Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tiểu luận quản lý công nghệ trong xây dựng tìm hiểu về công nghệ khoan phụt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.53 KB, 37 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
--------------------

TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đinh Tuấn Hải
Học viên: Nguyễn Tuấn Anh
Mã học viên: 1582850302002
Lớp: 23QLXD21


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
Hải

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn

Hà Nội - 2016

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

2


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
Hải

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn

MỤC LỤC


Hà Nội - 2016..............................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................... 3
A. NỘI DUNG YÊU CẦU..........................................................................................4
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ KHOAN PHỤT................5
Chương 2. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ KHOAN PHỤT VỀ MẶT KINH TẾ KỸ THUẬT................................................................................................................ 16
Chương 3. LÝ DO LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ.....................................................25
Chương 4. KHẢ NĂNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ KHOAN PHỤT........29
Chương 5. QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ KHOAN PHỤT..................31
Chương 6. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC CÓ LIÊN QUAN..............................................32

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

3


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
Hải

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn

A. NỘI DUNG YÊU CẦU
1. Giới thiệu chung về công nghệ (mô tả công nghệ, phạm vi áp dụng công
nghệ, con người và tổ chức liên quan, …)
2. Đánh giá về công nghệ đó về các mặt kỹ thuật, kinh tế, chi phí, thời gian, tính
ưu việt và mới, khả năng áp dụng, tính cạnh tranh, …
3. Nguyên nhân bạn hoặc tổ chức của bạn lại lựa chọn công nghệ này
4. Khả năng chuyển giao (cho tổ chức khác) hoặc nhận chuyển giao (từ tổ chức
khác) và phương thức thực hiện chuyển giao công nghệ
5. Quá trình quản lý công nghệ của tổ chức đối với công nghệ này
6. Các vấn đề khác liên quan tới công nghệ này

Chống thấm cho công trình thuỷ lợi là một yêu cầu hết sức quan trọng, cần
quan tâm ngay từ khâu thiết kế ban đầu. Các công trình sau một thời gian sử dụng nếu
xuất hiện thấm thì việc sửa chữa sẽ rất khó khăn và tốn kém. Trong trường hợp này,
công nghệ khoan phụt chống thấm thường được sử dụng để xử lý thấm cho đê, đập.
Tuy nhiên, khái niệm này hiện nay còn bị hiểu một cách chưa đầy đủ và chính xác. Vì
vậy, Tiểu luận này sẽ giới thiệu một số công nghệ khoan phụt đã và đang được sử
dụng cho công trình thuỷ lợi trong thời gian gần đây.

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

4


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
Hải

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ KHOAN PHỤT
Hiện nay công nghệ khoan phụt được sử dụng khá phổ biến để chống thấm cho
các công trình thuỷ lợi. Có nhiều loại khoan phụt khác nhau, cũng có những loại lần
đầu tiên mới được áp dụng ở Việt Nam.
1.1. Tổng quan về công nghệ khoan phụt

Hình 1- Nguyên lý một số công nghệ khoan phụt chống thấm cho công trình thuỷ
lợi

Hình 2- Phạm vi ứng dụng của các loại khoan phụt
a.


Khoan phụt truyền thống:
Khoan phụt truyền thống (còn được gọi là khoan phụt có nút bịt) được thực

hiện theo sơ đồ hình 2. Mục tiêu của phương pháp là sử dụng áp lực phụt để ép vữa xi
măng (hoặc xi măng – sét) lấp đầy các lỗ rỗng trong các kẽ rỗng của nền đá nứt nẻ.
Gần đây, đã có những cải tiến để phụt vữa cho công trình đất (đập đất, thân đê, ... ).
Phương pháp này sử dụng khá phổ biến trong khoan phụt nền đá nứt nẻ, quy
trình thi công và kiểm tra đã khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên với đất cát mịn hoặc đất bùn

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

5


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
yếu, mực nước ngầm cao hoặc nước có áp thì không kiểm soát được dòng vữa sẽ đi
theo hướng nào.

Hình 3- Sơ đồ khoan phụt có nút bịt
b.

Khoan phụt kiểu ép đất
Khoan phụt kiểu ép đất là biện pháp sử dụng vữa phụt có áp lực, ép vữa chiếm

chỗ của đất.
c.

Khoan phụt thẩm thấu

Khoan phụt thẩm thấu là biện pháp ép vữa (thường là hoá chất hoặc ximăng cực

mịn) với áp lực nhỏ để vữa tự đi vào các lỗ rỗng. Do vật liệu sử dụng có giá thành cao
nên phương pháp này ít áp dụng.
d.

Khoan phụt cao áp (Jet – grouting)
Công nghệ trộn xi măng với đất tại chỗ- dưới sâu tạo ra cọc XMĐ được gọi là

công nghệ trộn sâu (Deep Mixing-DM).
Hiện nay phổ biến hai công nghệ thi công cọc XMĐ là: Công nghệ trộn khô (Dry
Mixing) và Công nghệ trộn ướt (Wet Mixing).
Công nghệ trộn khô (Dry Mixing): Công nghệ này sử dụng cần khoan có gắn các
cánh cắt đất, chúng cắt đất sau đó trộn đất với vữa XM bơm theo trục khoan.

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

6


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
Công nghệ trộn ướt (hay còn gọi là Jet-grouting): Phương pháp này dựa vào
nguyên lý cắt nham thạch bằng dòng nước áp lực. Khi thi công, trước hết dùng máy
khoan để đưa ống bơm có vòi phun bằng hợp kim vào tới độ sâu phải gia cố (nước +
XM) với áp lực khoảng 20 MPa từ vòi bơm phun xả phá vỡ tầng đất. Với lực xung
kích của dòng phun và lực li tâm, trọng lực... sẽ trộn lẫn dung dịch vữa, rồi sẽ được
sắp xếp lại theo một tỉ lệ có qui luật giữa đất và vữa theo khối lượng hạt. Sau khi vữa
cứng lại sẽ thành cột XMĐ.

e.

