Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giao an 12 - ki II (CB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 90 trang )

Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Tiết số 37

BÀI 19. HỢP KIM
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Học sinh biết:
- Khái niệm, tính chất, ứng dụng của hợp kim.
- Một số hợp kim thường gặp.
2. Về kĩ năng
Giải bài tập về hợp kim (bài tập về hỗn hợp kim loại).
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập hỗn hợp kim loại.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập các tính chất chung của kim loại.
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
- Tên gọi và đồng phân của ankan.
- Các phản ứng minh họa tính chất hóa học của ankan.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò


Hoạt động 1. Tìm hiểu chung về hợp kim
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời các
câu hỏi:
+ Nêu khái niệm hợp kim.
+ Kể tên một số hợp kim thường gặp.
+ Tính chất của hợp kim.
+ Ứng dụng của hợp kim.
+ Tại sao trong thực tế, hợp kim được sử
dụng rộng rãi hơn so với kim loại nguyên
chất?
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- GV tổ chức cho HS thảo luận trong toàn
lớp.
- HS thảo luận.

Nội dung ghi bảng
I. KHÁI NIỆM
Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một
kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi
kim khác.
II. TÍNH CHẤT
Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành
phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh
thể của hợp kim.
- Tính chất hoá học: tương tự tính chất của
các đơn chất tham gia tạo thành phần của hợp
kim.
- Tính chất vật lí và cơ học: khác nhiều tính
chất của các đơn chất.
1



Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò
- GV tổng kết: phân tích khái niệm, lí giải
tính chất và kể tên một số hợp kim thường
dùng (gang, thép, hợp kim không bị ăn mòn
Fe – Cr – Mn, hợp kim siêu cứng W – Co,
hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp Sn – Pb,
hợp kim nhẹ, cứng và bền Al – Si, vàng tây).

Nội dung ghi bảng
III. ỨNG DỤNG
- Hợp kim nhẹ, bền: chế tạo tên lửa, vũ trụ,
máy bay, ô tô...
- Hợp kim có tính bền hoá học và cơ học: chế
tạo thiết bị trong ngành dầu mỏ, công nghiệp
hoá chất...
- Hợp kim cứng, bền: xây dựng nhà cửa, cầu
cống...
- Hợp kim không gỉ: chế tạo thiết bị y tế và
dụng cụ nhà bếp...
- Hợp kim của vàng: chế tạo đồ trang sức.

Hoạt động 2. Luyện tập và giao bài về nhà
- GV giành thời gian để HS chuẩn bị bài tập
2, 3, 4 (91 – SGK).
- HS chuẩn bị bài tập.
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- HS lên bảng.

- GV tổ chức nhận xét và chữa bài.
- HS nhận xét.
- GV tổng kết.
- GV nhắc HS:
+ Ôn tập bài đại cương kim loại.
+ Chuẩn bị bài “ăn mòn kim loại”.
- HS ghi bài về nhà.

2


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Tiết số 38

BÀI 20. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Khái niệm ăn mòn kim loại, ăn mòn điện hoá và ăn mòn hoá học.
- Điều kiện xảy ra sự ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.
- Tác hại của ăn mòn kim loại.
- Các biện pháp chống ăn mòn kim loại.
b. Học sinh hiểu:
- Bản chất của sự ăn mòn kim loại là sự oxi hoá nguyên tử kim loại để tạo thành hợp chất.
- Khi có ăn mòn điện hoá, quá trình ăn mòn sẽ xảy ra nhanh hơn.
2. Về kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng:
- Xác định kiểu ăn mòn.
- Vận dụng phương pháp chống ăn mòn phù hợp trong thực tế.
3. Về thái độ

Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Hình ảnh về sự ăn mòn kim loại.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập phần đại cương kim loại.
- Các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.
III. TRỌNG TÂM
- Phân biệt ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.
- Các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm ăn mòn kim loại
- GV: nêu khái niệm ăn mòn kim loại?
I. KHÁI NIỆM
- HS trả lời.
- Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại
- GV phân tích khái niệm: có thể hiểu đơn hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong
giản ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại môi trường xung quanh.
hoặc hợp kim bằng cách chuyển kim loại từ - Quá trình ăn mòn kim loại:
dạng đơn chất vào trong hợp chất.
M → Mn+ + n(e)

- GV: biểu diễn quá trình ăn mòn kim loại?
3


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò
- HS trả lời.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về ăn mòn hoá học
- GV giới thiệu: có 2 dạng ăn mòn kim loại là
ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.
- HS nắm được các dạng ăn mòn.
- GV lấy ví dụ về ăn mòn hoá học: thanh sắt
để lâu ngày trong không khí bị gỉ, thiết bị lò
đốt bị ăn mòn, thanh Mg nhúng vào dung
dịch HCl bị ăn mòn...
- HS tìm hiểu các ví dụ ăn mòn hoá học.
- GV: trong các ví dụ trên, các kim loại đã
phản ứng với chất gì để chuyển vào hợp chất?
- HS trả lời.
- GV: viết các phương trình phản ứng xảy ra?
- HS viết phương trình.
- GV thông báo: trong các ví dụ trên, kim loại
đã bị ăn mòn hoá học. Vậy ăn mòn hoá học là
gì?
- HS trả lời.
- GV lưu ý: nhiệt độ càng cao thì kim loại bị
ăn mòn càng nhanh.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về ăn mòn điện hoá
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các ví dụ:
+ Nhúng thanh Zn hoặc Cu trong dung

