Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận môn triết học vận dụng ý nghĩa cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải thích hành vi gian lận và trốn thuế thu nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.14 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

TRIẾT HỌC
Bài tiểu luận

VẬN DỤNG Ý NGHĨA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN
VÀ KẾT QUẢ TRONG GIẢI THÍCH HÀNH VI GIAN LẬN
VÀ TRỐN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT
NAM

GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Nhóm thực hiện: Nhóm 1– Lớp Tối thứ 3 – K25

TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2016
BÁO CÁO TÌNH HÌNH LÀM VIỆC NHĨM
 Danh sách thành viên nhóm 1:


1. Bùi Thị Năm: Nhóm trưởng
2. Võ Thị Bích Hà
3. Phạm Anh Thư
 Q trình làm việc nhóm:

- Sau khi thành lập nhóm, nhóm tiến hành họp nhóm để định hướng chọn đề tài;
- Tiến hành tìm tài liệu và đưa đến quyết định chọn đề tài;
- Thảo luận nội dung đề tài và lập dàn bài;
- Phân công nội dung trình bày;
- Tổng hợp nội dung các phần, và tiến hành điều chỉnh thành bài hoàn chỉnh.
Tất cả các công việc trên được thực hiện tại lớp, sau giờ học và kết hợp với tương tác
trên 1 Group được lập trên Facebook.


 Tổng kết quá trình làm việc, tất cả các thành viên tiến hành đánh giá mức độ đóng

góp của từng thành viên, và nhất trí đưa đến kết quả như sau:
STT

TÊN

MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

1.

Bùi Thị Năm

100%

2.

Võ Thị Bích Hà

100%

3.

Phạm Anh Thư

100%

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta điều biết, phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những

mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện
tượng thuộc một lĩnh vực nhất định, hay đơn giản hơn phạm trù chính là kết quả của

14


những quá trình phản ánh những mối liên hệ được lặp đi lặp lại của đời sống, trong đó
khơng thể không nhắc đến cặp phạm trù nguyên nhân kết quả, với tầng suất xuất hiện
trong hiện thực có thể nói là nhiều nhất và phổ biến nhất, nó là một trong những mối
liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào bộ óc con người.
Một Nhà nước muốn có nền tài chính quốc gia lành mạnh thì phải dựa chủ yếu
vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay
mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác.... Song thực tế các hình
thức thu ngồi thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó
thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và
khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Có thể nói vai trị của thuế
- đặc biết là thuế thu nhập doanh nghiệp - rất quan trọng, bởi vì nó chính là nguồn thu
của ngân sách nhà nước, là cơng cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Thuế thu nhập doanh nghiệp quan trọng là vậy nhưng hiện nay với một hệ thống
pháp luật về thuế ngoằn ngoèo, hướng dẫn thực thi phức tạp, chịu sự quản lý của nhiều
ban ngành khác nhau thì việc có những lỗ hổng để những hành vi gian lận và trốn thuế
xảy ra là khơng thể tránh khỏi.
Nhóm thực hiện đề tài nhận thấy rằng càng ngày số lượng các vụ vi phạm thuế
thu nhập doanh nghiệp càng cao, mức độ tinh vi càng tăng, gây thất thoát hàng tỷ đồng
ngân sách nhà nước. Do đó nhóm đã quyết định thực hiện đề tài “VẬN DỤNG Ý
NGHĨA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG GIẢI
THÍCH HÀNH VI GIAN LẬN VÀ TRỐN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM” nhằm đi tìm những lời giải thích cụ thể cho hành vi khơng tn thủ
pháp luật này.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả cũng như giải thích khái
quát về nội dung của thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó sẽ vận dụng ý nghĩa của cặp
phạm trù này để giải thích những hành vi gian lận, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp
xảy ra trong đời sống hiện nay.

14


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả trong giải thích hành vi gian
lận va trốn thuế thu nhập doanhg nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
- Các vấn đề liên qua đến thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Gian lận, trốn lậu thuế tại Việt Nam;
- Cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả.
4. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích.

