Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 196 trang )

BỘ GIÁO DỤC
i VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

==============o0o=============

NGUYỄN VĂN ĐẠT

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
KINH DOANH CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

==============o0o=============

NGUYỄN VĂN ĐẠT

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
KINH DOANH CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK



CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 62.34.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1.

PGS.TS PHƢỚC MINH HIỆP

2.

PGS.TS HỒ VIẾT TIẾN

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


iii

LỜI CẢM ƠN
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, bằng
sự cổ vũ, hướng dẫn, hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức. Trước hết, nghiên cứu
sinh xin được chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến
sĩ thuộc trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Khoa Quản trị đã tận tình giảng
dạy hướng dẫn các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ của nhà trường. Từ
đó giúp cho nghiên cứu sinh có được những kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thiện
luận án của mình. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Phước Minh Hiệp và PGS.TS Hồ Viết Tiến đã giúp tôi hoàn thành luận án
bằng những định hướng nghiên cứu quan trọng, những lời nhận xét, góp ý quý giá,

sự hướng dẫn nhiệt tình tận tâm của quý Thầy trong suốt quá trình nghiên cứu sinh
thực hiện luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí
Minh, Viện đào tạo Sau Đại học, Thư viện, Lãnh đạo và các đồng nghiệp của tôi tại
trường Đại học Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để nghiên
cứu sinh hoàn thành chương trình nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Đắk Lắk, các Sở, Ban, Ngành
của tỉnh như: Sở Khoa học và công nghệ, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp &
PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, Cục Thống kê và
các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh đã cung cấp số liệu cũng như
giúp đỡ trong việc điều tra khảo sát.
Cuối cùng, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những cá nhân và
tổ chức đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Đạt


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”
đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phước
Minh Hiệp và PGS.TS Hồ Viết Tiến. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong

luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên
cứu khoa học nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Đạt


v

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
TRANG PHỤ BÌA ..................................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ .................................................................. xiii
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................. 1
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án………………….2
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước……………………………………2
1.2.2 Một số công trình nghiên cứu ngoài nước………………………………12
1.3 Mục tiêu và Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................23
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................23
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................24

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................24
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................24
1.6 Điểm mới và đóng góp của luận án ................................................................25
1.6.1 Đóng góp về mặt học thuật ...................................................................... 25
1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn....................................................................... 26
1.7 Kết cấu của luận án .........................................................................................27
Chƣơng 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 28
2.1 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về NLCT của doanh nghiệp ...........28
2.1.1 Cạnh tranh ............................................................................................... 28
2.1.2 Lợi thế cạnh tranh ................................................................................... 31
2.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................................................. 32


vi

2.2 Cơ sở thực tiễn về NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk .........................................................................................................60
2.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội tỉnh Đắk Lắk . .......... 60
2.2.2 Thực trạng về hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại
Đắk Lắk trong thời gian qua ............................................................................ 61
2.2.3 Vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại tỉnh Đắk Lắk ........ 73
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................76
2.3.1 Cơ sở đề xuất mô hình ............................................................................. 76
2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 81
2.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 82
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 97
Chƣơng 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................. 98
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................98
3.2 Thiết kế nghiên cứu định tính .......................................................................100
3.3 Thiết kế nghiên cứu định lượng ....................................................................105

3.3.1 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................... 105
3.3.2 Nghiên cứu chính thức........................................................................... 120
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 124
Chƣơng 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................... 125
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................................125
4.2 Phân tích độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ..........128
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................133
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo các yếu tố ảnh hưởng thuộc
môi trường bên trong của doanh nghiệp ........................................................ 134
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo các yếu tố ảnh hưởng thuộc
môi trường bên ngoài của doanh nghiệp ....................................................... 136
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo năng lực cạnh tranh tổng
thể của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk ..................................... 136
4.4 Phân tích hồi quy ..........................................................................................137


vii

4.4.1 Phân tích trung bình và độ lệch chuẩn.................................................. 137
4.4.2 Phân tích tương quan ............................................................................ 138
4.4.3 Phân tích hồi quy bội ............................................................................. 138
4.4.4 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và sự phù hợp mô hình hồi quy bội140
4.5 Phân tích sự khác biệt mô hình ảnh hưởng của các yếu tố tới NLCT của
DNKD cà phê theo các biến định tính ................................................................144
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến NLCT của các doanh
nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk. ...............................................146
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ........................................................................................ 151
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ............................. 152
5.1 Kết luận .........................................................................................................152
5.2 Hàm ý quản trị ..............................................................................................153

