Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN GIÁO dục bảo vệ sự đa DẠNG SINH học QUA môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.79 KB, 13 trang )

Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau
giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh
thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ
sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh
học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh
thái khác nhau.(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia )
Bảo vệ đa dạng sinh học là một trong những biện pháp quan trọng, hữu hiệu,
kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo
vệ môi trường và phát triển bên vững đất nước. Thông qua giáo dục, học sinh
được trang bị kiến thức về đa dạng sinh học, về môi trường, về ý thức bảo vệ
môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường.
Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường trong đó có bảo vệ sự đa dạng sinh học
đang là vấn đề đặt ra cho toàn cầu. Trong nhà trường, việc giáo dục bảo vệ môi
trường được khai thác từ nhiều môn học trong đó có môn Địa lý. Bài sáng kiến
kinh nghiệm tập trung tìm hiểu về khả năng, hình thức giáo dục bảo vệ sự đa
dạng sinh học có trong sách giáo khoa Địa lý các lớp và xây dựng một ví dụ về
cách hoạt động giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học.

1


Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
1. Khả năng giáo dục bảo vệ sư đa dạng sinh học qua môn Địa lý ở trường
phổ thông:
Nội dung chương trình Địa lý các lớp ở phổ thông có nhiều khả năng để khai
thác giáo dục môi trường trong đó có giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học. Cụ
thể:
- Lớp 6: Nội dung chủ yếu của chương trình là học về Địa lý tự nhiên đại


cương, khoa học về Trái đất, các thành phần tự nhiên của Trái đất. Nội dung
giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học tập trung ở phần Lớp vỏ sinh vật, các nhân
tố ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất.
- Lớp 7: Nội dung chủ yếu của chương trình là học về các Môi trường Địa lý và
thiên nhiên, con người ở các châu lục. Khả năng giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh
học có ở một số bài thuộc phần nội dung về các môi trường, thiên nhiên ở các
châu lục.
- Lớp 8: Chương trình Địa lý lớp 8 học về thiên nhiên, con người ở châu Á và
Địa lý tự nhiên Việt Nam. Nội dung giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học có ở
một số bài như:
Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á
Bài 24: Vùng biển Việt Nam
Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam.
Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Lớp 9: Nội dung chương trình Địa lý lớp 9 học về Địa lý Kinh tế - xã hội Việt
Nam trong đó nội dung bảo vệ sự đa dạng sinh học nằm ở vấn đề khai thác tự
nhiên ở các vùng. .......................
Nhìn chung, những kiến thức Địa lý được khai thác để giáo dục bảo vệ sự đa
dạng sinh học tập trung ở những nội dung về:
2


Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS
* Hiện trạng tài nguyên sinh vật:
Rừng nguyên sinh bị tàn phá thay vào là rừng thứ sinh, cây bụi, trảng cỏ; sự
tuyệt chủng của các loài sinh vật quý hiếm, sự suy giảm
về chất lượng và số lượng của các loài sinh vật...
* Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học:
Khai thác rừng bừa bãi, cháy rừng, săn bắt động vật trái phép, ô nhiễm môi

trường, chiến tranh hủy diệt, quản lý, bảo vệ kém,...
* Hậu quả của sự suy giảm đa dạng sinh học:
Mất đi nhiều nguồn gen quý hiếm, khí hậu thay đổi, đất đai bị suy thoái, thiếu
nguồn thức ăn, thiếu nguồn nguyên liệu cho ngành dược học, nông nghiệp, công
nghiệp,...
* Biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học:
Khai thác, sử dụng tài nguyên sinh vật phải hợp lý, đi đôi với biện pháp tái tạo,
phục hồi; có sự hợp tác toàn cầu để bảo vệ đa dạng sinh học, phòng chống và
giải quyết các loại ô nhiễm môi trường.
2. Các kiến thức Địa lý được khai thác để giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh
học chủ yếu tồn tại dưới 2 dạng sau:
- Dạng I: Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần nội dung bài Địa lý có
sự trùng hợp với nội dung giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học:
Ví dụ:
Khai thác rừng bừa bãi biến rừng rậm thành rừng thưa, trảng cỏ...(Bài 27: Lớp
vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố thực, động vật trên Trái đất,
Địa lý 6)
Cá voi xanh đang có nguy cơ tuyệt chủng (Bài 46: Châu Nam Cực. Châu lục
lạnh nhất thế giới, Địa lý 7)

