TAC GIA: Võ Trà My,
Huỳnh Phạm Hồng Liên,
Nguyễn Trung Dũng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 2
2. Tổng quan đề tài ....................................................................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................... 5
5. ......................................................................................................................
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 6
6. ......................................................................................................................
Khung phân tích ............................................................................................................. 6
7. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 7
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận .................................................................................................... 8
1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................... 8
1.2. Lý thuyết tiếp cận .................................................................................................. 11
1.2.1. ............................................................................................................ Lý
thuyết chức năng ....................................................................................................... 11
1.2.3. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý .......................................................................... 11
1.2.2. Lý thuyết hành động..................................................................................... 11
Chương 2: Tinh hình sinh viên hiện nay vay vốn học tạp từ Ngân hàng chính sách xã hội
2.1 Chính sách cho đối tượng sinh viên vay vốn học tập hiện nay của Ngân hàng chính sách
xã hội ...................................................................................................................................15
2.2. Tình hình sinh viên - học sinh vay vốn học tập từ Ngân hàng chính sách xã hội
những năm qua .............................................................................................................. 18
Chương 3: Chính sách cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội tác động đến đời sống và học
tập của sinh viên hiện nay sau khi vay vốn .............................................................................21
3.1. Thực trạng sinh viên đã vay vốn học tập qua khảo sát ......................................... 21
3.1.1. ............................................................................................................ Đặc
điểm sinh viên vay vốn học tập ................................................................................ 21
3.1.2. ............................................................................................................ Tình
hình sinh viên vay vốn học tập ................................................................................. 23
3.1.3. Đánh giá chính sách vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội ................. 28
3.2. Tác động của chính sách vay vốn của ngân hàng chính sách đến đời sống và học
tập của sinh viên sau khi vay vốn ................................................................................... 33
3.2.1. Tác động đến đời sống ................................................................................ 36
3.2.2. Tác động đến việc học tập .......................................................................... 41
3.2.3. Đánh giá chung về cuộc sống của sinh viên sau khi vay vốn ngân hàng
chính sách xã hội ..................................................................................................... 47
KÉT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận ................................................................................................................... 49
3. Điểm mới và hạn chế của đề tài ..............................................................................51
Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................52
PHỤ LỤC.........................................................................................................................53
MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đại học - cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp là nơi đào tạo ra một lực
lượng nhân lực lao động có trình độ nhận thức, tay nghề cao, chuyên môn đáp ứng nhu cầu xã
hội. Được vào đại học là ước mơ của rất nhiều người và là tâm lý chung của nhu cầu xã hội.
Trong những năm qua tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông ở nước ta đã thấp, tỷ lệ đậu đại học còn thấp
hơn với 15% số học sinh đậu tốt nghiệp trung học phổ thông được bước vào giảng đường đại
học. Trên thực tế không ít số sinh viên ấy phải bỏ học do không có khả năng chi trả học phí cũng
như những sinh hoạt trong quá trình học. Như vậy, ta cũng có thể thấy ước mơ đại học đã khó
và để biến nó thành hiện thực còn khó hơn gấp nhiều lần, nhất là với những gia đình thuộc diện
khó khăn.
Để khuyến khích, động viên, thúc đẩy tinh thần học tập của sinh viên cũng như tạo
điều kiện để sinh viên chuyên tâm học hành, ngày 4/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị
số 21/2007/CT-TTg về “thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng và dạy nghề”
với mục đích cho vay là để trang trải một phần chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh,
sinh viên trong thời gian theo học tại trường. Chính sách này là sự hợp tác giữa Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội với các bên liên
quan: các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề; chính quyền các tỉnh, thành phố, địa
phương ... hướng tới phương châm “giáo dục là quốc sách
Chính sách vay vốn - ngân hàng chính sách là chương trình cho vay tín dụng tạo điều
kiện, hỗ trợ kịp thời cho sinh viên có khó khăn được vay tiền phục vụ cho việc trang trải chi phí
học tập, sinh hoạt. Chương trình cho vay tín dụng sinh viên không chỉ giải quyết các vấn đề tài
chính mà còn là cơ hội giúp cho sinh viên từng bước làm quen với các giao dịch tài chính qua
ngân hàng, một yêu cầu không thể thiếu ở xã hội phát triển. Đồng thời chương trình cho vay
chia sẻ áp lực đối với nhà trường
trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác sinh viên.
Sinh viên có nhu cầu về kinh tế rất lớn để có thể trang trải học phí cũng như chi tiêu
sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra việc học ở trường đại học sinh viên còn học thêm ngoại ngữ, vi
tính...để bổ sung thêm kiến thức. Chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội giúp
hỗ trợ về kinh tế cho sinh viên. Bên cạnh những cải thiện về mặt tài chính thì có những vấn đề
nảy sinh kéo theo. Áp lực từ việc trả nợ là mối lo ngại lớn đối với sinh viên khi phải vừa đối mặt
với áp lực học tập, vừa lo trả nợ. Và cơ hội việc làm khi ra trường ngày càng ít nên khả năng
hoàn vốn sau khi ra trường của sinh viên lại càng bị thu hẹp. Liệu sự chi phối về tâm lý đó có
ảnh hưởng đến kết quả học tập và tâm lý của sinh viên. Sinh viên có sử dụng nguồn vốn cho vay
vào đúng mục đích và số vốn đó có đủ trang trải học phí cũng như sinh hoạt phí của sinh viên.
Từ đó việc nghiên cứu “Chính sách cho vay cửa Ngân hàng chính sách tác động
đến đời sống và học tập của sinh viên sau khỉ vay vốn” là mục đích nghiên cứu của nhóm
nghiên cứu không nhằm đề xuất cho Chính sách vay vốn được hoàn thiện hơn và sinh viên yên
tâm học tập tốt hơn.
2. Tổng quan đề tài
Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài “Chính sách cho vay của Ngăn hàng chính
sách xã hội tác động đến đời sống và học tập của sinh viên sau khi vay vốn”, nhóm nghiên
cứu đã tham khảo được một số đề tài và tài liệu tham khảo có liên quan. Tuy nhiên, đây là một
đề tài tương đối mới mẻ nên chưa có nhiều tài liệu đề cập và phản ánh thực chất với những nội
dung mà đề tài nghiên cứu, nhưng nội dung của các tài liệu tham khảo đã giúp đề tài phần nào
xác định rõ hơn mục đích nghiên cứu.
