Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mức phân bón và thời vụ đến năng suất, chất lượng thuốc lá vàng sấy tại bắc sơn lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------------

NGUYỄN VĂN NGHĨA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN VÀ
THỜI VỤ ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THUỐC LÁ
VÀNG SẤY TẠI BẮC SƠN – LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------------

NGUYỄN VĂN NGHĨA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN VÀ
THỜI VỤ ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THUỐC LÁ
VÀNG SẤY TẠI BẮC SƠN – LẠNG SƠN


CHUYÊN NGÀNH

: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ SỐ

: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN TẤT CẢNH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nghĩa

i



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình từ nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh, Phó giám
đốc, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thầy là người đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Canh tác học, Khoa Nông học đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và phòng Sinh học Viện Kinh tế Kỹ
thuật thuốc lá đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nghĩa

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

v

Danh mục biểu đồ, hình

vi

Ký hiệu chữ viết tắt

vii

MỞ ĐẦU

1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài


1

1.2 Mục đích yêu cầu.

3

1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3

1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1 Nguồn gốc và phân loại thực vật cây thuốc lá

4

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá nguyên liệu

4

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá nguyên liệu của thế giới

4


1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá lá ở Việt Nam

6

1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, khí hậu và đất trồng đến sinh trưởng, phát
triển của cây thuốc lá vàng sấy

8

1.3.1 Nhiệt độ và ánh sáng

9

1.3.2 Độ ẩm và lượng mưa

9

1.3.3 Đất trồng

10

1.4 Một số kết quả nghiên cứu ngoài nước

11

1.4.1 Nhu cầu và vai trò của các yếu tố dinh dưỡng:

11

1.4.2 Nhu cầu dinh dưỡng đạm (N) của cây thuốc lá vàng sấy


14

1.4.3 Dinh dưỡng lân (P) của cây thuốc lá vàng sấy

16

1.4.4 Dinh dưỡng kali (K) của cây thuốc lá vàng sấy

18

1.4.5 Dinh dưỡng canxi (Ca) của cây thuốc lá vàng sấy

20

1.4.6 Dinh dưỡng magie (Mg) của cây thuốc lá vàng sấy

20

1.4.7 Dinh dưỡng clo (Cl) của cây thuốc lá vàng sấy

20

1.4.8 Dinh dưỡng lưu huỳnh (S) của cây thuốc lá vàng sấy

21

1.4.9 Dinh dưỡng vi lượng của cây thuốc lá vàng sấy

21


iii


1.5 Một số kết quả nghiên cứu trong nước

22

1.6 Tình hình sử dụng phân khoáng cho thuốc lá trên thế giới và ở Việt Nam

25

1.6.1 Tình hình sử dụng phân khoáng cho cây thuốc lá trên thế giới

25

1.6.2 Tình hình sử dụng phân khoáng cho cây thuốc lá tại Việt Nam

27

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30

2.1 Địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu

30

2.1.1 Địa điểm


30

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

30

2.1.3 Vật liệu nghiên cứu

30

2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

30

2.2.1 Nội dung nghiên cứu

30

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

30

2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

32

2.3.1 Chỉ tiêu sinh trưởng

32


2.3.2 Sâu bệnh hại

33

2.3.3 Năng suất và chất lượng

34

2.3.4 Hiệu quả kinh tế

34

2.4 Xử lý số liệu thí nghiệm.

34

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

35

3.1 Khí hậu, thời tiết và đặc điểm đất đai tại Lạng Sơn

35

3.1.1 Tình hình khí hậu, thời tiết tại Lạng Sơn

35

3.1.2 Kết quả phân tích đất thí nghiệm.


39

3.2 Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của thuốc
lá vàng sấy

40

3.2.1 Thời gian sinh trưởng phát triển

40

3.2.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá

43

3.2.3 Một số chỉ tiêu sinh trưởng

47

3.3 So sánh hiệu quả kinh tế

69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

74

1 Kết luận

74


2 Kiến nghị

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

75

PHỤ LỤC

77

iv


DANH MỤC BẢNG

Số bảng

1.1

Tên bảng

Sản lượng các dạng thuốc lá nguyên liệu chủ yếu của thế giới giai đoạn
2001 – 2012

1.2

5


Sản lượng thuốc lá nguyên liệu vàng sấy của các nước sản xuất chính
giai đoạn 2001-2012

1.3

6

Diện tích, năng suất và sản lượng thuốc lá nguyên liệu trồng trong nước
đến năm 2010

1.4

7

Mối quan hệ giữa năng suất thân lá thuốc lá với lượng hấp thu một số
thành phần dinh dưỡng của cây

1.5

Trang

12

Ngưỡng hàm lượng một số thành phần khoáng dinh dưỡng trong lá của
cây thuốc lá vàng sấy sinh trưởng - phát triển trong điều kiện thuận lợi

12

3.1


Kết quả phân tích đất thí nghiệm vụ xuân 2013 và vụ xuân 2014.

39

3.2

Ảnh hưởng của mức bón phân đến thời gian sinh trưởng của thuốc lá tại
Bắc Sơn – Lạng Sơn

3.3

41

Ảnh hưởng của mức bón phân đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
thuốc lá tại Bắc Sơn – Lạng Sơn

3.4

47

Ảnh hưởng của phân bón đến kích thước lá thuốc lá tại Bắc Sơn –
Lạng Sơn.

3.5

51

Ảnh hưởng của mức bón phân đến khối lượng lá thuốc lá tại Bắc Sơn –
Lạng Sơn


3.6

54

Ảnh hưởng của mức bón phân đến thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại tại
Bắc Sơn – Lạng Sơn.

3.7

58

Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và tỷ lệ lá cấp 1+2 tại Bắc Sơn
– Lạng Sơn

3.8

61

Ảnh hưởng của phân bón đến một số thành phần hoá học chính của
thuốc lá nguyên liệu tại Bắc Sơn – Lạng Sơn

3.9
3.10

63

Ảnh hưởng của phân bón đến tính chất hút của thuốc lá nguyên liệu tại
Bắc Sơn – Lạng Sơn


66

So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha nguyên liệu tại Bắc Sơn - Lạng Sơn

70

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Số biểu đồ

1.1

Tên biểu đồ

Trang

Động thái tích luỹ một số nguyên tố dinh dưỡng và chất khô của thuốc
lá vàng sấy trên đồng ruộng

Số hình

11
Tên hình

Trang

3.1


Diễn biến một số yếu tố khí hậu tại Lạng Sơn vụ xuân 2013

36

3.2

Diễn biến một số yếu tố khí hậu tại Lạng Sơn vụ xuân 2014

38

3.3

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của thuốc lá vụ xuân 2013 tại Bắc
Sơn – Lạng Sơn

3.4

43

Động thái tăng trưởng số lá của thuốc lá vụ xuân 2013 tại Bắc Sơn –
Lạng Sơn

3.5

44

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của thuốc lá vụ xuân 2014 tại Bắc
Sơn – Lạng Sơn


3.6

45

Động thái tăng trưởng số lá của thuốc lá vụ xuân 2014 tại Bắc Sơn –
Lạng Sơn

46

vi


KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Diễn giải

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

CP

Cổ phần


3

KTKT

Kinh tế Kỹ thuật

4

Kts

Kali tổng số

5

MRML

Mới ra mới lớn

6

NPK

Đạm-Lân-Kali

7

NST

Ngày sau trồng


8

Nts

Đạm tổng số

9

TC

Tiêu chuẩn

10

TCN

Tiêu chuẩn ngành

11

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

12

TMV

Tobacco Mosaic Virus


13

TLVS

Thuốc lá vàng sấy

14

TV

Thời vụ

vii


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thuốc lá hiện vẫn là mặt hàng tiêu
dùng thường xuyên đối với nhiều đối tượng dân cư, có giá trị sản phẩm xã hội
cao. Ngành thuốc lá có nhiều ưu thế so với các ngành khác khi hiệu quả cao và
thời gian thu hồi vốn nhanh, nộp ngân sách lớn. Theo số liệu của Hiệp hội thuốc
lá Việt Nam (2012; 2013; 2014) thì mỗi năm ngành thuốc lá Việt Nam nộp ngân
sách nhà nước trên 15 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, ngành thuốc lá còn tạo ra công ăn
việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 20.000 lao động sản xuất công nghiệp, hàng
trăm ngàn lao động nông nghiệp và dịch vụ khác có liên quan.
Thuốc lá nguyên liệu là thành phần chính của thuốc lá điếu, là một trong
những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng sản phẩm thuốc điếu. Trong
những năm qua, sản xuất thuốc lá trong nước đã có những tiến bộ đáng kể qua
việc cải thiện chất lượng nguyên liệu. Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng

trong nước, hàng năm ngành thuốc lá còn phải nhập hàng chục ngàn tấn thuốc lá
nguyên liệu. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu,
ngành thuốc lá Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển nguyên liệu được thể
hiện ở “Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng nguyên liệu
thuốc lá Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt là
phát triển và duy trì ổn định diện tích trồng cây thuốc lá ở mức 32.000 ha và sản
lượng 75.000 tấn vào năm 2020 (Bộ Công Thương, 2013).
Thuốc lá là cây trồng đòi hỏi khá ngặt nghèo về đất đai, đặc biệt là hàm
lượng các chất dinh dưỡng đa lượng và trung lượng như: N, P, K, Ca, Mg, ...
Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng như: Bo, Mo, Cu, Zn, Mn, ... cũng ảnh hưởng
đáng kể đến sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá. Mỗi loại đất được đặc
trưng bởi hàm lượng các chất dinh dưỡng, thành phần cơ giới và độ pH. Người ta
căn cứ vào những đặc điểm này của mỗi loại đất để xây dựng biện pháp bón phân
thích hợp cho cây thuốc lá.
Hiệu quả sản xuất thuốc lá nguyên liệu không những phụ thuộc vào năng suất

1


mà còn phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng sản phẩm. Thời vụ trồng thích hợp, bón
phân hợp lý là các biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng năng suất và chất lượng
nguyên liệu. Do vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và phân bón đến năng
suất, chất lượng thuốc lá nguyên liệu vùng Bắc Sơn là hết sức cần thiết.
Trong nhiều năm qua, chất lượng thuốc lá nguyên liệu tại các vùng trồng
thuộc huyện Bắc Sơn nói riêng và một số vùng trồng khác (Hữu Lũng, Lộc Bình,
Chi Lăng, Tràng Định) do Công ty CP Ngân Sơn quản lý hàm chất lượng có xu
hướng giảm. Trong năm 2011 qua phân tích 8 mẫu thuốc lá nguyên liệu tại Bắc
Sơn (Thuộc đề tài cấp Tổng công ty: Theo dõi diễn biến chất lượng thuốc lá
nguyên liệu các vùng trồng ở Việt nam) chỉ có 01 mẫu đạt trên 1%, còn lại 7 mẫu
<1%. Có mẫu hàm lượng Nicotin đạt rất thấp như: Long Đống: 0,66%, Vũ Lăng:

0,74%. Trong năm 2012 qua phân tích mẫu thuốc lá nguyên liệu của huyện Bắc
Sơn hàm lượng Nicotin mặc dù có tăng hơn so với năm 2011, nhưng hàm lượng
tăng chưa đáng kể. Theo số liệu phân tích 7 mẫu thuốc lá nguyên liệu của huyện
Bắc Sơn trong năm 2012 thì hàm lượng Nicotin chỉ dao động từ 1,2 -1,3 %. Kết
quả phân tích hàm lượng Nicotin các vùng trồng của tỉnh Lạng Sơn ở mức thấp
như: Tân Hương, Hưng Vũ, Chiêu Vũ (Huyện Bắc Sơn) dao động từ 1,28 –
1,42%. Các xã của các huyện khác như: Hòa Thắng (Hữu Lũng), Quang Lang
(Chi Lăng), Sàn Viên (Lộc Bình) chỉ dao động từ 1,0 – 1,12%. Đặc biệt mẫu của
huyện Tràng Định chỉ đạt 0,64%.
Nguyên nhân dẫn đến chất lượng thấp có nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là tác
động trực tiếp của phân bón, thời vụ, mật độ trồng, đánh nhánh ngắt ngọn, …
Diện tích trồng thuốc lá tại tỉnh Lạng Sơn rất lớn dao động từ 6.000 – 7.000
ha, trong đó huyện Bắc Sơn hàng năm dao động từ 3.000 – 4.000 ha.Vì vậy việc
nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao chất lượng vùng
trồng thuốc lá Bắc Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung nhằm đáp ứng nhu
cầu thực tế của các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu là việc làm hết sức cần thiết.
Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
mức phân bón và thời vụ đến năng suất, chất lượng thuốc lá vàng sấy
tại Bắc Sơn – Lạng Sơn.”

2


1.2. Mục đích yêu cầu.
1.2.1. Mục đích.
Xác định được công thức phân bón và thời vụ trồng thích hợp cho giống thuốc lá
C9-1 đạt năng suất và chất lượng tốt tại vùng nguyên liệu Bắc Sơn - Lạng Sơn.
1.2.2. Yêu cầu.
Đánh giá ảnh hưởng công thức bón phân và thời vụ trồng đến sinh trưởng
phát triển và năng suất chất lượng thuốc lá nguyên liệu giông C9-1 tại Bắc Sơn –

Lạng Sơn.
Đề xuất quy trình bón phân góp phần xây dựng được quy trình trồng trọt cho
sản xuất thuốc lá vàng sấy tại vùng Bắc Sơn - Lạng Sơn cho năng suất chất lượng
ổn định.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của
các mức phân bón đến năng suất, chất lượng thuốc lá nguyên liệu trong các thời
vụ trồng khác nhau của vụ xuân tại vùng Bắc Sơn - Lạng Sơn.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trong thực tế, sản xuất nguyên liệu thuốc lá sợi vàng tại vùng Bắc Sơn Lạng Sơn trong những năm gần đây đang có sự suy giảm về sản lượng cũng như
chất lượng nguyên liệu. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra
biện pháp kỹ thuật tác động có ảnh hưởng tích cực đến năng suất và chất lượng
thuốc lá nguyên liệu cho vùng Bắc Sơn là cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tiễn
đặt ra.

3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật cây thuốc lá
Thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) là loại cây công nghiệp ngắn ngày có
tầm quan trọng đối với nền kinh tế trên thị trường thế giới không chỉ đối với trên
33 triệu nông dân của nhiều Quốc gia (những người coi cây thuốc lá là nguồn thu
nhập chính) mà còn cho cả toàn bộ nền công nghiệp - từ các nhà máy chế biến,
cuốn điếu, sản xuất phụ gia, phụ liệu đến cả hệ thống phân phối tiêu thụ, thậm
chí cả một phần ngành sản xuất các vật tư nông nghiệp phục vụ cho cây thuốc lá
như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (Akehurt B. C, 1981; Collins W. K and
Hawks S. N. Jr, 1993). Với tổng diện tích trồng trọt khoảng 4,0 – 5,0 triệu ha trải
khắp từ 60o vĩ Bắc đến 40o vĩ Nam và tổng sản lượng nguyên liệu thu được
khoảng 5,0 – 6,0 triệu tấn để sản xuất khoảng 6.000 tỷ điếu hàng năm (Davis D.

L. and Nielsen M. T, 1999; Tso T. C, 1990).
Trong số 66 loài thuốc lá, có 2 loài chưa tìm thấy ở dạng hoang dại nhưng
lại được trồng phổ biến làm thuốc lá là Nicotiana tabacum và N. rustica. Loài
Nicotiana tabacum có số lượng nhiễm sắc thể lưỡng lưỡng bội (Dihaploid = 4n),
có biến động lớn về kích thước lá, dạng ngọn lá, góc đóng lá so với thân, kiểu tai
cuống lá, mầu sắc lá. Hoa tự chùm lưỡng tính mọc trên đỉnh sinh trưởng, hoa dài
khoảng 5 cm, có 5 cánh với mầu từ hồng đến đỏ (Nicotiana tabacum) hay mầu
vàng đến vàng hơi xanh (Nicotiana rustica). Hoa thường tự thụ phấn trước khi
nở (Kiểu Chasmogamy) và tỷ lệ tự thụ phấn đến 95%. Mỗi cây có thể cho 200 400 quả và mỗi quả có khả năng cho khoảng 2000 - 4000 hạt. Trong hạt chứa 32
- 42% dầu (Chủ yếu là Linoleic acid và Oleic acid), 20 - 30% protein. Trong 1 gr
hạt có từ 10.000 - 15.000 hạt và hạt có khả năng sống rất lâu (Akehurt B. C.
1981; Collins W. K and Hawks S. N. Jr, 1993; Davis D. L and Nielsen M. T,
1999).
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá nguyên liệu
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá nguyên liệu của thế giới
* Tình hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu

4


Thuốc lá nguyên liệu tham gia thương mại trên thế giới chủ yếu được sản
xuất ở các vùng từ 450 vĩ Bắc đến 300 vĩ Nam. Diện tích trồng thuốc lá trên thế
giới trong những năm gần đây luôn duy trì ở mức khoảng 3,5 triệu ha. Các nước
sản xuất thuốc lá nguyên liệu hàng đầu của thế giới là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ,
Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ, Zimbabuê, Inđônêxia và Hy lạp với diện tích và sản lượng
chiếm gần 3/4 tổng sản lượng toàn cầu.
Những nước có trình độ thâm canh tiên tiến như Mỹ, Braxin, Zimbabuê
trồng thuốc lá cho năng suất cao hơn hẳn so với các nước khác và đạt bình quân
25 tạ/ha. Sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ có năng suất thấp do trồng chủ yếu loại thuốc lá
thơm oriental và do khí hậu khô hạn ở vùng này.

Theo số liệu công bố bởi Universal Leaf Tobacco Company (2012), sản
lượng thuốc lá nguyên liệu có sự gia tăng từ khoảng 5 triệu tấn trong những năm
2007 về trước lên mức 5,5 triệu tấn trong những năm gần đây. Dạng thuốc lá
vàng sấy lò chiếm phần chủ đạo và có sự gia tăng từ mức 70% ở thời kỳ trước
năm 2000 lên mức gần 80% trong giai đoạn hiện nay. Xếp thứ 2 là dạng thuốc lá
Burley với tỷ lệ biến động từ 10 đến 15%. Tiếp đến là dạng thuốc lá Oriental với
tỷ lệ có sự sụt giảm từ khoảng 10% thời kỳ trước năm 2000 xuống khoảng 5%
trong những năm gần đây.
Bảng 1.1 Sản lượng các dạng thuốc lá nguyên liệu chủ yếu của thế giới giai
đoạn 2001 – 2012
ĐVT : 1.000 tấn
Chủng loại

2001

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Vàng sấy

3.499


3.873

4.173

4.320

4.540

4.492

4.579

Burley

770

621

735

835

750

775

584

Oriental


439

237

267

275

248

216

232

Nâu phơi

182

144

135

129

130

134

122


Nâu sấy lửa

50

40

54

53

55

54

51

Tổng cộng

4.940

4.915

5.364

5.612

5.723

5.671


5.568

Nguồn tài liệu: 2012 Supply & Demand Report. Universal Leaf Tobacco

5


Company
Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá ở các
nước chịu nhiều áp lực từ chính sách quốc gia và dư luận xã hội nhưng mức sản
xuất không những không suy giảm mà còn có sự gia tăng. Điều này cho thấy nhu
cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc lá điếu vẫn không suy giảm.
Các nước sản xuất thuốc lá vàng sấy lò hàng đầu thế giới là: Trung Quốc,
Braxin, Ấn Độ, Mỹ và Zimbabuê với số liệu sản xuất trong giai đoạn 2001 –
2012 được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Sản lượng thuốc lá nguyên liệu vàng sấy của các nước sản xuất
chính giai đoạn 2001-2012
Nước

2001

2007

2008

2009

ĐVT: 1.000 tấn
2010

2011
2012

Trung Quốc
Braxin
Ấn Độ
Hoa kỳ

1.800
408
60
247

1.950
643
260
220

2.300
608
279
218

2.350
608
326
236

2.461
567

335
222

2.354
708
276
169

2.580
590
273
204

Argentina
Zimbabuê
Bănglađét

55
203
31

85
73
57

82
48
53

82

58
65

95
123
89

87
132
87

74
144
90

Italia
Tanzania
Indonesia

50
26
46

51
49
41

50
51
42


53
56
45

51
89
30

43
122
37

30
70
48

573

444

442

441

478

477

476


3.499

3.873

4.173

4.320

4.540

4.492

4.579

Các nước khác
Tổng cộng

Nguồn tài liệu: 2012 Supply & Demand Report. Universal Leaf Tobacco
Company.
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá lá ở Việt Nam
Có một số tài liệu cho rằng thuốc lá được trồng ở nước ta từ thời vua Lê
Thần Tông (1660) với nguồn giống từ các thương nhân Tây Ban Nha. Nghề
trồng thuốc lá chính thức phát triển vào năm 1876 tại Gia định, 1899 tại Tuyên
Quang (Lê Đình Thụy và Phạm Kiến Nghiệp, 1996).
Cây thuốc lá vàng sấy được trồng ở nước ta từ đầu những năm 40 của thế

6



kỷ 20. Tuy nhiên, sau ngày thống nhất đất nước năm 1975 sản xuất nguyên liệu
thuốc lá mới có sự chuyển biến mạnh mẽ. Giai đoạn từ 1975 - 1990 đã hình
thành các vùng sản xuất nguyên liệu thuốc lá Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc, Vĩnh
Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An,... Từ sau năm 1990, Tổng công ty Thuốc lá Việt
Nam đã xây dựng chương trình phát triển nguyên liệu trong nước nhằm từng
bước nâng cao năng suất, chất lượng và mở rộng vùng nguyên liệu. Để tạo ra
những chuyển biến tích cực trong công tác sản xuất thuốc lá nguyên liệu, Tổng
công ty thuốc lá Việt Nam đã áp dụng đồng bộ các biện pháp như chọn tạo giống,
thử nghiệm để xác định các biện phá kỹ thuật canh tác phù hợp, xây dựng chính
sách đầu tư cho các vùng trồng bao gồm cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, hỗ trợ lò sấy và bao tiêu sản phẩm.
Bảng 1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng thuốc lá nguyên liệu trồng trong
nước đến năm 2010
2005

Dạng

2010

Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng

thuốc lá

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

(ha)


(tấn/ha)

(tấn)

Vàng sấy

20.323

1,51

30.599

24.919

1,81

45.017

Phía Bắc

8.072

1,33

10.761

13.904

1,70


23.612

Phía Nam

12.251

1,62

19.838

11.015

1,94

21.405

Burley

672

1,75

1.179

387

1,54

596


Nâu

420

1,90

798

856

2,46

2.108

21.415

1,52

32.576

26.161

1.82

47.721

Tổng

Nguồn tài liệu: Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng

nguyên liệu thuốc lá Việt Nam đến năm 2020. Bộ Công Thương.
Thuốc lá vàng sấy là dạng nguyên liệu chính được phát triển với diện tích
20.000 – 25.000 ha/năm và hình thành các vùng nguyên liệu trọng điểm như Cao
Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn ở phía Bắc và Gia Lai, Đắc Lắc, Tây Ninh ở phía Nam.
Việc ứng dụng các giống thuốc lá mới cùng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã nâng
cao năng suất chất lượng nguyên liệu thuốc lá vàng sấy. Năng suất đã có sự cải thiện

7


đáng kể từ mức bình quân 1,33 tấn/ha năm 2005 lên 1,7 tấn/ha năm 2010 và khoảng
2,1 tấn/ha hiện nay. Nhiều hộ thâm canh tốt đã đạt năng suất 3 tấn/ha. Sản lượng
thuốc lá nguyên liệu vàng sấy năm 2005 đạt 30.599 tấn và năm 2010 đạt 45.017 tấn.
Thuốc lá burley từng được trồng với diện tích trên 1.000 ha trong những
năm 1995 – 2000 tại Lâm Đồng, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên,
do nhu cầu nguyên liệu burley cho sản xuất gu thuốc hỗn hợp trong nước còn hạn
chế nên hiện nay thuốc lá burley chủ yếu được trồng tại tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu với diện tích dao động từ 400 đến 700 ha. Sản lượng nguyên liệu
burley hàng năm biến động trong khoảng 600 đến 1.200 tấn.
Thuốc lá nâu phơi được trồng tại các tỉnh phía Nam từ rất sớm và đã từng
đạt diện tích tới chục ngàn ha trong những năm 1990 của thế kỷ XX. Tuy nhiên,
do thuốc lá nâu có chất lượng nguyên liệu hạn chế nên chỉ được sử dụng cho sản
xuất các nhãn thuốc điếu cấp thấp. Hiện nay, chỉ còn lại 3 tỉnh trồng thuốc lá Nâu
gồm Ninh Thuận, Đồng Nai và Bình Thuận với diện tích ở mức rất khiêm tốn từ
400 đến 800 ha/năm và sản lượng từ 800 đến 2.100 tấn/năm.
Tình hình nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu
Với sản lượng thuốc điếu hiện nay khoảng 5 tỷ bao thuốc lá/năm thì
mỗi năm ngành thuốc lá cần lượng nguyên liệu từ 85.000 – 90.000 ngàn tấn.
Do đặc thù của sản xuất thuốc điếu phải phối trộn các loại nguyên liệu khác
nhau và mặt khác, chất lượng của thuốc lá nguyên liệu trong nước còn có

những hạn chế nên mỗi năm ngành thuốc lá vẫn phải nhập hàng chục ngàn
tấn. Phần lớn lượng nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc là để bù đắp
lượng nguyên liệu thiếu hụt của sản xuất trong nước. Một lượng đáng kể
nguyên liệu nhập khẩu là nguyên liệu cao cấp mà sản xuất trong nước chưa
đáp ứng được.
1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, khí hậu và đất trồng đến sinh
trưởng, phát triển của cây thuốc lá vàng sấy
Ngày nay, mặc dù cây thuốc lá có mặt khắp mọi nơi từ Newzealand tới
các nước Bắc Âu như Thụy Điển nhưng do có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới

8


nên cây thuốc lá vàng sấy sinh trưởng mạnh trong điều kiện khí hậu ấm áp.
1.3.1. Nhiệt độ và ánh sáng
Theo tài liệu của (Collins and Hawks, 1993), tổng tích ôn để cây thuốc lá
phát dục là từ 3.200 – 3.6000C. Do vậy, tuỳ điều kiện nhiệt độ mà tổng thời gian
sinh trưởng của cây thuốc lá biến động từ 90 – 130 ngày, ngưỡng nhiệt độ tối
thấp của cây thuốc lá là 130C. Các giống thuốc lá vàng sấy được trồng thành
công ở ít nhất 75 nước trên thế giới, chủ yếu từ 60 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam
và sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ ban ngày từ 29 – 320C, ban
đêm từ 18 – 210C và ánh sáng đầy đủ. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn 160C, sự tích
luỹ chất khô kém, lóng thân ngắn, lá phần ngọn dài và hẹp. Đặc biệt, trong điều
kiện nhiệt độ thấp kết hợp thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, cây thường ra
hoa sớm khi chưa đạt đủ số lá sinh học.
1.3.2. Độ ẩm và lượng mưa
Độ ẩm không khí liên quan tới độ ẩm của đất, quá trình trao đổi nước và
dinh dưỡng khoáng của cây, sự phát triển của các loài sâu bệnh hại cây thuốc lá.
Độ ẩm không khí từ 70 – 80% là thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây và
quá trình thu hoạch, sơ chế (sấy) thuốc lá.

Giai đoạn cây thuốc lá sinh trưởng, phát triển mạnh có lượng nước bốc hơi
khoảng 2,5mm/tuần (tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau trồng). Trên những loại đất cát
và thịt nhẹ sử dụng phổ biến để trồng thuốc lá vàng sấy, lượng mưa từ 2,5 –
4,0mm/tuần thường là đủ giúp cây thuốc lá đạt mức sinh trưởng tối đa. Thuốc lá
thường có hàm lượng nicotin thấp, hàm lượng đường cao khi được cung cấp
nước đầy đủ và ngược lại có hàm lượng nicotin cao, hàm lượng đường thấp khi
sinh trưởng trong điều kiện thường xuyên gặp hạn. Trong thực tế sản xuất, điều
kiện thiếu ẩm ở mức độ nhẹ ở thời điểm trước khi cây bước vào giai đoạn sinh
trưởng mạnh sẽ kích thích bộ rễ ăn sâu hơn, cây sinh trưởng tốt hơn ở giai đoạn
tiếp theo. Thậm chí, hương thơm và tính chất hút của lá thuốc lá còn có thể được
cải thiện khi cây gặp hạn nhẹ ở giai đoạn này (Collin và Hawks, 1993). Vào giai
đoạn cây thuốc lá thu hoạch trở đi, độ ẩm đất chỉ cần đủ để giúp chuyển hoá vật
chất dễ dàng và lá tích luỹ chất khô. Lượng mưa quá lớn hoặc quá hạn trong giai
đoạn này đều ảnh hưởng xấu đến chất lượng thuốc lá sấy cả về mặt cấp loại lẫn

9


thành phần hoá học.
1.3.3. Đất trồng
Cây thuốc lá vàng sấy được trồng trên đất cát hoặc thịt nhẹ, nghèo mùn,
tầng canh tác dày, thoát nước tốt và ít dinh dưỡng sẽ cho lá sau khi sấy có màu
vàng đẹp, hàm lượng đường cao sau khi sấy; bởi vì đất nghèo đạm thì sự hấp thu
đạm của cây thuốc lá vàng sấy suy kiệt khi cây ra nụ và chuẩn bị thu hoạch. Phần
lớn các loại thuốc lá hong, trừ thuốc lá Maryland và Oriental, đều được trồng trên
đất nặng hơn, giàu dinh dưỡng mà thực chất là có hàm lượng đạm cao. Tại Bắc
Carolina đất có hàm lượng mùn cao > 0,8% thường làm cho thuốc lá chín chậm
và đặc biệt khó sấy vì cây vẫn hút đạm cả khi đang thu hoạch, ngay cả khi lá
vàng sấy có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của hệ thống rễ, mà bộ rễ thuốc
lá lại không ưa ẩm quá và kéo dài. Hàm lượng mùn cao có thể cho năng suất cao

trong vụ khô nhưng lại làm cho năng suất thuốc lá rất thấp trong vụ mưa.
Độ chua của đất và lượng canxi trong đất cũng ảnh hưởng tới năng suất và
chất lượng thuốc lá, pH tốt nhất ở khoảng 5,8 – 6,2 và cần được duy trì bằng vôi
dolomite (Peedin and McCants, 1977). Tuy nhiên, pH đất nhỏ hơn 5,0 có thể dẫn
tới rễ thuốc lá ngộ độc nhôm và mangan, nhưng nếu pH đất > 6,2 có thể làm cho
cây thiếu một số nguyên tố vi lượng vốn đã có rất ít trong đất (Kamprath and
Foy, 1985) dẫn tới cây sinh trưởng phát triển kém.
Nhìn chung, đất trồng thuốc lá vàng sấy thích hợp là các loại đất cát hoặc
thịt nhẹ, pH từ 5,5 – 6,5, tầng đất mặt dày, tầng đất cái giàu sét phải sâu từ 1,2 –
1,5m, thoát nước tốt. Đa số đất trồng thuốc lá vàng sấy ở Zimbabuê có thành
phần cát thô cao hơn ở Mỹ (Garner, 1934).
Đất trồng thuốc lá vàng sấy ở Brazil khá phong phú, từ loại đất xám đến
đất vàng và đất đỏ với dạng hình từ cát mịn đến cát thô, song tất cả các dạng đất
này đều có tầng đất mặt sâu và thoát nước tốt.
Ở Ấn Độ, đất trồng thuốc lá vàng sấy đa số là giàu sét ở cả tầng canh tác
và tầng đất cái, pH đất từ 7,5 – 8,1. Đất có cấu trúc và khả năng ẩm, song có tính
thoát nước kém.
Ở Việt Nam, đất trồng thuốc lá vàng sấy rất đa dạng, từ đất cát, cát pha

10


như ở các tỉnh Bắc Giang, Ninh Thuận, Tây Ninh,… đến các loại đất thịt nhẹ, thịt
trung bình, thậm chí cả thịt nặng như ở Lạng Sơn, Cao Bằng.
Do sự đa dạng về loại đất trồng đã tạo nên sự đa dạng của nguyên liệu
thuốc lá vàng sấy. Sự khác biệt về hương vị của nguyên liệu thuốc lá vàng sấy
giữa các vùng trong mỗi nước và giữa các nước đã giúp các nhà sản xuất thuốc lá
điếu có nhiều cơ hội để lựa chọn nhằm sản xuất ra những mác thuốc ưa thích
hoặc quen dùng cho người tiêu dùng. Do vậy, thật khó khi đánh giá một loại đất
là thích hợp hay không thích hợp cho trồng trọt thuốc lá vàng sấy, mà sự đánh

giá phần lớn tuỳ thuộc vào nhà tiêu thụ nguyên liệu – nhà sản xuất thuốc lá điếu.
1.4. Một số kết quả nghiên cứu ngoài nước
1.4.1. Nhu cầu và vai trò của các yếu tố dinh dưỡng:
Mức sinh trưởng và lượng dinh dưỡng hấp thu của mỗi giống thuốc lá
vàng sấy biến động đáng kể, tuỳ thuộc vào dạng đất, độ phì của đất, điều kiện khí
hậu, thời tiết và kĩ thuật trồng trọt.
Động thái tích luỹ chất khô và một số thành phần khoáng dinh dưỡng
chính của cây thuốc lá vàng sấy đã được (Raper và Mc Cants, 1966) nghiên cứu,
công bố ở dạng biểu đồ 1.1.

Biểu đồ 1.1. Động thái tích luỹ một số nguyên tố dinh dưỡng và chất khô
của thuốc lá vàng sấy trên đồng ruộng

11


( 1 lb = 0.454 kg ; 1 A = 0.407 ha)
Kết quả nghiên cứu về lượng hấp thu dinh dưỡng đa lượng và trung lượng
trong mối quan hệ với năng suất thân lá thuốc lá của (Raper and Mc Cants,
1966), trùng hợp với kết quả nghiên cứu của (Hawks 1970). Các tác giả này đều
cho biết cây thuốc lá vàng sấy có lượng hấp thu kali lớn nhất và thường gấp đôi
lượng đạm hấp thu. Lượng hấp thu lân và magiê tương đối thấp so với lượng hấp
thu kali, đạm và canxi của cây.
Bảng 1.4. Mối quan hệ giữa năng suất thân lá thuốc lá với lượng hấp thu
một số thành phần dinh dưỡng của cây
ĐVT: kg/ha
TÁC GIẢ

Lượng hấp thu


Năng suất
thân lá

N

P2 O 5

K2 O

CaO

MgO

Van Dierendonck (1959)

3.772

74

22

133

106

27

Raper và Mc Cants (1966)

4.287


64

9

130

37

11

Hawks (1970)

2.242*

78

31

193

86

41

* Năng suất lá khô
Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các nguyên tố khoáng dinh dưỡng
của đất với cây thuốc lá vàng sấy đã được một số chuyên gia của Viện công nghệ
sinh học - Học Viện khoa học nông nghiệp Vân Nam - Trung Quốc tiến hành.
Kết quả nghiên cứu cho biết có mối quan hệ tương hỗ giữa các nguyên tố K, P,

Cu, B và tồn tại tính đối kháng của nguyên tố Ca đối với các nguyên tố khác
trong dinh dưỡng của cây thuốc lá vàng sấy. Chìa khoá để cải thiện dinh dưỡng,
năng suất và chất lượng của cây thuốc lá vàng sấy là tăng cường thành phần vật
chất hữu cơ cho đất trồng thuốc lá và xây dựng chế độ phân bón trên cơ sở sử
dụng tính tương hỗ của các nguyên tố K, P, Cu và B để loại trừ tính đối kháng
của Ca đối với các nguyên tố này (Collins and cộng sự, 2001).
Với mục đích tạo cơ sở dữ liệu để giám sát tình trạng dinh dưỡng của cây
thuốc lá vàng sấy có hiệu quả người ta đã tiến hành nghiên cứu và xác định được
một số ngưỡng hàm lượng thành phần dinh dưỡng của lá trong mối liên quan với

12


tình trạng dinh dưỡng và tuổi của cây thuốc lá . Triệu chứng thiếu đạm xuất hiện
khi hàm lượng đạm trong lá thấp hơn mức 1,5 %. Triệu chứng thiếu kali bắt đầu
xuất hiện trên các đuôi lá khi hàm lượng kali (K) trong lá thấp hơn mức 2,5 %,
đuôi lá thuốc lá tổn thương nhiều hơn khi hàm lượng kali (K) dưới ngưỡng 1,7 %
(Chouteau and Fauconnier, 1988). Ngưỡng 0,2 % Mg và 18-25 ppm Mn trong lá
MRML của cây thuốc lá vàng sấy báo hiệu cây thiếu hai nguyên tố này. Hàm
lượng bo (B) trong lá non của cây thuốc lá vàng sấy từ 15- 16 ppm cũng được
xác định là ngưỡng nguy cấp, báo hiệu cây thiếu bo .
Bảng 1.5. Ngưỡng hàm lượng một số thành phần khoáng dinh dưỡng trong
lá của cây thuốc lá vàng sấy sinh trưởng - phát triển trong điều kiện thuận lợi
ĐVT: %
Giai đoạn
sinh trưởng
Cây con

Mô lá, vị
trí lá


N

P

K

Ca

Mg

4,0-6,0

0,2-0,5

3,0-4,0

0,6-1,5

0,2-0,6

4,0-5,0

0,2-0,5

2,5-3,5

0,75-1,5

0,2-0,6


3,5-4,5

0,2-0,5

2,5-3,5

0,75-1,5

0,2-0,6

Lá B + T 2,0-2,25

0,14-0,3

1,5-2,5

0,75-1,5

0,2-0,6

1,6-2,0

0,13-0,3

1,5-2,5

1,0-2,0

0,2-0,6


Lá X + P 1,3-1,75

0,12-0,3

1,3-2,5

1,0-2,5 0,18-0,75


MRML

Thân, lá tăng



trưởng mạnh

MRML

Ra hoa

Thu hái


MRML

Lá C

MRML: Most recent mature leaf.

Nghiên cứu trên cây thuốc lá vàng sấy ở Trung Quốc (2010) cho biết duy
trì sự đầy đủ và cân bằng của các dinh dưỡng N, P, K và Mg ở thời kỳ chuẩn bị
thu hoạch thuốc lá là một trong những yếu tố rất quan trọng để cải thiện mùi
thơm của thuốc lá vàng sấy. Như vậy, rõ ràng hàm lượng caroten tổng số ở mức
cao trong thuốc lá vàng sấy là có lợi không những cho màu sắc mà còn cho cả

13


hương thơm của thuốc lá.
1.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng đạm (N) của cây thuốc lá vàng sấy
N là vật chất sống, hình thành cấu trúc và chức năng của phân tử
prôtêin, tham gia vào quá trình phân chia tế bào và sinh trưởng của cây. N cũng
là thành phần của diệp lục và alkanoit (chủ yếu là nicotin). Dinh dưỡng N chi
phối sự cân bằng giữa quá trình chuyển hoá prôtêin và chuyển hoá cacbohydrat
trong cây thuốc lá. N là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất trong quá trình
sinh trưởng - phát triển của cây thuốc lá (Collins and Hawks, 1983; Chouteau and
Fauconnier, 1988; Layten and Nielsen, 1999; Steinberg and Tso, 1958). Do vậy,
mức bón N ảnh hưởng lớn đến năng suất và thành phần hoá học của lá thuốc lá.
- Dạng đạm
Cây thuốc lá hấp thu đạm ở cả hai dạng NH+4 và NO-3. , trong điều kiện
đất chua cây thuốc lá hấp thu dạng NO-3 hiệu quả hơn dạng NH+4, trong khi đó ở
pH từ 7 - 9 cây thuốc lá hấp thu dễ dàng đạm NH+4. Giai đoạn cây con, cây thuốc
lá hấp thu đạm NH+4 nhiều hơn, ngược lại cây thuốc lá trưởng thành hấp thu đạm
NO-3 nhiều hơn (Chouteau and Fauconnier, 1988; Hawks, 1956) cho biết sinh
trưởng của cây thuốc lá vàng sấy giảm đi 33 % khi được nuôi trồng trong dung
dịch chứa 50 % đạm ở dạng NH+4, giảm 80 % khi dung dịch nuôi trồng là 100 %
đạm NH+4 so với đối chứng 100 % đạm NO-3. (Skogley and Mc Cants, 1963) cho
biết năng suất khô của cây thuốc lá vàng sấy được bón đạm NH+4 chỉ bằng 33 %
năng suất khô của cây thuốc lá vàng sấy được bón đạm NO-3 (Akehurst, 1981) đã

quan sát thấy cây thuốc lá được cung cấp đạm NO-3 có mức sinh trưởng gấp 6 lần
so với khi được cung cấp đạm NH+4.
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy cây thuốc lá thích hợp với đạm
NO-3

hơn so với đạm NH+4. (Skogley and Mc Cants, 1963) cho rằng nguyên nhân

chính dẫn đến sinh trưởng kém của cây thuốc lá khi được trồng với đạm NH+4 là
do sự thiếu hụt các cation nào đó, các cation này đối kháng với NH+4 trong quá
trình hấp thu cuả cây, sử dụng đạm (NH4)2SO4 gây ngộ độc NH3 cho cây thuốc lá
hơn so với đạm NH4NO3, nhất là khi đất có hàm lượng clo cao. (Chouteau and
Fauconnier, 1988), cho biết cây thuốc lá tích luỹ nhiều NH+4 trong dịch bào dẫn
đến làm giảm các muối hữu cơ của không bào, làm giảm tính đệm của dịch bào,

14


gây axít hoá dịch bào.
- Ảnh hưởng của N đến sinh trưởng, năng suất, phẩm cấp thuốc lá
Dù với mức cung cấp N rất thấp, cây thuốc lá vẫn có thể hình thành đầy
đủ số lá sinh học theo đặc tính di truyền của cây . Trong điều kiện ẩm độ đầy đủ,
tăng mức cung cấp N làm tăng diện tích lá, làm giảm độ dầy của lá dẫn đến làm
giảm khối lượng riêng của lá.
Giai đoạn lá bắt đầu xuất hiện từ đỉnh sinh trưởng khá nhạy cảm với dinh
dưỡng N, đó là giai đoạn phân chia tế bào mạnh mẽ của lá. Do vậy, đây là giai
đoạn nguyên tố N ảnh hưởng lớn nhất đến diện tích cuối cùng của lá (Raper and
Cants, 1967).
Mức độ hấp thu N của cây thuốc lá vàng sấy suy giảm nhanh tại thời điểm
cây bắt đầu xuất hiện nụ là cần thiết, giúp cho quá trình chín của lá diễn ra thuận
lợi. Nghĩa là phải điều khiển sao cho thời điểm cây thuốc lá đạt được diện tích lá

tối đa trùng với thời điểm khả năng cung cấp N của đất giảm tới mức tối thiểu.
Nước là một trong những yếu tố chính tác động đến quá trình hấp thu N
của cây thuốc lá. Trong điều kiện đất thừa ẩm, cây thuốc lá hút thu N nhiều hơn.
Nếu sau đó đất trồng khô hạn, thì lượng N dư thừa trong cây chủ yếu ở dạng hoà
tan do quá trình đồng hoá prôtêin của cây bị ức chế .
- Ảnh hưởng của N đến tính chất lí hoá học và tính chất hút của lá sấy
Khả năng cháy của sản phẩm thuốc lá giảm thấp khi lượng N cung cấp
cho cây thuốc lá tăng lên. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đạm dạng NO-3
được xác định là ảnh hưởng tốt đến khả năng cháy của thuốc lá. Điều này có thể
giải thích là cây thuốc lá hút mạnh NO-3 kéo theo hấp thu kali nhiều hơn, đồng
thời ức chế hấp thu Cl- (Chouteau and Fauconnier, 1988). Sau khi trồng, nếu tình
trạng thiếu N của cây diễn ra càng sớm thì tỉ lệ đường/nicotin càng cao. N được
coi là nguyên tố ảnh hưởng lớn nhất đến vị của sản phẩm thuốc lá. Hàm lượng
Nitơ tổng số trong lá thuốc lá quá cao dẫn đến sản phẩm hút có vị sốc, ngược lại
sản phẩm hút có vị nhạt khi hàm lượng Nitơ tổng số quá thấp. Thực tế, vị của sản
phẩm thuốc lá liên quan đến sự cân bằng giữa thành phần đường và prôtêin trong
lá thuốc lá (Chouteau and Fauconnier, 1988).

15


Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã chỉ ra rằng việc
tăng lượng bón đạm cho cây thuốc lá và đánh nhánh, ngắt ngọn triệt để đã làm
tăng năng suất, chất lượng thuốc lá, và hàm lượng Nicotin cũng tăng đáng kể.
Theo (Chouteau and Fauconnier, 1988) hàm lượng Nitơ trong lá thuốc tương
quan thuận với hàm lượng Nicotin và tương quan nghịch với hàm lượng đường
trong lá thuốc. Điều này có thể hiểu khi bón tăng đạm cũng sẽ làm tăng hàm
lượng Nicotin.
Việc tăng lượng bón đạm dẫn đến hàm lượng đạm tổng số, hàm lượng
nicotin trong lá thuốc lá luôn tăng, trong khi đó hàm lượng đường tổng số, hàm

lượng đường khử giảm, sự tích lũy K+, Clo, Fe biến đổi không đáng kể. Ở các
mức bón dưới 60 kgN/ha: tính chất vật lý kém, thành phần hóa học và hương
thơm không hài hòa. Ở mức bón 60 kgN/ha: có thể cải thiện tính chất vật lý, hàm
lượng carotenoid, phản ứng hóa nâu và thành phần hóa học trở nên hài hòa hơn,
chất lượng hương vị trong trường hợp này được đánh giá tinh khiết và đầy đủ.
Do vậy, mức bón 60 kgN/ha được coi là nền tảng để tăng chất lượng, hương vị
cho thuốc lá [est-science].
1.4.3. Dinh dưỡng lân (P) của cây thuốc lá vàng sấy
Lân là thành phần của nhiều vật chất sống quan trọng trong cây thuốc lá.
Trong lá của cây thuốc lá tuổi non, lân chiếm tới 30 % vật chất của axít
ribonucleic và 7 % vật chất của axít deoxyribonucleic. Quá trình quang hợp,
phốtphoryl hoá và các quá trình trao đổi chất kế tiếp liên quan đến chu trình Crebs
cũng như quá trình chuyển hoá đạm của cây thuốc lá đều có nguyên tố lân tham
gia. Lân tập trung chủ yếu ở các mô non của cây và hàm lượng lân giảm thấp theo
tuổi của lá, cũng như tuổi cuả cây (Chouteau and Fauconnier, 1988).
Các nghiên cứu về yếu tố lân (P2O5) cho thấy: Năng suất và sản lượng
tăng sau đó giảm dần khi tăng mức bón lân từ 0 - 210 kg P2O5/ha. Bón lân tăng
cường hấp thu một số nguyên tố khoáng như K và Ca, giảm hàm lượng đường
tổng số và đường khử, tăng hàm lượng đạm tổng số ở các lá giữa và nách dưới,
giảm hàm lượng tinh bột. Bón lân làm tăng đáng kể hàm lượng các thành phần
hương thơm như benzyl alcohol, keto-isophorone, megastigmatrienone và

16


×