Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các chương trình liên kết với nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.73 KB, 88 trang )

Header Page 1 of 258.

vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................ iii
ABSTRACT ........................................................................................................... v
MỤC LỤC............................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 1
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ................................................................................. 1
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. ............................................................... 2
1.3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .............. 4
1.3.1. Mục tiêu của đề tài: ........................................................................................... 4
1.3.2. Nội dung nghiên cứu: ....................................................................................... 4
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 4
1.3.4. Mẫu và thông tin mẫu:...................................................................................... 5
1.3.5. Thu thập thông tin và phân tích dữ liệu: ......................................................... 5
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: ....................................................... 5
1.5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: .......................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 6
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO:................................ 6
2.1.1. Khái niệm về chất lượng ................................................................................... 6
2.1.2. Khái niệm về chất lượng dịch vụ: ..................................................................... 7

Footer Page 1 of 258.



Header Page 2 of 258.

vii

2.1.3.Khái niệm về chất lượng đào tạo: ...................................................................... 8
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo : ........................................... 8
2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO: .................................................................................................................... 16
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ............................................................... 16
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: ................................................................ 17
2.2.2.1. Mô hình chất lượng đào tạo của Đặng Quốc Bảo: ........................... 17
2.2.2.2. Đào tạo chất lượng cao- Mô hình trải nghiệm của UEF (Trường đại
học kinh tế - tài chính TP.HCM). .................................................................. 19
2.2.2.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài: ........................................................ 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 28
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 28
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: ....................................................................... 28
3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp: ............................................................................ 28
3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp: .............................................................................. 29
3.2.3. Quy trình nghiên cứu:.................................................................................... 31
3.3. PHẠM VI MẪU: ......................................................................................... 32
3.3.1.Phương pháp lấy mẫu: ............................................................................... 33
3.3.2.Phương pháp xử lí số liệu: .......................................................................... 34
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CÁC
CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT TẠI TPHCM . .................................................. 38
4.1. THỰC TRẠNG:............................................................................................ 38
4.1. 1. Đôi nét về thành phố Hồ Chí Minh: .......................................................... 38
4.1.2. Thực trạng chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng tại
Tphcm. .................................................................................................................. 39


Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

viii

4.1.3. Thực trạng về chất lượng đào tạo của các chương trình liên kết tại Tphcm41
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 43
4.2.1.Giới thiệu: .................................................................................................... 43
4.2.2. Mô tả mẫu:.................................................................................................. 44
4.2.2.1. Thống kê mô tả số lượng sinh viên trả lời phỏng vấn ............................... 44
4.2.2.2. Kết quả khảo sát về giới tính:....................................................................... 45
4.2.2.3.Kết quả về việc phân bố ngành đào tạo của SV trả lời phỏng vấn: ............ 45
4.2.2.4. Kết quả thống kê mô tả về học lực của SV trả lời phỏng vấn .................... 46

4.2.2.5.Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ( biến độc
lập) .......................................................................................................................... 46
4.2.2.6.Thống kê mô tả về chất lượng đào tạo ......................................................... 49
4.2.3.Đánh giá công cụ đo lường ......................................................................... 49
4.2.4.Đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (
exproratory factor analysis) .................................................................................. 58
4.2.4.1. Hệ số KMO: .................................................................................................. 58
4.2.4.2. Đặt tên và giải thích nhân tố: ...................................................................... 59
4.2.4.3.Mô hình hiệu chỉnh của đề tài: .................................................................... 63
4.2.4.4.Phân tích tương quan: .................................................................................. 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỦA CÁC CTLK TẠI TPHCM.................................. 73
5.1. KẾT LUẬN: ................................................................................................. 73

5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 73
5.2.1. Kiến nghị về môi trường học tập .................................................................... 73
5.2.2. Kiến nghị về năng lực của SV ........................................................................ 74

Footer Page 3 of 258.


Header Page 4 of 258.

ix

5.2.3. Kiến nghị về đội ngũ giảng viên ..................................................................... 75
5.2.4. Kiến nghị về các hoạt động gắn kết giữa lí thuyết và thực hành.................. 76
5.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ : ..................................................... 77
5.3.1. Đóng góp của nghiên cứu. .............................................................................. 77
5.3.2. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................. 78
5.4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................................................... 78

Footer Page 4 of 258.


x

Header Page 5 of 258.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTLK : Chương trình liên kết
ĐH : Đại học
ĐTĐH: Đào tạo đại học
CLĐT : Chất lượng đào tạo

GDĐH : Giáo dục đại học.
GD-ĐT : Giáo dục đào tạo
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
SV: Sinh viên

Footer Page 5 of 258.


xi

Header Page 6 of 258.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp điều tra năm 2012
Bảng 3.2: Bảng tỉ lệ phân bổ mẫu cho từng trường có chương trình liên kết
Bảng 4.1: Bảng thống kê số lượng sinh viên trả lời phỏng vấn
Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả giới tính của sinh viên trả lời phỏng vấn
Bảng 4.3: Bảng thống kê mô tả ngành học của sinh viên trả lời phỏng vấn
Bảng 4.4: Bảng thống kê mô tả học lực của sinh viên trả lời phỏng vấn
Bảng 4.5: Bảng thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
Bảng 4.6: Bảng thống kê mô tả về chất lượng đào tạo
Bảng 4.7: Bảng hệ số tin cậy Cronbach Alpha của yếu tố chất lượng đầu vào
Bảng 4.8: Bảng hệ số tin cậy Cronbach Alpha của yếu tố chương trình liên kết
Bảng 4.9: Bảng hệ số tin cậy Cronbach Alpha của yếu tố chương trình đào tạo
Bảng 4.10: Bảng hệ số tin cậy Cronbach Alpha của yếu tố kết quả đào tạo.
Bảng 4.11: Bảng hệ số tin cậy Cronbach Alpha của yếu tố đội ngũ giảng viên
Bảng 4.12: Bảng hệ số tin cậy Cronbach Alpha của yếu tố cơ sở vật chất
Bảng 4.13: Bảng hệ số tin cậy Cronbach Alpha của yếu tố dịch vụ hỗ trợ
Bảng 4.14: Bảng hệ số tin cậy Cronbach Alpha của yếu tố các hoạt động ngoài lớp
học.

Bảng 4.15: Bảng hệ số tin cậy Cronbach Alpha của yếu tố năng lực sinh viên.
Bảng 4.16: Bảng hệ số tin cậy Cronbach Alpha của yếu tố môi trường học tập và
giao tiếp
Bảng 4.17: Bảng hệ số tin cậy Cronbach Alpha của yếu tố chất lượng đào tạo
Bảng 4.18 : Bảng hệ số KMO
Bảng 4.19: Bảng ma trận thành phần sau khi xoay nhân tố
Bảng 4.20: Bảng tổng phương sai được giải thích
Bảng 4.21: Bảng phân tích tương quan
Bảng 4.22: Bảng kết quả phân tích hồi quy từ mô hình hiệu chỉnh
Bảng 4.23: Bảng kết quả hồi quy sau khi đã loại bỏ các biến rác

Footer Page 6 of 258.


xii

Header Page 7 of 258.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
Hình 2.2: Mô hình môi trường học tập và giao tiếp TASK.
Hình 2.3: Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các
chương trình liên kết tại TPHCM
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh của đề tài

Footer Page 7 of 258.


1


Header Page 8 of 258.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sự nghiệp giáo dục đào tạo giữ vai trò trung tâm trong chiến lược phát triển

nguồn nhân lực. Đó là nguồn lực có ý nghĩa quyết định mọi nguồn lực bởi nguồn
lực đặc biệt này vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Tốc độ phát triển
và đổi mới đất nước phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng và hiệu quả giáo
dục của ngành giáo dục nước nhà. Nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống giáo dục
đại học là phải đào tạo được nguồn nhân lực trình độ cao và bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và
tăng trưởng bền vững.
Việt Nam là nước đang phát triển, để hội nhập và thu ngắn khoảng cách với
các nước phát triển, chất lượng đào tạo đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu bởi
sự tác động của rất nhiều yếu tố như: chính sách quản lý, chương trình đào tạo, cơ
sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên, chất và lượng của sinh viên, gia đình, xã
hội… Thực tế hiện nay cho thấy rằng chất lượng đào tạo của Việt nam đang ngày
càng được quan tâm và phát triển nhưng cũng thừa nhận rằng còn có một khoảng
cách khá lớn so với các nước nước đã phát triển. Để thu hẹp khoảng cách này, cả
nước đã và đang thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục và đào tạo của chính phủ.
Bên cạnh các trường công lập thì hàng loạt các trường đại học, cao đẳng, các
chương trình liên kết đào tạo với các trường ở nước ngoài, những nước có nền giáo
dục tiên tiến cũng lần lượt ra đời để đáp ứng cho nhu cầu học tập của xã hội.Nhưng
đi cùng với sự phát triển nhanh chóng này thì tính cạnh tranh trong nền giáo dục vì
thế càng bộc lộ rõ nét hàng loạt các vấn đề nóng bỏng như: chất lượng đào tạo, cơ
sở vật chất, chất và lượng của đội ngũ giảng viên, chất và lượng của sinh viên.... Vì

thế, chất lượng đào tạo đang là vấn đề nổi trội và được quan tâm hàng đầu của toàn
xã hội .Thế nhưng,chất lượng đào tạo là gì? Làm gì để đảm bảo được chất
lượng?Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo?Đo lường chất lượng của
dịch vụ là điều không dễ dàng, càng khó khăn hơn nếu chất lượng mà chúng ta đang

Footer Page 8 of 258.


2

Header Page 9 of 258.

muốn đo lường lại là chất lượng của giáo dục đại học. Đã có rất nhiều đề tài nghiên
cứu, đo lường sự hài lòng của sinh viên về chất lượng của dịch vụ đào tạo cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Cụ thể là công trình nghiên cứu của
tiến sĩ Lê Dân và các thành viên hoàn thành năm 2011, là công trình nghiên cứu cấp
bộ. Mô hình này nghiên cứu các mô hình lí thuyết để đo lường các nhân tố tác động
đến mức độ hài lòng về dịch vụ phục vụ đào tạo trong và ngoài nước, xây dựng mô
hình lí thuyết đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ phục vụ đào tạo,
những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về dịch vụ đào tạo đại học….làm cơ
sở cho các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Đề tài nghiên cứu của tiến sĩ
Phan Đình Nguyên và các thành viên về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo của các trường đại học và cao đẳng tại TPHCM đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng
đến CLĐT bao gồm: cơ sở vật chất, giảng viên, năng lực sinh viên, dịch vụ hỗ trợ,
tổ chức và quản lý đào tạo, đánh giá kết quả học tập, bậc học, giới tính và vùng
miền…, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thành Đang thì nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề miền Đông Nam bộ... Phần
lớn các công trình nghiên cứu trong nước tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng công lập, ngoài
công lập và các trường dạy nghề trong nước mà chưa có công trình nghiên cứu nào

về chất lượng đào tạo của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt
nam nói chung và tại TPHCM nói riêng, chính vì vậy tôi chọn đề tài : “Các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các chương trình liên kết với nước ngoài tại
TP.HCM”
1.2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực

chất lượng cao là cần thiết hơn bao giờ hết. để đáp ứng được nhu cầu này, Việt nam
đã và đang thực hiện nhiều cải cách, xã hội hóa giáo dục. theo nhận định của các
chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục thì Việt nam hiện
nay đang là một thị trường lớn và đầy cơ hội cho tất cả các trường đại học quốc tế
đủ tiêu chuẩn đến đầu tư. Theo công bố của bộ giáo dục và đào tạo tính đến ngày

Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.

3

06/09/2012, hiện nay cả nước đang có tổng cộng 163 chương trình liên kết đào tạo
của các trường đại học, cao đẳng trong nước đã được phê duyệt. Riêng TP.HCM,
hiện có khoảng 60 chương trình liên kết đào tạo đã được cấp phép ( chưa bao gồm
các chương trình liên kết do đại học quốc gia và đại học vùng cấp phép cho các đơn
vị thành viên). Những con số này cho thấy rằng trong những năm vừa qua, các nước
có nền giáo dục phát triển đã không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu tư nền giáo dục của
họ vào Việt nam mà mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận từ mong muốn và nhu
cầu được học hỏi, tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của người học tại Việt nam.

Việc đầu tư ồ ạt của các trường đại học trong nước nói chung và ngoài nước nói
riêng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người học và nhu cầu về nguồn nhân
lực ngày càng cao và đa dạng của xã hội. Bên cạnh những lợi ích nhìn thấy thì việc
xã hội hóa giáo dục đang tạo ra một hiện tượng mới: hiện tượng xã hội hóa giáo
dục. Hàng loạt các câu hỏi liên quan đến vấn đề này đã và đang được đặt ra trong
bối cảnh hiện nay : “ Liệu có hay không một thị trường giáo dục ở Việt nam ?”, “
Giáo dục có phải là hàng hóa hay không?” , “ Thế nào là thương mại hóa giáo dục”,
đã có rất nhiều ý kiến tranh luận, những cuộc hội thảo giữa các nhà quản lí giáo dục,
những nhà nghiên cứu, giảng viên và cả những người dân thường có quan tâm đến
giáo dục về vấn đề này nhưng xem ra những câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời chính
xác.Dù muốn hay không muốn thì đa số mọi người vẫn phải nhìn nhận rằng nền
giáo dục Việt nam đang chịu sự chi phối và tác động của nền kinh tế thị trường, nó
cũng đang vận hành không nằm ngoài quy luật của cơ chế thị trường. Thứ trưởng bộ
giáo dục và đào tạo, ông Bành Tiến Long cũng đã từng nhận định trong một buổi
tọa đàm về giáo dục rằng: “Đã xuất hiện yếu tố thị trường, yếu tố dịch vụ, quan hệ
cung- cầu, nhất là trong giáo dục chuyên nghiệp”.
Đầu tư vào giáo dục hiện nay đã trở thành ngành kinh doanh siêu lợi nhuận
vì thế các cơ sở giáo dục nước ngoài đã không ngừng gia tăng tìm cơ hội đầu tư.
Bằng chứng là sự xuất hiện ngày càng nhiều các trung tâm đào tạo nước ngoài
thông qua các văn phòng đại diện, công ty môi giới và cả việc đầu tư trực tiếp như
RMIT. Những cuộc đổ bộ của các chương trình liên kết vào TPHCM đã tạo nên sự

Footer Page 10 of 258.


4

Header Page 11 of 258.

cạnh tranh gay gắt trong ngành giáo dục, ngày càng bộc lộ rõ nét với hàng loạt các

vấn đề nóng bỏng như: Chất lượng đào tạo của các chương trình liên kết như thế
nào? Cơ sở vật chất ra sao? Chất và lượng của đội ngũ giảng viên, chất và lượng
của đầu vào- đầu ra của sinh viên như thế nào? Đây là những câu hỏi lớn cho nền
giáo dục hiện nay. Việc tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
của các CTLK trong bối cảnhhiện nay là việc làm rất cần thiết nhằm góp phần cải
thiện được chất lượng đào tạo của các chương trình này.
1.3.

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1.3.1. Mục tiêu của đề tài:
-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các CTLK với
các trường đại học nước ngoài tại TPHCM.

-

Kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến chất lượng
đào tạo.

-

Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo các CTLK.

1.3.2. Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nêu trên, cần giải quyết các vấn đề sau:
-

Thực trạng chung của ngành giáo dục tại TPHCM.


-

Tình hình chung của các CTLK tại TPHCM.

-

Khảo sát ý kiến của các sinh viên đang theo học tại các chương trình liên kết.
Trên cơ sở số liệu thu thập được tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo, từ đó lượng hóa vai trò và mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến CLĐT, làm cơ sở cho các giải pháp nâng cao chất lượng.

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn:
-

Giai đoạn 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương

pháp mô tả với các dữ liệu thứ cấp nhằm khẳng định và bổ sung những tiêu chí
đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi để phục vụ cho quá trình
nghiên cứu định lượng.

Footer Page 11 of 258.


5

Header Page 12 of 258.

-


Giai đoạn 2 : Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Từ các biến đo

lường ở giai đoạn nghiên cứu định tính, xác định các nhân tố và các thuộc tính đo
lường. Sau khi hiệu chỉnh thang đo cuối cùng được sử dụng cho phỏng vấn chính
thức.
1.3.4. Mẫu và thông tin mẫu:
-

Khảo sát định lượng được thực hiện tại khu vực TPHCM.

-

Đối tượng chọn mẫu là những người hiện đang theo học các chương trình
liên kết tại TPHCM, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi.

-

Phương pháp lấy mẫu : chọn ngẫu nhiên một số sinh viên đang theo học tại
các CTLK.

1.3.5. Thu thập thông tin và phân tích dữ liệu:
Sử dụng kỹ thuật xử lí dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
1.4.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này nhằm xác định sơ bộ những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng

đào tạo của các chương trình liên kết để từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng của các CTLK hiện nay nói chung và các CTLK tại TPHCM

nói riêng . Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng có thể đóng góp cho các nghiên cứu
tương tự nhưng chuyên sâu hơn về chất lượng đào tạo nhằm tạo điều kiện nâng cao
hơn nữa cho nền GDĐH nước nhà.
1.5.

CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng về chất lượng đào tạo của các CTLK tại TPHCM
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Chương 6: Kiến nghị nâng cao chất lượng đào tạo của các CTLK tại
TP.HCM

Footer Page 12 of 258.


6

Header Page 13 of 258.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO:
2.1.1. Khái niệm về chất lượng
Chất lượng luôn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định và khó đo
lường và cách hiểu của người này cũng khác với người kia. Chất lượng có hàng loạt
định nghĩa trái ngược nhau và có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này
đã diễn ra tại nhiều diễn đàn khác nhau mà nguyên nhân của nó là thiếu một cách
hiểu thống nhất về bản chất của vấn đề. Do đó, khái niệm chất lượng trong giáo dục

cũng đã được đưa ra từ nhiều góc độ khác nhau:
Theo ISO 9000 ( 2000) : Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các đặc trưng
vốn có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và những người khác có quan
tâm.Theo từ điển tiếng Việt ( 1999) : Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị
những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì; tính ổn định tương đối của
sự vật phân biệt nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật.
chất lượng biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính
của các sự vật lại làm một, gắn bó với các sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ
sự vật và không tách rời khỏi sự vật. Sự vật khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể
mất đi chất lượng của nó. Sự thay đổi của chất lượng sẽ kéo theo sự thay đổi của sự
vật. về căn bản, chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn với tính quy định về số
lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng
thống nhất giữa số lượng và chất lượng.
Hệ thống kiểm định chất lượng quốc gia Việt Nam thì quan niệm : “ Chất
lượng sẽ được đánh giá bằng cách khách hàng xếp hạng tầm quan trọng của các đặc
trưng phẩm chất đối nghịch với tính nhất quán và giá trị bằng tiền”. Việc đào tạo đại
học sẽ đảm bảo được nâng cao chất lượng nếu như đáp ứng được các yếu tố như:
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tập trung vào con người và mọi đóng góp
xây dựng tổ chức của mình, có tầm nhìn dài hạn, quản lí sự thay đổi có hiệu quả, có
đổi mới, hữu hiệu, tổ chức tiếp thị tốt với thị trường.

Footer Page 13 of 258.


7

Header Page 14 of 258.

Theo Wouter Van Den Berghe (1997) : Chất lượng là một khái niệm có ý
nghĩa đối với những người hưởng lợi tùy thuộc vào quan niệm của những người đó

tại một thời điểm nhất định và theo các mục đích, mục tiêu được đề ra vào thời
điểm đó, là sự đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra và mục tiêu đó phải phù hợp với sự
phát triển của xã hội.
Theo Phạm Xuân Thanh ( 2004) : Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu
đề ra của trường học. Mục tiêu trong định nghĩa này được hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm: sứ mạng, các mục đích, đặc điểm của chương trình đào tạo. Mục tiêu phải phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ và các nguồn lực của nhà trường nhưng đồng thời
mục tiêu đào tạo phải đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế- xã hội của đất
nước.
Theo các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học trên thế giới thể hiện
qua Hệ thống quốc tế của các cơ quan bảo đảm chất lượng giáo dục đại học
(INQAHE) được thành lập năm 1991 đồng ý rằng một trường đại học chỉ có chất
lượng khi mọi hoạt động trong trường đều đạt tiêu chuẩn chất lượng, nghĩa là từ
mọi cấp quản lý trong trường, mọi hệ đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu...),
mọi chương trình đào tạo (ngoại ngữ, các lớp ngắn hạn, cao đẳng, đại học, trên đại
học), mọi loại thu chi, mọi chương trình nghiên cứu và phát triển (cấp trường, cấp
bộ, cấp quốc gia, cấp quốc tế), đến các dịch vụ sinh viên, dịch vụ cộng đồng, các
hợp đồng tư vấn, tất cả đều phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
2.1.2. Khái niệm về chất lượng dịch vụ:
Các nhà nghiên cứu định nghĩa chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa
sựmong đợi về dịch vụ của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch
vụ. Cụ thể theo Parasuraman, Zeithaml & Berry ( 1985) thì dịch vụ có 3 đặc điểm
chính như sau:
-

Dịch vụ là vô hình, không thể đo, đếm hay dùng thử trước khi bán để

kiểm tra và đảm bảo chất lượng. Vì thế, nhà cung cấp dịch vụ rất khó có thể hiểu
được người tiêu dùng cảm nhận như thế nào về dịch vụ mà họ đang cung cấp.


Footer Page 14 of 258.


8

Header Page 15 of 258.

-

Dịch vụ mang tính không đồng nhất. Quá trình cung cấp và sử dụng

dịch vụ khác nhau giữa các nhà cung cấp và khác nhau giữa các khách hàng. Điều
này do sự sản xuất và cung ứng dịch vụ thường bao gồm sự tương tác qua lại giữa
các nhân viên thực hiện dịch vụ và khách hàng. Do đó, chất lượng dịch vụ có bản
chất tương tác nên khó đo lường và kiểm soát.
-

Quá trình sản xuất và tiêu thụ của các loại dịch vụ là không thể tách

rời nhau. Chất lượng dịch vụ thể hiện ngay trong quá trình cung ứng dịch vụ và có
sự tác động qua lại giữa nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng.
Vì 3 đặc điểm này mà Parasuraman, Zeithaml & Berry ( 1985) cho rằng cảm
nhận chất lượng của dịch vụ là sự so sánh giữa sự mong đợi của khách hàng và việc
thực hiện dịch vụ của nhà cung ứng và đánh giá chất lượng dịch vụ phải bao gồm cả
quá trình thực hiện và kết quả của quá trình đó.
2.1.3.Khái niệm về chất lượng đào tạo:
Đào tạo cũng là một loại dịch vụ, tuy nhiên đây là một dịch vụ đặc biệt, trong
đó khách hàng, tức là sinh viên vẫn đóng vai trò quan trọng nhất nhưng khác với
các khách hàng thông thường vì sinh viên trong quá trình mua dịch vụ sẽ bị kiểm tra
gắt gao và có khả năng bị buộc ngưng sử dụng dịch vụ nếu phát hiện ra sai phạm

nghiêm trọng trong quá trình tiêu thụ dịch vụ.
Đã có rất nhiều định nghĩa về chất lượng đào tạo nhưng vẫn chưa có một
khái niệm chung về nó. Các nhà nghiên cứu vẫn còn rất nhiều các ý kiến trái ngược
nhau về CLĐT. Theo Cheng và Tam ( 1997) thì chất lượng giáo dục là đặc trưng
của một loạt yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra của hệ thống giáo dục đào tạo mà
nó cung cấp các dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội
về đào tạo.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo :
Khi nói đến chất lượng đào tạo, trước tiên phải kể đến chất lượng giảng viên.
Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất, chương
trình đào tạo, người học, đội ngũ quản lý và chính sách quản lý, nguồn lực tài chính
của nhà trường,…

Footer Page 15 of 258.


9

Header Page 16 of 258.

-

Cơ sở vật chất: Yếu tố này được biết đến trong đào tạo với hệ thống

giảng đường, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, các phương tiện hỗ trợ dạy và
học, thư viện và nguồn tài liệu đáp ứng nhu cầu người học. Nhiều bài viết, nghiên
cứu, quan điểm đã đề cập đến cơ sở vật chất như:
Macbeath (1996) xác định: Trong đào tạo nếu điều kiện cơ sở vật chất, trang
thiết bị càng tốt, càng hiện đại, theo sát với công nghệ sản xuất thực tế bao nhiêu thì
người học càng có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng vào trong công việc bấy

nhiêu. Do đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đào tạo đòi hỏi phải theo kịp với tốc
độ đổi mới của máy móc, công nghệ sản xuất.
Phạm Thị Cúc Phương (2008): Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đóng vai
trò tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo chất lượng đào tạo
của một trường. Để đảm bảo sau khi tốt nghiệp, người học đáp ứng được yêu cầu của
người sử dụng lao động thì cơ sở đào tạo nghề phải có cơ sở vật chất-trang thiết bị
thực hành đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, phù hợp với nội dung chương trình đào tạo.
Trường đào tạo phải có các phòng học bộ môn phù hợp với từng ngành học, cấp học,
phải có thư viện hiện đại; các trung tâm thông tin ; nối mạng internet để hỗ trợ cho
công tác nghiên cứu của giáo viên và tìm hiểu của người học. Hệ thống sách và tài
liệu giáo khoa cho người học; sách tham khảo, giáo trình, tạp chí chuyên ngành,…
cho giáo viên cũng cần được trang bị đầy đủ.
Qua đây có thể thấy, trong đào tạo nếu chương trình đào tạo được đánh giá
tốt, đội ngũ giáo viên có chuyên môn và kinh nghiệm,…mà hệ thống cơ sở vật chất
không đáp ứng được nhu cầu đào tạo sẽ ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả đào tạo dẫn
đến chất lượng đào tạo thấp.
-

Đội ngũ giảng viên.

Qua các nghiên cứu cho thấy đội ngũ giảng viên chính là nhân tố được đề
cập nhiều nhất trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Cụ
thể:Theo Luật giáo dục (2005): Giảng viên phải có các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo
đức, đủ sức khỏe, đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Còn John Ralph
(2000) cho rằng: Chất lượng đào tạo là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó

Footer Page 16 of 258.


10


Header Page 17 of 258.

đội ngũ giảng viên giữ vai trò quan trọng. Trong mỗi chương trình đào tạo, chất
lượng của đội ngũ giảng dạy có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả đào tạo.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào khả năng
sư phạm, kiến thức và trình độ chuyên môn mà giáo viên được đào tạo, kinh nghiệm
thực tế và kinh nghiệm giảng dạy mà giáo viên tích lũy.
Trên thực tế cũng cho thấy giảng viên đóng vai trò quyết định trong việc đảm
bảo chất lượng đào tạo. Họ là người gợi mở, khuyến khích sự đam mê sáng tạo
nghề nghiệp, là người luôn tích cực hỗ trợ cho người học trong quá trình hình thành
nhân cách, tác phong công nghiệp. Giảng viên trước hết phải yêu nghề, có trình độ
chuyên môn cao,sẵn sàng hi sinh và giúp đỡ sinh viên khi cần thiết, có năng lực sư
phạm và sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ dạy học.
Như vậy tiêu chuẩn để đánh giá một giảngviên cần phải có đó là: Kiến thức
tốt,có năng lực sư phạm, yêu nghề. Bên cạnh kiến thức và năng lực, giảng viên phải
là người hòa nhã, thân thiện, biết cách lắng nghe, chia sẻ với người học. Một điều
không thể thiếu đối với tất cả những người làm công tác sư phạm đó là phẩm chất
đạo đức hay còn gọi là sự tâm huyết đối với nghề.
Cùng với các quan điểm trên Fallow, Steven (2000) đã đưa ra một số tiêu chí
để đánh giá chất lượng giáo viên như sau:
+ Kiến thức tốt: Giảng viên phải có kiến thức chuyên môn sâu cả về lý thuyết
và thực hành. Đồng thời để nâng cao chất lượng giảng dạy, giảng viên cần không
ngừng cập nhật kiến thức.
+ Khả năng giảng dạy và truyền đạt kiến thức: Bao gồm cả sự thuần thục về
chuyên môn lẫn năng lực giao tiếp.
+ Kinh nghiệm thực tiễn: Cho phép giảng viên thực hiện các bài giảng một
cách phong phú, đa dạng, mang tính thực tế, dẫn dắt học viên đến những phần thảo
luận sâu rộng, sát với thực tế và giảng viên có thể trình bày vấn đề hay giải đáp vấn
đề thắc mắc của người học một cách tự tin.

+ Khả năng gợi mở: Kích thích học viên tự suy nghĩ, phát triển tư duy sáng
tạo trong quá trình học.

Footer Page 17 of 258.


11

Header Page 18 of 258.

+ Sự gần gũi, hòa nhã, thân thiện và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của giảng
viên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảng dạy và cũng là yếu tố giúp cho người
học đạt đến chất lượng học tập cao hơn.
+ Biết lắng nghe ý kiến phê bình: Do sự phát triển không ngừng của khoa
học kỹ thuật, người giảng viên cần phải có tư duy thông thoáng và sẵn sàng chấp
nhận những đóng góp từ phía đồng nghiệp, từ phía người học.
- Bản thân người học: Trong đào tạo, nếu cơ sở vật chất kém, đội ngũ giảng
viên trình độ thấp, môi trường học tập không thân thiện, các loại hình dịch vụ hỗ trợ
không đa dạng thì hoạt động đào tạo vẫn có thể diễn ra cho dù kết quả đạt được
không cao. Tuy nhiên, nếu thiếu nhân tố người học thì mọi hoạt động liên quan đến
công tác đào tạo đều không thể thực hiện.Thống nhất với quan điểm này Cao Văn
Sâm (2010) cho rằng: Bản thân sinh viên ( người học) là nhân tố quan trọng nhất, có
tính chất quyết định đối với công tác đào tạo. Trình độ văn hóa, sự hiểu biết, tâm lý,
cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian, khả năng tự học… của bản thân người
học đều ảnh hưởng sâu sắc tới quy mô và chất lượng đào tạo.
Theo Li Qiang (2009): Người học là nhân tố ảnh hưởng toàn diện tới công
tác đào tạo, trình độ văn hóa cũng như khả năng tư duy của sinh viên càng cao thì
khả năng tiếp thu các kiến thức trong quá trình học tập càng tốt, dẫn đến chất lượng
trong công tác đào tạo càng cao và việc đáp ứng nhu cầu nhân lực thị trường ngày
càng hiệu quả.

Vậy nhân tố người học phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Quan
trọng nhất là ý thức của người học phải cao, điều này đồng nghĩa với việc người học
phải có sự quyết tâm trong quá trình học, đặt ra mục tiêu " học để làm gì?". Bên
cạnh đó là sự quan tâm tìm hiểu của trung tâm đào tạo đối với người học. Nếu kết
hợp được cả hai yếu tố trên thì chất lượng dạy và học mới đạt kết quả mong đợi.
- Môi trường học tập: Là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy
và học, tác động trực tiếp tới tinh thần, tâm lý người học. Theo Nguyễn Quang Việt
(2010): Môi trường học tập tập trung phản ánh về tinh thần, trách nhiệm, bầu không
khí rèn luyện học tập cũng như sự tìm hiểu đáp ứng tâm tư nguyện vọng đối với

Footer Page 18 of 258.


12

Header Page 19 of 258.

người học. Khi môi trường học tập tốt, thân thiện, cởi mở, nơi đào tạo thể hiện đúng
trách nhiệm, người học có ý thức thì chất lượng đào tạo đạt hiệu quả và ngược lại,
nếu không có sự liên kết giữa nhà trường và người học, không khí học tập nặng nề
tạo ra áp lực tâm lý dẫn đến sự nhìn nhận không khách quan về đào tạo và hiệu quả
đào tạo thấp.
-

Chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo có thể nói là một trong những điểm khởi đầu cho đào
tạo, không có chương trình đào tạo thì hoạt động đào tạo không thể thực hiện. Từ
tầm quan trọng của nó, có nhiều quan điểm đề cập tới lĩnh vực này dưới nhiều góc
độ khác nhau, cụ thể:

Tracy Chao, Tami Saj, Felicity Tessier (2006): Việc thiết kế chương trình
đào tạo liên quan đến việc xây dựng kết cấu và nội dung đào tạo sẽ định hướng cho
kết quả đầu ra của một chương trình đào tạo. Ngược lại, kết quả đầu ra gắn kết chặt
chẽ với các khóa học trong chương trình đào tạo. Sự gắn kết này chính là nền tảng
của chất lượng đào tạo bởi nó hướng tới lợi ích và nhu cầu của người học.
Vũ Thị Phương Oanh (2008): Chương trình đào tạo là điều kiện không thể
thiếu trong quản lý Nhà nước các cấp, các ngành đối với hoạt động của các cơ sở
đào tạo. Chương trình đào tạo phù hợp được các cấp có thẩm quyền phê duyệt là
một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Không có
chương trình đào tạo sẽ không có các căn cứ để xem xét, đánh giá bậc đào tạo của
các đối tượng tham gia đào tạo và việc đào tạo sẽ diễn ra tự phát, không theo một
tiêu chuẩn thống nhất. Gabrielle (2003) (được trích bởi Abby Riddell, 2008):
chương trình đào tạo là chuẩn mực để đánh giá chất lượng đào tạo.
Như vậy, chương trình đào tạo cần phải đúng, đủ, sát thực tế, đáp ứng nhu
cầu về chất lượng của thị trường lao động là kiến thức và tay nghề, chứ không chỉ
đơn thuần về số lượng các môn học cũng như số tiết cho từng môn học.
-

Chất lượng dịch vụ hỗ trợ.

Hoạt động đào tạo được xem là một loại hình dịch vụ, cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, việc sử dụng các dịch vụ hỗ

Footer Page 19 of 258.


Header Page 20 of 258.

13


trợ một cách có hiệu quả sẽ đóng góp nhiều vào việc thỏa mãn nhu cầu của người
học cũng như nâng cao hiệu quả của một chương trình đào tạo. Khi mô tả về dịch
vụParasuraman, Zeithaml&Berry đã đưa ra khái niệm: Chất lượng dịch vụ là
khoảng cách giữa sự mong đợi về sản phẩm dịch vụ của khách hàng và nhận thức,
cảm nhận của họ khi sử dụng sản phẩm dịch vụ đó.
Parasuraman, Zeithaml&Berry, 1985 cho rằng chất lượng là một yếu tố
chính yếu để chiếm lĩnh thị phần và tạo ra doanh thu cũng như giảm thiểu chi phí.
Củng cố chất lượng dịch vụ là cách để làm cho nhà cung cấp dịch vụ này khác với
nhà cung cấp dịch vụ khác. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng rất nhiều phương pháp
khác nhau để đo lường chất lượng nói chung. Các nhà lý thuyết đầu tiên là
Parasuraman, Zeithaml &Berry đã nghiên cứu về đo lường chất lượng dịch vụ và
ứng dụng đo lường này một cách rộng rãi vào các loại hình dịch vụ khác nhau.
Trong nghiên cứu đầu tiên của mình(1985) các tác giả đã tiến hành phỏng vấn 16
nhà quản lí và 12 nhóm người tiêu dùng trong 4 công ty. Kết quả đạt được là một
mô hình gồm 10 thành phần, đó là: (1). Tin cậy (Reliability): nói lên khả năng thực
hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên.(2). Đáp
ứng (Responsiveness): nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ
cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.(3). Năng lực phục vụ (Competence): Nói lên
trình độ chuyên môn để thực hiện dịch vụ. Khả năng phục vụ biểu hiện khi nhân
viên tiếp xúc với khách hàng, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ, khả năng
nghiên cứu để nắm bắt thông tin liên quan cần thiết cho việc phục vụ khách
hàng.(4). Tiếp cận (Access): liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho
khách hàng trong việc tiếp cận với dịch vụ như rút ngắn thời gian chờ đợi của khách
hàng, địa điểm phục vụ và giờ mở cửa thuận lợi cho khách hàng.(5). Lịch
sự (Courtesy): nói lên tính cách phục vụ niềm nở, tôn trọng và thân thiện với khách
hàng của nhân viên.(6). Thông tin (Communication): liên quan đến việc giao tiếp,
thông đạt cho khách hàng bằng ngôn ngữ mà họ (khách hàng) hiểu biết dễ dàng và
lắng nghe về những vấn đề liên quan đến họ như giải thích dịch vụ, chi phí, giải
quyết khiếu nại thắc mắc.(7). Tín nhiệm (Credibility): nói lên khả năng tạo lòng tin


Footer Page 20 of 258.


14

Header Page 21 of 258.

cho khách hàng, làm cho khách hàng tin cậy vào công ty. Khả năng này thể hiện
qua tên tuổi và tiếng tăm của công ty, nhân cách của nhân viên phục vụ giao tiếp
trực tiếp với khách hàng.(8). An toàn (Security): liên quan đến khả năng bảo đảm sự
an toàn cho khách hàng, thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính, cũng như bảo
mật thông tin.(9). Hiểu biết khách hàng (Understanding customer): thể hiện qua khả
năng hiểu biết và nắm bắt nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu những
đòi hỏi của khách hàng, quan tâm đến cá nhân họ và nhận dạng được khách hàng
thường xuyên.(10). Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện qua ngoại hình,
trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị hỗ trợ cho dịch vụ.
Sau đó, Parasuraman, Zeithaml & Berry đã phát triển một công cụ đo lường
chất lượng dịch vụ có tên gọi là SERVQUAL dựa trên 10 thành phần chất lượng
dịch vụ nói trên. Thang đo này có thể áp dụng trong các loại hình dịch vụ khác nhau
như nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học, các hãng hàng không, du lịch,vv...
Thang đo SERVQUAL đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên sự cảm nhận bởi
chính các khách hàng sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra, khi nhắc đến chất lượng đào tạo còn có sự đóng góp không nhỏ của
đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, giáo vụ,... trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo
nói chung và về công tác quản lý, hỗ trợ giảng dạy học tập nói riêng. Đội ngũ này
phải được đảm bảo không những về số lượng mà cần thiết phải đáp ứng các yêu cầu
về chất lượng. Chất lượng cán bộ quản lý cũng ảnh hưởng lớn đến đào tạo, thể hiện
qua khả năng tổ chức, quản lý, điều phối quá trình đào tạo, tìm kiếm cơ hội hợp tác,
liên kết đào tạo,...
Như vậy, khi nhìn vào khái niệm và tiêu chí mô tả tính chất của dịch vụ có

thể thấy chất lượng dịch vụ hỗ trợ trong hoạt động đào tạo nghề chủ yếu dựa vào
thái độ của đội ngũ nhân viên ở các phòng, ban, bộ phận; sự quan tâm của nhà
trường, khoa về định hướng nghề nghiệp, về dịch vụ sinh hoạt,.... Sự phục vụ thân
thiện, chuyên nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Theo Lê Minh Tiến ( 2004) giáo dục là một hệ thống gồm nhiều thành tố
khác nhau như: Trình độ quản lý – Thầy dạy – Người học (học sinh) – Nội

Footer Page 21 of 258.


15

Header Page 22 of 258.

dung/Phương pháp – Cơ sở vật chất (trong đó có ngân sách). Như vậy, các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bao gồm nhiều thành tố, cụ thể là:
-

Thứ nhất là vấn đề chất lượng quản lý: để mang lại hiệu quả trong

giáo dục-đào tạo, các nhà quản lý giáo dục phải có khả năng định hướng, đưa ra
được những chính sách hợp lý để định hướng đi cho nền giáo dục, giám sát, đôn
đốc, thúc đẩy mọi thành phần tham gia vào công việc giáo dục.
-

Thứ hai là chất lượng giảng viên: Trước hết là về số lượng thì hiện

nay số lượng thầy dạy trong nền giáo dục của ta còn rất thiếu thốn. Chỉ riêng ở các
bậc học phổ thông, còn thiếu khoảng 100.000 giáo viên (nguồn: edu.net.vn); ở bậc
học CĐ – ĐH thì tỷ lệ SV/GV là 1/30. Còn nói về chất lượng thì có lẽ ai cũng biết

và báo chí cũng đã tốn khá nhiều giấy mực cho chuyện này khi có khá nhiều giảng
viên đại học chưa đạt chuẩn để “làm thầy”. Như vậy có thể nói rằng yếu tố “thầy
dạy” cũng chưa đáp ứng được mong đợi của toàn hệ thống giáo dục.
-

Thứ ba là chất lượng “người học": Số lượng người học đại học của ta

ngày càng tăng cao, nhưng chất lượng thì ngày càng đang đi xuống mà điều này
được củng cố thêm qua các con số: có đến 62% sinh viên có học lực trung bình
trong khi số sinh viên học xuất sắc và giỏi chỉ có 5,44% mà thôi (Tuổi Trẻ, 29-1203). Đầu vào của thành tố “người học” cũng là một khâu quyết định đến chất lượng
đào tạo, nhưng ai dạy đại học hiện nay cũng đều có cảm giác rằng SV hiện nay học
rất nhiều, có nhiều điều kiện học hơn trước nhưng chất lượng lại rất kém.
-

Thứ tư là nội dung/ phương pháp giảng dạy: nội dung và phương pháp

giảng dạy tất nhiên là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến đầu ra của nền
giáo dục nhưng cũng là một vấn đề “nóng” của nền giáo dục của chúng ta. Thật vậy,
có rất nhiều người vẫn kêu ca rằng nội dung và phương pháp học của ta hiện nay
còn lạc hậu quá, không đáp ứng được những yêu cầu của thực tế cuộc sống. Nhưng
nội dung và phương pháp phụ thuộc vào đâu? Có thể có phụ thuộc vào ngân sách,
nhưng cái quyết định đến điều này lại phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của nhà quản
lý và người dạy: họ mà kém thì đừng mong có được nội dung và phương pháp hiện
đại dù ta có trang bị cho họ mọi thứ mà họ muốn về mặt vật chất.

Footer Page 22 of 258.


16


Header Page 23 of 258.

-

Thứ năm là cơ sở vật chất: Dù ngân sách hàng năm cho giáo dục tăng

nhưng cơ sở vật chất phục vụ cho việc học hiện cũng chưa đạt yêu cầu nhất là những
vùng “ngoài đô thị”, vẫn còn nhiều những lớp diễn ra dưới những “mái chòi”, còn SV
đại học phải học trong những phòng học thiếu tiện nghi ở những khu vực không dành
cho việc học tập (gần các cơ sở sản xuất).
Tóm lại : Chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nhưng luôn
xoay quanh các nhân tố chính: người học, giảng viên, môi trường học tập, cơ sở vật
chất, chất lượng các dịch vụ hỗ trợ, chương trình đào tạo.
2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO:
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Đảm bảo chất lượng theo mô hình các yếu tố tổ chức ( Organizational
Elements Model , SEAMEO, 1999).
Mô hình này đưa ra 5 yếu tố để đánh giá như sau:
- Đầu vào : Sinh viên, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào
tạo, quy chế, luật định, tài chính, v.v…
- Quá trình đào tạo : Phương pháp và quy trình đào tạo, quản lí đào
tạo,v.v…
- Kết quả đào tạo: Mức độ hoàn thành chương trình học, năng lực đạt được
và khả năng thích ứng của sinh viên.
- Đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp
ứng nhu cầu kinh tế và xã hội.
- Hiệu quả: Kết quả của giáo dục đại học và ảnh hưởng của nó đối với xã
hội.
Dựa vào 5 yếu tố đánh giá trên các học giả đã đưa ra 5 khái niệm về chất

lượng giáo dục đại học như sau:
- Chất lượng đầu vào: Trình độ đầu vào thỏa mãn các tiêu chí và mục tiêu
đề ra.

Footer Page 23 of 258.


17

Header Page 24 of 258.

- Chất lượng quá trình đào tạo: Mức độ đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy
và học và các quá trình đào tạo khác.
- Chất lượng đầu ra: Mức độ đạt được của đầu ra ( sinh viên tốt nghiệp, kết
quả nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác) so với bộ tiêu chí hoặc so với mục
tiêu đã định sẵn.
- Chất lượng sản phẩm: Mức độ đạt được yêu cầu công tác của sinh viên tốt
nghiệp qua đánh giá của chính bản thân sinh viên, của cha mẹ, của cơ quan công tác
và của xã hội.
- Chất lượng giá trị gia tăng: Mức độ năng lực của sinh viên tốt nghiệp (
kiến thức, kỹ năng, quan điểm) đóng góp cho xã hội và đặc biệt là hệ thống giáo
dục đại học.
2.2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC:
2.2.2.1. Mô hình chất lượng đào tạo của Đặng Quốc Bảo:
Theo mô hình này, chất lượng đào tạo là kết quả cuối cùng đạt được bởi sự
tác động tích cực của các yếu tố cấu thành trong quá trình đào tạo. Quan niệm này
được khái quát bởi mô hình sau:

MT


GV

SV

Q

N
D

PP,P
T

CSVC,T
C hưởng đến chất lượng đào tạo
Hình 2.1: Các nhân tố ảnh

Footer Page 24 of 258.


18

Header Page 25 of 258.

Trong đó:
Q là chất lượng đào tạo, chịu sự tác động của các yếu tố:
MT: Mục tiêu đào tạo: là kiến thức, kỹ năng mà người học đạt được sau khi
tốt nghiệp, ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả đào tạo. Mục tiêu đào tạo giúp
cho giáo viên xác định được nội dung giảng dạy, mức độ kiến thức để lựa chọn
phương pháp giảng dạy hợp lí.
PP,PT: Phương pháp đào tạo, phương tiện phục vụ đào tạo: Thực tế quá trình

đào tạo là sự kết hợp chủ yếu của hoạt động dạy và học. Phương pháp đào tạo là sự
lựa chọn về việc phối hợp giữa phương pháp giảng dạy và phương pháp học; yếu tố
này giữ vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo
muốn thực hiện tốt thì đòi hỏi phải có sự liên kết giữa phương pháp đào tạo và
phương tiện phục vụ đào tạo.
GV: Giáo viên: Những tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sự tâm huyết với
nghề, kiến thức chuyên môn, tác phong, lối sống của giáo viên là những yếu tố giữ
vai trò quyết định trong công việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Các tiêu chuẩn trên
càng tốt thì quá trình dạy và học càng hiệu quả, dẫn đến chất lượng đào tạo ngày
càng cao và ngược lại.
SV: Sinh viên: Là nhân tố trung tâm của hoạt động đào tạo; kiến thức trước
khi đào tạo, nhận thức, khả năng, thái độ học tập của người học tác động mạnh mẽ
đến chất lượng đào tạo. Nếu tất cả những yếu tố trên là tốt thì chất lượng đào tạo
càng được nâng cao và ngược lại.
ND: Nội dung đào tạo: Nội dung đào tạo trong toàn khóa học ở mỗi trình độ
của từng ngành đào tạo được thể hiện thông qua chương trình đào tạo. Chương trình
đào tạo gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỉ lệ phân bổ thời gian
giữa lí thuyết và thực hành…Sự phù hợp và logic trong chương trình đào tạo sẽ
giúp cho quá trình đào tạo được vận hành một cách thuần thục, tăng cường khả
năng nhìn nhận vấn đề cho người dạy cũng như người học qua đó góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo.

Footer Page 25 of 258.


×