dịch H2SO4 loãng thì có hiện tượng gì?
+ Trường hợp này, Zn bị ăn mòn theo kiểu
nào?
+ Khi nối thanh Zn và Cu bằng dây dẫn thì
bọt khí H2 thoát ra trên cả thanh Zn và Cu.
Giải thích?
- HS tìm hiểu ví dụ.
- GV thông báo: Zn bị ăn mòn đồng thời xuất
hiện dòng e di chuyển từ cực Zn sang cực Cu
(xuất hiện dòng điện). Hiện tượng đó được
gọi là ăn mòn điện hoá. Vậy ăn mòn điện hoá
là gì?
- HS trả lời.
- GV phân tích hiện tượng ăn mòn điện hoá
xảy ra khi để gang thép trong không khí ẩm.
- HS tìm hiểu ví dụ.
- GV phân tích ba điều kiện để xảy ra ăn mòn
điện hoá.
- HS nắm được các điều kiện để xảy ra hiện
tượng ăn mòn điện hoá.

Nội dung ghi bảng

II. CÁC DẠNG ĂN MÒN KIM LOẠI
1. Ăn mòn hoá học
Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá khử
trong đó electron của kim loại được chuyển
trực tiếp đến các chất trong môi trường.

2. Ăn mòn điện hoá

- Khái niệm: ăn mòn điện hoá là quá trình oxi
hoá – khử trong đó kim loại bị ăn mòn do tác
dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên
dòng e chuyển dời từ cực âm sang cực dương.
- Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá:
+ Có 2 điện cực khác nhau về bản chất
(cặp e kim loại khác nhau, cặp kim loại và
phi kim, cặp kim loại và hợp chất hoá học).
Trong đó kim loại mạnh đóng vai trò cực âm.
+ Các điện cực phải tiếp xúc với nhau trực
tiếp hoặc thông qua dây dẫn.
+ Các điện cực cùng được tiếp xúc với dun
dịch chất điện li.
- Trong ăn mòn điện hoá, kim loại mạnh hơn
bị ăn mòn.

4


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV lưu ý:
+ Trong ăn mòn điện hoá, cực âm bị ăn
mòn.
+ Các quá trình ăn mòn kim loại diễn ra rất
phức tạp, có thể bao gồm cả ăn mòn hoá học
và ăn mòn điện hoá. Nhưng ăn mòn điện hoá
đóng vai trò chủ yếu.
+ Khi có ăn mòn điện hoá, sự ăn mòn sẽ

xảy ra nhanh hơn.
- HS nắm được các chú ý.
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 9 (95 –
SGK) để phân biệt ăn mòn hoá học và ăn
mòn điện hoá.
- HS làm bài tập.
- GV nhấn mạnh điểm giống và khác nhau
giữa ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.
Hoạt động 4. Tìm hiểu các phương pháp chống ăn mòn kim loại
- GV đặt vấn đề: sự ăn mòn kim loại gây ra III. CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI
tác hại gì?
- Phương pháp bảo vệ bề mặt.
- HS trả lời.
- Phương pháp điện hoá.
- GV bổ sung: ăn mòn kim loại có ảnh hưởng
đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc
dân. Hàng năm ăn mòn kim loại đã phá huỷ
một lượng rất lớn các kim loại. Do đó con
người phải nghiên cứu các biện pháp chống
ăn mòn kim loại.
- GV: có những biện pháp nào để chống ăn
mòn kim loại?
- HS trả lời.
- GV giải thích về các phương pháp:
+ Phương pháp bề mặt: tạo trên bề mặt kim
loại cần bảo vệ các lớp chất bền vững với
môi trường (sơn, dầu, mạ, tráng men...).
+ Phương pháp điện hoá: nối kim loại cần
bảo vệ với kim loại hoạt động hơn để tạo ra
pin điện hoá và kim loại mạnh hơn bị ăn mòn,

kim loại kia được bảo vệ.
- GV tổ chức cho HS làm bài 4, 6 (95 – SGK)
để củng cố kiến thức.
- HS làm bài tập.
Hoạt động 5. Nhắc nhở và giao bài về nhà
- GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm trong
bài.
- HS nắm lại các kiến thức trọng tâm.
5


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò
- GV nhắc nhở HS:
+ Học lí thuyết ăn mòn kim loại, lưu ý
phân biệt ăn mòn kim loại và ăn mòn điện
hoá.
+ Chuẩn bị nội dung bài luyện tập.
- HS ghi bài về nhà.

Nội dung ghi bảng

6


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Tiết số 39

BÀI 23. LUYỆN TẬP: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức
Bài luyện tập nhằm củng cố cho học sinh các kiến thức về ăn mòn kim loại:
- Khái niệm.
- Các dạng ăn mòn kim loại.
- Điều kiện xảy ra ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.
2. Về kĩ năng
Thông qua bài học, học sinh được rèn luyện các kĩ năng:
- Xác định kiểu ăn mòn hoá học.
- Lựa chọn phương pháp chống ăn mòn phù hợp.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập bài: ăn mòn kim loại.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
Dùng bài tập để khắc sâu lí thuyết.
IV. TRỌNG TÂM
- Phân biệt các kiểu ăn mòn kim loại.
- Xác định đúng biện pháp chống ăn mòn kim loại.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Ôn tập lí thuyết
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời:

A. LÍ THUYẾT
+ Thế nào là ăn mòn kim loại?
+ Ăn mòn kim loại được chia thành những
loại nào? Nêu khái niệm mỗi loại đó?
+ Phân biệt ăn mòn hoá học và ăn mòn
điện hoá?
+ Điều kiện nào để xảy ra sự ăn mòn điện
hoá?
+ Có những phương pháp nào để bảo vệ
kim loại khỏi sự ăn mòn?
- HS trả lời.
- GV tổng kết.
Hoạt động 2. Làm bài tập
7


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV phát phiếu bài tập trắc nghiệm cho HS, B. BÀI TẬP
yêu cầu HS chuẩn bị trong 10 phút.
- HS chuẩn bị bài tập.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
- HS chữa bài tập.
Hoạt động 3. Nhắc nhở và giao bài về nhà
- GV nhắc HS:
+ Ôn tập lí thuyết điều chế kim loại và ăn
mòn kim loại.
+ Chuẩn bị nội dung bài thực hành.
- HS ghi bài về nhà.


