Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Phát triển du lịch văn hóa phố người hao tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.18 KB, 55 trang )

TÓM TẮT
‘Phát triển du lịch văn hóa phố người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh” góp phần tạo nên
cho Thành phố Hố Chí Minh có một điểm nhấn về du lịch văn hóa và lảm phong phú hom các sản
phẩm du lịch của thành phố.
Đe hoàn thành đề tài nghiên cứu chúng tôi đã nhiều lần đi khảo sát thực tế các điểm tham
quan du lịch ở quận 5 đang thu hút du khách. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tác giải còn
dùng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, với mong muốn cung cấp một kết
quả nghiên cứu có giá ưị thực tiễn.
Nội dung công trình được trình bày qua 55 trang, cấu ưúc của đề tài ngoài phần dẫn luận,
kết luận, gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở nghiên cứu
Chương 2: Giá trị văn hóa của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh Chương
3: Mô hình du lịch phố người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ra, phần phụ lục với các bảng câu hỏi phỏng vấn, phác họa sơ đồ phố người Hoa cũng
như các hình ảnh do chúng tôi chụp trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần minh họa tốt cho nội
dung của đề tài
Trong chương 1, chúng tôi giải quyết các thuật ngữ liên quan đến đề tài: du lịch, du lịch văn
hóa, văn hóa du lịch, du lịch bền vững, dân tộc, tộc người, người Hoa, phố người Hoa; và giới
thiệu khái quát về người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh: lịch sử hình thành, dân số, địa bàn cư
trú, tình hình kinh tế - xã hội.
Chương 2, chúng tôi giới thiệu những giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa tinh thần
của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những giá trị văn hóa này là cơ sở để phát triển du
lịch văn hóa phố người Hoa tại quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3, chúng tôi đánh giá tình hình hoạt động du lịch của Thành phố nói chung và địa
bàn phố người Hoa quận 5 nói riêng, cũng như đánh giá những thế mạnh và hạn ché để phát ưiển
du lích văn hóa phố người Hoa. Từ thực té đó chúng tôi đưa ra mô hình phát triển du lịch văn hóa
phố người Hoa tại quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh và những giải pháp phù hợp.


1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiền cứu
Du lịch được coi như một ngành công nghiệp dịch vụ không khói đem lại nguồn lợi nhuận


lớn cho quốc gia. Phát triển du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc phát ưiển kinh tế đất nước
cũng như thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, gắn kết mọi người xích lại gần
nhau. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước
phát triển mà còn ở cả các nước đang phát ưiển.
Có nhiều loại hình du lịch khác nhau, bên cạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch mạo
hiểm, du lịch khám chữa bệnh, du lịch giáo dục,...du lịch văn hóa được xem là một sản phẩm đặc
thù của du lịch các nước đang phát triển thu hút nhiều du khách quốc tế. Loại hình du lịch văn hóa
đang phát triển ở các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc...loại
hình du lịch này cũng phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Hiện nay du lịch văn hóa được coi như
hướng phát triển chính trong du lịch. Trong các điểm đến của du lịch Việt Nam, Thành phố Hồ Chí
Minh là một điểm đến hấp dẫn nhiều du khách. Đây là một thành phố trẻ, năng động, có nhiều tiềm
năng để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch: là đầu tàu về kinh tế trong cả nước, cơ sở hạ tầng phát
triển, bên cạnh đó là sự hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa. Chính vì thế, du lịch văn hóa ở Thành phố
Hồ Chí Minh được triển khai để đáp ứng nhu cầu của du khách. Trong đó hoạt động du lịch văn
hóa ở phố người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được các ban ngành có chức năng quan tâm
và định hướng để đưa vào hoạt động phục vụ cho du lịch. Tuy nhiên hoạt động du lịch tại đây phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh là cộng đồng cư dân sống đông đảo và tập trung. Họ
có thế mạnh trong hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó người Hoa có một giá trị văn hóa độc đáo
để phát triển du lịch. Khu vực người Hoa (quận 5) tại Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là
một khu vực mang đậm dấu ấn văn hóa của người Hoa tại Việt Nam. “Theo đánh giá của một sổ
kiến trúc sư người Pháp trong trong chuyến viếng thăm Việt Nam đều nhất trí rằng những pho
người Hoa (Chinatown) Sài Gòn đẹp, lớn và đặc trưng người Hoa nhất thế giới, đủ sức thu hút du
khách đến Thành phố HỒ ChíMinh”[26]


Thực tế ngày nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á
nói riêng, khu người Hoa (China town) là những ưung tâm quan trọng của hoạt động du lịch và
kinh doanh.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã tìm hiểu và chọn đề tài “Phát triển du lịch văn hóa phổ

người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh ” để nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp, nhằm đẩy
mạnh hoạt động du lịch, quảng bá giá trị văn hóa, góp phần đem đến cho Thành phố Hồ Chí Minh
có một điểm nhấn về du lịch văn hóa. Đó là thế mạnh để Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng hóa các
sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách, góp phần nâng cao hiệu quả du lịch, tăng thu nhập cho
ngành du lịch thành phố nói riêng và thu nhập quốc dân nói chung.

2. Đổi tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giá trị văn hóa của người Hoa, từ đó hình thành mô
hình du lịch văn hóa mang nét đặc trưng của người Hoa.
Đe tài tập trung nghiên cứu ưong phạm vi không gian là quận 5 - nơi có số lượng người Hoa
sinh sống tập ưung, có những hoạt động kinh doanh sầm uất cũng như nơi bảo lưu nhiều yếu tố
vãn hóa độc đáo để có thể hình thành phố người Hoa.
Quận 5 đã được ủy ban nhân dân quận quy hoạch để thực hiện đề án phát ưiển du lịch. Phạm
vi thời gian nghiên cứu là từ năm 2001 đến nay.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước năm 1975, nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam chưa được nhìn nhận một cách sâu
sắc. Sau 1975, Nhà nước ta khẳng định lại người Hoa là thành viên ưong 54 dân tộc anh em Việt
Nam, từ đó các công trình nghiên cứu tìm hiểu về cộng đồng này ngày càng phát triển và trở thành
một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Tính đến nay, đã có nhiều công trình viết về người Hoa ở Việt Nam, người Hoa ở Nam Bộ
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhìn chung các tác phẩm đề cập nhiều về các vấn đề:
lịch sử di cư, hình thành của người Hoa ở Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng; các lĩnh vực
kinh tế, thương mại; chính sách của các triều đại


phong kiến Việt Nam; đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội được các tác giả đặc
biệt quan tâm.
Công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học do Phan An chủ biên Chùa Hoa Thành phố
Hồ Chí Minh xuất bản năm 1990 đề cập đến quá trình hình thành, nghệ thuật kiến trúc, trang trí

