Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đảng bộ tỉnh gia lai lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.53 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

--------------***--------------

NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC HÀ

HÀ NỘI - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

--------------***--------------

NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI LÃNH ĐẠO


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn
Ngọc Hà.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều
trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2008.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu...............................................................................................
1

Chƣơng 1. Tình hình kinh tế nông nghiệp và công tác lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Gia Lai trớc năm 1996....................................................................................
9
1.1.

Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tác động tới
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Gia Lai......
9

1.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................
................................................................................................9
1.1.2. Điều kiện xã hội .............................................................
................................................................................................12
1.2.

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Gia
Lai trước năm 1996 và những vấn đề đặt ra........................
15

1.2.1. Một số vấn đề về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quan điểm
của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trước năm
1996 ........................................................................................
................................................................................................15
1.2.2. Đảng bộ Gia Lai lãnh đạo bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp - Kết quả và những vấn đề đặt ra ......................
................................................................................................19


Chƣơng 2. Công tác lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của Đảng bộ tỉnh Gia Lai trong những năm 1996 - 2006......

29
2.1. Chủ trương của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.......................

29

2.2. Đảng bộ tỉnh Gia Lai quán triệt, cụ thể hoá và vận dụng sáng
tạo chủ trơng của Đảng trong xây dựng các Nghị quyết, Chương
trình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996 2006)........................................................................................
39
2.2.1. Giai đoạn 1996-2000.......................................................
................................................................................................39
2.2.2. Giai đoạn 2001-2006.......................................................
................................................................................................47
2.3. Quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Gia Lai.................................... 62
2.3.1. Giai đoạn 1996-2000.......................................................
................................................................................................62
2.3.2. Giai đoạn 2000-2006.......................................................
................................................................................................72
Chƣơng 3. Kết quả và kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Gia Lai đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm
1996 đến năm 2006................................................................
81
3.1. Thành tựu và những hạn chế chính......................................
81


3.1.1. Những thành tựu chủ yếu................................................
.........................................................................................................81

3.1.2. Những hạn chế chính......................................................
.........................................................................................................92
3.1.3. Những vấn đề tiếp tục đặt ra ...........................................
.........................................................................................................96
3.2. Một số kinh nghiệm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp Gia Lai.............................................................................
100
Kết luận..................................................................................
.........................................................................................................110
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................
.........................................................................................................113
Phụ lục ...................................................................................
.........................................................................................................119


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH, HĐH

: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

HTX

: Hợp tác xã

NN & PTNT


: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NXB

: Nhà xuất bản

UBND

: Uỷ ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, hiện vẫn có khoảng 70% dân số
hoạt động trong ngành nông nghiệp, 80% dân số sống ở nông thôn nên việc
phát triển nông nghiệp, nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt; CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn là con đường cơ bản để đưa nông nghiệp, nông thôn nước ta
ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp
không chỉ cần thiết để tăng thêm nguồn lương thực, thực phẩm nuôi sống xã
hội mà còn tác động đến phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, bảo đảm ổn
định các lĩnh vực chính trị, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của đất nước.
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đường lối phát triển nông nghiệp, nông
thôn là một nội dung quan trọng trong tổng thể đường lối đổi mới kinh tế - xã
hội của Đảng. Nhiều chủ trương, chính sách đổi mới, phát triển nông nghiệp
đúng đắn, phù hợp được ban hành đã giúp cho nền nông nghiệp nước ta đạt

nhiều thành tích đáng kể: sản xuất nông nghiệp đã phát triển tương đối toàn
diện, tăng trưởng liên tục với tốc độ cao; đời sống nhân dân được cải thiện…
góp phần vào sự ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn.
Thực tế phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nói riêng những năm qua đã khẳng định đường lối, chủ
trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng là đúng đắn. Song
mức độ thành công của đường lối, chủ trương đó trên từng địa phương, từng
giai đoạn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo trong vận dụng và tổ chức
thực hiện của các đảng bộ và chính quyền địa phương, gắn với đặc thù từng địa
phương trong những hoàn cảnh cụ thể.
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Tây
Nguyên, có diện tích đất tự nhiên khá lớn, là vùng có thế mạnh phát triển nông
nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Trong quá trình phát
triển kinh tế từ năm 1996 đến năm 2006, dưới sự lãnh đạo của Trung ương mà


