Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tổ chức khoa học tài liệu phông lưu trữ đảng ủy khối dân chính đảng tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.34 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Hải Linh

Tổ chức khoa học tài liệu phông lƣu trữ Đảng ủy khối
Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định
Luận văn Thạc sĩ Thông tin; Mã số: 60 32 24
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Dƣơng Văn Khảm

HÀ NỘI - 2008


2

MỤC LỤC
trang
PHẦN MỞ ĐẦU

03

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC

10

VÀ THÀNH PHẦN, NỘI DUNG TÀI LIỆU PHÔNG
LƢU TRỮ ĐẢNG UỶ KHỐI DÂN CHÍNH ĐẢNG
TỈNH NAM ĐỊNH


1.1. Sự ra đời, vị trí của Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định

10

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Đảng uỷ Khối

13

Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định
1.2.1. Chức năng

13

1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

14

1.2.3. Cơ cấu tổ chức

16

1.3. Thành phần, nội dung, ý nghĩa của tài liệu Phông lƣu trữ Đảng uỷ
khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định

20

1.3.1. Thành phần

20


1.3.2. Nội dung

26

1.3.3. Ý nghĩa của tài liệu

30

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC
TÀI LIỆU PHÔNG LƢU TRỮ ĐẢNG UỶ KHỐI

35

DÂN CHÍNH ĐẢNG TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Tầm quan trọng của công tác tổ chức khoa học tài liệu lƣu trữ

35

2.2. Thực trạng công tác tổ chức khoa học tài liệu Phông lƣu trữ Đảng
uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định.

42

2.2.1. Công tác thu thập, bổ sung tài liệu

43


3
2.2.2. Công tác phân loại tài liệu


49

2.2.3. Công tác xác định giá trị tài liệu

55

2.2.4. Hệ thống hoá và xây dựng công cụ tra tìm

61

2.3. Nhận xét chung

64

2.3.1. Ƣu điểm

64

2.3.2. Hạn chế

66

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

68

CHƢƠNG 3:

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CÔNG TÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU

72

PHÔNG LƢU TRỮ ĐẢNG UỶ KHỐI DÂN CHÍNH
ĐẢNG TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Giải pháp về công tác tổ chức quản lý

72

3.2. Giải pháp về nghiệp vụ lƣu trữ

76

3.2.1. Công tác thu thập, bổ sung tài liệu

76

3.2.2. Công tác phân loại tài liệu

81

3.2.3. Công tác xác định giá trị tài liệu

87

3.2.4. Xây dựng công cụ tra tìm và ứng dụng công nghệ thông tin

90


3.3. Một số kiến nghị

93

KẾT LUẬN

98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

102

PHỤ LỤC

108


4

MỞ ĐẦU
1. Mục đích ý nghĩa
Nằm trong hệ thống tổ chức các cơ quan Đảng, Đảng uỷ Khối Dân
chính Đảng tỉnh Nam Định là một trong những cơ quan chịu sự lãnh đạo toàn
diện của Tỉnh uỷ Nam Định, đồng thời là cấp uỷ cấp trên trực tiếp của các tổ
chức cơ sở Đảng khối các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể cấp tỉnh.
Đứng trƣớc yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính
trị vững mạnh, Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định đã và đang
phát huy vai trò lãnh đạo các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, nêu cao vai trò
hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ, đảng viên trong khối góp phần vào sự
nghiệp phát triển chung của tỉnh nhà.

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Đảng uỷ
Khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định đã sản sinh và tiếp nhận một khối
lƣợng tài liệu rất lớn, có giá trị về nhiều mặt. Khối tài liệu này là bộ phận cấu
thành nên Phông Lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, thành phần của Phông
lƣu trữ Quốc gia Việt Nam.
Song hiện nay, việc tổ chức khối tài liệu này chƣa đƣợc chú ý đúng
mức, chƣa thực sự khoa học. Các nghiệp vụ cơ bản của công tác tổ chức khoa
học tài liệu lƣu trữ nhƣ: thu thập, bổ sung tài liệu, phân loại tài liệu, xác định
giá trị tài liệu, hệ thống hoá tài liệu và xây dựng công cụ tra tìm đang còn
nhiều bất cập. Điều đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng của phông
lƣu trữ, đặc biệt là chất lƣợng phục vụ khai thác và bảo quản tài liệu. Việc tổ
chức khoa học tài liệu Phông lƣu trữ Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam
Định đáp ứng yêu cầu quản lý và tra tìm đang là vấn đề bức thiết đặt ra.
Từ tình hình trên, việc nghiên cứu thực trạng và đƣa ra các giải pháp
nhằm tổ chức khoa học tài liệu Phông lƣu trữ Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng


5
tỉnh Nam Định là cần thiết, là vấn đề vừa có ý nghĩa trƣớc mắt vừa mang tính
chiến lƣợc lâu dài. Là một cán bộ đang trực tiếp tham gia công tác lƣu trữ,
trong công tác đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tổ chức khoa
học tài liệu đặc biệt là với các đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ, với mong muốn
đóng góp hiểu biết của mình vào công tác tổ chức khoa học tài liệu lƣu trữ
khối Đảng tỉnh, tôi chọn đề tài: "Tổ chức khoa học tài liệu Phông lƣu trữ
Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định" làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài nhằm phản ánh một cách tổng quan về tổ chức công
tác lƣu trữ của Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định, trong đó đi sâu
nghiên cứu thực trạng công tác thu thập, bổ sung, phân loại, xác định giá trị
và xây dựng công cụ tra tìm tài liệu Phông lƣu trữ Đảng uỷ khối Dân Chính

Đảng tỉnh Nam Định. Từ những kết quả đạt đƣợc, tồn tại và nguyên nhân, đƣa
ra các giải pháp, kiến nghị cơ bản để tổ chức một cách khoa học, hợp lý tài
liệu Phông lƣu trữ Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu:
- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, lề lối làm việc của cơ quan
Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định từ khi thành lập đến nay, vị trí,
vai trò, ý nghĩa của nó trong hệ thống các cơ quan Đảng.
- Thực trạng tài liệu sản sinh trong quá trình hoạt động của cơ quan
Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định từ khi thành lập đến nay:
thành phần, nội dung, ý nghĩa và các yếu tố khác.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá mặt thuận lợi, khó khăn, những kết quả
và tồn tại của công tác tổ chức khoa học tài liệu Phông lƣu trữ Đảng uỷ khối
Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định, tác giả nghiên cứu đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức khoa học tài liệu Phông lƣu trữ
Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định.


6
Đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao, trong phạm vi luận văn này,
chúng tôi không đi vào nghiên cứu mọi mặt hoạt động của Đảng uỷ, mà chủ
yếu đi sâu nghiên cứu hoạt động công tác tổ chức khoa học tài liệu của Phông
lƣu trữ Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định từ năm 1983 đến nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đƣa ra đƣợc giải pháp tổ chức khoa học và hợp lý Phông lƣu trữ
Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định, tác giả có nhiệm vụ nghiên
cứu sâu sắc lịch sử đơn vị hình thành phông, lịch sử Phông lƣu trữ Đảng uỷ
khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định. Nghiên cứu thực trạng tài liệu của
Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh về thành phần, nội dung, tình trạng vật lý;
nghiên cứu các nguyên tắc, tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu; giới hạn phông,

