Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận quản lý công nghệ trong xây dựng công nghệ bê tông đầm lăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.56 KB, 29 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BÀI TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
PGS.TS Dương Đức Tiến
Học viên thực hiện:

Đặng Hoàng Giang

Mã số học viên:
Lớp:

1582850302015
23QLXD21

Hà Nội, tháng 11/2016


CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG ĐẦM LĂN (BÊ TÔNG LU LÈN)
I.

Giới thiệu chung về công nghệ bê tông đầm lăn (bê tông lu lèn)
Bê tông đầm lăn (BTĐL), tên tiếng Anh là Roller Compacted Concrete
(RCC) là loại bê tông sử dụng các nguyên vật liệu tương tự như bê tông
thường. Bê tông được tạo thành bởi một hỗn hợp gồm cốt liệu nhỏ (cát thiên
nhiên hoặc cát nghiền từ đá), cốt liệu lớn (đá dăm), xi măng (có thể là xi măng
pooc lăng PC hoặc xi măng pooc lăng hỗn hợp PCB), phụ gia hoạt tính nghiền
mịn (tro bay nhiệt điện hoặc puzơlan thiên nhiên), nước và phụ gia hóa học


(chủ yếu là phụ gia chậm ninh kết). Khác với bê tông thường, BTĐL sau khi
trộn đều, vận chuyển, san rải, hỗn hợp được đầm chặt bằng máy đầm rung lăn
ép. Dưới tác dụng của tải trọng lăn ép và chấn động rung từ máy đầm lăn, bê
tông được đầm chặt. Công tác đầm BTĐL được thực hiện trong khi hỗn hợp
vữa bê tông chưa bắt đầu đông kết.
Bê tông đầm lăn (hay RCC) được sử dụng chủ yếu để xây dựng các bãi
đỗ xe, kho bãi, đường trong các khu công nghiệp, đường liên lạc và đập chắn
nước cho các công trình thủy lợi, thủy điện.
Việc đầm lèn bê tông bằng lu rung cho phép sử dụng hỗn hợp bê tông
khô, ít chất kết dính hơn so với bê tông thường nhờ vậy đối với một số đập thi
công bằng công nghệ này nhanh hơn và rẻ hơn so với dùng công nghệ đổ bê
tông truyền thống. Ngoài ra, thi công BTĐL có thể cơ giới hóa cao, tốc độ thi
công nhanh, đặc biệt là với các đập lớn làm cho công trình sớm được đưa vào
khai thác vận hành tạo thu nhập cho dự án mang lại quả kinh tế sớm hơn nhiều
hơn so với đập bê tông truyền thống do nhưng lý do sau:
Thi công nhanh: So với đập bê tông thường, đập BTĐL được thi công với
tốc độ cao hơn do có thể dùng băng tải để vận chuyển bê tông, dùng máy ủi để
san gạt, máy lu rung để đầm lèn và ít phải chờ khối đổ hạ nhiệt. So với đập đất
đắp có cùng chiều cao, khối tích của đập BTĐL nhỏ hơn nên thi công nhanh
hơn. Công trình đập càng cao, hiệu quả kinh tế của đập BTĐL càng lớn so với
đập đất đắp.
Giá thành hạ: Theo các tính toán tổng kết từ các công trình đã xây dựng
như thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu, giá thành đập BTĐL rẻ hơn so với
đập bê tông thi công bằng công nghệ truyền thống khoảng 20% ÷ 25%. Việc hạ
giá thành đạt được là do giảm được chi phí cốp pha, giảm chi phí nhân công san
đầm, chi phí xử lý khe thi công...
Giảm chi phí cho các kết cấu phụ trợ và biện pháp thi công: So với bê
tông thông thường thi công đập BTĐL thời gian rút ngắn và số nhân công phục
vụ giảm hơn do vậy chi phí xây dựng lán trại, cơ sở hạ tầng (điện, nước...) sẽ
thấp hơn, chi phí cho kết cấu phụ trợ của đập BTĐL càng rẻ hơn khi so sánh với

phương án đập vật liệu địa phương (đập đất, đá đổ...) do khối lượng thi công
đập vật liệu địa phương lớn hơn nhiều so với đập BTĐL.
2


Giảm chi phí cho biện pháp thi công: Thi công đập bằng công nghệ
BTĐL có thể giảm chi phí dẫn dòng trong thời gian xây dựng và giảm các thiệt
hại, các rủi ro khi nước lũ tràn qua đê quai.
Tuy nhiên công nghệ bê tông đầm lăn có nhược điểm là đòi hỏi trình độ
thi công cao, quy trình giám sát quản lý chất lượng nghiêm ngặt từ các khâu
thiết kế, chọn vật liệu đầu vào, quá trình trộn, vận chuyển vữa, quá trình san
đầm, bảo dưỡng...mới đạt được độ đồng đều về chất lượng của bê tông, đặc biệt
là với những công trình có diện tích mặt bằng thi công quá lớn ngoài ảnh hưởng
của nguyên nhân chủ quan như đã nêu ở trên còn ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu
tố chủ quan như nhiệt độ, độ ẩm môi trường...
II.

Khái niệm về bê tông đầm lăn
Bê tông đầm lăn (BTĐL), tên tiếng Anh là Roller Compacted Concrete
(RCC) là loại bê tông sử dụng các nguyên vật liệu tương tự như bê tông thường.
Bê tông được tạo thành bởi một hỗn hợp gồm cốt liệu nhỏ (cát thiên nhiên hoặc
cát nghiền), cốt liệu lớn (đá dăm), xi măng (có thể là xi măng pooc lăng PC
hoặc xi măng pooc lăng hỗn hợp PCB), phụ gia hoạt tính nghiền mịn (tro bay
nhiệt điện hoặc puzơlan thiên nhiên), nước và phụ gia hóa học. Khác với bê
tông thường, BTĐL sau khi trộn đều, vận chuyển, san rải, hỗn hợp được đầm
chặt bằng máy đầm lăn. Dưới tác dụng của tải trọng nén ép và chấn động rung
từ máy đầm lăn, bê tông được đầm chặt. Công tác đầm BTĐL được thực hiện
trong khi hỗn hợp vữa bê tông chưa bắt đầu đông kết.
Một số đặc điểm bê tông đầm lăn:
- Do lượng nước được đưa vào hổn hợp BTĐL nhỏ (trên dưới 100l/m 3 bê tông,

với bê tông truyền thống là trên dưới 200l/m3 bê tông), nên bê tông rất khô,
phải sử dụng máy đầm rung mới có thể đầm được.
- Để bù lại lượng chất mịn do lượng xi măng giảm nhỏ, tăng cường cường độ và
độ chống thấm, hổn hợp bê tông đầm lăn được bổ sung chất độn tro bay.
Một số ưu, nhược điểm của bê tông đầm lăn:
Ưu điểm:
- Do kế thừa công nghệ thi công cơ giới của đập đất nên đập bê tông đầm lăn có
ưu điểm lớn là thi công nhanh, hiệu quả kinh tế cao so với thi công thủ công ở
đập bê tông truyền thống. Áp dụng công nghệ này sẽ đẩy nhanh được tiến độ thi
công, công trình sớm đưa vào khai thác vận hành, hiệu quả kinh tế sẽ lớn hơn
nhiều so với đập bê tông truyền thống. Những công trình có khối lượng bê tông
lớn là sở trường của công nghệ BTĐL.
- Do sử dụng ít nước trong hổn hợp bê tông nên lượng dùng xi măng trong hổn
hợp BTĐL nhỏ. Yếu tố này làm cho nhiệt lượng thuỷ hoá trong khối BTĐL nhỏ
hơn nhiều so với bê tông truyền thống. Theo đó vấn đề khống chế nhiệt độ
không phức tạp như đập bê tông truyền thống và càng phức tạp hơn đối với đập
cao, vì phải sử dụng hệ thống ống làm lạnh bên trong thân đập, ngoài các biện
pháp hạ nhiệt hổn hợp bê tông bên ngoài.
Nhược điểm:
3


Các mặt tiếp xúc giữa các lớp đổ nếu kiểm soát không chặt chẽ sẽ ảnh
hưởng đến khả năng chống thấm của đập. Tuy nhiên vấn đề này cho đến nay đã
được giải quyết khá triệt để: (1) trong thiết kế đã bố trí lớp chống thấm thượng
lưu và lớp bê tông biến thái ở phía thượng lưu bê tông chống thấm; Sau khi đập
hoàn thành mặt thượng lưu đập được xử lý bằng 1 lớp chống thấm dạng kết tinh
(Xypex hoặc Krystol); Sau lớp bê tông chống thấm là hệ thống tiêu nước trong
thân đập. (2) Trước khi thi công đã tiến hành thí nghiệm đầm nện hiện trường
để xác định thông số đầm nện, quy trình thi công, thời gian khống chế để không

được phát sinh khe lạnh ở 2 lớp tiếp giáp...
III.

Áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn vào điều kiện Việt Nam
1. Thành tựu áp dụng công nghệ BTĐL trên thế giới
Năm 1961 có đê quây tường tâm của đập Thạch Môn ở Đài Loan Trung
Quốc và năm 1975 ở Pakistan trong công việc sữa chữa các công trình, cũng
dùng phương pháp trên để thi công. Đây là lần sớm nhất ở các đập cục bộ xuất
hiện bê tông đầm lăn.
Đến năm 1980 - 1984 ở Nhật Bản, Anh, Mỹ cũng đã xây dựng xong các
đập bê tông đầm lăn
Năm 1986 - 1989 ở Trung Quốc xây dựng xong các đập bê tông đầm lăn
Khang Khẩu Cầu Thiên Sinh, Long Môn Than, Phan Gia Khẩu vv...
Qua quá trình phát triển đến nay đã hình thành 3 trường phái chính về công
nghệ BTĐL trên thế giới: Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Mặc dầu công nghệ BTĐL
được áp dụng muộn hơn so với các nước phương Tây, song đến nay Trung
Quốc với sự nổ lực và sáng tạo, đã trở thành đầu đàn trên thế giới về công nghệ
BTĐL này, thể hiện qua các yếu tố sau:
- Số lượng đập BTĐL được xây dựng nhiều nhất so với các nước trên thế
giới.
- Số lượng đập cao được xây dựng nhiều nhất so với các nước trên thế
giới. Đập cao nhất đã nghiên cứu cao gần 200m - đập Long Than.
- Cường độ thi công đạt cao nhất thế giới (thể hiện tính cơ giới hoá cao).
- Đã phát minh ra bê tông biến thái theo đó đã đưa tỷ lệ (BTĐL:Tổng khối
lượng bê tông đập) lên cao nhất thế giới. Trình độ thiết kế đập BTĐL được
thể hiện thông qua tỷ lệ này.Tỷ lệ càng cao thể hiện trình độ càng cao.
- Lần đầu tiên trên thế giới đã áp dụng công nghệ BTĐL vào đập vòm
trọng lực và ngay cả vòm mỏng.

4



Bảng 1. Những đặc tính và tham số hữu quan của một số đập bê tông
đầm lăn đã xây dựng xong và đang xây dựng:

ST
T

1

Chiều
cao
Tên đập
đập
(m)

Đảo địa
xuyên(Nhậ
t Bản)

2

Liễu (Mỹ)


3

Khang
Khẩu
(Trung

Quốc)

89

50

57

Vật liệu kết
dính

Chiều
Chiều
dài
rộng Cimen Tro
đập
đáy
t
than
(m)
3
Kg/m Kg/m3

Thời
gian
Vc
hoàn (giây)
thành

Thuyết minh


240

Hình thức kim
bao ngân, đập
201
91-84 39-36 1980
bê tông đầm lăn
0
đầu tiên trên thế
giới

526

Ở thượng lưu có
tấm chống thấm
bằng bê tông
đúc sẵn (tấm
bản mặt)

123

47

42

60

19


1983

80

Trộn lượng tro
151 bay cao, chống
1986
0
thấm bằng vữa
cát nhựa đường
Mặt thượng hạ
lưu cấp phối 2,
các thấm ở biên
đầm chặt, độ sụt
1987 17-29 0.6-1.14
cm,
thường
bằng
cốp pha trượt,
trộn lượng tro
bay nhiều

4

Thượng
Tỉnh Thuỷ 88
(Mỹ)

5


Long Môn
Than
(Tr.Quốc)

58

139

48

Thêm
chống
86
54-86
1989 13-25 thấm bằng bê
-96.31
tông co ngót

6

Thiên Sinh

61

470

43

53-47 85-44 1989


814

79

173

10-5 Chống

thấm
5


Kiều (Tr.
Quốc)

7

Phan Gia
Khẩu (Tr.
Quốc)

8

Nham
Than
(Tr.Quốc)

9

Thuỷ Khẩu

101
(Tr. Quốc)

10

IV.

bằng bê tông
cấp phối 2

Phổ Định
(Tr. Quốc)

27

111

75

277

525

191

196

36

73


68

94

90

60-65

28.2 85-54

3-5

Đầm nén trên
toàn bộ mặt cắt
thêm vữa vào để
đầm

44

1989

55

Bê tông cấp
1992 105 phối 2 chống
thấm

1-3


1001993
105

Bê tông cấp
11.5 phối 2 chống
thấm

103

Đập vòm bê
tông đầm lăn
đầu tiên ở Trung
Quốc. Bê tông
10.7 cấp
phối
2
chống thấm, khe
ngang có thể
phun
ciment
trùng lặp

1993

Áp dụng BTĐL vào điều kiện Việt Nam:
Bê tông đầm lăn hiện nay được áp dụng khá phổ biến trên thế giới. Do
được cơ giới hoá cao, tiến độ thi công nhanh, công trình sớm đưa vào khai thác,
hiệu quả kinh tế mang lại to lớn, việc áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn vào
Việt Nam là điều cần thiết. Những thập niên qua, nhìn lại chặng đường phát
triển BTĐL Trung Quốc cũng đủ thấy ưu điểm của loại công nghệ này.

Bê tông đầm lăn không chỉ áp dụng vào xây dựng đập mà còn phải được
tiếp tục nghiên cứu áp dụng vào việc xây dựng sân bay, cảng, kè chắn sóng, các
công trình bê tông khối lớn, diện rộng...
Do còn mới mẻ nên việc áp dụng công nghệ này vào điều kiện
Việt Nam cần phải có bước đi và giải pháp thích hợp:
- Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để rút ngắn thời gian nghiên cứu.
Qua phân tích nhận thấy Trung Quốc là nước láng giềng Việt Nam, là nước đầu
đàn về công nghệ BTĐL trên thế giới, chi phí học tập nghiên cứu với Trung
Quốc lại rẽ, vì vậy có thể xây dựng công nghệ BTĐL Việt Nam bằng việc kế
thừa kinh nghiệm Trung Quốc.
- Xây dựng đập nhỏ, thấp trước, đúc rút kinh nghiệm để làm đập cao sau.
6


Dịch thuật các tài liệu, quy phạm các nước đặc biệt của Trung Quốc để
trên cơ sở thực tiễn xây dựng tại Việt Nam , hoàn chỉnh thành bộ quy phạm
thiết kế, thi công đập BTĐL của Việt Nam.
- Đối với các dự án BTĐL đầu tiên, lớn, quan trọng cần phải có :
+ Thuê, hợp tác với nước ngoài để cùng Việt Nam tham gia tư vấn thiết kế.
+ Thuê Tư vấn thẩm định quốc tế để thẩm định lại hồ sơ thiết kế.
+ Thuê Tư vấn Giám sát chất lượng xây dựng quốc tế để giám sát thi công.
+ Thuê Tư vấn Kiểm định chất lượng xây dựng quốc tế để kiểm định chất
lượng xây dựng.
Nếu có những bước đi và giải pháp như trên được áp dụng thì công nghệ
BTĐL sẽ được áp dụng vào Việt Nam một cách hiệu quả và an toàn nhất
Bảng 2.Một số công trình đập BTĐL đã được xây dựng ở nước ta
Tên đập