Giới thiệu thiết bị hiện có
Viện Khoa học Thuỷ lợi đã tiếp nhận dây chuyền công nghệ trộn ướt (Jet-

grouting) từ hãng YBM của Nhật bản. Dây chuyền gồm các thiết bị chính sau: (1)Máy khoan- phun vữa YBM-2P (S) II, nặng 750 kg, công suất động cưo 7,5 Kw; 200
V/3 pha; đường kính cần khoan 42 mm, mỗi đoạn cần dài 3m được ghép nối ren côn,
có thể khoan đến độ sâu 30m; vòi bơm cao áp có thể vươn xa 100m. Máy hoạt động
theo chế độ tự động được đặt trước. (2)- Máy bơm áp lực cao SG-75 SV nặng 2750 kg,
áp lực bơm 200-400 Atm, công suất động cơ 55 Kw, điện thế 200 V/3 pha; (3)- Máy
trộn vữa GM-2 nặng 370 kg công suất 60 lít/phút; động cơ 4Kw; (4)- Máy phát phát
điện 155 KvA/3 pha 200 V; nặng 2T. (5)- Cẩu thuỷ lực 5T; ôtô 7T; máy bơm nước; ...
Khả năng thi công 15m cọc/giờ (tính trong điều kiện lý thuyết, không kể thời gian dịch
chuyển máy và công việc phụ khác); Nhân công vận hành chính: 5người (không kể lao
động phổ thông khác);
Tư năm 2004 đến nay, với thiết bị trên nhóm đề tài đã tham gia chống thấm cho
một só công trình, đồng thời đã có những nghiên cứu về vật liệu ximăng đất và
phương pháp tính toán thiết kế tường xi măng đất chống thấm, khả năng chịu tại của
cọc xi măng đất.
- Hình 1d miêu tả công nghệ khoan phụt cao áp (KPCA), có tài liệu gọi là khoan
phụt kiểu tia (Jet- grouting). Đây là công nghệ lần đầu tiên áp dụng ở Việt nam.
Phương pháp này dựa vào nguyên lý cắt nham thạch bằng dòng nước áp lực. Dây
chuyền công nghệ như miêu tả ở hình 2a. Khi thi công, trước hết dùng máy khoan để
đưa ống bơm có vòi phun bằng hợp kim vào tới độ sâu phải gia cố (nước + XM) với
áp lực > 20 MPa từ vòi bơm phun xả phá vỡ tầng đất. Với lực xung kích của dòng
phun và lực li tâm, trọng lực... sẽ trộn lẫn dung dịch vữa, rồi sẽ được sắp xếp lại theo
một tỉ lệ có qui luật giữa đất và vữa theo khối lượng hạt. Sau khi vữa cứng lại sẽ thành

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21


7


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
cột ximăng-đất (XMĐ) như ở hình 4b. Nếu thi công chồng lấn lên nhau có thể tạo ra
được một tường hào XMĐ như ở hình 4c. Đường kính cọc XMĐ phụ thuộc loại đất,
áp lực phun, tốc độ xoay và rút cần và tuỳ thuộc loại thiết bị. Với những thiết bị lớn
nhất hiện nay có thể tạo ra các cọc có đường kính đến 3m.

Hình 4- Sơ đồ công nghệ Jet – grouting
1.2. Giới thiệu một số công trình có sử dụng công nghệ khoan phụt chống thấm ở
Việt Nam và trên thế giới
1.2.1. Xử lý đê quai thuỷ điện Sơn la bằng biện pháp khoan phụt chống thấm
Chống thấm đê quai thuỷ điện Sơn la có vai trò quan trọng trong thi công toàn công
trình. Tại công trình này đã sử dụng nhiều công nghệ chống thấm, nhằm đáp ứng yêu
cầu về tiến độ cũng như để đảm bảo hố móng khô ráo.
Nền đê quai thượng – hạ được xác định qua công tác khảo sát địa chất vùng tuyến
công trình đã nhận thấy có điều kiện phức tạp bởi dưới nền có tầng cát cuội sỏi dày từ
1 m đến 18 m, có lẫn nhiều đá tảng nhưng không rõ được cụ thể chiều dày riêng biệt
của tầng cát và tầng cuội sỏi. Hàm lượng cuội có đường kính >15cm khoảng 10%.
Trong quá trình nghiên cứu khoan thí nghiệm biện pháp chống thấm bằng tường xi
măng đất đã kiến nghị cần phải thực hiện khoan khảo sát địa chất nền dọc theo tim
đê quai cách nhau 10m một hố, xác định cụ thể chiều dày của từng loại cát, cuội sỏi….
Các biện pháp khoan phụt chống thấm được áp dụng xen kẽ theo điều kiện của từng
khu vực.
Sau khi hoàn thành lưu lượng nước chảy vào hố móng khoảng 200 m3/h dễ dàng kiểm
soát bằng các máy bơm tiêu nước hố móng.
Công tác thi công kết cấu màn chống thấm dưới nền aluvi đê quai giai đoạn II đã kịp

tiến độ chống lũ năm 2006.
Khoan phụt chống thấm một công tác hết sức quan trọng trong xây dựng các công
trình thuỷ lợi. Việc sử dụng biện pháp nào tuỳ thuộc vào tình hình và yêu cầu cụ thể

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

8


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
của từng công trình. Có thể sử dụng kết hợp nhiều biện pháp như trong công tác thi
công của đập thủy lợi Sơn La..
1.2.2. Công trình đập Đá bạc – Hà Tĩnh
Đập đá Bạc nằm trên nền cát thấm nước, hệ số thấm k nền = 10-2 cm/s; dày từ
3m (hai vai) đến 18m (lòng suối). ở đoạn lòng suối xuất hiện nước ngầm có áp, trong
nền có lẫn các tảng đá mồ côi. Phương án đầu tiên được đưa ra xem xét là làm tường
hào Bentonite. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích thấy rằng, với nền cát và đặc biệt là
trong nền có nước ngầm có áp như ở đây thì việc giữ vách bằng Bentonite khó đảm
bảo. Nền lại có lẫn đá nên khi đào nếu gặp phải đá sẽ phải xử lý rất mất nhiều thời gian.
Phương án Jet-grouting khắc phục được những trở ngại mà công nghệ tường
hào Bentonite gặp khó khó khăn. Đồng thời có thể tiết kiệm khoảng 20% kinh phí. Vì
vậy phương án này đã được chọn.
c¾t ngang

Qua công trình này đã có những bài học kinh nghiệm được rút ra là :
+ Khảo sát địa chất nền đập cần phải đặc biệt chú ý, trong đó phải đánh giá
s¬ ®å thi c«ng


c¾t däc tim t­êng chèng thÊm

được các yếu tố thuỷ động lực của nước ngầm.
§Ønh t­êng chèng thÊm +7.00m

1

4

2

5

3

1

4

2

5

3

+ Thi công phải bắt đầu từ lòng suối tiến vào bờ
§­êng ph©n giíi líp 7 vµ líp 8

giíi h¹n t­êng chèng thÊm


T­êng chèng thÊm

+ Cấp phối 200 X + 5 kg Bentonite + 200 lít Nước
Mặt cắt thiết kế

Công trình đang thi công
Hình 5. Thi công tường chống thấm nền đập Đá Bạc (Hà Tĩnh)
1.2.3. Giới thiệu dự án sửa chữa chống thấm cho đập Um-Mun (Hàn
Quốc)