3


Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Bài 44: Thực hành: Phân tích
mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh
tế của địa phương- Địa lý 9)
- Dạng II: Một số nội dung của bài học, hay một số phần nhất định của bài Địa
lý có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Ví dụ:

Tài nguyên sinh vật Việt Nam ( Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam, Địa lý 8)
Giá trị của tài nguyên ( Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam, Địa lý
8)
Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo Việt Nam ( Bài 38, Bài 39: Phát
triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo, Địa lý 9)

4


Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Địa lý là một môn học có nhiều khả năng để giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh
học. Số bài có nội dung Địa lý trùng hợp với nội dung giáo dục bảo vệ sự đa
dạng sinh học chiếm tỉ lệ đáng kể, khoảng 6-7% số bài học Địa lý. Ngoài ra còn
có nhiều bài học có nội dung có thể liên hệ để giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh
học.
1. Một số cách thức khai thác nội dung giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học
qua môn Địa lý ở trường phổ thông.
1.1. Trên lớp:
Thông qua môn học trong chính khóa, có một số cách thức sau:
- Sử dụng các phương tiện dạy học làm nguồn tri thức được “vật chất hóa”
như là điểm tựa, cơ sở để học sinh phân tích, tìm tòi các kiến thức về đa dạng
sinh học.
Ví dụ:
Giáo viên có thể cho học sinh khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, băng hình
video, sách báo,... để khám phá các kiến thức về đa dạng sinh học.
- Sử dụng các tài liệu tham khảo (các bài báo, các đoạn trích trong các sách
báo khoa học, các tư liệu, số liệu mới điều tra, các ảnh chụp mới nhất...) để làm
rõ thêm các vấn đề về môi trường trong đó có vấn đề về đa dạng sinh học.

- Sử dụng các phương pháp dạy học theo cách thức học sinh tự khai thác, tự
tìm kiếm, nhận thức các tri thức về bảo vệ đa dạng sinh học như các phương
pháp thảo luận, động não, đóng vai, tranh luận, dự án, nghiên cứu,...
- Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp dùng lời để cung cấp cho học
sinh kiến thức về giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học như phương pháp kể
chuyện, thuyết trình, mô tả...
- Xây dựng bài tập xuất phát từ kiến thức môn học, nhưng gắn liền với thực tế
địa phương để học sinh tự tìm hiểu.
5


Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS
- Khai thác thực trạng về đa dạng sinh học ở thế giới, đất nước, địa phương để
xây dựng bài học có liên quan đến nội dung giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh
học.
- Khi thực hiện các tiết học có nội dung gần gũi với nội dung giáo dục bảo vệ
sự đa dạng sinh học, giáo viên có thể chọn địa điểm thích hợp để giảng dạy
như đồng ruộng, vườn trường, một khu rừng gần trường, một sở thú,...
1.2. Ngoài lớp:
Có một số cách thức giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học ở ngoài lớp như
sau:
- Báo cáo chuyên đề về bảo vệ đa dạng sinh học do các nhà khoa học, các kĩ
thuật viên hay giáo viên chuyên về môi trường trình bày.
- Thực địa khảo sát thực trạng tài nguyên, các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh
học ở địa phương.
- Tổ chức cho học sinh tham gia các chiến dịch xanh hóa trong nhà trường như
trồng cây, chăm sóc cây,...
- Tổ chức các cuộc thi vẽ, tìm hiểu đời sống hoạt động của các loài động vật
quanh em.
- Xây dựng các dự án về bảo vệ đa dạng sinh học ví dụ xây dựng dự án trồng

cây xanh trong trường học, Bảo vệ rừng đầu nguồn, Bảo vệ động vật ở địa
phương.
- Thông qua các hoạt động ngoại khóa khác như Trò chơi Địa lý, Tổ Địa lý,
Câu lạc bộ Địa lý, Đố vui Địa lý, Thông tin Địa lý, Tham quan Địa lý.... để lồng
ghép giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học.

