Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 181 trang )

Header Page 1 of 258.

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân

Hoàng Thủy Yến

tác động của bất bình đẳng thu nhập
đến tăng trởng kinh tế ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số: 62.31.03.01

Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYễN VĂN CÔNG
PGS.TS. LÊ QUốC HộI

Hà nội, năm 2015
Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án



HOÀNG THỦY YẾN

Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT
BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ...........................16
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập ........................... 16
1.1.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập .....................................................16
1.1.2. Đo lường bất bình đẳng thu nhập ...........................................................17
1.1.3. Các nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập ........................................20
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế .................................. 23
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế................................................................23
1.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế .................................................................24
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ....................................25
1.3. Các lý thuyết về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng
kinh tế ....................................................................................................................... 29
1.3.1. Tác động tích cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế 31

1.3.2. Tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế 32
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập
và tăng trưởng kinh tế ............................................................................................ 36
1.4.1. Kinh nghiệm Braxin ...............................................................................36
1.4.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc ..........................................................................38
1.4.3. Kinh nghiệm Trung Quốc.......................................................................41
1.4.4. Các bài học kinh nghiệm chung .............................................................43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG THU
NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ......................................49
2.1. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam ......................................... 49

Footer Page 3 of 258.


Header Page 4 of 258.

iii

2.1.1. Thực trạng bất bình đẳng chung .............................................................49
2.1.2. Bất bình đẳng thu nhập theo khu vực thành thị và nông thôn ................52
2.1.3. Bất bình đẳng thu nhập theo vùng địa lý ................................................55
2.1.4. Bất bình đẳng theo hệ số GINI ...............................................................56
2.1.5. Bất bình đẳng trong tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản ...................61
2.1.6. Nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam ..........................72
2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ................................................ 76
2.2.1. Xu hướng tăng trưởng kinh tế ................................................................76
2.2.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ..............................................................78
2.3. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam ........................................................................................................... 87
2.3.1. Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kết hợp giữa

tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội .........................................87
2.3.2. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam ...........................................................................................97
2.4. Đánh giá chung về thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập
và tăng trưởng kinh tế .......................................................................................... 105
CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU
NHẬP TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ..................................111
3.1. Xác định mô hình và phương pháp ước lượng .......................................... 111
3.1.1 Mô hình ước lượng ................................................................................111
3.1.2 Phương pháp ước lượng ........................................................................112
3.2. Số liệu .............................................................................................................. 116
3.3. Thống kê và phân phối xác suất của các biến trong mô hình .................. 117
3.4. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và một số biến giải thích..................... 122
3.5. Kết quả ước lượng hồi quy ........................................................................... 125
3.5.1. Tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng hệ số GINI) đến
tăng trưởng kinh tế .........................................................................................125
3.5.2. Tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng khoảng cách nhóm
giàu nhất/nhóm nghèo nhất) đến tăng trưởng kinh tế ....................................130

Footer Page 4 of 258.


Header Page 5 of 258.

iv

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TÁC ĐỘNG TÍCH
CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU
NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .............................................................133
4.1. Quan điểm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của

bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ............................................. 133
4.1.1. Quan điểm tổng quát ............................................................................133
4.1.2. Quan điểm cụ thể ..................................................................................134
4.2. Cơ hội và thách thức cho việc tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam ......................................................................................................................... 139
4.2.1 Cơ hội ....................................................................................................139
4.2.2. Thách thức ............................................................................................140
4.3. Giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất
bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế .................................................... 142
4.3.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đảm bảo gắn
kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ...............................143
4.3.2. Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng vì người nghèo. ..145
4.3.3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội ...........................................................145
4.3.4. Phát triển kinh tế tư nhân .....................................................................146
4.3.5. Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách
quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và an sinh xã hội ............148
4.3.6. Cần có những chính sách di dân thích hợp...........................................149
4.3.7. Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển
trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đến người
nghèo ..............................................................................................................150
KẾT LUẬN ............................................................................................................152
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................157
PHỤ LỤC ...............................................................................................................163

Footer Page 5 of 258.



Header Page 6 of 258.

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên văn tiếng Việt

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASXH

An sinh xã hội

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HDI

Chỉ số Phát triển Con người

ILO


Tổ chức Lao động quốc tế

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

LĐ-TB&XH

Lao động – Thương binh và Xã hội

NICs

Các nước công nghiệp mới

TCTK

Tổng cục thống kê

TNTB

Thu nhập trung bình

TW

Trung ương

VHLSS

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam


WB

Ngân hàng thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

GINI

Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

UBND

Ủy ban nhân dân

NSNN

Ngân sách Nhà nước

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

BHXH


Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

Footer Page 6 of 258.


Header Page 7 of 258.

vi

Viết tắt

Nguyên văn tiếng Việt

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

EU

Liên minh Châu Âu

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

ICOR

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

TFP

Năng suất các nhân tố tổng hợp

KHXH

Khoa học xã hội

DTTS

Dân tộc thiểu số

TD&MNPB

Trung du và miền núi phía Bắc

BTB&DHMT

Bắc trung bộ và duyên hải miền trung

ĐBSH


Đồng bằng sông Hồng

XDCB

Xây dựng cơ bản

CBXH

Công bằng xã hội

Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hệ số Gini của Braxin ........................................................................................... 37
Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm hộ gia đình ..................................... 49
Bảng 2.2: Chi tiêu vào đời sống phân theo loại hộ .............................................................. 51
Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống chia theo khoản chi ......................... 51
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người theo thành thị/nông thôn và nhóm hộ............. 53
Bảng 2.5: Tổng chi tiêu bình quân nhân khẩu 1 tháng theo thành thị nông thôn.............. 54
Bảng 2.6: Tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống ở thành thị và nông thôn ................. 54
Bảng 2.7: Thu nhập bình quân đầu người và chênh lệch thu nhập (nghìn đồng) ............. 55
Bảng 2.8: Bất bình đẳng thu nhập theo hệ số GINI tại một số quốc gia ............................ 57
Bảng 2.9: Hệ số Gini trong phân phối thu nhập chia theo thành thị nông thôn ................ 60
Bảng 2.10: Tỷ lệ đi học chung theo cấp học, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập
năm 2010 .................................................................................................................................. 62