của một số cơ sở tín ngưỡng cộng đồng, trong đó có một số hội quán do người Hoa xây dựng ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả Châu Thị Hải với ấn phẩm Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, xuất bản
năm 1992, đã giới thiệu nét chính về quá trình di cư của người Hoa đến Việt Nam; các hình thức
liên kết; sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội, của người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Công trình Người Hoa tại Việt Nam của Nguyễn Văn Huy, xuất bản năm 1993, đề cập đến
rất nhiều vấn đề, trong đó có nhiều vấn đề cơ bản như: nhập cư, quốc tịch, dân số, chính sách đối
với người Hoa của chính quyền qua các thời kỳ, vị trí của người Hoa trong nền kinh tế Việt Nam.
Tác phẩm Xã hội người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975 - Tiềm năng và phát
triển của tác giả Mạc Đường, xuất bản năm 1994, tác giả cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức
cơ bản về xã hội người Hoa.
Tác giả Trần Hồng Liên trong Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ - tín ngưỡng và tôn giáo, xuất
bản năm 2005, khắc họa sinh động đời sống tinh thần mà cụ thể là tín ngưỡng và tôn giáo của người
Hoa ở Nam Bộ.
Người Hoa ở Nam Bộ của tác giả Phan An, xuất bản năm 2005, tác giả đề cập đến nhiều vấn
đề: kinh tế, văn hóa, xã hội, nguồn nhân lực của người Hoa, các tổ chức Bang và Hội của người
Hoa. Gần đây nhất, tác giả Phan An với tư cách chủ biên công ưình Góp phần tìm hiểu văn hóa
người Hoa ở Nam Bộ, xuất bản 2006, đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về
khíacạnh của văn hóa tộc người Hoa ở Nam Bộ, trong đó tác giả có giới thiệu về làng Minh Hương
ở Chợ Lớn, ....
Ngoài những ấn phẩm trên, còn có nhiều công ưình nghiên cứu khác là những sách hoặc luận
án như: Nghị Đoàn với Người Hoa ở Việt Nam - Thành pho Hồ Chí Minh', tác giả Châu Thị Hải
với công trình Người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Ả: hình ảnh hôm qua và vì thế giới hôm nay,
tín ngưỡng và tôn giáo người Hoa Quảng Đông ở Thành phổ Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Hoa
Xinh...


Tiếp cận ở góc độ khai thác văn hóa phục vụ du lịch Huỳnh Quốc Thắng Khai thác lễ hội và
các sự kiện góp phần phát triển du lịch tại Thành pho Ho Chí Minh. Tác giả dừng lại ở việc khai
thác các lễ hội truyền thống của người Hoa để phục vụ cho du lịch. Tuy nhiên, riêng về khía cạnh

phát triển du lịch văn hóa phố người Hoa chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào.
Đồ tài Phát triển du lịch vãn hóa phổ người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi khai
thác giá ưị văn hóa của người Hoa để xây dựng mô hình du lịch văn hóa tại quận 5.
Các định hướng và giải pháp của công trình được dựa trên các quan điểm, chính sách về quy
hoạch xây dựng của ủy ban nhân dân quận 5, đồng thời trên quan điểm phát triển du lịch của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, két hợp bám sát mô hình phát triển du lịch
văn hóa cũng như đặc thù riêng về những sắc thái văn hóa của cộng đồng người Hoa tại Thành phố
Hồ Chí Minh theo hướng phát triển bền vững.

4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của đề tài, phương pháp quan sát tham dự, khảo
sát địa bàn cư trú của người Hoa là phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Chúng tôi tiếp cận thực tế
để thu thập thông tin, cũng như phỏng vấn ưực tiếp các cá nhân tại các đơn vị có thẩm quyền như:
ủy ban nhân dân quận 5; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; chính quyền
địa phương quận 5. Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành phỏng vấn và điều ưa bảng hỏi đối với du
khách và cơ sở hoạt động kinh doanh tại địa bàn quận 5. Trên cơ sở đó giúp chúng tôi có được
những cái nhìn tổng quát để đề xuất các giải pháp hợp lý và hiệu quả.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu và xử lý
những thông tin thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu khác (từ sách, báo, Internet...). Bên cạnh đó
chúng tôi còn vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để nhận định, nối kết và đánh
giá vấn đề cần nghiên cứu.


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Nghiên cứu đề tài ‘Phát triển du lịch văn hóa phố người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh”
góp phần phục vụ tốt hơn cho hoạt động du lịch văn hóa người Hoa, đa dạng hóa các sản phẩm du
lịch của Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần thu hút khách du lịch đến với Thành phố Hồ Chí Minh,
thúc đẩy du lịch thành phố phát triển.
- Đe tài nghiên cứu sẽ góp thêm tư liệu nghiên cứu về người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Quá trình nghiên cứu đề tài là một cơ hội tốt để chúng tôi tiếp cận những nguồn tài liệu quý,

qua đó chúng tôi hiểu được những giá trị văn hóa của cộng đồng người Hoa cũng như hoạt động
du lịch văn hóa ở phố người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Bố cuc đề tài
Cấu trúc của đề tài ngoài phần dẫn luận, kết luận, gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở nghiên cứu
Chương 2: Giá trị văn hóa của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh Chương
3: Mô hình du lịch phố người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ra, phần phụ lục với các bảng câu hỏi phỏng vấn, phác họa sơ đồ phố người Hoa cũng
như các hình ảnh do chúng tôi chụp trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần minh họa tốt cho nội
dung của đề tài.


CHƯƠNG 1: Cơ SỞ NGHIÊN cứu
1.1. Cơ sở lí luận
❖ Các thuật ngữ liên quan đến đề tài


Du lịch
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời

sống văn h ó a - x ã hội. Hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ trở thành ngành kinh tế quan
trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Thuật ngữ “du lịch” trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp “Tour” nghĩa là đi
vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “tourist” là người đi dạo chơi.
Tổ chức du lịch thế giới - World Tourism Organization đưa ra định nghĩa “Du lịch là một
hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và việc tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt
động này. Người đi du lịch là người ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu 80km trong
khoảng thời gian hơn 24 giờ với mục đích giải trí, tiêu khiển ” [5, tr. 25]
Theo quan niệm của người Phương Tây, du lịch là một chuyến du ngoạn, tuân theo một

chương trình nhất định cũng không vì mục đích sinh lợi. Như vậy nhu cầu đích thực của khách là
muốn thưởng ngoạn thẩm nhận các giá trị vật chất, tinh thần tại địa điểm du lịch.
Luật du lịch Việt Nam đưa ra khái niệm “Du lịch là hoạt động cỏ liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiếu
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[21, tr.9]. Cùng quan điểm như trên,
khái niệm du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời
gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm
nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc
thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kỉnh tế và văn hóa hoặc thể” [18,tr.l5]
Theo Trần Nhoãn: “Du lịch là một quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương
đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị


văn hóa vật chất và tinh thần đặc sẳc, độc đáo, khác lạ so với quê hương nhằm mục đích sinh lợi
được tính bằng đồng tiền'''' [21, tr.18]
Dưới sự ảnh hưởng và chịu tác động của quá trình toàn cầu hóa, ngày càng có nhiều hình
thức du lịch được ưiển khai. Những loại hình du lịch phổ biến hiện nay đó là:
-

Du lịch thuần túy: người đi du lịch không vì mục đích rõ rệt, có thể chỉ nhằm tham quan,

ngoạn cảnh. Trên thực tế khó có hình thức du lịch thuần túy, vì sẽ có những lý do tiềm ẩn bên ưong
của quyết định đi du lịch.
Du lịch xã hội: du khách kết hợp đi du lịch để thăm viếng người quen, gặp gỡ, tìm hiểu về
một doanh nghiệp, một trường đại học....
-

Du lịch chữa bệnh: du lịch kết hợp với chữa bệnh. Ví dụ đến khu du lịch suối khoáng Bình

Châu, vừa du lịch vừa tắm suối khoáng để chữa một số bệnh.

