Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện bình gia tỉnh lạng sơn giai đoạn 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.55 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

HOÀNG THỊ HUYỀN TRANG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH GIA TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2014-2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2012-2016

Thái Nguyên – 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

HOÀNG THỊ HUYỀN TRANG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH GIA TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2014-2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: K 45 – QLĐĐ – N01
: Quản lý tài nguyên
: 2012-2016
: Th.S Nguyễn Ngọc Anh

Thái Nguyên – 2016


i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại
học,ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ
của các cá nhân trong và ngoài trƣờng.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Quản lý Tài nguyên cùng các thầy cô trong trƣờng Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại trƣờng.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo - Th.s
Nguyễn Ngọc Anh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND huyện Bình
Gia - tỉnh Lạng Sơn, các cán bộ phòng Tài Nguyên - Môi trƣờng huyện Bình
Gia, các cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bình Gia đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nội dung đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Hoàng Thị Huyền Trang


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
năm 2015 ...................................................................................... 25
Bảng 4.2: Các loại tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện ...............28

Bảng 4.3: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ huyện Bình Gia giai đoạn 2014- 2015 .29
Bảng 4.4: Biến động diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng qua hai kỳ kiểm
kê năm 2010 và năm 2014 .......................................................................32
Bảng 4.5. Kết quả thuê đất tại huyện Bình Gia từ năm 2014 đến năm 2015...........34
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả thu hồi đất thực hiện các công trình, dự án theo từng
loại đất .....................................................................................................36
Bảng 4.7. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất ở đô
thị huyện Bình Gia – Lạng Sơn năm 2014 ..............................................38
Bảng 4.8. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất ở đô
thị huyện Bình Gia – Lạng Sơn (năm 2015)............................................39
Bảng 4.9: Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Bình Gia .....................................41
Bảng 4.10: Công tác thống kê kiểm kê năm 2015 huyện Bình Gia .........................43
Bảng 4.11: Kết quả thực hiện thu ngân sách từ đất đai huyện Bình Gia từ năm
2014 - 2015 ................................................................................... 45
Bảng 4.12: Kết quả giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của
huyện Bình Gia giai đoạn 2014 – 2015 ...................................................48


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng

CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


CN

: Công nghiệp

CT

: Chỉ thị

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HD

: Hƣớng dẫn

KT – XH

: Kinh tế - Xã hội

NN

: Nông nghiệp

NQ - TW

: Nghị quyết - Trung Ƣơng

PTNMT


: Phòng Tài Nguyên và Môi Trƣờng

QSHNƠ

: Quyền sở hữu nhà ở

QH-KHSDĐ : Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
STNMT

: Sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng

TW

: Trung Ƣơng

TT

: Thông tƣ

TB

: Thông báo

UBND

: Uỷ ban nhân dân


iv


MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý đất đai .......................................... 4
2.1.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở
Việt Nam theo Luật Đất Đai 2013 .................................................................... 6
2.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 7
2.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9
2.3.1. Tình hình quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên phạm vi cả nƣớc ................ 9
2.3.2. Tình hình quản lý nhà nƣớc về đất đai ở tỉnh Lạng Sơn....................... 13
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 16
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 16
3.1.1. Đối tƣợng .............................................................................................. 16
3.1.2. Phạm vi .................................................................................................. 16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
3.3.1. Điều tra về điề u kiê ̣n tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến đất đai của
huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn .......................................................................... 16


