1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
NGUYỄN VĂN HÀ
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG
CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ TIÊN PHƯƠNG,
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
NGUYỄN VĂN HÀ
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG
CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ TIÊN PHƯƠNG,
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60 72 01 63
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VI THỊ THANH THỦY
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Thầy/ Cô
giáo Khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Vi Thị Thanh Thủy - người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phòng y tế, Trung tâm y tế
huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thu thập
số liệu điều tra học, tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn
này./.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Văn Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
CHỮ VIẾT TẮT
BM
Bà mẹ
BV
Bệnh viện
CS
Cộng sự
DD
Dinh dƣỡng
DT
Dân tộc
H/A
Chiều cao theo tuổi (Height for Age)
KTXH
Kinh tế xã hội
NCHS
Trung tâm quốc gia về thống kê sức khỏe của Hoa Kỳ
(National Center for Health Statistics)
NKHHC
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
NVYTTB/CTV Nhân viên y tế thôn bản/ Cộng tác viên
OR
Tỉ suất chênh (Odd - Ratio)
PTCS
Phổ thông cơ sở
PTTH
Phổ thông trung học
PTTT
Phƣơng tiện truyền thông
SD
Độ lệch chuẩn
SDD
Suy dinh dƣỡng
TĐVH
Trình độ văn hóa
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TTDD
Tình trạng dinh dƣỡng
TYT
Trạm Y tế
UNICEF
Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc (United Nation Children's Fund)
W/ H
Cân nặng theo chiều cao (Weight for Height)
W/A
Cân nặng theo tuổi (Weight for Age)
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
MỤC LỤC
Lời cam đoan
..........................................................................................................................................................................................
i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................................................................................................iv
Danh mục bảng ...............................................................................................................................................................................vi
Danh mục biểu đồ
.....................................................................................................................................................................
vii
ĐẶT VẤT ĐỀ ........................................................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................................................................. 3
1.1. Thực trạng suy dinh dƣỡng trẻ em hiện nay ........................................................................ 3
1.1.1 Một số khái niệm ............................................................................................................................... 3
1.1.2. Thực trạng suy dinh dƣỡng trẻ em hiện nay .............................................................. 8
1.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi ..................... 16
1.2.1. Trẻ bị SDD là do sai lầm về phƣơng pháp nuôi dƣỡng ...................... 17
1.2.2. Nhiễm khuẩn ở trẻ dẫn đến SDD ........................................................ 17
1.2.3. Thực hiện chƣơng trình phòng chống SDD trẻ em hiện nay ............. 18
1.2.4. Một số nguyên nhân khác ................................................................... 19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 20
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................................................... 20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 20
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................................. 21
2.3.1. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu .................................................. 21
2.3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ...................................................................... 21
2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu ......................................................................... 23
2.3.4. Phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi ..... 24
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................... 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................ 27
2.6. Biện pháp khống chế sai số ...................................................................... 27
2.6.1. Sai số ngẫu nhiên .......................................................................... 27
2.6.2. Sai số hệ thống .............................................................................. 27
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 27
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................ 29
3.1. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ em < 5 tuổi ở xã Tiên Phƣơng ............................. 29
3.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi ở xã
Tiên Phƣơng.............................................................................................................................................. 31
Chƣơng 4: BÀN LUẬN............................................................................................................................... 41
4.1. Thực trạng suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi tại xã Tiên
Phƣơng huyện Chƣơng Mỹ thành phố Hà Nội năm 2014 ................................... 41
4.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi ..................... 46
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................... 53
1. Thực trạng suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi tại huyện Chƣơng
Mỹ thành phố Hà Nội năm 2014 .............................................................................................. 53
2. Một số yếu tố liên quan đến dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 2 tuổi
....................... 53
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................
PHỤ LỤC .......................................................................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến 2020 ở các nƣớc đang phát triển ............... 10
Bảng 1.2. Tỷ lệ SDD của trẻ em dƣới 5 tuổi của Việt Nam phân bố theo
vùng sinh thái - năm 2013 ............................................................................................................. 12
Bảng 2.1. Phân bố cỡ mẫu cho các xã, phƣờng nghiên cứu ........................................... 22
Bảng 2.2. Phân loại suy dinh dƣỡng theo Z-Score ................................................................ 25
Bảng 2.3. Phân loại mức độ thiếu dinh dƣỡng ở cộng đồng trẻ em dƣới 5 tuổi ......... 25
Bảng 3.1. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi .............................................................. 29
Bảng 3.2. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ theo giới ................................................................... 29
Bảng 3.3. Phân bố các thể suy dinh dƣỡng theo mức độ .................................................. 31
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa thực hành dinh dƣỡng của ngƣời mẹ khi
mang theo với SDD trẻ em............................................................................................................ 31
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa cân nặng của bà mẹ tăng khi mang thai,
giữa cân nặng của trẻ đẻ ra với SDD trẻ em ................................................................... 32
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa các yếu tố thực hành dinh dƣỡng và chăm
sóc trẻ của bà mẹ với SDD trẻ em........................................................................................... 33
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa việc sử dụng thƣờng xuyên một số thực
phẩm trong tuần qua với SDD của trẻ.................................................................................. 34
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa nuôi con bằng sữa mẹ với SDD của con ............... 35
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa các yếu tố ngƣời mẹ với SDD của con................... 36
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa một số yếu tố kinh tế, văn hóa của hộ gia
đình ngƣời mẹ với SDD của con .............................................................................................. 37
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các yếu tố vƣờn ao chuồng của hộ gia
đình với SDD của con ....................................................................................................................... 38
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc chƣơng trình chăm sóc
sức khỏe trẻ em và ngƣời chăm sóc trẻ với SDD của con ................................... 39
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các yếu tố bản thân của trẻ với SDD .................... 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ (%) suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi ở Việt Nam
..................