5.2.1 Dưới góc độ quản trị doanh nghiệp ...................................................... 153
5.2.2 Dưới góc độ quản lý của Nhà nước ...................................................... 163
5.3 Các điểm hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................166
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ................................ 168
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 169
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

GHI CHÚ

Trung tâm giao dịch cà phê Buôn

Buon Ma Thuot Coffee Exchange

Ma Thuột

Centre

BMTCA

Hiệp hội cà phê Buôn Ma thuột

BuonMaThuot Coffee Association


CIF

Giá hàng, bảo hiểm và cước phí

Cost, Insuarance and Freight

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP

Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DTTS

Dân tộc thiểu số


FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Direct Investment

FOB

Giá áp mạn tàu

Free On Board

GAP

Thực hành nông nghiệp tốt

Good Agriculture Production

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

Gross National Product


ICO

Tổ chức cà phê thế giới

Internation nal Coffee

TỪ VIẾT TẮT
BCEC

Organization
ISO

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

The International Organization for
Standardization

KD

Kinh doanh

NLCT

Năng lực cạnh tranh

NN&PTNT

Nông nghiệp & phát triển nông
thôn


MTV

Một thành viên

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SWOT

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ

Strengths – Weaknesses –


ix

hội và nguy cơ
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


VICOFA

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam

Opportunities - Threats

Viet Nam Coffee – Cocoa
Association

WASI

Viện khoa học kỹ thuật Nông
Lâm nghiệp Tây Nguyên Eakmat

The Western Highlands AgroForestry Scientific and
Technical Institute

WEF

Diễn đàn kinh tế thế giới

World Economic Forum

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Ogarnization

XNK


Xuất nhập khẩu


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các quan điểm, hướng nghiên cứu về NLCT ........................... 22
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của Đắk Lắk từ 2010 – 2015 62
Bảng 2.2 : Diện tích cà phê Đắk Lắk phân theo độ tuổi ........................................... 64
Bảng 2.3 Sản xuất cà phê chứng chỉ bền vững tại Đắk Lắk ..................................... 65
Bảng 2.4: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của các .................................... 69
DN tỉnh Đắk Lắk ở một số thị trường chính ............................................................ 69
Bảng 2.5: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của doanh nghiệp ................. 77
Bảng 2.6: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
từ các nghiên cứu trước. ............................................................................................ 78
Bảng 2.7: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
từ các nghiên cứu trước. ............................................................................................ 79
Bảng 2.8: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
từ các nghiên cứu trước. ............................................................................................ 80
Bảng 2.9: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
từ các nghiên cứu trước. ............................................................................................ 81
Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh .............. 102
Bảng 3.2: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực tài chính ............................. 106
Bảng 3.3: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực quản trị .............................. 107
Bảng 3.4: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực SX và CN .......................... 107
Bảng 3.5: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực Marketing .......................... 108
Bảng 3.6: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực thương hiệu ....................... 108
Bảng 3.7: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực xử lý tranh chấp thương
mại ........................................................................................................................... 109

Bảng 3.8: Đánh giá độ tin cậy của thang đo yếu tố văn hóa doanh nghiệp ............ 110
Bảng 3.9: Đánh giá độ tin cậy của thang đo yếu tố thể chế và chính sách ............. 110
Bảng 3.10: Đánh giá độ tin cậy của thang đo yếu tố năng lực nguồn nhân lực địa
phương..................................................................................................................... 111