8


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Tiết số 40

BÀI 24. THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI, SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Học sinh được ôn tập và củng cố các kiến thức:
- Dãy điện hoá của kim loại.
- Các phương pháp điều chế kim loại.
- Ăn mòn điện hoá.
2. Về kĩ năng
Thông qua bài học, học sinh được rèn luyện các kĩ năng:
- Làm thí nghiệm với lượng nhỏ hoá chất.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và suy luận.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
a. Dụng cụ
- Ống nghiệm
- Ống hút nhỏ giọt
- Giá ống nghiệm

b. Hoá chất
- Các kim loại: Al, Fe, Cu, Zn.
- Các dung dịch: HCl, H2SO4 loãng, CuSO4.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập các bài: dãy điện hoá của kim loại; tính chất hoá học của kim loại; ăn mòn kim loại.
- Chuẩn bị trước nội dung tường trình thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ THỰC HÀNH
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Công việc trước giờ thực hành
- GV nêu mục đích của giờ học thực hành.
- HS nắm được các mục đích của giờ thực
hành.
- GV nêu các thí nghiệm cần tiến hành:
+ Thí nghiệm 1. Dãy điện hoá.
+ Thí nghiệm 2. Điều chế kim loại bằng
phương pháp thuỷ luyện.
+ Thí nghiệm 3. Ăn mòn điện hoá.
- HS nắm được các thí nghiệm được nghiên
cứu trong giờ thực hành.
Hoạt động 2. Tìm hiểu thí nghiệm nghiên cứu dãy điện hoá của kim loại
- GV gọi HS viết lại dãy điện hoá của kim Thí nghiệm 1. Dãy điện hoá của kim loại
9


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng
- Tiến hành: chọn 3 ống nghiệm, mỗi ống

nghiệm chứa 3ml dung dịch HCl có cùng
nồng độ. Cho vào từng ống 1 mẩu: Fe, Cu,
Al.
- Hiện tượng:
+ Có bọt khí thoát ra trên bề mặt miếng Al,
Fe.
+ Bọt H2 thoát ra trên bề mặt miếng Al
nhiều hơn trên miếng Fe.
- Giải thích:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Al mạnh hơn Fe nên phản ứng của Al với
HCl xảy ra mãnh liệt hơn. Cu đứng sau H2
nên không có phản ứng.

loại.
- HS viết dãy điện hoá.
- GV: nêu quy luật sắp xếp các cặp oxi hoá –
khử thành dãy điện hoá?
- HS nêu quy luật.
- GV: từ vị trí của các cặp oxi hoá – khử
trong dãy điện hoá hãy so sánh tính khử của
các kim loại Al, Cu, Fe?
- HS so sánh.
- GV: trong các kim loại trên, kim loại nào
tác dụng được với dung dịch HCl?
- HS trả lời.
- GV: để so sánh tính khử của các kim loại
trên ta có thể sử dụng các phản ứng nào?
- HS trả lời.

- GV: nêu cách tiến hành thí nghiệm, dự đoán
hiện tượng và giải thích?
- HS trả lời.
- GV lưu ý HS: để tiến hành thí nghiệm thành
công phải:
+ Lấy các dung dịch HCl có thể tích và
nồng độ như nhau.
+ Các mẩu kim loại phải có kích thước
tương đương.
- HS nắm được các chú ý khi tiến hành các
thí nghiệm.
Hoạt động 3. Tìm hiểu phương pháp thuỷ luyện điều chế kim loại
- GV: nêu các phương pháp điều chế kim Thí nghiệm 2. Điều chế kim loại bằng
loại?
phương pháp thuỷ luyện
- HS trả lời.
- Tiến hành: Nhúng đinh sắt vào dung dịch
- GV: nêu nội dung của phương pháp thuỷ CuSO4. Để yên khoảng 10 phút.
luyện?
- Hiện tượng: Màu xanh của dung dịch nhạt
- HS trả lời.
dần; bề mặt đinh sắt được phủ lớp kim loại
- GV: phương pháp thuỷ luyện được dùng để màu đỏ.
điều chế những kim loại nào?
- Giải thích:
- HS trả lời.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
- Nêu cách tiến hành thí nghiệm, dự đoán
hiện tượng và giải thích?
- HS trả lời.