11
Sơ đồ 1.1. Mô hình nguyên nhân SDD và tử vong - Uniceff ................................................... 16
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Chƣơng Mỹ, TP. Hà Nội
............................................
20
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ SDD theo nhóm tuổi ................................................................................................................ 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế thế giới ƣớc tính có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh
dƣỡng trên toàn cầu, trong đó 150 triệu trẻ em ở Châu Á, chiếm 44% tổng số
trẻ em dƣới 5 tuổi [62]. Giai đoạn từ 1 đến 5 tuổi trẻ em có nguy cơ bị thiếu
hụt dinh dƣỡng cao. Suy dinh dƣỡng ở lứa tuổi này ảnh hƣởng rất lớn đến sự
phát triển thể chất và tinh thần của trẻ về sau. Mặc dù, suy dinh dƣỡng ít khi
là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong, nhƣng suy dinh dƣỡng đƣợc cho là yếu
tố liên quan đến tử vong của khoảng 54% trẻ em (10,8 triệu) ở các nƣớc đang
phát triển [63]. Quỹ nhi đồng của Liên hiệp quốc cũng thông báo: trên thế
giới hiện có khoảng 146 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị thiếu cân, phần lớn tập
trung ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh [64], [65].
Tính đến năm 2012, tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở Việt Nam là 16,2%. Tuy
nhiên phân bố suy dinh dƣỡng trẻ em không đều ở các vùng sinh thái khác
nhau, cao nhất ở Tây Nguyên (25,3%), Trung du và miền núi phía Bắc
(20,9%), thấp nhất là Đông Nam Bộ (11,3%), Đồng bằng Sông Hồng (11,8%)
[6]. Suy dinh dƣỡng là hậu quả trực tiếp của thiếu ăn và bệnh tật, hậu quả
gián tiếp của tình trạng mất an ninh lƣơng thực, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
yếu kém, trình độ học vấn thấp…[5].
Xã Tiên Phƣơng huyện Chƣơng Mỹ nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng
20km về phía Tây, là vùng phân lũ của Thành phố Hà Nội, địa lý phân chia
thành 2 vùng rõ rệt (vùng đồi gò và vùng chiêm trũng) từ đó mô hình bệnh tật
điều kiện sinh hoạt phong tục tập quán có sự khác nhau, ngƣời dân sống chủ
yếu bằng nghề nông. Đây là xã đông dân với dân số 15.876 ngƣời (thống kê
năm 2014). Trong những năm qua đời sống văn hóa xã hội của xã có những
bƣớc thay đổi, song bên cạnh đó xã Tiên Phƣơng còn gặp rất nhiều khó khăn,
đƣờng giao thông liên thôn còn chƣa đảm bảo, thu nhập bình quân đầu ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
thấp. Chính vì thế mà công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân còn khó
khăn, ảnh hƣởng nhiều đến chăm sóc dinh dƣỡng cho trẻ em dƣới 5 tuổi.
Câu hỏi đặt ra là thực trạng suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi tại
xã Tiên, Phƣơng huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nay ra sao? Và
yếu tố nào liên quan đến tình hình suy dinh dƣỡng cho trẻ em dƣới 5 tuổi tại
xã Tiên Phƣơng huyện Chƣơng Mỹ thành phố Hà Nội hiện nay?
Chính vì thế chúng tôi tiến hành đề tài: Thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Tiên Phương
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu nhƣ sau:
1. Xác định tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi tại xã Tiên
Phƣơng huyện Chƣơng Mỹ thành phố Hà Nội năm 2014.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5
tuổi tại xã Tiên Phƣơng huyện Chƣơng Mỹ thành phố Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng suy dinh dƣỡng trẻ em hiện nay
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Dinh dưỡng: Là tình trạng cơ thể đƣợc cung cấp đầy đủ, cân đối các
thành phần dinh dƣỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trƣởng của
cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động
xã hội [61].