v


3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
giai đoa ̣n 2014 – 2015 ..................................................................................... 16
3.3.3. Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp nhằ m nâng cao hi
ệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc
về đấ t đai trên địa bàn huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tơ...............
17
́i
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................. 17
3.4.2. Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu..................................................... 17
3.4.3. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 17
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 18
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.......................................................... 18
4.1.1. Điều kiện tự nhiên,tài nguyên và môi trƣờng ....................................... 18
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ..................................................... 22
4.1.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 23
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
giai đoa ̣n 2014 - 2015 ...................................................................................... 24
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................... 24
4.2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai của huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn ..... 27
4.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện
Bình Gia giai đoạn 2014-2015 ........................................................................ 50
4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai
trên địa bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn................................................... 51
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cƣ, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai
là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân
và hoạt động của con ngƣời, là điều kiện vật chất cần thiết để con ngƣời tồn tại và
tái sản xuất cho các thế hệ kế tiếp nhau của loài ngƣời.
Công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai với 15 nội dung đƣợc ghi nhận
tại điều 22 của Luật Đất đai năm 2013, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nƣớc nắm
chắc, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đấ t đai của quốc gia cũng nhƣ để
ngƣời sử dụng đất yên tâm sử dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại.
Huyện Bình Gia có tổng diện tích 109.415,25 ha, nằm ở Phía Tây của
tỉnh Lạng Sơn. Cách thành phố 70km về phía Đông Bắc theo quốc lộ 1B. Địa
hình huyện Bình Gia bị chia cắt bởi những dãy núi đất, núi đá, độ dốc trung
bình từ 25 - 300; núi đất chiếm 70% diện tích đất tự nhiên; địa hình đồi núi
thoải chiếm từ 15 -20%; các dải thung lũng hẹp chiếm 3,5% diện tích. Việc
đo đạc bản đồ nhiều bất cập. Thực hiện Luật đất đai năm 2013 và nhu cầu
thực tiễn về quản lý, sử dụng đất tại địa phƣơng, UBND huyện Bình Gia đã
và đang tiến hành xây dựng các phƣơng án quản lý và sử dụng đất đai, sử
dụng các căn cứ pháp lý và khoa học, làm cơ sở sử dụng đất; phân bổ hợp lý,
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao và bền vững quỹ đất; thiết lập các hành lang
pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển đổi,
chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất... cho phù hợp với yêu cầu phát triển KT XH của các xã.


2


Vì vậy, việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn đề
cấp thiết hiện nay, xuất phát từ thực tế đó đƣợc sự nhất trí của Khoa Quản lý
tài nguyên, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên dƣới sự hƣớng dẫn của
thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc Anh. Em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề
tài: “Đánh giá công tác Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2015”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1.Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai tại huyện
Bình Gia theo 15 nội dung quy định tại điều 22 Luật Đất đai 2013 và đề xuất
một số giải pháp có ý nghĩa và góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 2014 đến 2015
của huyện Bình Gia theo 15 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai; đánh giá
những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng đất đai của
huyện Bình Gia giai đoa ̣n 2014 đến 2015 và tìm ra những nguyên nhân và đề
ra một số giải pháp để th ực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai
trong thời gian tới.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm đƣợc các quy định của Nhà nƣớc đối với công tác quản lý Nhà nƣớc

về đất đai. Đặc biệt là 15 nội dung quy định tại điều 22 Luật Đất đai 2013.
- Nắm vững tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Bình Gia giai
đoạn 2014 - 2015.
- Các số liệu điều tra, thu thập đầy đủ, chính các, phản ánh trung thực
khách quan công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở huyện Bình Gia.



3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa học tập: Củng cố kiến thức đại học và bƣớc đầu làm quen với
công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ngoài thực tế.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu tình hình quản lý Nhà nƣớc về đất đai
của huyện Bình Gia, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp cho công tác quản lý
Nhà nƣớc về đất đai đƣợc thực hiện tốt hơn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý đất đai
* Khái niệm về đất đai
“Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhƣ sau:
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt đó bao gồm: khí hậu
bề mặt, thổ nhƣỡng, dạng địa hình, mặt nƣớc (hồ, sông, suối, đầm lầy…), các
lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập
đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời. Những kết quả của
con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại (sau nền, hồ chứa nƣớc hay hệ thống
tiêu thoát nƣớc, đƣờng xá, nhà cửa.…)”. (Vũ Thị Quý, 2007) [8].
* Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
+ Con ngƣời: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất.
Đối với đất nông nghiệp thì con ngƣời có vai trò rất quan trọng tác động đến
đất làm tăng độ phì của đất.
+ Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên

của vùng nhƣ: địa hình, thổ nhƣỡng, ánh sáng, lƣợng mƣa…Do đó chúng ta
phải xem xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử
dụng đất phù hợp.
+ Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động,
chính sách đất đai, cơ cấu kinh tế.… Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý
nghĩa đối với việc sử dụng đất bởi vì phƣơng hƣớng sử dụng đất thƣờng
đƣợc quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ
nhất định, điều kiện kỹ thuật hiện có tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của
thị trƣờng.