xi

Bảng 3.11: Đánh giá độ tin cậy của thang đo NLCT tổng thể ................................ 112
Bảng 3.12: Kết quả EFA sơ bộ thang đo các yếu tố thuộc môi trường bên trong của
doanh nghiệp ........................................................................................................... 114
Bảng 3.13: Kết quả EFA sơ bộ thang đo các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của
doanh nghiệp ........................................................................................................... 115
Bảng 3.14: Tổng hợp thang đo chính thức cho nghiên cứu .................................... 118
Bảng 4.1: Loại hình các doanh nghiệp .................................................................... 125
Bảng 4.2: Quy mô lao động trong các doanh nghiệp .............................................. 125
Bảng 4.3: Thâm niên công tác của giám đốc doanh nghiệp ................................... 126
Bảng 4.4: Giới tính giám đốc doanh nghiệp ........................................................... 127
Bảng 4.5: Trình độ chuyên môn giám đốc doanh nghiệp ....................................... 127
Bảng 4.6: Độ tuổi giám đốc doanh nghiệp.............................................................. 128
Bảng 4.7: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực tài chính ............................. 128
Bảng 4.8: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực Quản trị ............................. 129
Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực sản xuất và công nghệ ....... 129
Bảng 4.10: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực Marketing ........................ 130
Bảng 4.11: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Văn hóa doanh nghiệp .................... 130
Bảng 4.12: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực cạnh tranh thương hiệu . 131
Bảng 4.13: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực xử lý tranh chấp thương
mại ........................................................................................................................... 131
Bảng 4.14: Đánh giá độ tin cậy của thang đo yếu tố thể chế và chính sách ........... 132
Bảng 4.15: Đánh giá độ tin cậy của thang đo năng lực nguồn nhân lực địa

phương..................................................................................................................... 132
Bảng 4.16.: Đánh giá độ tin cậy của thang đo NLCT tổng thể ............................... 133
Bảng 4.17: Kết quả EFA thang đo các yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh
nghiệp ...................................................................................................................... 135
Bảng 4.18: Kết quả EFA thang đo các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của doanh
nghiệp ...................................................................................................................... 136


xii

Bảng 4.19: Kết quả EFA thang đo NLCT tổng thể của các doanh nghiệp kinh doanh
cà phê....................................................................................................................... 137
Bảng 4.20: Trung bình và độ lệch chuẩn của các yếu tố ảnh hưởng ...................... 137
Bảng 4.21 : Mối quan hệ tương quan tuyến tính..................................................... 138
Bảng 4.22: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter ...................................... 139
Bảng 4.23 : Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter ...................................... 141
Bảng 4.24: Phân tích phương sai (ANOVAb) ........................................................ 142
Bảng 4.25: Kiểm định sự khác biệt theo các biến định tính ................................... 145
Bảng 4.26: Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................ 150


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các quá trình quản lý và cạnh tranh ............................. 16
Hình 1.2: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..................................................... 18
Hình 2.1: Các thực thể cơ bản trong quan điểm năng lực......................................... 39
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa nguồn lực, khả năng và năng lực ................................. 41
Hình 2.3: Quan điểm hệ thống mở của công ty ........................................................ 43
Hình 2.4: Sự phát triển trong nghiên cứu cạnh tranh dựa trên .................................. 45

Hình 2.5: Chuỗi giá trị đầu tư nguồn lực và khả năng .............................................. 48
Hình 2.6: Các nguồn lực và khả năng của công ty ................................................... 49
Hình 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của DNKD cà phê ở Đắk Lắk .............. 82
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án ............................................................. 99
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của
DNKD cà phê ở Đắk Lắk ........................................................................................ 117
Hình 4.1: Biểu đồ tần số P-P ................................................................................... 142
Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư ..................................................................... 143
Hình 4.3: Mô hình kết quả các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT

của

DNKD cà phê ở Đắk Lắk ........................................................................................ 144


1

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền
sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường. Nước ta
đã từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Như vậy, hội
nhập hay không hội nhập không còn là vấn đề bàn cãi của Việt Nam mà vấn đề là
phải hội nhập như thế nào cho hiệu quả tránh được những tác động tiêu cực của tiến
trình toàn cầu hoá. Mặt khác sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra
càng nhiều, số lượng người cung cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết
quả cạnh tranh là một số doanh nghiệp thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường, trong
khi một số doanh nghiệp khác vẫn tồn tại và phát triển hơn nữa. Cũng chính nhờ
vào sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng

ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội – yếu tố đảm bảo cho sự thành công
của mỗi quốc gia trên con đường phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh
diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào ý muốn của riêng ai, nên cạnh
tranh trở thành một quy luật quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Mọi doanh nghiệp
không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tự mình vận động để đứng được trong
cơ chế này. Doanh nghiệp nào không thích ứng được cơ chế mới sẽ phải cầm chắc
sự phá sản và theo quy luật đào thải nó sẽ bị gạt ra khỏi thị trường. Thay vào đó thị
trường lại mở đường cho doanh nghiệp nào biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa
những thế mạnh của mình và hạn chế được tối thiểu những bất lợi để giành thắng
lợi trong cạnh tranh.
Đắk Lắk là trung tâm của vùng Tây Nguyên, là thủ phủ cà phê của Việt
Nam. Các doanh nghiệp cà phê Đắk Lắk đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kim ngạch xuất khẩu
ngày càng có xu hướng tăng cao, thị trường không ngừng được mở rộng. Nhưng
nhìn lại, chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của Đắk lắk so