1.1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng:
Tình trạng dinh dƣỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc
và hoá sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dƣỡng là kết quả (sản phẩm) tác động của một hay
nhiều yếu tố nhƣ: Tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập thấp,
điều kiện vệ sinh môi trƣờng, công tác chăm sóc trẻ em, gánh nặng công việc
lao động của bà mẹ...
Tình trạng dinh dƣỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào
và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể có tình trạng dinh dƣỡng không tốt (thiếu
hoặc thừa dinh dƣỡng) là thể hiện có vấn đề sức khoẻ hoặc dinh dƣỡng hoặc
cả hai [4], [5].
1.1.1.3. Suy dinh dưỡng:
Suy dinh dƣỡng (SDD) là tình trạng cơ thể ngừng phát triển do thiếu
dinh dƣỡng, gây giảm năng lƣợng. Tất cả các chất dinh dƣỡng đều có thể
thiếu nhƣng phổ biến nhất là thiếu protein và năng lƣợng. Suy dinh dƣỡng
biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhƣng đều ảnh hƣởng đến sự phát triển
thể chất và tinh thần của trẻ em. SDD bắt đầu từ biểu hiện chậm lớn cho đến
các thể nặng là Marasmus và Kwashiorkor.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
- Marasmus là thể thiếu dinh dƣỡng nặng hay gặp nhất. Đó là hậu quả
của một chế độ ăn thiếu cả nhiệt lƣợng lẫn protein.
- Kwashiorkor ít gặp hơn Marasmus thƣờng là do chế độ ăn quá nghèo
về protein mà gluxit tạm đủ.
- Ngoài ra còn có thể phối hợp giữa Marasmus - Kwashiorkor [61].
*Định nghĩa thiếu dinh dưỡng Protein - năng lượng: Thiếu dinh dƣỡng
protein - năng lƣợng là loại thiếu dinh dƣỡng quan trọng nhất ở trẻ
em. Thƣờng biểu hiện bằng tình trạng chậm lớn hay đi kèm các bệnh
nhiễm khuẩn.
Thiếu dinh dƣỡng protein - năng lƣợng ở trẻ em thƣờng xảy ra do:
- Chế độ ăn thiếu về chất lƣợng và số lƣợng.
- Tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là các bệnh đƣờng ruột, sởi và viêm
đƣờng hô hấp cấp [37], [65].
1.1.1.4. Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dƣỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và
hoá sinh phản ảnh mức đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của cơ thể. Để đánh giá
tình trạng dinh dƣỡng, thời kỳ đầu ngƣời ta chỉ dựa vào các nhận xét đơn giản
nhƣ gầy, béo, tiếp đó là dựa vào một số chỉ tiêu nhân trắc nhƣ cân nặng, chiều
cao, vòng cánh tay... Ngày nay, ngƣời ta thấy tình trạng dinh dƣỡng còn là kết
quả tác động qua lại phức tạp giữa các yếu tố với nhau nhƣ yếu tố môi trƣờng,
kinh tế, văn hoá... cho nên tính chất phổ biến và nghiêm trọng của tình trạng
SDD có thể coi nhƣ một số chỉ số hữu ích để đánh giá trình độ phát triển kinh
tế - xã hội. Trong đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em hiện nay ngƣời ta
thƣờng kết hợp sử dụng các phƣơng pháp:
- Nhân trắc học;
- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống;
- Khám lâm sàng;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
- Các xét nghiệm chủ yếu là hóa sinh (máu, nƣớc tiểu,...);
- Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do
thiếu hụt dinh dƣỡng;
- Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong để tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh
tật và tình trạng dinh dƣỡng;
- Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng và
sức khỏe.
Trong đó hai phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất là nhân
trắc và điều tra nhân khẩu, mà các số đo nhân trắc là các chỉ số đánh giá trực
tiếp tình trạng dinh dƣỡng [38].
Sử dụng các số đo nhân trắc trong đánh giá tình trạng dinh dƣỡng là
phƣơng pháp làm thông dụng và đƣợc áp dụng rộng rãi, các số đo nhân trắc
của cơ thể cung cấp sơ lƣợc sự phát triển hay là kích thƣớc có thể đạt đƣợc
hoặc là sự thay đổi của các kích thƣớc này. Chúng đƣợc dùng để mô tả tình
trạng dinh dƣỡng của cá thể hay cộng đồng, phản ánh kết quả cuối cùng của
việc cung cấp thực phẩm ăn vào, hấp thu, chuyển hoá các chất dinh dƣỡng
của cơ thể. Sự lựa chọn các số đo nhân trắc tuỳ thuộc vào mục đích của
nghiên cứu, cỡ mẫu, lứa tuổi,... mặc dù có nhiều số đo nhân trắc khác nhau
nhƣng theo đề nghị của WHO để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng nên dùng các
số đo cân nặng, chiều cao. Khi đánh giá các chỉ số nhân trắc, từng số đo riêng
lẻ về chiều cao hay cân nặng sẽ không nói lên đƣợc điều gì, chúng chỉ có ý
nghĩa khi kết hợp với tuổi, giới hoặc kết hợp chỉ số nhân trắc để phân loại tình
trạng SDD.