nguồn nộp lƣu; công tác thu thập tài liệu, phân loại, hệ thống hoá và xây dựng
công cụ tra tìm...
5. Lịch sử nghiên cứu
Tổ chức khoa học tài liệu là nội dung cơ bản của công tác lƣu trữ, vì
vậy nó thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều tác giả, của các cấp, các ngành.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này ở các góc độ và
hình thức khác nhau. Có thể kể đến các giáo trình, các luận văn, khoá luận tốt
nghiệp, các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng trên tạp chí...
Những vấn đề lý luận cơ bản giới thiệu một cách có hệ thống về lý luận
và thực tiễn, các nghiệp vụ cơ bản của công tác lƣu trữ cũng nhƣ công tác tổ
chức khoa học tài liệu lƣu trữ nói chung đƣợc trình bày ở cuốn "Công tác lƣu
trữ Việt Nam" (NXB Khoa học xã hội, 1987), "Lý luận và thực tiễn công tác
lƣu trữ" (NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1990). Riêng vấn đề tổ
chức khoa học tài liệu ở các cơ quan Đảng có: Luận án thạc sĩ: "Tổ chức khoa
học tài liệu của Ban Kinh tế Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam" của Đỗ
Thị Huấn; Khoá luận tốt nghiệp: "Tổ chức khoa học tài liệu Phông lƣu trữ
Tỉnh uỷ Nghệ An" của Nguyễn Thị Nga; Khoá luận tốt nghiệp: "Tổ chức


7
khoa học tài liệu Phông lƣu trữ Quận uỷ Đống Đa" của Nguyễn Thị Hồng
Hạnh...
Ngoài ra còn rất nhiều đề tài nghiên cứu đối với đối tƣợng khác của
nhiều tác giả. Có thể kể đến một số ví dụ nhƣ: khoá luận tốt nghiệp của
Dƣơng Thị Quế "Tổ chức khoa học tài liệu tại trƣờng Đại học khoa học xã hội
và nhân văn"; Quản Tố Trinh "Tổ chức khoa học khối tài liệu lƣu trữ địa
chính ở Trung tâm thông tin tƣ liệu địa chính"; Nguyễn Thị Hải "Vấn đề tổ
chức khoa học tài liệu lƣu trữ nghe nhìn ở trung tâm tƣ liệu Đài Truyền hình
Việt Nam"; Nguyễn Công Trọng: "Tổ chức khoa học tài liệu tại Trung tâm
công nghệ thông tin - lƣu trữ tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp"...

Nhìn chung, các công trình nói trên đã nêu lên đƣợc tầm quan trọng,
thực trạng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
công tác tổ chức khoa học tài liệu lƣu trữ phù hợp với các đối tƣợng mà các
tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu
chính diện "Tổ chức khoa học tài liệu Phông lƣu trữ Đảng uỷ khối Dân Chính
Đảng tỉnh Nam Định". Vì vậy đề tài mà tác giả chọn ở đây hoàn toàn không
có sự trùng lặp với bất cứ công trình nào đã có trƣớc đó.
6. Các nguồn tài liệu tham khảo
Thực hiện đề tài này chúng tôi đã dựa vào các nguồn tƣ liệu, tài liệu
tham khảo chủ yếu sau:
- Hệ thống các văn bản của Đảng, Nhà nƣớc ban hành chỉ đạo, hƣớng
dẫn về công tác văn thƣ lƣu trữ.
- Các giáo trình và sách lý luận về công tác lƣu trữ, công tác tổ chức
khoa học tài liệu.
- Các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí Văn thƣ - Lƣu trữ
Việt Nam, Tạp chí Cộng sản Việt Nam.
- Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, khoá luận, báo cáo khoa
học của sinh viên chuyên ngành Lƣu trữ học và quản trị văn phòng.


8
- Hệ thống các văn bản, hồ sơ, mục lục hồ sơ Phông lƣu trữ Đảng uỷ
khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định hiện đang đƣợc lƣu trữ tại Kho lƣu trữ
Tỉnh uỷ Nam Định; các hồ sơ, tài liệu cụ thể ngay tại cơ quan Đảng uỷ khối
Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định.
7. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc tiến hành trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ thể đƣợc sử dụng là phƣơng

pháp lịch sử (nghiên cứu lịch sử ra đời, hình thành và phát triển của Đảng uỷ
khối); phƣơng pháp phân tích chức năng, mô tả, hệ thống (để khái quát về vai
trò, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Đảng uỷ); phƣơng pháp tổng hợp, khảo sát
thực tế (để nghiên cứu thực trạng tài liệu và công tác tổ chức khoa học tài
liệu); phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp (đối với lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên
công tác ở 2 cơ quan: Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng và Văn phòng Tỉnh uỷ
Nam Định), phƣơng pháp suy luận logic, phƣơng pháp phân tích tổng hợp,
phƣơng pháp so sánh, đối chiếu (để tìm hiểu những ƣu điểm, hạn chế, phân
tích nguyên nhân và đề ra giải pháp)... Đây cũng là quá trình vận dụng các
phƣơng pháp một cách kết hợp, đan xen nhằm đạt kết quả nghiên cứu tốt nhất
cho đề tài.
8. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đề tài này không những giúp tài liệu Phông lƣu trữ Đảng uỷ
khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định đƣợc tổ chức khoa học, phát huy hiệu
quả khai thác sử dụng tài liệu mà còn nâng cao tầm quan trọng của tài liệu lƣu
trữ Đảng cũng nhƣ công tác lƣu trữ của các cơ quan lƣu trữ Đảng trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính thực tiễn rất cao. Đề tài đã giải
quyết vấn đề từ việc vận dụng lý luận chung của khoa học lƣu trữ vào công


9
tác tổ chức khoa học tài liệu ở một phông lƣu trữ cụ thể là Phông lƣu trữ
Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định từ thu thập tài liệu, xác định
giá trị, phƣơng án phân loại, xây dựng hệ thống công cụ tra cứu đƣợc khoa
học đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tra tìm.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong tổ chức khoa học
tài liệu phông lƣu trữ các đảng uỷ trực thuộc tỉnh uỷ, Đảng uỷ khối Dân
Chính Đảng các tỉnh thành trong cả nƣớc. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề

tài còn giúp cho việc tổng kết rút kinh nghiệm để bổ sung điều chỉnh kịp thời
những vƣớng mắc trong quá trình tổ chức khoa học tài liệu trong các cơ quan
lƣu trữ Đảng.
9. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thƣ mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chương 1: Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thành phần, nội
dung tài liệu Phông lƣu trữ Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định.
Chƣơng này giới thiệu khái quát về lịch sử ra đời, chức năng, nhiệm vụ,
cơ cấu tổ chức của Đảng uỷ cũng nhƣ thành phần, nội dung, ý nghĩa của tài
liệu Phông lƣu trữ Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức khoa học tài liệu Phông lƣu trữ
Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định.
Đây là chƣơng chính của luận văn, trình bày tầm quan trọng của công
tác tổ chức khoa học tài liệu và tình hình thực tế công tác tổ chức khoa học tài
liệu của Đảng uỷ từ khâu thu thập, bổ sung; phân loại; xác định giá trị đến hệ
thống hoá, tổ chức công cụ tra tìm, từ đó có những nhận xét về ƣu điểm,
nhƣợc điểm và phân tích nguyên nhân hạn chế tồn tại.
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác tổ chức khoa
học tài liệu Phông lƣu trữ Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định.


10
Trong chƣơng này, trên cơ sở thực trạng ở chƣơng 2, chúng tôi đề xuất
các giải pháp về tổ chức quản lý và giải pháp nghiệp vụ, đồng thời có một số
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức khoa học tài liệu Phông
lƣu trữ Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt
tình của các ông (bà) lãnh đạo cơ quan, cán bộ nghiệp vụ văn thƣ, lƣu trữ của
Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định, Văn phòng Tỉnh uỷ Nam

Định. Đặc biệt là sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của PGS, TS Dƣơng Văn
Khảm - ngƣời hƣớng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Bên cạnh những thuận lợi, chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn khi
nghiên cứu thành phần, nội dung của tài liệu, đặc biệt là ở giai đoạn đầu tài liệu
bị thiếu rất nhiều. Việc tiếp cận để tìm hiểu và khảo cứu tƣ liệu liên quan đến
lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông gặp khó khăn do cơ quan đã
sát nhập, chia tách nhiều lần. Hệ thống các văn bản của Đảng chỉ đạo, hƣớng
dẫn về công tác tổ chức khoa học tài liệu đối với các đảng uỷ trực thuộc tỉnh
uỷ chƣa đầy đủ.
Với những khó khăn trên, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định, chúng tôi mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo,
đồng nghiệp và những ngƣời quan tâm đến vấn đề này để luận văn đƣợc hoàn
thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lƣu trữ học
và quản trị văn phòng, các ông (bà) lãnh đạo cơ quan nơi tôi đến thực hiện
luận văn đã giúp đỡ, góp ý cũng nhƣ tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện đề tài.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Dƣơng Văn Khảm,
ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã giúp tôi tổ chức thực hiện đề tài.


