Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Đánh Giá Tác Động Xã Hội Của Dự Án Phát Triển Ngành Lâm Nghiệp Tại Hai Tỉnh Nghệ An Và Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 155 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN LÂM NGHIỆP

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ BỔ SUNG VÀ KÉO DÀI

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM
NGHIỆP TẠI HAI TỈNH NGHỆ AN VÀ THANH HÓA

Hà Nội, tháng 10 năm 2010


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

TÓM TẮT

Do kết quả thực hiện dự án thành công cũng như yêu cầu chung, Chính phủ Việt Nam và
Ngân hàng Thế giới (WB) quyết định mở rộng dự án ở 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Đánh
giá tác động xã hội phải được thực hiện để đảm bảo rằng việc mở rộng phạm vi dự án sẽ đạt
được lợi ích xã hội cao nhất. Điều này đã được thực hiện trên cơ sở có sự tham gia của Chính
phủ, có người dân tham gia (cùng tham gia) và chính sách cũng như chiến lược phát triển rừng
trồng hướng tới sự công bằng, và chính sách an toàn về giới và dân tộc thiểu số của WB.
Để cung cấp số liệu cho việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội và những thông tin cần thiết
khác thu thập từ 13 huyện kể cả 5 huyện có dân tộc thiểu số (1 ở Nghệ An và 4 ở Thanh Hóa),
5 thôn dân tộc thiểu số và 33 hộ gia đình ở 2 tỉnh mở rộng – Nghệ An và Thanh Hóa sử dụng
kỹ thuật xã hội thích hợp như tổ chức các cuộc họp tham vấn, đánh giá nhanh nông thôn có
người dân tham gia (PRA) và điều tra mẫu hộ gia đình.


Sử dụng thông tin kinh tế - xã hội liên quan để khảo sát các khu vực mục tiêu (tỉnh, huyện,
xã), và đặc biệt quan tâm đến các cộng đồng dân tộc thiểu số. Tương tự, các hộ có đất rừng
cũng được điều tra bằng cách sử dụng kết quả điều tra hộ gia đình. Những đối tượng liên quan
khác như cơ quan trung gian (đơn vị thực hiện và phối hợp) và các nhóm lợi ích kinh tế địa
phương bên ngoài cũng được mô tả trên cơ sở số liệu thứ cấp và phỏng vấn cá nhân.
Là một phần của quá trình thu thập dữ liệu, một hệ thống phân loại hộ gia đình có đất rừng
được xây dựng dựa trên cơ sở quyền sở hữu, tình trạng kinh tế, đặc điểm dân tộc. Hệ thống
phân loại này rất hữu dụng trong việc xác định đối tượng hưởng lợi của Dự án phát triển
ngành lâm nghiệp và việc chọn lựa cũng như hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho những người
đăng ký tham gia dự án
Một trong những ghi nhận quan trọng nhất xuất phát từ quá trình tìm hiểu lịch sử các thôn bản
là cho dù họ là người Kinh hay các cộng đồng thiểu số đều có tính đồng nhất. Trong thực tế cả
người Kinh lẫn người dân tộc thiểu số đều có sự không đồng nhất về mặt kinh tế xã hội và thể
hiện kiểu phân phối của cải giống nhau trên cơ sở thu nhập và sở hữu đất rừng. Trên cơ sở
kiểu hệ thống phân loại được xây dựng/thiết lập dựa trên quyền sử hữu đất, tầng lớp kinh tế và
tộc người thì người Kinh và người dân tộc thiểu số đều có kiểu phân loại kinh tế hộ giống
nhau bao gồm hộ nghèo, hộ trung lưu và hộ khá giả tương ứng. Từ kiểu phân loại này, một
tiêu chí quyết định hữu hiệu cho việc đặt trọng tâm dự án FSDP sẽ là chủ sử dụng đất quy mô
nhỏ và trung bình thuộc dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số nghèo sẽ được ưu tiên khi lựa chọn
đối tượng hưởng lợi và cung cấp tài chính cũng như hỗ trợ kỹ thuật.
Sử dụng tiêu chí ban đầu LIFE (Sinh kế, Thu nhập, Rừng, Môi trường) và tiêu chí bình đẳng
sinh kế bền vững như nguồn nhân lực, nguồn lực xã hội, nguồn tài chính, nguồn lực thiên
nhiên, và nguồn tài sản vật chất của những vùng mục tiêu, các hộ gia đình và đối tác khác thì
cần phải phân tích tác động xã hội (SIA). Những tiêu chí LIFE và tiêu chí sinh kế được đánh
Tháng 10 năm 2011

2


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp

HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

giá trên cơ sở những thông tin KTXH thích hợp thu nhập được từ các vùng mục tiêu và các hộ
dân
Kết quả Đánh giá tác động Xã hội cho thấy rằng dự án FSDP mở rộng rất phù hợp, và đó là
đòi hỏi cấp thiết ở vùng mục tiêu dựa vào những tiêu chí KTXH thích hợp. Khả năng thu hút
hộ gia đình triển vọng – người hưởng lợi – dựa vào các nhân tố con người, tài chính, xã hội
hoặc của cải vật chất thường là rất thỏa đáng.
Người dân mong chờ rất nhiều lợi ích thu được từ dự án. Lợi ích quan trọng nhất là tăng thêm
việc làm và cơ hội có công việc ổn định cho cộng đồng và hộ gia đình, tăng thêm thu nhập
giảm nguy cơ đói nghèo, cải thiện sự bình đẳng, nâng cao nguồn lợi xã hội từ việc thành lập
và tăng thêm các Nhóm nông dân trồng rừngtrồng rừng (FFG) và nâng cao hiệu quả sử dụng
tài nguyên tự nhiên từ việc xây dựng và củng cố FFG, và nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên từ việc củng cố kỹ năng phát triển rừng trồng của các chủ đất. Tất cả
những điều này đều góp phần vào việc cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống
cho các hộ dân và cộng đồng có đất rừng.
Trong khi có nhiều lợi ích hay tác động tích cực do việc mở rộng vùng dự án thì cũng có
những rủi ro về mặt KTXH, kỹ thuật và môi trường mà các hộ dân hưởng lợi quan tâm đến.
Để giảm đến mức tối thiểu những rủi ro và tổn thương này cho các hộ hưởng lợi và các đối tác
khác do việc mở rộng vùng dự án, một số biện pháp can thiệp để giảm nhẹ được đề xuất như
sau: (Lợi ích, rủi ro, biện pháp giảm nhẹ được tóm tắt trong phụ lục 10).
Để giảm nhẹ rủi ro kinh tế về thị trường không chắc chắn và giá cả dao động, giá thị trường
thấp và giá trị gỗ và các sản phẩm rừng khác duy trì ở mức thấp, dự án đặc biệt chú ý đến
những hỗ trợ sau đây:
Điều tra về hệ thống thông tin thị trường hiệu quả để nông dân có thể quyết định thời điểm
khai thác tốt nhất để bán sản phẩm.
Hỗ trợ khuyến lâm có hiệu quả cho dân để phát triển kỹ năng trồng trồng thích hợp kể cả
những sáng kiến kỹ thuật trong thiết kế trồng rừng với quan điểm đa dạng hóa hình thức sử

dụng đất và đưa vào sản xuất các loài cây đa mục đích.
Sớm xây dựng và tăng cường các Nhóm nông dân trồng rừng. Thành lập các hợp tác xã chế
biến gỗ địa phương thuộc các chủ rừng thông qua các Nhóm nông dân trồng rừng.
Thúc đẩy cách tiếp cận chuỗi giá trị trong tất cả các hoạt động phát triển rừng trồng.
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực trong tranh chấp đất đai của các hộ dân tham gia trồng
rừng cho dự án, Dự án đảm bảo chắc chắn có được quy hoạch sử dụng đất thích hợp và thiết
kế tại hiện trường cho cấp hộ gia đình để họ thấy rằng việc chuyển đổi đất rừng hiện đang
trồng cây công nghiệp không làm ảnh hưởng đến thu nhập của dân.
Để giảm thiểu rủi ro kỹ thuật về khả năng có thể thất bại trong việc xây dựng rừng trồng sản
xuất có lợi nhuận do sự hạn chế về trình độ của dân và việc quản lý dự án không có hiệu quả
dự án sẽ tuyển dụng một nhóm cán bộ tập huấn về lâm nghiệp đủ mạnh và các khuyến nông
viên có kinh nghiệm và thực hiện việc xây dựng chương trình một cách chuyên nghiệp, có
trọng tâm và theo nhu cầu đã được định hướng.
Tháng 10 năm 2011

3


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

Để giảm thiểu rủi ro về môi trường khả năng phát sinh sâu bệnh có thể xảy ra do việc trồng
rừng thuần loài dự án khuyến khích dân trồng đa dạng loài và cây đa mục đích trong rừng
trồng của họ.
Để ngăn ngừa rủi ro về mặt xã hội của dự án đến người nghèo dự án cần phải xây dựng một
tiêu chí hưởng lợi và lựa chọn có hiệu quả như nói trong Phụ lục 5 và áp dụng công cụ giám
sát-đánh giá thực tiễn mà nó có thể theo dõi và định lượng việc thực hiện công việc một cách
hiệu quả, tính thích hợp và hiệu quả của dự án trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (Phụ lục