Hoạt động 4. Tìm hiểu thí nghiệm về hiện tượng ăn mòn điện hoá
- GV: nêu điều kiện xảy ra hiện tượng ăn Thí nghiệm 3. Ăn mòn điện hoá
mòn điện hoá?
- Tiến hành: Cho vào 2 ống nghiệm đựng 3ml
- HS trả lời.
dung dịch H2SO4 loãng mỗi ống 1 mẩu Zn.
- GV: trong ăn mòn điện hoá, điện cực nào bị Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 vào 1 trong 2

10


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng

ăn mòn?
ống nghiệm.
- HS trả lời.
- Hiện tượng:
- GV: nêu cách tiến hành, hiện tượng và giải
+ Khi chưa nhỏ dung dịch CuSO4, H2 thoát
thích đối với thí nghiệm 3?
ra trên bề mặt viên Zn ở 2 ống nghiệm như
- HS trả lời.
nhau.
+ Khi thêm CuSO4, ở ống nghiệm có
CuSO4, khí H2 thoát ra nhanh hơn.
- Giải thích:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Khi có 2 kim loại Zn và Cu tiếp xúc với nhau
và cùng được nhúng trong dung dịch H2SO4
sẽ hình thành nên pin điện hoá Zn – Cu trong
đó Zn là cực âm nên Zn bị ăn mòn nhanh
hơn.
Hoạt động 5. Tổ chức thực nghiệm
- GV tổ chức cho các nhóm HS tiến hành các
thí nghiệm.
- HS làm thí nghiệm.
- GV: nêu hiện tượng thí nghiệm thực tế đã
quan sát được, so sánh với hiện tượng dự
đoán và giải thích?
- HS trả lời.
- GV tổng kết.
Hoạt động 6. Nhắc nhở và giao bài về nhà
- GV nhận xét kết quả giờ thực hành.
- GV tổ chức cho HS dọn vệ sinh phòng thí
nghiệm.
- HS làm vệ sinh phòng thí nghiệm.
- GV nhắc HS:
+ Hoàn thành nội dung bài tường trình thí
nghiệm.
+ Chuẩn bị bài kim loại kiềm và hợp chất.
- HS ghi bài về nhà.

11


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12


CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM. KIM LOẠI KIỀM THỔ. NHÔM
Tiết số 41

BÀI 25. KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG
CỦA KIM LOẠI KIỀM
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Các kim loại trong nhóm kim loại kiềm.
- Vị trí của các kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học, trạng thái tự nhiên, các ứng dụng và phương pháp điều
chế kim loại kiềm.
b. Học sinh hiểu:
- Kim loại kiềm là các kim loại điển hình và có tính khử rất mạnh.
- Từ Li đến Cs tính khử giảm dần.
2. Về kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
- Viết cấu hình electron nguyên tử, xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Viết phương trình phản ứng hoá học.
- So sánh tính chất của các kim loại kiềm.
- Giải các bài tập đơn giản về kim loại kiềm.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với nước.
- Bài tập vận dụng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập lại:
+ Tính chất hoá học chung của kim loại.
+ Cách viết cấu hình e và xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Đọc trước nội dung bài học ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
- Tính chất hoá học của kim loại kiềm.
- Điều chế kim loại kiềm.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Trực quan sinh động.
- Hoạt động hợp tác, nhóm nhỏ.
12


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí của các kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn
- GV thông báo: nhóm kim loại kiềm gồm A. KIM LOẠI KIỀM
các kim loại: 3Li, 11Na, 19K, 37Rb, 55Cs.
I. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng
- HS nắm được các nguyên tố thuộc nhóm tuần hoàn, cấu hình e nguyên tử
kim loại kiềm.
- Kim loại kiềm gồm các nguyên tố: 3Li,
- GV: viết cấu hình e của các nguyên tử và 11Na, 19K, 37Rb, 55Cs.

xác định vị trí của các kim loại kiềm trong - Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns1.
bảng tuần hoàn? Cho biết đặc điểm của lớp e - Kim loại kiềm là kim loại nhóm IA.
ngoài cùng?
- HS trả lời.
- GV: em có nhận xét gì về vị trí của kim loại
kiềm trong bảng tuần hoàn?
- HS trả lời.
- GV treo bảng tuần hoàn, chỉ rõ vị trí của các
kim loại kiềm. Lưu ý HS: nhóm IA còn có
nguyên tố Fr nhưng Fr là nguyên tố phóng xạ
nên không tìm hiểu.
- HS nắm được vị trí của các kim loại kiềm
trong bảng tuần hoàn.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các tính chất vật lí của kim loại kiềm
- GV: nêu tính chất vật lí của kim loại kiềm?
II. Tính chất vật lí
- HS đọc SGK nêu tính chất vật lí của kim - Màu trắng bạc, có ánh kim.
loại kiềm.
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi đều
- GV bổ sung và giải thích các tính chất vật lí thấp.
của kim loại kiềm: các kim loại kiềm kết tinh - Khối lượng riêng nhỏ.
theo kiểu mạng lập phương tâm khối kém đặc - Mềm, có thể cắt bằng dao.
khít, bán kính lớn nên khối lượng riêng của
các kim loại kiềm nhỏ. Do liên kết trong
mạng tinh thể yếu nên nhiệt độ nóng chảy và
nhiệt độ sôi đều thấp, các kim loại kiềm mềm
và có thể cắt bằng dao.
Hoạt động 3. Tìm hiểu các tính chất hoá học của kim loại kiềm
- GV: dựa vào cấu hình e, nhận xét tính chất
III. Tính chất hoá học

hoá học của các kim loại kiềm? Giải thích?
Nhận xét:
- HS trả lời.
- Kim loại kiềm có tính khử mạnh vì nguyên
- GV: biểu diễn quá trình nhường e của các tử có bán kính lớn và có ít e ở lớp ngoài cùng.
kim loại kiềm?
- Trong phản ứng, kim loại kiềm luôn nhường
- HS viết quá trình nhường e.
1e:
- GV: so sánh tính khử của các kim loại
M → M+ + 1e
kiềm?
1. Tác dụng với phi kim
- HS trả lời.
2M + Cl2 → 2MCl
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn
4M + O2 → 2M2O
thành các phản ứng khi cho kim loại kiềm M
2M + S → M2S
13


