Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.66 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

TRƯƠNG THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI VƯỜNG QUỐC GIA BA BỂ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Mã số

: 60 85 02

Người hướng dẫn khoa học : TS. Phí Hùng Cường

Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều thập kỷ vừa qua, đặc biệt là từ những năm 1950 trở lại đây, du
lịch toàn cầu đã phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân về lượng


khách là 6,9%/năm; về doanh thu là 11,8%/năm [41] và đã trở thành một trong
những ngành kinh tế hàng đầu thế giới.
Đối với nhiều quốc gia, khu vực, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mang
tính đột phá, đồng thời cũng đóng vai trò là một ngành kinh tế có nhiều đóng góp
cho việc bảo vệ môi trường (BVMT), thúc đẩy phát triển các vấn đề an sinh xã hội
cho cộng đồng dân cư địa phương. Tuy nhiên, việc quy hoạch, khai thác và phát triển
du lịch, nhiều lúc, nhiều nơi còn chưa hợp lý không những không khai thác hết được
tiềm năng của các dạng tài nguyên du lịch mà còn có những tác động không tốt đến
môi trường và cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương. Do vậy, trong những
thập kỷ gần đây, vấn đề đặt ra cho các địa phương cũng như các quốc gia đối với việc
phát triển kinh tế, trong đó có du lịch phải gắn với việc BVMT và đảm bảo an sinh xã
hội, phát triển phải đi theo hướng bền vững. Trong đó, việc xác định tiềm năng để
phát triển du lịch sinh thái (DLST) dựa vào cộng đồng là một nhiệm vụ cấp thiết.
Việt Nam có điều kiện địa lý và tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn về vẻ
đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hóa đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Được
đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh cao, du lịch Việt
Nam đã tích cực hội nhập và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Du lịch là một
trong ít ngành kinh tế ở nước ta mạng lại nguồn thu trên 2 tỷ USD/năm. Hơn 10
năm trước, du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất khu vực, nhưng đến nay
khoảng cách này được rút ngắn, đã đuổi kịp và vượt Philippin, chỉ còn đứng sau
Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Theo Tổ chức du lịch thế giới thuộc
Liên hợp quốc (UNWTO), hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ
tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới. [51]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2


Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, có tiềm
năng đất đai, khí hậu và tài nguyên động thực vật đa dạng và phong phú. Nơi đây
từng được chọn làm nơi nghỉ mát, vui thú của quan lại, thực dân thời Pháp thuộc.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là việc quan tâm đầu tư, khai thác các thế mạnh của
Vườn còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Vì vậy, để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của tỉnh
Bắc Kạn trong tổng thể kinh tế - xã hội của cả nước, việc “Nghiên cứu, đánh
giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia
Ba Bể”nhằm đảm bảo hài hoà giữa phát triển nhanh, hiệu quả và lâu bền, xoá
đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và thể lực của nhân dân và cải thiện môi trường
là rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên thế
giới và Việt Nam vào địa bàn VQG Ba Bể nhằm đánh giá tiềm năng và đưa ra các
giải pháp cho phát triển DLST ở VQG Ba Bể. Góp phần tôn tạo, khai thác có hiệu
quả tài nguyên, BVMT, phát triển cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình, các hướng nghiên cứu về phát triển DLST trên
thế giới và Việt Nam. Vận dụng nghiên cứu vào phát triển DLST VQG Ba Bể.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng hoạt động DLST
tại khu vực VQG Ba Bể.
- Đề xuất một số định hướng khai thác hiệu quả các tiềm năng phát triển
DLST phù hợp với lãnh thổ VQG Ba Bể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