- Phân loại theo Gomez (1956): Đây là phƣơng pháp phân loại đƣợc
dùng sớm nhất và hiện nay vẫn còn đƣợc dùng rộng giữa các số đo của đứa
trẻ với nhau và phải đƣợc so sánh với giá trị của quần thể tham chiếu. Hiện
nay, WHO đã khuyến cáo nên sử dụng quần thể tham khảo mới của WHO và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
có 3 chỉ số thƣờng dùng để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng trẻ dƣới 5 tuổi là
cân nặng theo tuổi, cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi.
- Cân nặng theo tuổi (CN/T): Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dƣỡng
đƣợc dùng sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ số này đƣợc dùng để đánh giá tình
trạng dinh dƣỡng của cá thể hay cộng đồng. Cân nặng theo tuổi thấp là hậu
quả của thiếu dinh dƣỡng nhƣng không biết rõ là hiện tại hay đã từ lâu.
- Chiều cao theo tuổi (CC/T): Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh ảnh
hƣởng của thiếu dinh dƣỡng kéo dài trong quá khứ. Tuy nhiên, chỉ số này
không nhạy vì thế khi thấy trẻ bị còi thì có nghĩa là trƣớc đó trẻ đã bị thiếu
dinh dƣỡng từ lâu.
- Cân nặng theo chiều cao (CN/CC): Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh
dƣỡng cấp. Chỉ số này không cần biết tuổi của trẻ và cũng ít phụ thuộc vào
yếu tố dân tộc vì nhìn chung trẻ dƣới 5 tuổi có thể phát triển nhƣ nhau trên
toàn thế giới [38].
* Các cách phân loại tình trạng dinh dưỡng: Trong điều kiện thực địa,
ngƣời ta chủ yếu dựa vào các chỉ số, dựa trên chỉ số cân nặng theo tuổi quy ra
phần trăm của cân nặng chuẩn (quần thể tham khảo Harvard).
% cân nặng/ tuổi so
Phân loại
với chuẩn
dinh dƣỡng
> 90%
Bình thƣờng
Bình thƣờng
75 - 90%
SDD nhẹ
SDD độ I
60 - 75%
SDD trung bình
SDD độ II
< 60%
SDD nặng
SDD độ III
Độ suy dinh dƣỡng
Cách phân loại này không phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorkor
cũng nhƣ SDD cấp hay mãn bởi vì cách phân loại này không để ý tới
chiều cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
- Phân loại theo Wellcome (1970): Cách phân loại này cũng tƣơng tự
nhƣ Gomez nhƣng chú ý thêm trẻ có bị phù hay không để hỗ trợ thêm trong
sự phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorkor.
% cân nặng theo tuổi
Phù
so với chuẩn
Có
80 - 60%
< 60%
Không
Kwashiorkor
Thiếu cân
Marasmus - Kwashiorkor
Marasmus
- Phân loại theo Waterlow
Cân nặng theo chiều cao
(80% hay -2SD)
Dưới
Trên
Chiều cao theo
tuổi
(90% hay -2SD)
Trên
Dƣới
Bình thƣờng
Thiếu DD gầy còm
Thiếu DD còi cọc
Thiếu DD nặng, kéo dài
- Cách phân loại dựa vào độ lệch chuẩn (hoặc Z-Score): Lấy điểm
ngƣỡng dƣới 2 độ lệch chuẩn (- 2SD) so với quần thể tham khảo NCHS để
coi là trẻ SDD trong đó:
+ Đối với chỉ tiêu CN/T (xác định tỷ lệ trẻ em SDD thể nhẹ cân): Từ
dƣới - 2SD đến - 3SD là SDD vừa (độ I); Từ dƣới - 3SD đến - 4SD là SDD
nặng (độ II); Dƣới - 4SD là SDD rất nặng (độ III).
+ Đối với chỉ tiêu CC/T (xác định tỷ lệ trẻ em SDD thể thấp còi): Từ 2SD đến - 3SD là SDD độ I: Từ dƣới - 3SD là SDD độ II.