10)
Để giảm thiểu những rủi ro của sự tham gia hạn chế dân dộc thiểu số vào các dự án đặc biệt là
người nghèo do năng lực tiếp thụ tương đối thấp hơn so với đa số người Kinh, dự án sẽ chọn
áp dụng một chương trình có hiệu quả về mặt xã hội nhắm mục tiêu và thực hiện Kế hoạch
phát triển dân tộc thiếu số (KHPTDTTS) có liên quan một cách hiệu quả trong vùng dự án có
dân tộc thiểu số.
Để giảm thiểu nguy cơ thực hiện dự án không hiệu quả do các chuyên gia lâm nghiệp không
đủ trình độ và có những xung đột về ưu tiên của các nhân viên do dự án thuê tuyển hoặc giao
nhiệm vụ, dự án sẽ đảm bảo tuyển dụng đủ số lượng nhân viên có năng lực và thành lập một
hệ thống khuyến khích cho tất cả các nhân viên dự án, đặc biệt là những người thực hiện tốt.
Các hệ thống khuyến khích có thể là thưởng tiền mặt ngoài tiền lương, thăng tiến, giáo dục và
đào tạo nghề nghiệp để bổ sung thay thế những nội dung lạc hậu bằng những quan điểm mới,
kiến thức mới và kỹ năng hữu ích để thực hiện và quản lý dự án hiệu quả hơn.
Để quan tâm đến nhu cầu năng cao năng lực cho dự án thì phải hết sức quan tâm đến Thông
tin Công cộng cần định hướng cho dự án FSDP, Chiến lược Hỗ trợ Đào tạo, khuyến nông và
thông tin chung theo nhu cầu của Dự án.
Dựa vào những đánh giá chung về nhu cầu và tính thích hợp, khả năng thu hút người tham gia
và lợi ích xã hội mong đợi của dự án ta có thể kết luận rằng, hai tỉnh mở rộng của dự án là
Nghệ An và Thanh Hoá được chấp nhận về mặt xã hội và nếu sự rủi ro được giảm thiểu và
tăng cường được khả năng can thiệp thì dự án có thể bền vững
Đi đôi với đánh giá tác động xã hội việc đánh giá chương trình KHPTDTTS ở 4 tỉnh Miền
Trung thuộc dự án FSDP đã được thực hiện trên quan điểm nâng cao khả năng thực hiện dự
án có liên quan tới mục đích và ý nghĩa của Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu sốdân tộc
thiểu số (CLPTDTTS). Dựa vào đánh giá này cho thấy rằng Chương trình KHPTDTTS thiếu
tính thích hợp về mặt ý nghĩa của CLPTDTTS và thiếu hiệu quả thực hiện về mục đích có
người dân tham gia cũng như mục tiêu công bằng của dự án FSDP. Phương thức lựa chọn và
xác định người nghèo hưởng lợi trong chương trình KHPTDTTS đang được đề xuất (Phụ lục
5) để tăng tính thích hợp của chương trình KHPTDTTS và hiệu quả của việc lập kế hoạch và
thực hiện.


Tháng 10 năm 2011

4


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

MỤC LỤC
TÓM TẮT............................................................................................................................................. 2
MỤC LỤC.............................................................................................................................................. 5
TỪ GHÉP, VIẾT TẮT...................................................................................................................... 12
GIỚI THIỆU...................................................................................................................................... 13
I. PHƯƠNG PHÁP........................................................................................................................... 14
1. Khung hướng dẫn..................................................................................................................................... 14
2. Thu thập và Phân tích Số liệu .................................................................................................................. 14

II. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH.............................................................................15
1. Chính sách Lâm Nghiệp Việt Nam.............................................................................................................. 15
1.1 Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (5MHRP).....................................................................................15
1.2 Kế hoạch phát triển địa phương.................................................................................................................15
2. Chính sách bảo trợ của Ngân Hàng Thế Giới.............................................................................................. 15
2.1 Đối với dân tộc thiểu số..............................................................................................................................15
2.2 Sự thu hồi đất và tái định cư tự nguyện.....................................................................................................16
2.3 Bình đẳng giới....................................................................................................................................... 17

III. MỤC TIÊU VÀ HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN FSDP TRONG VÙNG MỞ RỘNG....................17
1. Xây dựng thể chế...................................................................................................................................... 17

2. Rừng trồng tiểu điền................................................................................................................................. 18
3. Quản lý dự án, Giám sát và Đánh giá (GS-ĐG)............................................................................................ 18

IV. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH KHPTDTTS...........................................................................19
1. Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số (CLPTDTTS) và Chương trình Phát triển dân tộc thiểu số (KHPTDTTS)
.................................................................................................................................................................... 19
2. Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số và Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp..........................................19
3. Chiến lược Phát triển Chương trình Phát triển dân tộc thiểu số.................................................................19
4. Đánh giá KHPTDTTS ................................................................................................................................. 20

4. LẬP KẾ HOẠCH CHO CHƯƠNG TRÌNH KHPTDTTS.........................................................22
4.1. Những hạn chế và các vấn đề....................................................................................................................22
4.2. Khuyến nghị cho việc cải tiến lập kế hoạch KHPTDTTS ...........................................................................24
5. Thực hiện chương trình KHPTDTTS .......................................................................................................... 24
Tháng 10 năm 2011
5


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

5.1. Những hạn chế và các vấn đề....................................................................................................................24
5.2. Bài học kinh nghiệm và khuyến cáo để cải tiến việc thực hiện KHPTDTTS................................................25
6. Giám sát và Đánh giá KHPTDTTS ............................................................................................................... 25
6.1. Vấn đề.........................................................................................................................................................25
6.2. Cải tiến tiêu chí Giám sát – Đánh giá..........................................................................................................26

V. LỰA CHỌN VÙNG DỰ ÁN MỞ RỘNG ................................................................................... 27

1. Lựa chọn tỉnh........................................................................................................................................... 27
1.1 Diện mạo Kinh tế-Xã hội tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá................................................................................27
1.2 Mô hình KTXH của tỉnh Nghệ An.................................................................................................................29
1.3 Diện mạo Kinh tế Xã hội tỉnh Thanh Hoá...................................................................................................34
1.4 Cách sử dụng đất.........................................................................................................................................40
2. Khu vực dân tộc thiểu số........................................................................................................................... 41
2.1 Nguồn gốc dân tộc thiểu số.........................................................................................................................41
2.2 Các ngữ hệ dân tộc......................................................................................................................................43
2.3 Các dân tộc thiểu số tại tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa .................................................................................45
2.4. Mô tả tóm lược những nhóm DTTS phổ biến ở Nghệ An và Thanh Hóa....................................................46
2.5 Dân tộc thiểu số tại tất cả các huyện đề xuất tham gia dự án FSDP...........................................................48
2.6. Dân số tại các huyện dân tộc thiểu số phân theo xã .................................................................................50
2.7. Các xã DTTS mục tiêu của FSDP...................................................................................................................54
2.8. Đặc điểm KT-XH ở một số xã và thôn DTTS mẫu.........................................................................................58
2.9 . Điều tra PRA tại các xã mẫu.......................................................................................................................61

VI. HỘ GIA ĐÌNH HƯỞNG LỢI MỤC TIÊU ...............................................................................64
1. Đặc điểm kinh tế xã hội của hộ gia đình mẫu ............................................................................................ 64
1.1 Hộ gia đình mẫu. .........................................................................................................................................64
1.2 Cấu trúc gia đình. .......................................................................................................................................65
1.3 Cấu trúc gia đình và nguồn nhân lực............................................................................................................65
1.4 Đất nông nghiệp .........................................................................................................................................65
1.5 Đất rừng. .....................................................................................................................................................66
1.6 Sở hữu đất rừng...........................................................................................................................................66
1.7 Các hình thức sử dụng đất rừng. .................................................................................................................67
1.8 Sở hữu đất lâm nghiệp ............................................................................................................................67
1.9. An toàn Thực phẩm của Hộ gia đình.........................................................................................................68
1.10. Lao động Hộ gia đình................................................................................................................................68
1.11. Ước tính thu nhập của hộ gia đình .........................................................................................................68
1.12. Phân bổ hộ gia đình theo loại thu nhập. .................................................................................................68

1.13. Thu nhập bình quân. ...............................................................................................................................68
1.14. Phân bổ thu nhập theo loại thu nhập ......................................................................................................69
1.15. Tình trạng thu nhập được biết. ...............................................................................................................69
1.16. Mức sống (LL). .........................................................................................................................................70
1.17. Tình trạng kinh tế chung. .......................................................................................................................70
1.18. Nguồn thu nhập........................................................................................................................................70
1.19. Phân chia lao động .................................................................................................................................71
1.21. Loại hình hộ gia đình ...............................................................................................................................71
1.22 Sử dụng hệ thống phân loại......................................................................................................................73
2. Kiến thức, thái độ và nhận thức của dự án mở rộng FSDP ......................................................................74
2.1 Sẵn sàng tham gia vào dự án FSDP và ưu tiên thiết kế trồng rừng. ...........................................................74
2.2 Văn hóa (kiến thức và kỹ thuật) kinh nghiệm chăm sóc cây và trồng rừng. ..............................................74
2.3. Sẵn sàng vay tín dụng/nợ. ........................................................................................................................74
2.4. Mở rộng nhận thức và các biện pháp tạo dựng năng lực khác...............................................................75
Tháng 10 năm 2011

6


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

2.5 Nhận thức và kiến thức về các nhóm xã hội hoạt động tại địa phương hoặc các tổ chức làm việc trong
huyện và sẵn sàng tham gia vào Các nhóm Nông trường Trồng rừng..............................................................75

VII. NGƯỜI HƯỞNG LỢI KHÁC: LỢI ÍCH BÊN TRONG VÀ NGOÀI ...................................76
VIII. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI ...................................................................................81
1. Mức độ liên quan đến dự án .................................................................................................................... 81

2. Nhu cầu cho dự án mở rộng ..................................................................................................................... 82
3. Năng lực tiếp thu/tiếp nhận của người được hưởng của dự án .................................................................83
4. Khả năng tiếp nhận tương đối của chủ đất nghèo, khá giả và giàu ...........................................................85
5. Ảnh hưởng xã hội của dự án ................................................................................................................... 86

IX. CHIẾN LƯỢC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO KHUYẾN NÔNG, THÔNG TIN CHUNG THEO NHU
CẦU CỦA DỰ ÁN FSDP .................................................................................................................. 94
1. Vai trò chung của hỗ trợ đào tạo, khuyến nông và thông tin chung (PITES) ...............................................94
2. Thành công của dự án mở rộng FSDP yêu cầu hành vi cư xử chung ...........................................................94
3. Các chương trình chiến lược thỏa mãn các yêu cầu về hành vi cư xử cho sự thành công của dự án...........95