Đe tài “Phản ứng của sinh viên TP.HCM về chỉnh sách cho vay vốn của ngân hàng
chỉnh sách xã hội hiện nay”, đây là đề tài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu khoa học lớp 05X1;
chủ nhiệm đề tài Đinh Văn Long, khoa Xã hội học, trường Đại học Văn Hiến. Đe tài sử dụng
phương pháp nghiên cứu xã hội học tập trung bằng phương pháp định lượng.
Nội dung nghiên cứu về thái độ và sự đánh giá của sinh viên TP.HCM về chính sách
cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội hiện nay, những khó khăn gặp phải khi làm thủ
tục vay vốn, qui trình cho vay, qui mô vốn vay. Đề tài thể hiện
được tính tích cực của chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách thông qua phản ứng
đồng tình của đa số sinh viên được nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa tìm hiểu mục
đích sử dụng đồng tiền vay của học sinh - sinh viên để biết được hiệu quả thực sự của chương
trình vay vốn, cũng như những ảnh hưởng của nó đến tình trạng học tập và đời sống của người
vay.
Một số bài báo nội dung đề cập về những quy định trong chính sách cho vay vốn học
tập dành cho sinh viên; các trình tự, thủ tục cho vay, những khó khăn mà sinh viên gặp phải
trong quá trình làm thủ tục đi vay, các nguồn vốn cho vay. Bên cạnh đó, cũng có một số bài báo
các tác giả cũng cung cấp đề xuất về việc thu hồi tiền cho vay căn cứ vào kinh nghiệm của những
quốc gia đi đầu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng trên thế giới.
Các bài báo cung cấp một lượng thông tin chính xác, rất phong phú, mở ra nhiều hướng
tiếp cận vấn đề cho vay với ý kiến từ nhiều góc độ: người dân, sinh viên, nhà khoa học, nhân
viên ngân hàng... Tuy nhiên, do tính chất đa dạng đó mà thông tin đem lại không được chuyên
sâu mà chủ yếu mang tính thông báo hoặc gợi mở, đề xuất giải pháp và vẫn chưa được lưu tâm
tho ả đáng cũng như tập trung nhiều vào mặt tích cực, tính ưu việt của chính sách cho vay mà
không đề cập đến tâm lý của sinh viên sau khi được vay vốn học tập.
về phương pháp các tài liệu này chủ yếu dùng các phương pháp chuyên ngành báo chí
được sử dụng chủ yếu là: điều tra nhanh, thống kê mô tả, phỏng vấn nhằm thông báo hay đánh
tiếng cho các cơ quan liên quan nhìn nhận về thực chất của thủ tục, qui trình của chính sách vay
vốn đang thực hiện. Các quyết định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, nội dung: Các quyết
định xác định đối tượng, mục đích cũng như quy định rõ nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của các bên tham gia vào quá trình cho vay vốn. Từ khởi nguyên là “Quyết định sổ 51/1998/QĐTTg ngày 02 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chỉnh phủ về lập Quỹ tin dụng đào tạo ” đến
“Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18 thảng 05 năm 2006 của Thủ tướng Chỉnh phủ về tín
dụng đối với học sinh, sinh viên ’’ là quá trình soạn thảo, sửa chữa cho phù hợp với điều kiện
kinh tế-xã hội của đất nước, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho người nghèo.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu tổng quát:
lìm hiểu chính sách cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội tác động đến đời sống và
học tập của sinh viên sau khi vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Mô tả thực trạng vay vốn của sinh viên sau khi được vay vốn.
- Tìm hiểu mục đích sử dụng vốn vay của sinh viên.
- Tìm ra một số ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến đời sống và học tập của sính viên sau
khi được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Chỉ ra được tình hình vay vốn hiện nay của sinh viên về một số thủ tục, qui trình, qui
mô vốn vay, lãi suất và cả thời gian trả nợ của Ngân hàng chính sách xã hội.
+ Mô tả vốn học tập được vay, sinh viên sử dụng cho mục đích gì và sử dụng như thế nào,
hiệu quả ra sao.
+ Tìm ra sự tác động giữa việc vay vốn và đời sống - học tập của sinh viên sau khi vay
vốn, nhằm chỉ ra được sự ảnh hưởng để biết được tâm thế của sinh viên trong quá trình học
đại học.
4. Đổi tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cứu
4.1. Đổi tượng nghiên cứu
Chính sách vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội tác động đến đời sống và học tập
của sinh viên sau khi được vay vốn hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên đã từng vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội đang học tại các trường đại học
tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.3. Phạm vỉ nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: nghiên cứu tại trường Đại học Khoa Học Xã Hội và
Nhân Văn TP Hồ Chí Minh; Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Mở TP Hồ Chí Minh.
+ Thời gian nghiên cứu: Năm học 2008-2009, từ tháng 09/2008 - tháng 05/2009
+ Giới hạn nghiên cứu: Đề tài không đi sâu nghiên cứu thủ tục, qui trình, qui mô cho
sinh viên vay vốn học tập của ngân hành chính sách xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phuơng pháp tiếp cận: bằng cách tiếp cận lý thuyết xã hội học.
Lý thuyết cấu trúc chức năng
Lý thuyết hành động Lý thuyết sụ lụa
chọn hợp lý + Phuơng pháp thu thập
thông tin:
- Phuơng pháp thu thập thông tin thứ cấp: dữ liệu thứ cấp từ các nguồn truờng
đại học có sinh viên vay vốn, ngân hàng chính sách, các công trình nghiên cứu có liên
quan ...
- Thu thập thông tin định tính bằng công cụ phỏng vấn sâu:
. Dung luợng mẫu: 4 đơn vị
. Đối tuợng phỏng vấn: 4 sinh viên đã từng vay vốn (năm 1, năm 2, năm 3,
năm 4)
- Thu thập thông tin định luợng bằng bảng hỏi:
. Dung luợng mẫu: 210 bảng hỏi sinh viên . Chọn mẫu: Theo tiêu chí
truờng học Đại học Mở TPHCM: 70 bảng hỏi
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM: 70 bảng hỏi Đại
học Tôn Đức Thắng: 70 bảng hỏi . Xử lý dữ liệu bằng phần mềm
SPSS for Windows 13.5.