trực tiếp là của Đảng bộ tỉnh, nền nông nghiệp của tỉnh phát triển khá toàn diện.
Ngành nông nghiệp bước vào thời kỳ sản xuất hàng hoá với sự tăng nhanh diện
tích cây công nghiệp dài ngày và giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng cao.
Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân không ngừng nâng lên. Những
thành tựu đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh... Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
còn chậm và thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế mà
thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh. Gia Lai còn gặp phải những khó khăn và đối
mặt với nhiều vấn đề mới nảy sinh trong lãnh đạo quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn: tình trạng độc canh, sản xuất nhỏ manh mún,
nông dân nghèo còn nhiều, trình độ dân trí thấp... cản trở việc đưa tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nguyên nhân
của những thành quả cũng như những yếu kém nêu trên có phần xuất phát từ
kết quả vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình thực tế của

Tỉnh.
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ Gia Lai quán triệt và vận dụng thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước để lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006; đánh giá
kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém; từ đó rút ra những kinh nghiệm,
góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh
trong thời gian tới là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Gia Lai lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006 ” để làm
luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH nói riêng là vấn đề được nhiều nhà khoa


học quan tâm nghiên cứu trên các góc độ lịch sử, kinh tế, xã hội học... Nhìn
một cách tổng thể các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài có thể chia
thành các nhóm chủ yếu sau:
- Các bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về phát
triển kinh tế nông nghiệp, đăng tải trên các báo, tạp chí đại diện cơ quan ngôn
luận của Đảng. Ơáng chú ý là: Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng:
“Để nông nghiệp, nông thôn phát tr)ển bền vững jgười dân giàu lên ”, Tạp chí
Cộng s6n số 28, tháng 10 - 2002; Phan Diễn (Nguyên BÍ thư TW Đảng,
Thường trực Ban Bí thư)2 “Tâo bước chuYển biến nông nghiệp hơn nữa thến
trình CNH, HĐH nông nghiệp, n+ng thôn” Tạp chí Cộng sản số 28, tháng 10 2002... Các bài viết đã l5m sáng tỏ hơn đường lối, chủ trương CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn của Đảng cũng như phương hướng phát triển của nông
nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
- Một số công trình khoa học đề cập đến các nội dung của kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, tiêu biểu như: GS. Đỗ Đình Giao: “Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng CNH nền kinh tế quốc dân”, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội

1994; GS, TS. Trần Ngọc Hiên: “Mối quan hệ công - nông - nghiệp - dịch vụ
trong sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta”, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, 1997; Hồng Vinh (chủ biên): “CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1998; PTS.GS. Lê Đình Thắng (Chủ biên): Chính sách phát triển nông nghiệp
và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị”, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000; TS Đặng Văn Thắng, TS Phạm Ngọc Dũng: “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế công, nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng thực trạng và triển vọng”,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Nguyễn Sinh Cúc: “Nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003... Những công
trình nghiên cứu này ở những góc độ khác nhau đều khẳng định vai trò to lớn


của nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế quốc dân, sự cần thiết khách quan
phải đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Một số tác phẩm đã phân
tích khá sâu thực trạng, dự kiến xu hướng phát triển và đề ra những giải pháp
chung nhất cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Từ góc độ lịch sử, ngoài một số công trình được đăng tải trong giáo
trình, sách chuyên đề, tạp chí Lịch sử và tạp chí Lịch sử Đảng, đáng chú ý là
gần đây có nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng đã đề
cập đến vấn đề này như: Luận văn tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Việt Hùng:
“Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nông dân ngoại thành phát triển
sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn (1986 - 1996)”, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2001; Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng của Đào Thị Vân:
“Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,
HĐH giai đoạn 1997 - 2003”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Luận văn thạc
sĩ Lịch sử Đảng của Đặng Kim Oanh: “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003”, Đại học Quốc gia Hà
Nội 2005... Những công trình nghiên cứu này phần nào làm rõ sự vận dụng của
một số Đảng bộ địa phương trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, gợi mở cho chúng tôi nhiều điều về lý luận, thực tiễn trong thực hiện
luận văn.
- Đề cập trực tiếp đến kinh tế nông nghiệp, nông thôn Gia Lai và sự lãnh
đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ tỉnh có các bài viết
sau: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Gia Lai”, Tạp chí
Ngoại thương số 34, 2004; “Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở
Gia Lai” của Phan Hoà, báo Nhân dân ngày 11/01/2005; “Tiếp tục đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Gia Lai”, báo Gia Lai ngày 21/7/2005;
“Một số giải pháp kinh tế - tài chính thúc đẩy chuyển dịch kinh tế ở Gia Lai”
của Trọng Bảo, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1 năm 2005...


Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nền kinh tế quốc dân, hoặc cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung, một
số công trình, bài viết có đề cập đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
một số tỉnh và ở Gia Lai. Đó là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, giúp tôi có
một cách nhìn toàn diện hơn về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của đất nước và một số địa phương... Tuy vậy, chưa có một công trình
khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về công tác lãnh đạo chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Gia Lai trong những năm 1996 2006. Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu trên về cơ sở lý luận,
nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu… luận văn sẽ trình bày một cách có hệ
thống vai trò của Đảng bộ tỉnh Gia Lai trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH từ năm 1996 đến năm 2006.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Phân tích toàn diện công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai trong
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH từ
năm 1996 đến năm 2006.
Rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn
nữa và nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ tỉnh Gia Lai những năm tới.
* Nhiệm vụ
- Làm rõ yêu cầu, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Gia
Lai trong từng thời kỳ CNH, HĐH trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động và
thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công tác lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Gia Lai trước năm 1996.


- Trình bày hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Gia Lai vận dụng quan điểm,
đường lối của Đảng lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
từ năm 1996 đến năm 2006 theo hướng CNH, HĐH.
- Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006 ở Gia Lai.
- Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp và khuyến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp những năm tiếp theo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai. Với
đối tượng nghiên cứu là công tác lãnh đạo, luận văn trình bày toàn diện cả về
phương thức lãnh đạo và quy trình của công tác lãnh đạo. Về phương thức,
Đảng bộ lãnh đạo chủ yếu bằng nghị quyết, chương trình công tác, bằng công
tác tổ chức cán bộ. Về quy trình, Đảng bộ quán triệt đường lối của Đảng, vận
dụng cụ thể và sáng tạo vào tình hình địa phương để xây dựng các nghị quyết;
tổ chức thực hiện nghị quyết trong thực tiễn; kiểm tra việc tổ chức thực hiện; sơ
kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm để điều chỉnh công tác lãnh đạo.
* Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian và không gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 1996 đến năm
2006, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay. Năm 1996 là năm cả nước bước vào
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Năm 2006 đánh dấu 10 năm đầu thực hiện

đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn nói riêng.


Về nội dung: Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực rộng lớn và gắn bó chặt
chẽ với nhau. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung việc nghiên cứu
việc lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và tập trung nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế.


