Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Bài tập quản trị sản xuất nguyễn ngọc duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.94 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

TS. NGUYỄN NGỌC DUY

BÀI TẬP

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
(Lưu hành nội bộ)

Khánh Hòa, tháng 12 năm 2016


Nguồn hình trang bìa: (truy cập 28/08/2016)


Chương 1: NĂNG SUẤT
Bài 1. Một công ty có sản lượng bán, giá bán và hao phí lao động cần thiết để sản xuất 2 loại
sản phẩm cho ở bảng dưới đây. Tính năng suất lao động của mỗi sản phẩm?
Số lượng

Giá bán

Sản lượng bán sản phẩm A

4.000 chiếc

8.000 USD/chiếc

Sản lượng bán sản phẩm B



6.000 chiếc

8.500 USD/chiếc

Hao phí lao động của sản phẩm A

20.000 giờ

12 USD/giờ

Hao phí lao động của sản phẩm B

30.000 giờ

14 USD/giờ

Bài 2. Báo cáo tài chính của một công ty trong 2 năm như sau (ĐVT: đồng)
Năm 1

Năm 2

Đầu ra

Doanh thu

200.000.000

220.000.000


Đầu vào

Lao động

30.000.000

40.000.000

Nguyên vật liệu thô

35.000.000

45.000.000

5.000.000

6.000.000

Vốn

50.000.000

50.000.000

Khác

2.000.000

3.000.000


Năng lượng

Tính năng suất bộ phận theo lao động, nguyên vật liệu thô, năng lượng, vốn và năng suất tổng
hợp? Đánh giá tình hình của công ty.
Bài 3. Một công ty điện tử chuyên sản xuất các thiết bị viễn thông. Công ty đang có 2 hợp
đồng. Hợp đồng thứ nhất sản xuất 2.300 chi tiết. Để thực hiện hợp đồng này, công ty cần sử
dụng 25 công nhân và làm việc trong 2 tuần (40 giờ/tuần). Hợp đồng thứ 2 phải sản xuất
5.500 chi tiết, với việc sử dụng 35 công nhân làm việc trong 3 tuần. Hỏi hợp đồng nào có
năng suất lao động lớn hơn?
Bài 4. Một cửa hàng bán lẻ đã bán được 450 triệu đồng trong tháng 8 và 560 triệu đồng trong
tháng 9. Cửa hàng thường xuyên sử dụng 5 nhân viên làm việc full time 40 giờ/tuần. Trong
tháng 8 cửa hàng thuê thêm 7 nhân viên làm việc bán thời gian 10 giờ/tuần, tháng 9 cửa hàng
thuê thêm 9 nhân viên làm việc 15 giờ/tuần. Tính tỷ lệ % năng suất thay đổi từ tháng 8 đến
tháng 9.

3


Bài 5. Một công ty đã đầu tư một số trang thiêt bị mới để giảm thời gian lao động hao phí cần
thiết trong sản xuất. Trước khi mua thiết bị mới công ty sử dụng 5 công nhân và đạt được
mức sản xuất trung bình 80 sản phẩm/giờ. Tiền lương trả cho công nhân là 20.000 đồng/giờ
và chi phí cho máy móc thiết bị là 80.000 đồng/giờ. Với thiết bị mới công ty có thể giảm bớt
1 công nhân và chi phí cho máy móc thiết bị tăng thêm 20.000 đồng/giờ, nhưng sản lượng
đầu ra tăng thêm 4 sản phẩm/giờ.
1. Tính năng suất theo lao động.
2. Tính năng suất tổng hợp của hệ thống.
3. Đánh giá sự thay đổi năng suất.
Bài 6. Một công ty có các số liệu mỗi tuần ở bảng dưới đây. Mỗi tuần làm việc 40 giờ và tiền
lương mỗi giờ là 25.000 đồng. Chi phí cố định mỗi tuần gấp 1,5 lần chi phí lao động. Chi phí
nguyên vật liệu là 13.000 đồng/kg. Giá bán một sản phẩm là 300.000 đồng.

Tuần

Đầu ra (sản phẩm)

Số công nhân

Nguyên vật liệu (kg)

1

300

6

45

2

338

7

46

3

322

7


46

4

354

8

48

Tính chỉ số năng suất đa nhân tố theo mỗi tuần.

4


Chương 2: DỰ BÁO NHU CẦU
Bài 1: Một Bệnh viện thống kê người nhập viện trong 10 tuần qua như sau:
Tuần

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

Số nhập
viện

29

26

25

28

38

25

34

25

29


30

Hãy dự báo số người nhập viện các tuần bằng:
1. Phương pháp bình quân di động với 3 tuần.
2. Phương pháp bình quân di động với 3 tuần có trọng số luần lượt 0,5; 0,3; 0,2.
3. So sánh độ chính xác của 2 phương pháp dự báo trên dựa vào MAD.
4. Đánh giá 2 phương pháp dự báo trên bằng chỉ tiêu “Tín hiệu theo dõi” và đưa ra kết
luận.
Bài 2: Nhu cầu sản lượng bán của sản phẩm A qua các năm được thể hiện như bảng sau:
Năm

1

2

3

4

5

6

Sản phẩm

45

50

52


56

58

?

Biết rằng nhu cầu dự báo năm thứ nhất là 41 sản phẩm. Hãy tính:
1. Sử dụng phương pháp san bằng số mũ để tìm nhu cầu theo dự báo từ năm thứ 2 đến
năm thứ 6 với hệ số san bằng số mũ α = 0,4 và α = 0,9. So sánh kết quả dự báo ứng
với 2 giá trị α này.
2. Sử dụng phương pháp san bằng số mũ điều chỉnh theo xu hướng để xác định nhu cầu
dự báo từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 với α = 0,4; =0,4 và T1 = 0.
3. Nếu dùng hệ số MAD làm tiêu chuẩn để đo lường mức độ chính xác của dự báo thì
nên chọn phương pháp nào?
Bài 3: Hai ông phó giám đốc trong 1 công ty dự báo như sau:
Năm

Số bán thực tế

Số dự báo của PGĐ
marketing

Số dự báo của PGĐ
điều hành

1

167.325


170.000

160.000

2

175.362

170.000

165.000

3

172.536

180.000

170.000

4

156.732

180.000

175.000

5


176.325

165.000

165.000

Hãy cho biết ai dự báo chính xác hơn?