X. TỔNG QUÁT VÀ KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
XI. THAM KHẢO........................................................................................................................... 102
PHỤ LỤC 1. ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CỦA CHUYÊN GIA SIA QUỐC TẾ .................104
PHỤ LỤC 2. ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU DÀNH CHO CHUYÊN GIA PHÁT TRIỂN XÃ
HỘI/KHPTDTTS TRONG NƯỚC ............................................................................................ 106
PHỤ LỤC 3. KHUNG PHÂN TÍCH CHO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CHƯƠNG
TRÌNH FDSP ................................................................................................................................ 109
PHỤ LỤC 4. DANH SÁCH CƠ QUAN ĐƯỢC TƯ VẤN Ở CẤP XÃ, HUYỆN VÀ TỈNH.....110
PHỤ LỤC 5. BỘ CÔNG CỤ VÀ QUY TRÌNH CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ THỰC HIỆN LẬP
KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH KHPTDTTS.............................................................................. 121
......................................................................................................................................................... 121
PHỤ LỤC 6. MÔ TẢ CHI TIẾT CÁC NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH NGHỆ AN VÀ
THANH HÓA.................................................................................................................................. 124

Tháng 10 năm 2011

7



Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

PHỤ LỤC 7. SƠ LƯỢC THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH THUỘC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI
FSDP TỈNH NGHỆ AN.................................................................................................................. 128
PHỤ LỤC 8. SƠ LƯỢC THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH THUỘC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI
FSDP TỈNH THANH HÓA............................................................................................................ 134
PHỤ LỤC 9. DANH SÁCH NGƯỜI DÂN TẠI CÁC THÔN XUNG PHONG TỰ THÀNH LẬP
CÁC NHÓM NÔNG DÂN TRỒNG RỪNG KHÔNG CHÍNH THỨC TẠI NGHỆ AN VÀ
THANH HÓA.................................................................................................................................. 140
PHỤ LỤC 10. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG FSDP DỰA TRÊN CÁC KHUNG ĐỜI
SỐNG VÀ SINH KẾ........................................................................................................................ 143
PHỤ LỤC 11. TÓM TẮT MA TRẬN CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ
YẾU DỰA TRÊN KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH, PRA LÀNG VÀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 146
PHỤ LỤC 12. DỮ LIỆU KT-XH CÁC XÃ NƠI NHÓM CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU TÁC
ĐỘNG XÃ HỘI ĐẾN LÀM VIỆC .................................................................................................. 148
PHỤ LỤC 13. CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................................... 152

Tháng 10 năm 2011

8


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh


BẢNG BIỂU

BIỂU 1: DIỆN MẠO KTXH CỦA 2 TỈNH THUỘC DỰ ÁN MỞ RỘNG 2009.........................27
BIỂU 2: DIỆN TÍCH DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ TỈNH NGHỆ AN - 2009, THEO HUYỆN29
BIỂU 3: VIỆC LÀM THEO CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ...........................................................30
BIỂU 4 GDP THEO GIÁ HIỆN HÀNH THEO NGÀNH KINH TẾ.............................................31
BIỂU 5 GIÁ TRỊ ĐẦU RA LÂM NGHIỆP THEO GIÁ HIỆN HÀNH VÀ THEO CÁC HOẠT
ĐỘNG................................................................................................................................................. 31
BIỂU 6 THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI / THÁNG THEO GIÁ HIỆN HÀNH THEO
NGUỒN THU NHẬP........................................................................................................................ 32
BIỂU 7 TỶ LỆ SỐ XÃ CÓ ĐƯỜNG ĐẾN TRUNG TÂM XÃ.......................................................33
BIỂU 8 GIÁO DỤC – SỐ HỌC SINH PHỔ THÔNG.....................................................................33
BIỂU 9 TIÊU CHÍ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ Ở NGHỆ AN...........................................................34
BIỂU 10 DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ - 2009 THEO HUYỆN............................34
BIỂU 11 NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH THANH HOÁ..............35
BIỂU 12 GDP GIÁ HIỆN HÀNH THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH THANH HOÁ.........36
BIỂU 13 GIÁ TRỊ ĐẦU RA LÂM NGHIỆP THEO GIÁ HIỆN HÀNH THEO LOẠI HOẠT
ĐỘNG................................................................................................................................................. 37
BIỂU 14 THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI / THÁNG THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA
TỪNG NGUỒN THU........................................................................................................................ 38
BIỂU 15 SỐ HỌC SINH TIỂU HỌC, TRUNG HỌC VÀ CAO ĐẲNG.........................................38
BIỂU 16 TỶ LỆ ĐỊA PHƯƠNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA VỀ ..................................................39
BIỂU 17 SỬ DỤNG ĐẤT Ở HAI TỈNH NGHỆ AN VÀ THANH HOÁ, 2009..........................40
Tháng 10 năm 2011

9


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội


Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

BIỂU 18 DÂN SỐ CỦA 54 TỘC NGƯỜI CỦA VIỆT NAM.........................................................42
BIỂU 19 TỔNG HỢP DÂN SỐ TẠI NGHỆ AN VÀ THANH HÓA THEO NHÓM DÂN TỘC,
SỐ LIỆU 1999 (DÂN SỐ DTTS TẠI NGHỆ AN VÀ THANH HÓA).........................................45
BIỂU 20 TỔNG HỢP DÂN SỐ DTTS CỦA TẤT CẢ CÁC HUYỆN ĐỀ XUẤT TẠI TỈNH
NGHỆ AN VÀ THANH HÓA........................................................................................................... 48
BIỂU 21 DÂN SỐ DTTS TẠI CÁC HUYỆN ĐỀ XUẤT THAM GIA DỰ ÁN ............................49
BIỂU 22 DÂN SỐ DTTS CÁC HUYỆN ĐỀ XUẤT THAM GIA DỰ ÁN ....................................49
BIỂU 23 TỔNG HỢP SỐ NGƯỜI THUỘC DTTS CỦA CÁC HUYỆN DTTS, TẤT CẢ CÁC
XÃ, NĂM 2009................................................................................................................................. 50
BIỂU 24 SỐ NGƯỜI DTTS TẠI HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN, NĂM 2009................51
BIỂU 25 SỐ NGƯỜI DTTS TẠI HUYỆN NHƯ THÀNH, THANH HÓA, 2009.....................52
BIỂU 26 SỐ NGƯỜI DTTS TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA, NĂM 2009
............................................................................................................................................................. 53
BIỂU 27 DÂN SỐ DTTS Ở TOÀN BỘ CÁC XÃ DTTS MỤC TIÊU THUỘC CÁC HUYỆN ĐỀ
XUẤT THAM GIA DỰ ÁN PHÂN THEO NHÓM DÂN TỘC......................................................55
BIỂU 28 DÂN SỐ DTTS TẠI CÁC XÃ DTTS THUỘC HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN. .55
BIỂU 29 DÂN SỐ DTTS TẠI CÁC XÃ DTTS THUỘC HUYỆN NGỌC LẶC,............................56
BIỂU 30 DÂN SỐ DTTS TẠI CÁC XÃ DTTS ĐỀ XUẤT THUỘC HUYỆN NHƯ THANH,
TỈNH THANH HÓA (ĐVT: NGƯỜI)............................................................................................ 57
BIỂU 31 DÂN SỐ DTTS TẠI CÁC XÃ DTTS ĐỀ XUẤT THUỘC HUYỆN THẠCH THÀNH,
TỈNH THANH HÓA (ĐVT: NGƯỜI)............................................................................................ 57
BIỂU 32 DÂN SỐ DTTS TẠI CÁC XÃ DTTS THUỘC HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH
HÓA (ĐVT: NGƯỜI)....................................................................................................................... 58
BIỂU 33 SỐ LIỆU KT-XH XÃ NGHĨA BÌNH................................................................................ 58
BIỂU 34 SỐ LIỆU KT-XH XÃ XUÂN PHÚC, HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HÓA. 59
BIỂU 35 SỐ LIỆU KT-XH XÃ QUANG TRUNG..........................................................................60
BIỂU 36 SỐ LIỆU KT-XH XÃ THÀNH AN................................................................................... 60

Tháng 10 năm 2011

10


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

BIỂU 37 SỐ LIỆU KT-XH XÃ BÌNH SƠN.................................................................................... 60
BIỂU 38 TỔNG HỢP NGƯỜI THAM GIA PRA THÔN TẠI CÁC XÃ MẪU............................61
BIỂU 39 . KẾT QUẢ PRA THÔN TẠI CÁC XÃ MẪU (PHẦN TRĂM)....................................62
BIỂU 40 LOẠI HÌNH HỘ GIA ĐÌNH DỰA TRÊN DIỆN TÍCH ĐẤT RỪNG VÀ TÌNH
TRẠNG KINH TẾ............................................................................................................................. 71
BIỂU 41 CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH CÓ THỂ CÓ THEO QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT, TÌNH
TRẠNG KINH TẾ VÀ DÂN TỘC.................................................................................................... 72
BIỂU 42 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ NGƯỜI HƯỞNG LỢI TỪ DỰ ÁN MỞ RỘNG................77
BIỂU 43 PHÂN TÍCH CÁC CƠ QUAN TRUNG GIAN NỘI BỘ VÀ BÊN NGOÀI CỦA FSDP
............................................................................................................................................................. 78
BIỂU 44 KẾ HOẠCH CƠ CẤU PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH PITES MỞ RỘNG............95
BIỂU 45 DANH SÁCH NGƯỜI ĐÃ GẶP VÀ LÀM VIỆC CUNG Ở PHÒNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA VÀ NGHỆ AN....................................110
BIỂU 46 DANH SÁCH NGƯỜI ĐÃ GẶP VÀ LÀM VIỆC CÙNG Ở CÁC HUYỆN CỦA TỈNH
THANH HÓA VÀ NGHỆ AN......................................................................................................... 111
BIỂU 47 DANH SÁCH NGƯỜI ĐÃ GẶP VÀ LÀM VIỆC CÙNG Ở CÁC HUYỆN CỦA TỈNH
THANH HÓA VÀ NGHỆ AN......................................................................................................... 114
BIỂU 48 DANH SÁCH NGƯỜI DÂN THAM GIA VÀO CHƯƠNG TRÌNH PRA Ở CÁC TỈNH
THANH HÓA VÀ NGHỆ AN......................................................................................................... 117