5

+ Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của
việc sử dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không
thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không
gian cho mọi hoạt động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây
là nhân tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử
dụng đất phải biết tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất
bền vững. (Vũ Thị Quý, 2007) [8].
* Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý là sự tác động định hƣớng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm
trật tự hoá nó và hƣớng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.
Quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động thực thi quyền hành pháp của
Nhà nƣớc, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật
nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy
trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện
những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thống
quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ƣơng xuống Ủy ban nhân dân các cấp

ở địa phƣơng tiến hành.
Quản lý nhà nƣớc về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nƣớc đối
với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và
phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch. kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình
quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. (Nguyễn Khắc Thái
Sơn, 2007) [4].


6

2.1.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở
Việt Nam theo Luật Đất Đai 2013
Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã
thông qua Luật đất đai năm 2013. Luật đất đai năm 2013 có 14 chƣơng với
212 điều quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của
Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về
đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nƣớc CHXHCN Việt Nam đã có
những sửa đổi bổ sung phù hợp hơn với đƣờng lối phát triển của Đảng và nhà
nƣớc có hiệu lực từ ngày 01/07/2014.Theo điều 22 chƣơng II Luật Đất đai
2013quy định về nội dung quản lý hành chính về Đất đai nhƣ sau:
Điều 22. Nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra
xây dựng giá đất.

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.


7

11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
2.2. Cơ sở pháp lý
Để công tác quản lý về đất đai đƣợc thuận lợi Nhà nƣớc đã ban hành
một số văn bản luật và dƣới luật sau:
 Luật Đất đai 2003 của Quốc Hội ban hành ngày 26/11/2003.
 Luật đất đai 2013 của quốc hội ban hành ngày 29/11/2013.
 Hiến pháp 1992.
 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai năm 2013(Có hiệu
lực từ 01/07/2014).
 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định về giá đất.

 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định về thu tiền thuê đất , thuê mặt nƣớc.
 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định về bồi thƣờng , hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
 Thông tƣ số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,


8

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Có hiệu lực từ
05/07/2014).
 Thông tƣ 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về Hồ sơ địa chính (Có hiệu lực từ
05/07/2014).
 Thông tƣ 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về bản đồ địa chính (Có hiệu lực từ
05/07/2014)
 Thông tƣ 28/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.
 Thông tƣ 29/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất (Có hiệu lực từ 17/07/2014).
 Thông tƣ 30/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng về Quy định quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (Có hiệu lực từ 17/07/2014).
 Thông tƣ 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ

Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống
thông tin đất đai.
 Thông tƣ 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết phƣơng pháp định giá đất; xây
dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tƣ vấn xác định giá đất.
 Thông tƣ 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng , hỗ trợ, tái định cƣ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất.


9

 Thông tƣ 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
chính hƣớng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
 Thông tƣ 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
chính hƣớng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước
Năm 2014 và năm 2015 là những năm trọng tâm triển khai tổ chức thi
hành Luật Đất đai năm 2013 đã đƣợc Quốc hội thông qua và là năm bản lề
thực hiện thành công kế hoạch 05 năm 2011 – 2015 và đã đạt đƣợc quan trọng
sau đây:
* Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
và sử dụng đất đai chính xác, hiệu quả và kịp thời là công việc quan trọng của
cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở Trung ƣơng.
Khi Luật Đất đai 2013 đƣợc Quốc Hội khoá XIII thông qua ngày

29/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014. Để Luật Đất đai 2013
thật sự đem lại hiệu quả cao, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị
Định, Thông tƣ hƣớng dẫn, thi hành Luật.
* Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa
giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Hiện nay hầu hết các địa phƣơng đã hoàn thành xong việc cắm mốc địa
giới hành chính và lập bản đồ hành chính. Công tác phân mốc giới hành chính
đƣợc lập theo kế hoạch.