6. Khung phân tích
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Chính sách cho sinh viên vay vốn học tập của Ngân hàng chính sách xã hội phức tạp và
chưa đáp ứng được nhu cầu chi phí học tập và chi phí sinh hoạt của sinh viên.
- Sinh viên hiện nay sử dụng vốn vay từ Ngân hàng chính chưa đúng mục đích của chính
sách cho vay.
- Đời sống và học tập của sinh viên có sự ảnh hưởng sau khi vay vốn học tập từ Ngân
hàng chính sách xã hội.
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Ngân hàng chính sách xã hội:
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP) là một cơ quan tài chính của Chính
phủ, có nhiệm vụ triển khai các chương trình cung cấp tài chính cho người nghèo và doanh
nghiệp nhỏ. Ngân hàng Chính sách xã hội viết tắt là NHCSXH được thành lập theo Quyết
định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ
chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xã hội là
điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có
thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã
đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
1.1.2. Chính sách vay vốn học tập:
Đe khuyến khích, động viên, thúc đẩy tinh thần học tập của sinh viên cũng như tạo
điều kiện để sinh viên chuyên tâm học hành, ngày 4/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ
thị số 21/2007/CT-TTg về “thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng và dạy
nghề” với mục đích cho vay là để trang trải một phần chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của
học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền nộp học phí; chi phí mua
sắm sách vở, phương tiện học tập, nghiên cứu; chi phí khác... Chính sách này là sự hợp tác
giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Ngân hàng chính sách
xã hội với các bên liên quan: các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề; chính quyền
các tỉnh, thành phố, địa phương ... hướng tới phương châm “giáo dục là quốc sách”.
Chính sách áp dụng cho sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên
cả nước với tỷ lệ lãi suất là 0.5%/tháng và hoàn trả vốn cộng lãi suất sau khi ra trường. Chính
sách cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội đáp ứng
được nhu cầu thiết thực của một bộ phận không nhỏ người dân, điều này thể hiện sự linh hoạt
và sáng suốt ở các cấp ban ngành lãnh đạo.
Chính sách vay vốn - ngân hàng chính sách là chương trình cho vay tín dụng tạo điều
kiện, hỗ trợ kịp thời cho sinh viên có khó khăn được vay tiền phục vụ cho việc trang trải chi
phí học tập, sinh hoạt. Chương trình cho vay tín dụng sinh viên không chỉ giải quyết các vấn
đề tài chính mà còn là cơ hội giúp cho sinh viên từng bước làm quen với các giao dịch tài
chính qua ngân hàng, một yêu cầu không thể thiếu ở xã hội phát triển. Đồng thời chương trình
cho vay chia sẻ áp lực đối với nhà trường trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công
tác sinh viên.
Chính sách vay vốn được nhà nước quan tâm và thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi để
ngày càng hoàn thiện và đem lại sự hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên. Hiện nay chính sách vay vốn
đã khắc phục được những hạn chế và ngày càng phát huy vai trò tích cực đối vối việc hỗ trợ
vốn cho sinh viên.
1.1.3. Sinh viên:
Là tất cả những người cần học những cái gì đó và không bao giờ ngại bỏ công sức để
theo đuổi tri thức ở bậc đại học (Manuel Benito).
1.1.4. Đời sống của sinh viên
+ Đời sống vật chất: là những gì thuộc về nhu cầu ăn ở, mặc, đi lại nói chung của
sinh viên. Chi tiêu của sinh viên: ăn, uống, sách vở học tập, là nơi ở trọ, phương tiện đi lại,
máy vi tính, tập sách tài liệu.... là những điều kiện sống về vật chất của sinh viên.
+ Đời sống tinh thần: là những ý nghĩ tình cảm... những hoạt động thuộc về đời sống
nội tâm của sinh viên. Những hoạt động giải trí, tâm tư tình cảm, mối lo về học tập về cuộc
sống. Có nhiều yếu tố trong đời sống tinh thần nhưng đề tài của chúng tôi chỉ nghiên cứu về
khí cạnh tâm sinh lý, các yếu tố khác chúng tôi không đi vào nghiên cứu sâu.
1.1.5. Việc học tập của sinh viên
+ Học lực của sinh viên: là sức học của mỗi sinh viên được đánh giá dựa trên thành
tích học tập thông qua đánh giá bằng điểm trung bình của từng học kì được
đánh giá trên thang điểm 10. xếp loại học lực trung bình được đánh giá theo thang điểm sau:
- Xuất sắc: từ 9,0 điểm đến 10,0 điểm
- Giỏi: từ 8,0 điểm đến 8,9 điểm
- Khá: từ 7,0 điểm đến 7,9 điểm
- Trung bình khá: từ 6,0 điểm đến 6,9 điểm
- Yếu - Kém: dưới 5,0 điểm
+ Hạnh kiểm của sinh viên: là phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc đối sử với mọi
người từ trong trường học đến ngoài xã hội, việc tham gia các hoạt động phong trào của trường.
Hạnh kiểm thường được xét theo sự tích cực tham gia vào các phong trào của trường, lớp. Bên
cạnh đó, cách ứng sử tại địa phương mà sinh viên cư trú và trong quá trình học tập tại nhà
trường là căn cứ để xét hạnh kiểm. Các căn cứ để đánh giá kết quả rèn luyện:
- Ý thức học tập
- Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường
- Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá, văn nghệ,
thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội
- Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng
- Ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp sinh viên, các đoàn thể, tổ chức khác
trong nhà trường
- Thưởng điểm trong các trường hợp đặc biệt
Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình khá, trung
bình, yếu và kém.
- Từ 90 đến 100 điểm:
loại xuất sắc. loại tốt.
- Từ 80 đến 89 điểm:
loại khá.
- Từ 70 đến 79 điểm:
loại trung bình khá.
- Từ 60 đến 69 điểm:
loại trung bình.