5


Bài 4: Một cửa hàng quạt điện đã thống kê số lượng bán trong 3 năm vừa qua như sau:
Năm
Quý

1

2

3

1

90

130

190

2


130

190

220

3

200

250

310

4

170

220

300

1. Hãy dự báo số lượng bán ra trong 4 quí của năm thứ 4, biết rằng tổng sản lượng bán
của năm thứ 4 được ước tính 1300 cái quạt điện.
2. Hãy dùng phương pháp đường khuynh hướng có tính đến mùa vụ để dự báo số quạt
điện bán ra từng quí của năm thứ 4.
Bài 5: Tại một xí nghiệp sản xuất túi xách có số liệu thống kê qua các năm như sau:
Năm
Quý

1

2

3

4

1

180

200

190

200

2

200

260

285

305

3


305

320

350

370

4

150

170

190

190

Hãy xác định chỉ số thời vụ mỗi quí và lên kế hoạch sản xuất cho năm thứ 5 nếu kế hoạch
sản xuất của xí nghiệp cho cả năm thứ 5 là 1200 chiếc.
Bài 6: Một công ty có số thống kê về số lượng xe honda trong 6 quý vừa qua như sau:
Quý

Số lượng

Quý

Số lượng

1


360

4

385

2

380

5

420

3

410

6

400

Hãy đánh giá độ chính xác thông qua chỉ số phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE)
của các phương pháp dự báo sau và đề xuất kiến nghị:
1. Phương pháp bình quân di động với thời kỳ di động 3 quý.
2. Phương pháp bình quân di động với 3 quý một với trọng số 0,6; 0,3; 0,1
3. Phương pháp san bằng số mũ, biết rằng số dự báo quý 1 là 360 và α = 0,5
4. Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh theo khuynh hướng với số dự báo quý 1 là
360, α = 0,5 và =0,4 và T1 = 0.


6


Bài 7: Một nhà tâm lý học đã thực hiện sự quan sát tương quan giữa số bệnh nhân bị khủng
hoảng tinh thần và tỷ lệ phàn việc xuất hiện tội ác đối với dân chúng qua 10 năm như sau:
Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Số bệnh
nhân


36

33

40

41

40

55

60

54

58

61

%xảy ra
tội ác

58,3

61,1

73,4


75,7

81,1

89

101,1

94,8

103,3

116,2

1. Hãy dự báo số bệnh nhân khủng hoảng tinh thần trong 3 năm tới. Tính toán, MAD,
MSE và MAPE và nhận xét các kết quả.
2. Hãy dự báo số % xảy ra tội ác trong 3 năm tới. Xác định hệ số tương quan (r), hệ số
xác định (R2) và đánh giá kết quả.
Bài 8: Doanh số bán ra của mặt hàng máy hút bụi công nghiệp ở công ty XYZ trong 13 tháng
vừa qua như sau: (đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 1

Năm 2

Tháng

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Doanh số

11

14

16


10

15

17

11

14

17

12

14

16

11

Hãy sử dụng chỉ tiêu “Tín hiệu theo dõi” để đánh giá mức độ phù hợp của các phương pháp
dự báo sau:
1. Phương pháp bình quân di động ghép 3 thời kỳ
2. Phương pháp bình quân di động ghép 3 thời kỳ có tính đến trọng số, biết rằng trọng số
của tháng gần nhất là 3, cách 2 tháng 2 và cách 3 tháng là 1.
3. Phương pháp san bằng số mũ, biết rằng số dự báo tháng 1 của năm 1 là 12 và α = 0,3
4. Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh theo khuynh hướng với số dự báo tháng 1
năm 1 là 12 và α = 0,3 và =0,5 và T1 = 0.
5. Phương pháp dự báo theo đường xu hướng.
Bài 9: Một hãng taxi có nhận các cuộc gọi đến tổng đài và doanh thu trong 9 tháng đầu năm

như sau:
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Cuộc gọi (102 lần)

17

30

18

19


20

21

18

20

22

Doanh thu (107 lần)

65

100

40

45

42

50

55

62

60


Yêu cầu:
1. Hãy dự báo doanh thu tháng 10 trong mối tương quan với số cuộc gọi nếu số cuộc gọi
tháng 10 là 2000.
2. Hãy xác định hệ số tương quan (r), hệ số xác định (R2) và đưa ra kết luận.

7


Bài 10: Cửa hàng cơ khí theo dõi số máy phát điện bán trong từng quý qua 2 năm như sau:
Quý

Số lượng

Quý

Số lượng

1

100

5

400

2

200


6

450

3

250

7

500

4

350

8

650

Hãy cho lời khuyên nên áp dụng phương pháp dự báo nào cho nhu cầu của quý 1 năm thứ 3.

8


Chương 3: HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
Bài 1: Nhu cầu và mức sản xuất trong 12 tháng tới của nhà máy sản xuất hạt điều được dự
báo như sau:
Tháng


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhu cầu

80

50


70

90

100

80

110

120

100

70

90

80

Sản xuất

90

90

90

90


90

90

90

90

90

90

90

90

Biết rằng không có tồn kho đầu kỳ, hãy tính:
1. Mức tồn kho trung bình mỗi tháng
2. Có xảy ra tình trạng thiếu hàng không?
3. Mức tồn kho cuối kỳ là bao nhiêu?
Bài 2: Một công ty đã ký hợp đồng 6 tháng đầu năm với số liệu như sau:
Tháng

1

2

3

4


5

6

Số lượng

360

380

360

400

420

440

Các thông tin về chi phí như sau:
 Số công nhân hiện có 34 người với định mức là 10 sản phẩm/người/ tháng.
 Chi phí lương trong giờ là 80.000 đồng/sản phẩm
 Chi phí lương ngoài giờ tăng 20%
 Chi phí tồn kho: 40.000 đồng/sản phẩm
 Chi phí đào tạo: 1.000.000 đồng/người
 Chi phí sa thải : 800.000 đồng/người
 Tồn kho đầu kỳ là 20 sản phẩm
 Sản lượng sản xuất cuối kỳ trước bằng khả năng sản xuất của số công nhân hiện có.
Hãy lập kế hoạch sản xuất để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong 6 tháng đầu
năm sao cho tổng chi phí phát sinh là thấp nhất.

Bài 3: Một cơ sở sản xuất lốp xe đạp dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong 6 tháng tới
như sau:
Tháng

1

2

3

4

5

6

Tổng

Số lượng

1200

900

1000

1200

1200


1500

7000

Căn cứ vào nguồn nguyên liệu và năng lực sản xuất của xí nghiệp, đơn vị xác định số ngày
sản xuất trong mỗi tháng như sau:
Tháng

1

2

3

4

5

6

Tổng

Số ngày sản xuất

25

20

21


22

26

26

140

Các thông tin về chi phí như sau:
 Chi phí tồn trữ hang hóa là 5.000 đồng/sản phẩm/tháng.