-

Du lịch công vụ: đối với người không thuộc thân phận ngoại giao được một tổ chức cử đi

tham dự một cuộc đàm phán, có thể về mặt kinh tế, có thể về mặt chính trị, hoặc văn hóa,thể thao....
Du lịch thể thao: du khách đi du lịch để thi đấu hoặc xem người khác thi đấu.
-

Du lịch nơi hoang dã: du khách tìm về nơi hoang dã để lưu trú, nhằm giải tỏa stress hoặc

thay đổi không khí.
Du lịch văn hóa: dành cho những khách có sở thích tìm hiểu, thưởng thức các hoạt động,
các sự kiện, các cơ sở văn hóa....
-

Du lịch lễ hội: là du lịch đến những nơi có tổ chức lễ hội, đặc biệt là những nơi có lễ hội

lớn và đặc sắc thu hút đông đảo khách du lịch hàng năm.
Du lịch về nguồn: là loại hình du lịch dành cho nhưng người xa xứ về thăm quê cha đất tổ
-

Du lịch hành hương: phục vụ cho những tín đồ tôn giáo thể hiện đức tin với niền tin của

họ
Du lịch môi trường: dành cho những du khách quý trọng thiên nhiên, các tài nguyên nơi
đến, họ có ý thức giữ gìn rất cao và mong đợi nơi họ đến vẫn còn trong nét hoang sơ, nhưng cơ sở
hạ tầng phải chỉnh chu và sạch sẽ.
-

Du lịch săn bắn, câu cá: thường dành cho du khách thích bơi lặn, săn bắt cá, thậm chí cả


thú rừng như nai, hổ... Hình thức này không phổ biến ở nước ta.


-

Du lịch học tiếng nước ngoài: đây là loại hình phổ biến trong cộng đồng chung Châu Âu,

cha mẹ gửi con cái của mình sang các nước láng giềng để học ngôn ngữ khác, với mục đích tìm
hiểu và giữ hòa bình cho hai nước.
Du lịch hè: dành cho ưẻ em những gia đình bậc trung, không đủ khả năng đi du lịch, họ sẽ
tổ chức một trại hè tập trung để trẻ em được cùng vui chơi giải trí với nhau.
-

Du lịch dành cho người cao tuổi: là du lịch có bác sỹ đi theo phục vụ và tổ chức chương

trình đi phù hợp cho người cao tuổi.
Du lịch nhắm vào đối tượng học sinh: tổ chức cho học sinh và thầy cô đi kèm nhằm giúp
học sinh học hỏi và tìm hiểu...
-

Du lịch học kỳ trên biển: là loại hình du lịch trên những chuyến tàu, có giáo sư đi kèm theo

để chỉ dẫn về địa lý, tập quán những nơi đi qua, có cả đầu bếp để nấu những món đặc sản từng
vùng đi qua.
-

Du lịch đại dương: là loại hình tàu biển. Đó là một khách sạn nổi, một thành phố giải trí

nổi, đi qua nhiều quốc gia để du khách có thể vui chơi, giải trí.

Du lịch khám phá: là loại hình du lịch tìm kiếm cái mới, đến những nơi hoang sơ để trải
nghiệm....
-

Du lịch sinh thái: do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau,

khái niệm về du lịch sinh thái cũng còn có nhiều điểm chưa thống nhất.
Hiện nay còn xuất hiện hình thức du lịch mới, du lịch hội nghị - MICE: tổ chức hội nghị
kết hợp với du lịch tại một vùng, một đất nước khác, nhằm mục đích tìm hiểu, giao lưu với thế
giới.
Du lịch ba lô: du lịch ba lô hay du lịch độc lập là một loại hình du lịch của giới ưẻ nhằm
thỏa mãn ý thích khám phá thế giới với một kinh phí có hạn. [5, ư.28]
• Du lịch bền vững
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới đưa ra tại hội nghị về môi trường và Phát
triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 thì “DM lịch bền vững là việc phát triến các
hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa
trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt
động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý tất cả các nguồn tài nguyên
nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khỉ đó vẫn duy trì
được bản sắc văn


hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc song của con
người”. [9]
Mục tiêu của du lịch bền vững:
- Phát ưiển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường
- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa
- Đáp ứng nhu cầu của du khách
- Duy ưì chất lượng môi trường

Những nguyên tắc của du lịch bền vững:
- Sử dụng tài nguyên (bao gồm tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa) một cách bền
vững. Sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.
- Giảm tiêu thụ quá mức và xả chất thải, nhằm giảm bớt chi phí khôi phục các suy thoái
môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch.
- Lồng ghép du lịch vào quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia. Hỗ trợ các hoạt động
kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như
tránh gây thiệt hại cho môi trường
- Đào tạo cán bộ - nhân viên du lịch, nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch cũng
như thực hiện các giải pháp để phát ưiển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường. Việc đào tạo cán bộ
- nhân viên du lịch là cốt lõi cho sự thành công của du lịch bền vững, trong đó quan trọng nhất là
chương trình lồng ghép mục tiêu môi trường vào hoạt động kinh doanh du lịch.
Như vậy ba tiêu chí chính của du lịch bền vững là: thân thiện môi trường, gần gũi về văn hoá
- xã hội và có hiệu quả kinh tế. Các chương trình du lịch bền vững được lập kế hoạch tốt sẽ cung
cấp những cơ hội cho du khách tìm hiểu về các vùng tự nhiên, cộng đồng địa phương và học thêm
về tầm quan trọng của công tác bảo tồn biển và văn hoá địa phương. Hơn thế nữa, các hoạt động
du lịch bền vững có thể tạo ra những thu nhập cho các cộng đồng địa phương.
• Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và
tinh thần của con người. Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là


những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác.
Theo ngôn ngữ phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt là “culture” ưong tiếng
Anh và tiếng Pháp, “kultur” trong tiếng Đức...có nguồn gốc từ các dạng động từ của tiếng Latin có
nghĩa là giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt, cầu cúng.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Cho tới nay ưên thế giới có hơn 300 định nghĩa
khác nhau về văn hóa. Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do đó khái
niệm văn hóa cũng đa nghĩa.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra một định nghĩa chung về văn hóa như sau: "Văn hóa là một

tập hợp của những đặc trưng về tâm hổn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một
nhổm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương
thức chung song, hệ thống giá trị, truyền thong và đức tin. ”
Theo nhà văn hóa Việt Nam Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỳ qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội [17, tr.6].
• Du lịch văn hóa
"Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của
cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thong."
[21, tr.ll]. Mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân, loại hình du lịch này thỏa mãn lòng
am hiểu và ham thích nâng cao văn hóa thông qua các chuyến đi du lịch đến nơi lạ để tìm hiểu và
nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của nơi du
lịch.
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân
tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp
nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập
quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.