- Từ 50 đến 59 điểm:
- Từ 30 đến 49 điểm:
loại yếu.
- Dưới 30 điểm:
loại kém.
1.2. Lý thuyết tiếp cận
1.2.1. Lý thuyết chức năng
Lịch sử của lý thuyết này gắn liền với các tên tuổi A.Come, E.Dukhiem, H.Spencer,
T.Parsons ... Bất kì một hệ thống ổn định nào cũng bao gồm những bộ phận khác nhau nhưng
liên hệ với nhau. Chúng cùng vận động đồng hành để tạo nên cái toàn bộ, tạo nên sự ổn định
hệ thống. Có thể xem là hiểu được một bộ phận trong hệ thống khi hiểu được cái cách mà nó
vận động trong hệ thống. Sự đóng góp vào sự vận hành ổn định của hệ thống được gọi là chức
năng. Các bộ phận có tầm quan trọng chức năng đối với hệ thống.
Lý thuyết nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận cấu thành nên một chỉnh
thể, mỗi bộ phận đều có một chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại, phát triển và
ổn định xã hội.
Theo cách tiếp cận này tôi sẽ giải thích đề tài theo hướng: Chức năng của sinh viên là
học tập, để hỗ trợ cho việc học tập thì cần có nguồn hỗ trợ kinh phí. Ngân hàng hình sách có
chức năng cho vay vì lợi nhuận, ngoài ra chính sách vay vốn của ngân hàng chính sách dành
cho sinh viên có chức năng hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần
trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt. Ngoài ra chính sách vay vốn của ngân hàng chính
sách sinh viên cũng sẽ giúp cho nhà trường thuận lợi trong việc thu học phí theo qui định.
Việc khắc phục những hạn chế của chính sách vay vốn của ngân hàng chính sách sẽ làm hiệu
quả của chính sách và giúp sinh viên có điều kiện dẽ dàng hơn khi vay vốn. Đồng thời chương
trình cho vay chia sẻ áp lực đối với Nhà trường trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến
công tác sinh viên - vấn đề chính sách để tập trung nhiều hơn cho công tác đào tạo. Giúp cho
sinh viên từng bước làm quen với các giao dịch tài chính qua Ngân hàng, một yêu cầu không
thể thiếu ở xã hội phát triển.
1.2.2. Lý thuyết sự lựa chọn họp lý
Thuyết lựa chọn hợp lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân
học thế kỷ xvin - XIX. Một số nhà triết học đã từng cho rằng bản chất con
người là vị kỷ luôn tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà
kinh tế học cổ điển từng nhấn mạnh vai trò cơ bản của động cơ kinh tế, động cơ lợi nhuận khi
con người phải ra quyết định phải lựa chọn hành động.
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động có chủ
đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách có duy lý nhằm đạt đến một
kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Theo Marx, mục đích tự giác của con người như là quy luật
quyết định toàn bộ cấu trúc, nội dung, tính chất, của hành động và ý chí của con người. Thuật
ngữ “lựa chọn ” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng
loại phương tiện tối ưu trong số những điều kiện hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện
khan hiếm các nguồn lực.
Tương tự Homans, John Elster dùng câu nói có vẻ đơn giản sau đây đã tóm lược nội
dung cơ bản của thuyết lựa chọn hợp lý. Thuyết này cho biết: “Khỉ đổi diện với một sổ cách
hành động mọi người thường làm mà cái họ cho có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt
nhất".
Có thể tìm thấy câu trả lời trong một biến thể nổi tiếng của lý thuyết lựa chọn duy lý.
Đó là thuyết trò chơi do một số nhà kinh tế học hàng đầu của thế kỷ XX dựng nên. về nguyên
tắc, thuyết này cho rằng mỗi cá nhân đều xuất phát từ động cơ duy lý và sự lựa chọn hành
động nào đem lại lợi ích lớn nhất với nguy cơ chi phí và thiệt hại nhỏ nhất. Việc vay vốn của
của ngân hàng chính sách sẽ đem lại cho sinh viên tiền trang trãi học phí với mức lãi xuất thấp
nhất và thời gian trả dài. Sinh viên chấp nhận bị nợ khi vay vốn để có tiền đóng học phí, giảm
bớt gánh nặng về kinh tế để tập trung học tập tốt hơn. Nếu vay vốn ở các ngân hàng khác hoặc
bên ngoài thì lại suất cao hơn và thời gian trả tiền nhanh. Việc chọn vay vốn của ngân hàng
chính sách là sự lựa chọn hợp lý vì nó đem lại giúp sinh viên trang trải học phí và yên tâm học
tập, trong khi thời gian hoàn trả tiền kéo dài đến lúc sinh viên đi làm một năm có đủ khả năng
trả lại.
Chính sách vay vốn của ngân hàng chính sách dành cho sinh viên ngoài mục đích lợi
nhuận nó còn là sự đầu tư của chính phủ vào thế hệ trẻ tương lai. Sinh viên là chủ nhân tương
lai của đất nước nếu được đầu tư và hỗ trợ thì lực lượng lao động
sẽ có trình độ tri thức cao đóng góp tài năng vào cho đất nước. Đất nước phát triển thì ngân
hàng có cơ hội phát triển hơn. Đây là một sự đầu tư hợp lý và có kết quả lâu dài.
1.2.3. Lý thuyết hành động
Lý thuyết hành động có hai trường phái: theo Max Weber và theo G. H.Mead:
Loại thứ nhất do Max Weber đưa ra vào thế kỷ XX. Đối lập với lí thuyết hành vi, ông
cho rằng nếu một lý thuyết tập trung vào cá nhân thì không thể bỏ qua các yếu tố chủ quan của
cá nhân: tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng. Nếu chỉ coi ứng xử người như một phản xạ trả lời một
kết thúc thì con người không khác gì con vật. Thực ra, con ngươi ngoài việc phản xạ với các
kích thích từ môi trường con người còn suy nghĩ về nó và lựa chọn những cách xử sự một cách
có trí tuệ và tuân theo cả tình cảm của mình. Công thức hành động xã hội.