Tháng 10 năm 2011

11


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

TỪ GHÉP, VIẾT TẮT
CIFOR

Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế

CPCU

Ban điều phối dự án Trung ương

CWG

Nhóm công tác cấp xã

DARD
DEC

Ban Ngoại vụ Sở NN-PTNT
Trung tâm khuyến nông huyện

DFID


Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh quốc

DIU

Ban quản lý dự án huyện

EM

Dân tộc thiểu số

EMDS

Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số

EMDP

Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số

EU

Liên minh Châu Âu

FFG

Nhóm nông dân trồng rừng

FL

Đất rừng


FSDP

Dự án Phát triển ngành

GOV

Chính phủ Việt Nam

IDA

Cơ quan Phát triển Quốc tế

LIFE

Sinh kế, Thu nhập, Rừng, Công bằng

LUC

Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất

Tháng 10 năm 2011

12


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh


MARD

Bộ NN-PTNT

M&E

Giám sát và Đánh giá

PIM

Cẩm nang thực hiện chương trình

PITESS

Chiến lược

PITES

Thông tin công cộng, Đào tạo và Hỗ trợ phổ cập

PPMU

Ban quản lý dự án Tỉnh

PRA

Đánh giá nhanh nông thôn

SIA


Phân tích tác động xã hội

SLF

Khuôn khổ sinh kế bền vững

WB

Ngân hàng Thế giới

VBSP

Ngân hàng Chính sách

VNĐ

Đồng Việt Nam

GIỚI THIỆU
Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đang thực hiện Dự án Phát triển Ngành Lâm
nghiệp (FSDP) ở 4 tỉnh miền TrungViệt Nam gồm tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam
và Thừa Thiên – Huế.
Trên cơ sở thực hiện và yêu cầu của Dự án. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới
quyết định kéo dài dự án FSDP thêm 3 năm và mở rộng diện tích ở 2 tỉnh Nghệ An và Thanh
Hoá. Dự án FSDP sẽ hỗ trợ việc phát triển trồng rừng bền vững cho các hộ gia đình thông
qua việc cung cấp vốn vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp người nghèo tăng thêm thu nhập.
Đánh giá tác động xã hội là việc làm không thể tách rời của phân tích tính khả thi do 4 nhóm
công tác thực hiện để xác định khả năng thực hiện việc trồng rừng trong vùng dự án FSDP đề
xuất nhằm đảm bảo diện tích và đảm bảo năng xuất cao và mang laị lợi tức cho người trồng

rừng mà không có tác động bất lợi về mặt xã hội, môi trường.
Hai chuyên gia, một chuyên gia quốc tế và một chuyên gia trong nước tham gia và việc đánh
giá tác động xã hội.
Nhiệm vụ chính của các chuyên gia là xác định đối tượng hưởng lợi của dự án, tình trạng kinh
tế, văn hoá xã hội của những đối tượng này, và sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm liên quan
đến phát triển rừng trồng và những lợi ích có thể về mặt kinh tế, văn hoá và xã hội mà dự án
có thể mang lại; và xây dựng những quy chế quản lý dự án để mang lại lợi ích cao nhất về mặt
xã hội và giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động có hại về mặt xã hội trong quá trình
thực hiện dự án. Các chuyên gia dự kiến sẽ cung cấp những kết quả đầu ra sau đây:
1) Hoàn cảnh kinh tế xã hội của những người tham gia dự án và những tác động như
lợi ích của dự án dự kiến sẽ mang lại cho cộng đồng địa phương trong khu vực đề xuất
tham gia dự án;
Tháng 10 năm 2011

13


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

2) Cải thiện quá trình lập kế hoạch và thực hiện Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số
theo như những khuyến nghị nếu cần thiết;
3) Tập huấn, phổ cập và những dịch vụ khác để nâng cao hiểu biết, kỹ năng và tập
quán thực hiện và sự tham gia của những người tham gia dự án nhằm quản lý bền
vững rừng trồng.
4) Tiêu chí và đo lường của các tác động kinh tế xã hội của dự án FSDP đối với các
cộng đồng địa phương tham gia hay không tham gia trong vùng dự án.
5) Cập nhật các tài liệu Đánh giá Tác động Xã hội

Tài liệu tham khảo của nhóm chuyên gia trong Phụ lục 1.

I. PHƯƠNG PHÁP
1. Khung hướng dẫn
Khung phân tích đánh giá tác động xã hội (SIA) được sử dụng sau khi Trung tâm Nghiên cứu
Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) và Vụ Phát triển Quốc tế (DFID) của Vương quốc Anh xây
dựng Khung Sinh kế, Thu nhập, Rừng và Công bằng và Khuôn khổ Sinh kế Bền vững được
xây dựng mà các chuyên gia sử dụng làm khung hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ của họ đặc
biệt là trong thu thập số liệu, phân tích số liệu và viết báo cáo. Khung Phân tích Đánh giá Tác
động Xã hội gồm 4 hợp phần có tác động lẫn nhau: chính sách và môi trường thể chế, hợp
phần và các quy trình của dự án, hệ thống mục tiêu (khu vực và người dân), kết quả của dự án
(đầu ra, kết quả và tác động) và hệ thống can thiệp (Phụ lục 2).
2. Thu thập và Phân tích Số liệu
2.1.
Tham khảo đánh giá tài liệu dự án FSDP và báo cáo công tác đặc biệt là liên quan đến
lập kế hoạch các đợt đánh giá tác động xã hội và trong mối liên quan đến đánh giá Kế hoạch
Phát triển dân tộc thiểu số.
2.2.
Đã thu thập, đánh giá và xử lý 131 tài liệu thích hợp từ 2 tỉnh, 13 huyện và 13 xã nằm
trong diện mở rộng của dự án FSDP.
2.3
Thực hiện 56 cuộc họp tham vấn và tổng kết tóm tắt với chính quyền địa phương từ
cấp tỉnh đến huyện và xã cũng như các thôn bản theo như kế hoạch được CPCU phê duyệt với
một số thay đổi không đáng kể ở một số huyện. Nhìn chung, chúng tôi dành 2 ngày tham vấn
ở cấp huyện có thôn dân tộc thiểu số và 1 ngày ở những huyện không có đồng bào thiểu số.
2.4
Tham vấn và gặp gỡ 140 cán bộ quản lý thuộc các cấp chính quyền. Xem phụ lục 3
danh sách cán bộ quản lý thuộc các cấp chính quyền địa phương.
2.5
Thực hiện PRA tại bốn (4) thôn đồng bào thiểu số. Tham gia các cuộc họp gồm những

người trung niên, đại diện Hội phụ nữ, người nghèo, người khá giả trung bình và cả người
Tháng 10 năm 2011

14


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

giàu. Họ thường chia thành 3 hay 4 nhóm. Mỗi nhóm thường có 5 -6 người. Công cụ PRA
thích hợp là lịch hoạt động mùa vụ, bản đồ ngân sách hộ gia đình, thứ tự xếp hạng ưu tiên, cơ
sở quyết định và sơ đồ VEN.
2.6
Thực hiện phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc cho 33 hộ tại hai tỉnh; 17 ở Nghệ An
và 16 ở Thanh Hóa chọn mẫu theo phân loại thu nhập kinh tế (giàu, trung bình và thấp). Chính
quyền địa phương giới thiệu các hộ phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn được đánh số, mã hóa và
xếp thành bảng và phân tích.
Tư liệu ảnh có trong Phụ lục 13.
II. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH
1. Chính sách Lâm Nghiệp Việt Nam
1.1

Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (5MHRP)

Dự án Phát triển Ngành được hình thành trong khuôn khổ của Chương trình 5 triệu ha rừng.
Khi hình thành chương trình 5 triệu ha không cung cấp vốn cho trồng rừng sản xuất nó chỉ tạo
một khung chính sách linh hoạt cho trồng rừng quy mô nhỏ đó là điểm quan tâm ban đầu của
dự án FSDP. Bài học kinh nghiệm từ những chương trình phát triển lâm nghiệp trước đây như

327 chẳng hạn và những nguyên tắc được tóm lược trong chính sách gần đây như sắc lệnh
1998 về dân chủ hoá đến cấp cơ sở, chương trình 5 triệu ha hướng dẫn dự án FSDP đặc biệt
quan tâm đến việc xác định và sự tham gia có ý nghĩa của các đối tác trong quá trình xây dựng
dự án FSDP. Nó còn cung cấp hướng dẫn cho cấp xã và hộ gia đình có đất rừng tham gia vào
việc phát triển và bảo vệ rừng. Nó cũng cung cấp hướng dẫn kỹ thuật về thiết kế trồng rừng
thích hợp với cấp hộ gia đình. Những hướng dẫn này rất hữu ích trong việc thực hiện Đánh giá
Tác động Xã hội chủ yếu nhằm vào việc xây dựng các biện pháp để mang lại nhiều lợi ích và
sự tham gia của các đối tác trong vùng dự án FSDP.
1.2

Kế hoạch phát triển địa phương

Kế hoạch phát triển cấp tỉnh, huyện và xã phải tạo ra khuôn khổ địa phương cho việc lập kế
hoạch phát triển lâm nghiệp địa phương. Về nguyên tắc, tất cả các hoạt động phát triển ngành
ở cấp địa phương phải thống nhất và gắn bó chặt chẽ với kế hoạch phát triển của xã, huyện và
tỉnh. Và việc lập kế hoạch cũng như thực hiện tất cả các sáng kiến phát triển lâm nghiệp đòi
hỏi sự tham gia tích cực của người dân
2. Chính sách bảo trợ của Ngân Hàng Thế Giới
2.1

Đối với dân tộc thiểu số

Chính sách hoạt động của Ngân hàng Thế giới đối với người dân bản địa đã sửa đổi, bổ sung
(OP 4.10) cung cấp khung hướng dẫn để phát triển dự án trong vùng đồng bào dân tộc thiểu
số.
Chính sách này góp phần vào nhiệm vụ của Ngân hàng giảm tỷ lệ đói nghèo và phát triển bền
vững bằng cách đảm bảo rằng quá trình phát triển hoàn toàn tôn trọng nhân phẩm, nhân
quyền, kinh tế, và văn hóa của người dân tộc thiểu số. Đối với tất cả các dự án được đề xuất
tài chính cho Ngân hàng và có ảnh hưởng đến người dân tộc thiểu số Ngân hàng yêu cầu
Tháng 10 năm 2011