Văn hóa du lịch

“Văn hóa du lịch là một khoa học nghiên cứu những phương thức khai thác giá trị vãn hóa
phục vụ du lịch. Hay nói cách khác vãn hóa du lịch nghiên cứu các di tích lịch sử vãn hóa, các
danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực từ góc độ du lịch và phương thức khai
thác những giá trị đó để kinh doanh du lịch ” [20, tr.28].
Theo Trần Nhoãn “Vãn hóa du lịch là một khoa học nhằm nghiên cứu mọi giá trị từ các loại
hình văn hỏa khác nhau, đổng thời tìm công nghệ khai thác toi ưu đế phát triển du lịch ”.
Có ý kiến khác cho rằng: “Văn hoá du lịch có thể được hiểu như là một loại hình vãn hoá

gắn liền với hoạt động du lịch. Văn hoá du lịch chính là một phức hợp gồm nhiều bộ phận văn hoả
tạo thành thông qua hoạt động du lịch”.[12]
Neu xét trên phương diện chủ thể du lịch như du khách, họ phải có những hành vi mang
chuẩn văn hóa tối thiểu khi đi du lịch đến một xứ sở khác. Điển hình như là việc tôn trọng tập quán
văn hoá của địa phương, không nói những lời khiếm nhã, tôn trọng
giá trị văn hóa của dân tộc tại đất nước họ đến du lịch_______ tiếp đến là khách thể du lịch.
Những tài nguyên, sản phẩm mà khách du lịch sẽ thụ hưởng phải mang tính văn hóa (xét cả tài
nguyên văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể). Vãn hoá du lịch còn được thiết lập trên ý thức văn
ho á của những người làm công việc phục vụ du khách. Những người phục vụ du lịch phải luôn
coi khách hàng là thượng đế, thái độ phục vụ ân cần, chu đáo... Vì lẽ đó, văn hoá du lịch là một bộ
phận, một yêu cầu bắt buộc, không thể thiếu của ngành du lịch.
• Dân tộc - tộc người Dân tộc
“Dân tộc (nascere) là một danh từ của Tây phương. Vào thế kỷ thứ 7, Isodore de Sévỉlle
định nghĩa dân tộc (nation) là một cộng đồng sắc tộc, tức là một nhóm người có chung một nguồn
gốc. Với thời gian những cộng đồng sẳc tộc này sống pha trộn lân nhau và sinh hoạt chung với
nhau trên một mảnh đất nhất định. Định nghĩa dân tộc mất đi tỉnh sắc tộc và mang một nội dung
mới là toàn bộ những cư dân song trong một lãnh thổ. về sau danh từ dân tộc có nghĩa là tổ quốc
(patria), tức là những người cùng sinh trưởng trên một lãnh thố.”[\A]
Có ý kiến khác cũng tương đồng với quan điểm và nhận định của Giáo sư Nguyễn Văn Huy:
“Dân tộc là một cộng đồng chính trị xã hội được chỉ đạo bởi một


nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, một sinh hoạt kinh tế với biểu tượng vãn hoá chung
tạo nên tính cách dân tộc” [4],
- Tộc người
Có kiến khác cho rằng “Tộc người là một cộng đồng mang tính thong nhất, có chung tên gọi,
một ngôn ngữ được liên kết với nhau tạo thành những giá trị vãn hoá - tạo thành nên tính cách tộc
ngườĩ”[4],



Người Hoa
Tên gọi “Người Hoa” được chính thức công nhận vào năm 1946. Có các tên khác: Hán, Việt

gốc Hoa (thời Ngô Đình Diệm), Hoa kiều hải ngoại (thời Mỹ)...Trong ngôn ngữ phương Tây, người
Hoa được gọi là Chinese (tiếng Anh), Chinois (tiếng Pháp), Kitai (tiếng Nga)...


Người Hoa ở Việt Nam
Tại Việt Nam, người Hoa là một cộng đồng chủng tộc (ngôn ngữ Hán Tạng) từ Trung Hoa,

đã đến Việt Nam an cư lạc nghiệp từ nhiều thế kỷ qua. Con cái của những người này mặc dù sinh
trưởng trên lãnh thổ Việt Nam nhưng một số vẫn giữ phong tục tập quán Trung Hoa được gọi là
người Hoa hay gốc Hoa.
Có nhiều quan điểm về khái niệm người Hoa. Theo Nguyễn Văn Huy “Người Hoa tại Việt
Nam là một trong nhiều thành phần sẳc tộc cẩu thành dân tộc Việt Nam. Cộng đồng người Hoa là
một trong nhiều cộng đồng dân tộc của đại gia đình Việt Nam.” [14]
Có quan điểm khác cho rằng “Người Hoa bao gồm những người gốc Hán và những người
thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc...đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vân còn giữ những đặc
trưng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người
Hoa. ” [13, tr.378]. Theo cách xác định này, người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận
cư dân Thành phố Hồ Chí Minh, mang quốc tịch Việt Nam. Trong lịch sử và hiện tại, người Hoa
đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển Sài Gòn - Chợ Lớn trước
đây cũng như Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.


Phố người Hoa (Phố Tàu)
Phố Tàu một cách gọi quen thuộc trên thế giới để chỉ những khu phố của người Hoa ở một

số thành phố lớn trên thế giới: Bangkok, Kuala Lumpur, Manila,



Yokohoma, Paris...Tùy mỗi đô thị lớn của các quốc gia mà phố Tàu có các dáng vẻ khác nhau ít
nhiều, đó là những khu phố tập trung đông đúc người Hoa sinh sống.
“Những phố Tàu nối lên hai đặc điểm: đỏ là những khu pho có không gian kiến trúc mang
màu sắc Trung Hoa. Thứ hai bên trong các khu phố đó là những họat động kinh tể, văn hóa, xã
hội được diễn ra theo một dáng vẻ riêng, có thể tạm gọi là phong cách Hoa”. [1, tr.320]
Phố người Hoa hiện nay ở quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh trước đây là Chợ Lớn cũ. Phố
người Hoa ở đây vừa mang dáng vẻ của phố người Hoa ở một số nước trên thế giới vừa có những
nét riêng. Đường phố ở Chợ Lớn nhỏ hẹp, bố trí dọc và song song với kênh tàu Hủ, dọc hai bên
đường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi. Các đường phố cắt vuông góc với hai đường này tạo thành
những con đường nhỏ và ngắn. Dọc theo mặt tiền của con đường là các cửa tiệm mở san sát nhau.
Cảnh phố không khác gì trước là mấy “các con đường ấy giao nhau như hình chữ điền. Pho xá
liên tiếp sát mái nhau...” và “cư dân trù mật, phổ chợ liền lạc, nhà cột nhà ngói liên tiếp nhau”
[1, tr.321]