9








Chi phí thực hiện hợp đồng phụ là 10.000 đồng/sản phẩm.
Mức lương trung bình làm việc trong thời gian qui định là 5.000 đồng/giờ.
Mức lương công nhân làm việc thêm giờ là 7.000 đồng/giờ.
Thời gian hao phí lao động cần thiết để chế tạo 1 sản phẩm là 1,4 giờ.
Chi phí khi mức sản xuất tăng thêm (chi phí huấn luyện, thuê thêm công nhân…) là
7.000 đồng/ sản phẩm tăng thêm.
 Chi phí khi mức sản phẩm giảm (sa thải công nhân) là 8.000 đồng/sản phẩm giảm.
Hãy lập kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong 6 tháng tới sao cho tổng chi phí phát
sinh là thấp nhất.
Bài 4: Tình hình nhu cầu sản xuất được cho theo bảng sau:

Tháng

1

Nhu cầu 500

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

600


600

700

700

800

900

900

800

700

600

600

Biết rằng:
 Chi phí thiếu hàng là 10.000 đồng/đơn vị
 Chi phí tồn kho là 3.000 đồng/đơn vị
 Lực lượng lao động hiện tại sản xuất được 700 đơn vị/ tháng
 Chi phí sản xuất là 70.000 đồng/đơn vị, chi phí này sẽ tăng lên 5.000đ/đơn vị nếu
vượt quá mức sản xuất 700 đơn vị/tháng, nếu sản xuất thấp hơn mức 700 đơn vị/tháng
thì mỗi đơn vị thiếu hụt phải chi thêm 12.000đ.
Hãy dùng chiến lược thuần tuý để giảm tối thiểu lực lượng lao động ?
Bài 5: Xí nghiệp sản xuất bao bì Đông Á đã dự báo nhu cầu sản phẩm trong thời gian tới và
dự kiến kế hoạch như sau:

Tháng

Nhu cầu (tấn)

Số ngày sản xuất

4

616

22

5

844

24

6

1000

20

7

750

25


8

850

25

9

770

22

Biết rằng:
 Chi phí tồn kho là 15.000 đồng/đơn vị/tháng
 Chi phí lao động trong giờ là 8000 đồng/giờ
 Chi phí lao động ngoài giờ 12.000 đồng/giờ
 Chi phí hợp đồng phụ là 20.000 đồng/tấn


Chi phí đào tạo là 10.000 đồng/tấn

10






Chi phí sa thải là 13.000 đồng/tấn
Số giờ công nhân để sản xuất 1 tấn sản phẩm là 2 giờ

Khả năng sản xuất trước tháng 4 là 700 tấn/tháng và không có tồn kho đầu kỳ.
Hãy lập các kế hoạch sản xuất và lựa chọn kế hoạch có chi phí thấp nhất?

Bài 6: Nhu cầu về 1 loại sản phẩm A tại một công ty trong 8 tháng tới được dự báo như sau:
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

Nhu cầu

1400

1600

1800


1800

2200

2200

1800

1400

Có 3 phương án hoạch định sản lượng để đáp ứng nhu cầu này và các phương án này đều
có chung đặc điểm như sau: sản phẩm tồn kho đầu tháng 1 là 200 đơn vị, chi phí sản xuất cho
mỗi đơn vị sản phẩm là 100 đồng/đơn vị, chi phí tồn kho là 20 đồng/đơn vị/tháng. Các
phương án được cho biết như sau:
 Phương án A: Thay đổi lực lượng lao động để đáp ứng chính xác nhu cầu trong từng
thời kỳ. Biết rằng mức sản xuất của tháng 12 năm trước là 1600 đơn vị. Chi phí đào
tạo là 5000 đồng/100 sản phẩm. Chi phí sa thải là 7500 đồng/100 sản phẩm.
 Phương án B: Sản xuất ở mức cố định là 1400 sản phẩm/tháng (mức sản lượng đáp
ứng nhu cầu tối thiểu). Phần sản lượng vượt mức này sẽ giải quyết thông qua hợp
đồng phụ, chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm theo theo hợp đồng phụ là 75 đồng/sản
phẩm


Phương án C: Duy trì lực lượng công nhân ổn định để đáp ứng nhu cầu sản phẩm bình
quân hàng tháng và thay đổi mức tồn kho để đáp ứng cho phần chênh lệch giữa mức
thực tế với mức sản xuất trung bình.
Yêu cầu:
1. Cho biết phương án nào có lợi nhất về chi phí?
2. Một công nhân đề xuất phương án D như sau : Duy trì lực lượng lao động ở mức đáp
ứng 1600 sản phẩm/tháng và ký hợp đồng phụ để giải quyết phần còn lại của nhu cầu.

Đây có phải là phương án tối ưu không ?
Bài 7: Một xí nghiệp chế biến thực phẩm đang lên kế hoạch sản xuất thịt đóng hộp nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách hàng trong 4 tháng tới như sau:
Tháng

1

2

3

4

Nhu cầu (hộp)

57000

54000

56000

57000

 Xí nghiệp hiện có 50 công nhân sản xuất 23 ngày mỗi tháng, mỗi ngày làm việc 1 ca 8
giờ; chi phí trả công một giờ lao động trong điều kiện này là 6.000 đồng.
 Lượng hàng tồn kho tháng 12 năm trước để lại là 3.000 hộp; chi phí cho việc tồn trữ
thành phẩm là 500 đồng/hộp/tháng.
 Hao phí lao động để sản xuất mỗi hộp mất 10 phút. Nếu yêu cầu công nhân làm thêm
giờ thì xí nghiệp trả công tăng thêm 50%; nếu xí nghiệp không phân công công việc cho
công nhân thì công nhân vẫn được hưởng 20% lương theo thời gian xí nghiệp qui định.


11


 Chủ trương của xí nghiệp là đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng, không để thiếu hụt
hàng hóa xảy ra.
Kế hoạch 1: Hãy xác định chi phí theo kế hoạch giữ mức sản xuất ổn định bằng năng lực
sản xuất của xí nghiệp trong suốt thời gian lập kế hoạch
Kế hoạch 2: Xí nghiệp muốn có lượng hàng tồn kho an toàn là 400 sản phẩm trong suốt
kỳ kế hoạch. Hãy xác định chi phí theo kế hoạch sản xuất tùy vào nhu cầu phát sinh của
khách hàng.
Bài 8: Tình hình nhu cầu sản xuất của Xí nghiệp Song Long được cho theo bảng sau:
Tháng

Nhu cầu (sp)

Số ngày sản xuất

1

900

16

2

1100

18


3

950

16

4

1150

20

5

1200

21

6

1500

20

7

1550

23


8

1050

22

9

1050

20

10

850

19

11

1600

24

12

1500

21


Biết rằng:
 Thời gian sản xuất là 2 giờ/sản phẩm
 Tiền lương công nhân sản xuất trong giờ: 5USD/giờ
 Tiền lương công nhân sản xuất ngoài giờ: 7USD/giờ
 Chi phí hợp đồng phụ: 10 USD/ sản phẩm
 Chi phí tồn kho 5USD/sản phẩm/tháng
 Chi phí thiếu hàng 17USD/sản phẩm/tháng
 Chi phí đào tạo: 10 USD/sản phẩm
 Chi phí sa thải 15 USD/sản phẩm.
Hãy hoạch định các kế hoạch tổng hợp có thể và chọn kế hoạch có chi phí thấp nhất.