Ngoại cảnh
Nhu cầu ___ Động cơ ____ Chủ thể _____ Mục đích
Theo Max Weber, muốn nghiên cứu con người thì phải đặt mình vào hoàn cảnh của
từng đối tượng và thâm nhập vào thế giới nội tâm của con người. Vì con người không chỉ hành
động như một phản xạ mà còn bị chi phối bởi thế giới nội tâm: tình cảm, tư duy. Người ta
không chỉ hành động khi có lợi mà còn vì cái mà người ta coi là có ý nghĩa (có giá trị). Vì vậy,
Max Weber đưa ra một hệ thống mẫu bao gồm bốn kiểu hành động để các nhà nghiên cứu có
thể dựa trên đó phân tích: Hành động do cảm xúc, hành động mang tính truyền thống, hành
động hợp lý về giá trị. về cơ bản, đặc điểm thuyết hành động của Max Weber là phương pháp
ông vận dụng mô hình trên để phân tích các tư liệu lịch sử.
Loại hành động thứ 2 do G.H.Mead khởi xướng, nếu Max Weber xuất phát từ từng cá
nhân riêng biệt thì G.H.Mead lại xuất phát từ mối quan hệ liên cá nhân
(người - người). G.H.Mead đặt vấn đề: bằng cách nào mà con người lại có thể hiểu được mình,
đó chính là kết quả của quá trình học hỏi được từ những người khác “con người trở thành cả
nhăn tự phát triển như thế nào thông qua sự tương tác với cá nhân khác”.
Sinh viên có nhu cầu về kinh tế rất lớn để có thể trang trải học phí cũng như chi tiêu
sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra việc học ở trường đại học sinh viên còn học thêm anh văn, vi
tính... để bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng làm việc. Hành động sinh viên vay vốn của Ngân
hàng chính sách là hành động xuất phát từ nhu cầu thực tế vì nhu cầu của sinh viên thì lớn
trong khi khả năng của họ dể đáp ứng các nhu cầu đó thì có giới hạn. Có nhiều nguồn khác
nhau để sinh viên có thể vay vốn nhưng Ngân hàng chính sách là nơi tạo điều kiện vay vốn tốt
nhất cho sinh viên vì thời hạn trà nợ được kéo dài đến khi sinh viên ra trường và đi làm, mức
lãi suất thấp. Tuy nhiên mục đích vay vốn của mỗi người giống nhau nhưng hoàn cảnh lại khác
nhau, chính vì thế dẫn đến hành động trong việc xử lý đồng vốn có khác nhau.
Chương 2: Tình hình sinh viên hiện nay vay vốn học tạp từ Ngân hàng
chính sách xã hội
2.1 Chính sách cho đổi tượng sinh viên vay vốn học tập hiện nay của Ngân hàng chính
sách xã hội
Với mục tiêu “Giáo dục là quốc sách”', ngay từ năm 1998 Thủ tướng chính phủ đã
ban hành quyết định 51/1998/QĐ-TTg về việc lập quỹ tín dụng đào tạo cho học sinh, sinh
viên. Trên cơ sở đó nhiều quyết định, chỉ thị cho học sinh, sinh viên vay vốn NHCSXH đã ra
đời, cụ thể là:
Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày
18/05/2006.
Nội dung: Tín dụng đối với học sinh, sinh viên - theo Quyết định số 107/2006/QĐTTg ban hành ngày 18/5/2006, Thủ tướng Chính phủ quyết định: Cho vay vốn đối với học
sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại
học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề để trang trải một phần chi phí cho việc
học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: Tiền
nộp học phí, chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, nghiên cứu, chi phí khác...
Điều kiện để được vay vốn là: Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong Hộ gia đình
có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay được theo
học và đang theo học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề có thời gian đào tạo từ 1 năm trở lên...
Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất cho vay hộ nghèo. Lãi suất nợ quá hạn
được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay...
Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên trong thời hạn 6
tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học...
Chỉ thị sổ 21/2007/CT-TTg về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao
đẳng và dạy nghề.
Nội dung: Chính sách ưu đãi đào tạo - Ngày 04/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra
Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng và
dạy nghề. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Phải bảo đảm cho các sinh viên này không phải bỏ
học vì lý do không có khả năng đóng học phí và trang trải các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu (ăn,
ở, đi lại, tài liệu học tập).
Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng phương án về mức cho mỗi sinh viên
vay, điều kiện và phương thức cho vay, phương thức thanh toán sau khi đã tốt nghiệp đại học,
cao đẳng, công bố trước ngày 30/9/2007...
Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Uỷ
Ban Nhân Dân các cấp rà soát danh sách các sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn đã
trúng tuyển đại học, cao đẳng năm học 2007 - 2008 hoặc đang học đại học, cao đẳng, có biện
pháp hỗ trợ kịp thời, không để một học sinh nào đã trúng tuyển mà phải bỏ học vì không đủ
tiền tầu xe đến trường và ăn, ở trong hai tháng đầu tiên của năm học thứ nhất
Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
27/9/2007.
Nội dung: Tín dụng đối với học sinh, sinh viên - Theo Quyết định số 157/2007/QĐTTg ban hành ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ quyết định: Ke từ ngày 01/10/2007, mức
vay vốn tối đa dành cho học sinh- sinh viên là 800.000 đồng/tháng. Lãi suất cho vay ưu đãi là
0,5%/tháng và lãi suất quá hạn không quá 130% lãi suất vay...
Theo đó, tất cả học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, không phân biệt công lập và ngoài công lập;
không phân biệt chính quy hay tại chức; không phân biệt thời gian đào tạo trên 1 năm hay
dưới 1 năm. Ngoài ra, đối với những học sinh - sinh viên thuộc hộ gia đình nói chung không
thuộc diện hoàn cảnh khó khăn nhưng trong quá trình học tập mà gia đình gặp khó khăn
về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, có xác nhận của ủy Ban Nhân
Dân nơi cư trú cũng sẽ được cho vay vốn để tiếp tục học tập...
Ngoài ra, bên cạnh phương thức cho vay thông qua hộ gia đình đang áp dụng hiện nay,
bổ sung thêm phương thức cho vay trực tiếp đối với học sinh sinh viên mồ côi cha mẹ hoặc
mồ côi một người nhưng người còn lại không có khả năng giao dịch với ngân hàng. Điều này
sẽ giúp cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của học sinh - sinh viên dễ dàng thuận lợi hơn...