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
tác dụng với O2, Cl2, S, HCl, H2SO4 loãng, 2. Tác dụng với nước
dung dịch CuSO4, H2SO4 đặc, HNO3.
2M + 2H2O → 2MOH + H2
- HS thảo luận theo nhóm hoàn thành các 3. Tác dụng với axit
phương trình phản ứng (trình bày ra bảng

2M + 2HCl → 2MCl + H2
phụ).
2M + H2SO4 → M2SO4 + H2
- GV tổ chức thảo luận trong toàn lớp dựa 2M + 2H2SO4 đặc → M2SO4 + SO2 + 2H2O
trên bài làm của các nhóm HS.
4. Tác dụng với dung dịch muối
- HS thảo luận trong toàn lớp.
- M tác dụng với nước trước:
- GV tiến hành thí nghiệm phản ứng của các
2M + 2H2O → 2MOH + H2
kim loại kiềm với nước (hoặc chiếu video).
- Sau đó kiềm sinh ra tác dụng với dung dịch
- HS quan sát các thí nghiệm.
muối (nếu có).
- GV: nêu hiện tượng quan sát được và so
sánh khả năng phản ứng của các kim loại
kiềm?
- HS trả lời.
- GV giải thích hiện tượng của phản ứng Na
tác dụng với nước:
+ Na nổi trên mặt nước vì Na nhẹ hơn
nước.
+ Na hình cầu vì có sức căng bề mặt lớn.
+ Na chạy vòng quanh vì phản ứng tạo
thành khí H2 đẩy mẩu Na chạy.
Hoạt động 4. Tìm hiểu trạng thái tồn tại trong tự nhiên và các ứng dụng của kim loại kiềm
- GV: đọc SGK nêu ứng dụng của kim loại
IV. Ứng dụng, trạng thái tự nhiên, điều
kiềm?
chế

- HS trả lời.
1. Ứng dụng
- GV bổ sung và tổng kết.
- Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy
- GV: tại sao trong tự nhiên không có kim thấp.
loại kiềm tồn tại ở dạng đơn chất?
- K, Na được dùng làm chất trao đổi nhiệt
- HS trả lời.
trong các lò phản ứng hạt nhân.
- GV: nêu cách điều chế các kim loại kiềm từ - Cs được dùng làm tế bào quang điện.
hợp chất?
- Điều chế một số kim loại hiếm bằng phương
- HS trả lời.
pháp nhiệt luyện.
- GV: em hãy viết phản ứng điện phân nóng - Dùng trong tổng hợp hữu cơ.
chảy KCl và NaOH?
2. Trạng thái tự nhiên
- HS viết phương trình.
Trong tự nhiên chỉ tồn tại kim loại kiềm ở
dạng hợp chất.
3. Điều chế
Điện phân nóng chảy muối clorua hoặc
hiđroxit:
đpnc

2KCl →
đpnc

4NaOH →


2K + Cl2

4Na + 2H2O + O2

Hoạt động 5. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
14


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò
- GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm của
bài.
- HS nắm lại các kiến thức trọng tâm.
- GV tổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 3,
5, 8 (111 – SGK).
- HS làm bài tập.
- GV tổ chức chữa bài.
- HS nhận xét và chữa bài.
- GV nhắc HS:
+ Học lí thuyết.
+ Làm bài tập.
+ Đọc và chuẩn bị nội dung: hợp chất của
kim loại kiềm.
- HS ghi bài về nhà.

Nội dung ghi bảng

15



Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Tiết số 42

BÀI 25. KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Học sinh được củng cố các kiến thức về tính chất của kim loại kiềm.
- Biết tính chất một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
2. Về kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
- Viết phương trình phản ứng.
- Giải các bài tập đơn giản về kim loại kiềm và hợp chất.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập vận dụng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập tính chất của kim loại kiềm.
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung phần hợp chất của kim loại kiềm.
- Làm bài tập trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Nghiên cứu tài liệu.
- Dùng bài tập để củng cố lí thuyết.
IV. TRỌNG TÂM
Làm bài tập củng cố tính chất của kim loại kiềm và hợp chất.

V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1.
- GV gọi 2 HS lên bảng:
+ HS1: viết phương trình phản ứng thực
hiện dãy biến hoá sau:
Na
NaOH
NaHCO3

Nội dung ghi bảng

Na2O
NaCl

Na

Na2CO3

+ HS2: viết phản ứng xảy ra khi cho K lần
lượt tác dụng với các chất: O2, H2O, HCl,
dung dịch FeCl3, Cl2.
- HS lên bảng.
16


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV tổ chức chữa bài.

- HS chữa bài.
- GV tổng kết và cho điểm.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
- GV giới thiệu một số hợp chất quan trọng B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG
của kim loại kiềm, hướng dẫn HS đọc SGK CỦA KIM LOẠI KIỀM
để tìm hiểu.
- HS nắm được một số hợp chất quan trọng
của kim loại kiềm.
- GV lưu ý: tất cả các hợp chất của kim loại
kiềm đều dễ tan trừ NaHCO3 là hợp chất ít
tan.
Hoạt động 3. Củng cố, luyện tập
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 6, 7 (111 –
SGK).
- HS lên bảng.
- GV tổ chức cho HS nhận xét và chữa bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
- GV tổng kết.
- GV phát phiếu bài tập số 07, yêu cầu HS
chuẩn bị một số bài tập.
- HS làm bài tập trong phiếu bài tập.
- GV tổ chức chữa bài.
Hoạt động 4. Nhắc nhở và giao bài về nhà
- GV nhắc HS:
+ Chuẩn bị bài “kim loại kiềm thổ và hợp
chất”.
+ Ôn tập các bài: đại cương kim loại; kim
loại kiềm và hợp chất.
+ Làm bài trong phiếu bài tập số 07.
- HS ghi bài về nhà.


