Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề cương môn quản lý chất lượng xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.08 KB, 15 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG
Câu 1: Trình bày các quan điểm về chất lượng, theo anh (chị) đâu là quan điểm hợp lý được
mọi người chấp nhận. (Trả lời: tập trung quan điểm của người tiêu dùng, trang 88-89 GT;
với khách hàng có 10 yêu cầu thể hiện 3 mặt: xã hội, thị trường, nội bộ…)
Trả lời:
Quan điểm người tiêu dùng: "Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu và mục đích của người
tiêu dùng".
Quan điểm này có lẽ có ưu thế của nó. Bởi lẽ doanh nghiệp luôn luôn phụ thuộc vào nhu
cầu người tiêu dùng ưu thế ở đây là doanh nghiệp có thể bán hàng phù hợp trên từng thị
trường khác nhau. Nếu doanh nghiệp áp dụng quan điểm này ta thấy được sản phẩm có chất
lượng cao giá cả cao thì sẽ tiêu thụ trên những thị trường mà khách hàng có nhu cầu và có
khả năng thoả mãn nhu cầu của họ.
Chính vì vậy quan điểm này nhà sản xuất cần phải nắm bắt một cách cần thiết và thiết yếu.
Một chứng minh cho thấy doanh nghiệp Trung Quốc đã thành công trong chiến lược này.
Thông qua thực tế thì hàng hoá Trung Quốc trên thị trường khác nhau thì chất lượng khác
nhau.
Nhưng nhược điểm của quan điểm này là ở chỗ như thế doanh nghiệp hay lệ thuộc vào
người tiêu dùng nếu nói một phía nào đó thì ta cho rằng doanh nghiệp luôn luôn theo sau
người tiêu dùng.
….(Xem thêm trong bài giảng của Thầy)
Câu 2: Anh (chị) hiểu gì về chu trình Demmy (PDCA), nêu rõ? Hãy vận dụng chu trình này
vào công ty xây dựng?
Trả lời
Năm 1950, Tiến sĩ Deming đã giới thiệu cho người Nhật chu trình PDCA: lập kế hoạch thực hiện - kiểm tra - điều chỉnh (Plan-Do-Check-Act), và gọi là Chu trình Shewart để
tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A. Shewart - người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng
bằng thống kê ở Mỹ từ những năm cuối của thập niên 30, nhưng người Nhật lại quen gọi nó
là chu trình hay vòng tròn Deming. Nội dung của các giai đoạn của vòng tròn nầy có thể
tóm tắt như sau:
P (Plan) : lập kế hoạch, định lịch và phương pháp đạt mục tiêu.
D (Do): Đưa kế hoạch vào thực hiện.


C (Check): Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
A (Act): Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp
nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào vào mới.

1


Với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ),
chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý là sự cải tiến liên tục và không bao
giờ ngừng. Cải tiến ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng, không đơn thuần liên quan đến giải
quyết vấn đề, bởi vì nhiều khi giải quyết được vấn đề nhưng không giải quyết được toàn bộ
quá trình, giải quyết vấn đề của bộ phận nầy đôi khi lại gây ra thiệt hại cho nơi khác.
PDCA ( Vòng tròn chất lượng ) PDCA hay nói đúng hơn là vòng tròn quản lý chất lượng
liên tục do Deming sáng tạo ra. Theo phương pháp này, cán bộ quản lý thiết lập vòng tròn
Deming và kết thúc mỗi quá trình thực hiện có thể ghi ra thành văn bản trong nội bộ doanh
nghiệp, sau đó phải xét lại những tiêu chuẩn đã thực hiện được ở trên và áp dụng vòng tròn
mới. Quá trình này được thực hiện lặp đi lặp lại thành một vòng tuần hoàn liên tục, nhờ đó
làm cho chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp không ngừng được hoàn thiện, cải tiến
và đổi mới.
1. P (Plan - Hoạch định chất lượng ) Đây là chức năng quan trọng nhất và cũng là giai
đoạn đầu tiên của quản trị chất lượng. Hoạch định chất lượng chính xác, đầy đủ sẽ giúp
định hướng tốt các hoạt động tiếp theo bởi tất cả chúng đều phụ thuộc vào kế hoạch.
Nếu kế hoạch ban đầu được xác định tốt thì sẽ cần ít các hoạt động phải điều chỉnh và
các hoạt động sẽ được điều khiển một cách có hiệu quả hơn. Đó là lý do tại sao hoạch
định chất lượng được coi là chức năng quan trọng nhất cần ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ các hoạt động khác. Hoạch định chất
lượng là hoạt động xác định mục tiêu các phương tiện nguồn lực và biện pháp nhằm
thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm. Hoạch định chất lượng cho phép xác định mục
tiêu, phương hướng phát triển chất lượng chung cho toàn công ty theo một hướng thống
nhất. Tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng

trong dài hạn, góp phần giảm chi phí cho chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp
các doanh nghiệp chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường thế
giới.
Hoạch định chất lượng còn tạo ra sự chuyển biến căn bản về phương pháp quản trị chất
lượng sản phẩm của các doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của hoạch định chất lượng bao
gồm:
+ Xây dựng chương trình, chiến lược, chính sách chất lượng và kế hoạch hoá chất lượng.
+ Xác định vai trò của chất lượng trong chiến lược sản xuất. Cách tiếp cận được sử dụng
trong quá trình sản xuất và tác nghiệp, cần bổ sung các chiến lược tổng quát của doanh
nghiệp.
2


+ Xác định những yêu cầu chất lượng phải đạt tới ở từng giai đoạn nhất định, tức là phải
xác định được sự thống nhất giữa thoả mãn nhu cầu thị trường với những điều kiện môi
trường kinh doanh cụ thể nhất định với chi phí tối ưu.
+ Đề ra phương hướng, kế hoạch cụ thể để thực hiện được những mục tiêu chất lượng đề
ra.
+ Cuối cùng là xác định kết quả dài hạn của những biện pháp thực hiện.
Khi hoàn thành các kế hoạch chất lượng cần phải cân đối tính toán các nguồn lực như :
lao động, nguyên vật liệu và nguồn tài chính cần thiết để thực hiện những mục tiêu, kế
hoạch đề ra. Dự tính trước và đưa chúng vào thành một bộ phận không thể tách rời trong
kế hoạch sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Ngoài các nguồn lực vật chất cần
thiết cũng cần vạch ra những lịch trình về thời gian và phát hiện, xác định những phương
pháp, biện pháp có tính khả thi trong những điều kiện giới hạn hiện có về các nguồn lực
để đảm bảo tính hiện thực và hợp lý của các kế hoạch.
2. D ( Do - Tổ chức thực hiện ) Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các
ý tưởng ở khâu hoạch định thành hiện thực. Thực chất đây là quá trình triển khai thực
hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch chất lượng thông qua các hoạt động, những
kỹ thuật, những phương tiện, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm

theo đúng những yêu cầu kế hoạch đặt ra. Để làm tốt chức năng này, những bước sau
đây cần được tiến hành theo trật tự nhằm đảm bảo các kế hoạch sẽ được điều khiển một
cách hợp lý:
+ Tạo sự nhận thức một cách đầy đủ về mục tiêu chất lượng và sự cần thiết, lợi ích của
việc thực hiện các mục tiêu đó đối với những người có trách nhiệm.
+ Giải thích cho mọi người biết rõ, chính xác những nhiệm vụ kế hoạch chất lượng cụ
thể, cần thiết phải thực hiện cho từng giai đoạn.
+ Tổ chức những chương trình đào tạo và giáo dục, cung cấp những kiến thức kinh
nghiệm cần thiết đối với việc thực hiện kế hoạch.
+ Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn qui trình bắt buộc.
+ Cung cấp đầy đủ các nguồn lực ở những nơi, những lúc cần thiết, có những phương
tiện kỹ thuật để kiểm soát chất lượng.
3. C (Check - Kiểm tra, kiểm soát ) Để đảm bảo các mục tiêu chất lượng dự kiến được
thực hiện theo đúng yêu cầu kế hoạch đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện, cần tiến
hành các hoạt động kiểm tra kiểm soát chất lượng. Đó là hoạt động theo dõi, thu thập,
phát hiện và đánh giá những khuyết tật của sản phẩm. Mục đích của kiểm tra là tìm
kiếm, phát hiện những nguyên nhân gây ra khuyết tật của sản phẩm và sự biến thiên của
quá trình để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Những nhiệm vụ chủ yếu của kiểm
tra, kiểm soát chất lượng là:
+ Theo dõi tình hình thực hiện, tổ chức thu thập thông tin và các dữ kiện cần thiết về
chất lượng thực hiện.
+ Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất lượng đạt được trong
thực tế của doanh nghiệp.
+ So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện các sai lệch và đánh giá các sai
lệch đó trên các phương tiện kinh tế - kỹ thuật và xã hội.
3


+ Phân tích các thông tin nhằm tìm kiếm và phát hiện các nguyên nhân dẫn đến việc
thực hiện đi chệch so với kế hoạch đặt ra.