+ Đối với chỉ tiêu CN/CC (xác định tỷ lệ trẻ em bị SDD thể gầy còm):
Từ dƣới - 2SD là SDD, Từ trên + 2SD là thừa cân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
- Phân loại dựa vào độ lệch chuẩn (hoặc Z-Score) của WHO: Lấy điểm
ngƣỡng dƣới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với quần thể tham khảo mới của
WHO để coi là trẻ SDD trong đó:
+ Đối với chỉ tiêu CN/T (xác định tỷ lệ trẻ em SDD thể nhẹ cân): Từ
dƣới - 2SD đến - 3SD là SDD nhẹ cân; Từ dƣới -3SD là SDD nặng.
+ Đối với chỉ tiêu CC/T (xác định tỷ lệ trẻ em SDD thể thấp còi); Từ 2SD đến - 3SD là thấp còi độ I; Từ dƣới -3SD là thấp còi độ II.
+ Đối với chỉ tiêu CN/CC (xác định tỷ lệ trẻ em bị SDD thể gầy còm):
Từ dƣới - 2SD là SDD; Từ trên + 2SD là thừa cân.
- Phân loại mức độ thiếu dinh dƣỡng ở cộng đồng trẻ em dƣới 5 tuổi
Các thể SDD
Mức độ thiếu dinh dƣỡng
Thấp
Trung bình
Cao
Rất cao
Tỷ lệ % SDD thể nhẹ cân
< 20
20-29
30-39
≥ 40
Tỷ lệ % SDD thể thấp còi
< 10
10-19
20-29
≥ 30
Tỷ lệ % SDD thể gầy còm
<5
5-9
10-14
≥ 15
WHO đã đƣa ra bảng phân loại trên để nhận định ý nghĩa sức khoẻ
cộng đồng của vấn đề thiếu dinh dƣỡng trẻ em [38].
1.1.2. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay
1.1.2.1. Trên thế giới
Suy dinh dƣỡng khá phổ biến ở trẻ em dƣới 5 tuổi, đặc biệt ở các nƣớc
đang phát triển. Theo ƣớc tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1990,
trên thế giới có tới 150 triệu (26,5%) trẻ em dƣới 5 tuổi bị thiếu cân và 20
triệu trẻ em bị suy dinh dƣỡng nặng. Trong đó, ở các nƣớc đang phát triển tỷ
lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng là 30,2%; Châu Á: 35,1%. Tại hội
nghị quốc tế về dinh dƣỡng họp tại Roma tháng 12 năm 1992 cho thấy
khoảng 20% dân số các nƣớc đang phát triển lâm vào cảnh thiếu đói, 192
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
triệu trẻ em thiếu dinh dƣỡng do thiếu protein - năng lƣợng. Phần lớn ngƣời
dân ở các nƣớc đang phát triển bị thiếu các vi chất dinh dƣỡng, khoảng 40
triệu ngƣời thiếu vitamin A, 200 triệu ngƣời bị thiếu máu thiếu sắt, 19% trẻ sơ
sinh cân nặng dƣới 2500gr [25], [66].
Thống kê tỷ lệ SDD qua các cuộc điều tra quốc gia từ năm 1980 - 1992
của 72 nƣớc đang phát triển cho thấy tỷ lệ trẻ bị SDD thể nhẹ cân là 35,8%, tỷ
lệ trẻ còi cọc 42,7% và tỷ lệ trẻ gầy còm là 9,2%. Trong đó châu Á có tỷ lệ
cao nhất, 42% trẻ em dƣới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân, 47,1% trẻ bị SDD thể
còi cọc và 10,8% trẻ gầy còm. Nhiều năm gần đây, SDD ở trẻ em dƣới 5 tuổi
trên phạm vi toàn thế giới có xu hƣớng giảm. Theo số liệu điều tra của 61
quốc gia năm 1998 cho thấy tỷ lệ SDD trong 15 năm (1983-1998) giảm trung
bình 0,54%/ năm, các nƣớc Đông Nam Á có tỷ lệ giảm nhanh nhất khoảng
0,9%/ năm [67].