3

4. Yêu cầu của đề tài
- Các nguồn số liệu điều tra, thu thập phải đảm bảo độ chính xác, đầy đủ và
phản ánh đúng thực tế vấn đề cần nghiên cứu.
- Quá trình đánh giá phải khách quan, dựa trên những số liệu thu thập,
tổng hợp được.
- Các đề xuất đưa ra phải có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế
địa phương.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ được tiềm năng tự nhiên, tài nguyên, thực
trạng hoạt động DLST tại VQG Ba Bể. Những vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên
cứu sẽ góp phần hoàn thiện về mặt phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu,
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ứng dụng cho một khu vực cụ thể.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những định hướng và giải pháp phát triển được đề xuất, các mô hình kinh tế
sinh thái được xây dựng sẽ góp phần cho việc xác lập chiến lược phát triển KT –
XH, BVMT cho khu vực nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về du lịch sinh thái
1.1.1. Trên thế giới
“DLST là một loại hình du lịch có nguồn gốc từ du lịch thiên nhiên, được
xem như một phương pháp hữu hiệu nhằm thỏa mãn lòng khao khát cháy bỏng của
con người đến với thiên nhiên, gắn BVMT tự nhiên với phát triển bền vững.” [39]
Khi con người bắt đầu quan tâm về vấn đề BVMT, cũng là lúc DLST được
nhắc tới ngày càng nhiều hơn, nhất là từ sau hội nghị thượng đỉnh về môi trường tổ
chức tại Thụy Điển năm 1972. Nhưng nó chỉ thực sự được nghiên cứu vào thập kỷ
80 của thế kỷ XX, DLST đã được Hector Ceballos Lascurain – một nhà nghiên cứu
tiên phong về loại hình du lịch này đưa ra định nghĩa đầu tiên vào năm 1987 – đã
thu hút sự quan tâm của nhiều người trên phạm vi toàn thế giới. Năm 1990, hiệp hội
DLST Quốc tế được thành lập. Ở phạm vi quốc gia, một số nước cũng đã thành lập
hiệp hội DLST quốc gia như: Brazil, Úc, Vênêzuêla…
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu DLST
mang tính lý thuyết cũng như thực tiễn cao như: Ecotourism: Principles, practices &
policies for sustainability; Tourism planning; Ecotourism planning for protected areas;
The sustainability of ecotourism in Indonesia; Ecotourism and deverlopment, … hầu
hết các tài liệu này đều đã đưa ra các quan điểm, các nguyên tắc về DLST. Tuy nhiên
tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng khai thác du lịch và tùy từng quốc gia mà có quan
niệm khác nhau, nhưng nhìn chung, các tác giả đều cho rằng DLST là một loại hình
du lịch tối ưu, đảm bảo thực hiện được hai chức năng: phát triển và bảo tồn.
Các quốc gia đứng đầu về DLST hiện nay là Australia, New Zealand, Thụy
Điển, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Canada, Hoa Kỳ, ở khu vực Đông Nam Á có Mailaisia,
Mianma… Do nhu cầu đặc biệt cho chăm sóc sức khỏe con người về thể chất, tinh
thần, nâng cao nhận thức về thiên nhiên, cũng như BVMT cho người dân trên toàn
cầu, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã lấy năm 2002 là “Năm Quốc tế DLST” nhằm
tôn vinh ý nghĩa quan trọng của DLST, những ảnh hưởng và các lợi ích mà DLST
mang lại đối với vấn đề BVMT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





5

1.1.2. Tại Việt Nam
DLST mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Vào năm
1995, một dự án thí điểm đầu tiên nằm trong khuôn khổ hợp tác Quốc tế về nghiên
cứu, lập quy hoạch cho những cơ hội phát triển du lịch thám hiểm thiên nhiên ở
Việt Nam. Với các nhà chuyên môn New Zealand, đây là tiền đề của DLST ở Việt
Nam. Từ đó, ta có các chương trình xây dựng quy hoạch phát triển DLST với công
cụ có giá trị. Những đề tài, công trình đã tiếp cận với lĩnh vực du lịch liên quan đến
môi trường và con người như: Tài nguyên môi trường và du lịch Việt Nam; Quy
hoạch du lịch bền vững; Chiến lược quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam;…
Nhìn chung, các công trình này đều mang tính chất định hướng, lý thuyết cao, tính
thực tiễn còn hạn chế, hiệu quả áp dụng không cao.
Trong nhiều hội thảo đã tiến hành thảo luận về lợi ích cũng như ảnh hưởng
của DLST đối với BVMT đã được tổ chức như: Hội thảo về DLST với phát triển du
lịch bền vững ở Việt Nam (1998), Hội thảo Quốc gia về xây dựng chiến lược phát
triển DLST ở Việt Nam (1999), Hội thảo khoa học về phát triển DLST trong khu dự
trữ sinh quyển “cơ hội và thách thức” (2004)…
Với tiềm năng DLST mà thiên nhiên ban tặng, Việt Nam tiến hành quy
hoạch DLST trên quy mô toàn quốc dựa trên tiềm năng của các rừng đặc dụng mà
tiêu biểu là các VQG: Ba Bể, Ba Vì, Bái Tử Long, Bạch Mã, Côn Đảo, Phong Nha,
Tam Đảo, U Minh Thượng… [20]
VBG Ba Bể được xếp là một trong 20 thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam [30,
31] nhưng do nằm cách xa các khu trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa của cả
nước; việc đi lại gặp nhiều khó khăn nên chưa thu hút được khách du lịch cũng như
sự quan tâm của các nhà đầu tư. Trong những năm gần đây, điều kiện vật chất, giao