Bảng 2.11: Tiếp cận giáo dục theo loại trường đang học, thành thị - nông thôn và nhóm
thu nhập năm 2010 .................................................................................................................. 63
Bảng 2.12: Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua theo loại
trường, nhóm thu nhập, thành thị-nông thôn, 2010 ............................................................. 64
Bảng 2.13: Cơ cấu lượt người khám chữa bệnh trong 12 tháng qua theo hình thức khám
chữa bệnh, thành thị-nông thôn và nhóm thu nhập .............................................................. 66
Bảng 2.14: Cơ cấu lượt người khám chữa bệnh nội trú theo loại cơ sở y tế, thành thịnông thôn và nhóm thu nhập .................................................................................................. 67
Bảng 2.15: Cơ cấu hộ có nhà ở theo loại nhà, thành thị-nông thôn và nhóm thu
nhập, 2010 .............................................................................................................................. 68
Bảng 2.16: Cơ cấu hộ chia theo nguồn thắp sáng chính của hộ, thành thị - nông thôn và
nhóm thu nhập, 2010............................................................................................................... 70
Bảng 2.17: Cơ cấu hộ chia theo nguồn nước ăn uống chính, thành thị - nông thôn và
nhóm thu nhập năm 2010 ....................................................................................................... 71
Bảng 2.18: Tốc độ tăng GDP và tỷ phần đóng góp của các yếu tố tới tăng trưởng ......... 83

Footer Page 8 of 258.


Header Page 9 of 258.

viii

Bảng 2.19: Tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP ở một số nước Châu Á............... 85
Bảng 2.20 : Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng ................................................................................ 100
Bảng 2.21: Chỉ số khoảng cách nghèo và khoảng cách nghèo bình phương .................. 101
Bảng 2.22: So sánh tăng trưởng và giảm nghèo qua các năm 2002 - 2012..................... 102
Bảng 2.23: Hệ số co giãn giữa tỷ lệ nghèo và tăng trưởng thu nhập................................ 103
Bảng 2.24: Phân rã sự thay đổi của tỷ lệ nghèo theo tăng trưởng thu nhập và phân phối
thu nhập .................................................................................................................................. 103
Bảng 3.1: Các biến số sử dụng trong mô hình.................................................................... 112

Bảng 3.2: Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình............................ 117
Bảng 3.3: Hệ số tương quan giữa các biến số với GINI, GDP, Ln(GDPPERC) và
INCGAP ................................................................................................................................. 124
Bảng 3.4: Kết quả ước lượng tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng hệ số
GINI) đến tăng trưởng kinh tế.............................................................................................. 125
Bảng 3.5: Số tỷnh chia theo mức độ bất bình đẳng ........................................................... 127
Bảng 3.6: Phân loại tác động của bất bình đẳng (theo hệ số GINI) đến tăng trưởng kinh tế
của từng tỷnh.......................................................................................................................... 128
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng khoảng cách thu nhập)
tới tăng trưởng kinh tế ........................................................................................................... 131

Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Đường Lorenz và hệ số Gini ................................................................................. 18
Hình 1.2: Đường cong hình chữ U ngược của Kuznets ...................................................... 30
Hình 1.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Braxin trong giai đoạn 1961 - 2013 ................... 36
Hình 1.4: Tăng trưởng GDP của Hàn Quốc, 1961 - 2013 .................................................. 39
Hình 1.5: Tăng trưởng GDP của trung Quốc, 1983 - 2013................................................. 41
Hình 2.1: Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập ..... 59
Hình 2.2: Hệ số Gini của Việt Nam theo 6 vùng.................................................................. 60
Hình 2.3: Tỷ lệ người khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh
miễn phí chia theo nhóm thu nhập, thành thị-nông thôn ..................................................... 65
Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở Việt Nam, 2000 - 2012 ....................... 77
Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và một số nước trong khu vực........... 78

Hình 2.6: Năng suất lao động xã hội theo các ngành kinh tế .............................................. 79
Hình 2.7: Tỷ lệ đầu tư trong GDP của các nước trên thế giới giai đoạn 1995 - 2005 ...... 80
Hình 2.8: Tốc độ tăng trưởng GDP và hệ số ICOR của Việt Nam, 2000 - 2011 .............. 81
Hình 2.9: Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP từ vốn, lao động và TFP,
2001 - 2011 .................................................................................................. 82
Hình 2.10: Tốc độ tăng TFP của Việt Nam và một số nước Châu Á ................................. 84
Hình 2.11: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP ............................... 86
Hình 2.12: Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thu nhập .................. 98
Hình 2.13: Xu hướng Gini, tỷ lệ nghèo và tốc độ GDP ...................................................... 99
Hình 3.1: Phân bố xác suất của phân phối bất bình đẳng trong thu nhập ........................ 118
Hình 3.2: Phân bố xác suất của khoảng cách thu nhập (INCGAP) ................................. 119
Hình 3.3: Phân bố xác suất của GDP .................................................................................. 120
Hình 3.4: Phân bố xác suất của GDP bình quân đầu người .............................................. 120
Hình 3.5: Phân bố xác suất của Ln(GDP) ........................................................................... 121
Hình 3.6: Phân bố xác suất của Ln(GDPPERC) ................................................................ 122
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa GINI và một số yếu tố ảnh hưởng ....................................... 123
Hình 3.8: Quan hệ giữa khoảng cách thu nhập và một số yếu tố ảnh hưởng .................. 123

Footer Page 10 of 258.