12


Bài 9: Tại 1 xí nghiệp có nhu cầu và khả năng sản xuất của sản phẩm như sau:
Tháng

Chỉ tiêu

1

2

3

800

1100

900


-Sản xuất trong giờ

700

700

700

-Sản xuất ngoài giờ

100

100

50

-Hợp đồng phụ

300

200

100

Nhu cầu (sản phẩm)
Khả năng (sản phẩm)

Biết rằng:
 Tồn kho đầu kỳ là 100 sản phẩm.

 Chi phí sản xuất trong giờ là 40 USD/sản phẩm
 Chi phí sản xuất ngoài giờ là 50 USD/sản phẩm
 Chi phí thuê hợp đồng phụ là 70 USD/sản phẩm
 Chi phí tồn kho là 2 USD/sản phẩm/tháng
Hãy phân phối khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu để tổng chi phí là thấp nhất.
Bài 10: Một nhà máy xi măng cần lập kế hoạch như sau:
Chỉ tiêu (sản phẩm)
Khả năng sản xuất

Tháng
4

5

6

7

- Trong giờ

600

600

600

600

- Ngoài giờ


100

100

100

100

- Hợp đồng phụ

200

100

150

200

- Tồn kho

200

Nhu cầu cung cấp

700

1100

900


900

Biết rằng:
 Chi phí sản xuất trong giờ là 20 USD/sản phẩm
 Chi phí sản xuất ngoài giờ là 25 USD/sản phẩm
 Chi phí hợp đồng phụ là 30 USD/sản phẩm
 Chi phí tồn kho là 2 USD/sản phẩm/tháng
Hãy lập kế hoạch sản xuất cho mỗi tháng sao cho tổng chi phí các tháng thấp nhất.

13


Bài 11: Một xí nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm X và Y bán trên thị trường. Để thuận lợi cho
việc tổ chức sản xuất của xí nghiệp trong 6 tháng đầu năm, ông giám đốc xí nghiệp quyết
định nghiên cứu thị trường và xác định được khả năng tiêu thụ 2 loại sản phẩm này như sau:
(ĐVT: sản phẩm)
Sản phẩm

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6


X
Y

5500
3600

5100
3800

4800
2800

4800
2800

5000
3100

5000
3500

Qua tính toán, đơn vị ước tính các khoản chi phí phát sinh như sau:
 Định mức sản xuất theo thời gian là 20 phút/sản phẩm X và 30 phút/sản phẩm Y.
 Tiền lương của công nhân tính theo thời gian, mỗi công nhân sản xuất trong giờ là
8.000 đồng/giờ, nếu làm việc thêm giờ thì tiền lương bằng 1,3 lần lương sản xuất trong
giờ. Xí nghiệp có 18 công nhân làm việc mỗi tháng 22 ngày (trong đó khả năng sản
xuất sản phẩm X chiếm 50% năng lực). Họ có đủ khả năng sản xuất thêm giờ để đáp
ứng nhu cầu khách hàng.
 Hiện tại lượng hàng tồn kho của tháng 12 năm trước để lại đối với sản phẩm X là 800
sản phẩm và sản phẩm Y là 500 sản phẩm. Chính sách của xí nghiệp là muốn đáp ứng

đầy đủ nhu cầu và có chủ trương không để cho thiếu hụt hàng hóa xảy ra.
Ông giám đốc vạch ra 2 phương án:
Phương án 1: Xí nghiệp giữ mức sản xuất cố định hàng tháng bằng với năng lực sản xuất
thực tế của xí nghiệp. Biết chi phí bảo quản hàng tồn kho sản phẩm X là 2.500 đồng/sản
phẩm/tháng, sản phẩm Y là 2.000 đồng/sản phẩm/tháng.
Phương án 2: Xí nghiệp muốn sản xuất đáp ứng theo nhu cầu của thị trường, khi nhu cầu
giảm xuống thì không được sa thải công nhân, nhưng được phép có giờ rổi (tạm nghỉ việc),
mỗi giờ rổi việc công nhân được hưởng 60% lương chính thức.
Hãy lập biểu tính toán và xác định phương án thực hiện có lợi.
Bài 12: Nhu cầu về 2 loại sản phẩm A, B trong 6 tháng tới như sau:
Tháng

1

2

3

4

5

6

Tổng

Sản phẩm A
Sản phẩm B

2100

1200

1800
1700

1900
1500

2400
1400

2200
1600

2000
1600

12400
9000

Ta có các thông tin sau:
 Hao phí lao động để sản xuất 1 sản phẩm A mất 45 phút, sản phẩm B mất 65 phút.
 Xí nghiệp có 16 công nhân, làm việc 8 giờ/ca/ngày, sản xuất 24 ngày/tháng, năng lực
sản xuất dành cho sản phẩm A chiếm 45% năng lực của xí nghiệp. Mức lương làm
trong giờ qui định là 7.000 đồng/giờ, làm thêm ngoài giờ là 1,5 lần trong giờ.
 Lượng hàng tồn kho tháng 12 năm trước để lại: A là 500 sản phẩm, B là 300 sản phẩm.
Chi phí tồn trữ sản phẩm A là 700 đồng/sản phẩm/tháng; B là 1.200 đồng/sản
phẩm/tháng. Xí nghiệp có chủ trương đáp ứng đầy đủ nhu cầu, không để thiếu hụt hàng
hoán xẩy ra.


