Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.83 MB, 190 trang )

Header Page 1 of 123.

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

Kouyang SISOMBLONG

chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở
các trường chính trị - hành chính tỉnh cộng hòa dân chủ
nhân dân lào giai đoạn hiện nay

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: XY DNG NG CNG SN VIT NAM

H NI - 2016

Footer Page 1 of 123.


Header Page 2 of 123.

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

Kouyang SISOMBLONG

chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở
các trường chính trị - hành chính tỉnh cộng hòa dân chủ
nhân dân lào giai đoạn hiện nay

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: XY DNG NG CNG SN VIT NAM
Mó s: 62 31 23 01



NGI HNG DN KHOA HC:
1. TS. NGễ BCH NGC
2. TS. NG èNH PH

H NI - 2016

Footer Page 2 of 123.


Header Page 3 of 123.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Kouyang SISOMBLONG

Footer Page 3 of 123.


Header Page 4 of 123.

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1


Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu ở Lào
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc
Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY
Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh và đội ngũ cán bộ nghiên cứu,
giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào
2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - quan niệm và tiêu chí
đánh giá
Chương 3: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY
Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường
Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
3.2. Nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở
CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025

4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính

tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025
4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu,
giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào đến năm 2025
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Footer Page 4 of 123.

6
6
18
31

36

36

57

71
71
88

100

100


114
147
150
151
167


Header Page 5 of 123.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW

: Ban Chấp hành Trung ương

BGDĐT & TT : Bộ Giáo dục Đào tạo và Thể thao
CBNC, GD

: Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

CHDCND

: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH


: Chủ nghĩa xã hội

CNXHKH

: Chủ nghĩa xã hội khoa học

HVCT&HCQG : Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia
HVCTQG

: Học viện Chính trị quốc gia

KTCT-QLKT : Kinh tế chính trị - quản lý kinh tế

Footer Page 5 of 123.

NDCM

: Nhân dân cách mạng

NNPL

: Nhà nước pháp luật

TCT-HC

: Trường Chính trị - Hành chính

XDĐ

: Xây dựng Đảng


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


Header Page 6 of 123.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Cơ cấu tuổi đời của đội ngũ CBNC, GD ở các Trường
Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
năm 2015

73

Bảng 3.2: Tuổi nghề và tuổi Đảng của đội ngũ CBNC, GD ở các Trường
Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào năm 2015

74

Bảng 3.3: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các
TCT-HC tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ năm
2009 - 2015

81

Bảng 3.4: Tổng kết các môn học với 1.072 học viên ở các Trường Chính
trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào (khóa học 2014 - 2015)


Footer Page 6 of 123.

83


Header Page 7 of 123.

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời đại của chúng ta đang sống là thời đại mà vai trò của tư duy, trí tuệ
của nhân loại đang không ngừng tăng lên trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, đã trở thành nguồn lực vô tận trong sự phát triển của đất nước mà nền tảng
của nó là chất lượng của đội ngũ cán bộ. Đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
(CHDCND) Lào, lại càng quan trọng, do phải đáp ứng những đòi hỏi cấp bách
của thực tiễn đổi mới đất nước. Chính vì vậy, Đảng Nhân dân Cách mạng
(NDCM) Lào đặc biệt quan tâm đến vấn đề chất lượng của đội ngũ cán bộ, phát
huy tiềm năng trí tuệ của con người Lào - nguồn lực phát triển to lớn của đất
nước Lào trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đều đã khẳng định: cán
bộ là vấn đề quan trọng gắn liền với sự thành công hay thất bại của sự nghiệp
cách mạng trong từng giai đoạn cách mạng; là nhân tố quyết định trong việc tổ
chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp của Nhà
nước thành hiện thực cuộc sống của nhân dân.
Là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng NDCM Lào, đội ngũ cán
bộ nghiên cứu, giảng dạy (CBNC, GD) là những người có vai trò hết sức quan
trọng trong hệ thống chính trị nói chung và trong các Trường Chính trị - Hành
chính (TCT-HC) tỉnh nói riêng. Vì vậy, đội ngũ cán bộ này phải là những người
thật sự tiêu biểu, có lập trường giai cấp công nhân, có bản lĩnh chính trị vững

vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có trình độ học vấn,
chuyên môn nhất định và có khả năng lực thực tiễn mới đáp ứng tốt yêu cầu
nhiệm vụ chính trị đã và đang đặt ra. Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh
phải có khả năng tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và
làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào vào thực tiễn cuộc sống và
biến những tư tưởng, quan điểm đổi mới đó thành những bài giảng sát thực tiễn
và khi nào có được CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh đáp ứng được những đòi hỏi

Footer Page 7 of 123.


Header Page 8 of 123.