14


CHƯƠNG I: TÓM TẮT NỘI DUNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN KẾT
QUẢ VÀ THỰC TRẠNG HÀNH VI GIAN LẬN, TRỐN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
I. Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của

chủ nghĩa Mác-Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù là:
- Nguyên nhân: chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
- Kết quả: chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối
quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
2. Tính chất của mối liên hệ nhân quả
Phép biện chứng duy vật của triết học Marx-Lenin khẳng định mối liên hệ nhân
quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu, cụ thể:
- Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, khơng
phụ thuộc vào ý thức của con người, dù con người biết hay khơng biết, thì các sự vật
vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định. Con người
chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên
hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực
từ trong đầu mình.
- Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có
ngun nhân nhất định gây ra, khơng có hiện tượng nào khơng có ngun nhân, chỉ có
điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên đồng nhất
vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối
liên hệ đó trong hiện thực.
- Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống
nhau sẽ gây ra kết quả như nhau, tuy nhiên trong thực tế khơng thể có sự vật nào tồn

14


tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của
mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: nguyên nhân tác động trong những
điều kiện và hồn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng

giống nhau bấy nhiêu.
3. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối quan hệ giữa nguyên nhân kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính
tất yếu khơng có ngun nhân nào khơng dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại khơng
có kết quả nào khơng có ngun nhân.
Ngun nhân là cái sinh ra kết quả vì vậy ngun nhân phải có trước kết quả,
một nguyên nhân nhất định trong những hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra những
kết quả nhất định và mọi kết quả xác định bao giờ cũng sinh ra bởi nguyên nhân xác
định, nếu các nguyên nhân và hồn cảnh càng ít khác nhau thì kết quả do chúng gây
nên cũng sẽ ít khác nhau.
Mối quan hệ nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ phức tạp vì cùng một
ngun nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể; và
cùng một kết quả có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy tác động riêng
rẽ hay tác động cùng lúc lên sự vật mà hiệu quả tác động của từng nguyên nhân sẽ
khác nhau.
Nếu nguyên nhân tác động lên sự vật cùng mơi trường thì sẽ gây lên ảnh hưởng
cùng chiều với sự hình thành kết quả, ngược lại nếu nguyên nhân tác động khác nhau
lên sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thâm chí hồn tồn tiêu
diệt tác dụng của nhau.
Mối quan hệ nhân quả là một chuỗi những sự kiện tiếp nối giữa ngun nhân và
kết quả, khơng có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng, trong một số trường hợp
nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau, có thể trong mối quan hệ này là
nguyên nhân nhưng xét trong mối quan hệ khác thì là kết quả và ngược lại.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, có thể
nhận thấy cặp phạm trù nguyên nhân kết quả có ý nghĩa như sau:

14



Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là khơng có sự
vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại khơng có ngun nhân, nhưng khơng
phải con người có thể nhận thức ngay được mọi ngun nhân. Do đó cần phải tìm ra
ngun nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy từ trong thế giới
hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ
không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực.
“Hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính nhân quả” – Ph.Ăng-ghen
Vì ngun nhân ln có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện
tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện, những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện
tượng đó xuất hiện.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, những ngun nhân này có vai
trị khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chủ thể
cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu,
nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân
khách quan...đồng thời, phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ
đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho ngun nhân có tác động tích cực đến hoạt
động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
II. Thực trạng gian lận, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
1. Một số khái niệm liên quan
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động
sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế là tất cả các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp.
- Hành vi gian lận thuế: là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý làm sai lệch các
thơng tin kế tốn – tài chính làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được
hoàn, miễn, giảm.
- Hành vi trốn thuế: là hành vi của các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định
của pháp luật về thuế dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được
hoàn, miễn, trả.