Header Page 11 of 258.

1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội luôn là khát vọng của tất cả các
quốc gia và trong mọi thời đại. Đây là những chủ đề đã và đang được các nhà kinh
tế trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Theo lý thuyết truyền thống, thực hiện

mục tiêu công bằng xã hội, đặc biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn
có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn và
có tăng trưởng nhanh hơn. Theo nhà kinh tế được nhận giải thưởng Nobel năm
1971, Simon Kuznets (1955), bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng
nới rộng trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trở nên ổn định trong
một giai đoạn ngắn, và sau đó thu hẹp dần trong những giai đoạn sau khi nền kinh tế
đã chín muồi. Các nghiên cứu sau đó như Ahluwwalia (1976) và Psacharopoulos và
các cộng sự (1995) đã ủng hộ cho giả thuyết Kuznets. Tuy nhiên, các nghiên cứu
của Deininger và Squyre (1996), Chen và Ravallion (1997), Easterly (1999), Dollar,
và Kraay (2002) lại cho thấy tăng trưởng không có tác động đến bất bình đẳng.
Sau khi lý thuyết tăng trưởng nội sinh được giới thiệu vào giữa thập niên
1980, các mối quan tâm đã chuyển sang nghiên cứu tác động của phân phối thu
nhập đến tăng trưởng kinh tế. Kết luận rút ra từ các nghiên cứu rất khác nhau. Các
nghiên cứu như Persson và Tabellini (1994), Clarke (1995), Persson và Tabellini
(1994) cho thấy bất bình đẳng thu nhập gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế; trong
khi Li và Zou (1998), Frank (2009) lại phát hiện bất bình đẳng thu nhập có tác động
dương đến tăng trưởng kinh tế; còn Baro (1999) cho thấy bất bình đẳng cản trở tăng
trưởng ở các nước nghèo trong khi lại thúc đẩy tăng trưởng ở các nước giàu.
Ở Việt Nam, Đảng ta đã chủ trương xây dựng một Nhà nước của dân, do dân
và vì dân, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm căn cứ cho toàn bộ hoạt động của
Nhà nước. Đảng ta cũng đã khẳng định mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng XCHN ở Việt Nam chính là thực hiện dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Do đó, bên cạnh mục tiêu thúc đẩy

Footer Page 11 of 258.


Header Page 12 of 258.

2


tăng trưởng nhanh một cách bền vững, Nhà nước còn phải đóng vai trò quan trọng
trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người chứ
không phải chỉ một vài nhóm người được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh
tế chung của đất nước. Trong quá trình đổi mới theo hướng tự do hóa, mở cửa và
hội nhập vào khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc: tốc độ
tăng trưởng GDP đạt cao, thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể. Việt Nam
ngày càng được biết đến là một quốc gia thành công chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, quá trình này cũng đã làm nảy sinh những mặt trái, gây
trở ngại cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong đó, có một thực trạng
đáng lo ngại là sự gia tăng chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư và giữa
các vùng. Trong khi nền kinh tế tăng trưởng cao, khoảng cách giàu - nghèo có xu
hướng doãng ra.
Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập là những chủ đề được quan tâm
nghiên cứu ở Việt Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chủ yếu mới chỉ bàn
riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về phân phối thu nhập. Gần đây đã có một số
nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
các nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu định tính và các nghiên cứu định lượng chủ yếu
mới tập trung nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập.
Việc nghiên cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế còn ít.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một cách hệ thống kết hợp giữa phân
tích định tính và định lượng tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế giúp
đưa ra những luận cứ khoa học để đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn kết
giữa phát triển kinh tế và thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập ở nước ta
trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, các nhà kinh tế đã từ lâu tranh luận về mối liên kết giữa bất
bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, phải đến giữa thập niên 1990,


Footer Page 12 of 258.


Header Page 13 of 258.

3

với sự trỗi dậy của kinh tế học tăng trưởng và nguồn số liệu phong phú về các đặc
điểm kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia, nhiều nghiên cứu thực nghiệm về
mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế mới được thực hiện
một cách có hệ thống. Một số các nghiên cứu ban đầu sử dụng số liệu chéo giữa các
quốc gia cho thấy các quốc gia có bất bình đẳng thu nhập thấp hơn có tăng trưởng
kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, sau đó, các nghiên cứu sử dụng số liệu tốt hơn và kỹ
thuật ước lượng tiên tiến hơn đã thách thức những kết quả ban đầu và kết luận rằng,
dĩ ít là với các nước đang phát triển, bất bình đẳng cao hơn đi cùng với tăng trưởng
kinh tế nhanh hơn.
- Các nghiên cứu sử dụng số liệu quốc tế chéo và chuỗi thời gian
Những nghiên cứu theo hướng này đã sử dụng số liệu về GDP thực tế bình
quân đầu người, các thước đo bất bình đẳng thu nhập, và các biến điều kiện khác để
khảo sát mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. GDP bình
quân đầu người ban đầu của các quốc gia cũng được đưa vào với tư cách là biến
điều kiện, bởi vì các nước có GDP bình quân đầu người thấp hơn thường tăng
trưởng nhanh hơn so với các nước có thu nhập cao. Ngoài ra, các biến điều kiện
khác như trình độ học vấn, đầu tư vốn vật chất, những thay đổi tỷ giá thương mại,
và các biến chính trị - xã hội (chẳng hạn chỉ số tham nhũng hay dân chủ) cũng được
coi có tương quan với tăng trưởng kinh tế trong nhiều nghiên cứu khác.
Các nghiên cứu đầu tiên của Alesina và Rodrik (1994), Persson và Tabellini
(1994), và Perrotti (1996) cho thấy các quốc gia có mức bất bình đẳng thấp hơn có
xu hướng tăng trưởng nhanh hơn. Đặc biệt, nghiên cứu của Persson và Tabellini đã