2

của nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và lý luận hiện nay mới đảm bảo được
việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống của cán bộ, đảng
viên và nhân dân các bộ tộc Lào. Chính vì vậy, bước vào thời kỳ mới, những
nhiệm vụ mới cùng với những yêu cầu mới về chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở
các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được đặt ra như là một vấn đề tất yếu phải
được giải quyết một cách cơ bản và có hệ thống. Vì vậy, nâng cao chất lượng
cho đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào sẽ trực tiếp góp
phần vào quá trình đổi mới tư duy lý luận, nâng cao trình độ trí tuệ cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân. Bởi vì, trong tình hình hiện nay, mỗi cán bộ ngoài cái
gốc đạo đức ra, cần phải có một năng lực trí tuệ thật sự. Những trí tuệ ấy bao
gồm cả các tri thức chuyên môn nghiệp vụ và những tri thức lý luận khoa học.
Thực tiễn cuộc sống chứng tỏ rằng, thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết, người

cán bộ sẽ không hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện cơ chế thị trường; thiếu tri
thức lý luận khoa học, nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống
và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan
điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào, chúng ta sẽ không
giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong quá trình đổi mới hiện nay.
Yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh
CHDCND Lào không chỉ quan trọng mà càng cấp thiết trong việc nghiên cứu lý
luận và tổng kết thực tiễn để nâng cao trình độ nhận thức, tự trang bị cho mình
những cơ sở khoa học đầy đủ, chặt chẽ về các vấn đề thuộc nội dung môn học
mà mình đang phụ trách, từ đó có khả năng giảng dạy, thuyết phục hợp lý với
từng đối tượng học.
Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong thời gian
qua đã có bước trưởng thành mới về nhiều mặt, có nhiều đóng góp vào sự phát
triển đi lên của các trường. Trong nhiều yêu cầu nhiệm vụ mới, đội ngũ CBNC,

Footer Page 8 of 123.


Header Page 9 of 123.

3

GD ở các trường còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn và trình độ lý luận
chính trị còn hạn chế, chưa có sự chuẩn bị cán bộ kế cận, đầu đàn về chuyên
môn; cơ cấu tổ chức, độ tuổi, giới tính, dân tộc chưa hợp lý; cơ sở vật chất, tư
liệu, tài liệu, phương tiện phục vụ công việc nghiên cứu và giảng dạy còn thiếu;
sự quan tâm của cấp trên đối với các trường chưa đúng mức, thường xuyên; chế
độ đãi ngộ đối với đội ngũ chưa hợp lý so với cán bộ trong các bộ phận khác;
bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng và lối sống của một bộ phận CBNC, GD
chưa thật sự gương mẫu; khả năng giảng dạy lý luận và tổng kết thực tiễn chưa

cao, chưa ngang tầm với đòi hỏi về nhiệm vụ chính trị của các trường trong giai
đoạn cách mạng hiện nay. Chính thực trạng ấy đã, đang và sẽ hạn chế nhiều mặt
đến chất lượng nghiên cứu, giảng dạy của các trường, từ đó ảnh hưởng rất lớn
đến công cuộc đổi mới đất nước ngày nay cũng như sau này ở Lào. Do đó, cần
phải đi sâu nghiên cứu, đánh giá đúng những mặt mạnh và mặt yếu về chất
lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, từ đó xác định
phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC,
GD trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên
cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn,
vừa cơ bản, vừa cấp bách, không chỉ đối với yêu cầu xây dựng đội ngũ CBNC,
GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, mà còn góp phần nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước Lào hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ
CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, luận án xác định phương hướng
và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở
các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đến năm 2025.

Footer Page 9 of 123.


Header Page 10 of 123.

4

2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ
CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào.
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các
TCT-HC tỉnh CHDCND Lào từ 2009 đến nay, nêu nguyên nhân của ưu điểm,
hạn chế, khuyết điểm và rút ra những kinh nghiệm.
- Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao
chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh
CHDCND Lào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh
CHDCND Lào từ năm 2009 đến nay. Phương hướng và những giải pháp đề xuất
trong luận án có giá trị đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức,
phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về cán bộ và
công tác cán bộ.
- Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng chất lượng đội ngũ CBNC, GD
ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào và kết quả nghiên cứu khảo sát thực tiễn của
tác giả.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các
phương pháp cụ thể: logic-lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội
học, thống kê, khảo sát và tổng kết thực tiễn.

Footer Page 10 of 123.



Header Page 11 of 123.