10

Trong công tác phân giới cắm mốc, hoàn thành đúng tiến độ ba tuyến biên
giới trên đất liền và tuyến biển: tuyến Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào,
Việt Nam - Campuchia. Đây là những kết quả nỗ lực hết mình của Đảng và
Nhà nƣớc ta trong việc đàm phán phân chia ranh giới đất liền giữa ba nƣớc có
biên giới chung.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc ở trên thì trong quá trình đo vẽ ở các địa
phƣơng còn gặp những thiếu sót do hạn chế trang thiết bị, trình độ công nghệ của
các cấp, các địa phƣơng khác nhau nên độ chính xác, chất lƣợng của bản đồ còn
kém, dẫn đến tình trạng ranh giới giữa một số địa phƣơng chƣa rõ ràng, cần phải
khắc phục.
* Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trìnhChính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho
63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
- Đối với cấp huyện:có 352 đơn vị hành chính cấp huyện đƣợc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%);
có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất (chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chƣa triển

khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%).
* Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Kết quả kiểm tra cho thấy cả nƣớc đã có trên 144.000 tổ chức đang sử
dụng trên 7,8 triệu ha đất (chiếm 23,6% tổng diện tích tự nhiên). Trong số đó
có 1,97 % số tổ chức cho thuê trái phép, cho mƣợn đất trái phép; 2,85 % số tổ
chức đƣợc giao đất nhƣng chƣa sử dụng; 2,29 % số tổ chức sử dụng đất
không đúng mục đích.
* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của
Quốc hội và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tƣớng


11

Chính phủ.
Theo báo cáo của các địa phƣơng, đến nay cả nƣớc đã cấp đƣợc 41,6
triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích
các loại đất cần cấp giấy chứng nhận; trong đó 5 loại đất chính của cả nƣớc
đã cấp đƣợc 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt
94,6% diện tích cần cấp và đạt 96,7% tổng số trƣờng hợp sử dụng đất đủ
điều kiện cấp giấy chứng nhận.
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện Điều 53 Luật Đất đai năm 2003 về thống kê đất đai hàng
năm và kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần, ngày 15/5/2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã
ban hành Chỉ thị 618/CT-TTg về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Bộ TN&MT đã chỉ đạo thực hiện công tác
kiểm kê đất đai 01/01/2010 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên
phạm vi cả nƣớc với 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, 693 đơn vị hành chính
cấp huyện và 11.076 đơn vị hành chính xã.
Qua kiểm kê cho thấy: Năm 2014 cả nƣớc có tổng diện tích tự nhiên là

33.095.100 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 26.280.500 ha, chiếm 79,4 %.
- Đất phi nông nghiệp: 3.670.186 ha, chiếm 11 %;
- Đất chƣa sử dụng: 3.144.414 ha, chiếm 9,6% tổng diện tích đất tự nhiên.
* Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất
Về công tác thanh tra, kiểm tra, trong năm 2014, toàn ngành tài nguyên
và môi trƣờng đã tổ chức 2.654 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 7.841 tổ
chức, cá nhân trên toàn bộ các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc; xử phạt vi phạm
hành chính 1.751 tổ chức, cá nhân với số tiền 141 tỷ đồng, kiến nghị truy thu
nộp ngân sách nhà nƣớc 1,7 tỷ đồng; thu hồi 1.286 ha đất, 102 Giấy chứng


12

nhận quyền sử dụng đất, 05 giấy phép hoạt động khoáng sản, tạm đình chỉ
hoạt động 37 cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng theo quy định tại Nghị định số
179/2013/NQ-CP; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 596 kết luận thanh tra. Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng đã tiến hành 76 đoàn thanh tra, kiểm tra với 967 tổ
chức, cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính 247 tổ chức với số tiền hơn 42 tỷ
đồng, kiến nghị thu hồi 2 ha đất. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã chỉ ra
đƣợc những yếu kém, hạn chế và các sai phạm; kiến nghị và xử lý kịp thời đối
với những tổ chức, cá nhân có vi phạm, góp phần hỗ trợ tích cực trong công
tác quản lý nhà nƣớc của ngành tài nguyên và môi trƣờng.
Về công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố
cáo, toàn ngành đã tiếp nhận 14.066 lƣợt đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, đã giải
quyết 2.626/3.628 vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm đƣợc giao, đạt 72%.
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã tiếp nhận 4.021 lƣợt đơn thƣ khiếu nại, tố
cáo, trong đó có 3.926 đơn thuộc lĩnh vực đất đai; 63% đơn trùng, không đủ
điều kiện xử lý; có 14 vụ việc Thủ tƣớng Chính phủ giao, 20 vụ việc thuộc