Khi thực hiện kiểm tra các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá hai vấn đề cơ bản: ·
Mức độ tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đã vạch ra.
+ Quá trình có đảm bảo đúng thủ tục, yêu cầu và kỷ luật không.
+ Các giai đoạn có được tôn trọng hay bỏ sót.
+ Các tiêu chuẩn có được duy trì và cải tiến không. ·
Tính chính xác, đầy đủ và khả thi của bản thân kế hoạch. Nếu mục tiêu không đạt được
có nghĩa là một trong hai hoặc cả hai điều kiện trên không được thoả mãn. Cần thiết phải
xác định rõ nguyên nhân để đưa ra những hoạt động điều chỉnh khác nhau cho thích hợp.
Có nhiều phương pháp để kiểm tra chất lượng sản phẩm như: phương pháp thử nghiệm,
phương pháp trực quan, phương pháp thống kê, phương pháp chọn mẫu, phương pháp
thống kê, phương pháp dùng thử...
4. A ( Action- Điều chỉnh và cải tiến ) Hoạt động điều chỉnh nhằm làm cho các hoạt động
của hệ thống quản trị doanh nghiệp được phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn tại và có
khả năng thực hiện được những tiêu chuẩn chất lượng đề ra đồng thời cũng là hoạt động
đưa chất lượng sản phẩm thích ứng với tình hình mới nhằm giảm dần khoảng cách giữa
những mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thoả mãn nhu cầu
của khách hàng ở mức cao hơn. Các bước công việc chủ yếu của chức năng điều chỉnh
và cải tiến là:
+ Xác định những đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng từ đó xây dựng các dự án cải tiến
chất lượng.
+ Cung cấp các nguồn lực cần thiết như tài chính, kỹ thuật, lao động.
+ Động viên, đào tạo và khuyến khích các quá trình thực hiện dự án cải tạo chất lượng.
Khi các chỉ tiêu không đạt được, cần phải phân tích tình hình nhằm xác định xem vấn đề
thuộc về kế hoạch hay việc thực hiện kế hoạch để tìm ra nguyên nhân sai sót từ đó tiến
hành các hoạt động điều chỉnh. Sửa lại những phế phẩm và phát hiện những sai sót trong
thực hiện bằng việc làm thêm giờ đều là những hoạt động nhằm khắc phục hậu quả chứ
không phải xoá bỏ nguyên nhân. Để phòng tránh các phế phẩm, ngay từ đầu phải tìm và
loại bỏ những nguyên nhân từ khi chúng còn ở dạng tiềm tàng. Khi cần thiết có thể điều
chỉnh mục tiêu chất lượng. Thực chất, đó là quá trình cải tiến chất lượng cho phù hợp
với điều kiện và môi trường kinh doanh mới của doanh nghiệp. Quá trình cải tiến thực

hiện theo các hướng chủ yếu sau:
+ Thay đổi quá trình nhằm giảm khuyết tật.
+ Thực hiện công nghệ mới.
+ Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm.
Yêu cầu đặt ra với cải tiến chất lượng là tiến hành cải tiến đặc điểm sản phẩm, đặc điểm
quá trình nhằm giảm những sai sót, trục trặc trong thực hiện và giảm tỷ lệ khuyết tật của
sản phẩm.
Câu 3: QL chất lượng XD là gì?
4


(Gợi ý: QLCL là toàn bộ hoạt động QL của tổ chức… -> trình bày quan điểm hiện đại về
chất lượng ISO 9000 trang 98-99GT, trình bày 4 bước của QLCL, đọc mục 2.2 trang 102105GT)
Trả lời:
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 cho rằng: Quản lý chất lượng là một hoạt động có
chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực
hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo
chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.

Mục tiêu cơ bản của quản lý chất lượng:3R (Right time, Right price, Right quality).
Ý tưởng chiến lược của quản lý chất lượng là:Không sai lỗi (ZD - Zezo Defect).
Phương châm:Làm đúng ngay từ đầu (Do right the first time), không có tồn kho (non stock
production), hoặc phương pháp cung ứng đúng hạn, kịp thời, đúng nhu cầu.