Năm
Hồ

V
Hm
khởi chứa, BTĐL ax
công 106m3
m3
m

Tên đập

Năm
Hồ
V Hmax
khởi chứa, BTĐL
m
công 106m3
3
m

Pleikrong

2003

1050

450

85

Đồng Nai 2004
4


340

1400

129

Bản Vẽ

2004

1800

1200

135

Sông
Tranh

2006

730

-

96

AVương


2003

340

-

80

Định Bình 2005

-

432

80

Sê San 4

2004

265

-

74

Sơn La

2005


9260

3100

138

1420

-

108

Lai Châu

2011

1215

2200

138

Đồng Nai 2004
3

Vấn đề áp dụng công nghệ BT đầm lăn vào công trình thủy điện Sơn
La
- Theo tài liệu Công trình thuỷ điện Sơn La - Thiết kế kỹ thuật giai đoạn I, xuất
bản tháng 3 năm 2004, đập bê tông có chiều cao đập lớn nhất là 138m, còn nhỏ
hơn so với đập Long Than được xây dựng ở Trung Quốc đợt 1cao 192m. Vì vậy

vấn đề kỹ thuật, an toàn đập với chiều cao như đập Sơn La là hoàn toàn giải
quyết được. Đập Sơn La cần được thiết kế theo công nghệ BTĐL, bố trí tổng
thể đập phải được sắp xếp phù hợp với công nghệ này (bố trí tổng thể đập bê
tông truyền thống và BTĐL có sự khác nhau).
- Nếu xây dựng đập Sơn La theo công nghệ đập bê tông trọng lực truyền
thống, sẽ bắt gặp các vấn đề khó khăn sau:
7


+ Công nghệ thiết kế, thi công đập bê tông trọng lực truyền thống với
chiều cao như Sơn La ta chưa có: (1) Khống chế nhiệt độ bê tông sẽ trở nên
phức tạp hơn nhiều so với đập thấp, và càng phức tạp đối với tình hình khí hậu
khắc nghiệt khu vực Sơn La; (2) Vấn đề khe thi công theo phương đứng; (3)
Vấn đề phụt vữa khe theo phương đứng; (4) Vấn đề làm lạnh hỗn hợp bê tông
ban đầu; (5) Vấn đề sử dụng thiết bị dẫn nước lạnh để làm lạnh bê tông trong
thân đập .
+ Tiến độ thi công sẽ chậm lại rất nhiều do khâu cơ giới hoá không cao.
Công trình chậm đưa vào khai thác, việc giải quyết vấn đề thiếu hụt điện năng ở
miền Bắc hiện nay không kịp thời.
- Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu và có những bước đi thích hợp để có thể
áp dụng công nghệ BTĐL vào đập Sơn La, nhằm rút ngắn tiến độ thi công, gấp
rút đưa công trình vào khai thác, giải quyết vấn đề thiếu hụt điện năng ở miền
Bắc hiện nay.
Quy trình thi công đập bê tông đầm lăn tại công trình thủy điện Sơn
La
Sau khi tiếp nhận chuyển giao công nghệ thi công đập BTĐL từ Tư vấn
Colenco, Tư vấn Colenco đã cử tổ chuyên gia đến làm việc trực tiếp tại công
trường.trên cơ sở nghiên cứu về điều kiện thực tế tại công trường (điều kiện khí
hậu, thủy văn, thiết bị thi công, nhân công..) đã đưa ra quy trình thi công cụ thể
áp dụng cho đập BTĐL công trình thủy điện Sơn La như:

- Quy trình lựa chọn vật liệu cho BTĐL (chất kết dính, phụ gia hoạt tính,
phụ gia chậm ninh kết...)
- Quy trình thí nghiệm thiết kế cấp phối trong phòng và thực hiện các bước
thí nghiệm ngoài hiện trường.
- Quy trình trộn và vận chuyển hỗn hợp bê tông ra mặt đập.
- Quy trình dải, san, đầm BTĐL ngoài mặt đập.
- Quy trình sử lý khe thi công.
- Quy trình kiểm tra kiểm soát chất lượng.
Chi tiết các quy trình theo điều kiện kỹ thuật thi công công trình trích dưới
đây:
Quy trình chọn tỷ lệ cấp phối BTĐL
Cấp phối cho RCC được dùng cho toàn bộ công trình. Tỷ lệ cấp phối của
hỗn hợp trộn RCC sẽ nằm trong phạm vi dưới đây:
Kích cỡ dăm tối đa thông (mm)
thường

50

Nước tự do

(kg/m3)

110 – 120

Xi măng pooclăng

(kg/m3)

60
8



Tro bay

(kg/m3)

160

Dm ht mn

(kg/m3)

800 850

Dm ht thụ

(kg/m3)

1350 1450

Hn hp trn s bao gm ph gia ninh kt chm duy trỡ tớnh cụng tỏc
ca bờ tụng RCC (tc l gi thi gian VeBe) trong khong thi gian gia lỳc
trn v lỳc hon thnh cụng tỏc m cht, c bit vo thi im núng hn
trong ngy. D nh thi gian ninh kt ban u ca RCC s nm trong cỏc
phm vi nh nờu trong bng di õy.

Thi gian ninh kt ban u (gi)
Khi lng
lp m3
Min

Trung bỡnh
Max
<1 000

9

12

15

1 000 <V >
13
2 000

16

19

V > 2 000

21

24

18

Thi gian ninh
kt cui cựng
(gi)


Khụng quỏ 72

Cỏc cp phi vi cỏc thnh phn khỏc nhau cú th c T vn thit k
iu chnh trong quỏ trỡnh thc hin cỏc cụng vic cú xột n kt qu thớ
nghim cỏc vt liu c cho n thi im ú. Nh thu s iu chnh
theo nh hng dn thu c RCC cú mt s ch tiờu phự hp nh tớnh
cụng tỏc, tớnh n nh, tớnh khụng thm, dung trng, cng v bn.
Cng thớch hp cho RCC s l mc m bo rng 80% ca tt c
cỏc mu tr thớ nghim ln hn cng khỏng nộn l 16.5 MPa tui 365
ngy. Phớa T vn thit k cú th iu chnh t l cp phi trong quỏ trỡnh thi
cụng cụng trỡnh khi thy cn thit m s iu chnh ú c th hin t cỏc kt
qu thớ nghim ct liu, vt liu kt dớnh v/hoc bờ tụng RCC.
T yờu cu trờn, cụng trỡnh thy in Sn La ó thớ nghim v s dng
cp phi bờ tụng RCC nh sau:
Vật liệu

STT

Vữa
bêtông

XM
PC40
Bút
Sơn
(kg)

Đá dăm (m3)

Phụ

Phụ
gia
Cát
Ngia
chậm
xay D1=4,75- D1=12,5- D1=25- ớc
khoáng
đông
(m3) 12,5mm 25mm
(m3)
50mm
(kg)
kết
(lít)
9


1

CÊp
phèi
vËt
liÖu
1m3
v÷a
RCC
®¸
4.7560
50mm;
xi

m¨ng
PC40
(tÝnh
theo
träng lưîng kg)

160

856

385

502

529

0,11 1,43

Yêu cầu về vật liệu tạo thành bê tông RCC thủy điện Lai Châu: được quy
định cụ thể theo điều kiện kỹ thuật như sau:
- Xi măng Pooclăng dùng trong bê tông RCC, bê tông san phẳng và bê
tông trám phải là loại PC40 từ nhà máy xi Bút Sơn hoặc của một nhà sản xuất
khác cùng loại sẽ phải theo đúng như các yêu cầu trong Điều kiện Tiêu chuẩn
kỹ thuật TCVN 2682-1999 của xi măng và hoặc tiêu chuẩn ASTM C150.
- Tro bay dùng trong bê tông RCC, bê tông san phẳng và bê tông trám
sẽ phải theo đúng như các yêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn ASTM C618.
- Phụ gia ninh kết chậm hay bất cứ một loại phụ gia nào khác có thể sẽ
dùng trong bê tông RCC hoặc bê tông san phẳng hay bê tông trám sẽ phải theo
đúng như các yêu cầu của ASTM C 494/C 494M – 04.
- Nước dùng để sản xuất và bảo dưỡng bê tông RCC sẽ phải theo đúng

như các yêu cầu của ASTM C94.
- Các cốt liệu dùng cho bê tông RCC phải theo đúng như các yêu cầu
trong ASTM C 33 – 03, như điều chỉnh dưới đây để phù hợp với cấp phối tiêu
chuẩn sử dụng tại Việt Nam. Tổng thành phần hạt kim, dẹt trong các nhóm hạt
cốt liệu riêng biệt không được vượt quá 25% theo như tiêu chuẩn của Anh: BS
812.
Cấp phối hạt tổng thể của cốt liệu cho RCC phải đáp ứng các yêu cầu tiêu
chuẩn sau:

10


Tiêu chuẩn kỹ thuật
Kích cỡ mắt sàng thiết kế
% lọt sàng theo trọng lượng
(mm)
63mm

100

50 mm

100

38 mm

87 - 100

25mm


85 - 72

20 mm

63 – 79

12.5mm

50 - 64

10 mm

41 – 53

5 mm

29 – 42

2.4 mm

21 – 32

1.2 mm

14 – 24

0.60 mm

10 – 19


0.30 mm

8 – 15

0.15mm

6 – 12

0.075 mm

5 -10

Cấp phối hạt ở trên sẽ đạt được bằng cách trộn hỗn hợp phù hợp giữa
cốt liệu hạt mịn và 3 nhóm loại cốt liệu thô theo quy định dưới đây, trong đó
tỉ lệ là phần trăm lọt sàng có kích cỡ định danh.
50-20mm

20-10mm

10 - 5mm

Mắt sàng

Đã
chỉnh

63

100


100

50

90

100

40

45

95

100

100

25

1

40

90

100

điều Đã
chỉnh


điều Đã
chỉnh

Cát
điều Đã
chỉnh

điều

11


50-20mm

20-10mm

10 - 5mm

Cát

Mắt sàng

Đã
chỉnh

20

1


15

40

100

100

100

12.5

1

5

1

45

80

100

10

1

1


1

20

30

100

100

100

5

1

1

1

1

1

20

75

100


2.5

1

1

1

1

1

6

54

82

1.25

1

1

1

1

1


1

35

62

0.6

1

1

1

1

1

1

25

48

0.3

1

1


1

1

1

1

20

38

0.15

1

1

1

1

1

1

15

30


0.075

1

1

1

1

1

1

11.5

25

điều Đã
chỉnh

24%

22%

điều Đã
chỉnh

16%


điều Đã
chỉnh

điều

38%

Quy trình trộn được quy định cụ thể theo điều kiện kỹ thuật như sau:
Quy trình trộn bê tông:
Nhà thầu phải thông báo cho phía Tư vấn giám sát trước khi trộn bê tông.
Trừ khi bỏ không có sự kiểm tra ở từng trường hợp được thỏa thuận riêng,
công tác trộn sẽ chỉ được thực hiện khi có sự hiện diện của Tư vấn giám sát.
-Công suất định danh tối thiểu của trạm trộn là 720m3/giờ cho RCC đã
đầm chặt.
-Nhà thầu phải cung cấp thiết bị, bảo quản và vận hành chúng theo yêu
cầu để xác định, kiểm soát một cách chính xác số lượng quy định của các loại
vật liệu khác nhau cho vào trong nồi trộn bê tông. Tổng lượng xi măng, tro
bay và mỗi loại kích cỡ của cốt liệu cho vào trong mỗi mẻ trộn bê tông sẽ
được xác định bởi cân trọng lượng riêng biệt. Trạm trộn sẽ được trang bị các
khoá điều khiển trộn liên tục liên tự động; xi măng, tro bay sẽ được cân trọng
lượng với cân và phễu riêng biệt. Cát và dăm hạt thô sẽ được cân bằng cân và
phễu riêng biệt. Nước và phụ gia sẽ được đo theo khối lượng hoặc thể tích và
đá viên khi sử dụng phải được đo theo trọng lượng.
Trạm trộn bê tông RCC công suất 720m3/h
12


Trạm trộn phải được trang bị thiết bị ghi chép tự động mỗi một thành
phần nạp vào mẻ trộn và các số liệu phải được lưu trong một cơ sở dữ liệu.
Hệ thống này phải có khả năng xuất ra các số liệu có tại cơ sở dữ liệu dưới

dạng file Excel để cấp cho Tư vấn giám sát với khoảng thời gian cấp là chưa
đến một tháng một lần.
Thiết bị sẽ phải có khả năng kiểm soát việc phân phát các vật liệu sao
cho sự kết hợp không chính xác trong nạp vật liệu và đo lường trong quá trình
hoạt động bình thường sẽ không vượt quá sai số trọng lượng qui định trong
bảng dưới đây.
Thí nghiệm

Chênh lệch tối đa cho phép

Lượng nước của một hỗn hợp trộn 2%
đây (% theo trọng lượng)
Mỗi một kích cỡ dăm định danh

3%

Mỗi một thành phần chất kết dính

1%

Phụ gia

3%

Bê tông phải được trộn hoàn toàn trong máy trộn cưỡng bức trục đôi
được thiết kế để đảm bảo sự phân bố đồng nhất của tất cả vật liệu hợp thành
trong bê tông ở cuối giai đoạn trộn.
Bê tông, khi xả ra từ nồi trộn, sẽ phải đồng đều về thành phần và phải
ổn định từ mẻ trộn này đến mẻ khác. Nồi trộn sẽ được phía Tư vấn giám sát
kiểm tra thường xuyên về các thay đổi trong điều kiện có sự tích thừa của bê

tông đã đông cứng hoặc vữa hay do sự mòn đi của các lưỡi trộn hay của bất cứ
lý do nào khác. Sự tương xứng của hỗn hợp trộn sẽ được Tư vấn giám sát xác
định theo đúng với các yêu cầu tính đồng nhất của bê tông trong tiêu chuẩn
ASTM C94. Các mẫu bê tông cho những thí nghiệm đó sẽ được lấy từ bất cứ
mẻ trộn có khối lượng trộn nào mà được trộn trong quá trình sản xuất ra bê
tông. Vì các mục đích thí nghiệm, ở trong các nồi trộn sẽ được kiểm tra, với
khối lượng của mẻ trộn do Tư vấn giám sát hướng dẫn và sẽ trợ giúp trong
công tác thu thập các mẫu yêu cầu từ mẻ trộn đó.
Bất cứ một nồi trộn nào, tại bất cứ thời điểm nào sản xuất ra sản phẩm
không thoả đáng sẽ không được dùng cho đến khi nồi trộn đó được sửa chữa,
hiệu chỉnh.Nếu không sửa được, nồi trộn đó phải được thay thế bởi một máy
mới.
Các khối lượng mẻ trộn sẽ ít nhất bằng 25% công suất định mức của nồi
trộn.
- Nhiệt độ đổ tối đa là 20 độ C (đo tại vị trí đổ) cho các khối RCC đập
tràn và tối đa là 22 độ C (đo tại vị trí đổ) cho các khối RCC đập dâng được
quy định theo như các nghiên cứu nhiệt đã được thực hiện. Tuy nhiên, trong
khi chưa có kết quả phân tích nhiệt 3D và để an toàn, yêu cầu nhiệt độ đổ tối
13


là là 20 độ C (đo tại vị trí đổ) cho tất cả các khối RCC. Nhiệt độ RCC tối đa tại
điểm đổ sẽ được Tư vấn thiết kế quy định.
Sau khi đổ xuống và trước khi đầm chặt, nhiệt độ phải được xác định bằng
cách đặt một nhiệt kế vào trong bê tông RCC tại vị trí đổ. Nhiệt độ của RCC
tại trạm trộn sẽ được điều chỉnh để đảm bảo đạt được nhiệt độ quy định của
RCC tại điểm đổ.
Quy trình vận chuyển vữa bê tông ra mặt đập:
Việc vận chuyển RCC đến đập được thực hiện bằng băng tải.
Không phương tiện nào được phép đi lại trên bề mặt RCC đã đổ trừ khi những

