỏ
vàng , Mòng bể mỏ ngắn ,Bồ nông. Tài nguyên chim hoang dã khá phong phú cả về
số lượng loài và số lượng cá; ở Việt nam hiện nay hầu như chỉ có thể dễ dàng bắt
gặp Cò thìa và Rẽ mỏ thìa ở VQGXT (có thời điểm số lượng cá thể Cò thìa ở
VQGXT đã chiếm tới 26% số lượng hiện còn của thế giới).[7]
Hàng năm, cứ đến dịp mïa đông từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 3, 4 năm sau,
vào mùa chim di cư, hàng chục ngàn con chim nước đã dừng chân nghỉ ngơi, trú
đông, kiếm mồi, tích luỹ năng lượng cho cuộc hành trình dài từ Xibêri, Trung Quốc,
Triều Tiên xuống Australia và theo hướng ngược lại. Vào thời điểm đông nhất, có
từ 30.000 - 40.000 cá thể chim các loại dừng chân nghỉ ngơi, trú đông [14]. Những
đàn chim đông đúc với thành phần loài phong phú đã và đang thu hút sự quan tâm
rất lớn của các nhà điểu học cũng như các khách du lịch trong nước và quốc tế.
Có trên 500 loài động thực vật thuỷ sinh ,trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao
như: Tôm, Cua bể, Ngao, Rong câu chỉ vàng…đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể
cho cộng đồng địa phương, từ đó đã góp phần tạo nên sự khởi sắc cho bộ mặt dân

sinh kinh tế của cộng đồng vùng đệm ở VQGXT.
Về thú có trên một chục loài, trong đó có 3 loài quý hiếm là: Rái cá, Cá heo, Cá đầu
ông sư.[7]
Tài nguyên du lịch nhân văn
Cùng với sự phong phú của tài nguyên du lịch tự nhiên. VQG Xuân Thủy có
rất nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị có thể kết hợp trong các tour du lịch.
Trước hết, trên đường đi đến thành phó Nam Định du khách có thể tham quan đền
Nhà Trần-nơi còn lưu giữ lại những chứng tích về một triều đại hưng thịnh vào bậc
K53 - Khoa học môi trường

16


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Du khách cũng có thể tham quan chùa
Tháp , đền Bảo Lộc, chùa Cổ Lễ, Phủ Dày…Tiện đường đến VQG, du khách còn có
cơ hội thăm tòa thánh Phú Nhai ở huyện Xuân Trường là một trong những tòa thánh
lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng từ năm 1930. Đến đây , du khách sẽ chiêm
ngưỡng và cảm nhận được hết vẻ đẹp và sự kì vị của công trình kiến trúc đồ sộ này.
Khách du lịch sinh thái còn có cơ hội thăm quan trường dòng Bùi Chu. Nơi đây
cùng với nhà thờ Phát Diệm là hai cái nôi đầu tiên của Thiên chúa giáo ở Việt Nam
và cũng là nơi có thể cho chúng ta cái nhìn tổng quát về lịch sử phát triển và ảnh
hưởng của thiên chúa giáo ở nước ta.
Một điểm văn hóa-lịch sử khác cũng rất có ý nghĩa để kết hợp trong các tour du
lịch, đó là nhà lưu niệm có tổng bí thư Trường Chinh tại thôn Hành Thiện,xã Xuân
Hồng. Đây là nơi gắn bó và còn lưu giữ những kỉ niểm thời ấu thơ của người.
Trước hết, khi đến với VQG Xuân Thủy, du khách có thể ghé thăm tượng đồng

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn uy nghi bên hồ Vị Xuyên, để tìm hiểu them nên
văn hiến của tỉnh Nam Định. Xuôi tiếp xuống phía Nam du khách có thể ghé thăm
chùa keo, nơi gắn liền với các truyền thuyết Phật giáo kì thú,cùng với lối kiến trúc
độc đáo và vẻ đẹp huyền bí. Chùa Keo như đưa con người về với cội nguồn của tiêu
chí “ Chân, Thiện, Mỹ”.
Đi xuôi xuống đất Xuân Trường qúy khách có thể ghé thăm làng Hành Thiện và
nhà tưởng niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh – đây cũng là nơi sinh thành của
nhiều chính khách và danh nhân. Cách làng Hành Thiện không xa là tòa thánh Phú
Nhai và trường dòng Bùi Chu. Đây là một trung tâm lớn của Đạo Cơ Đốc giáo.
Những kiến trúc phương tây hiện đại, bề thế đặt giữu làng quê trù phú sẽ tạo ra cho
du khách cảm giác vừa lạ lẫm vừa thú vị.
Rời đất Xuân Trường đến miền đất Giao Thủy (nơi giao nhau của 2 nguồn nước,
nước đỏ phù sa của sông Hồng và nước biển xanh ngắt của Vịnh Bắc Bộ). Điểm
hẹn đầu tiên của qúy khách là bãi tắm Quất Lâm. Đây là bãi tắm đẹp, tự nhiên cùng
K53 - Khoa học môi trường