1.2. Cơ sở thực tiễn
♦♦♦ Khái quát về người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh Lịch sử hình thành
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, có nhiều nét tương đồng về điều kiện
tự nhiên và sắc thái văn hóa. Do có chung đường biên giới, đất liền nên từ rất sớm sự trao đổi, giao
lưu qua lại giữa hai bên diễn ra rất phổ biến và nhộn nhịp. Cư dân hai nước khá am hiểu về lối
sống và phong tục tập quán của nhau. Trong lịch sử, Trung Quốc là một nước có khá nhiều biến
cố. Các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi, khiến nhân dân đói khổ lầm than. Họ buộc phải từ bỏ quê
hương để đi tìm một miền đất mới. Việt Nam là mảnh đất lành khi họ tới sinh cơ lập nghiệp.
Người Hoa đến Việt Nam vào nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên có thể xét đến một số đợt
di dân lớn vào Việt Nam và Đàng Trong từ thế kỷ XVII đến nay như cuộc di dân của Mạc Cửu và
gia đình đến vùng đất Mang Khảm (nay là Hà Tiên) vào năm 1671. Năm 1679 nhóm các tướng
Trung Hoa là Trần Thượng Xuyên (Trần Thắng Tài) và Dương Ngạn Địch đổ bộ xuống Đà Nằng.
Chúa Nguyễn cho vào vùng đất phương



Nam khai khẩn. Trần Thượng Xuyên định cư ở vùng Biên Hòa - Cù Lao Phố (tỉnh Đồng Nai),
Dương Ngạn Địch định cư ở Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang). Đen thế kỷ XX người Pháp tạo điều kiện
cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn... Hai khu vực cư trú lớn nhất của người Hoa lúc
bấy giờ là làng Thanh Hà ở Biên Hòa và làng Minh Hương ở Chợ Lớn.
Chợ Lớn là khu vực sớm được những di dân Hoa chọn làm nơi lập nghiệp. Chợ Lớn sớm trở
thành khu phố sầm uất bậc nhất vùng Sài Gòn - Gia Định, Nam Bộ nói chung và đây là đầu mối
cung cấp hàng hóa cho cả khu vực, mà hầu hết những nhà buôn lớn là người Hoa. Giới thương
nhân Hoa đã có những đóng góp quan trọng làm hình thành khu phố thị Chợ Lớn.
Năm 1949 Đảng Cộng sản Trung Quốc giải phóng Trung Hoa, một số Quốc Dân Đảng chạy
sang Đài Loan và một số sang Việt Nam. Đen đây những cuộc di cư của người Hoa sang Việt Nam
ít dần và chấm dứt.
Hiện nay, ở Việt Nam người Hoa sinh sống tập trung tại một số tỉnh thành như Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Nam, Bình
Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau.
- Dân so
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê năm 1999, cả nước có hơn 862.371 người Hoa, tại
Thành phố Hồ Chí Minh có 428.768 người, chiếm tỉ lệ 54.5% người Hoa cả nước. Người Hoa tại
Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu gồm 5 nhóm ngôn ngữ chính: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc
Kiến, Hải Nam và Hẹ (Hạ Phương - Thượng Phương, còn gọi là Hakka). Tỷ lệ nhóm tộc người
Hoa phân theo nhóm ngôn ngữ được thể hiện ở bảng dưới đây:

Số thứ tự
1
2
3
4

Nhóm ngôn ngữ
Quảng Đông
Triều Châu

Phúc Kiến
Hải Nam

Tỷ lệ
56,5%
34,0%
6,0%
2,0%

5

Hẹ (Khách Gia)

2,0%

(Nguồn: Ngô Văn Lệ - Nguyễn Duy Bính, Người Hoa ở Nam Bộ, NXB Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)


Như vậy nhóm Quảng Đông có số lượng đông nhất với hơn 50% số người Hoa toàn thành
phố. Ngôn ngữ được người Hoa sử dụng phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh là tiếng Quảng Đông,
Triều Châu, Hẹ thuộc ngữ hệ Hán - Tạng. Dù đã định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh qua nhiều đời
nhưng người Hoa vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vẫn giữ được các phong tục
tập quán truyền thống và sử dụng bản ngữ trong gia đình và trong cộng đồng.
- Địa bàn cư trú
Người Hoa đến sinh sống tại khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn cũ từ lâu đời và họ di cư sang đây
theo từng giai đoạn lịch sử. Do người Hoa di cư đến Việt Nam theo nhiều đợt và cường độ khác
nhau nên có hai hình thức cư trú chủ yếu: một là sống xen kẽ với các tộc người bản địa và hai là
cư trú tập ưung thành từng khu vực nhỏ. Bảng thống kê về số lượng người Hoa và người Việt tại
24 quận huyện do Tổng cục thống kê thực hiện năm 2004. Từ đó đã cho chúng ta một cái nhìn

tổng quát về tình hình cư trú và sự phân bố dân cư của người Hoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.


Quận - Huyện
Quận 1
Quận 2
Quận 3
Quận 4
Quận 5
Quận 6
Quận 7
Quận 8
Quận 9
Quận 10
Quận 11
Quận 12
Quận Gò Vấp

Người Kinh (%)
90,69
99,14
95,87
96,37
64,75
72,63
98,74
90,20
99,16
89,97

56,79
99,28
98,28

Người Hoa(%)
8,76
0,52
3,77
3,40
34,70
26,94
0,95
9,16
0,30
9,74
42,66
0,49
1,27

Quận Tân Bình
Quận Tân Phú

97,10
91,75

2,62
7,91

Quận Bình Thạnh
Quận Phú Nhuận


98,61
97,16

1,15
2,31

Quận Thủ Đức
98,69
0,85
Quận Bình Tân
91,52
7,88
Huyện Củ Chi
99,59
0,29
Huyện Hóc Môn
98,65
1,27
Huyện Bình Chánh
97,71
1,64
Huyện Nhà Bè
99,43
0,48
Huyện Cần Giờ
99,39
0,35
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2004)
Như vậy tại Thành phố Hồ Chí Minh, người Hoa cư trú khắp 24 quận huyện, nhưng tập trung