thông đi lại được cải thiện, VQG Ba Bể đã bắt đầu thu hút được sự chú ý của các
nhà đầu tư, của khách du lịch và của các nhà khoa học. Nhiều công trình nghiên cứu
khoa học đã và đang được tiến hành trong khu vực, bao gồm: Luận chứng kinh tế kỹ thuật VQG Ba Bể; Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường, đề xuất giải pháp
khai thác hợp lý phục vụ phát triển KT - XH và BVMT vùng hồ VQG Ba Bể;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

Nghiên cứu vùng đệm và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững ở VQG Ba
Bể; Nghiên cứu KT - XH, nguyên nhân sâu xa của sự suy giảm đa dạng sinh học
(ĐDSH) ở hai vùng khác nhau của Việt Nam, nghiên cứu mẫu ở khu vực VQG Ba
Bể và KBTTN Na Hang ở phía Bắc và VQG Yok Don ở Tây Nguyên; Quy hoạch
phát triển nông – lâm nghiệp và nông thôn huyện Ba Bể giai đoạn 1999 – 2010; …
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà
khoa học đi trước trong lĩnh vực DLST về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, luận văn
giải quyết một cách có hệ thống mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn về vấn đề này
và vận dụng vào nghiên cứu trong điều kiện khu vực VQG Ba Bể.
1.2. Các vấn đề cơ bản về du lịch sinh thái
1.2.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
1.2.1.1. Du lịch
Trên thế giới, khái niệm du lịch được đưa ra từ rất sớm, với rất nhiều khái
niệm khác nhau. Các định nghĩa truyền thống chỉ xem du lịch đơn giản như một kỳ
nghỉ hoặc một chuyến đi để giải trí, làm phong phú thêm nhận thức của con người.
Theo Dowling & Weiler “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân
đến ngoài nơi ở và làm việc của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu
lại nơi đến và các cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của họ” [41]

Hay trong định nghĩa của Pirojnik, một nhà địa lý người Belarus đã đưa ra định
nghĩa về du lịch mà trong đó không dùng tới cụm từ di chuyển tạm thời, một trong
những yếu tố để phân biệt một chuyến di chuyển bình thường với một chuyến du
lịch là sử dụng thời gian nhàn rỗi: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian nhàn rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi ở thường
xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức
vằn hóa hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên,
kinh tế, văn hóa và dịch vụ”. [8]
Định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới đã xác định rõ: “Du lịch là hoạt
động của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [38]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

Ở Việt Nam khái niệm du lịch được định nghĩa chính thức trong Luật Du lịch
(2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [14]
Tóm lại, du lịch là hoạt động mang tính không thường xuyên của con người
ở ngoài nơi công tác và nơi cư trú, diễn ra vào thời gian rảnh rỗi, nhằm mục đích
tham quan, vui chơi giải trí, phục hồi sức khỏe đồng thời nâng cao nhận thức về thế
giới xung quanh. Tác động của du lịch đến địa bàn hoạt động du lịch là trên mọi
khía cạnh và tùy thuộc từng loại hình du lịch cụ thể. Ngược lại thì địa bàn lại quy
định sự có mặt của các loại hình du lịch.
1.2.1.2. Tài nguyên du lịch