5

5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Khái niệm, tiêu chí và những kinh nghiệm trong việc nâng cao chất
lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào.
- Hệ giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC
tỉnh CHDCND Lào đến năm 2025 trong đó nổi bật hai giải pháp: Một là, đổi
mới các khâu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD, trong đó nhấn
mạnh khâu tự đào tạo, mối quan hệ và sự hỗ trợ giúp đỡ của các ban ngành, vai
trò của Tỉnh ủy trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD. Hai là, tăng
cường sự hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, trong đó chú trọng việc cử
CBNC,GD đi đào tạo sau đại học về lý luận Mác - Lênin và các chuyên môn
khác ở Việt Nam và một số nước khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về nâng cao chất
lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng,
chính quyền ở CHDCND Lào trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn
học xây dựng Đảng ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả
đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương, 9 tiết.


Footer Page 11 of 123.


Header Page 12 of 123.

6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO

Thực tiễn ở CHDCND Lào, vấn đề chất lượng đội ngũ CBNC, GD trong
các trường đào tạo chuyên môn nói chung và đội ngũ CBNC, GD ở các TCTHC tỉnh CHDCND Lào nói riêng để đào tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới đã được đề cập
trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng NDCM Lào từ khoá IV đến khoá IX,
đặc biệt là Nghị quyết các hội nghị công tác tổ chức cán bộ toàn quốc của Ban
Tổ chức Trung ương Đảng lần thứ nhất (8/1995) và lần thứ 8 (11/2006), đã
khẳng định vai trò của cán bộ và công tác cán bộ của Đảng hiện nay, nhất là đội
ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và cán bộ giảng dạy ở các trường đào tạo nghề
và trường đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin. Ngoài ra còn có những ý kiến
của lãnh tụ Lào nói về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ như: Ý kiến của Chủ
tịch Cayxỏn Phômvihản tại Hội nghị công tác Tổ chức toàn quốc lần thứ 7 ngày
7/12/1991; bài phát biểu của đồng chí Chummaly Xaynhaxỏn, Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào tại Hội nghị công tác Tổ chức toàn
quốc lần thứ 8 ngày 3/11/2006. Các ý kiến của các lãnh tụ nêu trên đã góp phần
làm rõ thêm cơ sở lý luận và những vấn đề cụ thể về cán bộ và công tác cán bộ
trong tình hình mới hiện nay. Từ đó đã đưa ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp của công tác tổ chức cán bộ trong từng giai đoạn cách mạng Lào.
1.1.1. Sách tham khảo

Cayxỏn Phômvihản, “Quyết tâm lấy giáo dục tiến lên một bước” [31].
Tác giả đã đánh giá khái quát tình hình giáo dục của Lào trong thời gian qua:
Một là, từ một nước thuộc địa, hiện nay đất nước Lào được giải phóng,
nhân dân các bộ tộc Lào từ 15 đến 45 tuổi, chiếm 60% mà thời trước không biết
chữ, hiện nay đã biết đọc, biết viết và hơn hai trăm ngìn người được bồi dưỡng

Footer Page 12 of 123.


Header Page 13 of 123.

7

trình độ phổ thông, trong đó trình độ lớp 9 và lớp 10 chiếm 80% và đã làm cho
hệ thống giáo dục và đào tạo của Lào có sự thống nhất trên toàn quốc.
Hai là, từng bước đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng và các tổ chức
cơ sở đảng ở các trường học đối với giáo dục đi đôi với củng cố cơ sở vật chất
kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức
chính trị - xã hội đối với ngành đào tạo, bồi dưỡng, trước hết phải xây dựng các
trường học, học viện vững mạnh đủ về số lượng, cơ cấu và đảm bảo về chất
lượng; nâng cao vai trò của các tổ chức trong Bộ Giáo dục và đào tạo, học viện
về việc biên soạn các loại giáo trình, giáo án phục vụ giảng dạy và học tập phù
hợp với từng giai đoạn cách mạng; nâng cao vai trò và trách nhiệm của các thành
viên trong các trường học, học viện về việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu,
giảng dạy và học tập.
Ba là, coi trọng chính sách giáo dục và đào tạo lên hàng đầu, trong đó chú
trọng việc phát triển, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, quản lý, đánh giá và chính sách
nhân tài vào các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng; Bộ Giáo dục, đào tạo, Ban Tổ chức
Trung ương và Ban Tuyên huấn Trung ương phải coi trọng việc gửi giảng viên
trẻ đi đào tạo dài hạn và giảng viên có độ tuổi đi bồi dưỡng ngắn hạn với đa

chuyên ngành và trình độ lý luận, đồng thời phải thường xuyên đưa họ đi thực tế
ở địa phương, cơ sở.
Bốn là, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục và đào tạo
bằng cách xây dựng các trường học, giảng viên là trường học và giảng viên của
Đảng NDCM Lào chân chính, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào, mọi hoạt động giáo dục và đào tạo nhằm truyền bá chủ nghĩa MácLênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sach và pháp luật của Nhà nước
Lào đến với đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào.
Năm là, nguyên lý giáo dục và đào tạo phải xuất phát từ chủ nghĩa MácLênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về
xây dựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa để phục vụ sản xuất nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào, coi giáo dục và
đào tạo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

Footer Page 13 of 123.