thẩm quyền giải quyết của Bộ. Bộ đã thẩm tra, xác minh 26/29 vụ việc thuộc
thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết (có 09 vụ việc từ năm 2013 chuyển sang),
đã ban hành văn bản giải quyết 17 vụ việc. Các Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
đã tiếp nhận 10.045 lƣợt đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, trong đó 55% đơn thuộc
lĩnh vực đất đai; 7.434 đơn đủ điều kiện xử lý, trong đó có 3.573 vụ việc
thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đã tham
mƣu giải quyết 2.591 vụ thuộc thẩm quyền, đạt 73%.[2]
Những tồn tại
- Công tác phổ biến, tuyên truyền và hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai
còn chƣa thƣờng xuyên đặc biệt ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng
điều kiện kinh tế khó khăn.


13

- Công tác cấp giấy chứng nhận còn chậm do điều kiện về kinh phí và ý
thức của ngƣời dân chƣa cao.
- Công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất chƣa thƣờng xuyên, liên tục, chƣa có biện pháp xử lý
kiên quyết đối với những địa phƣơng còn tình trạng quy hoạch “treo”, dự
án “treo”.
- Công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn buông lỏng dẫn đến những
vi phạm về đất đai nhƣ lấn chiếm đất công, tranh chấp đất đai…
- Tình trạng quản lý hồ sơ còn hạn chế, chủ yếu quản lý trên giấy nên
không tránh khỏi những sai sót trong quá trình cập nhật, lƣu trữ, quản lý.
2.3.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Lạng Sơn
2.3.2.1. Công tác tổ chức cán bộ
Sở TNMT có 175 cán bộ công nhân, viên chức và ngƣời lao động,
đƣợc bố trí ở 06 phòng (Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng quy hoạch Kế
hoạch, Phòng Đăng ký Đất đai, Phòng Quản lý khóang sản, Phòng Quản lý tài

nguyên nƣớc và khí tƣợng thuỷ văn) và 07 đơn vị trực thuộc (Chi cục Bảo vệ
Môi trƣờng, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm kỹ thuật,
Trung tâm thông tin, Trung tâm phát triển quỹ đất, Quỹ Bảo vệ Môi trƣờng và
Trung tâm Quan trắc - công nghệ Môi trƣờng).
- Ở 11 huyện, thành phố, có 168 công chức, viên chức và ngƣời lao
động thuộc PTNMT và Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất.
- Ở 207 xã, phƣờng, thị trấn đã có cán bộ địa chính.
2.3.2.2. Một số kết quả đạt được
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 đƣợc công bố, UBND tỉnh Lạng Sơn đã
tổ chức quán triệt Luật và các văn bản HD thi hành Luật, phổ biến tới các Sở,


14

Ban, ngành thuộc tỉnh, UBND huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, đơn vị
đóng trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết và các văn bản
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện pháp luật đất đai.
STNMT đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công
chức trong toàn ngành, xây dựng trang Web điện tử để thƣờng cuyên cập nhật
và đăng tải thông tin liên quan đến pháp luật đất đai; tổ chức giao lƣu trực
tuyến với tổ chức, cá nhân. Sở đã thành lập đƣờng dây nóng tiếp thu và trả lời
ý kiến của ngƣời dân, tổ chức. Đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với
Sở Tƣ pháp, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuyên truyền, tập
huấn về pháp luật đất đai và các văn bản có liên quan.
2.3.2.3. Một số tồn tại
Chất lƣợng quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế, chƣa dự báo sát, chƣa
lƣờng hết những phát sinh về nhu cầu sử dụng đất.