Báo cáo của UNICEF ''Tiến bộ đối với trẻ em: Báo cáo về dinh dưỡng''
công bố ngày 2/5/2006 cho biết hơn 1/4 trẻ em dƣới 5 tuổi ở các nƣớc đang
phát triển bị thiếu cân cuộc sống đang bị đe doạ. Dinh dƣỡng không đầy đủ
vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn đến một nửa số ca tử vong là trẻ em, khoảng 5,6
triệu trẻ em mỗi năm. Theo báo cáo, kể từ năm 1990 tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi
thiếu cân chỉ giảm nhẹ, đây là bằng chứng cho thấy thế giới đã không làm
tròn nhiệm vụ với trẻ em Mặc dù đã có tiến bộ ở một số quốc gia, trong 15
năm vừa qua các quốc gia đang phát triển trung bình mới chỉ giảm đƣợc 1,5%
trẻ em thiếu cân. Hiện tại, 27% trẻ em ở các nƣớc đang phát triển bị thiếu cân
(khoảng 14 triệu trẻ em). Gần 3/4 trẻ em thiếu cân trên toàn thế giới đang
sống ở 10 quốc gia và hơn một nửa số đó sống ở 3 nƣớc: Bănglađét, Ấn Độ,
Pakixtan. Năm 2004, tỷ lệ trẻ từ 0-59 tháng tuổi bị thiếu cân ở Bănglađét là
48%, Ấn Độ là 47%, Pakixtan là 38% [64].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
Các cuộc điều tra của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy tỷ lệ suy dinh
dƣỡng có sự chênh lệch nhiều giữa vùng nông thôn và thành thị. Kết quả cuộc
khảo sát về tình hình kinh tế xã hội quốc gia ở Indonesia năm 2003 cho thấy
tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi ở vùng thành thị là 25%, trong khi đó
ở nông thôn là 30%. Tại Kenya, theo báo cáo chung năm 2003, tỷ lệ suy dinh
dƣỡng ở thành thị là 13% còn ở nông thôn là 21%. Theo báo cáo tạm thời của
HAS năm 2003 tại vùng thành thị của Ai Cập, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy
dinh dƣỡng là 7%, vùng nông thôn tỷ lệ đó là 10%. Báo cáo của UNICEF
năm 2000 cho thấy tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới năm tuổi tại Iraq giữa
vùng thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt (ở thành thị là 15%, nông
thôn 18%).
Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Chính sách dinh dƣỡng Quốc tế (IFPRI)
trên cơ sở phân tích và tổng hợp các yếu tố, các khu vực đƣa ra một tính toán
dự báo tỷ lệ suy dinh dƣỡng (%) đến năm 2020 ở các nƣớc đang phát triển.
Bảng 1.1. Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến 2020 ở các nước đang phát triển [66]
Khu vực
2020
1995
Bi quan
2020
2020
Trung bình Lạc quan
Nam Á
49,3
40,3
37,4
34,5
Cận sa mạc Châu Phi
31,1
32,4
28,8
25,7
Khu vực Đông Nam Á
22,9
13,1
12,8
12,6
Đông và Nam Phi
14,6
7,4
5,0
3,7
Mỹ La Tinh/ Caribê
9,5
4,0
1,9
-
Chung các nƣớc đang
31,0
21,8
18,4
15,1
phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
1.1.2.2. Ở Việt Nam
Cũng nhƣ ở các nƣớc đang phát triển khác trên thế giới, tỷ lệ SDD ở
nƣớc ta vẫn còn ở mức cao so với một số nƣớc trong khu vực. Tỷ lệ suy dinh
dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi ở Việt Nam năm 1985 là 51,5%, năm 1995 là
44,9%, năm 2005 là 25,5% và năm 2013 tỷ lệ này là 15,3%. Nguyên nhân
chính là do khẩu phần ăn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu dinh dƣỡng của trẻ, do
thiếu kiến thức nuôi dƣỡng trẻ và còn do bệnh tật gây nên. Tỷ lệ suy dinh
dƣỡng thể nhẹ cân so với tuổi ở trẻ dƣới 5 tuổi nƣớc ta giảm trung bình
2%/năm và Việt Nam trở thành một trong những nƣớc có mức giảm SDD
nhanh nhất trên thế giới [5].
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ (%) suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam [6]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
Bảng 1.2. Tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam phân bố theo
vùng sinh thái - Năm 2013 [6].
Tên vùng
CN/T (%)
CC/T (%)
CN/CC (%)
Toàn quốc
16,2
26,7
6,7
Đồng bằng sông Hồng
11,8
21,9
5,5
Trung du và miền núi phía Bắc
20,9
31,9
7,4
19,5
31,2
7,5
Tây Nguyên
25,0
36,8
8,1
Đông Nam Bộ
11,3
20,7
5,4
Đồng bằng Sông Cửu Long
14,8
26,0
6,8
Bắc Trung bộ và duyên hải miền
Trung
Sở dĩ có kết quả nhƣ vậy là do chúng ta đã không ngừng triển khai
Chƣơng trình phòng chống SDD trẻ em trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và
tiêu chí Quốc gia về y tế xã một cách sâu rộng trên phạm vi toàn quốc trong
nhiều năm qua [1], [3]. Bên cạnh đó, những tiến bộ trong công cuộc đổi mới
và tăng trƣởng kinh tế cũng góp phần tạo nên nhiều cải thiện về tình hình
cung cấp thực phẩm trên bình diện vĩ mô. Khẩu phần ăn của ngƣời Việt Nam
đã có những thay đổi rõ rệt, cân đối hơn về mặt chất lƣợng, nhiều thức ăn
động vật, dầu mỡ, quả chín hơn trƣớc đây [24], [32].