14



2. Đặc điểm của hành vi gian lận, trốn thuế
Về chủ thể: là các cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc các
hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng chịu thuế đã thực hiện
các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thuế dẫn đến giảm số thuế phải nộp
hoặc tăng số thuế được hoàn, miễn, giảm.
Về đối tượng: là các quy định pháp luật về thuế liên quan đến số thuế phải nộp
hoặc số thuế được hồn, miễn, giảm.
Về mục đích, hậu quả của hành vi: mục đích của hành vi trốn thuế và gian lận
thuế là giống nhau, làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn hoặc được
miễn, giảm.
3. Một số hành vi gian lận, trốn thuế
- Khai man không đúng sự thật về tình hình thu nhập;
- Sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn bất hợp pháp, hay khơng phát hành hóa đơn bán
hàng;
- Ghi chép sai lệch, khơng đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
sổ sách;
- Hoạt động chuyển giá trong các công ty có giao dịch, liên kết ở các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
4. Một vài số liệu được cơng bố của ngành thuế Việt Nam
Tại Hội nghị tổng kết cơng tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2015, đến
ngày 28/12/2015, thu cân đối ngân sách nhà nước đạt xấp xỉ 957.000 tỷ đồng, trong
năm 2015, cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 70.059 doanh nghiệp và kiểm
tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế 1.227.180 hồ sơ. Kết quả thanh tra, kiểm tra
đã phát hiện và kiến nghị xử lý 31.007.540 triệu đồng, trong đó: tăng thu, xử phạt là
10.246.781 triệu đồng; giảm khấu trừ 1.167.503 triệu đồng; giảm lỗ 19.593.256 triệu
đồng. Số tiền thuế đã nộp vào ngân sách 6.982.269 triệu đồng, bao gồm:
- Về thanh tra, ngành thuế đã thanh tra 8.705 doanh; tổng số truy thu, truy hoàn,
phạt là 5.215.206 triệu đồng, giảm khấu trừ 591.925 triệu đồng, số giảm lỗ 10.365.943

triệu đồng; số đã nộp ngân sách 3.151.834 triệu đồng.

14


- Về kiểm tra, ngành thuế đã kiểm tra 59.296 doanh nghiệp; tổng số truy thu,
phạt và truy hoàn 4.728.108 triệu đồng, giảm khấu trừ 519.617 triệu đồng, giảm lỗ
8.952.686 triệu đồng; số đã nộp ngân sách 3.526.968 triệu đồng.
- Ngành thuế cũng đã thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
với 1.227.180 hồ sơ; xử lý điều chỉnh thu vào ngân sách 303.467 triệu đồng, số giảm
khấu trừ 55.961 triệu đồng, giảm lỗ 274.627 triệu đồng.
- Về kiểm tra nội bộ, toàn hệ thống thuế đã thực hiện 2.058 cuộc, phát hiện số
tiền thuế sai phạm là 127.184 triệu.
- Kiểm tra 69.541 doanh nghiệp, cơ quan thuế cũng truy thu, truy hoàn, phạt
5.775,91 tỷ đồng, giảm khấu trừ 575,3 tỷ đồng, giảm lỗ 10.418,64 tỷ đồng, đặc biệt
qua kiểm tra 1.332.799 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, ngành Thuế đã điều
chỉnh thuế hơn 900 tỷ đồng, kiểm tra rà soát các hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đã
phát hiện những sai sót, ẩn của người nộp thuế, qua đó điều chỉnh tăng số thuế kê khai
hoặc ấn định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước.
- Thực hiện chuyên đề đấu tranh chống chuyển giá, toàn ngành đã tiến hành
thanh tra, kiểm tra 4.751 doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có
hoạt động giao dịch liên kết. Theo đó đã giảm lỗ 10.050 tỷ đồng; truy thu, truy hoàn và
phạt 1.062,74 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 302 tỷ đồng; số thuế đã nộp ngân sách nhà
nước 887 tỷ đồng.
Hiện, cơng tác hiện đại hóa phương thức kê khai và nộp thuế đang được Bộ Tài
chính triển khai mạnh mẽ, từ chỗ quản lý thủ công, đến nay 98% doanh nghiệp đã kê
khai thuế điện tử, 55% đã nộp thuế điện tử. Đối với các hộ cá thể, Bộ Tài chính cũng
đang từng bước nghiên cứu để có thể phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp ủy
nhiệm thu, tiến tới người dân có thể nộp thuế thơng qua phương tiện điện tử như qua
điện thoại.