17


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

với ưu thế sinh tháu đặc biệt đã tạo lên sức hút với du khách từ mọi miền đất nước.
Sau khi nghỉ ngơi, tắm biển, những qúy khách yêu thiên nhiên sẽ tiếp tục hành trình
của mình đến với VQG. Khi đặt chân đến vùng đệm du khách có thể cảm nhận
không khí mắt mẻ thoáng đãng . Nhiều thôn làng xinh đẹp, trù phú được cấu trúc
bởi các mô hình kinh tế, cùng với tập quán nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy
sản từ hệ thống đầm tôm rộng hàng ngàn hecta, dã là những điểm tham quan khá lý
thú. Các mô hình trên sẽ kết nối tạo nên tour du lịch khép kín và hấp dẫn. Nếu đi

trọn Tour du lịch trên, du khách sẽ cảm nhận đầy đủ về mảnh đất và con người của
một vùng quê văn hiến, từ đó mà trân trọng hơn truyền thống , góp phần tích cực
gìn giữ những giá trị vĩnh hằng của nền văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú
của địa phương , đồng thời cũng là những di sản qúy giá của quốc gia và quốc tế.
Hiện trạng hoạt động du lịch
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch hoàn toàn mới mẻ đối với sự phát triển
du lịch ở nước ta. Do vậy chưa hề có thống kê chính xác cho loại hình du lịch này.
Tuy nhiên có thể thấy rằng số lượng khách tới tham quan, du lịch VQG chủ yếu là
Du lịch sinh thái.
Hiện trạng khách du lịch tới VQG
Hàng năm VQG đón từ 3000-5000 khách tới thăm quan nghiên cứu. Các
hoạt động du lịch chính mà khách thường sử dụng là quan sát chim, đi thuyền, tham
quan, nghiên cứu rừng ngập mặn.
Khách du lịch quốc tế
Bảng 1: Số lượng khách quốc tế đến VQG Xuân Thuỷ[10].
Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009


2010

2011

134

112

85

134

219

183

189

182

196

K53 - Khoa học môi trường

18


Nguyễn Hoàng Diệu Linh


Khóa luận tốt nghiệp

Từ năm 2003 đến 2011, khách quốc tế đến VQG Xuân Thuỷ tăng nhưng không đều
qua các năm. Cao nhất là năm 2007, chiếm 15,27% tổng số khách trong 9 năm, thấp
nhất là năm 2005, chỉ chiếm 5,9%.Trung bình có khoảng 30-40 đoàn/ năm và khách
đến từ gần 30 quốc tịch khác nhau. Khách có quốc tịch đông nhất là Anh, chiếm
16,18% tổng số khách quốc tế đến VQG trong gần 9 năm, tiếp theo là Mỹ, chiếm
12,4 %, Bỉ chiếm 11,5%,…Đặc biệt trong vài năm gần đây, lượng khách Đông Nam
Á đến đây tăng đáng kể.
Những năm trước, phần lớn du khách là những nhà khoa học về sinh học (nghiên
cứu chim, rừng ngập mặn và thuỷ sinh) nhưng hiện nay đã có sự thay đổi đáng kể,
lượng khách đến VQG để quan sát chim chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 80%). Khách
thường đến vào mùa chim di trú (tháng 9, 10 năm trước – tháng 3, 4 năm sau), theo
thông tin trên mạng Internet hoặc qua các công ty lữ hành như Sài Gòn Tourist,
Dalat Tourist, Vido Tour, Sao Mai, Hoàn Kiếm... Nhìn chung lượng khách quốc
tế còn nhỏ và ít có khách đi theo Tour du lịch sinh thái.
Bảng 2: Số lượng khách quốc tế đến VQG Xuân Thuỷtừ năm 2003 – 2011 theo
quốc tịch[10].
Quốc
tịch