11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
--1.

Báo cáo số 22-BC/ĐU ngày 10/01/1958 của Ban Chấp hành Đảng bộ
Căn cứ tỉnh về tình hình công tác từ khi thành lập đến nay. Hồ sơ 140,
phông số 01, Kho Lƣu trữ Tỉnh uỷ Nam Định.

2.


Báo cáo số 29-BC/VPTUNĐ ngày 18/4/2007 của Văn phòng Tỉnh uỷ
Nam Định về công tác văn thƣ lƣu trữ từ tháng 6-2005 đến tháng 42007. Hồ sơ lƣu trữ hiện hành, Văn phòng Tỉnh uỷ Nam Định.

3.

Báo cáo số 42-BC/VPTUNĐ ngày 17/01/2008 của Văn phòng Tỉnh uỷ
Nam Định tổng kết 20 năm thực hiện Quyết định 20 của Ban Bí thƣ về
Phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ sơ lƣu trữ hiện hành, Văn
phòng Tỉnh uỷ Nam Định.

4.

Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị, (khoá VIII) về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hồ sơ hiện hành, lƣu trữ Văn phòng Tỉnh
uỷ Nam Định.

5.

Chỉ thị số 05/2007/CT-Tg ngày 02/3/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc tăng cƣờng bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ. Hồ sơ lƣu trữ
hiện hành, Văn phòng Tỉnh uỷ Nam Định

6.

Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 28/5/2008 của Tỉnh uỷ Nam Định về việc tăng
cƣờng công tác văn thƣ lƣu trữ các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc và đoàn thể nhân dân. Hồ sơ lƣu trữ hiện hành, Văn phòng Tỉnh
uỷ Nam Định.


7.

Cục Lƣu trữ Liên Bang Nga - Viện nghiên cứu khoa học toàn Nga về văn
kiện học và công tác lƣu trữ, ngƣời dịch Nguyễn Thị Kim Bình, hiệu
đính PGS. Nguyễn Văn Hàm, Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
của lưu trữ cơ quan, Matxcơva, 2003.


12

8.

Nguyễn Thuỳ Diễm (2007), Tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ Uỷ
ban nhân dân huyện Cát Hải - Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp,
Khoá luận tốt nghiệp, Tƣ liệu Khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng,
LV 288.

9.

Nguyễn Quốc Dũng, Tổ chức khoa học Kho lưu trữ Trung ương Đảng,
thực trạng và kinh nghiệm Tạp chí Dấu ấn thời gian. Số 3 năm 2006, tr
15-18

10. Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2006
11. Phạm Thị Hà, Tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh,
Khoá luận tốt nghiệp tại chức, Tƣ liệu Khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn
phòng, TC 40
12. Trịnh Thị Hà (2006), Lập hồ sơ hiện hành ở các ban Đảng trực thuộc
Ban Chấp hành Trung ương - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc

sỹ, Tƣ liệu Khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng, LA 43.
13. Nguyễn Văn Hàm, Nhập chia đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố và
việc tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ ở các địa phương, Tạp chí Lƣu trữ
Việt Nam tháng 9-1995
14. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2004), Tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ
Quận uỷ Đống Đa, Khoá luận tốt nghiệp, Tƣ liệu Khoa Lƣu trữ học và
Quản trị Văn phòng, LV 137
15. Vũ Thị Hằng, Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại Sở Văn hoá thông tin
tỉnh Bắc Giang. Nhận xét và kiến nghị. Tƣ liệu Khoa Lƣu trữ học và
Quản trị Văn phòng, LV 167
16. Vũ Dƣơng Hoan, Công tác lưu trữ Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã
hội, Hà Nội, 1987
17. Nghiêm Kỳ Hồng và các tác giả, Xây dựng, ban hành và quản lý văn bản
và công tác lưu trữ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998