6


Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS
2. Ví dụ về cách thức tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh
học trong bài học Địa lý trong nhà trường phổ thông.
BÀI 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM (ĐỊA LÝ 8)
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
- Hiểu được giá trị to lớn của tài nguyên sinh vật Việt Nam.
- Nắm được thực trạng (số lượng, chất lượng) của nguồn tài nguyên sinh vật.
2.Về kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng: sử dụng lược đồ, bản đồ tài nguyên rừng Việt Nam,
các kĩ năng quan sát, phân tích và đánh giá.
- Tính toán và vẽ biểu đồ về sự biến động diện tích rừng ở Việt Nam.
3.Về tư tưởng:
- Giáo dục ý thức cao trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và phát huy tốt
nguồn tài nguyên sinh vật của đất nước.
- Có ý thức tìm hiểu và chấp hành các chính sách pháp luật của Nhà nước về
bảo vệ động – thực vật
II. Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại gợi mở.Động não. Thảo luận. Sử dụng phương tiện trực quan.
III. Phương tiện dạy học
- Lược đồ lâm nghiệp Việt Nam, tranh ảnh về các sinh vật quý hiếm, các tài

liệu tham khảo có liên quan.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sự đa dạng của hệ sinh thái ở nước ta được thể hiện như thế nào ?
? Rừng trồng và rừng tự nhiên khác nhau như thế nào?
3. Bài mới:
7


Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS
*GV vào bài: Sinh vật nước ta rất phong phú đa dạng và sinh trưởng rất nhanh,
chúng có giá trị như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta ? Cần phải làm gì để
bảo vệ và khai thác tốt nguồn tài nguyên sinh vật ?
Hoạt động của GV
*Hoạt động 1: Tìm hiểu

Hoạt động của HS

giá trị của tài nguyên sinh
vật ở nước ta

Nội dung bài học
1. Giá trị của tài
nguyên sinh vật

Tìm hiểu mục 1

(10 phút)
? Cho biết về giá trị của tài HS trả lời


- Sinh vật nước ta là

nguyên sinh vật ở nước ta?

một nguồn tài nguyên
to lớn, có khả năng

? Em hãy cho biết giá trị Có

giá

trị

về phục hồi và phát triển,

của thực vật dựa vào bảng nhiều mặt:cho gỗ; có giá trị về nhiều mặt
38.1?

cây cho dầu nhựa; đối với đời sống chúng

? Bên cạnh đó, động vật ở cây cho chất nhuộm; ta như: thực vật và
nước ta có giá trị ra sao ?

cây thuốc; cây thực động vật.

? Em hãy nêu một số sản phẩm;

cây


cho

phẩm lấy từ động vật rừng nguyên liệu sx công
và biển mà em biết ?

nghiệp; cây cảnh.

- GV: liên hệ đến các sản Giá trị kinh tế của
phẩm từ động vật được các loài động vật:
nuôi, và khai thác ở địa sản phẩm làm thức
phương.

ăn, làm thuốc, và
làm đẹp.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu

Tìm hiểu mục 2

quá trình bảo vệ tài nguyên

2. Bảo vệ tài nguyên
rừng

8


Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS
rừng (10 phút)
? Nêu thực trạng tài  HS trả lời.


- Rừng nguyên sinh ở

nguyên rừng ở nước ta

VN còn rất ít, tỉ lệ che

hiện nay ?

phủ của rừng rất thấp

? Em hãy cho biết 1 số Nguyên nhân :

(33  35%), chất

nguyên nhân làm suy giảm
nguồn tài rừng ?

- Đốt rừng làm lượng rừng giảm sút.
nương rẫy, khai thác
rừng

trái

phép,

không hợp lí.
- Nạn cháy rừng,
chiến tranh hủy diệt.
- Quản lí lỏng lẻo.