tìm ra bằng chứng ủng hộ cho mô hình kinh tế chính trị của họ. Họ ước tính các
phương trình hồi quy trên hai bộ số liệu – chuỗi số liệu lịch sử từ năm 1830 đến
năm 1985 cho 9 quốc gia và chuỗi số liệu sau chiến tranh của 56 quốc gia từ 1960
đến 1985. Với các chuỗi lịch sử, hệ số cho tỷ lệ thu nhập của nhóm 20 phần trăm
giàu nhất mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê. Theo họ, kết quả này hàm ý bất
bình đẳng thu nhập làm giảm tốc độ tăng trưởng do làm tăng áp lực phải phân phối
lại. Tuy nhiên, một trong những biến then chốt trong mô hình kinh tế chính trị của

Footer Page 13 of 258.


Header Page 14 of 258.

4

họ là tỷ lệ dân số có quyền bỏ phiếu lại không có tác động đáng kể đến tăng trưởng
như mô hình của họ dự đoán. Với bộ số liệu sau chiến tranh, hệ số ước lượng cho tỷ
lệ thu nhập của nhóm trung lưu (nhóm phần năm thứ ba) mang giá trị dương và ý
nghĩa thống kê trong các nền dân chủ, nhưng không có ý nghĩa thống kê trong quốc
gia phi dân chủ. Họ giải thích điều này như một bằng chứng bổ sung ủng hộ mô
hình của họ, bởi vì một phần thu nhập lớn hơn cho tầng lớp trung lưu có nghĩa làm
giảm áp lực tái phân phối trong một nền dân chủ, nhưng có thể ít ảnh hưởng lên
chính sách trong chế độ độc tài. Nhìn chung, Persson và Tabellini kết luận rằng,
"Bất bình đẳng có ảnh hưởng đến tăng trưởng thông qua kênh đầu tư, và hiệu ứng
này chỉ hiện diện trong các nền dân chủ."
Các kết quả của Persson và Tabellini về sự khác biệt giữa các nền dân chủ và
phi dân chủ đã bị thách thức bởi một số tác giả khác. Alesina và Rodrik bác bỏ giả
thuyết cho rằng mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng là khác nhau giữa
các nền dân chủ và phi dân chủ. Họ cho rằng mô hình kinh tế chính trị không dự
đoán được sự khác biệt mang tính hệ thống giữa các nền dân chủ và phi dân chủ,

bởi vì chế độ phi dân chủ cũng chịu những áp lực tương tự như các chính phủ dân
chủ nhằm đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu. Họ cho rằng sự khác biệt giữa
kết quả của họ và kết quả của Persson và Tabellini là do khác biệt trong cách đo
lường bất bình đẳng và định nghĩa được sử dụng để xác định các nước dân chủ.
Perotti cũng kết luận rằng dân chủ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tăng
trưởng và bất bình đẳng. Ông cho rằng ảnh hưởng khác biệt mà Persson và
Tabellini phát hiện xuất hầu hết các nền dân chủ là các nước có thu nhập cao và phi
dân chủ là nước thu nhập thấp. Hơn nữa, ông thấy có ít bằng chứng về mối liên kết
ngược chiều giữa tỷ trọng thu nhập của nhóm trung lưu và chi tiêu cho y tế, an sinh
xã hội, giáo dục hoặc thuế suất biên.
Các nghiên cứu kinh tế lượng ban đầu kết luận rằng phân phối thu nhập bình
đẳng hơn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên số liệu chéo giữa nhiều quốc gia có
trình độ phát triển kinh tế và bất bình đẳng rất khác nhau. Nghiên cứu đầu tiên toàn
diện nhất dựa trên số liệu chéo quốc tế là của Perotti (1996). Ông đã xem xét chi tiết

Footer Page 14 of 258.


Header Page 15 of 258.

5

mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng phụ thuộc ra sao vào chính sách tài
khóa, bất ổn xã hội và chính trị, và tính không hoàn hảo của thị trường vốn thông
qua ảnh hưởng đến đầu tư cho vốn nhân lực, giáo dục và tỷ lệ sinh. Kết luận tổng
quát của ông là có mối liên kết mạnh giữa bất bình đẳng, bất ổn xã hội và chính trị,
và tăng trưởng kinh tế và xã hội công bằng hơn có tỷ lệ sinh thấp và tỷ lệ đầu tư cao
cho giáo dục. Cả hai đều được phản ánh trong tỷ lệ tăng trưởng cao hơn.
Một vài năm sau khi các nghiên cứu trên công bố, Li và Zhou (1998), Barro
(1999), và Forbes (2000) đã thách thức những kết quả này. Li và Zhou sử dụng số