15


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

người vay tham gia vào một quá trình tư vấn miễn phí trước khi cung cấp đầy đủ thông tin, và
Ngân hàng chỉ cung cấp tài chính cho các dự án miễn phí, có kết quả tham khảo ý kiến các
chuyên gia trước khi cung cấp đầy đủ thông tin, và hỗ trợ cộng đồng trên diện rộng để các dự
án của người dân tộc thiểu số không bị ảnh hưởng. Những dự án có sự tài trợ của Ngân hàng
bao gồm các biện pháp nhằm (a) tránh các tác động xấu đến cộng đồng người dân tộc thiểu số,
hoặc (b) khi việc tránh các tác động xấu là không khả thi, dự án nhằm hạn chế tối đa, giảm
thiểu, hoặc đền bù cho các hiệu ứng như vậy. Các dự án Ngân hàng tài trợ cũng được thiết kế
để đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số nhận được các lợi ích kinh tế và xã hội bao gồm cả lợi
ích văn hóa và giới tính thích hợp và đa thế hệ.
Ngân hàng thừa nhận rằng bản sắc và nền văn hóa của người dân tộc thiểu số gắn bó chặt chẽ
với các vùng đất mà họ sinh sống và tài nguyên thiên nhiên mà họ phụ thuộc. Những khác biệt
về bản sắc văn hóa đó khiến người dân bản địa bị đặt vào tình thế phải đối mặt với các loại
hình rủi ro và mức độ tác động từ các dự án phát triển, bao gồm mất đi bản sắc, văn hóa và
sinh kế truyền thống, cũng như tiếp xúc với bệnh tật.
Để phù hợp với OP 4, các dự án đề nghị vay vốn từ Ngân hàng có ảnh hưởng đến người dân
tộc thiểu số phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
(a)
phải có sự sàng lọc của Ngân hàng để xác định liệu người dân tộc thiểu
số có sinh sống, hoặc có gắn bó tới khu vực dự án;
(b)


phải có sự đánh giá xã hội của người vay vốn;

(c)
thực hiện hoạt động tham vấn trước, tự do tham gia và người dân được
cung cấp đấy đủ thông tin với cộng đồng các dân tộc bản địa bị ảnh hưởng ở
từng giai đoạn của dự án, và đặc biệt là trong quá trình chuẩn bị dự án, xác
định đầy đủ quan điểm của người dân và xác định vai trò hỗ trợ rõ ràng từ cộng
đồng cho dự án;
(d)
chuẩn bị kế hoạch phát triển vùng dân tộc thiểu số hoặc khung dự thảo
kế hoạch
(e)
chia sẻ với người dân bản địa về dự thảo kế hoạch phát triển vùng dân
tộc thiểu số hoặc khung dự thảo kế hoạch
Chính sách người dân bản địa (OP 4.10) được áp dụng trong trường hợp có người dân tộc
thiểu số không phân biệt số lượng, ngay cả khi đó chỉ là một ngôi làng hay nhóm nhỏ. Chính
sách này triển khai bất kểdự kiến dự án có gây ra tác động tích cực và / hoặc bất lợi cho người
dân bản địa hay không.
2.2

Sự thu hồi đất và tái định cư tự nguyện

Chính sách hoạt động của Ngân Hàng Thế giới về Tái định cư không tự nguyện (OP 4.12,
2001) nhằm đảm bảo rằng việc mất đất đai và những tài sản khác của người dân địa phương
do hoạt động của dự án, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phải được thay thế hay đền bù theo như giá
thành chuyển đổi/thay thế.

Tháng 10 năm 2011

16



Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

2.3 Bình đẳng giới
Chính sách hoạt động của Ngân Hàng Thế giới về Giới trong sự phát triển (OP 4.20, 1999)
kêu gọi (a) xác định những rào cản phụ nữ tham gia và hưởng lợi từ các chính sách và chương
trình công cộng, (b) đánh giá chi phí và lợi ích của những hành động đặc biệt nhằm loại bỏ
những rào cản này, (c) đảm bảo cung cấp chương trình có hiệu quả và (d) quá trình giám sát
và đánh giá . Phương tiện hành động được đề xuất là sư phối hợp giữa dự án với các tổ chức
quốc tế, quốc gia và các tổ chức phi chính phủ . Đánh giá tác động xã hội này tác động tương
hỗ đến kết quả của phân tích giới được thực hiện thông qua nhóm hỗ trợ kỹ thuật chịu trách
nhiệm chuẩn bị dự án.

III. MỤC TIÊU VÀ HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN FSDP TRONG VÙNG MỞ RỘNG
Các hợp phần của dự án trong vùng mở rộng giống như các hợp phần của dự án ở 4 tỉnh Miền
Trung.
Mô tả chi tiết dự án FSDP được thể hiện trong Cẩm nang Thực hiện Dự án (PIM). Mục tiêu và
các hợp phần liên quan của dự án được đề cập tóm lược trong phần này.
Mục tiêu của dự án nhằm đạt được cách quản lý rừng trồng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh
học rừng đặc dụng để tăng cường đóng góp của ngành lâm nghiệp vào phát triển nông thôn,
xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường toàn cầu. Mục tiêu này sẽ đạt được bằng cách cải
thiện môi trường để phát triển lâm nghiệp bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, tạo điều
kiện cho các hộ nghèo tham gia trồng rừng bền vững trên cơ sở tạo nguồn thu nhập thêm và
công ăn việc làm; cung cấp các khoản tài trợ nhỏ cho hoạt động quản lý hiệu quả rừng đặc
dụng ưu tiên có tầm quan trọng quốc tếvà nâng cao năng lực ở cấp độ huyện, tỉnh và khu vực
nhằm cung cấp những dịch vụ hỗ trợ cần thiết , giám sát-đánh giá tác động và đầu ra. Tuy

nhiên, trong vùng mở rộng dự án chỉ theo đuổi mục tiêu quản lý rừng bền vững thông qua việc
phát triển trồng rừng. Những hợp phần liên quan bao gồm: Phát triển thể chế, Trồng rừng quy
mô nhỏ và Quản lý Dự án, Đánh giá và Giám sát.
1. Xây dựng thể chế
Hợp phần này sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng khung hoạt động cho lâm nghiệp trồng rừng và
việc tài trợ bền vững cho rừng đặc dụng thông qua nhiều hình thức can thiệp có trọng điểm
cần làm rõ và thực hiện chính sách; tạo điều kiện thuận lợi cho khung thể chế mang tính hỗ
trợ; và tiến hành các biện pháp phát triển thị trường. Có 3 tiểu hợp phần như sau: (a) Kết hợp
thực hiện trên hiện trường với xây dựng chính sách; (b) Thành lập Nhóm nông dân trồng rừng;
và (c) Cấp chứng chỉ rừng trồng. Tiểu hợp phần (a) sẽ hỗ trợ đánh giá những quy chế, hướng
dẫn, khuyến khích, bài học kinh nghiệm và tập quán thực hiệnhiệu quả nhất hiện hành cho
rừng trồng thương mại và công tác khuyến lâm có liên quan và những dịch vụ hỗ trợ khác ở
cấp tỉnh và trung ương; phân loại đất và thủ tục giao đất; và những vấn đế chính liên quan đến
quản lý và tài trợ bền vững cho rừng đặc dụng ví dụ như tiềm năng thực hiện hình thức đồng
quản lý.

Tháng 10 năm 2011

17


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

Tiểu hợp phần (b) sẽ hỗ trợ thành lập và phát triển các Nhóm nông dân trồng rừng cho lâm
nghiệp rừng trồng ở những huyện tham gia dự án như là công cụ chính để khích lệ khu vực tư
nhân và phát triển thị trường cho rừng trồng. Tieur hợp phần này sẽ hỗ trợtài chính cho dịch
vụ tư vấn để thành lập các Nhóm nông dân trồng rừng, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho

Nhóm, và kế hoạch tự cấp tài chính; hội thảo và các cuộc họp; khởi xướng các chi phí hoạt
động; in ấn tài liệu phổ cập; tham quan và trao đổi thông tin liên tỉnh và tham quan nghiên cứu
một trong khu vực và một ở quốc tế.
Tiểu hợp phần (c) sẽ hỗ trợ các Nhóm NDLN hay một số thành viên trong các Nhóm (chủ
rừng trồng) để (1) có được chứng chỉ rừng trồng của họ, (ii) đạt được tiêu chuẩn chất lượng
cao cho các hoạt động quản lý rừng trồng về các tiêu chí kỹ thuật , kinh tế, xã hội và môi
trường; (iii) tự tổ chức lại để thúc đẩy mối quan tâm chung, kể cả chứng chỉ rừng, nâng cao
sản lượng rừng trồng, và tiếp thị sản phẩm gỗ rừng trồng, và (iv) nâng cao khả năng tiếp cận
thị trường xuất khẩu do các hoạt động chế biến ở các tỉnh có dự án qua đó nâng cao nhu cầu
sử dụng gỗ từ rừng trồng.
2. Rừng trồng tiểu điền
Hợp phần này hỗ trợ xây dựng rừng trồng tiểu điền thương mại ở 2 tỉnh dự án mở rộng Nghệ
An và Thanh Hoá. Hợp phần này cung cấp một gói tín dụng hấp dẫn cho các hộ gia đình sử
dụng vào mục đích thiết lập rừng trồng thương mại sử dụng các mô hình trồng cây và nông
lâm kết hợp. Tài trợ tín dụng hiện có sẽ được kết hợp với hỗ trợ công tác giao đất lâm nghiệp,
khuyến lâm và tư vấn kỹ thuật.. Hợp phần này cũng hỗ trợ nâng cao năng lực cho Chi cục
Phát triển Lâm nghiệp và Phòng Lâm nghiệp thuộc Sở NN-PTNT, các cơ quan tín dụng ,
huyện và các hộ xây dựng kế hoạch, thực hiện và giám sát chương trình trồng rừng thương
mại dựa vào dòng tín dụng cho các hộ gia đình.
Việc tham gia và vay tiền từ nguồn tín dụng là tự nguyện. Tín dụng và các dịch vụ khác xuất
phát từ nhu cầu. Nguyên tắc cơ bản này đòi hỏi sự linh hoạt trong thực hiện vì hợp phần này
chịu trách nhiệm trước nhu cầu về đất đai, tài chính và dịch vụ hỗ trợ cho các hộ dân. Hợp
phần này bao gồm các hợp phần phụ sau: (i) Chọn nơi trồng có sự tham gia của dân; (ii) Giao
đất/Cấp Chứng chỉ Sử dụng đất; (iii) Khuyến nông và các dịch vụ khác; (iv) Thiết kế trồng
rừng và quản lý; và (v) Đầu tư trồng rừng.
3. Quản lý dự án, Giám sát và Đánh giá (GS-ĐG)
Hợp phần này có 2 tiểu hợp phần: (a) Quản lý dự án và (b) Giám sát và Đánh giá. Tiểu hợp
phần (a) Hỗ trợ việc xây dựng năng lực thể chế cần thiết cho lập kế hoạch, điều phối và quản
lý việc thực hiện chung ở cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã. Đặc biệt hợp phần này đòi hỏi
việc phát triển kỹ năng lập kế hoạch, kỹ thuật và kỹ năng quản lý để lập kế hoạch công việc và