5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông
nghiệp, nông thôn và nông dân.
* Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận văn
sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích và
tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh,
khảo sát thực tế... để làm rõ nội dung nghiên cứu.
* Nguồn tư liệu
Một số tác phẩm của các tác gia kinh điển, của Hồ Chí Minh bàn về phát
triển kinh tế nông nghiệp.
Các văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X và các nghị quyết của
Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá VI, VII, VIII,IX, X về phát
triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai, nghị quyết của Tỉnh uỷ, báo
cáo hàng năm của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, báo cáo hàng năm của các
sở, ban, ngành, đặc biệt là của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục
thống kê tỉnh Gia Lai.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Luận văn; các bài viết
đăng trên các Báo, Tạp chí...
6. Đóng góp của luận văn


- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của tỉnh Gia Lai. Đóng góp thêm những luận chứng khoa học cho
việc hoàn thiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp của tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho các ngành liên quan; tài liệu tham khảo giảng dạy về lịch sử Đảng bộ trong
các trường ở Gia Lai; là tài liệu tham khảo cho các tỉnh Tây Nguyên có điều
kiện tự nhiên, xã hội tương tự như Gia Lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết.
Chương 1. Tình hình kinh tế nông nghiệp và công tác lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Gia Lai trước năm 1996.
Chương 2. Công tác lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của Đảng bộ tỉnh Gia Lai trong những năm 1996-2006.
Chương 3. Kết quả và kinh nghiệm từ sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp Gia Lai.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương - Bộ nông nghiệp và phát triển
nông nghiệp (2003), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


2.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia
Lai, tập I giai đoạn 1945 - 1975, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1998), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia
Lai, tập II giai đoạn 1975 - 1996, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện KBang, tỉnh Gia Lai (2003), Lịch sử
Đảng bộ huyện Kbang (1945 - 2000), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai (2005), Lịch sử
Đảng bộ huyện Ayun Pa (1945 - 2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai (2005), Lịch sử
Đảng bộ huyện Ia Grai (1945 - 2005), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện Quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp (2002), Nông nghiệp Việt Nam và 61 tỉnh thành phố, NXB.
Nông nghiệp, Hà Nội.


8.

Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (1996), Niên giám thống kê 1991 - 1995.

9.

Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (1999), Niên giám thống kê 1998.

10.

Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2000), Niên giám thống kê 1999.

11.

Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2001), Niên giám thống kê 2000.

12.

Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2002), Niên giám thống kê 2001.

13.

Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2003), Niên giám thống kê 2002.

14.

Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2004), Niên giám thống kê 2003.

15.


Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2005), Niên giám thống kê 2004.


16.

Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2006), Niên giám thống kê 2005.

17.

Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2007), Niên giám thống kê 2006.

18.

Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2005), Gia Lai 30 năm xây dựng và phát
triển.

19.

Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới, NXB. Thống kê, Hà Nội.

20.

Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Nông nghiệp Việt Nam nửa đầu kế hoạch 5
năm 2001 - 2005”, Tạp chí Cộng sản, (6), tr.15-18.

21.

Nguyễn Ngọc Cường (2004), “Một số giải pháp phát triển kinh tế tập thể

ở tỉnh Gia Lai”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (5).

22.

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Gia Lai”
(01/10/2004), Tạp chí Ngoại thương, (34).

23.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ V, NXB. Sự thật, Hà Nội .

24.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, NXB. Sự thật, Hà Nội .

25.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, NXB. Sự thật, Hà Nội.

26.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII - Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000, NXB. Sự thật, Hà Nội.

27.


Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, NXB. Sự thật, Hà Nội.


28.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6
(lần 1) (khoá VIII), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của Bộ chính trị “Về một
số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn”, NXB. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

32.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


33.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp
hành Trung ương khoá IX, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp
hành Trung ương khoá IX, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36.

Đảng Cộng sản Việt Nam (02/2001), Chỉ thị của Bộ chính trị về đẩy
mạnh nghiên cứu, ứng dụng về khoa học và công nghệ phục vụ CNH,
HĐH nông nghiệp và nông thôn, Hà Nội.

37.

Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Gia Lai lần thứ XII.

38.

Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

Gia Lai lần thứ XIII.


39.

Phan Diễn (10/2002), “Tạo bước chuyển biến nông nghiệp hơn nữa tiến
trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, (28).

40.