liệu mảng từ 46 quốc gia và kết luận rằng bất bình đẳng thu nhập có mối tương
quan dương, và thường có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi
họ ước tính phương trình hồi quy số liệu chéo dựa trên tốc độ tăng trưởng trung
bình hàng năm từ năm 1960 đến năm 1990 giữa 34 đến 42 quốc gia, hệ số của chỉ
số Gini mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê như trong các nghiên cứu khác sử
dụng số liệu chéo, giống như kết quả của Alesina và Rodrik. Vì vậy, họ cho rằng
mối tương quan dương giữa bất bình đẳng và tăng trưởng trong các nghiên cứu
trước đó là do sử dụng số liệu chéo có kết quả trái ngược với sử dụng số liệu mảng.
Barro (1999) là một trong những người tiên phong trong các nghiên cứu thực
nghiệm về tăng trưởng và nghiên cứu của ông là một thách thức lớn đối với các kết
quả trước đó. Barro đã sử dụng bộ số liệu của khoảng 100 quốc gia để ước tính một
mô hình tăng trưởng cho các quốc gia đó cho 3 giai đoạn 10 năm. Ông phát hiện
mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và bất bình đẳng, được đo bằng hệ số Gini, là
phi tuyến. Đặc biệt, ông nhận thấy bất bình đẳng hơn đi cùng với tăng trưởng thấp
hơn ở các nước thu nhập thấp và tăng trưởng cao hơn ở các nước thu nhập cao hoặc
các nước phát triển. Ông cũng phát hiện thấy hệ số của Gini mang giá trị âm và có ý
nghĩa thống kê trong toàn bộ mẫu bao gồm tất cả các quốc gia khi bỏ quan biến tỷ lệ
sinh. Như vậy, các quốc gia có tỷ lệ sinh cao hơn (thường là các nước chậm phát
triển) cũng có bất bình đẳng cao hơn và việc bỏ sót biến tỷ lệ sinh trong các nghiên
cứu trước đó có thể đã tạo ra sai lệch âm trong các ước lượng của họ về tác động
của bất bình đẳng đối với tăng trưởng.

Footer Page 15 of 258.


Header Page 16 of 258.

6

Forbes (2000) cũng đóng góp vào quan điểm xét lại mối liên kết giữa bất

bình đẳng và tăng trưởng. Chỉ giới hạn nghiên cứu số liệu mảng cho 45 quốc gia với
với bộ số liệu về phân phối thu nhập có chất lượng tốt, và sử dụng phương pháp ước
lượng tiên tiến có tính đến sự khác biệt không quan sát được giữa các quốc gia (điều
này không được phản ánh trong các bộ số liệu thông thường về các biến điều kiện),
bà phát hiện rằng "tăng 10 điểm hệ số Gini của một quốc gia có tương quan với 1,3
phần trăm tăng trưởng trung bình hàng năm cao hơn cho 5 năm tới." Bà coi điều
này biểu thị một "mối quan hệ ngắn hạn giữa bất bình đẳng và tăng trưởng trong
một quốc gia", và rằng nó không "trực tiếp mâu thuẫn với kết luận trước đó về mối
quan hệ ngược chiều giữa các quốc gia trong dài hạn".
- Nghiên cứu sử dụng số liệu mảng trong một quốc gia
Các nghiên cứu sử dụng số liệu quốc tế bao gồm nhiều quốc gia có các đặc
điểm kinh tế, chính trị, xã hội rất khác nhau có thể không thật sự hữu ích cho phân
tích thực nghiệm dựa trên số liệu mảng giữa các tỷnh về tác động của bất bình đẳng
thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây đã khảo
sát mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế giữa các bang hoặc giữa
các tỷnh trong cùng một quốc gia. Nhiều nhà nghiện cứu cho rằng số liệu chéo giữa
các bang tỏ ra ưu việt hơn so với số liệu chéo giữa các quốc gia vì đồng nhất hơn. Các
quốc gia có sự khác nhau về cấu trúc nên số liệu rất khó so sánh.
Partridge (1997) đã nghiên cứu mối liên kết giữa bất bình đẳng và tốc độ
tăng trưởng giữa các bang của Hoa Kỳ trong ba thập kỷ từ năm 1960 đến năm 1990.
Nghiên cứu của ông bao gồm hai thước đo bất bình đẳng vào đầu của mỗi giai đoạn
10 năm - hệ số Gini tính theo thu nhập của các hộ gia đình trước thuế dựa trên số
liệu điều tra dân số và tỷ trọng thu nhập của các nhóm phần năm thứ ba (tầng lớp
trung lưu). Kết quả kinh tế lượng của ông chỉ ra rằng cả hai thước đo bất bình đẳng
có hệ số ảnh hưởng mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê đến tốc độ tăng
trưởng, mặc dù hai thước đo bất bình đẳng có tương quan âm trong mẫu nghiên cứu
của ông (tỷ trọng thu nhập cao hơn cho tầng lớp trung lưu thường ngụ ý một hệ số
Gini thấp hơn). Vì vậy, bang có bất bình đẳng cao hơn (được đo bằng hệ số Gini) đi

Footer Page 16 of 258.



Header Page 17 of 258.