Câu 4: Trình bày những nguyên tắc chung trong quản lý xây dựng?
Theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì nguyên tắc chung trong quản lý chất
lượng công trình xây dựng như sau:
1. Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định này và
pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công

trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác,
sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp
dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định
của pháp luật có liên quan.
3. Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định,
phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà
thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực
hiện.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức
đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá
trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư
5


được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định
của pháp luật.
5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của
các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác
nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây
dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của
pháp luật.
6. Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan chuyên môn về xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng
các công việc do mình thực hiện.
Câu 5: Bằng hình vẽ trình bày các chủ thể tham gia trong Quản lý chất lượng công
trình. Chỉ rõ trong giai đoạn thi công công trình, mối quan hệ của các chủ thể, quyền
hạn và nghĩa vụ của các chủ thể trong quản lý chất lượng?

a.


Mối quan hệ:

1234b.

Quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể:

* Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình (điều 112
Luật Xây dựng 2014)
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây
dựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;
6


b) Đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thi công xây
dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy
định của pháp luật và của hợp đồng xây dựng;
d) Dừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu
quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và bảo vệ môi trường;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá
trình thi công xây dựng công trình;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng phù hợp với
loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng;
b) Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thường thiệt hại, giải
phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu thi công xây dựng;
c) Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng phù hợp với hình thức
quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;

d) Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;
e) Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công
trình khi cần thiết;
g) Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi
công xây dựng;
h) Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;
i) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản
phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;
k) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
*Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng (điều 113 Luật Xây dựng 2014)
1. Nhà thầu thi công xây dựng có các quyền sau:
a) Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;

7


b) Đề xuất sửa đổi thiết kế xây dựng cho phù hợp với thực tế thi công để bảo đảm chất
lượng và hiệu quả;
c) Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;
d) Dừng thi công xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người và công trình hoặc
bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên giao thầu xây dựng gây ra;
e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt
động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
b) Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể
các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;

c) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm
chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;
d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình;
đ) Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;
e) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản
phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;
g) Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi
trường;
h) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
i) Bảo hành công trình;
k) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại,
không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô
nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
l) Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc do nhà
thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần việc
do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
m) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
*Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng (điều 114 Luật
Xây dựng 2014)
1. Nhà thầu thiết kế có các quyền sau:
a) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác
thiết kế xây dựng;
b) Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài hợp đồng thiết kế
xây dựng;
8


c) Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng;
d) Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng thiết kế xây
dựng;

đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật
có liên quan.
b) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;
c) Từ chối những yêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư;
d) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theo đúng thiết
kế;
đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nhà thầu thiết kế có các nghĩa vụ sau:
a) Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực
hành nghề thiết kế xây dựng;
b) Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình; lập hồ sơ thiết kế xây
dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định của hợp đồng thiết kế
xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận trong đó bao gồm
nội dung quy định tại Điều 79 và Điều 80 của Luật này; chịu trách nhiệm về chất lượng thiết
kế của nhà thầu phụ (nếu có). Nhà thầu phụ khi tham gia thiết kế xây dựng phải chịu trách
nhiệm về kết quả thiết kế trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
d) Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
đ) Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội
dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn nhà nước;
e) Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn,
quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất
lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp
luật có liên quan.
b) Cử người có đủ năng lực để giám sát tác giả thiết kế theo quy định của hợp đồng, người
thực hiện nhiệm vụ này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của
mình và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra;
c) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo hợp đồng thiết kế xây dựng với chủ đầu
tư;

9


d) Xem xét xử lý theo đề nghị của chủ đầu tư về những bất hợp lý trong thiết kế xây dựng;
đ) Khi phát hiện việc thi công sai thiết kế được phê duyệt thì phải thông báo kịp thời cho
chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
*Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình(điều 122 Luật
Xây dựng 2014)
1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau:
a) Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng;
b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và
hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;
c) Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
d) Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn
hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý;
đ) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;
e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;
b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn
áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;
c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
d) Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;
đ) Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
e) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không
đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám
sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác
do mình gây ra;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan

Câu 6: Trình bày các điều kiện để công trình được khởi công? Ai làm và làm như thế
nào? Hãy vận dụng vào các công trình thủy lợi, thủy điện, đường…
Theo quy định tại Điều 107, Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014 thì việc
khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
10


- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
- Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng.
- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê
duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;
- Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;
- Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;
- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
- Đối với nhà ở riêng lẻ chỉ cần có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải
có giấy phép xây dựng.
Ai làm và làm như thế nào? Hãy vận dụng vào các công trình thủy lợi, thủy điện, đường…
Câu 7: Khi nào thì cần: Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả
năng chịu tải của kết cấu công trình trong quá trình thi công hoặc khi đưa vào khai
thác.
Theo quy định tại Điều 29, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì việc thí nghiệm đối chứng, kiểm định
chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây
dựng được thực hiện khi:
1. Thí nghiệm đối chứng
- Được quy định trong hợp đồng xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình quan
trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn
đến an toàn cộng đồng và môi trường;
- Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị và chất lượng thi công xây dựng có dấu hiệu
không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật hoặc thiết kế;

- Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình:
- Được quy định trong hợp đồng xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế;
- Khi công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình xây dựng có biểu hiện không đảm
bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế;
- Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng đầu tư theo hình thức đối
tác công tư;
- Trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp
luật về giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu của cơ quan chủ trì tổ chức giám định nguyên
nhân sự cố khi xảy ra sự cố công trình xây dựng;
- Theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng hoặc yêu cầu
của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần thiết.

11


Câu 8: Anh (chị) hiểu ai làm kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng và
làm như thế nào? Và hiện nay các công trình địa phương, công trình lớn tồn tại những
cái gì?
Theo quy định tại Điều 32, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm
thu công trình xây dựng được quy định như sau:
1. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng được thành lập và hoạt động
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm tra đối với Công trình quan trọng
quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo danh mục do Thủ tướng Chính
phủ quyết định hàng năm.
2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây
dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ đối với công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do
Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên, công trình do Bộ Xây

dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quyết định đầu tư, công trình do các
Tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư, trừ các công trình do Hội
đồng nghiệm thu Nhà nước kiểm tra đã nêu ở trên.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm kiểm tra đối với các công trình quốc
phòng, an ninh.
4. Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công
trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của Sở, trừ các công trình do Hội
đồng nghiệm thu Nhà nước, cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng và
Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đã nêu ở trên.
5. Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm
tra đối với một số công trình cấp III, IV thuộc trách nhiệm của Sở Xây dựng, Sở quản lý
công trình xây dựng chuyên ngành nêu trên theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
căn cứ điều kiện thực tế của địa phương,
6. Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục
công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan
có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao
nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình. Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức,
cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra.
Và hiện nay các công trình địa phương, công trình lớn tồn tại những cái gì?  Tự làm nhé!
Những bất cập về nghiệm thu bàn giao đường Trường Sơn Đông
Đường Trường Sơn Đông có tổng chiều dài khoảng 657km, xuyên dọc 7 tỉnh miền Trung,
Tây Nguyên, xây dựng theo tiêu chuẩn cấp IV miền núi, với kinh phí phê duyệt trên 10.000
tỷ đồng. Tính đến nay, dự án đã được bố trí vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện trên 6.230 tỷ
đồng (chiếm 61,21% tổng mức đầu tư), đã triển khai 68 gói thầu với 530km và cơ bản hoàn
thành 57 gói thầu với 468km... Đến giữa 5-2016 đã nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác
sử dụng 54 gói thầu (443,8km), riêng trong đợt 5-2016, tiến hành nghiệm thu bàn giao 12
gói thầu (127,72km).
Kết quả nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cơ sở về 12 gói thầu vừa qua cho thấy, một số
đoạn mặt đường bê tông xi măng việc tạo nhám chưa đạt, một số vị trí khe giãn bị sứt, vỡ,
12