Header Page 14 of 123.

8

Đây là một công tính khoa học là quan trọng đối với luận án vì nó là cơ sở
khoa học cả lý luận lẫn thực tiễn về quá trình của nền giáo dục ở Lào từ trước
đén nay mà tác giả có thể vận dụng trong quá trình viết luận án.
1.1.2. Đề tài khoa học
- Bộ Nội vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, “Chiến lược phát triển
nguồn nhân lực của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020” [17]. Đề
tài trình bày khái quát tình hình trong nước, khu vực và thế giới tác động đến
chiến lược phát nguồn nhân lực của Lào đến năm 2020; làm rõ những nhiệm vụ
cấp bách và lâu dài cần phải tiến hành chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực Lào cả trong nước và nước ngoài; đánh giá đúng thực trạng công tác phát
triển nguồn nhân lực và thực trạng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của Lào

trong thời gian qua; đặt ra những vấn trước mắt và lâu dài về chiến lược phát
triển nguồn nhân lực trong nhiều năm tới; đề xuất một số phương hướng, giải
pháp, biện pháp, nội dung, mục đích và nhiệm vụ chiến lược phát triển nguồn
nhân lực của Lào đến năm 2020.
- Hốngkham Látulin, “Bài học xây dựng, bồi dưỡng, cán bộ ngành quản
lý lao động của tỉnh Sả Vẳn Na Khệt” [61]. Đề tài trình bày tình hình kinh tế,
văn hóa - xã hội của đất nước Lào và của tỉnh Sả Vẳn Na Khệt; phân tích thực
tiễn xây dựng và bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh. Tập thể tác
giả đã chỉ ra một số hạn chế, đề xuất một số quan điểm và nhiệm vụ trong xây
dựng và bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh. Nội dung chính là:
Một là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động phải trên cơ sở
nhu cầu và yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn thực tế;
Hai là, cấp ủy các cấp phải tăng cường quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo sát
thực tế công tác cán bộ và xây dựng, bồi dưỡng cán bộ theo thẩm quyền, trách
nhiệm của mình;
Ba là, xây dựng, bồi dưỡng cán bộ phải lấy chất lượng làm gốc, bảo đảm
tính hệ thống, liên tục, chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, thúc đẩy
và tạo điều kiện cho cán bộ tự giác, chủ động tự học tập nghiên cứu;

Footer Page 14 of 123.


Header Page 15 of 123.

9

Bốn là, xây dựng, bồi dưỡng về lý luận Mác - Lênin, lý luận về chính trị hành chính, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để cán
bộ ngành quản lý lao động có năng lực trong lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ
chính trị của mình;
Năm là, chú trọng xây dựng cán bộ tại chỗ, luân chuyển cán bộ đi thực

hiện nhiệm vụ “ba xây” và lấy đó làm nơi huấn luyện cán bộ về mặt thực tiễn.
- Bunthi Khưamyxay “Kiến thức phương pháp luận để nghiên cứu
khoa học qua hợp tác giữa Học viện Chính trị và Hành chính quốc Lào và
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ năm 2005-2008”
[22]. Đề tài trình bày khái quát quá trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa
hai Học viện; phân tích có khoa học về việc lựa chọn đối tượng đưa vào
nghiên cứu khoa học và các dạng đề tài khoa học; làm rõ mục đích, yêu cầu,
phương hướng, giải pháp và giá trị của việc nghiên cứu khoa học lý luận
chính và hành chính; làm rõ thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học giữa
hai học viện trong thời gian qua; từ đó đưa ra các phương pháp luận để nghiên
cứu khoa học trong nhiều năm tới.
Cả ba công trình trên đều chứa đựng những vấn đề có giá trị tham khảo
đến luận án: xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ,
trách nhiệm của chính quyền cũng như cấp ủy đến với xây dựng đội ngũ cán
bộ, đặc biệt là chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phương hướng biện pháp
phát triển nguồn nhân lực của Lào đến năm 2020.
1.1.3. Các luận án
- Phănđuôngchít Vôngxả, “Công tác lý luận của Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào trong thời kỳ mới” [86]. Luận án trình bày khái kiệm, vai trò của lý
luận và công tác lý luận của Đảng; phân tích, đánh giá thực trạng công tác lý
luận của Đảng Nhân dân Cánh mạng Lào thời kỳ đổi mới từ 1996 đến nay; phân
tích bối cảnh thế giới, bối cảnh trong nước đặt ra những yêu cầu mới đối với
công tác lý luận; đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác lý luận
của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong thời kỳ mới.

Footer Page 15 of 123.


Header Page 16 of 123.