Hình 6- Mặt cắt đập Um-mun

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

9


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
Đập Unmun nằm ở phía Tây Nam Hàn Quốc xây dựng năm 1992. Trước đây là
đập đất đồng chất cao 25m. Năm 1998 đập được nâng cao lên thêm 30m kết cấu đập
đá đổ có lõi giữa. Các thông số công trình: Chiều cao 55 m; Chiều dài : 407 m; Dung
tích hồ: 126. 175.000 m3; Nhiệm vụ: Cấp nước;
Hiện tượng hư hỏng:
Năm 1998 xuất hiện 3 hố sụt trên đỉnh đập, kích thước mỗi hố gần 2m. Kết quả
đo thấm cho thấy: Thấm vượt mức cho phép: Max 1.200 ~ 6.000 m3/ ngày - đêm;
Xuất hiện 3 hố sụt trên đỉnh đập, đường kính đến 2m; Xuất hiện trượt mái thượng lưu
đoạn tiếp giáp với đập tràn.
Quá trình sửa chữa khẩn cấp :

Sau khi sự cố xảy ra, Chính Phủ Hàn Quốc đã thành lập đội đặc nhiệm xem xét lại
toàn bộ các tài liệu liến quan đến thiết kế, thi công và tình hình sự cố; các số liệu đã đo
đạc được; tiến hành công tác khảo sát hiện trường và thí nghiệm trong phòng;
Kết quả ban đầu cho thấy: nguyên nhân của sụt đất là do dòng thấm. Từ cao trình 113
đến 125 của lõi đất sét trong thân đập do thi công không tốt, làm thành một tầng xung
yếu chạy suốt chiều dài đập. Khi hồ tích nước đã xuất hiện dòng thấm đi qua chỗ xung
yếu này. Ban đầu người ta đề xuất các giải pháp sửa chữa như hình 6.

Hình 7- Các giải pháp nghiên cứu sửa chữa đã được đề xuất

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

10


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
Phương án xử lý được chọn: sử dụng công nghệ khoan phụt. Trong giai đoạn xử
lý lần đầu năm 2002, xử lý bằng công nghệ khoan phụt kiểu nén đất (Compact
grouting). Kết quả vẫn chưa xử lý thấm triệt để, lưu lượng thấm có những lúc đạt đến
2000 m3/ngày đêm (ngày 21/12/2002).
Vì vậy, sang năm 2003 tiếp tục nghiên cứu giải pháp xử lý. Lần này đề nghị xử
lý bằng công nghệ thẩm thấu (Permeation grouting). Vật liệu sử dụng lần này là
ximăng cực mịn, thiết bị nhập của Mỹ.

Công việc cụ thể của 2 giai đoạn như sau:
Năm
2000


Nhiệm vụ
Nghiên cứu tài liệu
Khảo sát hiện trường

Công việc đã triển khai

Khoan: 8 hố Thí nghiệm: Đo đường bão hoà; hàm
Khoan và thí nghiệm lượng muối trong đất; thành phần hạt; dung trọng;
đất

thí nghiệm nén 3 trục (12 mẫu); thí nghiệm nén

không nở hông (14 mẫu); đo thấm (6 mẫu)
Thí nghiệm theo dõi vết 1 ~ 5 lần (muối, chất chỉ thị màu)
Nghiên cứu các số liệu áp lực đất và áp lực nước lỗ rỗng; lún; chuyển vị;
đo
Khảo sát địa vậtlý

2003

Nghiên cứu tài liệu
Khảo sát hiện trường

thấm; độ đặc chắc..
Khảo sát bằng địa điện, địa ra đa, X quang Khảo
sát bằng phương pháp chấn động
Xem xét tài liệu thiết kế, tài liệu thi công
Các công việc đã thực hiện trong giai đoạn trước
Khảo sát chi tiết các mặt cắt bị thấm
Khoan 8 hố (6 hố trên đỉnh đập, 2 hố ở chân) Đo


Khoan và thí nghiệm đường bão hoà; Lấy mẫu không phá huỷ Xác định
đất

hàm lượng muối trong đất; thành phần hạt; dung
trọng; hệ số thấm, độ cố kết
Lần thứ nhất: bơm vào 9 hố; Lần thứ hai: bơm vào

Thí nghiệm theo dõi vết 15 hố; Quan trắc tai 25 vị trí; chất bơm vào:
Khảo sát địa điện

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

Rhodamine và thuốc nhuộm.
Tổng cộng trên 8 mặt cắt (3 mặt cắt trên đỉnh đập,

11


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
Hải

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn

một số mặt cắt ở cơ đập, và ở gần đập tràn)
Quan trắc đường bão Quan trắc 4 lần trên 20 hố, 4 hố đặt thiết bị quan
hoà Thí nghiệm chất trắc tự động
lượng nước

Thí nghiệm chất lượng nước 4 lần


Tổng số vật liệu phụt như bảng dưới:
1
2
3

Hố bắt đầu (Pilot) 23
4
Ximăng Porland
94.170 kg
Hố phụt
359
5
Ximăng cực mịn
596.324 kg
Hố kiểm tra
22
6
Bentonite
30.718 kg
L = 16.940m
G = 721.212 kg
Sơ đồ mặt bằng khoan phụt như hình 8

13%
83%
4%

Hình 8- Bố trí mặt bằng khoan phụt
Kết quả đo đạc sau khi sửa chữa năm 2003 cho thấy hiện tượng thấm đã hoàn

toàn chấm dứt. Viện nghiên cứu khoa học thuỷ lợi Hàn quốc cho biết đây là công trình
xử lý sự cố quy mô nhât từ trước đến nay. Ngoài những kinh nghiệm trong việc sử
dụng công nghệ để xử lý thấm, tại công trình này còn có nhiều bài học quý báu trong
công tác điều tra, đo đạc đánh giá hư hỏng trong đập đất rất đáng để chúng ta học tập.
1.2.4. Giới thiệu dự án xử lý chống thấm cho cống D10- Hà Nam
Cống tiêu D10 thuộc hệ thống thuỷ nông thị xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam được xây
dựng năm 2002. Móng đặt trên lớp á sét nhẹ số (3) dày 3m; tiếp theo là lớp số (4) cát
bụi hạt nhỏ dày 5m; tiếp đến là lớp sét màu nâu xám. Mùa lũ năm 2002, khi đi vào vận
hành xảy ra sự cố mạch sủi sau bể tiêu năng phía đồng. Địa phương đã phải đắp đê
quai để dâng cao mực nước phía đồng, giảm chênh lệch nước.
Nguyên nhân hư hỏng được đánh giá như sau: Lớp đất số (4) là lớp cát bụi. Theo
kết quả khảo sát địa chất, lớp này bắt đầu từ cao trình - 4.48m. Do đóng cọc tre xuyên