Như vậy có thể thấy, tình trạng sai phạm về thuế diễn ra khá phức tạp, ngành
thuế cũng đã có những bước đi mạnh mẽ, tuy nhiên, công tác ngăn ngừa, phát hiện,
đấu tranh, xử lý các sai phạm sẽ là thách thức rất đối với ngành thuế Việt Nam.

14


CHƯƠNG II: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
TRONG GIẢI THÍCH THỰC TRẠNG GIAN LẬN VÀ TRỐN THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
I. Nguyên nhân gian lận và trốn thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Nguyên nhân chủ quan
1.1. Những nguyên nhân thuộc về cán bộ thuế và cơ quan thuế
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và giải thích các chính sách về
thuế chưa được chú trọng đúng
mức, chưa đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức. Do đó, chưa đạt được hiệu quả
trong việc nâng cao tính tuân thủ tự nguyện, hiểu biết pháp luật về thuế cho các đối
tượng nộp thuế.
- Quy trình và các biện pháp quản lý thuế cịn chưa thật sự chặt chẽ, dẫn đến
công tác quản lý không đạt được hiệu quả mong muốn. Bộ máy quản lý thuế cịn khá
cồng kềnh, phức tạp, chưa có các quy định rõ ràng về nguyên tắc tổ chức hoạt động và
cơ cấu của bộ máy.
- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế là nghiệp vụ quan trọng, giúp cơ quan thuế

đạt mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; đồng thời đảm bảo công bằng giữa các đối
tượng nộp thuế và sự nghiêm minh của pháp luật. Thông qua cơng tác thanh tra, kiểm
tra thuế sẽ góp phần phòng ngừa những mặt tiêu cực trong tác kê khai và nộp thuế.
Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa thực sự chú trọng đúng mức, đơi lúc
cịn thiếu khoa học dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao, số lượng hồ sơ thanh tra còn
tồn đọng lớn.

- Trình độ chun mơn và thực thi chính sách thuế của một bộ phận cán bộ thuế
còn hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý thuế, đặc biệt trong
nền kinh tế phát triển nhanh, yêu cầu quản lý hiện đại và các cải cách hành chính trong
quản lý thuế.
- Thái độ và phong cách ứng xử của một số cán bộ thuế chưa thật sự chuyên

nghiệp, tận tụy; vẫn còn tồn tại những biểu hiện quan liêu, cửa quyền. Sự biến chất,
thối hóa về đạo đức, phẩm chất của một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý thuế,

14


đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, coi lợi ích trước mắt hơn là lợi ích lâu dài.
Bộ phận cán bộ này thậm chí đã gợi ý, tiếp tay cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi
trốn thuế.
1.2. Những nguyên nhân thuộc về đối tượng nộp thuế
- Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp của các đối tượng nộp thuế còn nhiều hạn chế, chưa thực sự coi nộp thuế là
nghĩa vụ công dân. Họ cho rằng, nhà nước quy định nghĩa vụ nộp thuế là làm giảm sút
lợi ích vật chất mà lẽ ra họ phải được hưởng và tìm cách để gian lận, trốn thuế. Một số
doanh nghiệp cố ý lợi dụng các khe hở của pháp luật hiện hành, tìm mọi thủ đoạn,
dưới mọi hình thức để gian lận, trốn thuế hoặc cố tình chây ỳ trong việc nộp thuế. Đặc
biệt, tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cịn kê khai tài chính "lỗ giả lãi
thật", gian lận thuế dưới hình thức chuyển giá. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cịn
suy tính rằng tỷ lệ phạt nộp chậm thuế cịn thấp hơn lãi suất vay vốn ngân hàng nên cố
tình nợ thuế. Theo qui định của Luật quản lý thuế hiện hành, nếu doanh nghiệp chậm
nộp tiền thuế thì chỉ bị phạt nộp chậm, không xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt
nộp chậm rất thấp. Cụ thể, mức phạt là 0,05%/ngày nộp chậm nếu nợ thuế dưới 90
ngày, và 0,07%/ngày nếu nợ thuế trên 90 ngày. Thêm nữa, cơ quan thuế chỉ được phép
cưỡng chế theo luật định đối với các khoản nợ thuế trên 90 ngày, tuy nhiên, việc