17


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 07
I. Kim loại kiềm tác dụng với nước
Bài 1. Cho m gam kim loại kiềm M vào nước thu được dung dịch chứa 8,96 gam chất tan và
1,792 lit H2 (đktc). Tìm M?
Bài 2. Cho 3,1 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với nước thu
được 1,12 lit H2 (đktc). Tìm 2 kim loại kiềm và % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp?
Bài 3. Cho m gam Na vào nước được dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X cần 100ml
dung dịch H2SO4 1M. Tính m?
Bài 4. Cho 8,15 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì kế tiếp tác dụng vừa đủ với
nước thu được 2,8 lit H2 (đktc) và dung dịch X.
a. Tìm 2 kim loại kiềm?
b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng để trung hoà vừa đủ dung dịch X?
Bài 5. Cho 1 gam kim loại kiềm tác dụng với nước dư thu được 487ml H2 (đktc). Tìm kim
loại?
II. Kim loại kiềm tác dụng với phi kim
Bài 1. Cho 10,6 gam hỗn hợp Y gồm 2 kim loại thuộc 2 chu kì kế tiếp tác dụng vừa đủ với Cl2
thu được 31,9 gam hỗn hợp muối. Tìm kim loại kiềm có nguyên tử khối nhỏ hơn và khối
lượng của nó trong hỗn hợp?
Bài 2. Cho 11,5 gam Na tác dụng vừa đủ với 4,48 lit hỗn hợp Cl2 và O2 (đktc) thu được hỗn
hợp Y gồm 1 oxit và 1 muối. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho hỗn hợp Y tác dụng
với dung dịch AgNO3 dư?
Bài 3. Trộn 4,6 gam Na với 3,2 gam S và nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng cho chất rắn vào
nước dư thu được dung dịch X, chất rắn Y và khí Z bay ra. Loại bỏ chất rắn Y sau đó cho
CuSO4 dư vào dung dịch X thu được 9,7 gam kết tủa. Xác định hiệu suất của phản ứng giữa

Na và S?
III. Hợp chất của kim loại kiềm
Bài 1. Cho 6,8 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 8,3
gam hỗn hợp muối. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu?
Bài 2. Cho 100ml dung dịch HCl 0,1M tác dụng với 100ml dung dịch NaOH. Sau phản ứng,
cô cạn dung dịch thu được 7,85 gam chất rắn khan. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch
NaOH?
Bài 3. Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không đổi
thu được 69 gam chất rắn. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp?
Bài 4. Nung a gam muối hiđrocacbonat của kim loại kiềm M ở nhiệt độ cao thu được 0,69a
gam chất rắn. Tìm kim loại kiềm M?

18


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Tiết số 43

BÀI 26. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT
QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết
- Các kim loại kiềm thổ,.
- Vị trí của các kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn và cấu hình e lớp ngoài cùng của kim
loại kiềm thổ.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học và phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ.
- Các ứng dụng của kim loại kiềm thổ.
b. Học sinh hiểu
- Tính chất của kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.

- Kim loại kiềm thổ là kim loại thuộc nhóm IIA.
2. Về kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
- Viết phương trình phản ứng.
- Giải các bài tập về kim loại kiềm thổ và hợp chất.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập vận dụng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập các bài:
+ Đại cương kim loại.
+ Kim loại kiềm và hợp chất.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
- Tính chất hoá học của kim loại kiềm thổ.
- Sự khác biệt về tính chất hoá học của các kim loại trong nhóm.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Hoạt động nhóm nhỏ.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn
- GV: dựa vào SGK, kể tên các kim loại kiềm A. KIM LOẠI KIỀM THỔ

thổ?
I. Vị trí của kim loại kiềm thổ trong
19


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- HS trả lời.
bảng tuần hoàn, cấu hình e nguyên tử
- GV: viết cấu hình e của các nguyên tử: 4Be, - Các kim loại kiềm thổ: 4Be, 12Mg, 20Ca,
12Mg, 20Ca?
38Sr, 56Ba.
- HS viết cấu hình e.
- Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA.
- GV hướng dẫn HS viết cấu hình e thu gọn - Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2.
của 38Sr và 56Ba:
2
38Sr [Kr]5s
2
56Ba [Xe]6s
- HS nắm được cấu hình e thu gọn của Ba và
Sr.
- GV: cấu hình e nguyên tử của các kim loại
kiềm thổ có đặc điểm gì chung?
- HS trả lời.
- GV: viết cấu hình e lớp ngoài cùng cho
nguyên tử các kim loại kiềm thổ?
- HS viết cấu hình e lớp ngoài cùng.
- GV: dựa vào cấu hình e, cho biết các kim

loại kiềm thổ thuộc nhóm nào trong bảng
tuần hoàn?
- HS trả lời.
- GV chỉ ra vị trí của các kim loại kiềm thổ
trong bảng tuần hoàn và lưu ý HS: nhóm IIA
còn có kim loại Ra nhưng Ra là nguyên tố
phóng xạ nên không được tìm hiểu.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ
- GV: nêu tính chất vật lí của kim loại kiềm
II. Tính chất vật lí
thổ?
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá thấp
- HS trả lời.
(trừ Be).
- GV bổ sung và kết luận.
- Độ cứng thấp (nhưng cao hơn so với các
- GV giới thiệu các mạng tinh thể của kim kim loại kiềm).
loại kiềm thổ.
- Khối lượng riêng nhỏ.
- HS nắm được các loại mạng tinh thể của * Các loại mạng tinh thể của kim loại kiềm
kim loại kiềm thổ.
thổ:
+ Be, Mg: lục phương.
+ Ca, Sr: lập phương tâm diện.
+ Ba: lập phương tâm khối.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về tính chất hoá học của kim loại kiềm thổ
- GV: em có nhận xét gì về tính chất hoá học
III. Tính chất hoá học
của các kim loại kiềm thổ? Giải thích?
Nhận xét:

- HS trả lời.
- Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh
- GV: các kim loại kiềm thổ đều có tính khử nhưng yếu hơn tính khử của kim loại kiềm
mạnh. So sánh tính khử của kim loại kiềm thổ cùng chu kì; tính khử tăng dần từ Be đến Ba.
với kim loại kiềm thuộc cùng chu kì? Giải - Trong các phản ứng, kim loại kiềm thổ
thích?
nhường 2e:
20


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- HS so sánh.
M → M2+ + 2e
- GV thông báo: trong các phản ứng hoá học, 1. Tác dụng với phi kim
các kim loại kiềm thổ đều nhường đi 2e. Hãy
2M + O2 → 2MO
biểu diễn quá trình này?
M + Cl2 → MCl2
- HS viết quá trình nhường e của kim loại
M + S → MS
kiềm thổ.
2. Tác dụng với nước
- GV yêu cầu HS tự nghiên cứu SGK hoàn
M + 2H2O → M(OH)2 + H2
thiện các phản ứng:
M là Ca, Ba. Be và Mg không tham gia phản
M + O2 →
ứng.

M + Cl2 →
3. Tác dụng với dung dịch axit
M+S→
M + 2HCl → MCl2 + H2
M + HCl →
M + H2SO4 loãng → MSO4 + H2
M + H2SO4 loãng →
4. Tác dụng với dung dịch muối
M + H2O →
- Mg và Be đẩy được kim loại đứng sau ra
M + dung dịch CuSO4 →
khỏi dung dịch muối.
- HS viết phương trình phản ứng.
- Ca và Ba tác dụng với dung dịch muối
- GV gọi HS lên bảng viết phản ứng và chữa giống cách phản ứng của kim loại kiềm.
bài.
Chú ý:
- HS lên bảng.
- Be tan được trong dung dịch kiềm đặc:
- GV dựa vào các phản ứng mà HS đã viết
Be + 2NaOH đặc → Na2BeO2 + H2
nêu chú ý:
- BeO và Be(OH)2 có tính lưỡng tính.
+ Be và Mg không tác dụng với nước ở
nhiệt độ thường.
+ Be tan được trong dung dịch kiềm đặc;
BeO và Be(OH)2 có tính lưỡng tính cũng tan
được trong dung dịch kiềm tạo muối berilat
BeO22-.
- HS nắm được các chú ý.

- GV viết phản ứng: Be + NaOH.
- HS nắm được phương trình phản ứng.
- GV gọi HS viết phản ứng:
BeO + NaOH →
Be(OH)2 + KOH →
- HS viết phản ứng.
Hoạt động 4. Tìm hiểu cách điều chế kim loại kiềm thổ
- Kim loại kiềm thổ được điều chế theo
IV. Điều chế
phương pháp nào? Vì sao?
- Phương pháp điện phân nóng chảy.
- HS trả lời.
- Phương trình tổng quát:
đpnc
- GV: viết phương trình phản ứng tổng quát
MCl2 → M + Cl2
điều chế kim loại kiềm thổ?
- HS viết phương trình.
- GV: viết phản ứng cụ thể điều chế kim loại
Ca và Mg?
- HS viết phương trình.
21


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 5. Tìm hiểu về một số hợp chất quan trọng của Ca
- GV sử dụng kĩ thuật công não yêu cầu HS B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG
kể tên một số hợp chất quan trọng thường gặp CỦA CANXI

của Ca?
- CaO: vôi sống.
- HS liệt kê.
- Dung dịch Ca(OH)2: nước vôi trong.
- GV bổ sung và viết công thức của các chất. - CaCO3: đá vôi.
- GV: dựa vào các hiểu biết trong thực tế, nêu - CaSO4.2H2O: thạch cao sống.
ứng dụng của các loại hợp chất trên?
- CaSO4: thạch cao khan.
- HS nêu ứng dụng.
- CaSO4.H2O và CaSO4.0,5H2O: thạch cao
- GV yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ phản ứng: nung.
Ca
Phản ứng chuyển hoá giữa CaCO3 và
CaO
CaCl2
Ca
Ca(HCO3)2:
Ca(OH)2
CaCO3
CaO
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2
CaSO4
Ca(HCO3)2

- HS viết phương trình.
- GV chữa bài.
- GV giới thiệu: phản ứng chuyển hoá qua lại
giữa CaCO3 và Ca(HCO3)2 là cơ sở để giải
thích sự hình thành thạch nhũ trong các hang
động cũng như sự xâm thực của nước mưa

đối với đá vôi.
- HS nắm được ý nghĩa của phản ứng.
Hoạt động 6. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
- GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm.
- HS nắm lại kiến thức trọng tâm.
- GV tổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 3,
4 (118, 119 – SGK).
- HS làm bài tập.
- GV chữa bài tập cùng HS.
- GV nhắc HS:
+ Học lí thuyết.
+ Làm bài tập SGK.
+ Chuẩn bị phần nước cứng với các câu
hỏi:
1. Nước cứng là gì?
2. Nước cứng được chia thành những loại
nào?
3. Vì sao phải làm mềm nước cứng?
4. Nguyên tắc làm mềm nước cứng?
5. Các phương pháp làm mềm nước cứng?
- HS ghi bài về nhà.

22


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Tiết số 44

BÀI 26. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT
QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ (tiếp)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Khái niệm nước cứng.
- Phân loại nước cứng.
- Các tác hại của nước cứng.
- Các phương pháp làm mềm nước cứng.
b. Học sinh hiểu:
- Nguyên tắc làm mềm nước cứng là loại bỏ ion Ca2+ và Mg2+ ra khỏi nước cứng.
- Phân loại nước cứng phải dựa vào mối quan hệ số mol của các ion trong nước cứng.
2. Về kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
- Xác định loại nước cứng.
- Biết lựa chọn phương pháp và hoá chất phù hợp để làm mềm nước cứng.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập vận dụng.
- Dụng cụ, hoá chất nhận biết Mg2+ và Ca2+.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Bảng tính tan.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học với các câu hỏi được giao.
III. TRỌNG TÂM
- Phân loại nước cứng.
- Cách làm mềm nước cứng.

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng làm các bài tập 5, 6,
7 (119 – SGK).
- HS lên bảng.
- GV tổ chức cho HS dưới lớp nhận xét, rút

Nội dung ghi bảng

23


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
kinh nghiệm.
- HS nhận xét.
- GV tổng kết và cho điểm.
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm và phân loại nước cứng
- GV giới thiệu: nước trong tự nhiên được C. NƯỚC CỨNG
chia thành 2 loại là nước mềm và nước cứng.
1. Khái niệm
- GV: nêu khái niệm nước cứng?
Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và
- HS trả lời.
Mg2+.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cơ sở phân loại
2. Phân loại
và các loại nước cứng.
Dựa vào ion âm có trong nước cứng chia
- HS nắm được cách phân loại nước cứng.
nước cứng thành 3 loại:
- GV lưu ý HS: trong bài tập xác định loại - Nước cứng vĩnh cửu: chứa Cl- hoặc SO42nước cứng có cho số mol của các ion, phải hoặc cả 2.
dựa vào quan hệ số mol của các ion để xác - Nước cứng tạm thời: chứa HCO3-.
định loại nước cứng.
- Nước cứng toàn phần: chứa HCO3- với Cl- GV nêu các biểu thức liên hệ.
hoặc SO42- hoặc cả 2.
- HS nắm được các biểu thức liên hệ.
Chú ý: nếu trong nước cứng có cả HCO3- GV tổ chức cho HS vận dụng làm bài tập 8 với Cl-/SO42- và cho số mol các ion phải dựa
(119 – SGK).
vào quan hệ:
- HS làm bài tập.
+ nHCO−3 < 2(nMg2+ + nCa2+ ) → nước cứng
- GV chữa bài.
toàn phần.
+ nHCO−3 ≥ 2(nMg2+ + nCa2+ ) → nước cứng
tạm thời.
Hoạt động 3. Tìm hiểu các tác hại của nước cứng
- GV cung cấp một số hình ảnh về tác hại của
3. Tác hại của nước cứng
nước cứng.
- Tốn nhiên liệu, phá huỷ nồi hơi.
- HS quan sát các hình ảnh.
- Giảm lưu lượng nước.
- GV: nêu tác hại của nước cứng?
- Tốn xà phòng, làm quần áo chóng hư hỏng.

- HS trả lời.
- Giảm hương vị của trà.
- GV bổ sung và tổng kết.
Hoạt động 4. Tìm hiểu các biện pháp làm mềm nước cứng
- GV đặt vấn đề: nước cứng gây ra nhiều tác
4. Cách làm mềm nước cứng
hại nên vấn đề được đặt ra là nghiên cứu các - Nguyên tắc: loại bỏ ion Ca2+ và Mg2+ khỏi
biện pháp làm mềm nước cứng.
nước.
- GV: nêu nguyên tắc của việc làm mềm nước - Các biện pháp:
cứng?
* Phương pháp kết tủa:
- HS trả lời.
+ Tác dụng với dung dịch CO32-, PO43-.
- GV: để loại bỏ ion Ca2+ và Mg2+ khỏi nước + Riêng với nước cứng tạm thời có thể: đun
cứng ta phải làm gì?
nóng, tác dụng với lượng dư dung dịch
- HS trả lời.
NaOH/KOH hoặc lượng vừa đủ dung dịch
- GV bổ sung.
Ca(OH)2.
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 9 (119 –
* Phương pháp trao đổi ion.
SGK).
- HS làm bài tập.
24


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng
2+
2+
Hoạt động 5. Tìm hiểu cách nhận biết Ca và Mg
- GV yêu cầu HS đọc SGK nêu cách nhận
5. Nhận biết Ca2+ và Mg2+
2+
2+
biết Ca và Mg .
- Kết tủa Ca2+ và Mg2+ ở dạng MCO3.
- HS đọc SGK trả lời.
M2+ + CO32- → MCO3
- GV tổ chức cho HS làm thực nghiệm hoặc - Sục khí CO2 đến dư để hoà tan kết tủa.
theo dõi thí nghiệm kiểm chứng.
MCO3 + CO2 + H2O → M(HCO3)2
- HS làm thí nghiệm.
- GV tổng kết.
Hoạt động 6. Củng cố, luyện tập
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.
- HS nắm lại các kiến thức trọng tâm.
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2, 3 (132 –
SGK).
- HS làm bài tập.
- GV gọi HS chữa bài.
- HS lên bảng.
- GV nhắc HS:
+ Học lí thuyết.
+ Làm bài tập.
+ Chuẩn bị bài luyện tập.
- HS ghi bài về nhà.


25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×