kế hoạch tài chính hàng năm đúng hạn và có chất lượng; dự đoán trước và giải quyết những
vướng mắc một cách nhanh chóng và điều chỉnh trên cơ sở tiến độ thực hiện và thông tin phản
hồi. Tiểu hợp phần này này sẽ tài trợ cho chi phí hoạt động gia tăng; cán bộ hợp đồng; hỗ trợ
kỹ thuật có liên quan đến quản lý dự án; đào tạo, hội thảo; nâng cấp văn phòng dự án, mua
sắm trang thiết bị văn phòng và xe cộ cho dự án. Tiểu hợp phần (b) sẽ cung cấp hỗ trợ cho
thiết kế chi tiết, xây dựng và thực hiện Hệ thống Giám sát-Đánh giá nội bộ để theo dõi tiến độ
Tháng 10 năm 2011

18


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

kỹ thuật và tài chính và kết quả thực hiện của dự án ở cấp trung ương và tỉnh; cấp huyện và xã
kể cả đánh giá đầu ra của chương trình làm việc đã lập kế hoạch so với thực hiện trên thực tế
(số lượng công việc và địa điểm, chất lượng, hạn định thời gian của công việc …). Hệ thống
GS-ĐG phải đảm bảo được việc theo dõi hiệu quả tiến độ thực hiện, tổng kết những bài học
kinh nghiệm cho quá trình lập kế hoạch tương lai và phải được gắn kết với Hệ thống GS-ĐG
của dự án FSDP.

IV. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH KHPTDTTS
1. Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số (CLPTDTTS) và Chương trình Phát triển dân
tộc thiểu số (KHPTDTTS)
Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số (CLPTDTTS) là tư liệu cơ bản của Chương trình Phát
triển dân tộc thiểu số. Nó chứa đựng linh hồn và các nguyên tắc cốt lõi khống chế việc lập kế
hoạch và thực hiện chương trình KHPTDTTS. Đi đôi với chiến lược CLPTDTTS cần phải xây
dựng một chương trình KHPTDTTS trong dự án FSDP dành cho các địa điểm trồng rừng có

người dân tộc thiểu số. KHPTDTTS tách biệt nhưng lại hỗ trợ cho kế hoạch phát triển rừng
trồng của dự án FSDP.
2. Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số và Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số được chuẩn bị cho các xã dự án có đồng bào dân tộc thiểu
số để đảm bảo lợi ích của dự án đồng thời tránh những tác động bất lợi và trao quyền cho
người dân tộc thiểu số để đưa ra quyết định đúng đắn về bất kỳ sự tham gia nào của họ trong
chương trình trồng rừng.
Mục đích chính của KHPTDTTS là tăng cường thu hút đồng bào thiểu số có đất rừng tham gia
vào các hoạt động lâm nghiệp để họ có thể nhận thức một cách đầy đủ lợi ích từ việc tham gia
dự án FSDP. Giả thiết cơ bản là đồng bào thiểu số có năng lực tiếp nhận dự án FSDP về mặt
nguồn nhân lực và đầu tư tài chính kém hơn so với người Kinh. Về kinh tế họ cũng nghèo hơn
người Kinh, về giáo dục cũng không bằng và có nhiều thiệt thòi hơn trong những nhu cầu thiết
yếu cho cuộc sống.. Do đó KHPTDTTS phải nhấn mạnh vào vị thế bất lợi cơ bản này của
đồng bào thiểu số khi tham gia vào các hoạt động của dự án FSDP. Bản kế hoạch này được
thiết kế nhằm nâng cao năng lực để tham gia một cách có ý nghĩa vào FSDP thông qua những
sáng kiến nâng cao năng lực thích hợp và có hiệu quả.
Trong chiến lược CLPTDTTS, KHPTDTTS tăng cường sự thành công của dự án FSDP trong
các vùng đồng bào thiểu số. Chương trình KHPTDTTS không được coi là một bản sao mà là
sự bổ sung cho các hoạt động phát triển dự án FSDP.
3. Chiến lược Phát triển Chương trình Phát triển dân tộc thiểu số.
Theo yêu cầu của CLPTDTTS, xây dựng KHPTDTTS (lập kế hoạch, thực hiện và giám sát)
phải có sự tham gia của người dân. Quá trình xây dựng có sự tham gia của người dân phải lôi
kéo được người dân tộc thiểu số vào cuộc để xác định được đối tượng hưởng lợi đúng đắn,
thiết kế và phân phối sự hỗ trợ nâng cao năng lực và vào việc giám sát có hiệu quả đầu ra của
KHPTDTTS, kết quả và tác động.
Tháng 10 năm 2011

19



Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

Trong CLPTDTTS có một loạt các hoạt động có thể nằm trong hay không nằm trong
KHPTDTTS. Có lẽ nó không mang ý nghĩa mô hình mẫu mà nó là hướng dẫn có tính đề xuất
trong việc chọn lựa các hoạt động KHPTDTTS phù hợp có tính đến sự đa dạng sinh học và
kinh tế xã hội ở những vùng dự án FSDP có đồng bào thiểu số.
Nếu tuân thủ tinh thần thực sự của CLPTDTTS, quá trình xây dựng Chiến lược Phát triển dân
tộc thiểu số có thể tạo ra kế hoạch KHPTDTTS duy nhất cho mỗi vùng thiểu số tương đối
thích hợp và đáp ứng được những nhu cầu tăng sự thu hút và khả năng tham gia vào dự án
FSDP của các tộc người thiểu số có liên quan.
4. Đánh giá KHPTDTTS
Do thiếu thời gian khảo sát hiện trường, theo quan điểm của chúng tôi thủ tục lập kế hoạch và
thực hiện chương trình KHPTDTTS nhằm đưa ra những khuyến cáo để cải tiến chương trình
chủ yếu dựa vào 2 tài liệu của dự án FSDP: 1) Báo cáo Dự thảo cuối cùng của chuyên gia Dân
tộc thiểu số và Chuyên gia Tác động Xã hội tháng 4 năm 2010 và; 2) Đánh giá Kế hoạch Phát
triển dân tộc thiểu số do Ban QL Dự án tỉnh, Ban thực hiện dự án huyện và Tổ công tác xã của
dự án FSDP tại Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, chuyên gia Dân tộc
thiểu số và Chuyên gia Tác động Xã hội, Báo cáo công tác dự thảo.

Tính thích hợp và Hiệu quả chung của KHPTDTTS
Mối liên hệ giữa KHPTDTTS mục đích của KHPTDTTS và tinh thần của CLPTDTTS.
Vấn đề chính về tính thích hợp và hiệu quả chung của KHPTDTTS là sự không thống nhất
giữa các hoạt động của KHPTDTTS và mục tiêu của KHPTDTTS và tinh thần của chiến lược
CLPTDTTS.
KHPTDTTS được thực hiện ở 17 xã thuộc 4 tỉnh miền Trung: Bình Định, Quảng Nam, Quảng
Ngãi và Thừa Thiên Huế. Cho đến nay đã có 17 chương trình KHPTDTTS được xây dựng và
đang được thực hiện.

Trên cơ sở những báo cáo đánh giá trước đây có 17 kế hoạch gồm 106 hoạt động. Trong số đó
hoạt động (HĐ) 13 (12.2%) trực tiếp liên quan đến hỗ trợ các mục tiêu lâm nghiệp của dự án,
HĐ 9 (8.4%) liên quan đến các hoạt động khuyến khích của dự án nói chung trong khi HĐ 15
(14.1 %) hỗ trợ nông lâm kết hợp. Những hoạt động còn lại HĐ 16 (15 %), là các hoạt động
hỗ trợ nhấn mạnh vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi HĐ 11(10.3%), tập huấn kinh tế hộ gia
đình 10 (9.43 %) hỗ trợ các hoạt động tạo thu nhậ cho phụ nữ , 8 (7.54%), xoá mù chữ cho
người lớn 7(6.60 %), khuyến khích cải tạo đàn gia súc 5 (4.7 %), tập huấn về tập quán vệ sinh
4 (3.7%) đề cập đến một số hình thức đào tạo nghề được lựa chọn và 3(2.8%) dành cho tập
huấn thú y.Dựa và sự phân bố các hoạt động KHPTDTTS nói trên chỉ có 37 hoạt động có tính
thích hợp với mục tiêu của KHPTDTTS về tăng cường hiệu quả tính tham gia của đồng bào
dân tộc thiểu số vào dự án FSDP.
Mặc dù chỉ có rất ít hoạt động KHPTDTTS phù hợp với mục đích của KHPTDTTS, dù sao nó
cũng tạo ra một số lợi ích nằm ngoài dự kiến cho nhiều người và cộng đồng trên nhiều lĩnh
vực. 5.569 người ở 4 tỉnh của dự án FSDP (89,38%) được hưởng lợi nhờ Kế hoạch này, đa số
Tháng 10 năm 2011