13
18. Đỗ Thị Huấn Tổ chức khoa học tài liệu của Ban Kinh tế Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam, Luận án thạc sĩ, Tƣ liệu Khoa Lƣu trữ học và
Quản trị Văn phòng, LA 01
19. Hƣớng dẫn số 14-HD/TCTW ngày 22/11/2002 của Ban Tổ chức Trung
ƣơng, hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy đảng uỷ khối cơ
quan dân chính đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ, Hồ sơ hiện hành, lƣu
trữ Đảng uỷ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định.
20. Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 06/3/2000 của Tỉnh uỷ Nam Định về sắp
xếp Đảng bộ khối cơ quan tỉnh; thành lập hai Đảng bộ Khối Dân Chính
Đảng và Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh trực thuộc Đảng bộ tỉnh Nam
Định. Hồ sơ 110, phông số 05, mục lục số 01, Kho lƣu trữ Tỉnh uỷ Nam
Định.
21. TS Dƣơng Văn Khảm, Công tác văn thư lưu trữ, Nhà xuất bản Văn hoá

thông tin, Hà Nội, 2006
22. Nguyễn Thu Loan (2004), Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ bản đồ địa
chính tại Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội, Khoá luận tốt
nghiệp, Tƣ liệu khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng, LV 142
23. Nguyễn Thị Nga, Tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ Tỉnh uỷ Nghệ
An Khoá luận tốt nghiệp, Tƣ liệu Khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn
phòng, LV 93
24. Nghị quyết số 82-NQ/TU ngày 25/3/1963 của Tỉnh uỷ Nam Định về việc
tách Đảng bộ cơ quan Dân Chính Đảng. Hồ sơ 25, phông số 01, mục lục
số 03, Kho lƣu trữ Tỉnh uỷ Nam Định.
25. TS. Nguyễn Lệ Nhung, Vài nét về việc xác định giá trị tài liệu lưu trữ
Đảng với yêu cầu xây dựng nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử, Tạp
chí Văn thƣ lƣu trữ Việt Nam, số 1, 2007, trang 12-14.
26. Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn thi hành , Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2004.


14
27. Quy chế 01-ĐUK ngày 07/12/2005 của Đảng bộ khối Dân Chính Đảng
tỉnh Nam Định, về quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ khối
khoá II, nhiệm kỳ 2005-2010. Hồ sơ hiện hành, Đảng uỷ Khối Dân
Chính Đảng tỉnh Nam Định.
28. Quy định số 422-QĐ/VPTW (15-12-1984) về nhiệm vụ và tổ chức kho
lƣu trữ tài liệu của Đảng ở các địa phƣơng, Hồ sơ 468, Phông số 03, Kho
lƣu trữ Tỉnh uỷ Nam Định.
29. Quyết định số 14-QĐ/TW ngày 20/02/1978 của Ban Chấp hành Trung
ƣơng về hệ thống chỉ đạo và một số vấn đề về tổ chức, chức trách của
các Đảng bộ cơ quan, Hồ sơ 105, Phông số 03, Kho Lƣu trữ Tỉnh uỷ
Nam Định.
30. Quyết định số 12 ngày 08-11-1982 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, về

hệ thống chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ cơ quan cấp tỉnh, Hồ sơ số 373
Phông số 3, Kho Lƣu trữ Tỉnh uỷ Nam Định.
31. Quyết định số 20-QĐ/TW ngày 23-9-1987 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng
Đảng, về phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ sơ 53, Phông số
13, Kho lƣu trữ Tỉnh uỷ Nam Định.
32. Quyết định số 211-QN/TU ngày 30/11/1977 của Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh
chuyển một số tổ chức cơ sở Đảng của Đảng uỷ Dân Chính Đảng tỉnh về
huyện, thành, Hồ sơ 86, Phông số 03, mục lục số 01
33. Quyết định số 62-QĐ/TU ngày 25/4/1983 của Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh về
việc lập Đảng bộ Khối cơ quan hành chính, Hồ sơ 422, Phông số 03,
mục lục số 01, Kho lƣu trữ Tỉnh uỷ Nam Định.
34. Quyết định số 953-QĐ/TU ngày 04/01/1991 của Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh
về việc hợp nhất Đảng bộ khối Dân Đảng tỉnh và Khối Quản lý Nhà
nƣớc thành Đảng bộ khối "Dân - Chính - Đảng" tỉnh Hà Nam Ninh. Hồ
sơ 937, Phông số 03, mục lục số 01, Kho lƣu trữ Tỉnh uỷ Nam Định.