Anh

Mỹ

Bỉ

Đức

Úc


Số
lượng

232

178

165

157

154

Nhật


Lan

Đông
Nam
Á

Các
nước
khác

136

133


121

158

*Ghi chú: Số lượng khách nêu trên ,mới chỉ là những đối tượng đăng ký tạm trú
ở VQG, còn khoảng 60-100% đối tượng khách quốc tế đến VQG thông qua đối
tượng khác, chỉ thăm chú và làm việc trong ngày, không đăng ký tạm trú, nên
VQG không có số liệu thống kê báo cáo đầy đủ về các đối tượng này.
K53 - Khoa học môi trường

19


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

Khách du lịch nội địa
Bảng 3: Số lượng khách du lịch nội địa đến VQG Xuân Thuỷ từ năm
2003 – 2011[10].
Năm

2003

2004

2005

2006


2007

2008

2009

2010

2011

3123

3586

3905

4396

4907

5802

6010

5976

6309

Như vậy số lượng khách nội địa thường chiếm trên 90% tổng số khách đến VQG và

chủ yếu là khách đi du lịch thiên nhiên chứ chưa phải đã có động cơ du lịch sinh
thái đích thực. Thông thường khách nội địa đến tham quan nghiên cứu là học sinh,
sinh viên, cán bộ nhân viên đến từ khối các cơ quan nhà nước và con em địa
phương đi xa về thăm quê. Số lượng khách hàng năm thường từ 3000 – 5000 lượt
khách, khoảng 200 đoàn/ năm.
Từ các kết quả trên có thể thấy số lượng khách đến VQG Xuân Thuỷ là quá nhỏ bé
so với tiềm năng sẵn có ở đây. Do vậy, việc xây dựng các chiến lược phát triển du
lịch là rất cần thiết.
Tính mùa vụ trong du lịch:
Bảng 4: Số lượng khách nước ngoài đến VQG Xuân Thuỷ từ năm 2003 – 2011 (tính
theo quý)[10].
STT

Năm /Quý

1

2

3

4

1

2003

78

0


4

52

2

2004

58

0

6

48

3

2005

60

0

9

16

4


2006

30

19

31

54

5

2007

114

28

16

61

K53 - Khoa học môi trường

20


Nguyễn Hoàng Diệu Linh


Khóa luận tốt nghiệp

6

2008

60

33

21

69

7

2009

73

34

22

60

8

2010


77

21

25

59

8

2011

98

37

19

42

10

Tổng

648

172

153


461

Như vậy số lượng khách nước ngoài đến VQG Xuân Thuỷ chủ yếu tập trung vào
quý 1 và quý 4 trong năm. Riêng trong quý 1, số lượng khách đã chiếm 45,2% tổng
số khách; quý 4 chiếm 32,15%; quý 2 chiếm 12%; quý 3 chiếm 10,65%.
Có sự chênh lệch khá lớn về số lượng khách giữa các mùa như trên là do nhu cầu
của khách du lịch đến đây chủ yếu là quan sát chim. Trong khi đó những loài mà
khách quan tâm nhiều nhất lại là chim di trú nên du khách chỉ có thể gặp chúng vào
khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau (mùa chim di trú). Do
vậy, đây chính là thời điểm mà khách tập trung nhiều nhất trong năm ở VQG Xuân
Thuỷ (thường chiếm 80 – 90% tổng số khách trong năm). Còn lại trong những thời
gian khác của năm, số lượng khách đến đây rất ít (chỉ từ 10 – 20%) và thường là
những đối tượng có mục đích và có mối quan tâm khác.
Đối với khách nội địa thường tập trung nhất vào mùa hè với mục đích chính là du
lịch thiên nhiên (chiếm khoảng 50% tổng số khách trong năm) và thời điểm đi du
lịch phụ thuộc vào thời gian rỗi nhiều hơn.
Cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch
Dịch vụ lưu trú
Hiện nay VQG Xuân Thuỷ đã có cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch đến
tham quan. Với 4 phòng đôi và 02 phòng ba khép kín được trang bị khá đầy đủ.
Ngoài những trang thiết bị cơ bản như: giường ngủ, chăn ga, gối, đệm, tủ, bàn làm
K53 - Khoa học môi trường