đông nhất tại các quận 5, 6, 10, 11. Trước năm 1975, người Hoa sống theo các nhóm địa phương
quanh các ngôi chùa, các ngôi miếu như chùa Bà, chùa Ông (đường Nguyễn Trãi), chùa Bà Hải
Nam (đường Trần Hưng Đạo B), Nhị Phủ Miếu, đình Minh Hương (đường Trần Hưng Đạo), hội
quán Ôn Lăng (đường Lão Tử)...Tuy nhiên, ngày nay tình trạng tập trung theo các nhóm địa
phương của người Hoa đã giảm bớt do có sự đan xen với người Việt, phá vỡ tính khép kín ưong
không gian cư trú của người Hoa, tạo nên sự giao lưu giữa các cộng đồng dân cư. số lượng dân cư
tập trung tại các quận nội thành cùng với vị trí và tiềm năng về kinh tế của người Hoa đã phần nào
đưa nền kinh tế thành phố có những bước phát triển mới. Tìm hiểu khái quát về cộng đồng người
Hoa ở các quận chính là nhằm góp phần tìm


hiểu thêm bức tranh toàn cảnh về đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh,
trong đó có hoạt động kinh tế của cộng đồng người Hoa tại đây.
- Tình hình kinh tế - xã hội
Người Hoa khi đến với vùng đất mới họ thích ứng khá nhanh với điều kiện tự nhiên, môi
trường xã hội. Những di dân người Hoa hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế: khai thác lâm thổ
sản, sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy hải sản, sản xuất các mặt hàng thủ công nghiệp.... Cùng
với sự phát triển của xã hội, người Hoa đã góp mặt ưong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế.
Từ ngày thống nhất đất nước đến nay, tuy có những bước thăng trầm, nhưng hoạt động kinh
tế của người Hoa nhìn chung chuyển biến tích cực và phát triển nhanh. Nhiều năm qua, người Hoa
luôn và đã có nhiều đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố, góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động thành phố. Trên lĩnh vực văn hóa, nhiều hoạt
động đã diễn ra sôi nổi, đẩy mạnh giới thiệu những tinh hoa văn hóa người Hoa và góp phần duy
trì và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng mình.


CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HOA
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Văn hóa vât chất



2.1.1. Trang phục
Ngày nay các loại y phục nam, nữ của người Hoa có khuynh hướng giản dị hơn trước. Đa
số người Hoa mặc Âu phục như người Việt: quần tây áo sơ mi. Khi lao động nam áo thun hoặc áo
sơ mi ngắn tay. Khi có lễ tiệc, những người lớn tuổi có thể mặc veston, trung niên, thanh niên mặc
quần dài, áo sơ mi. Nói chung quan niệm ăn mặc đơn giản vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của người
Hoa. Ngày nay trong lễ tế người Hoa ăn mặc rất đơn giản: chủ tế, phó tế và các thành viên trong
ban lễ đều mặc veston, không mặc lễ phục kiểu nhà Thanh nữa. Khi kinh tế phát triển, trong những
ngày lễ hội hay những ngày trọng đại của gia đình giới trẻ Hoa lại thích mặc những bộ quần áo cổ
truyền: nữ mặc Xườn Xám; nam mặc áo “Xá xẩu”, “quần Tiều”. Nhìn chung các đặc điểm ăn mặc
của người Hoa hiện nay vốn là các yếu tố văn hoá truyền thống của tổ tiên họ từ các tỉnh phía Nam
Trung Quốc sang, với ít nhiều cải cách theo hoàn cảnh phát ưiển của lịch sử bản xứ.
2.1.2. Ẩm thực
về ẩm thực thì người Hoa vẫn giữ theo kiểu truyền thống như: người Quảng thích những
món có nhiều dầu mỡ. Các món ăn chủ yếu thường được người Quảng ưa thích là: hủ tiếu mì xào,
mì xào giòn, cá chiên sốt xì dầu, món gà trộn với hỗn hợp dầu, gừng, muối, hành; người Tiều ăn
cháo loãng với trứng muối, củ cải mặn, cá khô xốt giấm chua ngọt, cá chưng nguyên con, bột chiên,
bánh hẹ, bánh lá liễu dùng chung với
giấm đỏ hoặc đậu tương ____ ; người Hải Nam có món cơm gà; người Hẹ có món tàu hủ
Gia Khánh. Khi chuyển sang vùng đất mới phong cách ẩm thực của người Hoa đã có một số thay
đổi do quá trình giao lưu văn hóa với người Việt nhưng họ vẫn giữ được nét truyền thống trong
phong cách ẩm thực của địa phương mình nói riêng và quốc gia nói chung.
Khi người Hoa bắt đầu hình thành tâm lý xem nơi đây là quê hương của mình thì họ đã tiếp
thu và chế biến những món ăn độc đáo vừa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại vừa gìn giữ được nét
truyền thống. Từ đó họ đã sáng tạo ra được những món ăn mang


đậm nét đặc trưng của người Việt gốc Hoa. về các món điểm tâm của người Hoa thì có thể kể đến:
há cảo, xủi cảo, chân gà tiềm, bánh bao (nhân thịt, xá xíu), xíu mại, màn thầu (bánh bao không
nhân), thịt cuộn, tàu hủ và các món ăn khác: bún xào, cháo trắng, bánh bò, bánh mè... Trong các

quán ăn lớn của người Hoa tại thành phố các món điểm tâm đều được đựng trong những cái khay,
cái xửng làm bằng ưe nứa và nhân viên sẽ dùng xe đẩy các món ăn ngang qua các bàn để thực
khách có thể lựa chọn tùy ý. Do đó thực đơn trong bữa điểm tâm sáng của người Hoa rất phong
phú. Các món này đều được làm đúng theo cách làm truyền thống của người Hoa chỉ khác một
điều là họ hạn chế dùng dầu trong cách chế biến và mùi vị của món ăn cũng được điều chỉnh chút
ít cho phù hợp với khẩu vị của người Việt gốc Hoa. Các bữa ăn chính không có gì đặc biệt chủ yếu
là các món cá, món thịt, và ít rau cải xào.... Tất cả các món ăn đều có điểm chung là dùng rất nhiều
dầu để chế biến (chủ yếu là dầu thực vật).
Đối với người Hoa, uống trà là một nghệ thuật đồng thời là một thói quen trong sinh hoạt
thường ngày. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất ít người Hoa còn giữ truyền thống này bởi vì họ xem
việc uống trà vào bữa sáng tại các tửu lầu là một việc xa xỉ. Tại các nhà hàng phong cách Hoa khi
dùng bữa trà sáng, khách chỉ cần uống vơi cạn nửa ly ưà thì nhân viên phục vụ sẽ đến rót, họ không
muốn làm gián đoạn đến câu chuyện của khách. Khi bình trà vơi đi khách không cần gọi mà chỉ
thực hiện một thao tác nhỏ là mở nắp ấm đặt trên phần miệng bình thì sẽ có nhân viên đến thay
bình trà mới. Từ đó ta nhận thấy được sự chu đáo, tỉ mĩ trong cách ăn uống của người Hoa.... Theo
truyền thống, hai loại thức uống quan trọng nhất của người Hoa truyền thống là trà và rượu thì
ngày nay hai lại thức uống trên thường chỉ xuất hiện trong các ngày lễ tết, ưong các bữa tiệc mang
đậm nét truyền thống hoặc người ta sử dụng nó với vai trò như một loại thuốc ưị bệnh. Trong một
số gia đình người Hoa thường ngâm các loại rượu có công dụng trị bệnh như: rượu Hà Thủ Ô,
nguyên liệu chủ yếu: hà thủ ô, hoành tinh, kỷ tử, quyễn bá, rượu gạo công dụng giúp máu huyết
lưu thông, dưỡng nhan, trừ vết nám, tàn nhan, giúp tóc đen không rụng; rượu Thường Xuân, nguyên
liệu chủ yếu: hoàng thanh, nhãn nhục, táo tàu, táo đen, đương quy đầu, kỷ tử, rượu gạo. Công dụng
bổ huyết, dưỡng nhan, tăng cường sinh lực; rượu cẩm ngâm thuốc với các nguyên liệu rượu nếp
than, trần bì, cam thảo, đương quy, bạch truật, thục địa, bạch chỉ, táo tàu đen,


công dụng bồi bổ khí huyết, ăn ngon, ngủ yên... Dù ít được sử dụng rộng rãi nhưng trà và rượu vẫn
là loại thức uống truyền thống của người Việt lẫn người Hoa.
2.1.3. Các công ưình kiến trúc
2.1.3.1. Kiến trúc nhà ở

Ngôi nhà ở theo người Hoa là nơi thờ phượng tổ tiên, là nơi sinh hoạt, buôn bán, lao động
sản xuất, nơi tiếp khách. Mô hình nhà của người Hoa rất đa dạng. Ở đô thị, thành phố, người Hoa
thường làm các nghề buôn bán, lao động chân tay, địa bàn tập trung nên họ thường ở nhà liên kế
(phố). Ở nông thôn người Hoa làm nghề nông, dịch vụ, mua án lẻ...nên họ thường ở nhà biệt lập.
Ngôi nhà của người Hoa không khác ngôi nhà của người Việt bao nhiêu, trong thực tế số lượng nhà
có phần đặc thù không nhiều. Người Hoa có hai loại nhà chính: ngôi nhà biệt lập theo ưuyền thống
và ngôi nhà liên kế.
- Kiến trúc nhà biệt lập theo truyền thống
Nhà biệt lập của người Hoa theo truyền thống là ngôi nhà “tứ hợp viện” thường dành riêng
cho đền, miếu, phủ, từ. Mô hình nhà kiểu này có nhiều khu vực, khu vực chính là khu vực thờ
phượng, giữa chánh điện có chừa khoảng rộng để thông gió gọi là thiên tĩnh (giếng trời).
Hiện nay còn tồn tại một số nhà cổ của người Hoa, mô hình xây dựng có những đặc điểm
sau: những ngôi nhà này có mô hình tương tự như một ngôi miếu; khu vực chính gồm có chính
đường (ba gian); phía trước chính đường là tiền đường (ba gian). Hai công trình kiến trúc này có
lúc đặt cách nhau bởi một thiên tĩnh, hai bên có hai dãy nhà cầu nối (hà kiều). Cũng có trường hợp
chính đường và tiền đường nằm khít nhau.
- Kiến trúc nhà liên ké
Kết cấu của ngôi nhà người Hoa cứng, chắc, được làm theo kỹ thuật phức tạp. Mái nhà lợp
ngói âm dương có ba bốn lớp. Không gian của ngôi nhà người Hoa chỉ có một cửa cái ở gian giữa,
hai bên nhô ra có hai cánh cửa sổ nhỏ khoét tròn có chấn song, không có cánh cửa, ít cửa phụ ra
vào. Theo phong tục của người Hoa, các cánh của phải đóng theo hướng thuận (hướng viết chữ
Hán, tức ngược chiều kim đồng hồ) mở theo hướng nghịch (tức chiều thuận kim đồng hồ). Chốt
cài cửa gồm hai cây bổ và hai


cây chốt ngang cây ưên cài theo chiều kim đồng hồ, cây dưới cài ngược chiều kim đồng hồ.
Nhà cửa của người Hoa trang trí nhiều hoành phi, câu đối, tranh vẽ, thư pháp. Trái lại, cách
bày trí trong ngôi nhà liên kế của người lao động thì đơn giản hơn: phía trước là nơi tiếp khách,
sản xuất, mua bán...bàn thờ chỉ một tấm ván dài thờ chung Phật, Thần Thánh, Bồ Tát; hai bên thờ
ông bà, cha mẹ; phía sau là phòng rộng làm nơi nghỉ ngơi; phía sau nữa là nhà kho, nhà bếp.

Trải bao thăng trầm, Chợ Lớn ngày nay đã có rất nhiều thay đổi, kiểu nhà ưuyền thống bị
phá bỏ thay vào là các kiến trúc hiện đại với vật liệu tân kỳ. Hạt nhân chính gồm khu vực xung
quanh Bưu điện Chợ Lớn và trục đường Hải Thượng Lãn Ông với những đường xương cá đâm
ngang như Triệu Quang Phục, Lương Nhữ Học, Mạc Cửu vẫn còn giữ được khá đậm nét cả một
không gian kiến trúc và lối làm ăn, buôn bán, sinh hoạt cộng đồng của người Hoa. Hầu như toàn
bộ nhà ở trong khu là kiểu nhà hình ống phố thị mà người phương Tây gọi là shophouse. Người
Hoa đã mang kiểu nhà này từ Nam Trung Hoa đến Sài Gòn vào đầu thế kỷ xvin. Đó là kiểu nhà
có chiều ngang hẹp 3m đến 4m và chiều dài gấp 4 đến 5 lần chiều ngang, phía ngoài để buôn bán
còn phía sau là để ở cùng với một sân trời phía ưong. Nhìn chung, nhà ở của người Hoa xây dựng
không quy mô kiên cố, nhưng bố trí thành những cộng đồng nhỏ gần như khép kín chỉ để làm ăn
sinh sống, giao tiếp, nhất là có điều kiện để bảo vệ phong tục văn hoá truyền thống của người xa
quê hương.
2.1.3.2. Công trình kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng
Các công trình kiến trúc thờ tự thường biểu thị tập trung những đặc trưng và những thành
tựu kiến trúc nghệ thuật của cộng đồng người Hoa. Mặt khác, kiến ưúc thờ tự luôn có xu hướng
bảo thủ ưuyền thống văn hoá, ít bị thay đổi theo thời đại như các công trình kiến trúc thế tục, dân
dụng. Ở góc độ lịch sử kiến trúc - nghệ thuật của người Hoa tiêu biểu là các di tích đền, miếu sau:


STT

1

Tên gọi

Danh mục

Địa chỉ

Phương

tộc

Năm
khai
sơn

Minh
Hương Gia
Thạnh

Đình

380 Trần Hưng

Minh
Hương

Minh
Hương

1789/
1830

Đạo
Minh
Hương

1902

Quảng

Đông

1760

2

Minh
Phước An hội
Hương Thất
quán
Phủ

3

Tuệ Thành
Hội Quán

Chùa Bà Chợ
Lớn

Nghía An hội
quán

Chùa Ông

180
Hùng Vương
710
Nguyễn Trãi


Triều Châu
+ Hẹ
Nguyễn Trãi

Đầu
TK
XIX

Hải Nam

1824

678

4

5

Chùa

Quỳnh Phủ
hội quán

Bà Hải Nam

276
Trần Hưng Đạo

6


Nhị Phủ Miếu Chùa Ông Bổn 264 Hải Thượng
Lãn Ông

7

Tam Sơn
Miếu
Hả Chương
Hội quán
Ôn Lãng Hội
quán

8
9

10

Chùa Bà Hà
Chương
Chùa Quan
Âm
Thiên Hậu
Miếu

Quảng
Triệu hội quán

11
12
13


1800, 1825,
1842,1882, 1996
1866,1901,
1969,1984
1875,1937
1961,1963

Phước
Kiến

1865

1809,1875
1901,1979

116 Triệu
Quang Phục

Phúc
Kiến

802
Nguyễn Trãi

Phúc
Kiến

12 Lão Tử


Phúc
Kiến

1740

1850, 1869

Quảng
Đông

1887

1920,1922 tái Ẹp

^ 122
BénChương
Dương

350 Nguyễn
Thiên Hậu Tự Thi Minh Khai
Quần Tân Hội
quán
Ngọc

Năm trùng tu

1889
2 Lý Thường
Kiệt


Hẹ

1870

1891,1988

1892,
Chùa Phước 73 Mai Thị Lựu
Minh Sư
Hoàng Diện
1906
Hải
Phật Đường
( Nguồn: Sở Văn hóa Thông tin Thành phố H [ồ Chí Minh (2007), Người Hoa
tại Tp. Hồ Chí Minh, NXB Vãn hóa Thông tin)


Kiến ưúc tiêu biểu và chung nhất của cộng đồng người Hoa là thức “Tứ hợp viện” (thường
được các nhà nghiên cứu gọi là “nội công ngoại quốc”). Tứ hợp viện là nói đến cơ cấu chính, song
lại có sân ngoài ười, sân trước hướng ra phố. Sân ngoài thường rộng, cổng mở ở chính giữa hoặc
hai bên, rào thưa thông thoáng ra phía trước là phố. Có trường hợp đặc biệt, sân quá hẹp do đường
phố cắt ngang thì đối diện bên kia đường lập một hồ phóng sinh (tiêu biểu là Tuệ Thành hội quán,
Ôn Lăng hội quán) để tạo kiểu thức phù hợp với phong thuỷ, vừa tạo nên mảng “sơn thuỷ” xu
hướng hoài niệm về vườn cảnh. Một số di tích cổ như Tuệ Thành hội quán, Nhị Phủ miếu, có
khoảng trống từ cổng đến tiền diện, tạo nên cảm giác xa cách với cõi đời phồn tạp và đô hội.
Đặc điểm kiến trúc đền miếu người Hoa lấy kết cấu gỗ làm chính, tường thẳng đứng bao
quanh, lợp mái nghiêng, cột đặt ưên tảng đá, đặt xà ngang giữa các cột, xà dọc nối các vì lại tạo
thành bộ khung hoàn chỉnh chịu lực. Hệ thống kết cấu gỗ có ưu điểm nổi bật là sự phức tạp và tinh
vi vượt trội hơn hẳn kết cấu bằng gạch đá. Kiến ưúc phổ biến của chùa Hoa là Tứ hợp viện, các
thành tố kiến ưúc bố cục theo đồ án chữ thập, lấy trục dọc làm đối xứng gồm tiền điện: kiến trúc

nằm ngang, án ngữ mặt trước; thiên tỉnh: khoảng sân trong lộ thiên; phương đình: kiến trúc vuông,
phía trước và hai bên là sân lộ thiên; chính điện: nơi thờ các đối tượng thờ tự chính; tả hữu vu: hai
dãy nhà dọc hai bên.
Những di tích kiến ưúc nghệ thuật đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc
gia gồm có: Nghĩa An hội quán, Minh Hương Gia Thạnh; Nhị Phủ hội quán; Quỳnh Phủ hội quán;
Hà Chương hội quán; Ôn Lăng hội quán; Tuệ Thành hội quán....Những công trình kiến trúc ưên
hầu hết đều tập ưung ở phường 11 quận 5.
Hội quán của người Hoa là nơi sinh hoạt cộng đồng, trong đó nổi bật là sinh hoạt tín ngưỡng
truyền thống. Kiến trúc hội quán của người Hoa đều thể hiện những nét đặc thù văn hoá truyền
thống của mỗi nhóm, nhất là ở kiểu dáng.


2.2. Văn hóa tinh thần
2.2.1. Tôn giáo - tín ngưỡng
2.2.1.1. Tôn giáo
Việc xác định người Hoa là tín đồ của tôn giáo nào là một vấn đề rất khó. Người Hoa đến
chùa Phật, trong nhà thờ Phật nhưng chưa hẳn họ là tín đồ Phật giáo. Người Hoa ở Thành phố Hồ
Chí Minh theo các tôn giáo chính: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo giáo và Tin lành.
Phật giáo: Phật giáo của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm nhiều tông phái:
Phái Lâm té (Thiền Tông), Tịnh Độ Tông, Hoa Nghiêm Tông. Trong sinh hoạt tôn giáo người Hoa
đến chùa thắp nhang và cúng bái vào các ngày rằm, mồng một âm lịch hàng tháng. Trong năm,
chùa thờ Phật của người Hoa tổ chức các ngày lễ hội lớn: lễ Phật Đản, lễ Vu Lan
Đạo giáo: là tôn giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa. Khi định cư ở miền Nam Việt Nam người
Hoa luôn coi đó là niềm tin không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của mình. Họ tôn thờ các
vị thần của Đạo giáo, đứng đầu là Lão Tử (Thái thượng Lão quân). Ngày lễ Đạo giáo lớn nhất
trong năm của người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí Minh được tổ chức vào ngày 14 tháng 4 âm lịch
gọi là ngày lễ Lữ Tổ. Lễ được tổ chức chính ở chùa Khánh Vân Nam Viện với sự tham gia đông
đủ của các đạo sĩ và bà con người Hoa. Ngoài ngày lễ chính chùa Khánh Vân Nam Viện còn tổ
chức các ngày lễ khác như ngày vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch), ngày vía Ngọc Hoàng (9
Tháng Giêng Âm lịch), lễ Phật Đản (rằm tháng 4 Âm lịch), lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch).

Những lễ hội này luôn thu hút đông đảo các tín đồ tham dự.
Thiên chứa giáo: Thiên chúa giáo du nhập vào cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí
Minh khoảng thế kỷ XIX, do những giáo sỹ phương Tây truyền đạo ở vùng đất Nam Bộ. Hiện nay
các tín đồ Thiên chúa giáo trong cộng đồng người Hoa chiếm khoảng dưới 5000 người, trong đó
bộ phận người Hoa gốc Quảng Đông chiếm ưu thế.
Hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh có 4 nhà thờ do người Hoa xây dựng và có đông người
Hoa đến hành lễ, đó là nhà thờ Cha Tam (25 đường Học Lạc, quận 5); nhà thờ Đức Bà Hòa Bình
(26A Nguyễn Thái Bình); nhà thờ Phú Thọ Hòa (1980 đến nay ngưng hoạt động); nhà thờ Giuse
(4 An Bình, quận 5). Trong đó nhà thờ Cha Tam là


×