15
35. Quyết định số 411-QĐ/TU ngày 05/10/1995 của Tỉnh uỷ Nam Hà về
việc thành lập đảng bộ khối cơ quan tỉnh Nam Hà. Hồ sơ 75, phông số
04, mục lục số 01, Kho lƣu trữ Tỉnh uỷ Nam Định.
36. Quyết định số 340-QĐ/TU ngày 06/3/2000 của Tỉnh uỷ Nam Định về
việc giải thể Đảng bộ khối cơ quan tỉnh Nam Định, Hồ sơ 113, phông số
05, mục lục số 01, Kho lƣu trữ Tỉnh uỷ Nam Định.
37. 36 Quyết định số 341-QĐ/TU ngày 07/3/2000 của Tỉnh uỷ Nam Định về
việc thành lập Đảng bộ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định, Hồ sơ
113, Phông số 05, mục lục số 01, Kho lƣu trữ Tỉnh uỷ Nam Định.
38. Quyết định số 345-QĐ/TU ngày 10/3/2000 của Tỉnh uỷ Nam Định về
chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ khối Dân Chính Đảng tỉnh Nam Định,
Hồ sơ 113, phông số 05, mục lục số 01, Kho lƣu trữ Tỉnh uỷ Nam Định.

39. Vƣơng Đình Quyền và các tác giả, Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ,
Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990
40. PGS Vƣơng Đình Quyền "Tài liệu lưu trữ" một thuật ngữ lưu trữ cần
được hiểu và định nghĩa chính xác. Tạp chí Dấu ấn thời gian, Số 3 năm
2006
41. Dƣơng Thị Quế (2002) Tổ chức khoa học tài liệu tại trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn, Tƣ liệu Khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn
phòng, LV 98
42. Thông báo 128-TB/TW ngày 22-4-1998 của Bộ Chính trị, về việc tăng
cƣờng chỉ đạo thực hiện Quyết định 20 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng khoá
VI về Phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ sơ hiện hành, lƣu trữ
Văn phòng Tỉnh uỷ Nam Định.
43. Văn phòng Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam Việt
Nam, Văn bản chỉ đạo hướng dẫn công tác văn phòng các cấp uỷ địa
phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001


16
44. Văn phòng Thành uỷ Hà Nội (2003) Cơ sở khoa học để phân loại khoa
học Phông Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên
cứu khoa học cấp thành phố. Mã số: ĐL/02-2003-1
45. PGS, TSKH Nguyễn Văn Thâm, Lƣu trữ Việt Nam những chặng đƣờng
phát triển. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006
46. Vũ Đức Tiến (2004) Tổ chức khoa học tài liệu phông lưu trữ Uỷ ban
nhân dân tỉnh Hải Hưng 1968-1996, Khoá luận tốt nghiệp, Tƣ liệu khoa
Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng, LV153
47. Nguyễn Công Trọng (2004) Tổ chức khoa học tài liệu tại trung tâm
Công nghệ thông tin lưu trữ tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp,
Khoá luận tốt nghiệp, LV 158
48. Từ điển Lƣu trữ Việt Nam, Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc, Hà Nội, 1992

49. Nguyễn Hải Vân (2008) Cần sớm ban hành bảng thời hạn bảo quản mẫu
những tài liệu chủ yếu của các cơ quan Đảng, Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ
Việt Nam, tr 7,8,15, số 2/2008.



×