7

cùng với tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn, nhưng kết quả này chỉ được thỏa mãn
khi tỷ trọng thu nhập của nhóm trung lưu được giữ không thay đổi, và do đó phản
ánh những tác động của sự gia tăng tỷ trọng thu nhập của các nhóm thu nhập cao
nhất trên cơ sở giảm tỷ trọng thu nhập của các nhóm thu nhập thấp nhất.
Frank (2009) giới thiệu một bộ dữ liệu mới, toàn diện về các thước đo bất bình
đẳng cấp bang ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 1945 đến 2004. Sau Chiến tranh Thế chiến
II ở nhiều bang tỷ lệ thu nhập của nhóm dân cư giàu nhất khá ổn định trong một thời
gian dài, sau đó bất bình đẳng thu nhập tăng lên đáng kể trong những năm 1980 và
1990. Kết quả từ mô hình thực nghiệm cho thấy về bản chất bất bình đẳng và tăng
trưởng có mối quan hệ dương trong dài hạn và nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập
được tập trung nhiều hơn vào tay những người giàu khi xã hội càng phát triển.
Dahlby and Ferede (2013) xem xét mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và
tăng trưởng kinh tế dựa trên bộ dữ liệu mảng giữa các tỉnh của Canada. Nghiên cứu
này tìm lời giải đáp cho câu hỏi phải chăng có một sự đánh đổi giữa các chính sách
tái phân phối và tăng trưởng kinh tế, hay tái phân phối thu nhập có thể kích hoạt kinh
tế tăng trưởng nhanh hơn. Các tác giả đã tiến hành phân tích kinh tế lượng mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế theo tỷnh ở Canada và ba thước đo khác nhau về bất bình
đẳng thu nhập. Họ phát hiện mối quan hệ giữa chúng không có ý nghĩa thống kê. Các
tác giả sau đó xem xét bằng chứng cho thấy việc tăng thuế suất biên đối với cá nhân
có thu nhập cao cũng như tăng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra chi phí đáng kể
cho nền kinh tế trong khi không làm tăng nguồn thu về thuế. Trừng phạt người có thu
nhập cao là một cách tự hủy hoại, mặc dù cải thiện mạng lưới an sinh xã hội sẽ cung
cấp cho người dân Canada nhiều hơn cơ hội để tiếp cận các dịch vụ này.
Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những kết quả không thống

nhất và thậm chí trái ngược nhau. Forbes (2000) phát hiện năm yếu tố có vai trò
quan trọng giải thích cho những kết quả mâu thuẫn này: (i) sử dụng các biến khác
nhau, (ii) các mẫu nghiên cứu khác nhau, (iii) chất lượng dữ liệu khác nhau, (iv)
khoảng thời gian khác nhau và (v) sai lệch vì bỏ biến trong các nghiên cứu sử dụng
số liệu chéo. Bà kết luận rằng các lý do quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt là tính

Footer Page 17 of 258.


Header Page 18 of 258.

8

đặc thù quốc gia, sự khác biệt về thời gian nghiên cứu, sai lệch vì bỏ biến và độ dài
của thời kỳ được xem xét. Mặt khác, Banerjee và Duflo (2003) cho rằng ảnh hưởng
của bất bình đẳng đến tăng trưởng có dạng hình chữ U ngược theo nghĩa khi bất
bình đẳng thu nhập còn ở mức thấp các nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh hơn
bằng cách chấp nhận bất bình đẳng cao hơn, tuy nhiên bất bình đẳng thu nhập quá
cao (vượt qua một ngưỡng nhất định) sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những chủ đề được
các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm.
Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng thế giới gồm David Dollar và các cộng sự,
trong báo cáo nghiên cứu “Economics Growth, Poverty and Household welfare”
năm 2004 đã sử dụng một cơ sở dữ liệu dồi dào về kinh tế học vĩ mô và điều tra về
hộ gia đình để phân tích các nội dung như: lý do thành công của Việt Nam về tăng
trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của hộ gia đình từ khi
tiến hành đổi mới kinh tế đến năm 2000; triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam;
tác động của tăng trưởng kinh tế đến phúc lợi của hộ gia đình được đo lường thông
qua các biến số như chi tiêu hộ gia đình cho tiêu dùng, y tế, giáo dục; hiệu quả của

các chính sách của Chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Đề tài “Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt
Nam” của Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005) đã phân tích một số yếu tố
và khía cạnh nhằm đưa ra một số đánh giá ban đầu về chất lượng tăng trưởng của
tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Các phân tích tập trung vào ba vấn đề liên quan
tới chất lượng tăng trưởng, bao gồm: hình thái đầu tư vào hình thành tài sản vốn
vật chất và vốn con người; nhận dạng mô hình tăng trưởng của Việt nam giai đoạn
1990-2003, đặc biệt chú trọng tới đóng góp của vốn con người và phân tích diễn
biến bất bình đẳng về phân phối thu nhập cũng như ảnh hưởng của tăng trưởng và
bất bình đẳng tới giảm tỷ lệ nghèo. Trên cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề
xuất một số kiến nghị. Nghiên cứu có đưa ra bức tranh bất bình đẳng thu nhập và
tăng trưởng kinh tế ở Viêt Nam, tuy nhiên khi chạy mô hình nghiên cứu mới chỉ

Footer Page 18 of 258.


Header Page 19 of 258.

9

dừng lại xem xét tác động bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế đến nghèo
đói ở Việt Nam. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế đóng góp lớn vào giảm
nghèo, trái lại bất bình đẳng làm tăng nghèo đói nhưng ở mức thấp hơn.
Đề tài cấp Bộ mã số B2006-06-05 của Nguyễn Văn Công (2006) với tiêu đề
“Tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” đã nghiên
cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Đề tài đã xây dựng
một mô hình chéo để kiểm định tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1992-2004 trong đó bất bình đẳng được đại diện
bằng khoảng cách thu nhập giữa nhóm 20% người giàu nhất (Q1) và 20% người
nghèo nhất (Q5) cho từng tỷnh. Các số liệu tổng hợp được lấy từ các cuốn Niên giám