cưỡng chế khá phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí.
- Trình độ của đội ngũ kế tốn tại nhiều doanh nghiệp cịn hạn chế dẫn đến tình

trạng vơ tình vi phạm do thiếu hiểu biết và nghiệp vụ chuyên môn kém.
- Số lượng đối tượng nộp thuế tăng nhanh và thường xuyên biến động bởi nhiều
doanh nghiệp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh mà không khai báo với cơ
quan thuế, gây khó khăn cho cơng tác quản lý thu thuế.
1.3. Những nguyên nhân thuộc về nhà nước và các cơ quan chức năng có liên
quan
- Nội dung các quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn
phức tạp, chưa đồng bộ, thậm chí nhiều nội dung cịn có sự mâu thuẫn, chồng chéo
giữa các văn bản quy định. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế, đồng
thời tạo điều kiện cho người nộp thuế có cơ hội gian lận, trốn thuế.

14


- Thủ tục hành chính trong cơng tác thu- nộp thuế cịn rườm rà, gây khó khăn
cho người nộp thuế. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan cịn chưa chặt
chẽ. Hiện tại, chưa có quy định nào quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền
địa phương, các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan trong cơng tác thu, nộp
thuế.
- Các chế tài xử lý vi phạm chưa thật sự đủ mạnh để răn đe. Cơng tác xử lý vi
phạm cịn gặp nhiều khó khăn, trong cả xử lý hành chính và xử lý hình sự.
- Các giải pháp quản lý kinh tế xã hội nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý thuế
như quản lý thanh tốn khơng dùng tiền mặt, quản lý đăng kí kinh doanh... chưa được
đồng bộ, làm hạn chế hiệu quả trong công tác quản lý thuế.
2. Nguyên nhân khách quan
- Nền kinh tế nước ta chưa phải là nền kinh tế tiên tiến hiện tại, về cơ bản vẫn
mang bản chất của nền kinh tế tiền mặt, các giao dịch được thực hiện bởi công nghệ

kỹ thuật cao còn rất hạn chế. Điều này tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp lập hồ sơ thanh
toán giả mạo, khơng thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng từ. Đối với các cá nhân
và doanh nghiệp sử dụng hành vi “trao tay” trực tiếp những khoản thu bằng tiền mặt
cũng đã giúp họ trốn được một khoản tiền thuế lớn phải nộp. Việc làm này được rất
nhiều doanh nghiệp áp dụng mà các cơ quan chức năng rất khó kiểm sốt và ngăn
chặn.
- Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, phần lớn là các cơ sở kinh
doanh quy mô nhỏ lẻ, doanh nghiệp tư nhân, họ không quan tâm đến chế độ, quy định
kế tốn mà hạch tốn theo kiểu logic thơ sơ. Bên cạnh đó, các đối tượng này cịn cho
rằng sổ sách kế tốn là cơng cụ để nhà nước quản lý, kiểm soát và thu thuế; mà chưa
nhận thức được đây chính là phương tiện cơ bản giúp họ trong quản lý và phát triển
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Một bộ phận cơng chúng rất lớn chưa có thói quen, ý thức sử dụng hóa đơn
thanh tốn trong các giao dịch kinh tế. Đối với người tiêu dùng, việc khơng lấy hóa
đơn khi mua hàng đã vơ ý tiếp tay cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi gian lận.
Đây là sự yếu kém về mặt nhận thức của công chúng.