10

- Bunkết Kêxỏn, “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay” [19].
Luận án gồm 3 chương, chương 1: Luận giải những vấn đề lý luận về nâng cao
đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Chương 2: Bàn về
quá trình thực hiện nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt
cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian qua và tình hình
hiện nay. Chương 3: Nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cách mạng
của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
trong tình hình hiện nay.
- Bunxợt Thămmavông, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở
các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện
nay” [23]. Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ hiện
nay, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm, mục tiêu,
phương hướng và giải pháp chủ yếu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới
hiện nay ở Lào. Luận án góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn
về xây đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào hiện nay.
- Đệttakon Philaphănđệt, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay” [47].
Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô
Viêng Chăn. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn và thực trạng, kinh nghiệm, những
yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ; luận án đã luận chứng
những cơ sở khoa học về vị trí, vai trò và yêu cầu mới của việc xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn. Từ đó phân tích rút ra
những bài học kinh nghiệm về công tác cán bộ và xác định cụ thể tiêu chuẩn và
cơ cấu của đội ngũ cán bộ hiện nay, đồng thời đưa ra những kiến nghị và một số

giải pháp có tính khả thi để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban,
ngành ở thủ đô Viêng Chăn.

Footer Page 16 of 123.


Header Page 17 of 123.

11

- Khămphăn Phômmathắt, “Công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt
thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ
mới” [67]. Luận án đã phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn công tác đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, đặc biệt là đối tượng
thuộc diện quản lý của Trung ương trong thời kỳ đổi mới, nhất là thích ứng với
hoàn cảnh trong nước và thế giới hiện nay. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực
trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc
diện Trung ương quản lý, luận án đã nêu lên những vấn đề cấp bách phải giải
quyết và đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt với chất lượng ngày càng cao. Đây
có thể xem là những luận cứ khoa học cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung và đối với người cán bộ lãnh đạo chủ chốt
thuộc diện quản lý của Trung ương nói riêng. Luận án đã góp phần bổ sung và
phát triển cơ sở lý luận về công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện
Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỷ đổi mới.
- Xaykhăm Munmanyvông, “Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào hiện nay” [151]. Luận án đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của
giáo dục lý luận Mác - Lênin làm cơ sở cho học viên hệ cao cấp ở các TCT và
HC nước CHDCND Lào, phân tích chỉ rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra

trong việc giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các TCT và
HC nước CHDCND Lào hiện nay. Đồng thời đề xuất một số phương hướng và
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho
học viên hệ cao cấp ở các TCT và HC nước CHDCND Lào hiện nay. Đây là
những kết quả nghiên cứu vừa cơ bản, vừa thực tiễn về vấn đề giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các TCT và HC nước CHDCND.
Qua nghiên cứu tác giả rút ra những nội dung quan trọng và có giá trị tham
khảo đối với luận án:
1. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cán bộ và công tác cán
bộ các cấp.

Footer Page 17 of 123.


Header Page 18 of 123.

12

2. Một số kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ chủ
chốt các cấp, các ban ngành… kinh nghiệm về công tác cán bộ và xác định cụ thể
tiêu chuẩn và cơ cấu của đội ngũ cán bộ; kinh nghiệm của công tác đào tạo, bồi
dưỡng để có đội ngũ cán bộ đạt chất lượng.
3. Những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ: giải pháp nâng cao đạo đức
cách mạng cho đội ngũ cán bộ, giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ đạt chất lượng ngày càng cao.
Những nội dung nêu trên có giá trị tham khảo đến với luận án để xây dựng
các khái niệm, tiêu chí đánh giá và phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.
1.1.4. Các luận văn
Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

- Sổmphăn Sỉvôngsay, “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị
cho sinh viên ở các trường đai học Công an Nhân dân Lào hiện nay” [97]. Luận
văn đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục lý luận chính trị ở
các trường đại học Công an Nhân dân Lào, đồng thời rút ra những vấn đề cấp
thiết cần quan tâm giải quyết. Qua đó, luận văn đã xác định phương hướng và
những giải pháp cơ bản để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị
cho sinh viên ở các trường đại học Công an Nhân dân, góp phần xây dựng đội
ngũ Công an Nhân dân Lào vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo
vệ đất nước trong thời kỳ mới.
- Xixuphăn Thămphănnha, “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý
ở tỉnh Luang Năm Tha trong sự nghiệp đổi mới” [155]. Luận văn trình bày cơ sở
lý luận và thực tiễn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý
như: khái niệm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng trong công tác này;
trình bày những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ này trong sự nghiệp đổi mới; phân tích đúng thực trạng của
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Luang Năm Tha;
nêu ra một số bài học kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước và nước ngoài;

Footer Page 18 of 123.


Header Page 19 of 123.

13

nêu lên những hạn chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này; đề ra
phương hướng và những giải pháp để tiến hành công tác này trong những năm tới.
- Látđaphon Xỉxảạt, “Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học
viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào giai đoạn hiện nay” [74]. Luận văn
đã nêu ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ

giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, phân tích vị trí, vai
trò và những quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác đào
tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và vấn đề
đặt ra hiện nay, để có những phương hướng, giải pháp hoàn thiện và phát triển
lĩnh vực công tác quan trọng này một cách có hệ thống.
- Uthong Phếtxảlạt, “Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên
dạy nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [136]. Tác giả đã trình bày cơ
sở lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở
CHDCND Lào; làm rõ quam niệm của Đảng, chính sách của Nhàn nước, nội
dung và hình thức nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở
CHDCND Lào; làm rõ thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên dạy nghiề ở CHDCND Lào trong thời gian qua; từ đó đề xuất
những phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng
viên dạy nghề ở CHDCND Lào trong nhiều năm tới.
Về chất lượng đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ
- Bunlon Saluôisắc,“Chất lượng đội ngũ giảng viên các Trường đào tạo
sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào hiện nay” [20]. Luận văn đã trình bày khái
quát về các Trường đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào, làm rõ cơ sở lý
luận về khái niệm chất lượng, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ
giảng viên các Trường đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào; làm rõ
những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên đó; phân tích rõ thực trạng
chất lượng đội ngũ giảng viên và thực trạng công tác đào tạo đội ngũ giảng viên
các Trường sỹ quân của Quân đội Nhân dân Lào; từ đó đề xuất những phương

Footer Page 19 of 123.


Header Page 20 of 123.

14


hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các Trường
đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào.
- Chănthavông Xaysôngkhăm, “Chất lượng đội ngũ cán bộ diện Ban
thường vụ Tỉnh ủy Sả La Văn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào quản lý” [33].
Luận văn trình bày khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Sả La
Văn, trình bày về chức năng, nhiệm vụ, vị trí và vai trò của Ban thường vụ Tỉnh
ủy Sả La Văn, làm rõ khái niệm cơ bản về đội ngũ cán bộ và chất lượng đội ngũ
cán bộ diện Ban thường vụ Tỉnh ủy Sả La Văn quản lý, nêu lên các tiêu chí đánh
giá chất lượng đội ngũ cán bộ đó một cách có căn cứ; đánh giá đúng thực trạng
đội ngũ cán bộ diện Ban thường vụ Tỉnh ủy Sả La Văn quản lý; đề xuất phương
hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện Ban
thường vụ tỉnh ủy Sả La Văn CHDCND Lào quản lý giai đoạn hiện nay.
Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Ubun Mahảxay, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
ở tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn hiện nay” [134]. Luận văn trình bày khái niệm về
cán bộ lãnh đạo, quản lý, những quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước
Lào về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; trình bày khái
quát về đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh và nêu ra thực trạng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Chăm Pa Sắc; rút ra một số kinh nghiệm trong
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số tỉnh trong
nước và nước ngoài; nêu ra những hạn chế, yếu kém trong việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Chăm Pa Sắc; từ đó đề xuất những
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
tỉnh Chăm Pa Sắc trong những năm tới.
- Vilay Đuôngmany, “Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chỉ huy trong lực lượng an ninh Nhân dân Lào” [143]. Luận văn đã nêu ra được
những cơ sở lý luận về khái niệm, vị trí, vai trò và một số quan điểm của Đảng
NDCM Lào, chính sách của Nhà nước Lào về việc nâng cao chất lượng của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ huy trong lực lượng an ninh Nhân dân Lào hiện nay;


Footer Page 20 of 123.


Header Page 21 of 123.

15

nêu ra một số bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chất lượng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ huy; khái quát về vị trí, vai trò, chức năng và
nhiệm vụ của lực lượng an ninh Nhân dân Lào; chỉ ra được những thành tựu,
khuyết điểm trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ
huy trong lực lượng an ninh Nhân dân Lào trong thời gian qua. Từ đó luận văn
đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ huy trong lực lượng an ninh Nhân dân Lào trong tình
hình mới.
Về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Khămxay Giang, “Xây dựng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh
Hùa Phăn” [69]. Luận văn đã nêu một số cơ sở lý luận về khái niệm, vị trí, vai
trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, đồng thời nêu ra những quan điểm
của Đảng NDCM Lào và chính sách của Nhà nước Lào về việc xây dựng cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Hùa Phăn và một số bài học kinh nghiệm của
tỉnh Luang Năm Tha, Việt Nam và Trung Quốc về việc xây dựng cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp huyện trong thời kỳ CNH, HDH hiện nay; khái quát về đặc
điểm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Hùa Phăn; đánh giá một cách khách quan
về thực trạng những thành công và hạn chế về việc xây dựng cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp huyện ở tỉnh Hùa Phăn. Từ đó luận văn đề xuất phương hướng và
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác quan trọng này trong
những năm tới.
Đây là tài liệu tham khảo tốt đối với luận án để nâng cao chất lượng đội
ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đảm bảo cho họ trở thành

những người gương mẫn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.1.5. Các công trình đăng trên tạp chí
Về chất lượng giảng dạy và học tập
- Phuvông Unkhămxền, “Nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy
mới ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào” [92]. Tác giả đã trình
bày khái quát về quá trình giảng dạy và học tập ở Học viện Chính trị và Hành
chính quốc gia (HVCT&HCQG) Lào trong thời gian qua; nêu lên vai trò chủ

Footer Page 21 of 123.


Header Page 22 of 123.

16

đạo của Học viện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
đất nước hiện nay; làm rõ những nội dung nâng cao chất lượng phương pháp
giảng dạy mới ở HVCT&HCQG Lào; từ đó đề xuất những nhân tố nâng cao
chất lượng phương pháp giảng dạy mới ở Học viện trong những năm tới.
- Xỉămphai Xôlathi, “Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở Học
viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, coi trọng giờ chuẩn bi và
xemina” [152]. Tác giả đã trình bày khái quát quá trình giảng dạy và học tập
ở HVCT&HCQG Lào; làm rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng về việc chuẩn
bị và xemina trên lớp; rút ra một số kinh nghiệm quý báu từ thầy và trò trong
các buổi xemina; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và
học ở HVCT&HCQG Lào đến năm 2020.
- Xỉvilay Thavixỉn, “Một số suy nghĩ về nâng cao chất lượng học tập
và giảng dạy ở Trường Luật Miền Nam Lào” [154]. Tác giả đã trình bày khái
quát về quá trình hình thành và phát triển của Trường; làm rõ tầm quan trọng
của các môn học trong nhà trường; phân tích thực trạng hoạt động học tập và

giảng dạy ở Trường Luật Miền Nam Lào trong thời gian qua; từ đó rút ra
được một số kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
học tập và giảng dạy ở Trường Luật Miền Nam Lào trong những năm tới.
- Xamútthong Sổmphanít, “Quá trình hoạt động lấy thầy hoặc trò làm
trung tâm để xây dựng tính thống nhất trong giảng dạy và học tập” [149].
Tác giả đã nêu lên quá trình hoạt động lấy thầy hoặc trò lam trung tâm trong
việc dạy - học ở CHDCND Lào; làm rõ những nhân tố tác động quan trọng
trong việc lấy trò làm trung tâm dạy - học, đồng thời coi trọng vai trò chủ đạo
của thầy trong khi dạy - học; phân tích thực trạng hoạt động dạy - học ở
CHDCND Lào trong thời gian qua; từ đó đề xuất một số nguyên tắc để thực
hiện hoạt động lấy thầy hoặc trò làm trung tâm dạy - học.
Về phương pháp giảng dạy lý luận chính trị - hành chính
- Kệtmany Phummalạt, “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý
luận chính trị - hành chính ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào
với nhiều hình thức” [66]. Tác giả đã trình bày khái quát vị trí, vai trò, chức

Footer Page 22 of 123.


Header Page 23 of 123.

17

năng và nhiệm vụ của HVCT&HCQG Lào; làm rõ tầm quan trọng của các
môn lý luận chính trị - hành chính ở Học viện; phân tích thực trang hoạt động
giảng dạy các môn lý luận chính trị - hành chính ở Học viện hiện nay; từ đó
đề xuất một số kiến nghị trong việc giảng dạy các môn lý luận chính trị - hành
chính ở HVCT&HCQG Lào trong những năm tới.
- Xaykhăm Munmanyvông, “Giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các
Trường Chính trị và Hành chính ở Lào hiện nay” [150]. Tác giả đã trình bày

khái quát về các TCT&HC ở Lào và quan điểm của Đảng NDCM Lào về
công tác giáo dục lý luận Mác-Lênin ở các Trường đó; nêu lên những ưu điểm
và hạn chế về công tác giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các TCT&HC ở Lào
trong những năm qua; từ đó đề xuất nội số nội dung để đổi mới phương pháp
giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các TCT&HC ở Lào hiện nay.
Về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
- Viêngkhăm Phôngxavăn, “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ ở Học viện Công An Nhân dân trong giai đoạn hiện nay” [144]. Tác giả đã
trình bày khái quát về Học viện Công An Nhân dân Lào, phân tích rõ thực trạng
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Học viện Công An Nhân dân Lào trong
thời gian qua; phân tích rõ đối tượng dạy - học, các bước đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ ở Học viện; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ ở Học viện Công an Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.
- Phuthắc Phítthanuxỏn, “Quan điểm của hai Đảng, hai Nhà nước Việt
Nam - Lào về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị ở Lào” [91]. Tác giả đã trình
bày quan điểm của hai Đảng và hai Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ; làm rõ vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ chính trị ở Lào; phân
tích thực trạng đội ngũ cán bộ chính trị ở Lào và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ chính trị ở Lào và điều kiện của một số cán bộ chính trị cần thiết phải gửi đào
tạo, bồi dưỡng tại Việt Nam; từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần vào công
tác đào, bồi dưỡng cán bộ chính trị ở Lào hiện nay.
- Manyvon Tulabút, “Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Sả Vẳn Na
Khẹt chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực” [78]. Tác giả đã trình bày