thống kê, còn các số liệu theo tỷnh được lấy từ bốn cuộc điều tra mức sống dân cư
Việt Nam 1992-93; 1997-98; 2002; và 2004. Kết quả cho thấy bất bình đẳng thu
nhập có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng tỷ lệ Q1/Q5 đại diện
cho bất bình đẳng thu nhập của nghiên cứu này được coi là quá đơn giản vì không
phản ánh được toàn bộ bức tranh về phân phối thu nhập của tất cả dân cư. Bộ số
liệu mà nghiên cứu sử dụng đã quá lạc hậu và không cập nhật được những thay đổi
mạnh trong hình mẫu của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
từ năm 2005 đến nay.
Đề tài cấp nhà nước KX 01.10 “Phân phối thu nhằm đảm bảo sự phát triển
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN” do Nguyễn Công Nghiệp (2006) chủ nhiệm đã hệ thống hoá và làm rõ một
số vấn đề lý luận về phân phối trong các học thuyết kinh tế và vai trò của phân phối
trong chu trình tái sản xuất xã hội và trong hệ thống quan hệ sản xuất; nghiên cứu
mô hình phân phối trong một số hệ thống kinh tế và trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam. Đề tài đã nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với
quá trình phân phối và phân tích các công cụ được sử dụng để thực hiện việc điều
chỉnh quá trình phân phối nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện
công bằng xã hội (nổi bật là các công cụ thuế, chi tiêu ngân sách, công cụ tín dụng,
hệ thống an sinh xã hội). Đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng phân phối ở Việt

Footer Page 19 of 258.


Header Page 20 of 258.

10

Nam qua 2 thời kỳ (thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới), từ đó rút ra những
kết luận và bài học kinh nghiệm; đề xuất hệ thống đồng bộ các quan điểm và nhóm
giải pháp về phân phối nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã

hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Đề tài đã tiếp cận vấn đề phân phối theo nghĩa rộng với tư cách là một khâu của quá
trình tái sản xuất trong đó phân phối thu nhập chỉ là phần của toàn bộ bức tranh
chung. Cách tiếp cận của đề tài hoàn toàn là định tính.
Phạm Xuân Nam (2007) trong bài báo “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, sau khi điểm qua
những kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam và tác động xã hội của nó,
đã bàn về những quan điểm và giải pháp cơ bản để có thể thực hiện được mục tiêu
“kép” là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về quan điểm, tác giả cho rằng quan điểm
tổng quát của Đảng cộng sản Việt Nam “tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm
tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển” cần phải cụ thể hoá
thành những nội dung chủ yếu như tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phải làm
tiền đề và điều kiện cho nhau, cần khắc phục tàn dư của chủ nghĩa bình quân, đề cao
vai trò của quản lý vĩ mô của Nhà nước và không thể tách rời yếu tố văn hoá trong
phát triển. Trên cơ sở quan điểm đó, tác giả kiến nghị những giải pháp cơ bản nhằm
thực hiện mục tiêu “kép”, đó là các chính sách vĩ mô cần tạo điều kiện cho mọi thành
phần kinh tế cơ hội tiếp cận một cách công bằng với các đầu vào của quá trình sản
xuất kinh doanh, thực hiện phân phối theo lao động, theo đóng góp và theo hiệu quả
kinh tế, cần có chính sách điều tiết và phân phối lại thu nhập, không chỉ qua phúc lợi
xã hội mà cần mở rộng thành hệ thống chính sách an sinh xã hội với nhiều tầng nấc
khác nhau.
Lê Quốc Hội (2009) cũng có một số nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập
như: “Tác động của tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập đến xoá đói
giảm nghèo ở Việt Nam” và “Thách thức và giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng thu
nhập ở Việt Nam trong thời gian tới”. Các nghiên cứu này đều là nghiên cứu định

Footer Page 20 of 258.



Header Page 21 of 258.

11

tính và hoặc chỉ mới nghiên cứu định lượng về tác động của tăng trưởng đến bất
bình đẳng thu nhập chứ chưa tập trung xem xét tác động của bất bình đẳng thu nhập
đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Đề tài cấp nhà nước của Hoàng Đức Thân (2010) với tiêu đề “Quan điểm và
giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở
nước ta” đã phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ gắn kết giữa tăng trưởng
kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam; chỉ ra những thành công, hạn chế
và nguyên nhân của thực trạng đó trong giai đoạn 1986-2010, đặc biệt chú trọng
vào thời kỳ 10 năm (2001-2010); Xây dựng và đề xuất hệ thống quan điểm, mục
tiêu, giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã
hội trong thời kỳ mới ở Việt Nam. Các kết luận đưa ra đều dựa trên các phân tích
định tính và mô tả thống kê.
Tuy nhiên, những công trình trong nước kể trên còn có những hạn chế sau:
- Các công trình khoa học trong nước chủ yếu nghiên cứu định tính. Cần có
nghiên cứu tổng hợp cả định tính và định lượng về mối liên kết giữa bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
- Các công trình mới chỉ bàn riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về bất
bình đẳng. Cần nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế
mà trước hết là tác động của giữa bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế.
- Nghiên cứu định lượng của Nguyễn Văn Công (2006) về tác động của bất
bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam mới nghiên cứu cho giai đoạn 19922004, chưa cập nhật được tình hình mới khi Việt nam đã là thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới, đặc biệt giai đoạn suy giảm tăng trưởng kinh tế từ năm 2008 có
tác động đến hình mẫu của mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.


Footer Page 21 of 258.


Header Page 22 of 258.