21


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp


việc… còn có Tivi, Điều hoà nhiệt độ, nước nóng. Còn lại là những phòng nghỉ
trung bình (dùng chung công trình phụ).
Hệ thống phòng nghỉ tại VQG Xuân Thuỷ có thể phục vụ được khoảng 15-25
khách/ đêm.
Điều thú vị nữa là: trong chuyến tham quan VQG Xuân Thuỷ, du khách có thể nghỉ
tại nhà dân nếu muốn tận hưởng không khí trong lành, yên ả của một làng quê. Tại
xã Giao Xuân có 8-12 phòng nghỉ với trang thiết bị khá đầy đủ, đảm bảo có thể
phục vụ cùng một lúc tối thiểu là 16 khách và cao nhất là 30 khách. Những người
dân tham gia phục vụ khách du lịch đã được tham gia những khoá tập huấn về
nghiệp vụ du lịch, có khả năng đón tiếp khách chu đáo. (điều tra thực địa 2012)
Dịch vụ ăn uống
Đến tham quan VQG Xuân Thuỷ, du khách có cơ hội được thưởng thức
những món ăn mang đậm hương vị biển. Đó là những món ăn được chế biến từ
những loại thuỷ hải sản do người dân địa phương khai thác được trong khu vực
VQG như: tôm, cua, cá, ngao, mực … Món ăn không chỉ ngon, rẻ, đảm bảo vệ sinh
mà cách trang trí cũng hết sức được chú trọng.
Tại VQG đã có một phòng ăn rộng, có thể phục vụ được nhiều thực khách trong
cùng một thời điểm. (điều tra thực địa 2012)
Dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ bổ sung
Do DLST là loại hình du lịch có tính chất chuyên biệt, du khách đến đây chủ
yếu tập trung vào những đối tượng mà họ quan tâm chứ ít chú ý đến các hoạt động
khác.Vì vậy các hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung chưa phát triển.
Trong khi đó các dịch vụ như bán đồ lưu niệm, cho thuê đồ lại rất cần thiết bởi nó
góp phần vào sự thành công của Tour du lịch cũng như tuyên truyền, quảng bá các
sản phẩm du lịch ở đây. Mỗi khách du lịch đều muốn mang về một vật kỷ niệm nào
đó để đánh dấu cho chuyến đi, đồng thời thông qua đó hình ảnh du lịch ở đây sẽ
K53 - Khoa học môi trường

22



Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

được quảng bá. Tuy nhiên, các dịch vụ này tại VQG Xuân Thuỷ chưa được phát
triển.
Hệ thống các thiết bị phụ trợ
Ngoài nhiệm vụ chính là bảo tồn các loại động thực vật hoang dã, hệ sinh thái đất
ngập nước ở khu RAMSAR- VQG Xuân Thuỷ còn một số nhiệm vụ quan trọng
khác trong đó có phát triển du lịch. Do đó, Ban quản lý cũng đã trang bị, xây dựng
cho mình những trang thiết bị, công cụ cần thiết để phục vụ các nhiệm vụ trên.
Hệ thống biển báo đã được lắp đặt trên các trục đường chính đến VQG, trên đê Ngự
Hàn, đê Vành Lược với nội dung tuyên truyền giáo dục khá phong phú.
Ban quản lý cũng đã trang bị cho mình 2 xuồng máy phục vụ công tác tuần tra và
đưa đón khách, đảm bảo phục vụ 20-25 khách cùng một thời điểm. Ngoài ra cũng
trang bị một số ống nhòm, máy ảnh, máy chiếu, máy vi tính… Tất cả chúng được sử
dụng một cách hiệu quả vào công tác bảo tồn cũng như góp phần nâng cao chất
lượng phục vụ khách.
Là một đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học mang những đặc thù riêng biệt nhằm
tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý bảo tồn thiên nhiên theo quyết định của Thủ
Tướng Chính Phủ, Ban quản lý VQG-khu RAMSAR Xuân Thuỷ là chủ đầu tư dự
án xây dựng VQG Xuân Thuỷ. Ngoài ra, Ban quản lý còn phải hợp tác với các đơn
vị hữu quan để xây dựng và tổ chức thực thi dự án “Phát triển vùng đệm” và dự
án “Du lịch sinh thái” ở đây. Trong khi phải đảm nhiệm rất nhiều vai trò như vậy
nhưng hiện nay bộ máy tổ chức của Ban quản lý chỉ có 19 người (ở trong biên chế)
Mảng du lịch hiện nay do 01 cán bộ phụ trách du lịch cùng với bộ phận kỹ thuật và
bảo vệ kiêm nhiệm, trong đó cán bộ du lịch và bộ phận kỹ thuật đóng vai trò chính
còn bộ phận bảo vệ phục vụ việc vận chuyển và ăn uống cho khách.
Do lực lượng lao động trong du lịch còn mỏng và phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm

nên mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn
K53 - Khoa học môi trường