?Theo em, vì sao phải bảo Thảo luận nhóm
vệ rừng ? Tác dụng của (3 phút), đại diện
việc bảo vệ rừng là gì ?

các nhóm trình bày:
- Bảo vệ rừng là
yêu cầu, điều kiện
để phát triển kinh tế
đất nước, tạo được
sự cân bằng sinh
thái tự nhiên…
- Tác dụng: bảo vệ
những

- GV: nhận xét và bổ sung.

loài

động,

thực vật quý hiếm
của đất nước, bảo vệ
môi trường và hạn
chế thiên tai…
9


Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS
? Để bảo vệ tài nguyên  HS trả lời


- Nhà nước đã ban

rừng Nhà nước đã có

hành nhiều chính sách

những biện pháp gì ?

và luật để bảo vệ và
phát triển tài nguyên
rừng, phấn đấu đến

- GV: mở rộng luật của Nhà

năm 2010 trồng mới

nước nề việc bảo vệ rừng.

được 5 triệu ha rừng.

*Hoạt động 3: Tìm hiểu

Tìm hiểu mục 3

quá trình bảo vệ tài nguyên

3. Bảo vệ tài nguyên
động vật

động vật (10 phút)

? Cho biết vì sao cần thiết Song

song

với - Không phá rừng, bắn

phải bảo vệ tài nguyên động việc phá rừng, con giết chim thú, không
vật ở nước ta ?

người đã hủy diệt khai thác, săn bắt động
nhiều

loại

động vật

bằng

những

vật…có tính chất phương tiện có tính
- GV: nêu hậu quả việc phá hủy diệt (thuốc nổ, hủy diệt (thuốc nổ, hóa
rừng của con người gây ra hóa chất, điện)
đối với động vật, hệ sinh

-Tạo điều kiện cho

thái tự nhiên và môi trường.

động vật phát triển.


? Để bảo vệ tài nguyên Không phá rừng,
động vật, chúng ta phải bắn giết chim thú,
làm gì ?

chất độc, điện…).

không khai thác, săn
bắt động vật bằng
những phương tiện
có tính hủy diệt
(thuốc nổ, hóa chất
độc, điện…).
10


Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS
- GV: liên hệ đến việc khai
thác thác thủy sản của địa
phương: dùng thuốc trừ sâu,
điện…
4. Củng cố bài học: (5 phút)
? Cho biết những nguyên nhân làm cho tài nguyên sinh vật ở nước ta bị suy
giảm ?
? Để nguồn tài nguyên sinh vật nước ta khỏi bị suy giảm, chúng ta cần phải
làm gì ?
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
5. Hướng dẫn về nhà: (4 phút)
- Hoàn thành phần câu hỏi và bài tập trong sgk.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 3.

- Tìm hiểu trước bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.

11


Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý rất quan trọng và cần
thiết. Để giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý
các vấn đề sau:
1. Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học đưa vào chương trình Địa lý các lớp
chỉ rơi vào một số bài, một số nội dung cụ thể cho nên giáo viên cần cân nhắc kĩ
để lựa chọn nội dung kiến thức thích hợp, nên ưu tiên các kiến thức Địa lý trùng
hợp với kiến thức giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học.
2. Không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học Địa lý thành
bài giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học.
3. Giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, huy động nhiều
học sinh tham gia, phát huy cao độ tính tích cực nhận thức của học sinh. Cần tận
dụng tối đa mọi khả năng để học sinh trực tiếp tiếp xúc với môi trường.
4. Cần tranh thủ tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ của nhà trường, các cơ quan có
chức năng để giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học cho học sinh.
5. Chỉ có thể thực hiện tốt việc giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn
Địa lý khi giáo viên có tâm huyết, nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục
bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn học này.

12


Giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học qua môn Địa lý bậc THCS

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ KHCN & MT- Cục Môi trường, 200 câu hỏi/đáp về môi trường, Hà Nội,
2000.
2. Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Đức Vũ, Hoạt động giáo dục
môi trường trong môn Địa lý ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 2000.
3. Nguyễn Đức Vũ, Giáo dục môi trường qua Địa lý (Tập bài giảng Cao học),
Huế, 2000.
4. Sách giáo khoa Địa lý 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục, 2005...

Quỳnh Phương, ngày 11 tháng 1 năm 2013
Người viết SKKN:

Nguyễn Thị Yến

13



×