12

Bên cạnh đó, luận án hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
Hệ thống cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động của bất bình đẳng thu
nhập đến tăng trưởng kinh tế.
Phân tích thực trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
trong thời gian qua.
Phân tích và kiểm định tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn
chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ở trên, luận án tập trung tìm lời giải đáp cho các
câu hỏi sau đây:
1. Về mặt lý thuyết bất bình đẳng thu nhập có tác động như thế nào đến tăng
trưởng kinh tế và qua những kênh truyền dẫn nào?
2. Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế đã được nghiên
cứu thực nghiệm như thế nào? Sử dụng mô hình nào và cho kết quả ra sao?
3. Những thành tựu và hạn chế trong việc giải quyết bài toán tăng trưởng và
phân phối thu nhập ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong giai đoạn
2000-2012?
4. Bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam? Những tác động đó diễn ra qua những kênh nào?

5. Quan điểm, cơ hội và thách thức cho giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam là gì? Cần thực hiện
những giải pháp gì nhằm nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam trong thời gian tới?

Footer Page 22 of 258.


Header Page 23 of 258.

13

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, tăng trưởng
kinh tế và tác động của bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu phân phối thu nhập theo quy
mô với trọng tâm là nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư với
tăng trưởng kinh tế. Luận án đi sâu phân tích thực trạng bất bình đẳng và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 dựa trên bộ số liệu
của cả nước, 63 tỉnh, thành được thu thập từ Tổng cục Thống kê (TCTK) và số liệu
từ 4 cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) các năm 2004, 2006,
2008 và 2010.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
- Phương pháp tổng hợp và so sánh, phân tích thống kê: để đánh giá thực
trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, cũng như tác động của bất bình
đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
- Phương pháp mô hình hóa: thông qua việc xây dựng các mô hình định

lượng để kiểm định và ước lượng tác động tác động của bất bình đẳng phối thu nhập
tới tăng trưởng kinh tế nhằm cung cấp cơ sở thực chứng cho các phân tích định tính.
Cụ thể, nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình kinh tế lượng dựa trên mô hình tăng
trưởng có điều chỉnh phù hợp để nghiên cứu về tác động của bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Luận án sử dụng phương
pháp hồi quy số liệu mảng (panel data) để ước lượng các mô hình. Kết quả thu được
sẽ giúp luận án xem xét được tác động của bất bình đẳng phân phối thu nhập tới
tăng trưởng kinh tế là tích cực hay tiêu cực.
7. Ý nghĩa khoa học của luận án
Đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng nhanh một cách bền vững đi đôi với thực
hiện công bằng trong phân phối thu nhập là một vấn đề đang đặt ra cấp thiết, rất có
ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong việc điều tiết vĩ mô ở Việt Nam. Qua nghiên
cứu, luận án đã có đóng góp chủ yếu sau đây:

Footer Page 23 of 258.


Header Page 24 of 258.

14

7.1. Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận:
1. Luận án chỉ rõ bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng ngưỡng đến tăng
trưởng kinh tế: cả bất bình đẳng thu nhập quá thấp và quá cao đều bất lợi cho tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn. Đây là bước tiến mới so với các nghiên cứu trước đây khi
một số cho rằng bất bình đẳng thu nhập bất lợi cho tăng trưởng kinh tế trong khi các
nghiên cứu khác lại cho rằng bất bình đẳng thu nhập có lợi cho tăng trưởng kinh tế.
2. Đây là một trong những số ít nghiên cứu ở Việt Nam lượng hoá được tác
động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế, cung cấp một căn cứ tham
khảo cho việc hoạch định các chiến lược phân phối thu nhập, tăng trưởng cũng như

những nghiên cứu sâu về chủ đề này.
3. Luận án chứng minh tầm quan trọng của các chính sách trong việc giải
quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
7.2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
1. Thông điệp xuyên suốt toàn bộ luận án là phải có quan điểm toàn diện và
tầm nhìn dài hơn khi xem xét vấn đề bất bình đẳng thu nhập, phải đặt bất bình đẳng
thu nhập trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Một chiến lược phát triển bền
vững không thể hướng tới mục tiêu giảm bất bình đẳng bằng mọi giá, đặc biệt
không thể cào bằng thu nhập. Điều quan trọng là cần phải chấp nhận bất bình đẳng
thu nhập trong một phạm vi được coi là an toàn và có lợi cho tăng trưởng kinh tế
bền vững trong dài hạn.
2. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập và tăng trưởng kinh tế luận án đã chỉ rõ: Việt Nam đã đạt được nhiều thành
công, nhưng vẫn bộc lộ một số bất cập như tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền
vững và xuất hiện sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Luận án đã chỉ ra nguyên
nhân của những hạn chế và yếu kém mà chủ yếu là do mô hình tăng trưởng và cơ
chế phân bổ nguồn lực chưa hợp lý.
3. Thông qua phân tích hệ số co giãn tỷ lệ nghèo theo GINI, luận án kết luận
gia tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có tác động tiêu cực đến giảm
nghèo, làm chậm tốc độ giảm nghèo.

Footer Page 24 of 258.


Header Page 25 of 258.

15

4. Kết quả phân tích định lượng cho thấy bất bình đẳng có ảnh hưởng
ngưỡng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: chấp nhận bất bình đẳng cao hơn sẽ có

được tăng trưởng kinh tế cao hơn khi hệ số GINI nhỏ hơn 0,37 và sẽ làm giảm tăng
trưởng kinh tế khi hệ số GINI lớn hơn 0,37.
5. Luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tận dụng tác động
tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN đảm bảo gắn kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội; Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng và vì
người nghèo; Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội hướng đến các đối tượng yếu thế;
Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm tới
ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và lưới an sinh xã hội; Cần có những chính
sách di dân thích hợp; Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội
phát triển trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đến
người nghèo.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được
kết cấu thành bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của bình đẳng thu nhập đến
tăng trưởng kinh tế.
Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Chương 3: Ước lượng tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam.

Footer Page 25 of 258.



×