Footer Page 23 of 123.


Header Page 24 of 123.

18


khái quát về quá trình phát triển nguồn nhân lực là việc thực hiện đột phá về
việc giáo dục và đào tạo đảm bảo số lượng, cơ cấu và có chất lượng; là cơ sở
để phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, hội nhập kinh tế quốc tế; làm
rõ vai trò của Trường Chính tri - Hành chính tỉnh là cơ quan tham mưu về
việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn giúp Tỉnh ủy, đồng thời là cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và hành chính đến đội ngũ cán bộ, đảng
viên cho các cơ quan đảng, chính quyền, địa phương và cơ sở trong tỉnh; làm
rõ thực trạng đội ngũ cán bộ của Trường trong thời gian qua; từ đó đề xuất
những phương hướng phát triển nguồn nhân lực của Trường đến năm 2020.
Những tri thức mà các nhà khoa học rút ra ở đây có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc đối với luận án về việc giảng dạy và học tập, đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ ở CHDCND Lào. Tuy nhiên trong thời gian qua chưa có công
trình nào chuyên nghiên cứu về chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC
tỉnh CHDCND Lào một cách trực tiếp, toàn diện và có hệ thống vấn đề này. Cho
nên luận án không trùng lập với các công trình khoa học đã nghiên cứu trước.
Nhưng luận án trân trọng kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có trước để đi
sâu nghiên cứu vấn đề chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT- HC tỉnh
CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

Việt Nam và Lào là hai nước có nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý,
chế độ chính trị và xã hội. Do vậy, có thể nói những nguồn tư liệu quan trọng và
thiết thực cho đề tài, trước hết lại là các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam.
1.2.1. Sách tham khảo
- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, “Luận cứ khoa học việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước” [111]. Trong cuốn sách này, theo các tác giả, mỗi chế độ xã hội
muốn đứng vững và phát triển đều phải được xây dựng nên bởi những con người
có lòng trung thành với chế độ, có những phẩm chất và năng lực nhất định. Ngày

nay, đó chính là những cán bộ công chức, cán bộ nghiên cứu khoa học, những

Footer Page 24 of 123.


Header Page 25 of 123.

19

người phục vụ chế độ chính trị đáp ứng yêu cầu một Nhà nước của dân, do dân
và vì dân; những người đại diện cho Nhà nước. Cuốn sách nêu bật lên được cán
bộ công chức, cán bộ nghiên cứu khoa học là nhân tố có tính quyết định với sự
phát triển của mỗi quốc gia.
Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, những thay đổi về kinh tế - xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề về
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ nghiên cứu khoa
học nhằm huy động mọi tiềm năng để đưa đất nước trở thành một nước công
nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng hướng hiện đại, có nền kinh tế phát triển,
đời sống của nhân dân được nâng cao. Các tác giả khẳng định điều chỉ dẫn của
Hồ Chí Minh rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con
người xã hội chủ nghĩa, cán bộ, công chức, cán bộ nghiên cứu khoa học là người
gánh vác trọng trách nặng nề của đất nước. Vì vậy, họ phải thật sự là những con
người mới - con người xã hội chủ nghĩa.
Các tác giả của cuốn sách cũng nêu bật lên rằng, ngay từ khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời, vấn đề cán bộ đã được Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm
hàng đầu và ngày càng được quan tâm hơn. Cuốn sách quan trọng này đã góp
phần lý giải một cách có hệ thống các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương
hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cả về số
lượng và chất lượng, đảm bảo cơ cấu đội ngũ cán bộ cho phù hợp và đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ đổi mới hiện nay ở Việt Nam.
- Trần Thành, “Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy
triết học” [105]. Các tác giả cho rằng hơn 25 năm đổi mới, nhờ sự vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhờ sự nỗ lực phấn
đấu của toàn Đảng, toàn dân cùng sự giúp đỡ, hợp tác của cộng đồng quốc tế, sự
nghiệp đổi mới của nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử.
Cuốn sách nêu rõ, trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
ngày càng nhận thức sâu sắc, đúng đắn hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng

Footer Page 25 of 123.


×