23


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

nghiệp vụ cho cán bộ của mình, nhưng chất lượng thực hiện công việc chưa cao,
đặc biệt là trình độ giao tiếp bằng Anh ngữ của cán bộ nhân viên còn hạn chế. Hiện
nay, Vườn mới chỉ có các cán bộ được học Anh văn bằng B Streamline, trong khi
đó yêu cầu về ngoại ngữ đối với mảng du lịch là hết sức cần thiết, đặc biệt là tiếng
Anh chuyên ngành.

Phân tích SWOT trong phát triển du lịch tại VQG Xuân Thuỷ
Phân tích SWOT ( SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ
tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ
hội) và Threats (Thách thức)) là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác
định Điểm mạnh, Điểm yếu , Cơ hội và Nguy cơ. Đối với VQG Xuân Thủy bên
cạnh rất nhiều điểm mạnh và cơ hội thì cũng có không ít những điểm yếu và thách
thức trong việc phát triển du lịch sinh thái.
Điểm mạnh và cơ hội:
Khu RAMSAR đầu tiên của Việt Nam.
Môi trường tương đối chưa bị ảnh hưởng và có phong cảnh đẹp.
Khu vực có nhiều tài nguyên du lịch - tự nhiên, văn hóa và lịch sử.
Chính phủ và địa phương ủng hộ việc phát triển du lịch bền vững.
Giao thông từ tất cả các nơi đến đê quốc gia, tiếp giáp với ranh giới VQG khá thuận
lợi.

Giao thông đường thuỷ trong vùng cũng khá thuận tiện, từ Hà Nội du khách có thể
đi tàu xuống thẳng VQG, du khách có thể đi thuyền nhỏ len lái theo các dòng chảy
để quan sát chim và thưởng ngoạn cảnh đẹp của một trong những khu vực rừng
ngập mặn còn lại tốt nhất vùng châu thổ Sông Hồng.
Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại VQG Xuân Thuỷ đã đáp ứng được
K53 - Khoa học môi trường

24


Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Khóa luận tốt nghiệp

những nhu cầu cơ bản của du khách.
VQG đã có cán bộ chuyên trách về du lịch.
Ban quản lý Vên quèc gia-Khu Ramsar Xuân Thuỷ là chủ đầu tư dự án xây dựng
VQG Xuân Thuỷ.
Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều công ty du lịch đến khảo sát và gửi khách đến Vườn.
Nhiều cuốn phim, tờ gấp, Website… giới thiệu về tiềm năng du lịch của VQG
Xuân Thủy đã đến với du khách, nhiều công ty du lịch đã đăng tải thông tin này trên
Website của mình.
Sự thân thiện, mến khách của người dân chính là điều tạo ấn tượng ngay từ phút đầu
đối với du khách.
VQG Xuân Thủy đã phối hợp với các NGO tổ chức các chương trình giáo dục môi
trường, các đợt sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, tham quan bảo tàng động thực vật rừng
ngập mặn cho học sinh các trường Trung học phổ thông.
Ấn hành nhiều sản phẩm truyền thông về tuyên truyền giáo dục môi trường để
giảng dạy ngoại khóa trong các trường học phổ thông vùng đệm.
Đã có 15 hộ tham gia cung cấp nhà nghỉ. Trên 100 người tham gia cung cấp các

dịch vụ khác như : đi lại, ăn uống,bán hàng, văn nghệ...
Điểm yếu và thách thức
Từ ranh giới đê quốc gia đi ra vùng lõi của VQG thì đường còn xấu. Con đường này
cùng với các trục đường chính từ thành phố Nam Định dẫn đến VQG Xuân Thủy đã
vag đang được nâng cấp tôn tạo xây dựng.
Hệ thống đê bao bằng đất đã được bê tông hóa một phần-đây là tuyến đường bộ duy
nhất có trong khu vực dùng để tuần tra bảo vệ và phục vụ khách tham quan du lịch,
xe ô tô không thể đi được và vào những ngày trời mưa việc đi lại cũng còn gặp
nhiều khó khăn.
K53 - Khoa học môi trường

25


×