20


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

họ là người thiểu số. Kế hoạch PTDTTS mang lại lợi ich cho phụ nữ nhiều hơn nam giới do
đó tăng cường công bằng giới.
Tác động có ích ngoài dự kiến của các hoạt động của KHPTDTTS bao gồm: 1) nâng cao
năng lực cho các cá nhân người thiểu số trong việc giải quyết tranh chấp đất đai và sự lạm
dụng của người Kinh trong đầu tư vào rừng trồng của họ trên cơ sở chia sẻ chi phí; 2) nâng
cao năng lực cộng đồng thiểu số về lập kế hoạch và quản lý; 3) cải tiến kỹ thuật canh tác cho

ngời dân và nâng cao cơ hội sinh kế; 4) tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ và nâng cao năng lực
của họ trong quản lý kinh tế gia đình và 5) cân bằng giới.
Có những lợi ích ngoài dự kiến tập trung vào các gia đình và cộng đồng của đồng bào thiểu số
tuy nhiên chúng không thống nhất với mục tiêu ban đầu của KHPTDTTS và với tinh thần và
nguyên tắc cơ bản của Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số.
Khuyến cáo để tăng cường tính phù hợp của KHPTDTTS
Để đảm bào KHPTDTTS thống nhất hơn nữa với chiến lược CLPTDTTS và thích hợp với dự
án FSDP chúng tôi xin khuyến cáo những biện pháp sau:
Hỗ trợ việc hợp lý hoá cách tiếp cận xây dựng chương trình như đã khuyến cáo trước
đây vào dự án FSDP có dân tham gia. Một phần của việc hợp lý hoá sẽ là một bộ phận hợp
thành của biện pháp lập kế hoạch cho dự án FSDP và chương trình KHPTDTTS. Cách tiếp
cận này đảm bảo rằng các hoạt động của KHPTDTTS trực tiếp hỗ trợ cho các mục tiêu phát
triển rừng trồng và thực hiện chiến lược. Đối với chương trình phát triển rừng trồng trong
chương trình KHPTDTTS để nó có ý nghĩa hơn thì phải được cụ thể hoá. Tốt nhất là bản kế
hoạch này phải được xây dựng như là một bộ phận hợp thành của kế hoạch phát triển thôn/xã
hay huyện. Đối với xã hoặc huyện kế hoạch phát triển đã được phê duyệt thì việc xây dựng
hoặc thiết kế kế hoạch phát triển KHPTDTTS và của dự án FSDP kết hợp sẽ không có gì khó
khăn.
Cải tiến quá trình lập kế hoạch KHPTDTTS thông qua cách tiếp cận lôgíc với những người
tham gia mục tiêu và chọn ra các hoạt động phù hợp theo phương thức tiếp cận lập kế hoạch
dự án FSDP và KHPTDTTS kết hợp.
Cách tiếp cận lôgíc với việc đặt trọng tâm và lựa chọn KHPTDTTS phải tuân thủ các bước
sau:
i.
Xây dựng tiêu chí cho mục tiêu phù hợp với CLPTDTTS và phù hợp với chính sách
đảm bảo an toàn của Ngân hàng Thế giới. Theo như CLPTDTTS và Ngân hàng Thế giới nhóm
mục tiêu được ưu tiên là những hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo có đất. Phân loại hộ gia
đình có đất rừng trình bày trong Mục V1.20 phải được sử dụng để lựa chọn đối tượng tham gia
mục tiêu là người dân tộc thiểu số.
ii. Chọn đúng nhóm mục tiêu thông qua phương pháp rà soát/ sàng lọc có sự tham gia mang

tính và phù hợp (tuân thủ các bước thực hiện liên quan trong 19 bước của PIM, đặc biệt là các
bước từ 1-8) sử dụng những tiêu chí đã được xây dựng và nhất trí. Do bản chất của quá trình
chọn lọc là có sự tham gia của người dân, tính tự nguyện hay xuất phát từ nhu cầu, những
người khá giả thường tích cực tham gia các cuộc họp để lựa chọn và rà soát sự tham gia, do đó
Tháng 10 năm 2011

21


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

họ thường được lựa chọn. Như vậy ngay từ đầu của quá trình lựa chọn nhóm mục tiêu được ưu
tiên là những chủ đất kém may mắn thường nằm ngoài rìa. Do đó trước khi bắt đầu quá trình
sàng lọc thật sự cần tiến hành cần công khai thông tin, nâng cao hiểu biết và tạo sự quan tâm
cho các nhóm gặp bất lợi trong cộng đồng. Kỹ thuật được ưu tiên có thể là phương pháp một
người với một người hoặc với một nhóm nhỏ. Đây là một cách cân bằng sân chơi trong quá
trình chọn lọc có sự tham gia.
iii. Thực hiện Đánh giá Nhu cầu Đào tạo (TNA) để xác định nhu cầu nâng cao năng lực/nhu
cầu thu hút những người tham gia được lựa chọn.
iv. Thiết kế cho chương trình nâng cao năng lực (tập huấn/đào tạo) trên cơ sở TNA, thiết kế
phải nói rõ các hoạt động đào tạo thích hợp và phải hợp thành một kế hoạch giám sát có hiệu
quả để theo dõi kết quả học tập.
v.
Thực hiện tốt các hoạt động KHPTDTTS trong thiết kế đào tạo. Theo dõi đầu ra và kết
quả của các hoạt động KHPTDTTS trong việc thực hiện dự án FSDP thông qua kỹ thuật
chuyển giao kỹ thuật.
Những nguyên tắc này được thể hiện trong Bộ công cụ và Thủ tục cho chương trình hỗ trợ dự

án FSDP đối với Hộ nông dân nghèo (Phụ lục 4). Tuy nhiên nó cũng được sử dụng để hỗ trợ
cho các hộ dân người không phải là thiểu số (Kinh).
4. LẬP KẾ HOẠCH CHO CHƯƠNG TRÌNH KHPTDTTS
4.1.

Những hạn chế và các vấn đề

Thiếu sự tham gia trong việc lập KHPTDTTS. Theo những đánh giá trước đây mức độ
tham gia của các đối tác trong việc lựa chọn hoạt động là rất hạn chế. Các hoạt động
KHPTDTTS đã được cán bộ dự án lựa chọn và đề xuất phê duyệt trong các cuộc họp thôn
hay xã.
Việc Xác định đối tượng dân tộc thiểu số yếu kém hay thiếu chính xác. Xác định đối tượng
là vấn đề mấu chốt để kế hoạch KHPTDTTS có hiệu quả. Điều cần thiết là những đối tượng
mục tiêu đúng thực sự là những người được chọn tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS.
Trong các cộng đồng thiểu số đối tượng đúng phù hợp với tinh thần của chiến lược
CLPTDTTS là người thiểu số tham gia dự án FSDP. Đi đôi với chính sách bảo trợ của Ngân
hàng Thế giới đối tượng mong muốn là người thiểu số nghèo tham gia dự án FSDP. Thách
thức chính trong việc xác định KHPTDTTS làm thế nào tiếp cận đúng đối tượng. Đối tượng
đúng là những người thực sự tham gia và các hoạt đông của dự án FSDP. Đòi hỏi cơ bản cho
việc xác định chính xác không chỉ là bộ tiêu chí phù hợp mà cò phải có thông tin cơ bản chính
xác về tiềm năng của những người tham gia KHPTDTTS. Không có nguồn thông tin cơ bản
thì những tiêu chí có thích hợp cũng trở nên vô tác dụng.
Trong tất cả các khu vực thực hiện KHPTDTTS, các kế hoạch đều không nêu rỗ bao nhiêu hộ
thiểu số tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS là đối tượng tham gia dự án FSDP, hay đã
xin vay vốn của dự án FSDP.
Trong những cộng đồng hỗn hợp với tỷ lệ dân tộc thiểu số thấp/trung bình các hộ gia đình mục
tiêu được coi là yêu cầu quan trọng để tránh việc bỏ sót các hộ thiểu số mục tiêu được ưu tiên.
Tháng 10 năm 2011

22



Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

Trong những cộng đồng này lại không có số liệu là có bao nhiêu hộ thiểu số tham gia vào các
hoạt động đã được lập kế hoạch cùng với người Kinh. Hơn nữa lại không có thông tin có bao
nhiêu hộ thiểu số tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS vay vốn của dự án. Cả hai loại
thông tin này đều cần thiết trong việc xác định nếu kế hoạch nhằm vào đối tác đúng và như
vậy tạo cơ hội thành công tối đa cho việc KHPTDTTS.
Ở những xã tỷ lệ người thiểu số thấp/trung bình hiện diện quá trình lập kế hoạch có thiên
hướng tập trung vào toàn xã làm chỗ tham khảo chung chứ không phải dành cho những nhóm
người riêng biệt nào. Nếu tiêu chí thích hợp không được áp dụng bằng quá trình sàng lọc có
dân tham gia thì có nguy cơ là đối tượng cần quan tâm lại nằm ngoài rìa hay bị bỏ qua.
Tiêu chí và thủ tục để lựa chọn các hoạt động KHPTDTTS thích hợp không rõ ràng. Sự
phù hợp với các hoạt động của CLPTDTTS, KHPTDTTS cần được dự án FSDP định hướng.
Việc này sẽ củng cố năng lực của người dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động phát triển
rừng trồng của dự án FSDP.
Tuy nhiên, tại các cộng đồng thiểu số, một số hoạt động trong 17 KHPTDTTS cũ nhận thấy
không thích hợp. Điều này cho thấy rằng cần phải đặt câu hỏi cho tiêu chí và thủ tục lựa chọn.
Cơ sở đằng sau sự lựa chọn một số hoạt động cũng không rõ ràng. Không có giải thích cụ thể,
chỉ nêu nhu cầu chung. Rất nhiều hoạt động KHPTDTTS được chọn như đẩy mạnh chương
trình xoá mù chữ trùng lặp trong nhiều chức năng của các cơ quan nhà nước khác.Ví dụ một
hoạt động KHPTDTTS được thiết kế để giảm tối đa nạn mù chữ lại lặp lại ở một cơ quan giáo
dục. Không chỉ hoạt động này lại trùng lên hoạt động khác mà tiêu chí lựa chọn người tham
gia cũng đáng nghi ngờ. Tại Cảnh Hòa, việc dạy văn hoá lại chỉ giới hạn cho người ở độ tuổi
tới 35. Việc dạy văn hoá phải dành cho người lớn mù chữ ở độ tuổi tới 55.
Ngay cả đối với một số hoạt động KHPTDTTS thích hợp với dự án FSDP thì tính thích hợp

của chúng cũng đang bị nghi vấn. Các hoạt động KHPTDTTS đã được coi là phương tiện để
thực hiện một dự án phát triển nông thôn nhỏ cấp xã chứ không phải để dành cho việc cải thiện
hoạt động của dự án FSDP. Chưa có nỗ lực nào để xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt động theo
nhu cầu của những đối tượng tham gia dự án FSDP thông qua việc phân tích mang tính lôgíc
hơn đối tượng liên quan.
Đối với một số hoạt động tập huấn tạo thu nhập yêu cầu sự đầu tư đáng kể như quản lý ao cá,
cơ sở kinh tế là để tăng khả năng trả lãi vay ngân hàng của các hộ gia đình. Nếu vậy, trong loại
hoạt động này cần thực hiện phân tích chi phí lợi ích trước khi triển khai tập huấn để xác định
tính khả thi về mặt kinh tế của hoạt động tạo thu nhập này và năng lực tài chính của đối tượng
tham gia tập huấn KHPTDTTS để thực hiện hoạt động này sau tập huấn. Việc này sẽ đảm bảo
tính bền vững của hoạt động trong KHPTDTTS. Để các hoạt động trong KHPTDTTS có hiệu
quả thì cần phải nỗ lực nhằm đảm bảo những người tham gia tập huấn KHPTDTTS cũng là
những người tham gia dự án FSDP. Cần thực hiện quá trình xác định mục tiêu và rà soát khắt
khe hơn.
Thị trường là mối quan tâm quan trọng trong lập kế hoạch KHPTDTTS. Một số hoạt động như
thêu thùa truyền thống (Canh Hịêp, Vân Canh, Bình Định), nghề đan nón lá của phụ nữ (xã
Thượng Long và Thượng Quang, huyện Nam Đông), làm hương nhang (xã Trà Tân và Trà
Tháng 10 năm 2011

23


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

Bùi, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) trước đây được xếp hạng cao nhưng rồi lại thấy đó không
phải là việc làm bền vững do thiếu thị trường. Trước khi tham gia vào hoạt động này, người
dân đã được Hội Phụ nữ thị trấn Trà Xuân đã hứa tiếp thị sản phẩm hương nhưng việc này đã

không được thực hiện.
4.2.

Khuyến nghị cho việc cải tiến lập kế hoạch KHPTDTTS

Quá trình lập kế hoạch thích hợp. Dự án áp dụng quá trình lập kế hoạch tổng hợp FSDP và
KHPTDTTS nhưng có trọng tâm hơn đặc biệt là đối với các xã thiểu số có số đồng bào dân
tộc thiểu số tương đối thấp. Chấp thuận biện pháp tiếp cận logic để lựa chọn người thiểu số
tham gia và lựa chọn những hoạt động phù hợp của KHPTDTTS trong quá trình lập kế hoạch
kết hợp FSDP và KHPTDTTS như mô tả trên đây.
Tăng cường sự tham gia vào lập kế hoạch KHPTDTTS. Dự án thực hiện chương trình
nâng cao năng lực liên tục cho tất cả các tỉnh, huyện, xã, thôn bản và cán bộ có liên quan.
Lựa chọn đối tượng hưởng lợi là người thiểu số chính xác hơn. Áp dụng những tiêu chí rõ
ràng và thích hợp hơn để xác định các đối tượng dân tộc thiểu số phù hợp và được ưu tiên theo
nguyên tắc của CLPTDTTS và chính sách bảo đảm an toàn của Ngân hàng Thế giới và tuân
thủ nghiêm ngặt tiêu chí này. Xây dựng cơ sở vững chắc cho tất cả các cộng đồng thiểu số và
những người sẽ tham gia vào KHPTDTTS. Thay đổi những bước thực hiện liên quan trong 19
bước của PIM để bổ sung các biện pháp cải tiến việc chọn lọc người thiểu số. (Phụ lục 5).
Tiêu chí và quá trình lựa chọn thích hợp cho các hoạt động KHPTDTTS. Dự án áp dụng
và sử dụng những tiêu chí và quá trình thích hợp hơn để lựa chọn các hoạt động KHPTDTTS
liên quan. Những tiêu chí và quá trình có tính lôgíc cho lựa chọn hoạt động phải được áp dụng
và thực hiện một cách phù hợp. Chọn lọc các hoạt đông KHPTDTTS phải tập trung vào tạo
điều kiện cho các hộ dân tộc thiểu số những người sẵn sàng tham gia dự án. Bằng cách này sự
hỗ trợ của KHPTDTTS tập trung vào các mục tiêu của dự án. Những kế hoạch KHPTDTTS
tương lai phải bám sát những nguyên tắc trên. Để đảm bảo rằng tính khả thi và tính bền vững
của các hoạt động KHPTDTTS được định hướng theo điều kiện có thể chúng tôi ủng hộ
khuyến cáo của chuyên gia trước đây về việc thực hiện việc phân tích lợi ích chi phí trước khi
thực hiện.
Phân tích thị trường một đòi hỏi đối với lập KHPTDTTS. Một trong những bài học kinh
nghiệm trước đây từ các hoạt động của KHPTDTTS là thị trường sẵn có là điều kiện tiên

quyết cho việc lựa chọn các hoạt động KHPTDTTS bền vững. Phân tích thị trường là việc
làm không thể thiếu được trong quá trình lập kế hoạch KHPTDTTS.
5. Thực hiện chương trình KHPTDTTS
5.1.

Những hạn chế và các vấn đề

Tất cả các Ban Quản lý Dự án tỉnh, huyện và Nhóm công tác xã liên quan tham gia thực hiện
các hoạt động KHPTDTTS. Tuy nhiên có một vài rắc rối gặp phải trong quá trình thực hiện
theo báo cáo đánh giá của dự án trước đó.
Quan điểm đối với thủ tục PIM. Quan điểm chung của cán bộ dự án đối với việc thực hiện
dự án là bám sát vào quy trình trong PIM và nhấn mạnh vào việc thực hiện dự án bằng bất cứ
Tháng 10 năm 2011

24


Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp
HoáChuyên gia Dân tôc thiểu số và Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội Dự án FSDP ở Nghệ An và Thanh

giá nào, với sự đánh giá nhẹ hàng những vấn đề tình thế trong từng vùng dự án mà nó đòi hỏi
phải có giải pháp linh hoạt. Để thực hiện dự án FSDP và KHPTDTTS có hiệu quả PIM phải
được coi là một hướng dẫn linh hoạt cho quá trình xây dựng dự án có hiệu quả và có sự tham
gia của người dân (trong lập kế hoạch, thực hiện và giám sát - đánh giá)
Trì hoãn việc thực hiện một số hoạt động KHPTDTTS do một hay nhiều lý do sau đây: 1)
Một số Ban QL Dự án Huyện bận nhiều việc khác; 2) cấp kinh phí chậm; 3) mức lương thấp;
4) kinh phí thấp cho một số hoạt động; 5) đơn giản là thiếu sáng kiến. Một vài hoạt động trong
số các hoạt động được lập kế hoạch không được thực hiện đúng thời gian biểu. Nhiều trường

hợp xảy ra ở các KHPTDTTS của Bình Định. Cho đến 31 tháng 10 năm 2009 chỉ có 8
(34.78%) trong số 23 hoạt động của tất cả 4 KHPTDTTS của Bình Định được thực hiện. Lý do
mà Ban QL Dự án tinh giải thích là các Ban QL Dự án huyên chậm trễ trong việc triển khai
các hoạt động tập huấn là do họ quá bận với nhiều công việc cấp bách khác.
Đồng bào thiểu số thường thiếu chuyên môn kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực về phát triển
rừng trồng, nghĩa là thiếu hiểu biết những kiến thức lâm nghiệp cơ bản và nguyên tắc
làm ăn; lập kế hoạch quản lý rừng; hạn chế trong kinh doanh rừng trồng (mật độ trồng, tỉa cây,
tỉa cành ….). Tất cả cảc điểm này có thể quy cho nhiều lý do trong đó có sự vắng thiếu các
Nhóm nông dân trồng rừng.
5.2.

Bài học kinh nghiệm và khuyến cáo để cải tiến việc thực hiện KHPTDTTS

Ban QL Dự án Huyện Dân tộc Thiểu số, Ban QLDA tỉnh và cán bộ Ban QLDA huyện đặc
biệt là các chuyên gia có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động KHPTDTTS.
Do đó họ phải được đào tạo, được hỗ trợ và được khuyến khích để thực hiện nhiệm vụ có hiệu
quả .
Cán bộ phát triển DTTS cần thiết cho việc thực hiện KHPTDTTS có hiệu quả. Do vậy họ
phải được tuyển dụng và triển khai như khuyến cáo trong nhiều huyện thực hiện KHPTDTTS.
Trưởng thôn có vai trò quan trọng trong thúc đẩy dân làng tham gia vào các hoạt động
KHPTDTTS. Ví dụ, trong cộng đồng người Kor thôn Trường Xuân, xã Trà Tân, trưởng thôn
làm mẫu trong việc cùng nhau đầu tư nuôi cá ao. Tập huấn cho các trưởng thôn để họ tăng
thêm khả năng lãnh đạo thôn bản là việc làm hết sức tích cực.
Tham gia vào các hoạt động FSDP KHPTDTTS đặc biệt là trong việc quyết định nâng
cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội. Do đó cần phải thiết kế các hoạt
động KHPTDTTS phù hợp để có thể thu hút phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực của quá
trình xây dựng kế hoạch kể cả việc theo dõi – đánh giá lập kế hoạch.
Kiến thức và kỹ năng sản xuất nhiều mặt hàng và tiếp thị sản phẩm cho những người
tham gia KHPTDTTS là cần thiết để tránh bị các thương nhân hay người trung gian
(người Kinh) bóc lột. Do đó cần phải thành lập ngay các Nhóm nông dân trồng rừng để giúp

đỡ việc tiếp thị và đa dạng hoá sản phẩm.
6. Giám sát và Đánh giá KHPTDTTS
6.1.

Vấn đề

Tháng 10 năm 2011

25


×