So với những quyết định về vay vốn trước thì quyết định này có những ưu điểm sau:
- Đối tượng cho vay đã được mở rộng. Theo quyết định mới của Thủ tướng thì tất cả
học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp và dạy nghề, không phân biệt công lập và ngoài công lập; không phân biệt
chính quy hay tại chức; không phân biệt thời gian đào tạo trên 1 năm hay dưới 1 năm.
- Ngoài ra, đối với những học sinh - sinh viên thuộc hộ gia đình nói chung không thuộc
diện hoàn cảnh khó khăn nhưng trong quá trình học tập mà gia đình gặp khó khăn về tài
chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, có xác nhận của Uỷ Ban Nhân
Dân nơi cư trú cũng sẽ được cho vay vốn để tiếp tục học tập.
- Mức cho vay tối đa tăng từ 300.000 đồng lên 800.000 đồng/tháng.
- Lãi suất cho vay giảm từ 0,65% xuống còn 0,5%/tháng.
Tuy nhiên quá trình tổ chức thực hiện quyết định này vẫn còn một số hạn chế: tại một
số địa phương, Uỷ Ban Nhân Dân cấp xã đã xác nhận sai đối tượng được vay vốn; một số gia
đình và học sinh, sinh viên sử dụng vốn sai mục đích; quá trình tổ chức cho vay còn lúng túng,
chưa có cơ chế trao đổi thông tin giữa các đơn vị thực hiện chương trình tín dụng học sinh,
sinh viên...
2.2. Tinh hình sinh viên - học sinh vay vốn học tập từ Ngân hàng chính sách xã hội
những năm qua
Sau hơn hai năm triển khai chương trình tín dụng học sinh, sinh viên (HSSV) theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay gần 1,3 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước
thông qua ngân hàng chính sách xã hội đã tiếp cận được nguồn vốn vay lên tới 9.535 tỉ đồng.
Ngân hàng chính sách xã hội hiện cũng mới thu nợ 92 tỉ đồng và dư nợ cho vay tính đến cuối
năm 2008 vào khoảng 9.741 tỉ đồng, bao gồm 298 tỉ đồng dư đầu kỳ
[Nguồn:
số học sinh, sinh viên tiếp cận với vốn vay thuộc nhiều
nhỏm ngành, hệ đào tạo khác nhau từ đại học, cao đẳng, trung cấp đến học nghề.
Theo lý thuyết sự lụa chọn hợp, lý thuyết này cho rằng mỗi cá nhân đều xuất phát từ
động cơ duy lý và sự lựa chọn hành động nào đem lại lợi ích lớn nhất với nguy cơ chi phí và
thiệt hại nhỏ nhất. Việc vay vốn của của ngân hàng chính sách sẽ đem lại cho sinh viên tiền
trang trãi học phí với mức lãi xuất thấp nhất và thời gian trả dài. Sinh viên chấp nhận bị nợ
khi vay vốn để có tiền đóng học phí, giảm bớt gánh nặng về kinh tế để tập trung học tập tốt
hơn. Nếu vay vốn ở các ngân hàng khác hoặc bên ngoài thì lại suất cao hơn và thời gian trả
tiền nhanh. Việc chọn vay vốn của ngân hàng chính sách là sự lựa chọn hợp lý vì nó đem lại
giúp sinh viên trang trải học phí và yên tâm học tập, trong khi thời gian hoàn trả tiền kéo dài
đến lúc sinh viên đi làm một năm có đủ khả năng trả lại. Chính vì những ưu đãi trong chính
sách cho vay nên sinh viên đã chọn vay vốn của của ngân hàng chính sách.
Theo số liệu của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (tháng 2/2009), hiện nay
tổng dư nợ của ngân hàng cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn học tập khoảng 293 tỷ đồng,
bằng 70% so với kế hoạch cả năm và tăng hơn 4 lần so với cuối năm 2002. Cũng theo tính
toán của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam thì năm 2008 có khoảng 20% số học sinh,
sinh viên trúng tuyển các trường đại học, cao đẳng có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu vay
vốn. Như vậy tổng nhu cầu vốn để cho sinh viên nghèo vay trong năm học 2008 - 2009 lên
tới 4.000 tỷ đồng.
Một trong những điểm khó khăn đối với cho sinh viên nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi
là các thủ tục để được xác nhận hoàn cảnh khó khăn của sinh viên tại địa phương và việc tìm
hiểu và làm các thủ tục để vay. Có một thực tế, do căn bệnh thảnh tích nên rất nhiều địa phương
không đưa số gia đình có hoàn cảnh khó khăn vào diện hộ nghèo. Đó là chưa kể tình trạng
hành chính, quan liêu hay tiêu cực trong việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho học sinh, sinh
viên để được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Bên cạnh đó nhiều trường đại học,
cao đẳng coi việc tạo điều kiện hỗ trợ cho học sinh, sinh viên vay vốn không phải là chức
năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy rất nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và vay
nguồn tín dụng ưu tiên này của chính phủ.
Chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước đã thể hiện sự
quan tâm của Đảng và Chính phủ tới những sinh viên nghèo có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Sinh viên khi vay vốn ưu đãi không cần tài sản thế chấp, không phải phải trả nợ gốc và lãi
trong thời gian học tập, mức lãi ưu đãi là 0,5%/tháng thấp hơn so với lãi suất thông thường mà
các Ngân hàng thương mại đang cho vay. Tuy nhiên, sinh viên vẫn phải có trách nhiệm trả nợ
cả gốc và lãi sau khi đã tốt nghiệp, đi làm việc có nguồn thu nhập. Có như thế Chính phủ mới
có đủ nguồn vốn để tiếp tục duy trì chính sách này cho các sinh viên nghèo có điều kiện khó
khăn khác. Vỉ vậy mỗi sinh viên khi được vay vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ thì phải ý
thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.