14


Trên đây là một số các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng
gian lận và trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam. Các nguyên nhân
này có thể tác động riêng lẻ, hoặc cùng kết hợp tác động dẫn đến những hệ quả nghiêm
trọng lên nền kinh tế, chính trị, xã hội nước ta.
II. Hậu quả của gian lận và trốn thuế thu nhập doanh nghiệp
Từ những nguyên nhân được nhận định ở phần trước, ta xem xét sự tác động của
chúng sẽ gây nên những hậu quả như thế nào. Hậu quả của hành vi gian lận, trốn thuế
thu nhập doanh nghiệp đến các đối tượng cụ thể như sau
1. Hậu quả đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng
- Gian lận, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp gây thiệt hại rất lớn cho ngân sách

nhà nước. Một khoản thu rất lớn từ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ
nộp vào ngân sách nhà nước bị mất đi. Thất thu thuế làm cho mục đích của thuế khơng
đạt được, làm giảm nguồn thu ngân sách, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch chi
tiêu ngân sách, ảnh hưởng đến việc công tác điều hành, quản lý của nhà nước và các
cơ quan công quyền.
- Thất thu thuế sẽ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện công bằng xã hội và gây ra
những hậu quả tiêu cực khác làm cho pháp luật bị vi phạm, nhà nước khơng nghiêm,
người dân mất đi niềm tin vào các chính sách, chỉ đạo của nhà nước.
Như vậy những nguyên nhân từ sự yếu kém trong công tác quản lý của nhà nước
và các cơ quan chức năng đã dẫn đến những hệ lụy tiêu cực mang lại cho chính các
đơn vị này.
2. Hậu quả đối với các đối tượng nộp thuế
- Gian lận làm mất tính cơng bằng trong nền kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn
chân chính bị thiệt thòi trong khi các doanh nghiệp gian lận lại hưởng lợi, điều này có
thể gây ra tâm lý xấu dẫn đến xuất hiện nhiều hành vi vi phạm hơn. Như vậy, trong
trường hợp này, hậu quả đã tác động ngược trở lại, trở thành nguyên nhân thúc đẩy
hành vi gian lận, trốn thuế.
- Các doanh nghiệp khi bị các cơ quan chức năng phát hiện hành vi gian lận có
thể bị xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự tùy mức độ vi phạm. Bên cạnh đó, uy

14


tín, hình ảnh của cơng ty hoặc cá nhân sẽ bị giảm sút nghiêm trọng và gây ra những
hậu quả nặng nề về lâu dài.
- Gian lận, trốn thuế tạo nên hình ảnh xấu cho nền kinh tế nước nhà, dẫn đến
các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường vốn quốc tế sẽ có tâm lý e ngại khi quyết định
đầu tư vào thị trường Việt Nam hoặc hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp trong nước.
Điều này gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như sự phát triển về lâu dài của chính các
doanh nghiệp và nền kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có hành vi gian lận và các doanh

nghiệp chân chính, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

14


KẾT LUẬN
Hành vi gian lận, trốn lậu thuế xuất hiện ngày càng nhiều, phức tạp và tinh vi
hơn, gây tổn thất lớn cho ngân sách Nhà nước. Do đó, cần thiết phải có những hành
động quyết liệt để phịng ngừa, xử lý, trừng phạt với các hành vi này để giữ được trật
tự, kỹ cương, cũng như xây dựng niềm tin của người dân vào Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, tạo hình ảnh tốt đẹp về các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, sẽ giúp nhận thức
đúng về mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, xác định mức độ, vai
trò của những nguyên nhân đó đối với những hậu quả gây ra. Từ đó rút ra những
phương hướng, biện pháp nhằm từng bước cải thiện tình hình hiện tại.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Mưa – TS. Trần Nguyên Ký – TS. Bùi Bá Linh – TS. Bùi Xuân
Thanh: Giáo trình triết học cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc
chuyên ngành triết học, 2014.
2. Tạp chí tài chính (2016). Ngành Thuế: Tập trung nguồn lực cho công tác
thanh, kiểm tra thuế. Tại website: />Truy cập lần cuối 25/08/2016.
3. Nguyễn Ngọc Hùng, Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất
thu thuế ở Việt Nam, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2015.

14




×