kích thước không đồng đều; tạo siêu cao trong đường cong đối với mặt đường chưa đạt độ
chuẩn xác theo thiết kế, chất lượng tâm bê tông xi măng không đồng đều, nứt tâm bê tông xi
măng tại gói thầu D33. Mặt đường bê tông nhựa ở một số vị trí bị rỗ bề mặt, lún nứt, chất
lượng bê tông nhựa chưa đồng đều...
Tuy còn những bất cập, hư hỏng nhưng Hội đồng nghiệm thu cơ sở vẫn đề nghị Hội đồng
nghiệm thu Nhà nước xem xét chấp nhận kết quả nghiệm thu 12 gói thầu nhằm làm cơ sở
bàn giao cho đơn vị khai thác sử dụng tiếp nhận, quản lý, duy tu bảo dưỡng thường xuyên...
Riêng những vấn đề tồn tại, chủ đầu tư sẽ chỉ đạo nhà thầu tiếp tục sửa chữa, khắc phục
hoàn thiện trong quá trình bảo hành công trình.
Trả lời PV Báo CAND, ông Võ Văn Văn, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Gia
Lai cho biết, việc họp nghiệm thu 12 gói thầu mới đây về đường Trường Sơn Đông được tổ
chức tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Trong số 12 gói thầu nghiệm thu lần này, địa bàn tỉnh Gia
Lai có các gói thầu D31, D32, D33 và một phần gói thầu D34 giáp với tỉnh Phú Yên. Tuy tổ
chuyên gia kiểm tra đã phát hiện những khiếm khuyết, yêu cầu nhà thầu cần khắc phục
nhưng đã được thông qua.
Riêng địa bàn Gia Lai có gói thầu D33 qua huyện Krông Pa, đường bê tông xi măng hư
hỏng một số đoạn, hiện đã khắc phục nên Hội đồng nghiệm thu chấp nhận đưa vào bàn giao
sử dụng. Tuy nhiên đến nay (24-5), phía Sở GTVT Gia Lai vẫn chưa nhận hồ sơ từ phía chủ
đầu tư. Ông Văn cho biết thêm, Hội đồng nghiệm thu đã kiểm tra chấp nhận những đoạn
sửa chữa đảm bảo chất lượng, tuy về thẩm mỹ không thể bình thường như đường làm một
lần, có sự chắp vá...
Ông Văn cũng cho biết, trên địa bàn Gia Lai có các gói thầu D29 và D30, thuộc đường
Trường Sơn Đông qua các huyện Ia Pa, Kon Chro đã bàn giao sử dụng từ tháng 8-2014,
hiện nay đã hết thời hạn bảo hành. Tuy nhiên, trước đó xuất hiện nhiều đoạn hư hỏng mà
các nhà thầu sửa chữa đến nay vẫn chưa xong.
“Theo chủ đầu tư Ban Quản lý dự án 46 cam kết yêu cầu các nhà thầu sửa chữa đến hết
tháng 10-2015 sẽ hoàn thành, tuy nhiên đến nay vẫn chưa xong”, ông Văn cho biết.
Câu 9: Ai là người chịu trách nhiệm chính trong công tác lập và lưu trữ hồ sơ hoàn

thành công trình xây dựng?
Theo quy định tại Điều 33, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì trách nhiệm chính trong công tác lập
và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được quy định như sau:
- Chủ đầu tư tổ chức lập đầy đủ Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi đưa hạng
mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành. Hồ sơ hoàn thành công trình xây
dựng được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công
trình (hạng mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời
điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác,
sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng
công trình (hạng mục công trình) này.
- Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trong thời
gian tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 7 năm đối với công trình
thuộc dự án nhóm B và 5 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi nghiệm thu
đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng. (Cái này lấy ở Thông tư 10/2013/TTBXD)
13


- Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công
trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện với thời gian
lưu trữ hồ sơ như quy định đối với lưu trữ của chủ đầu tư đã nêu ở trên.
- Hồ sơ phục vụ quản lý, sử dụng công trình xây dựng do người quản lý, sử dụng công trình
lưu trữ trong thời gian tối thiểu bằng tuổi thọ công trình theo quy định của pháp luật về bảo
trì công trình xây dựng.
Anh chị có liên hệ về lập và lưu hồ sơ tại địa phương?  Tự làm nhé!
Câu 10: Khi có sự cố công trình đang thi công, chủ đầu tư, Nhà thầu tư vấn giám sát,
thi công phải thực hiện những việc gì?
Theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì khi xảy ra sự cố công trình xây dựng đang thi
công, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan (tư vấn giám sát, thi công) có trách nhiệm

sau:
1. Xử lý trong quá trình xảy ra sự cố và báo cáo về sự cố
- Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực
hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn
chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố.
- Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng phương pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải báo cáo tóm tắt
về sự cố cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình.
- Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy
ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các
loại sự cố, nếu có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan
2. Khắc phục hậu quả sự cố
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng có trách nhiệm
khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình
xây dựng. Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân
định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm
chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố nêu trên. Trường hợp sự cố công trình
xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định
nguyên nhân sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan;
3. Lập và lưu trữ hồ sơ sự cố công trình xây dựng
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố bao gồm các nội dung sau:
- Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nội dung: Tên công trình, hạng mục công
trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng công trình, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và
diễn biến sự cố; tình trạng công trình khi xảy ra sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người
và vật chất; sơ bộ về nguyên nhân sự cố.
- Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.
- Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố.
14



- Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.

15



×