Nguyễn Văn Dụ (2003), “Nông nghiệp Gia Lai qua 10 năm đổi mới và
phát triển”, Tạp chí Thông tin khuyến nông Gia Lai, (1).

41.

Nguyễn Tấn Dũng (10/2002), “Để nông nghiệp, nông thôn phát triển
bền vững người dân giàu lên”, Tạp chí Cộng sản, (28).

42.

Đỗ Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH nền
kinh tế quốc dân, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43.

“Gia Lai - đất nước, con người” (1999), Tạp chí Việt Nam và Đông Nam Á.

44.

Nguyễn Thanh Giang (2003), “Thông tin về các dự án”, Thông tin

khuyến nông Gia Lai, (1).

45.

Phan Hoà (11/1/2005), “Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
ở Gia Lai”, báo Nhân dân.

46.

Phan Hoà (15/11/2005), “Phát triển kinh tế trang trại ở Gia Lai”, báo
Nhân dân.

47.

Lê Trạc Ký (2004), “Phát triển kinh tế hợp tác và HTX là con đường giải
quyết những bức xúc của nông dân Gia Lai”, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Gia Lai, (02).

48.

Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49.

Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50.

Lê Đình Thắng (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn
sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


51.

Văn Thông (29/11/2004), “Những dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi ở Gia Lai”, Báo Nông nghiệp Việt Nam, tr.10.


52.

Tây Nguyên trên đường đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế (2004), NXB
Giao thông vận tải, Hà Nội.

53.

Tỉnh uỷ Gia Lai - Ban tuyên giáo, Hỏi - đáp học tập Nghị quyết Đại hội
lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Gia Lai, 8 - 1996.

54.

Tỉnh uỷ Gia Lai (9/1996), Về tiếp tục đổi mới tổ chức và quản lý kinh tế
hợp tác và HTX, Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh uỷ.

55.

Tỉnh uỷ Gia Lai - Sở công nghiệp (4/1998), Kết quả thực hiện CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, báo cáo chuyên đề tại hội nghị
cán bộ toàn tỉnh.

56.


Tỉnh uỷ Gia Lai (4/2002), Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc
phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2001 - 2010, Chương trình thực
hiện Nghị quyết số 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị.

57.

Tỉnh uỷ Gia Lai (01/2003), Về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn đến năm 2010, Chương trình của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

58.

Tỉnh uỷ Gia Lai (4/2003), Thông báo kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh
uỷ tại buổi làm việc với Sở NN và PTNT.

59.

Tỉnh uỷ Gia Lai (10/2003), Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh.

60.

Tỉnh uỷ Gia Lai (10/2004), Về xây dựng và phát triển Gia Lai toàn diện
và bền vững, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.

61.

UBND tỉnh Gia Lai - Sở công nghiệp (3/1998), Báo cáo sơ kết thực hiện
CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

62.


UBND tỉnh Gia Lai (01/2001), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
năm 2000 và phương hướng nhiệm năm 2001.


63.

UBND tỉnh Gia Lai (01/2002), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002.

64.

UBND tỉnh Gia Lai - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (3/2004),
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2003 và phương hướng nhiệm
vụ kế hoạch 2004 ngành nông nghiệp nông thôn.

65.

UBND tỉnh Gia Lai - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (2/2005,
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2004 và phương hướng nhiệm
vụ kế hoạch 2005 ngành nông nghiệp nông thôn.

66.

UBND tỉnh Gia Lai - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (3/2006),
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2005 và phương hướng nhiệm
vụ kế hoạch 2006 ngành nông nghiệp nông thôn.

67.


UBND tỉnh Gia Lai - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Dự
án xây dựng mô hình ứng dụng VA chuyển giao kỹ thuật nuôi ong, khai
thác tinh lọc mật ong xuất khẩu tại Gia Lai.

68.

UBND tỉnh Gia Lai (2003), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội Gia Lai đến năm 2010: rà soát, điều chỉnh, bổ sung.

69.

Hồng Vinh (1998), CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.



×