14


Hãy lựa chọn một trong 2 kế hoạch đề xuất sau:
Kế hoạch 1: Sản xuất ở mức ổn định với năng lực qui định.
Kế hoạch 2: Tăng hoặc giảm mức sản xuất theo nhu cầu khách hàng không quá năng lực
qui định, không được sa thải công nhân nhưng công nhân tạm nghỉ và được hưởng 15%
lương.
Bài 13: Phân xưởng của công ty C sản xuất sản phẩm X để vận chuyển đến các công ty kinh
doanh. Ông A, nhà hoạch định sản xuất ở phân xưởng nói trên, lên kế hoạch tổng hợp cho
năm tới dựa vào số liệu dự báo của văn phòng công ty. Phân xưởng hiện đang sản xuất 3
dạng của sản phẩm X (là X1 , X2 và X3) có một số khác biệt về đặc tính nhưng mỗi sản
phẩm có lượng hao phí giống nhau về giờ lao động để sản xuất. Số liệu sản phẩm X được dự
báo như sau:
Sản phẩm

Số liệu dự báo (sản phẩm)
Quí 1

Quí 2

Quí 3

Quí 4

X1

10300

11400


13900

9300

X2

6100

5400

7800

6700

X3

3000

1400

4200

5700

Năng lực máy móc hiện có dồi dào để sản xuất theo yêu cầu dự báo và mỗi sản phẩm cần 5
giờ lao động. Hãy tính:
1. Nhu cầu tổng hợp của sản phẩm X cho mỗi quí.
2. Số giờ lao động tổng hợp cho mỗi qúi.
3. Nếu mỗi công nhân làm việc 520 giờ/quí thì cần phải có bao nhiêu công nhân cho mỗi

qúi.
4. Nếu chi phí cho việc thuê thêm mỗi công nhân là 0,2 triệu đồng (chi phí đào tạo, huấn
luyện, tập việc lúc ban đầu), chi phí cho thôi việc là 0,25 triệu đồng/công nhân và chi
phí tồn trữ là 1,5 triệu đồng/1.000 sản phẩm/quí (công ty làm việc 65 ngày/quí). Hãy
tính kế hoạch tổng hợp cho năm tới theo phương án như sau:
a) Nhu cầu (giả sử năng lực ban đầu thích ứng với quí 1).
b) Mức năng lực trung bình.

15


Chương 4: HOẠCH ĐỊNH LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT
Bài 1: Một xí nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm X, Y để tồn kho và phân phối dần. Theo số
liệu của phòng kinh doanh, người ta xác định được các đơn đặt hàng của khách hàng trong 6
tuần tới như bảng sau. (ĐVT: sản phẩm)
Sản
phẩm

Tuần

Đơn đặt hàng của khách
hàng

1

2

3

4


5

6

-

50

-

60

-

-

Cty thương mại R

100

-

60

-

-

40


Đại lý phân phối 1

-

-

100

50

-

30

100

50

-

50

-

50

Tổng

200


100

160

160

-

120

Cty thương mại H

-

-

50

20

-

100

Đại lý phân phối 2

-

-


30

80

80

-

40

-

20

70

60

100

-

-

20

-

100


40

40

-

120

170

240

240

Cty kinh doanh tổng hợp
X

Cửa hàng tổng hợp B

Y

Cty kinh doanh tổng hợp
Cửa hàng tổng hợp B
Tổng

Hiện tại đơn vị còn tồn kho của tuần trước để lại là 40 sản phẩm X và 60 sản phẩm Y,
lượng tồn kho an toàn của X là 20 sản phẩm, của Y là 10 sản phẩm. Kích thước lô sản phẩm
X là 420 sản phẩm, Y là 200 sản phẩm.
1. Xác định lịch trình sản xuất chính cho 2 loại sản phẩm trên?

2*. Biết rằng hao phí thời gian để chế tạo được 1 sản phẩm hoàn chỉnh X mất 10 phút; Y mất
20 phút. Năng lực sản xuất tối đa của sản xuất là 70 giờ/tuần. Xác định năng lực sản xuất của xí
nghiệp có phù hợp với lịch trình sản xuất chính ở câu a không? Công suất thực tế trong kỳ (6 tuần
lễ) đạt được bao nhiêu %?

Bài 2: Một xí nghiệp xác định nhu cầu cung cấp sản phẩm cho 5 tuần tới như sau:
Tuần

1

2

3

4

5

Sản phẩm A

300

400

400

-

100


Sản phẩm B

200

-

250

400

300

Xí nghiệp có các thông tin sau trong quá trình sản xuất bao gồm:
Sản phẩm

A

B

Tồn kho đầu kỳ (sản phẩm)
Tồn kho an toàn (sản phẩm)
Kích thước lô sản xuất (sản phẩm)

100
20
350

70
15
200


Hãy xác định lịch trình sản xuất chính của sản phẩm A và B.

16


Bài 3: Có 4 công việc được thực hiện trên 1 máy cho ở bảng sau:
Công việc

Thời gian sản xuất (ngày)

Thời điểm giao hàng

W1

3

Ngày thứ 2

W2

7

Ngày thứ 10

W3

1

Ngày thứ 5


W4

10

Ngày thứ 14

Tổng

21

Hãy xác định cách điều độ sản xuất theo 4 nguyên tắc FCFS, EDD, SPT và LPT và cho
lời khuyên?
Bài 4: Một tổ xây dựng nhận được 6 hợp đồng xây nhà sau đây:
Nhà

Thứ tự đặt hàng

Thời gian xây (ngày)

Thời hạn (ngày thứ)

A

1

6

22


B

2

12

14

C

3

14

30

D

4

2

18

E

5

10


25

F

6

4

34

Biết rằng: đặc điểm của công nhân trong tổ xây dựng này không thể chia thành các nhóm nhỏ
để đảm nhận thực hiện hợp đồng xây dựng nhà riêng.
Hãy lựa chọn phương án sắp xếp việc thực hiện các hợp đồng tốt nhất.
Bài 5: Có 4 công việc sau đây được làm trên 1 máy:
Công việc

Thời gian thực hiện (ngày)

Thời điểm giao hàng (ngày thứ)

A

6

22

B

12


14

C

14

30

D

2

18

1. Cách điều độ nào có dòng thời gian trung bình nhỏ nhất?
2. Cách điều độ nào có thời gian chậm trễ trung bình nhỏ nhất?
3. Cách điều độ nào có số công việc chậm trễ ít nhất?

17


Bài 6: Hãy dùng nguyên tắc Johnson để xác định thứ tự gia công tối ưu cho các công việc
làm trên 2 máy sau đây, thời gian gia công được tính bằng giờ.
Công việc

Máy 1

Máy 2

A


6

12

B

3

7

C

18

9

D

15

14

E

16

8

F


10

15

Bài 7: Các công việc tuần tự được làm trên 3 máy cho trong bảng sau: thời gian gia công
được tính bằng giờ. Hãy lập lịch trình gia công sao cho tổng thời gian gia công là nhỏ nhất?
Công việc

Máy 1

Máy 2

Máy 3

A

22

8

10

B

18

6

9


C

16

3

8

D

20

7

17

E

15

8

12

Bài 8: Mỗi ngày bệnh viện Chợ Rẫy cần giặt 7 loại khăn khác nhau, bệnh viện chỉ có 1 máy
giặt và 1 máy sấy. Thời gian giặt và sấy trên 2 máy được cho theo bảng sau:
Loại khăn

Thời gian giặt


Thời gian sấy

A

40

50

B

60

30

C

100

80

D

20

10

E

110


90

F

50

40

G

120

100

Vậy bạn hãy tính giúp bệnh viện:
1. Xếp thứ tự sao cho các công việc được xong sớm nhất
2. Nếu hàng ngày bắt đầu giặt từ 8h sáng thì khi nào mới xong?
3. Dòng thời gian trung bình để giặt cho mỗi loại khăn là bao nhiêu?

18


Bài 9*: Có các công việc trên 2 công đoạn sản xuất 1 và 2 cho ở bảng dưới đây
1. Sử dụng nguyên tắc Johnson để sắp xếp trình tự thực hiện. Hãy vẽ đồ thị minh hoạ và
tính tổng thời gian thực hiện các công việc.
Công việc

Thời gian thực hiện (giờ)
Công đoạn 1


Công đoạn 2

A

2

5

B

4

7

C

2

3

D

5

4

E

6


2

2. Sử dụng số liệu câu 1 để xác định ảnh hưởng lên thời gian gián đoạn của công đoạn 2
và tổng thời gian thực hiện khi phân chia các công việc C, D, E và B trên công đoạn 1. Biết
rằng mỗi công việc có thể chia làm 2 phần bằng nhau.
Bài 10: Phân xưởng cơ khí có 4 thợ giỏi đều có thể đứng được cả 4 loại máy phay là phay
giường (G), phay đứng (Đ), phay ngang (N), phay răng (R) nhưng do mức lương và trình độ
thành thạo của các anh khác nhau nên chi phí đứng máy được phân bố như sau:
Công nhân

Chi phí máy phay (1000đồng/giờ)
Giường

Đứng

Ngang

Răng

An

25

30

15

20


Bình

25

10

5

15

Công

30

10

25

10

Dân

20

15

10

5


Vậy nên phân công anh nào đứng máy nào cho kinh tế nhất?
Bài 11: Công ty Long Sơn dự định phân công 3 kỹ sư (Giang, Sơn và Vinh) về 3 cơ sở nuôi
tôm của công ty ở Cần Giờ, Minh Hải, Ninh Thuận. Chi phí phân công được cho như sau:
Cần Giờ

Ninh Thuận

Minh Hải

Giang

800.000 đồng

1.100.000 đồng

1.200.000 đồng

Sơn

500.000 đồng

1.600.000 đồng

1.300.000 đồng

Vinh

500.000 đồng

1.000.000 đồng


2.300.000 đồng

Công ty vừa mới khai trương một nhà máy chế biến hải sản ở Thủ Đức nhưng chưa tuyển
được kỹ sư để đảm nhận nhiệm vụ tại cơ sở mới này nên công ty muốn điều động một trong 3
kỹ sư trên về Thủ Đức. Nếu điều động Giang lên Thủ Đức thì phải mất 1.000.000 đồng, đối
với Sơn thì mất 800.000 đồng, đối với Vinh phải mất 1.500.000 đồng.
Vậy nên phân công các kỹ sư trên như thế nào để tổng chi phí được rẻ nhất ?

19


Bài 12*: Một công ty quảng cáo nhận được đơn hàng thiết kế 5 chương trình quảng cáo.
Trong công ty có 6 nhân viên thiết kế có thể đảm nhận công việc trên. Mỗi nhân viên được
đánh giá thời gian thiết kế (ngày) cho từng chương trình như bảng sau:
Chương trình quảng cáo

Nhân viên
thiết kế

1

2

3

4

5


Tuấn

23

10

24

30

40

Hùng

25

32

32

25

60

Dũng

22

34


19

30

50

Mạnh

25

36

40

32

40

Hải

22

42

20

30

40


Phúc

20

40

28

26

20

Thực hiện thiết kế mỗi chương trình quảng cáo chỉ cần 1 nhân viên, nghĩa là sẽ có 1 nhân
viên không nhận được công việc. Công ty trả công cho mỗi nhân viên là 1 triệu đồng/ngày
khi thực hiện đơn hàng. Yêu cầu:
1. Hãy phân công công việc cho các nhân viên sao cho tổng chi phí thiết kế chương trình
quảng cáo là nhỏ nhất.
2. Chi phí tối thiểu mà công ty bỏ ra để thực hiện đơn hàng trên?
3. Nhân viên Dũng sẽ thiết kế chương trình nào?
4. Nhân viên Hải sẽ thiết kế chương trình nào?
5. Nhân viên nào không nhận được chương trình thiết kế quảng cáo?
6. Giả thiết rằng không phải nhân viên thiết kế nào cũng đồng ý với mức tiền công mà
công ty trả vì các nhân viên có trình độ khác nhau. Một thoả thuận về tiền công/ngày
mới được đưa ra như sau:
Nhân viên thiết kế

Tiền công (trđ/ngày)

Tuấn


1

Hùng

2

Dũng

3

Mạnh

2

Hải

1,2

Phúc

0,8

Với điều kiện trả công mới trên thì kế hoạch phân công công việc có bị thay đổi không?
Tổng chi phí tối thiểu trong trường hợp này là bao nhiêu và nhân viên thiết kế nào trong tình
huống này không nhận được công việc?

20


Chương 5: QUẢN TRỊ TỒN KHO

Bài 1: Một nhà máy đóng xà lan phải dùng tôn 5mm với mức sử dụng 4800 tấm mỗi năm,
mỗi năm làm việc 300 ngày. Chi phí tồn trữ hàng năm là 20.000 đồng/tấm, chi phí đặt hàng
100.000 đồng/lần, thời gian vận chuyển 5 ngày kể từ ngày nhận đơn hàng cho tới khi giao
hàng. Vậy sản lượng đơn hàng tối ưu là bao nhiêu và điểm đặt hàng lại là bao nhiêu?
Bài 2: Công ty TH chuyên mua bán máy tính tay cá nhân. Mỗi lần đặt hàng công ty tốn chi phí là
4.500.000 đồng/đơn hàng. Chi phí tồn trữ hàng năm là 1.700.000 đồng/sản phẩm/năm. Các nhà
quản trị hàng tồn kho của công ty ước lượng nhu cầu hàng năm là 1.200 sản phẩm. Xác định
lượng đặt hàng tối ưu để đạt tổng chi phí tồn trữ là tối thiểu?
Bài 3: Một công ty chuyên bán 1 loại sản phẩm A có nhu cầu hàng năm là 6.000 đơn vị, chi
phí mua sản phẩm A là 1.000 đồng/đơn vị. Chi phí thực hiện tồn kho bằng 10% so với giá
mua. Chi phí đặt hàng là 25.000 đồng/đơn hàng. Hàng được cung cấp làm nhiều chuyến và
cần 8 ngày để nhận hàng kể từ ngày đặt hàng. Nhu cầu bán ra mỗi tuần là 96 sản phẩm. Biết
rằng mỗi tuần làm việc 6 ngày và 1 năm làm việc 300 ngày. Yêu cầu:
1. Lượng đặt hàng kinh tế là bao nhiêu?
2. Điểm đặt hàng lại?
3. Tổng chi phí về tồn kho hàng năm là bao nhiêu?
4.
5.

Số lần đặt hàng tối ưu trong năm?
Số ngày cách quảng giữa 2 lần đặt hàng

Bài 4: Nhà máy Vikodo sản xuất phụ tùng với tốc độ 300 chiếc/ngày. Loại phụ tùng này
được sử dụng 12.500 chiếc/năm, trong năm làm việc 250 ngày. Chi phí tồn trữ 20.000
đồng/đơn vị//năm. Nhà máy Vikodo muốn biết:
1. Sản lượng sản xuất kinh tế là bao nhiêu? Nếu S=300.000 đồng/đơn hàng
2. Mỗi năm sản xuất bao nhiêu?
3. Mức độ tồn kho tối đa sẽ là bao nhiêu?
Bài 5: Một công ty chuyên sản xuất chuồng gà công nghiệp cho các nhà chăn nuôi gà trên toàn
quốc. Nhu cầu hàng năm của loại chuồng gà đẻ là 100.000 chuồng. Tuy cũng sản xuất các chi tiết

giống nhau nhưng khi chuyển đổi loạt sản xuất từ kiểu chuồng gà thịt sang kiểu chuồng gà đẻ
hoặc ngược lại thì tốn khoản chi phí là 100.000 đồng. Chi phí sản xuất (giá thành sản phẩm) mỗi
chuồng gà là 40.000 đồng, chi phí tồn trữ là 25% chi phí sản xuất cho mỗi chuồng/năm. Nếu mức
cung cấp của công ty hiện tại là 1.000 chuồng/ngày thì kích thước lô sản xuất tối ưu là bao nhiêu,
biết số ngày làm việc trong năm của công ty là 250 ngày.
Bài 6: Nhà quản trị điều hành của một siêu thị điện máy đang xây đựng phương án đặt hàng
dự trữ cho mặt hàng catset của Nhật. Theo thông tin của siêu thị, mỗi năm siêu thị có nhu cầu
4.000 chiêc. Chi phí mua hàng một chiếc bình quân 90$. Chi phí nắm giữ một đơn vị dự trữ
trong 1 năm chiếm 10% giá mua. Chi phí cho việc đặt một đơn hàng là 25$. Thời gian kể từ

21


khi gửi đơn hàng đến khi nhận được hàng tại siêu thị là 8 ngày. Giả sử mỗi năm có 40 tuần
làm việc và mỗi tuần có 5 ngày làm việc. Yêu cầu:
1. Xác định lượng catset tối ưu đặt cho 1 đơn hàng kinh tế?
2. Số đơn hàng kinh tế tối ưu trong năm mà cửa hàng phải đặt?
3. Điểm đặt hàng lại?
4. Độ dài của một đơn hàng (tính theo ngày làm việc)?
5. Tổng chi phí hàng năm cho việc quản trị dự trữ?
6. Tổng chi phí hàng năm cho việc quản trị dự trữ và mua hàng?
Bài 7: Công ty QMS có đặt giấy viết thư cho nhà in LIKSIN. Nhu cầu của công ty là 10.000
hộp/năm. Chi phí tồn trữ là 30.000 đồng/hộp/năm. Chi phí mỗi lần đặt hàng là 280.000 đồng.
Nhà in Liksin báo giá như sau:
Số lượng đặt hàng

Tỷ lệ khấu trừ

200 – 999


0%

1000 – 2999

2%

3000 – 5999

4%

>=6000

7%

Hãy xác định số lượng mỗi lần đặt hàng để có tổng chi phí tồn kho thấp nhất và hãy tính
tổng chi phí tồn kho hàng năm, biết rằng giá in mỗi hộp là 160.000 đồng.
Bài 8: Nhu cầu hàng năm loại vật tư K là 4800 đơn vị. Chi phí đặt hàng 100.000 đồng/lần.
Chi phí tồn kho hàng năm bằng 20% giá mua. Đơn vị cung ứng đưa ra chính sách giá như
sau:
Số lượng (đơn vị)

Đơn giá (đồng/đơn vị)

Dưới 1000

5000

Từ 1000 đến dưới 2000

4900


Từ 2000 trở lên

4800

Hiện tại doanh nghiệp đang đặt hàng với số lượng 2400 đơn vị/lần. Theo anh (chị) nên đặt
hàng lại với số lượng bao nhiêu? Số tiền tiết kiệm?
Bài 9: Công ty TH mua máy ghi hình với giá 350 USD/máy, chi phí tồn trữ 35
USD/máy/năm. Chi phí đặt hàng là 120 USD cho một lần đặt hàng. Số bán ra hàng tháng là
400 máy. Công ty cung ứng SHARP có chính sách giá như sau:
Số lượng

Giá bán

1 - 99

350 USD

100 - 199

325 USD

200 trở lên

300 USD

22


1. Hãy xác định số lượng đặt hàng tối ưu và tổng chi phí của hàng tồn kho.

2. Nếu chi phí tồn trữ = 10% giá mua thì sản lượng đặt hàng tối ưu là bao nhiêu và tổng
chi phí tồn kho là bao nhiêu.
Bài 10: Công ty C tồn kho hàng ngàn vale ống nước bán cho những thợ ống nước, nhà thầu
và các nhà bán lẻ.
1. Tổng giám đốc xí nghiệp, lưu tâm đến việc có bao nhiêu tiền có thể tiết kiệm được
hàng năm nếu mô hình EOQ được dùng thay vì sử dụng chính sách như hiện nay của
xí nghiệp. Ông ta bảo nhân viên phân tích tồn kho, lập bảng phân tích của loại vật liệu
này để thấy việc tiết kiệm (nếu có) do việc áp dụng mô hình EOQ. Nhân viên phân
tích lập các ước lượng sau đây từ những thông tin kế toán: Nhu cầu D = 10.000
vale/năm; Q = 400 vale/đơn hàng (lượng đặt hàng hiện nay); chi phí tồn trữ H = 0,4
triệu đồng/vale/năm và chi phí đặt hàng S = 5,5 triệu đồng/đơn hàng; thời gian làm
việc trong năm là 250 ngày; và thời gian chờ hàng về mất 3 ngày (kể từ khi đặt hàng
đến khi nhận được hàng). Xác định:
a) Tổng chi phí hàng tồn kho hiện tại là bao nhiêu?
b) Tổng chi phí hàng tồn kho thấp nhất tại mức sản lượng nào? Ước tính khoản
tiết kiệm hàng năm?
c) Thời gian cách khoảng giữa 2 lần đặt hàng và điểm đặt lại hàng?
2. Công ty C có bộ phận sản xuất bên cạnh có thể sản xuất vale này tại chỗ theo lô sản xuất,
họ muốn nhập kho một cách từ từ vào nhà kho chính để dùng. Số liệu được về mức sản
xuất của công ty là p = 120 vale/ngày, nhu cầu tiêu thụ hàng ngày là d = 40 vale/ngày.
Ông giám đốc quan tâm đến việc này có ảnh hưởng thế nào đến lượng đặt hàng và chi phí
hàng tồn kho hàng năm, ông yêu cầu nhân viên phân tích tồn kho để thấy khoản tiết kiệm
khi dùng mô hình này như thế nào?
3. Nhà cung cấp loại vale (sản phẩm) đề nghị công ty C mua số lượng nhiều hơn so với hiện
nay sẽ được giảm giá như sau:
Mức khấu trừ

Đơn giá (triệu đồng)

1 – 399


2,2

400 – 699

2,0

Trên 700

1,8

Ông giám đốc yêu cầu nhân viên phân tích tồn kho, nghiên cứu giá mới dưới 2 giả thiết: đơn hàng
được nhận ngay cùng một lúc (EOQ) và đơn hàng được nhận từ từ (POQ). Giả sử chi phí tồn trữ
được ước tính là 20% giá mua. Hãy giúp nhân viên phân tích lựa chọn phương án tối ưu.

Bài 11: Một nhà máy cơ khí có nhu cầu về một loại phụ tùng thay thế được đặt hàng một lần
trong năm, điểm đặt hàng lại 120 đơn vị, chi phí tồn kho hàng năm cho đơn vị hàng là 45.000
đồng/đơn vị. Chi phí thiệt hại do thiếu hàng gây ra là 65.000 đồng/đơn vị/năm. Xác suất nhu
cầu trong suốt thời gian đặt hàng được cho theo bảng sau:

23


Nhu cầu trong
thời kỳ đặt hàng lại

Xác suất

40


0.1

60

0.2

120

0.3

160

0.2

220

0.2

Hãy tính mức dự trữ an toàn hợp lý?
Bài 12: Hiệu bánh Kinh Đô cần cung cấp bánh cho quán kem Đôrêmi, hàng ngày có khả
năng tiêu thụ như sau:
Số lô bánh bán được

24

25

26

27


28

29

30

Xác suất

0,05

0,10

0,20

0,25

0,25

0,10

0,05

Giá mua mỗi lô bánh là 11.000 đồng và bán ra là 20.000 đồng/lô. Vậy hàng ngày quán
kem phải đặt mấy lô bánh? Biết ràng số lô bánh này để đến ngày hôm sau thì không bán được
vì bị hỏng.
Bài 13: Anh A có một ki-ốt bán báo, trong thời gian qua số lượng các loại nhật báo của ki-ốt anh
luôn bị thừa (bán không hết) nên ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Anh xác định lượng nhật báo
của ki-ốt mình bán ra hàng ngày ở mức thấp nhất là 1.000 tờ và bán được nhiều nhất là 1.600 tờ.
Giá báo mua vào là 1.000 đồng/tờ và bán ra với gián 1.500 đồng/tờ, nếu bán không được tờ nhật

báo đó thì sẽ bị thiệt hại 300 đồng/tờ (bán giấy vụn). Hãy xác định mức đặt hàng là bao nhiêu tờ
để bán hết và đạt lợi nhuận cao nhất?
Bài 14: Một người bán lẻ loại hàng tươi sống dễ bị hư hỏng (nếu để quá 1 ngày thì không thể tiêu
thụ được) hàng hoá này mua vào với giá 30.000 đồng/kg và đang bán ra với giá 60.000 đồng/kg,
nếu không tiêu thụ được trong ngày thì sẽ thiệt hại (dù đã tận dụng) là 10.000 đồng/kg. Xác suất
về nhu cầu hàng ngày như sau:

Nhu cầu (kg/ngày)

14

15

16

17

18

19

20

Xác suất

0,03

0,07

0,20


0,30

0,20

0,15

0,05

Hãy xác định mức dự trữ bao nhiêu là hiệu quả?

24


Chương 6: HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ
Bài 1: Biểu đồ linh kiện của sản phẩm A được cho dưới đây:

A (1)
B (2)

C (1)
E (3)

D (4)
F (6)

F (2)

B (2)


G (3)

Biết rằng thời gian sản xuất (hoặc cung cấp) và tồn kho sẵn có của các linh kiện như sau:
Sản phẩm

A

B

C

D

E

F

G

Tồn kho

0

10

20

15

10


25

45

Thời gian (ngày)

1

3

2

1

2

3

4

1. Hãy tính toán nhu cầu ròng cho tất cả các linh kiện để sản xuất 80 sản phẩm A.
2. Lập kế hoạch cung ứng vật tư (MRP) cho 80 sản phẩm A.
Bài 2: Một phân xưởng mộc có ký hợp đồng làm 500 ghế kiểu H với cấu trúc sản phẩm là:
sản xuất 1 H cần 1 linh kiện F và 1 G; 1 F cần 1 linh kiện A, 2 C và 3 E; 1G cần 2 D và 1 B.
Ghế phải được giao vào tuần thứ 8 sau ngày ký hợp đồng. Số lượng các linh kiện có sẵn và
thời gian đặt trước cho theo bảng sau:
Linh kiện

Số lượng sẵn có


Thời gian (tuần)

H
G
F
A
C
B

50
110
2
0
10
100

1
2
2
4
2
4

D
E

2
50


2
1

Yêu cầu:
1. Vẽ sơ đồ của sản phẩm
2. Viết danh sách vật tư theo cấp bậc
3. Lập bảng hoạch định nhu cầu vật tư cho các hạng mục linh kiện (MRP).

25


×