phương tiện đó không bám các tạp chất có hại có thể gây hư hỏng bề mặt lớp
nâng.
Công tác vận chuyển RCC đến đập phải tách bịêt với việc vận chuyển ở
trên đập.Không phương tiện vận chuyển RCC nào ở ngoài đập được phép đi
lên bề mặt đang làm việc của đập. Công tác bảo dưỡng hoặc sửa chữa thiết bị
không được phép thực hiện ở trên RCC trừ khi chu trình đó đã được Tư vấn
giám sát thi công thông qua bằng văn bản.
Tất cả các phương tiện bánh lốp đi lại trên bề mặt RCC phải là loại bánh
xe hướng kép để giảm thiểu hư hại trên bề mặt RCC và tất cả các thiết bị vận
chuyển sẽ được thiết kế sao cho việc phân tầng của các hạt dăm thô từ vữa
được giảm thiểu. Công tác vận chuyển vữa sẽ phải diễn ra với mức nhanh nhất
có thể theo thực tế bằng nhiều cách để đảm bảo rằng vào thời điểm đổ xuống
nó sẽ có chất lượng, tính ổn định cao và đổ xuống gần với vị trí đầm cuối
cùng.
Vận chuyển vữa bê tông ra mặt đập bằng băng tải công suất 720m3/h
Trong quá trình nạp tải, các xe tải và xe ben thùng phải di chuyển về
phía trước hoặc lùi lại phía sau để tránh tạo thành những đống vật liệu ở trên
thân xe mà có thể gây ra sự phân tầng của RCC".
Quy trình dải san đầm và dưỡng hộ của đập.
- Vữa RCC được vận chuyên đế vị trí đổ bằng ô tô tự đổ 42 tấn, sau khi
đổ xong, sử dụng máy ủi Caterpillar - D6 có gắn thiết bị điều khiển laze, thiết
bị này có tác dụng tự động điều chỉnh lưỡi gạt máy ủi ở 1 cao độ cố định để
khi san tạo thành lớp đổ tương đối phẳng, các lớp đổ sau khi san có chiều dày
35cm, sau khi đầm xong còn 30cm. sau khi san được dải dài từ 15-:-20m bắt
đầu đầm. Thiết bị đầm là máy đầm rung Bomag trọng lượng tĩnh 15 tấn, tải
trọng rung tối đa khoảng 25 tấn, trình tự đầm, số lượt đầm được xác định qua
công tác thí nghiệm hiện trường, cụ thể đầm lăn tĩnh 2 lượt sau đó đầm chế độ
rung 6 lượt. Sau khi đầm xong cả dải đắp thì tiến hành kiểm tra dung trọng
RCC bằng thiết bị đo dung trọng hạt nhân.
Khi lớp bê tông được thi công xong, quan sát trên bề mặt bê tông bị se

nước thì tiến hành bảo dưỡng bề mặt bằng thiết bị phun sương. Quy trình chi
tiết được quy định cụ thể theo điều kiện kỹ thuật như sau:
14


Mỗi mặt cắt của đập RCC sẽ được nâng lên về cơ bản cùng mức ngang
qua toàn bộ diện tích của mặt cắt đang thi công. Một lớp sẽ bao gồm các đoạn
rộng liền kề đặt theo chiều dọc với quy trình đổ bình thường ở 2 dải rộng kề
nhau vào cùng một lúc. Cạnh dẫn của dải đổ trước sẽ không vượt quá 10m so
với đầu của dải liền kề. Các đoạn theo chiều rộng sẽ không được đổ theo
hướng thượng/hạ lưu.
Đầm hoàn thiện lớp đổ đập BTĐL - Thủy điện Sơn La
Công tác san RCC bằng các phương pháp mà sẽ ngăn không cho phân
tầng, nhiễm bẩn hoặc làm khô RCC và ngăn làm bẩn hoặc gây hại cho lớp
RCC đổ trước đó.
Ngoại trừ khi bắt đầu lớp mới, RCC phải luôn được đổ lên trên lớp RCC
tươi được rải chứ không phải đổ lên trên bề mặt lớp đã được đầm chặt, sau đó
xe ủi sẽ san đều RCC lên lớp trước đó.
Khi đổ bê tông không được phép đổ thành các đống khi kết thúc, độ dày
của đống RCC xốp khi đổ xuống không được cao hơn 75 cm. RCC sẽ được rải
trên một lớp đều mà sau khi được đầm sẽ dày khoảng 30 ± 2cm.
Việc vận chuyển, đổ và san RCC phải được hoàn thành trong vòng 75
phút sau khi nước trộn được hoà với với vật liệu kết dính.
Không sử dụng thiết bị có lốp bằng cao su khi thực hiện công tác san bê
tông. Trong và sau khi đổ xuống và trước khi hoàn thành đầm chặt cần chú ý
không để thiết bị đi trên RCC chưa đầm chặt ngoại trừ thiết bị phục vụ cho
việc san và đầm khu vực RCC đặc biệt.
Phải đánh dấu các dải thi công bằng vạch sơn liên tục trên nền đá đã
chuẩn bị và trên cốp pha. Kiểm soát độ dày lớp đổ bằng hệ thống la-ze, hệ
thống này sẽ tự động điều chỉnh lưỡi ủi của xe ủi rải bê tông. Xe ủi phải phù

hợp với đường đi hoặc với phương pháp thay thế, thì xích trên đường rãnh
xích phải được hạ xuống mức thấp nhất có thể để giảm thiểu thiệt hại lên bề
mặt lớp RCC. Xe ủi phải có thể đi nghiêng và lật nghiêng lưỡi ủi được theo sự
điều khiển của người vận hành.
Toàn bộ thiết bị phải được duy trì trong điều kiện vận hành tốt để không
làm rò rỉ dầu, dầu nhờn hoặc chất có hại nhìn thấy được lên RCC.
Nhà thầu phải quan sát, giám sát liên tục quá trình đổ và san bê tông để
đảm bảo việc thi công giảm tối đa sự phân tầng của cốt liệu và hoạt động san
sau khi đổ bê tông xuống. Mỗi lớp RCC phải được kiểm tra đều đặn, kỹ lưỡng
sau khi san nhưng chưa đầm về độ đồng đều của cốt liệu và độ dày lớp quy
định nằm trong dung sai độ dày quy định theo yêu cầu. Mỗi khu vực đổ có
diện tích là 500 m2 sẽ được kiểm tra dung trọng tại hai vị trí.
RCC chỉ được đổ khi máy lu rung không gây sụt lún hơn 5cm ở RCC đã
đầm chặt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tỷ lệ thành phần hỗn hợp
không đúng và nước dùng quá nhiều do bảo dưỡng hoặc do có mưa lớn.
15


Mưa nặng hạt được coi là lớn khi cường độ mưa lớn hơn 2,5 mm/giờ.
Nếu có mưa lớn phải dừng ngay công tác đổ RCC.
RCC đã được đổ và san trước khi bắt đầu mưa có thể được đầm chặt
trước khi dừng thi công, miễn là lớp vữa váng không tràn lên bề mặt.Sau khi
tạnh mưa, tất cả RCC chưa đầm chặt sẽ phải loại bỏ và nếu lớp vữa ximăng đã
nổi lên trên bề mặt sau khi được đầm chặt thì cũng phải loại bỏ toàn bộ RCC
lớp đó.Bề mặt lớp đổ trước đó sẽ được chuẩn bị như quy định đối với khe ấm
hoặc khe lạnh.
- Mỗi lớp RCC sẽ phải được đầm chặt đến một dung trọng như quy định
trong trong vòng 30 phút sau khi rải. Máy lu rung sẽ phải theo đúng như các
yêu cầu, đối với máy lu rung tự hành cỡ lớn và máy lu rung loại nhỏ. Máy
đầm rung loại nhỏ cũng phải có khả năng đầm tương đương như máy đầm

rung cỡ lớn.
Mỗi một dải đầm của xe lu được xác định trên cơ sở số lượt đầm yêu
cầu với sự chồng lấn lên nhau thích hợp để đảm bảo xe lu phủ kín lên toàn bộ
bề mặt đầm. Trừ khi được hướng dẫn bởi Tư vấn giám sát, lượt đầm đầu tiên
của xe lu rung sẽ ở dạng tĩnh, lượt đầm thứ hai và các lượt đầm tiếp theo của
xe lu rung sẽ không được thực hiện cho đến khi lượt đầm trước đó đã hoàn
thành. Khi bất cứ một hoạt động đầm chặt nào bị ngừng lại trước khi hoàn
thành công tác đầm chặt mà để lại RCC chưa được đầm quá 30 phút vì bất cứ
một lý do gì hoặc khi RCC bị ướt quá vì mưa hoặc khô quá thì toàn bộ lớp đổ
bị ảnh hưởng đó sẽ phải bị loại bỏ và được đổ thay thế theo đúng như trong
các Điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật quy định với phí tổn Nhà thầu chịu. RCC sẽ
được đầm đồng nhất qua toàn bộ lớp, mặt lớp RCC đã đầm phải chặt. Bề mặt
đã đầm sẽ hoàn toàn phẳng, không bị uốn lượn nhấp nhô, không có các vết xe
hay vết của trục lăn hằn sâu hơn 5cm.
Công tác đầm chặt bê tông sẽ không được thực hiện theo hướng thượng
lưu-hạ lưu trừ phần dọc theo 2 bên vai đập.
Thiết bị đầm rung có độ rộng lớn, tự hành, có trống thép sẽ được dùng ở
những nơi có diện tích rộng và thiết bị lớn dễ ra vào; máy đầm rung loại nhỏ
chỉ dùng ở những nơi loại máy lớn khó vào. Còn máy đầm bàn thì sẽ dùng ở
những khu vực cần đầm mà không thể áp dụng 2 loại máy đầm trên được.
Quy trình xử lý khe thi công:
Khe thi công được phân thành các loại khe sau: Khe nóng; khe ấm; khe
lạnh, khe siêu lạnh. Đề nhận biết khe cần xử lý phải thông qua công tác thí
nghiệm thời gian ninh kết bê tông tại hiện trường. cách xử lý tương ứng với
mỗi loại khe như sau:
- Xử lý khe nóng: về cơ bản khi bê mặt là khe nóng thì không phải xử lý
khe thi công mà chỉ tiến hành vệ sinh, thu gom vật thể dơi trên bề mặt bê tông,
hút hết các vũng nước tách ra trên bề mắt bê tông rồi đổ tiếp.
-Xử lý khe ấm: Khi bề mặt RCC xuất hiện khe ấm thì phải xử lý như
sau:

16


Nếu là khe ấm non (giai đoạn sau khi bắt đầu ninh kết) thì dùng máy
đánh xờm có găn chổi nhựa để đánh. Nếu là khe ấm già (nửa giai đoạn cuối
của kết thúc ninh kết) thì dùng mày đánh xờm có gắn chổi thép để xử lý bề
mặt tạo nhám rồi tiến hành đổ lớp tiếp theo.
- Xử lý khe lạnh: Dùng máy phun nước áp lực cao (khoảng 200Bar) để
phun trên bề mặt bê tông bóc bỏ lớp vữa RCC bộc lộ các viên cốt liệu thô, sau
đo phun nước rửa sạch, hút khô nước rồi đổ lớp RCC tiếp theo.
-Xử lý khe siêu lanh: các bước thực hiện như đối với khe lạnh, tuy nhiên
phải tười trên bề mặt bê tông lớp vữa GEVR (tỷ lệ Nước/XM = 0,6) dày 2cm
trước khi đổ RCC lớp tiếp theo.
RCC sẽ không được đổ cho đến khi lớp RCC đổ trước đó đã được đầm
nén kỹ lưỡng và bề mặt lớp RCC tươi đã được nghiệm thu. Trước khi đổ RCC,
bề mặt phải được làm sạch khỏi các chất bẩn như: các vật liệu không đầm nện,
long rời hoặc những vật liệu RCC không được bảo dưỡng đúng quy cách, váng
vữa hoặc bất kỳ vật liệu nào mà không phải là RCC bao gồm nhưng không hạn
chế đến những chất bẩn, sản phẩm chứa xăng, hợp chất bảo dưỡng bê tông,
nước tự do trên bề mặt từ bất cứ nguồn nào, các vật liệu bê tông còn lại từ
RCC đã được loại bỏ hoặc lớp nâng bê tông hoặc cát dùng cho thổi v.v.
Trước khi được rải, bề mặt bên trên các lớp RCC sẽ được xử lý như quy
định dưới đây cho mỗi loại khe.Nhà thầu sẽ không được nhận khoản thanh
toán riêng nào cho bất cứ một xử lý khe nối ngang như xác định dưới đây.
Các loại khe khác nhau được xác định theo thời gian bóc lộ (tức là thời
gian tính từ thời điểm hoàn thành việc đầm nén lớp đổ trước đó cho đến thời
gian đổ lớp mới). Những hạn chế thời gian quy định có thể được Tư vấn giám
sát thay đổi dựa vào kinh nghiệm và các ghi chép có được trong khi thi công
Đắp thí nghiệm toàn diện ngoài hiện trường và/hoặc trong khi thi công đập.
Tháng


Thời gian bóc lộ cho công tác xử lý khe (giờ)
Nóng

Ấm

Lạnh

Siêu lạnh

Tháng 1

21

21

42

42

63

65

2

20

20


39

39

60

62

3

18

18

36

36

54

56

4

17

17

33


33

50

52

5

17

17

32

32

48

50

6

17

17

32

32


48

50

7

18

18

32

32

48

50

8

17

17

32

32

48


50

17


Tháng

Thời gian bóc lộ cho công tác xử lý khe (giờ)
Nóng

Ấm

Lạnh

Siêu lạnh

9

18

18

32

32

49

51


10

18

18

34

34

52

54

11

20

20

38

38

57

59

12


21

21

41

41

63

65

Xử lý khe nóng:
Bề mặt của tất cả các khe nóng phải được làm sạch hoàn toàn trước khi
đổ lớp tiếp theo để loại bỏ tất cả các vật liệu long rời, nước đọng hoặc các tạp
chất ngoại lai khác trước khi được Tư vấn giám sát chấp nhận. Phương pháp
làm sạch bề mặt được áp dụng là phương pháp được Tư vấn thiết kế thông qua
và có thể gồm cả cách thức thổi rất cẩn thận bằng khí nén hoặc việc sử dụng
máy hút bụi chân không.Công tác dọn sạch được tiến hành sao cho không gây
hư hại đến bề mặt RCC. Máy hút bụi chân không phải có bơm chân không
công suất bơm khí lớn hơn 2m3khí/giây và hơn 150 lít nước/giây qua lỗ ra có
đường kính 20 cm. Xe tải phải luôn được duy trì trong điều kiện vận hành tốt
và không rò rỉ xăng dầu, dầu nhờn hoặc các vật liệu có hại khác lên RCC. Phải
rút toàn bộ bàn chải có nước đọng ra khỏi xe tải chân không. Phải trang bị một
thanh hút nằm bên dưới xe tải bổ sung thêm vòi có đường kính 20cm.
Xử lý khe ấm:
Bề mặt của tất cả các khe ấm phải được đánh xờm bằng chổi cuộn lông
cứng hoặc chổi lông cứng và thép hoặc răng sợi thép để tạo ra bề mặt thô
nhám. Các khe có thời gian lộ thiên khác nhau sẽ dùng các loại răng khác
nhau. Cần chú ý cẩn thận tránh bóc bỏ hạt cốt liệu khỏi bề mặt khe.

Sau khi xử lý, khe sẽ được làm sạch giống như đối với khe nóng.Công tác vệ
sinh làm sạch phải được thực hiện cuối cùng trước khi đổ RCC lên bề mặt lớp
đổ.
Xử lý khe lạnh:
Ở giai đoạn ninh kết ban đầu nhưng trước khi ninh kết cuối cùng của bê
tông, bề mặt khe lạnh phải được rửa sạch bằng nước và bằng các tia nước khí
nén. Mục đích của việc rửa là để loại bỏ vữa váng khỏi bề mặt, tách các thành
tố bán long rời ra và chỉ để lộ lại các cốt liệu dăm thô mà vẫn không cắt bỏ
hay tách hẳn các hạt dăm thô đó ra.Bề mặt của các khe lạnh đã đông cứng phải
được chuẩn bị bằng cách dùng thiết bị phụt nước với áp lực cao.Trong quá
trình chuẩn bị khe nâng, phải chú ý ngăn ngừa không cắt bỏ cốt liệu trong
RCC.Thiết bị phụt nước với áp lực cao phải được trang bị một cái điều khiển
18


áp lực thích hợp và có một công tắc tắt bật tại miệng vòi mà sẽ tự động cắt áp
lực nếu miệng vòi bị rơi xuống.Công tác rửa và làm khô bề mặt sẽ được thực
hiện cuối cùng trước khi đổ RCC. Sau khi xử lý để bề mặt khe nâng được
nghiệm thu, bề mặt sẽ được làm sạch như khe nóng.
Xử lý khe hỏng:
Toàn bộ các bề mặt khe nâng được Tư vấn xác định bị hỏng đến mức
cần phải làm sạch hơn, sẽ được phân loại như những “khe hỏng” và được
chuẩn bị theo cách giống như ở khe lạnh.
Xử lý khe siêu lạnh:
Bề mặt của toàn bộ khe siêu lạnh sẽ được xử lý giống như đối với khe
lạnh (xem ở trên) và sẽ dùng vữa xi măng.Vữa xi măng sẽ có tỷ lệ nước/xi
măng là 0.60 và tỷ lệ tối ưu trong khoảng 0.50 đến 0.65. Thực hiện rải vữa xi
măng đồng bộ với độ dày khoảng từ 5-10mm. Công tác hút chân không và rải
vữa xi măng sẽ được thực hiện ở bước cuối, trước khi đổ vữa lên bề mặt lớp
đổ. Không được rải vữa xa hơn 10m ở phía trước của dải đang đổ. RCC sẽ

được rải trùm lên trên lớp vữa và được đầm trong vòng 100 phút tính từ thời
điểm vữa xi măng được trộn, trước thời gian vữa bắt đầu ninh kết hoặc khô do
lộ thiên và trong vòng 45 phút từ khi vữa RCC đầu tiên được đổ lên trên bề
mặt lớp đổ.
Xử lý khe bị nhiễm bẩn:
Nếu những chất có ảnh hưởng đến sự gắn kết của các lớp bị đổ tràn lên
trên bề mặt khe nâng.RCC nhiễm bẩn phải được loại bỏ hết xuống đến lớp kế
tiếp và được thay thế bằng RCC tươi. RCC thay thế sẽ được đầm chặt kỹ trước
khi đổ lớp RCC tiếp theo.
Quy trình tạo bề mặt ngoài đập bê tông RCC.
Các mặt đập RCC phải được hình thành bằng lớp vữa GEVR ốp vào cốp
pha.
Nhà thầu phải lắp đặt và duy trì các tấm ngăn tạm thời phù hợp dọc mặt
thượng lưu và hạ lưu đập liên tục ở cao trình thi công để đảm bảo an toàn cho
người và các thiết bị thi công.
Quy trinh lắp dựng, tháo dỡ cốp pha.
Cốp pha được dùng cho mặt thượng lưu, hạ lưu đập và cho các mặt khe
co ngót, khe nối ở mỗi phần đầu của mặt cắt đập RCC; Nhà thầu phải thiết kế
và thi công cốp pha sao cho có đủ cường độ để chịu lực trong quá trình đổ,
đầm RCC và GEVR. Cốp pha phải ổn định, cứng chắc tại vị trí lắp đặt và phải
đủ khít để tránh làm thất thoát vữa bê tông. Các khe giữa cốp pha phải được
phủ bề mặt bên trong bằng một lớp băng đã thỏa thuận để tránh thất thoát vữa
qua các khe cốp pha.
Tư vấn giám sát phải được thông báo trước khi Nhà thầu tháo bất kỳ
loại cốp pha nào. Nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn
kết cấu khi Nhà thầu tháo cốp pha.
19


Tính từ mặt bê tông được hình thành, các thanh chốt đặt sẵn dùng để giữ

cốp pha phải được chôn với khoảng cách không nhỏ hơn 2 lần đường kính
hoặc gấp đôi kích thước nhỏ nhất của thanh chốt hoặc 10mm hay lớn hơn tuỳ
theo. Thanh chốt phải được đặt sao cho 2 đầu hoặc đầu buộc chặt có thể tháo
ra được mà không gây hư hại đáng kể đến bề mặt bê tông. Các chỗ lõm để lại
sau khi tháo chốt buộc cốp pha không cần phải sửa chữa hoặc nút lại.
Thi công vữa bê tông làm giàu GEVR bề mặt bê tông tiếp giáp cốp
pha.
Vữa GEVR được đổ lên phần cốp pha mặt thượng lưu và hạ lưu đập và
cũng đổ lên phần cốp pha đối với các khe co ngót ở phía cuối các phần khác
nhau của đập RCC.
Các qui trình thi công GEVR đổ vữa GEVR lên bề mặt BTĐL vữa san
rải, đầm bằng đầm dùi, hoàn thiện bề mặt bằng lu rung loại nhỏ. Lượng vữa
ước tính sử dụng phải xấp xỉ 8 lít trên một mét dài tuyến tính bề mặt.
Các khe co ngót ngang được bít kín bằng cách sử dụng các tấm ngăn
nước lắp đặt trong lớp GEVR ở mặt thượng lưu và hạ lưu.
Các khe ngang được hình thành trong lớp GEVR bằng dụng cụ tạo khe
đặt trong bê tông. Cần chú ý đảm bảo các tấm tạo khe cố định tiếp xúc hoàn
toàn với vật chắn nước và đặt ở vị trí như thể hiện trong Bản vẽ, giếng thoát
nước đảm bảo được đặt chính giữa các tấm chắn nước với độ chính xác ±3
mm. Tấm tạo khe bằng thép có chiều cao 30 cm và xuyên qua toàn bộ chiều
cao lớp GEVR. Khung giữ tấm ngăn nước phải chắc chắn để giữ tấm ngăn
nước, vật tạo giếng thoát nước và các tấm tạo khe cố định đúng vị trí theo
chiều thẳng đứng trong quá trình thi công GEVR.
Quy trình kiểm soát chất lượng bê tông:
Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp các biện pháp kiểm soát chất lượng
để đảm bảo RCC phù hợp theo các yêu cầu đã định.
Nhà thầu phải tiến hành chương trình kiểm soát chất lượng một cách
thống nhất tối thiểu theo như thí nghiệm qui định, để thực hiện trong phòng thí
nghiệm với các thiết bị lấy mẫu và thí nghiệm của Nhà thầu. Ngoài chương
trình kiểm soát chất lượng bê tông, Nhà thầu phải tiến hành các thí nghiệm tới

phạm vi và số lượng cần thiết để đảm bảo các thành phần bê tông cũng như bê
tông tươi và bê tông đã đông cứng đáp ứng yêu cầu chất lượng đã qui định.
Công tác lấy mẫu thí nghiệm:
Nhà thầu chịu trách nhiệm chuẩn bị các mẫu RCC cần thiết, các vật liệu
sử dụng cho RCC, với các khối lượng đủ để đáp ứng các yêu cầu đề ra dưới
đây.

20


Khoan lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra chất lượng đập RCC
Các mẫu thí nghiệm của các loại vật liệu và các mẫu RCC tươi sẽ được lấy
theo đúng như yêu cầu và các kết quả thí nghiệm phải được báo cáo cho Tư
vấn giám sát trong cùng ngày mà các thí nghiệm hoàn thành.
Chỉ tiến hành khoan lấy nõn thân đập cho đến khi bê tông đạt tuổi ít
nhất 90 ngày và bất cứ một nõn khoan nào cũng sẽ được thí nghiệm theo đúng
như yêu cầu dưới đây. Các kết quả phải được gửi cho Tư vấn giám sát trong
cùng ngày thí nghiệm đó hoàn thành.
Loại
mẫu
nghiệm

Tần suất

Vị trí

Tuổi
Các thí nghiệm
nghiệm
được thực hiện

(ngày)

thí

Cường độ nén Và

Mẫu trụ 2 000 m3

2D, 7, 28,
Vị trí đổ trên Để tương quan với
56B, 91, 182,
đập
các kết quả Mô đun 365, 1000B
biến dạng

Mẫu trụ 6 000 m3

Thí nghiệm
bảo
dưỡng
nhanh
6
ngày,
bảo
dưỡng
thường
+7
Cường độ nén 2
Vị trí đổ trên
ngày

bảo
mẫu trụ và cường
đập
dưỡng ở mức
độ kéo 2 mẫu trụ
nhiệt
độ
90oC+1 ngày
bảo
dưỡng
nhiệt
độ
thường (xem
Phụ lục E)

21


Loại
mẫu
nghiệm

Tần suất

Vị trí

Mẫu trụ 10 000 m3

Tuổi
Các thí nghiệm

nghiệm
được thực hiện
(ngày)

Vị trí đổ trên
Cường độ kéo
đập

thí

91, 182, 365,
1000

2, 7, 14, 28,
Vị trí đổ trên Mô đun biến dạng
Mẫu trụ 100 000 m3
56, 91, 182,
đập
trong kháng nénC
365, 1000
Vị trí đổ trên
Mẫu trụ 100 000 m3
Hệ số PoissonC
đập
Mẫu trụ 100 000 m3

Trọng
lượng
khối
(Bulk)


2, 7, 14, 28,
56, 91, 182,
365, 1000

Vị trí đổ trên Mô đun biến dạng 91, 182, 365,
đập
khi kéo
1000

250 m3

Điểm đổ

Cường độ nén bê
7, 28, 365
tông san phẳng

250 m3

Trạm trộn

Ve Be

Ngay lập tức

250 m3

Vị trí đổ trên
Ve Be

đập

Ngay lập tức

250 m3

Trạm trộn

Nhiệt độ RCC

Ngay lập tức

250 m3

Vị trí đổ trên
Nhiệt độ RCC
đập

Ngay lập tức

Cứ 500m2 Vị trí đổ trên
Độ ẩm của RCC
lấy 2 vị trí đập
Máy đo
dung
trọng
hạt
nhân

Tại 2 vị trí

ở mọi diện
tích 500m2

Nõn
khoan

3 mẫu ở
mỗi
diện Từ các hành
tíchA
tại lang trong đập Cường độ nén
mỗi
mức và/mặt hạ lưu
tuổi

91, 365, 1000

Nõn

3

ở Từ các hành Cường độ kéo

91, 365, 1000

mẫu

Bề mặt của
lớp mới trên
đập tại các độ

sâu 150 và
300 mm

Ngay lập tức

Trọng lượng đơn vị
tại chỗ

Ngay lập tức

22


Loại
mẫu
nghiệm

Tần suất

khoan

mỗi
diện
tíchA
tại lang trong đập
mỗi
mức và/mặt hạ lưu
tuổi

Nõn

khoan

3 mẫu ở
mỗi
diện Từ các hành
Mô đun biến dạng
tíchA
tại lang trong đập
91, 365, 1000
khi nén
mỗi
mức và/mặt hạ lưu
tuổi

Nõn
khoan

3 mẫu ở
mỗi
diện Từ các hành
tíchA
tại lang trong đập Hệ số Poisson
mỗi
mức và/mặt hạ lưu
tuổi

Nõn
khoan

3 mẫu ở

mỗi
diện Từ các hành
Mô đun biến dạng
tíchA
tại lang trong đập
91, 365, 1000
khi kéo
mỗi
mức và/mặt hạ lưu
tuổi

Vị trí

Tuổi
Các thí nghiệm
nghiệm
được thực hiện
(ngày)

thí

91, 365, 1000

Nõn
khoan

3 mẫu ở
mỗi diện
tíchA tại
mỗi mức

tuổi

Từ các hành
Từ biến của bê tông
lang trong đập
91, 365, 1000
trong kháng nén
và/mặt hạ lưu

Hố
khoan
có nõn

3 mẫu ở
mỗi diện
tích A tại
mỗi mức
tuổi

Từ các hành
lang trong đập
và/mặt hạ lưu

Tính thấm

365

Ghi
chú:
A


Các vùng được thiết kế như sau:
Khối đổ bên vai trái và từ mỗi một hành lang
Khối đổ bên vai phải ở kênh dẫn dòng và từ mỗi một hành lang
23


Loại
mẫu
nghiệm

Tần suất

Vị trí

Tuổi
Các thí nghiệm
nghiệm
được thực hiện
(ngày)

thí

B
Các thí nghiệm mẫu trụ tuổi 56 và 1000 ngày có thể thay thế lẫn nhau,
tức các bộ mẫu trụ luân phiên có thể được dùng cho các thí nghiệm ở tuổi 56
ngày và 1000 ngày
C
Ngoài tuổi 14 ngày, các thí nghiệm có thể được thực hiện sử dụng
mẫu trụ cho thí nghiệm cường độ nén

D
Thí nghiệm kháng nén 2 ngày tuổi sẽ được thực hiện trên mẫu trụ đối
với thí nghiệm môđun nén
Nén mẫu thí nghiệm kiểm tra chất lượng RCC
Các tiêu chuẩn thí nghiệm:
Nhà thầu lấy mẫu và tiến hành thí nghiệm theo đúng các phương pháp liệt
kê dưới đây:
Mô tả

Tiêu chuẩn

1

Tro bay

ASTM C311

2

Xi măng pooclăng

ASTM C114, 109, 204
& 186

3

Cốt liệu

ASTM C33-03


4

Thí nghệm Los Angeles trên cốt liệu

ASTM C131

5

Thành phần hạt kim dẹt

6

Lấy mẫu bê tông tươi

ASTM C172.

7

Tính đồng nhất của bê tông

ASTM C94

8

ASTM C138C – 138M–
Dung trọng (trọng lượng đơn vị) và sản 01a
lượng
ASTM C1040–2000.

9


Hàm lượng khí - air content

ASTM C231

10

Độ sụt

ASTM C143

BS EN933–3 1997
BS EN993–4 2000

24


Mô tả

Tiêu chuẩn

11

Nhiệt độ của bê tông tươi- Nhiệt độ sẽ
được xác định bằng cách đặt nhiệt kế ASTM C 1176–1998
vào trong bê tông tại điểm đổ

12

BS1881-108 & 111

Tạo mẫu và bảo dưỡng mẫu thí nghiệm
ASTM C1435–1999
bê tông hình trụ
ASTM C1176–1998

13

Gắn phủ đầu mẫu bê tông hình trụ

14

Cường độ nén của mẫu nghiệm bê tông
BS1881 - 116
hình trụ

15

Cường độ nén của nõn khoan bê tông

16

Phương pháp VeBe đo độ ổn định bê
Xem Phụ lục D
tông

17

Cường độ kháng nén của nõn khoan

18


Cường độ kháng kéo trực tiếp của nõn
USACE CRD – C – 164
khoan

19

Cường độ kéo qua khe

USACE CRD – C – 164

20

Cường độ cắt qua khe

ASTM D 5607 – 02

21

Cường độ cắt trượt qua khe

ASTM C 1042

22

Mô đun đàn hồi tĩnh và Hệ số Poisson

ASTM C 469 – 02

23


Phương pháp TN chuẩn cho mô đun đàn
USACE CRD – C – 166
hồi tĩnh của bê tông khi kéo

24

Từ biến của bê tông khi nén

ASTM C512 – 02

25

Cường độ kéo của nõn khoan

ASTM C 496/C 496M
– 04

26

Đo chiều dài của nõn khoan bê tông

ASTM
C
1542M–02

27

Hợp chất bảo dưỡng màng lỏng


ASTM C1315–03

28

Bảo dưỡng nhanh và Thí nghiệm

Xem trong Phụ lục E

ASTM C617

ASTM C42

ASTM C93/C 39M-03

1572C

25


×