“Tài nguyên du lịch là các thành phần và các tổ hợp khác nhau của cảnh
quan tự nhiên, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành
các điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch…” [14]
Tài nguyên du lịch được chia làm hai dạng là tài nguyên du lịch tự nhiên và
tài nguyên du lịch nhân văn. Các tài nguyên này có thể đang được khai thác hoặc
chưa khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc nhiều yếu
tố: khả năng nghiên cứu và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn còn tiềm ẩn, yêu
cầu phát triển các sản phẩm DLST, trình độ phát triển khoa học công nghệ tạo các
phương tiện khai thác tiềm năng tài nguyên…
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa mạo, địa hình, khí
hậu, thủy văn, sinh vật, hệ sinh thái (HST), cảnh quan thiên nhiên, di sản thiên
nhiên có thể được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do
con người sáng tạo ra. Bao gồm truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích
lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con
người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng vào mục
đích du lịch. [17, 29]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

Tài nguyên du lịch được xem như là tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho
thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và
hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Và nơi nào có tài nguyên du lịch
phong phú thì sẽ có điều kiện thuận lợi để tổ chức nhiều loại hình du lịch với nhiều

sản phẩm du lịch có giá trị đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
1.2.1.3. Du lịch sinh thái
DLST được hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau dưới các tên gọi khác nhau:
Du lịch thiên nhiên (Nature tourism), du lịch môi trường (Environmental tourism),
du lịch đặc thù ( Particular tourism), du lịch xanh (Green tourism), du lịch thám
hiểm (Adventure tourism), du lịch bản xứ (Indigenuos tourism), du lịch có trách
nhiệm (Responsible tourism), du lịch nhạy cảm (Senditized tourism), Du lịch bền
vững (Sustainable tourism)… [16]
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector
Ceballos- Lascurain đưa ra năm 1987: “DLST là du lịch đến những khu vực tự
nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý
thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá”. Được
biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Du lịch thiên nhiên
DU LỊCH

Du lịch hỗ trợ bảo
tồn & phát triển cộng
đồng

DU LỊCH
SINH THÁI

Du lịch có giáo
dục môi trường

Du lịch được quản
lý bền vững
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái
Nguồn: [8]


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

Năm 1991, theo Megan Epler Wood: “DLST là du lịch đến các khu vực còn
tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường và văn hoá mà
không làm thay đổi sự toàn vẹn của các HST. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế
để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích cho người dân địa phương”. [43]
Theo Lindberg, K. and Hawkins, 1993: “DLST được phân biệt với các loại
hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh
thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo mối quan
hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến
bản thân du khách thành những người đi đầu trong công tác BVMT. Phát triển
DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường,
đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính cho du lịch mang lại và
chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”. [13].
Định nghĩa của Hiệp hội DLST quốc tế: “ DLST là việc đi lại có trách
nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc
lợi cho người dân địa phương”. [20]
DLST (ecotourism) được xem như một quan điểm phát triển du lịch bền
vững, đảm bảo thực hiện chức năng phát triển kinh tế và bảo tồn[1, 16]. Ngoài ý
nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ ĐDSH và văn hóa cộng đồng, phát triển
DLST mang lại những nguồn lợi to lớn về mặt kinh tế, tạo cơ hội tăng thêm việc làm
và nâng cao thu nhập, dân trí và sức khỏe cộng đồng dân cư địa phương thông qua
GDMT, văn hóa, lịch sử và nghỉ ngơi giải trí.
Ở Việt Nam, tại Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển

DLST ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9-9-1999 cũng đã định nghĩa: “DLST là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường,
có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương”. [8]
Cho dù khái niệm về DLST còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất, song
dựa trên những điểm chung từ các định nghĩa về DLST trên thế giới, Tổ chức du
lịch thế giới đưa ra những đặc điểm cơ bản về định nghĩa về DLST như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not

read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....



×