Ngay từ khi mới triển khai, chương trình tín dụng ưu đãi này đã nhận được sự ủng hộ
mạnh mẽ của những hộ gia đình, đặc biệt là hộ nghèo có cơ hội vay vốn cho con đi học, hạn
chế được tình trạng bỏ học giữa chừng do gia đình không đủ khả năng đáp ứng chi phí cho
con em tiếp tục theo học. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, chương trình cho vay học sinh,
sinh viên thông qua hộ gia đình vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm, đó là:
Thứ nhất, đối với giấy xác nhận của nhà trường: Theo qui định của ngân hàng chính
sách xã hội, đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất thì dùng Giấy báo nhập học thay cho
Giấy xác nhận của nhà trường. Do trên giấy báo nhập học không ghi
thời gian của cả khoá học vì vậy việc xác định thời hạn cho vay của Ngân hàng khi duyệt cho
vay thiếu chính xác. Mặt khác, theo qui định Giấy xác nhận của Nhà trường hay giấy báo nhập
học được sử dụng làm căn cứ để giải ngân hai lần cho năm học đó nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho học sinh, sinh viên giảm bớt thủ tục trong quá trình vay vốn. Tuy nhiên, trong trường
hợp vào học kỳ n của năm học mà hộ gia đình đang vay vốn, học sinh, sinh viên bỏ học, trốn
học nếu không có giấy xác nhận của Nhà trường về việc học sinh, sinh viên đang theo học tại
trường thì Ngân hàng không thể kiểm tra khi phát tiền vay ở kỳ tiếp theo (trong khi đó cha mẹ
của học sinh, sinh viên vẫn có thể tiếp tục nhận tiếp tiền vay kỳ tiếp theo của năm học) vì vậy
dễ xảy ra tình trạng không thu hồi được nợ vay. Để việc xác định thời gian cho vay được chính
xác đối với trường hợp học sinh, sinh viên mới nhập học, có thể qui định bắt buộc học sinh,
sinh viên phải có giấy xác nhận của Nhà trường sau khi đã nhập học (thường chỉ khoảng 1
tháng sau khi nhập trường) mới được vay vốn.
Thứ hai, về nguồn vốn: Để sinh viên nghèo có thể tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của
chương trình tín dụng này, bên cạnh nguồn vốn chính của Nhà nước cần khai thác, thu hút
thêm nguồn từ các tổ chức nước ngoài và qui định ngân sách địa phương hàng năm hỗ trợ, bổ
sung để Ngân hàng chính sách xã hội cho vay.
Chương 3: Chính sách cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội tác động
đến đời sống và học tập của sinh viên sau khỉ được vay vốn
3.1. Thực trạng sinh viên đã vay vốn học tập qua khảo sát
3.1.1. Đặc điểm sinh viên vay vốn học tập
+ về giới tính:
Bảng 3.1: Giđitính
tẩn so
nữ
nam
%
138
73
rp >í
Tốn
fi ___________
65.4
34.6
100.(
211
% cộng dồn
65.4
100.1
(Nguồn : sỗ liệu khảo sát của đề tài - tháng 5/2009 )
Qua khảo sát phần lớn sinh viên nữ có nhu cầu vay vốn nhiều hơn sinh viên Nam có
tới chiếm 65,4 %, trong khi đó nam giới chỉ chiếm 34,6%.
+ về hộ khẩu thường trú:
Tỷ lệ sinh viên vay vốn chủ yếu có hộ khẩu thường trú ở tỉnh ngoài TP. Hồ Chí Minh
là 82.9% chiếm hơn 4/5 số sinh viên vay vốn tính theo hộ khẩu thường trú. Trong khi đó số
sinh viên vay vốn có hộ khẩu tại TP. Hồ Chí Minh chỉ chiếm tỷ lệ thấp là 17.1% [phụ lục: 1.2
, Nguồn khảo sát tháng 5/2009].
+ về lĩnh vực đang học:
Bảng 3.2: Lĩnh vực đang học
tân sô
Lĩnh vực
Khoa học kỹ thuật - Công nghệ
Khoa học Kinh tế - Xã hổi và nhân văn
Tổng
% cộng dồn
%
58
215
215
153
211
125
100.0
100.C
(Nguồn : Sỗ liệu khảo sát của đề tài - tháng 5/ 2009 )
Kết quả Bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ sinh viên vay vốn phân theo khối ngành có sự chênh
nhau đáng kể, khối Khoa học Kỹ thuật- công nghệ chỉ có 58 trường hợp chiếm 27,5%; trong
khi đó khối Khoa học Kinh tế - Xã hội nhân văn có 153 trường hợp chiếm 72,5%.
+ về năm đang học:
Bảng 3.3: Năm đang học
tần số
Năm
thứl
36
17.1
% cộng dồn
17.1
thứ 2
thứ 3
81
75
38.4
35.5
55.5
91.0
thứ 4
19
9.C
100.C
Tổng
211
100.C
%
(Nguồn : Số liệu khảo sát của đề tài - tháng 5/ 2009 )
Qua Bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ sinh viên vay vốn ở năm n, năm m chiếm đa số (chiếm
tỷ lệ 73,9%), và từ năm ni trở đi lại vay vốn giảm dần. Cao nhất là sinh viên năm n có 81
trường hợp chiếm 38,4%; năm m là 35,5% và năm I chiếm 17,1%, trong khi đó sinh viên
năm rv chỉ 9,0%. số năm học càng tăng thì tỷ lệ sinh viên đi vay càng ít hơn. Sinh viên năm
I nên gặp một số khó khăn trong việc học tập và thích nghi với cuộc sống mới nên số sinh viên
này thường ít quan tâm đến chính sách vay vốn. Đối với những sinh viên năm rv là những
người sắp ra trường, họ phải tập trung cho việc ra trường nên họ cũng ít quan tâm đến chính
sách vay vốn.
“Bây giờ là sinh viên năm 4 rồi nên cũng không muon vay nữa. Một phần là do không
cần thiết, tại năm cuối rồi thời gian học không còn nhiều, vay thì lại thêm nợ. Mặt khác là
do tiền học cũng ít, năm cuối không học gì nhiều, chủ yếu là lo thỉ tốt nghiệp thôi ”.