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

12


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
hết lớp (3) là lớp chống thấm tương đối tốt, khi có chênh lệch mực nước đã tạo ra dòng
chảy ngầm xuyên qua lớp (3) ở phía sông chảy vào lớp (4). Lớp này bị xói ngầm, các
hạt nhỏ theo dòng thấm đi về hạ lưu và tạo ra đùn sủi phía sau bể tiêu năng phía đồng.
Tháng 10 năm 2003, địa phương đã tiến hành sửa chữa bằng cách đào đất hai
bên mang cống. Bọc xung quanh cống (trừ dưới đáy không làm được) bằng đất sét
luyện dày 0.5m rồi đắp trả đất bằng đất thịt đảm bảo dung trọng. Làm một hàng cừ gỗ
phía sông cuối bể tiêu năng và một hàng cừ gỗ phía đồng, có cùng chiều dài cừ là 3m.
Luồn ống để bơm dung dịch sét - xi măng xuống dưới đáy cống.
Công việc sửa chữa hoàn thành tháng 4 năm 2004, nhưng đến tháng 7 năm 2004

khi có lũ ngoài sông, phía trong đồng lại tiếp tục bị đùn sủi, đe doạ vỡ đê. Chứng tỏ
rằng giải pháp sửa chữa không có hiệu quả. Địa phương lại phải tiếp tục hoành triệt
cống .
Giải pháp sửa chữa của Viện Khoa học Thuỷ lợi: Sử dụng công nghệ khoan phụt
cao áp (Jet – grouting) để tạo ra một hàng cừ xi măng - đất chống thấm cắt qua lớp đất
(4) là lớp cát bụi – cắm vào lớp 5 là lớp sét nhẹ màu nâu xám.
Phương án xử lý được phê duyệt là 200 triệu đồng, giảm 130 triệu so với lần
sửa chữa trước đây. Thời gian thi công giảm: 15 ngày, trong khi lần sửa chữa trước thi
công trong 3 tháng.

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

13


Tiu lun: Qun lý cụng ngh trong xõy dng
GVHD: PGS. TS inh Tun
Hi
1.2.5. Chng thm cho cng vựng triu
Cng cú dng cng - cu kt hp, gm 2 ca mi ca rng 8m; chng thm
bng c thộp. Do thi cụng khụng tt nờn c b h, dũng thm qua ỏy ca rt mnh.
a phng ó tỡm nhiu bin phỏp lp bt nhng khụng gii quyt c. Cng hu
nh khụng ngn mn v gi nc c na.
Cầu Giao thông
trên cống

Máy Khoan Phụt
Sàn đạo

+2.5

Mực nước triều trong khi thi công

+1.5

Chất bao tảI cát
làm tầng phản áp

4 ~ 6m
Tấm bạt

-4,5

Hàng cừ Latsen
bị hở

Cọc XMĐ đường kính 60Cm
thi công chèn lên nhau
làm thành tường dày 40 Cm

-12.5

Cụng trỡnh ang thi cụng
Minh ha phng ỏn thi cụng
Hỡnh 9. Sa cha chng thm cng vựng triu
Trc ht chỳng tụi phi tỡm cỏch bt tm thi l rũ, sau ú dựng th ln moi
ht ỏ hc ó xung trc õy. Dựng cỏt ch bng x lan bự vo h va o
(tng cng dựng ht 4 x lan cỏt). San cỏt cho phng, bng ỏy cng, ri lờn ú mt
lp vi bt da, tip theo xp cỏc bao ti cỏt ố lờn lp bt lm tng phn ỏp. Cỏc
cụng vic trờn phi dựng th ln lm vic di sõu 5m nc.
t mỏy trờn sn o bc qua cỏc tr pin (cỏch mt nc 2m), qua lp nc

5m, khoan xuyờn qua lp bt da, xung tip 10m na v bt u pht. Khi mi khoan
lờn gn mt ỏy thỡ pha ph gia úng rn nhanh vo va trỏnh hin tng dũng
thm phó v XM trc khi nú ụng kt. Ngay sau khi lm xong phớa thng lu thỡ
ó chm dt c rũ nc, nhng chỳng tụi vn quyt nh lm c phớa h lu. Ton
b thi gian thi cụng ht 2 thỏng.
õy l mt thnh cụng cú ý ngha thc t, vỡ ngoi Jet-grouting thỡ hin nay
cha cú cỏch no gii quyt c nhng lai h hng kiu ny m khụng phi bm
khụ tỏt cn.

Nguyn Tun Anh - 23QLXD21

14


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
Hải
1.3. Kết luận

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn

Công nghệ khoan phụt là công cụ hữu hiệu để xử lý sự cố thấm của các công
trình thuỷ lợi. Tuy nhiên, mỗi công nghệ đều có những phạm vi áp dụng, những ưu
nhược điểm nhất định. Những kinh nghiệm đã đạt được trong thời gian qua là rất đáng
quý. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu để hoàn
thiện. Ví dụ như: công nghệ kiểm tra giám sát chất lượng khoan phụt, loại vật liệu
phụt.
Một nguyên lý đã cũ nhưng luôn đúng, đó là "phòng còn hơn chống" , nghĩa là
chúng ta phải có giải pháp chống thấm an toàn ngay từ khâu thiết kế, đến công tác thi
công, giám sát chất lượng. Đừng để đến khi có sự cố mới giải quyết thì bao giờ cũng
tốn kém và gây lãng phí lớn.


Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

15


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ KHOAN PHỤT VỀ MẶT KINH TẾ KỸ THUẬT
1. Phạm vi áp dụng khoan phụt
a. Đối với đê đập (TCVN 8644 : 2011 Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật khoan
phụt vữa gia cố đê)
Thân đê được xem xét khoan phụt khi có những đặc tính sau:
- Hệ số thấm của đất thân đê lớn hơn 10-4 cm/s;
- Đê có hiện tượng nứt nẻ, hang hốc, tổ mối, thẩm lậu hoặc các yếu tố ẩn hoạ khác ảnh
hưởng đến an toàn đê.
* Khoan phụt vữa gia cố thân đê phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bịt lấp được các lỗ rỗng, khe nứt, hang động vật, tổ mối và các loại ẩn họa khác có
trong thân đê, tạo ra màn chống thấm trong phạm vi khoan phụt vữa gia cố để đạt được
hệ số thấm nhỏ hơn 10-4 cm/s, tăng sự ổn định của đê, hạn chế sự xâm nhập và hoạt
động của các loại sinh vật gây mất ổn định đê;
- Đảm bảo an toàn cho đê trong khi phụt vữa gia cố và an toàn lao động.
- Chỉ được dùng các hóa chất được phép sử dụng không gây tác hại đến môi trường.
- Trong quá trình thi công phụt vữa gia cố đê, nếu xảy ra sự cố ảnh hưởng xấu đến an
toàn đê thì đơn vị thi công phải dừng thi công và báo cáo ngay với chủ đầu tư, tư vấn
thiết kế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có phương án xử lý kịp thời. Trong
thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị thi công phải có phương án
đảm bảo an toàn cho đê điều.
b. Đối với nền đá (TCVN 8645 : 2011 Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật khoan

phụt xi măng vào nền đá)
Những nền đá có đặc tính sau đây mới áp dụng biện pháp khoan phụt xi măng:
- Nền là đá cứng hoặc nửa cứng bị nứt nẻ, có độ mở rộng khe nứt từ 0,1 mm đến 10
mm;
- Lượng mất nước đơn vị trong phạm vi từ 0,01 L/(min.m2) đến 10 L/(min.m2) và vận
tốc chuyển động của nước ngầm nhỏ hơn 2 400 m/d (2,8.10-2 m/s);
- Thành phần hóa học của nước ngầm không phá hoại quá trình ninh kết và đông cứng
của dung dịch vữa xi măng.
* Một số yêu cầu chung khi phụt vữa xi măng vào nền đá:

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

16


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
Cần bố trí đủ mặt bằng và không gian phù hợp với công nghệ thi công khoan phụt. Khi
tiến hành khoan phụt từ các hành lang ngầm thì hành lang đó phải có chiều cao đủ để
bố trí các thiết bị khoan và các máng dẫn mùn khoan, thiết bị xói rửa vận chuyển mùn
khoan ra nơi tập trung.
- Khoan phụt xi măng phải được thực hiện trước khi dâng nước. Trường hợp phải tiến
hành khoan phụt khi đã dâng nước trước công trình thì phải xem xét ảnh hưởng của
cột nước gây ra đối với hiệu quả của biện pháp khoan phụt và có biện pháp xử lý phù
hợp.
- Phải kết thúc việc phụt xi măng trước khi thi công các công trình tiêu nước của nền
trong phạm vi ảnh hưởng của hố khoan phụt hoặc phải có biện pháp ngăn ngừa các
công trình tiêu nước bị lấp tắc bởi dung dịch phụt.
- Khi khoan phụt qua các công trình bê tông có khớp nối phải có biện pháp che chắn

không để cho dung dịch xi măng xâm nhập vào làm cứng các khớp nối.
- Khi phụt vào lớp đá dưới nền, thông thường phải có một lớp gia tải bên trên. Lớp gia
tải này phải đảm bảo sao cho khi tiến hành phụt với áp lực thiết kế không bị gãy nứt,
dung dịch phụt không chảy ra bề mặt hoặc chảy vào lớp gia tải. Lớp gia tải có thể là
lớp đá thiên nhiên hoặc tấm bê tông. Không cần bố trí lớp gia tải nếu áp lực phụt
không lớn hơn 0,2 MPa và nền công trình là đá nguyên khối, ít nứt nẻ và khi phụt thử
nghiệm cho kết quả tốt.
- Nếu lớp đất nền trên mặt là đá không ổn định thì phải đặt các ống chèn qua phạm vi
lớp này và phải đổ vữa xi măng vào khoảng trống bên ngoài ống.
* Phụt thử nghiệm
- Trước khi thi công phải phụt thử nghiệm để hiệu chỉnh lại các thông số thiết kế như
khoảng cách giữa các hố khoan, nồng độ dung dịch, áp lực phụt v.v… trước khi tiến
hàn phụt đại trà. Vị trí các hố khoan phụt thử nghiệm được chọn trong số các hố khoan
có trong đồ án thiết kế.
- Nếu trong đồ án thiết kế có dự kiến kiểm tra chất lượng phụt bằng các phương pháp
địa vật lý hoặc các biện pháp khác v.v… thì trong đợt phụt thử nghiệm cũng tiến hành
kiểm tra chất lượng các phương pháp đó để rút ra các chỉ tiêu đánh giá.
* Trình tự phụt vữa xi măng

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

17


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
- Phụt xi măng được tiến hành theo từng hàng, đánh số thứ tự từ hạ lưu đến thượng
lưu, từ trái sang phải, theo nguyên tắc thu dần khoảng cách giữa các hố khoan trên một
hàng theo từng đợt.

Khi phụt màn chống thấm phải tiến hành phụt theo thứ tự từ hạ lưu lên thượng lưu và
phải phụt hàng lẻ trước, hàng chẵn sau. Trong một hàng, phụt đợt một vào các hố
khoan số lẻ và phụt đợt hai vào các hố khoan số chẵn.
- Tùy theo tình trạng nứt nẻ của đá và kết quả phụt thử nghiệm mà quyết định khoảng
cách hợp lý các hố khoan phụt để tạo màn chống thấm. Đợt khoan phụt đầu tiên có thể
bố trí các hố khoan cách nhau từ 6 m đến 16 m và phụt cố kết gia cố bề mặt từ 4 m đến
12 m. Trường hợp khi phụt thấy có sự thông nhau về thủy lực với hố khoan bên cạnh
(khi thấy vữa phụt xuất hiện ở hố khoan bên cạnh) thì phải tăng khoảng cách các hố
khoan phụt lên gấp đôi.
- Khoảng cách cuối cùng giữa các hố khoan phụt và số đợt khoan do thiết kế quy định,
phải được chính xác hóa trong quá trình thi công, sau khi phụt xong mỗi đợt và qua
phân tích kết quả phụt theo tài liệu hoàn công. Nếu kết quả phân tích cho thấy đặc tính
của đá ở các đoạn phụt đã đạt yêu cầu của thiết kế thì tiến hành công tác kiểm tra theo
quy định . Nếu phát hiện khoan phụt chưa đạt yêu cầu thì sẽ phải quyết định khoan
phụt đợt tiếp theo. Trường hợp khi phân tích số liệu báo cáo hoàn công của hai hay
nhiều đợt đã phụt thấy không phù hợp với yêu cầu thiết kế thì phải tiến hành khoan
phụt một số hố khoan của đợt tiếp theo. Số lượng và độ sâu mỗi hố khoan phụt bổ
sung do tư vấn thiết kế quy định.
- Sau khi đã phụt xong một đợt nào đó, nếu tại các hố khoan đã được phụt còn tồn tại
những vấn đề sau thì phải bổ sung thêm các hố khoan phụt.
- Các vùng có lượng mất nước đơn vị và lượng tiêu hao dung dịch vượt quá 10 lần so
với trị số trung bình tại các hố khoan đã phụt trong đợt.
- Các vùng mà việc phụt chưa được hoàn tất theo như chỉ dẫn của tiêu chuẩn.
- Các hố khoan do điều kiện thi công đã không đạt tới độ sâu thiết kế.
Các hố khoan bổ sung nếu có số lượng từ 1 hố đến 2 hố phải được khoan tại vị trí cách
hố khoan cũ mà việc phụt chưa hoàn tất là 0,5 m và phải phụt tới độ sâu cần thiết theo
yêu cầu thiết kế.
2. Đánh giá về mặt kinh tế - kỹ thuật và khả năng ứng dụng của công nghệ khoan
phụt


Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

18


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
Do tính chất địa tầng mềm yếu nên các công trình đê đập thường gặp sự cố khi
thi công hoặc sau vài năm sử dụng sẽ bị rò rỉ và trôi đất. Việc sửa chữa rò rỉ rất tốn
kém và khó khăn. Trong trường hợp này, kỹ thuật khoan phụt chống thấm là giải pháp
cực kì hiệu quả. Đối với công trình thuỷ lợi, việc tiến hành xử lý chống thấm và gia cố
tăng ổn định là công việc rất quan trọng, một trong những giải pháp hiệu quả là khoan
phụt. Trong nhiều trường hợp, nhờ kết quả của khoan phụt mà không cần phải thay đổi
kết cấu thiết kế đê đập. Hiện nay, các công nghệ trong lĩnh vực khoan phụt ngày càng
được ứng dụng và phổ biến rộng rãi.
2.1 Ứng dụng trong xử lý địa chất nền và thân đê đập
Nguyên nhân thường gặp trong sự cố thi công địa chất đê đập là các địa tầng
mềm yếu chưa được xử lý triệt để, công nghệ thi công không hợp lý, sau nhiều năm
vận hành sẽ trở thành các cấp bậc rò rỉ không giống nhau dẫn tới nền móng của đê đập
bị rò rỉ và trôi đất. Sử dụng thường xuyên các loại khoan phụt khác nhau thì các cách
xử lý cũng khác nhau.
2.2 Áp lực tĩnh trong kỹ thuật khoan
- Thông thường đường kính của hố khoan là 91mm đến 110mm. Sử dụng xi măng
thường, lưu lượng khoan phụt khoảng 100lít/phút, áp lực phụt thường ở mức 3Mpa.
- Chuẩn bị thiết bị : máy khoan,máy trộn vữa,bơm bùn,ống cao áp,nút bịt tuần
hoàn,bộ ghi dữ liệu phụt tự động.
- Đặc điểm chủ yếu: cho nước chảy ra ngoài, dùng áp lực cao cho xi măng đầy các
khe nứt của đê đập, xi măng cùng với kết cấu các hạt thể rắn trở thành bê tông vững
chắc. Đối với đê - đập đây có thể coi là tác dụng hai mặt, vừa xử lý chắn nước rò rỉ và

vừa gia cố nâng cao ổn định. Đối với việc xử lý các khe nứt lớn có đường nước ngầm
chảy qua mạnh thì công việc xử lý khoan phụt tương đối khó.
2.3 Áp lực tĩnh của khoan phụt trong các kẽ nứt của đê đập
- Thông thường cách giải quyết đối với bộ phận chính của nền móng đê đập là
khoan độ sâu khoan dưới 91mm, nguyên liệu dùng trong khoan phụt chủ yếu là đất sét,
điều chỉnh lưu lượng khoan phụt khoảng 100 L/phút, điều chỉnh áp lực khoan phụt và
áp lực trong các khe nứt thành áp lực cao nhất, áp lực thông thường khoảng 0.4Mpa,
độ dài của phần chỉnh nền đập và các khe nứt nhỏ hơn 3cm.
- Thiết bị chủ yếu : Thiết bị khoan thăm dò hoặc máy khoan đá (khoan hơi),
máy trộn vữa, bơm bùn và nút bịt thông thường.

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

19


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
- Đặc điểm chủ yếu: đất sét, đá phong hoá đều có bộ phận chắn nước và chống
rò rỉ.,nguyên liệu nền móng chính của đê đập không tốt hay đã được sử dụng trong
một thời gian dài sẽ dẫn tơi tình trạng chức năng chắn nước của đê đập bị mất tác
dụng.Khi sử dụng phương pháp này trước tiên hãy khoan một lỗ khoan trên nền chính
của đập, dùng áp lực cao ép vữa vào lỗ khoan làm cho nền móng chính của đê đập nứt
ra các vết nứt,sau đó tiếp tục trở về cho đầy đường vữa vào làm cho chức năng của nền
móng chính của đê đập hồi phục,tránh tình trạng rò rỉ nước thông qua các khe nứt của
đập.
2.4 Áp lực phun khoan phụt
- Có thể phân thành vòi phun cố định,vòi phun di chuyển,vòi phun xoay, đối
với nền móng đê đập thông thường, đường kính là 130mm, nguyên liệu thường dùng

trong khoan phụt là vữa, lưu lượng khoan từ 75 ~100 L/phút.
Áp lực phun trong phạm vi rộng được điều chỉnh lên áp lực cao nhất. Áp lực
trung bình trong khoảng 6~38Mpa.
- Thiết bị chủ yếu: khoan thăm dò,máy trộn vữa,bơm cao áp (bơm cao áp dùng
cho vữa), máy nén khí, bơm khoan phụt (loại 3 pít tông, đơn hoặc đôi),vòi phun
nước,ống cao áp,máy ghi tự động khoan phụt dữ liệu.
- Đặc điểm chủ yếu: đối với các công trình đê đập, áp lực tĩnh có tác dụng đôi
gia cố và chắn nước rò rỉ. Phương pháp kỹ thuật khoan phụt này có thể điều chỉnh các
tham số kỹ thuật của khoan phụt, đối với công việc gia cố đập có tác dụng rất tốt, sức
chịu đựng cao, có thể trực tiếp chống rò rỉ nước vào đập thấm qua nền móng của đập.
- Vòi phun xoay có thể sử dụng như một nền móng cọc trong khoan phụt, tương
đối thích hợp khi sử dụng các loại cát mịn và nhỏ, cát phổ thông. Tương đối khó khăn
khi xử lý đối với các loại nguyên vật liệu như: sỏi địa tầng, đá cuội địa tầng do tốc độ
chảy của nước ngầm rất lớn.
2.5 Sử dụng trong đập bê tông
- Hố khoan phụt là một giai đoạn không thể thiếu trong các công trình kiến trúc
đê đập cũng như là một biện pháp quan trọng để chống rò rit nước sau khi vận hành sử
dụng đập bê tông, trong tình huống thông thường chỉ dùng vữa để khoan phụt, trong
các tình huống đặc biệt sử dụng khoan phụt hoá học, không cần dùng phương pháp
khoan phụt cao phân tử.
2.5.1 Gia cố khoan phụt