2

với nhiều vùng khác ở Việt Nam và ở nước ngoài như Ấn Độ, Braxin,
Indonesia…vv thì năng lực cạnh tranh còn thấp.
Do vậy, cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk để giúp cho các doanh nghiệp tăng lợi nhuận một
cách bền vững, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, giữ
vững an ninh trật tự xã hội (bởi đây là vùng có tính nhạy cảm về an ninh chính trị
nhất trong cả nước), giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần và văn hoá của người làm cà phê, giải quyết được việc làm cho hàng triệu
bà con dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Điều đó chứng tỏ việc tìm ra câu trả lời
cho câu hỏi là yếu tố nào ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp và làm thế nào để

nâng cao năng lực cạnh tranh của DN kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk là một yêu cầu
cấp thiết đối với tất cả các cấp, các ngành và đặc biệt là các doanh nghiệp trong giai
đoạn hiện nay.
Mặt khác, để các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk tồn tại và hoạt
động có hiệu quả trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cần có
những nghiên cứu thật sự nghiêm túc và khoa học.
Do vậy, “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là vấn đề cực kỳ
thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Trong thời gian qua có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến vấn đề cạnh tranh của doanh nghiệp như:
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Kết quả nghiên cứu này cho thấy trên
cả thị trường trong nước và quốc tế, năng lực canh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam còn thấp, nguyên nhân là do:


3

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về thị trường, ra
quyết định theo kinh nghiệm và cảm tính là chủ yếu.
Chưa đẩy mạnh ứng dụng chiến lược Marketing tổng thể hoặc Marketing đa
dạng sản phẩm và thương hiệu.
Các doanh nghiệp Việt Nam xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp có
quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu. Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động
kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp trong
nước cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với

các mặt hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp.
Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) hầu như rất hạn
chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng
các doanh nghiệp không còn có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng
cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới thiết bị, công nghệ kinh doanh. Nhận thức
về tầm quan trọng của kênh phân phối của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Phần
lớn các doanh nghiệp không xây dựng được mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước
ngoài.
Văn hóa doanh nghiệp, văn minh thương mại, hệ thống dịch vụ của các
doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu.
Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa
thực sự coi thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp xây
dựng được hệ thống quản lý chất lượng còn ít.
Khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, điều đó
phần nào làm giảm bớt sức mạnh của cả cộng đồng doanh nghiệp.
Chi phí kinh doanh còn cao, năng lực và bộ máy quản lý điều hành chưa tốt,
cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều
bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, công nghệ kinh doanh và khả năng
tiếp cận đổi mới công nghệ kinh doanh còn lạc hậu…vv.


4

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ,
hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá và phi giá. Từ đó ông đã đề xuất tám nhóm
giải pháp như:
Thứ nhất cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám
đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ hai phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý.

Thứ ba xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các doanh nghiệp Việt Nam
và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng.
Thứ tư tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ Giám đốc và các
tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các DNVVN.
Thứ năm bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc tế của DNVVN.
Thứ sáu tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà
nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN.
Thứ bảy hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện đại thích hợp và cung cấp
thông tin công nghệ, thị trường cho các DNVVN, tạo lập và phát triển thị trường
công nghệ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tăng cường cạnh tranh trong sản
xuất, chế biến sản phẩm.
Thứ tám xây dựng chiến lược marketing và chiến lược hậu mãi.
Tuy nhiên ở đây kết quả chỉ nghiên cứu cho loại hình doanh nghiệp thương
mại nói chung mà chưa tính đến yếu tố đặc thù của doanh nghiệp cà phê ở địa bàn
Tây Nguyên.
Trần Sửu (2006), đã nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong điều kiện toàn cầu hóa”. Ông đã phân tích được xu hướng phát triển kinh tế
của xã hội Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa. Phân tích các nhóm yếu tố ảnh
hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm những yếu tố bên trong
và yếu tố bên ngoài. Trên cơ sở đó tác giả đã xác định được 10 yếu tố cấu thành
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: 1)Trình độ tổ chức quản lý của doanh
nghiệp. 2) Nguồn lực của doanh nghiệp. 3) Thị phần của doanh nghiệp. …vv và 11


5

tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: 1) Năng lực tài chính
doanh nghiệp. 2) Trình độ của đội ngũ lãnh đạo. 3) Chất lượng sản phẩm. …vv. Tuy
nhiên hiện nay, nền kinh tế của nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ và các doanh

nghiệp của Việt Nam đang phải chịu nhiều áp lực của cạnh tranh từ các hiệp định
thương mại quốc tế…vv do đó các yếu tố, các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp cũng cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
hiện nay.
Vũ Trọng Lâm (2006), với nghiên cứu “Nâng cao sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Ông đã khái quát hóa
những vấn đề lý luận cơ bản về sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời tổng kết
kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu đã nêu lên thực trạng về cạnh tranh và môi trường pháp lý của
cạnh tranh ở Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp ở
Hà Nội. Từ đó, đã đưa ra các giải pháp chủ yếu để nâng cao sức cạnh tranh của
doanh nghiệp. Ở đây tác giả chỉ mới đánh giá nguyên nhân và hạn chế của các
doanh nghiệp khu vực Hà Nội mà chưa đánh giá hết được các doanh nghiệp Việt
Nam và chưa đi sâu phân tích cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông
sản đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng cà phê.
Bùi Xuân Phong (2007), đã nghiên cứu “Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh – cơ sở quan trọng để xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp” với nghiên cứu này đã chỉ ra rằng để tồn tại và phát triển bền vững
doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế canh tranh, có khả năng tạo ra năng suất
và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập
cao và phát triển bền vững. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có
thể dựa vào nhiều tiêu chí, hệ thống các tiêu chí này chủ yếu được xây dựng trên cơ
sở các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó ông đã đưa ra
10 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: 1) Trình độ tổ chức
quản lý của doanh nghiệp, 2) Trình độ của đội ngũ lãnh đạo, 3) Nguồn lực của


6


doanh nghiệp, 4) Hoạt động nghiên cứu và triển khai, 5) Quản lý môi trường của
doanh nghiệp, 6) Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, 7) Thị phần của doanh
nghiệp, 8) Năng suất sản xuất kinh doanh, 9) Hiệu quả kinh doanh, 10) Danh tiếng,
uy tín của doanh nghiệp. Để biết được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như
thế nào, chúng ta phải dựa vào một hệ thống các tiêu chí, hệ thống các tiêu chí này
chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp như trên.
Nguyễn Hữu Thắng (2008), với nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”,
đã đưa ra một bức tranh về thực trạng doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp Việt
Nam hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề truyền thống, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành, lĩnh vực hiện đại chưa nhiều, thị phần và năng lực chiếm lĩnh
thị trường của doanh nghiệp Việt Nam tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn
chế. Đề cập đến thực trạng các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam, ông cho rằng đó là việc tổ chức quản lý doanh nghiệp Việt Nam
bao gồm nhiều yếu tố như: Mô hình tổ chức doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý, năng lực cán bộ quản lý doanh nghiệp. Đây là một trong những nhân tố
hàng đầu tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, có một số
nhân tố nữa tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam như
năng lực vốn, năng lực công nghệ, năng lực lao động của người lao động trong các
doanh nghiệp. Thực trạng môi trường doanh nghiệp Việt Nam cũng được tác giả
quan tâm với một số yếu tố cơ bản như: thể chế chính sách, sự quản lý điều hành
của Nhà nước, thị trường đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Về cơ bản, môi
trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Để các doanh
nghiệp này đứng vững và cạnh tranh được trong điều kiện hiện nay, bên cạnh sự
vươn lên của các doanh nghiệp đòi hỏi phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh
doanh. Trên cơ sở phân tích thực trạng, ông cho rằng cần chú trọng vào những biện
pháp sau để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: đổi mới tổ chức, nâng



7

cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nâng cao năng lực marketing của doanh nghiệp,
sử dụng có hiệu quả và nâng cao năng lực công nghệ, sử dụng có hiệu quả và nâng
cao chất lượng nhận thức của doanh nghiệp, tăng cường liên kết hợp tác giữa các
doanh nghiệp với các đối tác trong và ngoài nước…vv. Mặt khác, các cấp chính
quyền và các cơ quan Nhà nước cần giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp trên các mặt
như: phát triển kết cấu hạ tầng, đổi mới thể chế chính sách phù hợp với trình độ của
nền kinh tế, của các doanh nghiệp Việt Nam và các cam kết quốc tế, tăng cường hỗ
trợ doanh nghiệp.
Vũ Hùng Phương (2008), “Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy
Việt Nam qua một số chỉ số cơ bản”. Công trình nghiên cứu này đã sử dụng một số
chỉ tiêu như: Hệ số tham gia thị trường quốc tế, hệ số lợi thế so sánh hiển thị ngành,
tỷ lệ xâm nhập của hàng nhập khẩu. Từ đó ông đã ứng dụng vào ngành giấy của
Việt Nam và rút ra kết luận ngành giấy của Việt Nam có năng lực cạnh tranh kém
cả trên thị trường trong nước và quốc tế được thể hiện qua các chỉ số nêu trên. Cuối
cùng ông đưa ra 4 nhóm giải pháp chính như: Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định
cho sản xuất bột giấy đủ đảm bảo cung cấp cho nhu cầu phát triển của ngành; Đổi
mới công nghệ trong điều kiện cho phép, đổi mới tổ chức quản lý và nâng cao trình
độ của người lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Nâng cao chất
lượng và đa dạng hóa sản phẩm, có chiến lược marketing phù hợp; Về phía Nhà
nước cần có chính sách thích hợp cho phép ngành giấy có thể chủ động trong chiến
lược hoạt động của mình với mục tiêu phát triển ngành giấy thành ngành có thể
đứng vững trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ở đây nghiên cứu chưa đề cập
tới yếu tố vốn của doanh nghiệp mà vốn có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình
sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay.
Đặng Đức Thành và tập thể tác giả (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập”. Nhóm tác giả này đã đưa ra tám bài học kinh
nghiệm do ông David Sun đồng chủ tịch Erust & Young khu vực châu Á Thái Bình

Dương rút ra được sau khi đã tiến hành hơn 40.000 cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp
cao của các doanh nghiệp trên toàn cầu, cho doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội


8

nhập. Đồng thời nhóm tác giả cũng đưa ra bốn vấn đề căn bản của một doanh
nghiệp đó là: Vốn, công nghệ, nhân lực và quản trị doanh nghiệp. Trong bốn vấn đề
trên thì vốn là quan trong nhất. Từ quy mô vốn, công ty sẽ phát triển theo hướng đổi
mới công nghệ, thuê chuyên gia giỏi làm việc, đồng thời quản trị doanh nghiệp theo
hướng tiên tiến nhất. Trên cơ sở phác thảo năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp nước ta. Từ đó, cũng đã đưa ra năm nhóm giải pháp chủ yếu góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung đó là: i) Hoàn thiện
thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. ii) Đẩy
mạnh quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. iii) Đổi mới tư duy, cải tiến hệ
thống quản lý doanh nghiệp. iv) Đẩy mạnh quá trình sắp xếp đổi mới và nâng cao
hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước. v) Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong thời gian tới.
Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”, đã tổng kết các lý luận về cạnh
tranh cũng như các mô hình và tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Từ việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà
nước trên cơ sở đó đã xây dựng phương hướng và đưa ra 3 nhóm giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế
và tham gia WTO đó là:
Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và các
Tổng Công ty Nhà nước.
Đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN để từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho các
doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua phát huy nội lực trong các DNNN khi

hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia WTO. Chúng ta thấy ở đây nghiên cứu chỉ chủ
yếu đi phân tích đánh giá và giải pháp cho các doanh nghiệp Nhà nước và các tổng
công ty mà chưa có đánh giá và giải pháp cho các loại hình doanh nghiệp khác cũng
đang hoạt động trong nền kinh tế của chúng ta.


9

Nguyễn Hùng Anh, Chu Thị Kim Loan, Trần Hữu Cường, ctg (2011), “Khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn miền Bắc Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn miền Bắc Việt
Nam trong thời điểm quá trình toàn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ vào thị trường
trong và ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu tập trung vào việc phân tích 3 nhóm
yếu tố thể hiện khả năng cạnh tranh là tài sản cạnh tranh, tiến trình cạnh tranh và kết
quả cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong năm 2009 là rất yếu kém. Các doanh
nghiệp tại Hà Nội không có khả năng cạnh tranh bằng các doanh nghiệp ngoại tỉnh.
Doanh nghiệp dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao nhất trong các loại hình sản xuất
kinh doanh. Đối với các loại hình sở hữu doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp có vốn nước ngoài và công ty trách nhiệm hữu hạn có khả năng cạnh
tranh cao hơn so với các doanh nghiệp còn lại. Năng lực kỹ thuật và quy mô kinh tế
là hai vấn đề chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trần Ngọc Ca (2011), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam: Con đường công nghệ”. Với nghiên cứu này đã sử dụng 2 câu chuyện
để nói lên rằng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển tốt trong thời kỳ hiện nay cần
phải phát huy tối đa khoa học và tận dụng tối đa công nghệ hiện đại trong quá trình
sản xuất kinh doanh thì mới mong thành công. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ từ phía
môi trường bên ngoài doanh nghiệp như: cơ chế chính sách của chính quyền địa
phương…vv. Tuy nhiên ở đây nghiên cứu của ông mới chỉ ra được 1 yếu tố trong số

rất nhiều yếu tố cần phải phát huy trong doanh nghiệp như: vốn, trình độ quản lý, đa
dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu thị trường…vv.
Đỗ Thị Thúy Phương (2011), “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên”, đã đi sâu phân tích về năng lực cạnh tranh của
các DN chè là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ
sản phẩm chè, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu
tố sản xuất nhằm đạt được lợi ích kinh tế cao và bền vững. Năng lực cạnh tranh của


10

DN chè còn thể hiện khả năng tham gia vào chuỗi giá trị của ngành và khả năng
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Năng lực cạnh tranh của các DN chè chịu tác
động bởi các yếu tố như: yếu tố kinh tế, chính trị pháp luật, khoa học công nghệ,
yếu tố tự nhiên xã hội, sự xuất hiện của sản phẩm thay thế, nhà cung cấp nguyên
liệu, trình độ tổ chức và nguồn nhân lực, nguồn lực cơ sở vật chất, năng lực tài
chính, năng lực marketing của DN. Đồng thời nghiên cứu đã làm rõ năng lực cạnh
tranh của các DN chè trong điều kiện hội nhập và phát triển. Tìm ra các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DN chè ở tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, giúp
các DN chè ở tỉnh Thái Nguyên hoàn thiện và phát triển bền vững hơn.
Nguyễn Trần Trọng, Lê Huyền Trang (2012), “Nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Nông”, đã đi sâu phân tích thực
trạng của doanh nghiệp tỉnh Đắk Nông hiện nay về số lượng, cơ cấu doanh nghiệp
theo loại hình sở hữu, cơ cấu doanh nghiệp theo ngành nghề, và về phân bố doanh
nghiệp theo vùng đại lý. Cụ thể nghiên cứu này đã chỉ ra về số lượng doanh nghiệp
bình quân chỉ đạt 1,018 doanh nghiệp/1.000 người dân trong khi đó vùng Tây
Nguyên là 1,398. Về cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình sở hữu thì doanh nghiệp
Nhà nước có 588 doanh nghiệp chiếm 94,48% cao nhất của tỉnh. Về cơ cấu doanh
nghiệp theo ngành nghề phân bố khá đồng đều giữa các ngành nghề. Về phân bố
doanh nghiệp theo các vùng địa lý thì doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại một số

huyện như Gia Nghĩa, Đăk Mil, Cư jut và ĐắkR Lấp còn lại ở các huyện khác rất ít.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy nguyên nhân làm cho năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp thấp có 3 vần đề chính đó là: i) quy mô của các doanh nghiệp nhỏ, ii)
chất lượng nguồn nhân lực thấp, iii) thiết bị công nghệ lạc hậu (76% máy móc dây
chuyền công nghệ được sản xuất từ những năm 50s của thế kỷ trước. Tuy nhiên khi
đưa ra giải pháp thì nghiên cứu lại tập trung chủ yếu vào môi trường bên ngoài
doanh nghiệp như: tích cực tạo môi trường pháp lý, xã hội thuận lợi cho doanh
nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp
bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội đầu tư….vv. Nghiên cứu chưa đi sâu vào


11

môi trường bên trong và giải pháp chưa thể hiện việc phát huy nội lực của doanh
nghiệp.
Đỗ Thị Nga (2012), “Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk”, đã xác định lợi thế cạnh tranh sản phẩm
cà phê nhân của một quốc gia (vùng hay doanh nghiệp) là sự vượt trội so với sản
phẩm cà phê nhân của các đối thủ cạnh tranh về hiệu quả, chất lượng, thị phần và
khả năng đáp ứng cầu. Làm rõ các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm
cà phê nhân bao gồm điều kiện tự nhiên, năng lực của các tổ chức sản xuất kinh
doanh cà phê, điều kiện cầu trong nước, các ngành hỗ trợ và đầu tư công, tổ chức
quản lý ngành hàng cà phê và chính sách của Chính phủ. Theo đó, lợi thế cạnh tranh
sản phẩm cà phê nhân được phân tích ở bốn khía cạnh, đó là i) Hiệu quả (năng suất,
chi phí sản xuất, giá thành, lợi nhuận); ii) Chất lượng sản phẩm (tiêu chuẩn chất
lượng, cơ cấu chất lượng); iii) Thị phần (trong nước, nước ngoài, khả năng giữ vững
và mở rộng thị phần) và iv) Khả năng đáp ứng cầu (kênh tiêu thụ, thương hiệu,
chủng loại, mẫu mã, phương thức bán hàng). Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn,
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp và gợi ý chính sách để nâng cao lợi thế
cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk và khẳng

định nâng cao năng lực cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu của các tổ chức cá nhân cũng đề cập tới khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trong các ngành sản xuất cụ thể. Những kết quả nghiên
cứu của họ đều cho rằng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế và
việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp là điều cần thiết. Các giải pháp
đề xuất của họ tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ khoa học
công nghệ và năng lực tài chính; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng chiến lược
cạnh tranh và hoàn thiện hệ thống phân phối.
Nguyễn Văn Hóa (2014), Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk, Nghiên cứu đã xác định phát triển cà phê bền vững (PTCPBV) là quá
trình phát triển hướng tới thay đổi về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà
phê thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm


12

đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cà phê chất lượng cao của con người cho thế
hệ hôm nay và mai sau. Các nhân tố tác động đến PTCPBV bao gồm điều kiện tự
nhiên, năng lực của các tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê, các nhân tố thị
trường và tác động của Chính phủ. Các giải pháp PTCPBV cũng được tổng hợp
bao gồm các hoạt động nâng cao năng lực của người sản xuất kinh doanh; nghiên
cứu phát triển thị trường, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh
doanh cà phê; sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho PTCPBV; xây dựng chính
sách hợp lý và hỗ trợ và đầu tư công cho PTCPBV.
Theo đó, PTCPBV được phân tích ở ba nội dung, đó là i) Kinh tế (tăng
trưởng, hiệu quả, ổn định, chất lượng, cạnh tranh); ii) Xã hội (thu nhập, việc
làm, bình đẳng, xoá đói giảm nghèo); iii) Môi trường (khai thác và bảo vệ môi
trường) và sự kết hợp hài hoà giữa các nội dung đó trong PTCPBV. Nghiên cứu
cũng đã khẳng định việc PTCPBV là yêu cầu tất yếu khách quan trong hội nhập
kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó cần tích cực phát triển thị trường, mở rộng thị trường

tiêu dùng nội địa, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà
phê và sự hỗ trợ từ chính sách và đầu tư công của Chính phủ để bảo đảm
PTCPBV. Ở đây ngiên cứu này mới dừng lại ở việc phân tích các yếu tố tác động
tới việc phát triển cà phê bền vững mà chưa đi sâu nghiên cứu phát triển cà phê bền
vững cũng là một trong những yếu tố có thể tác động tới năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk.

1.2.2 Một số công trình nghiên cứu ngoài nước
Josel Abrham (2015), các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cộng hòa Séc. Nghiên cứu này tập trung vào việc xác
định các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (SMEs) ở nông thôn tại Cộng hòa Séc. Thiết kế nghiên cứu dựa trên một
bảng câu hỏi khảo sát được tiến hành với một mẫu là 1.144 DNNVV với phương
pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thành công của các
doanh nghiệp nhỏ nông thôn tại Cộng hòa Séc chủ yếu là liên quan đến đặc điểm
quản lý và doanh nghiệp. Có 3 yếu tố quyết định quan trọng nhất tới năng lực cạnh


×