Chƣa kịp thời cập nhật biến động, việc cấp sai giấy chứng nhận, cấp
không đúng thẩm quyền vẫn xảy ra, tiến độ cấp GCNQSDĐ còn chậm, đặc
biệt một số loại đất nhƣ đất lâm nghiệp tỷ lệ đƣợc cấp GCNQSDĐ còn ít.
Công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai thiếu chặt chẽ, tình trạng lấn
chiếm đất, xây dựng nhà ở và công trình trái phép vẫn xảy ra; việc thu hồi đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi chƣa có quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng chi tiết đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt
vẫn xảy ra ở một số địa phƣơng; cán bộ địa chính hạn chế về chuyên môn,
nghiệp vụ, công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế,
bất cập, trang thiết bị làm việc thiếu.
Do địa bàn khó khăn, lực lƣợng cán bộ địa phƣơng ít, còn hạn chế về
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, việc tuyên truyền phổ biến chƣa sâu rộng;
nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế.


15

Công tác quản lý và khai thác bản đồ địa chính còn nhiều bất cập. Việc
cập nhật và chỉnh lý biến động địa chính chƣa kịp thời.
Tình trạng quản lý đất đai ở một số nơi còn thiếu chặt chẽ, tình trạng
tranh chấp, khiếu nại về đất đai vẫn còn nhiều.


16

PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng
- Công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trong quản lý đất đai áp dụng

trên địa bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- Diện tích đất của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
3.1.2. Phạm vi
- Phạm vi không gian: đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Bình Gia,
tỉnh Lạng Sơn.
- Đề tài tiến hành theo 15 nội dung quản lý Nhà nƣớc theo Luật Đất
đai 2013.
- Phạm vi thời gian : đề tài tiến hành trong thời gian 2014-2015.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: đề tài tiến hành đánh giá công tác quản lý Nhà nƣớc về đất
đai trên địa bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn và đƣợc hoàn thiện tại trƣờng
ĐHNL Thái Nguyên.
- Thời gian: thời gian tiến hành nghiên cứu từ ngày 20/1/2016 đến
20/5/2016.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra về điều kiê ̣n t ự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến đất đai
của huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
3.3.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Bình Gia tỉnh Lạng
Sơn giai đoaṇ 2014 – 2015
3.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
3.3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai của huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn


17

3.3.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
huyện Bình Gia giai đoạn 2014 - 2015
3.3.3. Đề xuấ t một số gi ải pháp nhằ m nâng cao hi ệu quả công tác quản lý
Nhà nước về đất đai trên địa bànhuyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn trong thời
gian tới

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1.Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chƣơng trình
nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, các tài liệu trên internet…
- Tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
Tỉnh Lạng Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Bình Gia và một số
ban ngành khác có liên quan.
3.4.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phƣơng pháp thống kê so sánh: Là phƣơng pháp sử dụng phổ biến
trong phân tích để các định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu
phân tích.
- Phƣơng pháp tổng hợp: Là phƣơng pháp thống nhất liệt kê toàn bộ
các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phƣơng pháp có đƣợc thành
một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Trên cơ sở điều tra thực tế, số liệu đƣợc tổng
hợp theo từng nội dung để lập thành bảng.
- Sử dụng phần mềm Word, Eccel: để tổng hợp, xử lý các số liệu điều
tra,các số liệu thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu.
3.4.3. Phương pháp kế thừa
Sử dụng những số liệu đã có ở những bài đề tài tốt nghiệp mà cùng
nghiên cứu về các lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Bình Gia.


18

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên,tài nguyên và môi trường
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Gia là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, trong

khoảng tọa độ địa lý từ 21044’52” đến 22018’52” vó độ Bắc và từ 106004’12”
đến 106032’32” kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là
109.415,25 ha gồm 19 xã và 1 Thị trấn. Trụ sở UBND huyện đặt ở trung tâm
huyện, cách Thành phố Lạng Sơn 75 km về phía Tây. Cách cửa khẩu Hữu
Nghị Quan 62 km theo quốc lộ 1B và cách Thành phố Thái Nguyên 85 km về
phía Tây Nam.

Hình 1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Vị trí tiếp giáp của huyện nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tràng Định.


×