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

20


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải

- Đập bê tông được thiết kế trên nền tảng đá nham thạch, khi đào đá nham thach
lên ta vứt bỏ những tảng đa lớn nhằm dễ dàng cho công việc khoan phụt sau này, sau
đó tiến hành gia cố cho hố khoan.Trong tình huống thông thường,dùng máy khoan đá
khoan hố khoan với đường kính khoảng 50~70mm,độ sâu khoan trong khoảng
0.5~3m,sau đó trong hố khoan lắp nút bịt thông thường, điều chỉnh áp lực khoan
phụt nhỏ hơn 0.5Mpa.
Thiết bị chủ yếu: Máy khoan đá,máy trộn vữa,bơm bùn,nút bịt tuần hoàn thông
thường.
- Đặc điểm chủ yếu: dùng vữa lấp đầy các khe hở của đá nham thạch tạo thành
kết cấu vững chắc nền móng của đá nham thạch,nâng cao cường độ gia cố và chống rò
rỉ nước của đê đập.
2.5.2 Màn che khoan phụt
- Giữa bệ móng và tầng chống thấm nước của kết cấu trong của đê đập là tầng
thấm nước tương đối., nếu như khi khoan phụt tới tầng chống thấm nước, tại hố khoan
phụt lắp thêm nút bịt tuần hoàn,tiến hành khoan phụt phân đoạn,làm cho tầng thấm
nước trở thành tầng chống thấm nước,làm cho kết cấu đá nham thạch trở thành màn
che khoan phụt của đập bê tông.Khi tiến hành khoan phụt, đầu tiên điều chỉnh lưu
lương nhỏ hơn hoặc lớn hơn 100 L/phút, áp lực điều chỉnh theo cao độ của đê đâp để
điều chỉnh, thông thường áp lực không vượt quá 6Mpa.
- Thiết bị chủ yếu: máy khoan,máy trộn vữa,bơm bùn,nút bịt tuần hoàn cao
áp,ống cao áp,bộ ghi phụt dữ liệu tự động.
- Đặc điểm chủ yếu: cho nước chảy ra ngoài, dùng áp lực cao cho xi măng đầy
kẽ nứt, xi mănng cùng với kết cấu các hạt thể rắn trở thành bê tông vững chắc,đối với
đê đập đây có thể coi là tác dụng song phương trong công tác xử l?y chắn nước đồng
thời màn che khoan phụt có tác dụng phòng ngữa tình trạng rò rỉ nước của đê đập.
2.6. Một số công nghệ khoan phụt và thiết bị dùng trong khoan phụt
- Kết cấu kiến trúc bên trong và ngoài có tác dụng chắn tình trang rò rỉ nước
của đê đập.
- Tiến hành khoan phụt xử lý sườn dốc hai bên núi của đê đập.
- Thi công kết cấu nền móng công trình.

- Tiến hành khoan phụt nhằm nắn lệch các đoạn có địa hình nghiêng và không
bằng phẳng.

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

21


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
- Tiến hành công việc bịt kín nguồn nước ngầm tránh tình trạng thấm nước qua
nền móng đập.
2.7 Đối với công việc lựa chọn thiết bị thích hợp
2.7.1 Bơm bùn ( bơm dùng trong khoan phụt) : đối với thiết bị này có thể điếu chỉnh
áp lưc đến áp lực cao nhất là 20%, cũng có thể khoan phụt độ sâu khoan tới đường
kính là 3mm,có thể tháo lắp thuận tiện khi sử dụng loại thiết bị này.
2.7.2 Máy trộn vữa: với chức năng trộn,dự trữ, lọc các loại đá sỏi trong quá trình
trộn,dung lưọng lớn.
2.7.3 Ống cao áp : lựa chọn ống cao áp và đầu nối chuyên dùng, mỗi loại độ dài không
quá 20m.
2.7.4 Nút bịt tuần hoàn khoan phụt áp lực cao.Có thể chịu đựng áp lực khoan phụt
cao nhất, đường hồi vữa từ đáy của hố khoan hồi vữa,đồng hồ áp lực có tác dụng hoà
hoãn và vị trí cách ly.
2.7.5 Bộ ghi phụt tự động. Đây là thiềt bị phần mềm tương đối quen thuộc với các
khách hàng trong ngành xây dung. Đặc biết thiết bị này được sử dụng rất rộng rãi
trong các công trình kiến trúc khoan phụt, sản phẩm náy ngày càng phổ biến,phương
diện kỹ thuật ngày càng phát triển trong đó bao gồm cả các trình độ công nghệ tiên
tiến, là thiết bị điều khiển mà về tài liệu hỗ trợ cũng như kỹ thuật không ngừng được
cải tiến.

2.7.6 Thiết bị khoan phụt.
* SG2- IIIA
- Phạm vi sử dụng: khoan thăm dò các công trình thuỷ điện,khoan phụt đê
đập,khai thác khoang sản, các công trình thăm dò địa chất,có thể đáp ứng nhu cầu
dùng mũi khoan bằng đồng,hợp kim cứng hay các mũi khoan bằng kim cương.
+ Độ sâu khoan : 300m
+ Tốc độ quay :128~1200 vòng/phút
+ Sức nâng lớn nhất : 2000kg
- Tính năng kết cấu của máy khoan:
+ Truyền lực cơ giới,sử dụng dịch áp,giá đỡ dịch áp,cường độ làm việc thấp.
+ Kết cấu vững chắc,tính năng ổn định,thuận tiện cho việc vận chuyển và sữa
chữa.
* Máy khoan SGZ- ID

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

22


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
Hải
- Độ sâu khoan : 150m

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn

- Tốc độ quay : 95~1000vòng/phút
- Sức nâng lớn nhất:1000kg
2.7.7 Máy tạo xi măng tốc độ cao ZJ- 400A, ZJ- 800.
- Phạm vị sử dụng: nước, xi măng,đất sét, cát sỏi và các nguyên vật liệu khác
tạo thành hợp chất vữa, xi măng.

- Dung lượng trộn : 400 L÷800 L
- Tỷ lệ nồng độ: 0.5.1
- Thời gian tạo thành vữa : 3 phút
2.7.8 Máy trộn vữa JJS- 2B
- Dung lượng : 200 L
- Đặc điểm: thùng trộn chia thành thùng trộn trên và thùng trộn duới, thung trộn
phía trên có chức năng trộn vữa, thùng phía dưới có chức năng tích trữ vữa, đây là
thiết bị có chức năng đôi.
2.8 Máy bơm SGB6- 10 ; SGB9- 12
- Phạm vi sử dụng: kết cấu khoan phụt các đê đập lớn,màn che khoan phụt,xử l?
y nền móng đường hầm,có thể khoan phụt ở các nồng độ khác nhau của xi măng hay
vữa, hoặc vôI vữa.
- Tham số kỹ thuật chủ yếu, lưu lượng: 72~250l/phút.
- Áp lực cao nhất : 12Mpa
- Tỷ lệ nồng độ khoan phụt: 0.5:1
Đặc điểm:
1.Tham số kỹ thuật có thể dựa vào yêu cầu của khách hàng quy định để điều
chỉnh.
2.Loại máy bơm này có thể dùng vữa hoặc vôi vữa.
3.Khi tiến hành điều chỉnh hộp số hay thay đổi lưu lượng lớn nhỏ có thể kết
hợp với việc điều chỉnh áp lực.
2.9 Bơm nồng độ cao ZJB6- 1.2 ; ZJB6- 1.2
- Phạm vi sử dụng: trong các công trình khoan phụt sơ khai đường hầm, khoan
phụt vôi vữa tại các đoạn cọc hay khoan phụt tại những nơI có đất sét dính nồng độ
cao.
2.10 Bộ ghi phụt dữ liệu TS

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

23



Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn
Hải
- Phạm vi sử dụng: tự động đo lường các loại khoan phụt thông thường,
phương pháp phụt GIN, thí nghiệm ép nước vv…, điều chỉnh áp lực,lưu lượng ( bao
gồm lưu lượng ra và lưu lượng vào), giới thiệu nồng độ nước hay các tham số kỹ thuật
ghi tự động, bộ thu dữ liệu, máy in vv… đều có tác dụng trong việc phòng chắn rò rỉ
đê đập với những con số chính xác, nâng cao chất lượng công trình thi công.
- Đặc điểm :
+ Lấy công nghệ tính toán chính xác làm máy chủ, các số liệu chính xác cao,tính
năng ổn định,tính năng chống nhiễm xa cao,có thể xử dụng tại ở những hoàn cảnh
khắc nghiệt.
+ Một máy tính chủ có thể đồng thời sử dụng cùng một lúc nhiều loại bơm
phụt,ví dụ : một máy TS- 2 có thể đồng thời sử dụng 02 bơm trong cùng một thời gian.
+ Khi phần mềm được cài trong chương trình Windows vận hành, ta chỉ cần
dùng chức năng này quan sát, thao tác đơn giản,sử dụng thuận tiện.
Bộ ghi phụt TS hoàn chỉnh
* Đối với mô hình tiểu tuần hoàn
- Tiến hành chuẩn bị : máy khoan SGZ- ZD, máy trộn vữa JJS- 2B, bơm chuyên
dùng trong khoan phụt SGB6- 10, bộ ghi phụt dữ liệu.
* Đối với mô hình đại tuần hoàn
- Tiến hành chuẩn bị: máy khoan SGZ- IIIA,máy tạo xi măng ZJ- 400A,máy trộn
vữa JJS- 10, bơm chuyên dùng trong khoan phụt SGB6- 10, bộ ghi phụt dữ liệu.
3. So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp khoan phụt
3.1 Khoan phụt áp lực
Mục tiêu của phương pháp là sử dụng áp lực phụt để ép vữa xi măng (hoặc ximăng –
sét) lấp đầy các lỗ rỗng trong các kẽ rỗng của nền đá nứt nẻ. Gần đây, đã có những cải
tiến để phụt vữa cho công trình đất (đập đất, thân đê, ... ).

Phương pháp này sử dụng khá phổ biến trong khoan phụt nền đá nứt nẻ, quy trình thi
công và kiểm tra đã khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên. với đất cát mịn hoặc đất bùn yếu, mực
nước ngầm cao hoặc nước có áp thì không kiểm soát được dòng vữa sẽ đi theo hướng
nào. Do đó hiệu quả chống thấm không lâu dài.
3.2 Khoan phụt kiểu ép đất
Khoan phụt kiểu ép đất là biện pháp sử dụng vữa phụt có áp lực, ép vữa chiếm chỗ của
đất. Biện pháp này thường được sử dụng trong xử lý nền đất yếu.

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

24


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng
Hải
3.3 Khoan phụt thẩm thấu

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn

Khoan phụt thẩm thấu là biện pháp ép vữa (thường là hoá chất hoặc ximăng cực mịn)
với áp lực nhỏ để vữa tự đi vào các lỗ rỗng. Do vật liệu sử dụng có giá thành cao nên
biện pháp này ít áp dụng.
3.4 Khoan phụt cao áp (Jet – grouting)

Biện pháp này được sử dụng nhiều trong cải tạo nền đất yếu dựa vào nguyên lý cắt
nham thạch và trộn đất tại chỗ với chất kết dính (xi măng, vôi, …) bằng dòng nước áp
lực tạo thành các cọc ximăng đất. Khi thi công các cọc chồng lấn lên nhau (overlap)
tạo thành tường (cut off wall) có tác dụng chống thấm.
CHƯƠNG 3. LÝ DO LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
Trong xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện công tác xử lý chống thấm

cho công trình là một công tác phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên, giải pháp
công nghệ thi công. Trong xu hướng phát triển kỹ thuật xây dựng nói chung và xử lý
thấm nói riêng có rất nhiều tiến bộ, nhiều giải pháp đã được ứng dụng mang lại hiệu
quả cao. Việc nghiên cứu lựa chọn giải pháp thích hợp với đặc điểm địa chất công
trình, đáng giá mức độ thấm và công nghệ thi công mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay đang có nhiều công nghệ xử lý thấm đang được sử dụng trong thực tế:
-

Phương pháp truyền thống

-

Phương pháp Khoan phụt vữa

-

Không chống thấm, chấp nhận thực trạng

Nguyễn Tuấn Anh - 23QLXD21

25


×