Trong suốt thập kỷ qua, mặc dù tốc độ giảm suy dinh dƣỡng của nƣớc ta
là khá nhanh và liên tục, song hiện nay SDD trẻ em vẫn còn ở mức cao, số
lƣợng trẻ dƣới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân vẫn còn gần 1,3 triệu trẻ và số trẻ
dƣới 5 tuổi SDD thể thấp còi vẫn còn hơn 2,1 triệu trẻ [2]. Chính vì vậy, cho
tới thời điểm này, SDD trẻ em vẫn còn là một thách thức lớn đối với nƣớc ta.
Tỷ lệ này cũng khác nhau giữa các vùng sinh thái. Điều tra của Viện
Dinh Dƣỡng năm 2012 cho thấy những vùng có tỷ lệ SDD cao là Tây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
Nguyên, vùng núi phía Bắc. Nhìn chung ở vùng đồng bằng tỷ lệ SDD trẻ em
thấp hơn ở các vùng khác. Nhƣ vậy, tỷ lệ SDD trẻ em miền núi ở cả 3 thể
luôn cao nhất. Sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ SDD trẻ em ở các vùng sinh thái
khác nhau, nhất là giữa nông thôn và thành thị ở nƣớc ta một lần nữa khẳng
định nguyên nhân gây ra SDD trẻ em ở các vùng các tỉnh có sự khác biệt [6].
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em bị thiếu sữa, trẻ đẻ ra nhẹ
cân, trẻ là con thứ nhất, thứ hai bị SDD với tỷ lệ cao là do mẹ thiếu kinh
nghiệm nuôi con; tác giả còn thấy rằng mức sống thấp và môi trƣờng không
đảm bảo vệ sinh có ảnh hƣởng đến tình trạng SDD trẻ em[7],[10],[14].
Trần Văn Điển và CS (2010) [19], nghiên cứu thực trạng bệnh suy dinh
dƣỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dƣới 5 tuổi tại thị trấn Núi ĐốiKiến Thụy- Hải Phòng cho thấy trẻ đẻ ra nhẹ cân là trẻ thứ nhất là do bà mẹ
không có chăm sóc dinh dƣỡng trong thai kỳ đƣợc đầy đủ. Số bà mẹ có cân
nặng tăng tính đến thời điểm đẻ >10kg chỉ chiếm 25%. Theo tiêu chuẩn của
Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp thế giới (F.A.O) trong thời kỳ mang thai,
ngƣời mẹ phải tăng đƣợc 12,5 kg, trong đó 4 kg là mỡ, tƣơng đƣơng với
36.000 kcal, là nguồn dự trữ để sản xuất sữa. Nếu ngƣời mẹ không tăng đủ
cân trong quá trình thai nghén sẽ làm tăng nguy cơ mẹ bị suy kiệt, cân nặng
trẻ sơ sinh thấp và tỉ lệ tử vong cao [43], [58]. Các nhà dinh dƣỡng học cho
rằng mức tăng cân trung bình của bà mẹ trong suốt thai kỳ nhƣ sau: 3 tháng
đầu của thai kỳ tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng từ 4- 5kg, 3 tháng cuối tăng từ 5 - 6kg.
Tính chung đến cuối thai kỳ, ngƣời mẹ tăng đƣợc 10 -12kg [22].
Một số nghiên cứu khác lại cho thấy xu hƣớng thay đổi tỷ lệ SDD của
nhóm trẻ dƣới 5 tuổi tại một số địa phƣơng tỷ lệ SDD không phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế [21], [26].
Lê Thị Hợp đã đƣợc tiến hành trên hai nhóm trẻ, một nhóm theo dõi từ
sơ sinh đến 17 tuổi (1981-1998), một nhóm theo dõi từ sơ sinh đến 24 tháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
tuổi (1997-1998). So sánh với nghiên cứu tại Sóc Sơn cho thấy các chỉ số
nhân trắc của nhóm trẻ ngoại thành (Sóc Sơn) sinh ở những năm cuối thập kỷ
2000 vẫn kém hơn các chỉ số nhân trắc của cả hai nhóm trẻ nội thành: Cân
nặng, chiều cao khi mới sinh của trẻ em Sóc Sơn vẫn thấp hơn cân nặng,
chiều cao sơ sinh của trẻ em nội thành sinh năm 1981, 1997 và cân nặng,
chiều cao của trẻ em Sóc Sơn trong suốt hai năm đầu đời (từ sơ sinh đến 24
tháng tuổi) vẫn thấp hơn cân nặng, chiều cao của trẻ em nội thành sinh năm
1997,[32].