[sinh viên nữ, đang học năm IV, đại học KHXH&NV, thành phổ Hồ Chi Minh ]
+ về các khoản chi tiêu chính
Bảng 3.4: Tiền vay thường dành cho cấc khoản chi tỉéu chính
tân sô
Những khoản chi An uống hàng ngầy
tiêu chính
Việc học hành
Trả tiền nhàđ
Phương tiện đi lại
%
152
72.0
150
121
84
71.1
57.3
39.8
Mua sắm tiện nghi sinh hoạt
54
25.6
Quan hệ bạn bè, hiếu hỉ
24
11.4
Hoạt đổng vui chơi, giải trí
Tiết kiệm để trả nợ ngân hàng
23
14
10.9
6.6
7
3
3.3
1.4
Tham quan, du lịch
khác
(Nguồn : Sổ liệu khảo sát của đề tài - tháng 5/2009 )
Theo kết quả nghiên cứu đại đa số sinh viên sử dụng số tiền được vay vào ba khoản
chính là: ăn uống hàng ngày (chiếm tỷ lệ 72%), học hành (chiếm tỷ lệ 71,1%) và trả tiền nhà
ở (chiếm tỷ lệ 57,3%). Đây là những vấn đề quan trọng và thiết thực đối với đời sống của sinh
viên. Việc học tập là ưu tiên hàng đầu của sinh viên, nhưng những nhu cầu thiết yếu trong
cuộc sống như ăn uống và chỗ ở ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của họ.
Ngoài ra, sinh viên còn sử dụng số tiền đó vào các khoản như: phương tiện đi lại
(chiếm tỷ lệ 39,8%); mua sắm tiện nghi sinh hoạt (chiếm tỷ lệ 25,6%); quan hệ bạn bè, hiếu
hỉ (chiếm tỷ lệ 11,4%); Hoạt động vui chơi, giải trí (chiếm tỷ lệ 10,9%); tiết kiệm để trả nợ
ngân hàng (chiếm tỷ lệ 6,6%); tham quan, du lịch (chiếm tỷ lệ 3,3%); khác (1,4%).
3.1.2. Tinh hình sinh viên vay vốn học tập
Số liệu khảo sát cho thấy, đa số sinh viên vay vốn 2 lần với tỷ lệ 38,4% [phụ lục 5,
Nguồn khảo sát tháng 5/2009].
Trung bình số lần vay là 2,7 lần.
Bảng 3.5: Trung bình sổ'lẩn vay vốn theo giđỉtính
số lân vay vốn
Giđi tính
nữ
nam
Tần số
Trung bình
138
2.7
73
2.7
211
2.7
Trung bình chung
(Nguồn : sổ liệu khảo sát của để tài — tháng 5/2009 )
Qua Bảng 3.5, phần lớn sinh viên nữ có nhu cầu vay vốn nhiều hơn nam (tần số nữ
vay vốn 138 trong khi đó sinh viên nam là 73 trường hợp). Nhưng trung bình số lần vay vốn
của sinh viên nam và nữ gần bằng nhau 2,7 lần và bằng trung bình chung số lần vay vốn của
cả hai giới. Qua đó cho thấy, nam hay nữ đều đã được vay Ngân hàng gần như nhau.
Biểu đồ 1: Trung bình số lần vay vốn của sinh viên trong một năm
(Nguồn : Số liệu khảo sát của đề tài - tháng 5/2009 )
Trung bình chung số lần vay vốn của sinh viên trong một năm là 2,7 lần. Mỗi năm
sinh viên có hai đợt vay vốn, mỗi học kì là một đợt vay. Trung bình mỗi sinh viên vay vốn
một năm khoảng 2 lần. Sinh viên năm thứ I vay khoảng 1,6 lần; Sinh viên năm thứ II vay
khoảng 2,8 lần; Sinh viên năm thứ in vay khoảng 3 lần và chỉ có sinh viên năm thứ IV trung
bình chỉ vay 2,7 lần.
Ngoài ra, số lần vay vốn còn có sự khác nhau giữa các sinh viên học các ngành khác
nhau. Sinh viên Khoa học kinh tế - Xã hội và nhân văn có số lần vay vốn trung bình 2,8 lần
nhiều hơn sinh viên Khoa học Kỹ thuật - Công nghệ có số lần vay vốn trung bình 2,3 lần [phụ
lục 5.4, Nguồn khảo sát tháng 5/2009].
Bảng 3.6: Trung bình số” tiền vay vốn (VNđồng)
Tần số
thấp nhất
400000
211
Tổng sốtiền được vay
nhiều nhá
2400000
Trung bình
1086255.92
(Nguồn : Số liệu khảo sát của đề tài - tháng 5/ 2009 )
Qua khảo sát, trung bình số tiền vay vốn ngân hàng 10.862.550đồng/sinh viên. Trong
khi đó, sinh viên vay nhiều nhất là 24.000.OOOđồng và sinh viên vay thấp nhất chỉ có
4.000.000đồng.
Bảng 3.7: Trung bình số'tiềnvay theo năm học
Tổng sốtiền được vay (VNđồng)
Năm đang học
thứl
Tần số
thứ 2
36
Trung bình
6888888.9
81
75
11456790.1
thứ 3
thứ 4
19
10736842.1
211
108625592
12160000.0
Trung bình chung
(Nguồn : Sổ liệu khảo sát của để tài - tháng 5/ 2009 )
Một lần nữa số liệu Bảng 3.7 đã chứng minh có sự khác biệt giữa sinh viên các năm
học về việc vay vốn, sinh viên năm thứ I (vay trung hình 6.888.888.9đồng/năm); thứ n (vay
trung hình 11.456.790.1 đồng/năm); thứ ni (vay trung bình 12.160.00đồng/năm), sinh viên
năm thứ rv (vay trung bình 10.736.842đồng/năm).
Kết quả nghiên cứu cũng có sự khác biệt trong trung bình số tiền vay vốn khi xét theo
biến hộ khẩu: sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh trung bình vay 13.000.000đồng/năm, nhưng
sinh viên ở các tỉnh thành ngoài thảnh phố Hồ Chí Minh trung bình chỉ vay có
10.422.850đồng/năm. [phụ lục 6.3. Nguồn khảo sát tháng 5/2009],