Vũ Thanh Hƣơng (2011), nghiên cứu tại Sóc Sơn Hà Nội cho thấy tỷ lệ
SDD thể nhẹ cân (CN/T) đánh giá theo chuẩn WHO của trẻ em năm 2009 là
9,6% đã ở mức thấp theo phân loại ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của tổ chức y
tế thế giới, tuy nhiên tỷ lệ SDD thể thấp còi (CC/T) là 28,7% vẫn còn ở mức
cao. Suy dinh dƣỡng CN/T và CC/T đều xuất hiện rất sớm (ngay từ 1 tháng
tuổi). SDD thấp còi tăng nhanh sau 6 tháng tuổi và duy trì ở mức cao cho đến
24 tháng tuổi (28,7%),[36].
Nhiều nghiên cứu trên các vùng miền của cả nƣớc cũng đã cho thấy
bệnh viêm đƣờng hô hấp cấp và tiêu chảy có mối liên quan ngƣợc chiều với
tình trạng dinh dƣỡng của trẻ (trẻ mắc bệnh thì tình trạng dinh dƣỡng kém đi)
[16], [18]. Nghiên cứu một số địa phƣơng vùng đồng bằng sông Hồng cho
thấy trẻ ăn bổ sung sớm và dùng bột gạo là điểm đặc trƣng của các bà mẹ
nông dân. Nguyên nhân dẫn đến quyết định hành động của bà mẹ là niềm tin
mạnh mẽ của họ vào tính ƣu việt của gạo, dấu ấn truyền thống của vùng văn
hoá lúa nƣớc kết hợp với áp lực lao động ở nông thôn khiến bà mẹ phải đi làm
sau kỳ nghỉ đẻ ngắn ngủi, [34], [36]. Nghiên cứu của Lê Thị Hợp và cộng sự
tại Lào Cai năm 2005 cho thấy tỷ lệ SDD ở trẻ dƣới 5 tuổi vẫn ở mức cao và
rất cao ở các thể nhẹ cân (35,7%) và thấp còi (44,3%), còn thể gầy còm ở
mức trung bình (9,4%). Không có sự khác biệt về tỷ lệ SDD ở trẻ trai và trẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15
gái. Các yếu tố nhƣ mẹ là ngƣời dân tộc thiểu số, thực hành cho trẻ ăn bổ
sung không hợp lý, trẻ bị mắc tiêu chảy trong 2 tuần trƣớc,... có liên quan đến
tình trạng SDD của trẻ [32]. Nghiên cứu về thực hành nuôi dƣỡng trẻ dƣới 24
tháng tuổi tại một số xã thuộc tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng
Ngãi, Lai Châu, Điện Biên 2005 và Hà Tây 2006 cho thấy: Tỷ lệ bà mẹ cho
con bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh là 45,6%, tỷ lệ trẻ đƣợc bú
mẹ hoàn toàn là 45,5% và tỷ lệ bà mẹ thực hành nuôi dƣỡng trẻ tốt chỉ đạt
45,5%. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ dƣới 24 tháng tuổi tại các địa bàn nghiên
cứu là 21,8% cao hơn so với số liệu chung toàn quốc năm 2005 - 2006.
Nghiên cứu về tiến triển SDD ở trẻ em dƣới 5 tuổi từ năm 1999 đến 2005 cho
thấy tỷ lệ SDD ở trẻ em đã giảm nhanh: Thể nhẹ cân giảm từ 45% (năm
1990) xuống còn 25,2% (năm 2005), mức giảm trung bình là 1,3% mỗi năm.
Tỷ lệ SDD thể thấp còi giảm từ 56,5% (năm 1990) xuống còn 29,6% (năm
2005), mức giảm trung bình là 1,8% mỗi năm. Mức giảm SDD không đều
giữa các vùng sinh thái khác nhau và có sự liên quan về mức giảm SDD với
mức giảm hộ nghèo lƣơng thực thực phẩm.
Đinh Đạo và CS (2011)[18], nghiên cứu hiệu quả bƣớc đầu phòng
chống suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại Bắc Trà MyQuảng Nam cho thấy: Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi dân tộc thiểu
số tỷ lệ suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân: 36,5%, trong đó 28,3% độ I, 6,8% độ II,
1,4% độ III. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng thể thấp còi: 62,8%, trong đó 43,0% độ I,
19,8% độ II. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng thể gầy còm: 8,4%. Các yếu tố liên quan
suy dinh dƣỡng trẻ em nhƣ nhóm tuổi; nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Các yếu tố
liên quan đến bà mẹ: nhƣ kinh tế gia đình; nghề nghiệp; kiến thức về ăn bổ
sung, chất béo, rau quả và kiến thức chung; thực hành về ăn bổ sung, ăn 4
nhóm dinh dƣỡng hàng ngày và thực hành chung; niềm tin vào lãnh đạo địa
phƣơng, trƣởng thôn, già làng và hội phụ nữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN