Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty Cổ phần Bibica đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 108 trang )

Header Page 1 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN KIÊN TRUNG

HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA ĐẾN NĂM
2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành :Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014

Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN KIÊN TRUNG


HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA ĐẾN NĂM
2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014

Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đình Luận
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
Ngày 21 tháng 01 năm 2014

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm :

STT

Họ và tên


Chức danh Hội đồng

1

TS. Lưu Thanh Tâm

2

TS. Nguyễn Hải Quang

Phản biện 1

3

TS. Lê Tấn Phước

Phản biện 2

4

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

5

TS. Nguyễn Văn Trãi

Chủ tịch

Ủy viên

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Footer Page 3 of 258.


Header Page 4 of 258.

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

TP.HCM, ngày 21 tháng 01 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Kiên Trung

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 20/02/1981

Nơi sinh: Ninh Bình

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


MSHV:1241820106

I – Tên đề tài:
Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Bibica đến năm 2020
II – Nhiệm vụ và nội dung
1. Nghiên cứu lý thuyết chuỗi cung ứng, phân tích, đánh giá một số mô hình
trong chuỗi cung ứng.
2. Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần
Bibica.
3. Trên cơ sở đó đề nghị những giải pháp giúp hoàn thiện quản trị chuỗi cung
ứng tại Công ty Cổ phần Bibica đến năm 2020
III – Ngày giao nhiệm vụ:

07/08/2013

IV – Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

30/12/2013

V – Cán bộ hướng dẫn:

Tiến sĩ Nguyễn Đình Luận

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Đình Luận

Footer Page 4 of 258.

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH



Header Page 5 of 258.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ
phần Bibica đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số
liệu điều tra, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Kiên Trung

Footer Page 5 of 258.


Header Page 6 of 258.

ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian chuẩn bị và tiến hành nghiên cứu, tôi đã hoàn thành đề tài
“Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty Cổ Phần Bibica đến năm 2020”.
Để hoàn thành được đề tài này tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, tận tâm
của gia đình, giáo viên hướng dẫn, đơn vị công tác, bạn bè, đồng nghiệp cũng như
sự dạy dỗ của các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Công nghệ TPHCM.

Vì lẽ đó, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
-

TS. Nguyễn Đình Luận đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình viết đề
cương, tìm kiếm tài liệu, tổ chức nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

-

Bạn bè, đồng nghiệp tại Công ty Cổ Phần Bibica đã giúp đỡ tôi trong quá
trình khảo sát, thảo luận, tìm kiếm thông tin để xử lý dữ liệu.

-

Các thầy cô trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến
thức trong chương trình cao học.

-

Và đặc biệt là sự hỗ trợ, động viên của gia đình, người thân trong suốt quá
trình học và làm luận văn.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Kiên Trung

Footer Page 6 of 258.


Header Page 7 of 258.

iii


TÓM TẮT
Toàn cầu hoá và thương mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp những
thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hoá, thông tin và tài chính một
cách hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ doanh ngiệp nào xây dựng một
chuỗi cung ứng nhanh nhạy, thích nghi cao và sáng tạo sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua
đối thủ trong cuộc chiến cạnh tranh. Việt Nam đang là một quốc gia có tốc độ hội
nhập vào nền kinh tế thế giới rất nhanh và mạnh mẽ, và giờ đây đã là một thành
phần không thể thiếu trong nhiều công thức sản phẩm đa quốc gia.
Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu và sản phẩm đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình thực hiện các yêu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt
là đảm bảo cân bằng quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quản trị cung ứng
nguyên vật liệu là một trong các điều kiện tiền đề cho việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm chi phí tồn kho, tiết kiệm vật tư, đảm bảo cho hoạt động sản xuất có
hiệu quả. Quản trị cung ứng sản phẩm nâng cao tính chủ động trong việc đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng, giảm thiểu các chi phí quản lý, bảo quản, đảm bảo chất
lượng sản phẩm, giảm thiểu tồn kho và hao hụt. Quản trị tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp
doanh nghiệp sống khỏe hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, gia tăng lợi
nhuận và phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng, đó là điều quan trọng nhất của doanh
nghiệp.
Vì thế, đề tài “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Bibica
đến năm 2020” đã tập trung nghiên cứu lý thuyết chuỗi cung ứng về cấu trúc, chức
năng hoạt động, một số chỉ tiêu đánh giá hiệu suất của chuỗi cung ứng. Trên cơ sở
đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần
Bibica.

Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.


iv

ABSTRACT
Globalization and international trade is set for the challenges of integrating
control and flow of goods now, information and finances effectively. This means
that any public company build a supply chain agility, adaptability and creativity will
help them to easily overcome opponents in the competition. Vietnam is a country
with a speed of integration into the world economy very fast and strong, and now is
an indispensable component in many recipes multinational products .
The provision of raw materials and products play an important role in the
process of implementing the requirements and objectives of the business, especially
the balance ensure the production and consumption of products. Managing the
supply of raw materials is one of the preconditions for improving product quality,
reduce inventory costs, saving materials, ensuring that production activities
effectively. Managing supply products enhance proactive in meeting customer
requirements, reduce management costs, storage, ensure product quality, and reduce
inventory. Good governance supply chain will help businesses strong in the fierce
competitive environment, increased profits and better serve consumers, that's what
is the most important business.
"Some solutions to improve operations in the supply chain management
Bibica corporation until 2020” has focused on supply chain theory of the structure,
function, some criteria to evaluate the performance of the supply chain. On that
basis, a number of activities perfect solution supply chain management at Bibica
Corporation.

Footer Page 8 of 258.


Header Page 9 of 258.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
ABSTRACT ........................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ...................................................... x
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ............ 4
1.1

Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ........................................................... 4

1.1.1

Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ............................. 4

1.1.1.1

Khái niệm chuỗi cung ứng ........................................................................ 4

1.1.1.2

Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ........................................................... 5

1.1.2


Các thành viên của chuỗi cung ứng ........................................................... 5

1.1.3

Vai trò và chức năng của chuỗi cung ứng ................................................. 7

1.1.3.1

Vai trò ...................................................................................................... 7

1.1.3.2

Chức năng của chuỗi cung ứng ................................................................. 8

1.2

Tổ chức quản lý chuỗi cung ứng ............................................................... 8

1.2.1

Mục tiêu của chuỗi cung ứng .................................................................... 8

1.2.2

Các cấp độ của chuỗi cung ứng ................................................................. 9

1.3

Các mô hình đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng ..................................... 10


1.3.1

Đo lường hiệu suất trong chuỗi cung ứng bằng mô hình SCOR .............. 11

1.3.1.1

Phân tích các công cụ đo lường............................................................... 11

1.3.1.2

Nhận xét mô hình SCOR ........................................................................ 14

1.3.2

Đo lường hiệu suất trong chuỗi cung ứng theo David Taylor .................. 14

1.3.2.1

Phân tích các công cụ đo lường............................................................... 15

1.3.2.2

Nhận xét mô hình của David Taylor ....................................................... 20

Tóm tắt chương 1 .................................................................................................. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN BIBICA ....................................................................................... 22
2.1

Tình hình lao động và hoạt động kinh doanh của Công ty ....................... 22


2.1.1

Cơ cấu lao động theo trình độ và tính chất công việc .............................. 22

Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.

vi

2.1.2

Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. .......................................... 23

2.2

Thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty. .................... 24

2.2.1

Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng. ...................................................... 24

2.2.2

Tình hình tồn kho ................................................................................... 26

2.2.3


Dự báo nhu cầu....................................................................................... 26

2.2.4

Lập kế hoạch tổng hợp ............................................................................ 28

2.2.5

Quản lý hoạt động lưu kho ...................................................................... 28

2.2.6

Tìm kiếm nguồn hàng ............................................................................. 29

2.2.6.1

Hoạt động thu mua ................................................................................. 29

2.2.6.2

Hoạt động cung ứng hàng hóa từ nhà cung cấp ....................................... 31

2.2.6.3

Chính sách thanh toán cho nhà cung cấp. ................................................ 32

2.2.7

Hoạt động sản xuất ................................................................................. 32


2.2.8

Quản lý phương tiện ............................................................................... 33

2.2.9

Hoạt động phân phối............................................................................... 34

2.2.9.1

Quản lý mối quan hệ khách hàng ............................................................ 34

2.2.9.2

Hoạt động dịch vụ khách hàng ................................................................ 35

2.2.9.3

Hoạt động khiếu nại và thu hồi sản phẩm................................................ 36

2.2.9.4

Hoạt động thanh toán của khách hàng ..................................................... 37

2.2.9.5

Hoạt động phân phối hàng hóa................................................................ 38

2.2.10


Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng. ............................. 40

2.3

Đánh giá và đo lường hiệu quả của chuỗi cung ứng ................................ 41

2.3.1

Đo lường hiệu quả dịch vụ khách hàng ................................................... 41

2.3.1.1

Hiệu suất giao hàng ................................................................................ 42

2.3.1.2

Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng....................................................................... 42

2.3.1.3

Sự linh hoạt của sản xuất ........................................................................ 45

2.3.1.4

Sự linh hoạt của sản phẩm mới ............................................................... 46

2.3.1.5

Thời gian hoàn thành .............................................................................. 48


2.3.2

Hiệu quả hoạt động nội bộ ...................................................................... 50

2.3.2.1

Chi phí bán hàng và hậu cần ................................................................... 50

2.3.2.2

Giá trị tồn kho......................................................................................... 51

2.3.2.3

Vòng quay tài sản ................................................................................... 52

Tóm tắt chương 2 .................................................................................................. 52

Footer Page 10 of 258.


Header Page 11 of 258.

vii

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA ĐẾN NĂM 2020 ....................................... 54
3.1

Phương hướng và mục tiêu cần đạt được đến năm 2020.......................... 54


3.1.1

Phương hướng của chiến lược chuỗi cung ứng. ....................................... 54

3.2

Đề xuất giải pháp về tổ chức quản lý và điều hành chuỗi cung ứng......... 56

3.2.1

Nhóm giải pháp về hoạch định................................................................ 56

3.2.1.1

Giải pháp về thành lập chuỗi cung ứng ................................................... 56

3.2.1.2

Giải pháp về chức năng dự báo, lập kế hoạch ......................................... 57

3.2.1.3

Một số giải pháp về hoạt động tồn kho ................................................... 59

3.2.2

Nhóm giải pháp về tìm kiếm nguồn hàng ................................................ 60

3.2.2.1


Quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp ............................................. 60

3.2.2.2

Giải pháp về hoạt động mua hàng ........................................................... 62

3.2.3

Nhóm giải pháp về hoạt động sản xuất.................................................... 64

3.2.4

Nhóm giải pháp về phân phối ................................................................. 66

3.2.4.1

Giải pháp về hoạt động dịch vụ khách hàng ............................................ 66

3.2.4.2

Giải pháp về phân phối ........................................................................... 68

3.2.4.3

Quản lý mối quan hệ khách hàng ............................................................ 71

3.3

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị chuỗi cung ứng ................... 71


Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 74
Phụ lục

Footer Page 11 of 258.


Header Page 12 of 258.

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SCM (Supply chain management)

Quản trị chuỗi cung ứng

QC (Quality Control)

Bộ phận kiểm soát chất lượng

Footer Page 12 of 258.


Header Page 13 of 258.

ix

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng bằng mô hình SCOR ...................... 11

Bảng 1.2: Đo thời gian........................................................................................... 15
Bảng 1.3: Đo chi phí.............................................................................................. 16
Bảng 1.4: Bảng năng lực hoạt động ....................................................................... 17
Bảng 1.5: Hiệu quả hoạt động................................................................................ 18
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty năm 2012 ............................................. 22
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................... 23
Bảng 2.3: Giá trị tồn kho qua các năm ................................................................... 26
Bảng 2.4: Sản lượng tiêu thụ năm 2012 và kế hoạch năm 2013 ............................. 27
Bảng 2.5: Một số nhà cung cấp chính của Bibica ................................................... 30
Bảng 2.6: Tỉ lệ giao hàng của các nhà cung ứng .................................................... 31
Bảng 2.7: Tình hình thanh toán cho các nhà cung cấp............................................ 32
Bảng 2.8: Số lượng phương tiện vận tải hiện đang hoạt động ................................ 33
Bảng 2.9: Doanh thu của các kênh bán hàng .......................................................... 36
Bảng 2.10: Bảng số liệu thu hồi nợ khách hàng ..................................................... 38
Bảng 2.11: Bảng tỉ lệ giao hàng đúng yêu cầu của khách hàng. ............................. 42
Bảng 2.12: Bảng tỉ lệ giao hàng đúng hạn. ............................................................. 42
Bảng 2.13: Bảng thống kê nguyên nhân giao hàng trễ ........................................... 43
Bảng 2.14: Bảng khiếu nại và giá trị đền bù khiếu nại ........................................... 44
Bảng 2.15: Bảng thống kê lỗi chủ yếu bị khách hàng khiếu nại ............................. 45
Bảng 2.16: Bảng công suất và thời gian sản xuất sản phẩm chính .......................... 46
Bảng 2.17: Bảng doanh thu từ việc tung sản phẩm mới ......................................... 47
Bảng 2.18: Bảng chu kỳ thời gian hoàn thành đơn hàng ........................................ 49
Bảng 2.19: Bảng chi phí hoạt động chuỗi cung ứng ............................................... 50
Bảng 2.20: Chỉ số quay hàng tồn kho .................................................................... 51
Bảng 2.21: Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu .......................................................... 52
Bảng 3.1: Các mục tiêu Công ty xác định đến năm 2020 ....................................... 54
Bảng 3.2: Mẫu đánh giá đối với nhà cung cấp nguyên vật liệu, phụ liệu ................ 63
Bảng 3.3: Mẫu đánh giá đối với nhà vận chuyển.................................................... 69

Footer Page 13 of 258.



Header Page 14 of 258.

x

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Chuỗi cung ứng tổng quát ........................................................................ 6
Hình 1.2: Chuỗi cung ứng mở rộng ......................................................................... 6
Sơ đồ 2.1: Chuỗi cung ứng tổng quát tại Bibica ..................................................... 25
Sơ đồ 2.2: Quy trình xử lý đơn hàng ...................................................................... 35
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hệ thống phân phối của Bibica .................................................... 39
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ Pareto phân tích lỗi giao hàng trễ.......................................... 44
Sơ đồ: 3.1: Đề xuất mô hình dự báo....................................................................... 58
Sơ đồ: 3.2 : Đề xuất quy trình xử lý khiếu nại........................................................ 67

Footer Page 14 of 258.


Header Page 15 of 258.

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá và thương mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp những
thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hoá, thông tin và tài chính một
cách hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ doanh ngiệp nào xây dựng một
chuỗi cung ứng nhanh nhạy, thích nghi cao và sáng tạo sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua
đối thủ trong cuộc chiến cạnh tranh. Việt Nam đang là một quốc gia có tốc độ hội

nhập vào nền kinh tế thế giới rất nhanh và mạnh mẽ, và giờ đây đã là một thành
phần không thể thiếu trong nhiều công thức sản phẩm đa quốc gia.
Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu và sản phẩm đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình thực hiện các yêu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt
là đảm bảo cân bằng quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quản trị cung ứng
nguyên vật liệu là một trong các điều kiện tiền đề cho việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm chi phí tồn kho, tiết kiệm vật tư, đảm bảo cho hoạt động sản xuất có
hiệu quả. Quản trị cung ứng sản phẩm nâng cao tính chủ động trong việc đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng, giảm thiểu các chi phí quản lý, bảo quản, đảm bảo chất
lượng sản phẩm, giảm thiểu tồn kho và hao hụt. Quản trị tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp
doanh nghiệp sống khỏe hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, gia tăng lợi
nhuận và phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng, đó là điều quan trọng nhất của doanh
nghiệp.
Công ty Cổ phần Bibica là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các
loại bánh kẹo, mạch nha, sữa, đồ uống… Nhận thức được tầm quan trọng của chuỗi
cung ứng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt của công ty tôi
quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần
Bibica đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. Hy
vọng rằng với hệ thống lý luận về chuỗi cung ứng và những giải pháp đưa ra dưới
đây là một tài liệu tham khảo có giá trị cho Công ty Cổ phần Bibica nói riêng và các

Footer Page 15 of 258.


Header Page 16 of 258.

2

doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung có những kiến thức bổ
ích về chuỗi cung ứng để áp dụng thành công vào chính doanh nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng

-

Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Bibica.

-

Kiến nghị giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Bibica.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản
trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Bibica.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về nội dung
-

Nghiên cứu về hệ thống lý luận chuỗi cung ứng

-

Sử dụng mô hình SCOR và các chỉ tiêu (đề cập ở chương 1) để đánh giá thực
trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Bibica.

-


Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng
tại Công ty Cổ phần Bibica đến năm 2020.

3.2.2 Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu các số liệu của công ty từ năm
2010 đến 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn số liệu sử dụng
Nguồn dữ liệu thứ cấp
-

Số liệu báo cáo của các phòng ban của Công ty Cổ phần Bibica

-

Tài liệu tham khảo về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng từ các giáo trình,
sách báo và các tài liệu trên internet.
Nguồn dữ liệu sơ cấp

-

Số liệu thu thập, đo lường thời gian hoạt động phân phối hàng hóa từ khâu
nhận đơn hàng cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng.

Footer Page 16 of 258.


Header Page 17 of 258.

3


4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp thống kê, so sánh và phân tích: Phân tích tình hình hiện
tại của công ty để rút ra điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương
-

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng.

-

Chương 2: Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Bibica

-

Chương 3: Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Bibica
đến năm 2020

Footer Page 17 of 258.


Header Page 18 of 258.

4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Ngày nay, các hoạt động trong chuỗi cung ứng ngày càng mang lại giá trị tăng
thêm cho các doanh nghiệp. Từ quá trình hoạt động thu mua nguyên vật liệu, quá
trình sản xuất, quá trình phân phối, marketing và bán hàng đến dịch vụ khách hàng
là hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển thì
vai trò của chuỗi cung ứng càng thêm quan trọng. Giờ đây chuỗi cung ứng được coi
là vũ khí chiến lược giúp tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Mặc dù chuỗi cung ứng khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trên thế giới, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều khái niệm về chúng:
Theo Irwin và McGraw-Hill thì “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công
ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường”. [5]
Theo Ganeshan và Harrison thì: “Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng
và những lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu,
chuyển những vật liệu này thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối những
thành phẩm này tới tay khách hàng…”[6]
Như vậy, “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp
hay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ
bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà
kho, nhà bán lẻ và khách hàng...” Chopra và Meindl, [7]. Nó là một mạng lưới các
phòng ban và sự lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật
liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản
phẩm đến tay người tiêu dùng.

Footer Page 18 of 258.


Header Page 19 of 258.

5

1.1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Dựa vào các khái niệm về chuỗi cung ứng ở trên, ta có thể định nghĩa quản trị
chuỗi cung ứng là những thao tác tác động đến hoạt động chuỗi cung ứng để đạt kết
quả mong muốn, trên thế giới có một số định nghĩa như sau:
Theo Martin Christopher “Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các mối
quan hệ bên trên và bên dưới, với nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp giá
trị khách hàng cao nhất với chi phí thấp nhất tính cho tổng thể chuỗi cung ứng”.[8]
“Quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa
điểm và vận tải giữa các thành viên của chuỗi cung ứng nhằm mang đến cho thị
trường mà bạn đang phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả nhất”[5].
Trong “Strategic Logistics Management”, James R. Stock và Douglas M.
Lamber, định nghĩa: “Quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp nhất các quy trình hoạt
động kinh doanh chủ yếu từ người tiêu dùng cuối cùng cho đến những nhà cung
ứng đầu tiên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, thông tin, qua đó gia tăng giá trị cho
khách hàng và các cổ đông”.[9]
Thế giới đã có rất nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra các khái niệm về quản
trị chuỗi cung ứng, tuy ngôn từ và cách diễn đạt khác nhau nhưng tóm lại có thể
hiểu một cách đơn giản chuỗi cung ứng là một chuỗi liên kết nhằm tối ưu hóa tất cả
các hoạt động từ khâu đầu tiên là quá trình thu mua đến khâu cuối cùng là phân
phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng, kể cả khâu hậu mãi. Còn quản trị chuỗi cung
ứng là hoạt động để kiểm soát và tối ưu hóa hoạt động các mối liên kết này để tạo ra
sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao với chi phí thấp và giao hàng nhanh nhất có
thể.
1.1.2 Các thành viên của chuỗi cung ứng
Bất kỳ chuỗi cung ứng nào trên đây cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các
doanh nghiệp thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong chuỗi cung ứng. Các

Footer Page 19 of 258.


Header Page 20 of 258.


6

doanh nghiệp này chính là nhà sản xuất, nhà phân phối hay người bán sỉ lẻ hoặc
đóng vai trò là khách hàng, người tiêu dùng.
- Chuỗi cung ứng tổng quát [1]

Hình 1.1: Chuỗi cung ứng tổng quát
Quản trị chuỗi cung ứng được xem như đường ống hoặc dây dẫn điện nhằm
quản trị một cách hữu hiệu và hiệu quả dòng sản phẩm/nguyên liệu, dịch vụ, thông
tin và tài chính từ nhà cung cấp của nhà cung cấp xuyên qua các tổ chức/công ty
trung gian nhằm đến với khách hàng của khách hàng hoặc một hệ thống mạng lưới
hậu cần giữa nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng.
- Chuỗi cung ứng mở rộng [1]
So với chuỗi cung ứng tổng quát thì chuỗi cung ứng mở rộng có thêm 2 khâu
quan trọng đó là: Marketing và bán hàng; Dịch vụ khách hàng. Hai khâu này có
nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh bán hàng ra thị trường và tiếp nhận xử lý những
thông tin phản hồi từ khách hàng. Điều này làm cho thông tin trong chuỗi cung ứng
được thông suốt, các Doanh nghiệp nhận thấy ngay mình đang bị ách ở khâu nào,
theo đó sẽ có những chính sách điều chỉnh cho phù hợp.

Hình 1.2: Chuỗi cung ứng mở rộng

Footer Page 20 of 258.


Header Page 21 of 258.

7


1.1.3 Vai trò và chức năng của chuỗi cung ứng
1.1.3.1 Vai trò
Quản trị chuỗi cung ứng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong hoạt động của doanh
nghiệp từ việc mua nguyên vật liệu nào? Từ ai? Sản xuất như thế nào? Sản xuất ở
đâu? Phân phối như thế nào? Tối ưu hóa từng quá trình sẽ giúp doanh nghiệp giảm
chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó là một yêu cầu sống
còn đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một số vai trò chủ yếu của chuỗi cung ứng:
Cung ứng là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong mọi tổ chức:
Mọi doanh nghiệp không thể tồn tại, phát triển nếu không được cung cấp các
yếu tố đầu vào: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dịch vụ…Cung ứng là nhằm đáp
ứng các nhu cầu đó của doanh nghiệp.
Liên kết tất cả các thành viên tập trung vào hoạt động tăng giá trị.
Quản lý hiệu quả hơn toàn mạng lưới của mình bằng việc bao quát được tất cả
các nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênh phân
phối.
Sắp xếp hợp lý và tập trung vào các chiến lược phân phối để có thể loại bỏ các
sai sót trong công tác hậu cần cũng như sự thiếu liên kết có thể dẫn tới việc chậm
trễ.
Tăng hiệu quả cộng tác liên kết trong toàn chuỗi cung ứng bằng việc chia sẻ
các thông tin cần thiết như các bản báo cáo xu hướng nhu cầu thị trường, các dự
báo, mức tồn kho, và các kế hoạch vận chuyển với các nhà cung cấp cũng như các
đối tác khác.
Tăng mức độ kiểm soát công tác hậu cần để sửa chữa kịp thời các vấn đề phát
sinh trong chuỗi cung ứng trước khi quá muộn.

Footer Page 21 of 258.


Header Page 22 of 258.


8

1.1.3.2 Chức năng của chuỗi cung ứng
Các giải pháp SCM cung cấp một bộ ứng dụng toàn diện bao gồm các phân hệ
và các tính năng hỗ trợ từ đầu đến cuối các quy trình cung ứng, bao gồm:
Quản lý kho để tối ưu mức tồn kho (thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật
liệu, các linh kiện, bộ phận thay thế cho các hệ thống máy móc) đồng thời tối thiểu
hóa các chi phí tồn kho liên quan.
Quản lý đơn hàng bao gồm tự động nhập các đơn hàng, lập kế hoạch cung
ứng, điều chỉnh giá, sản phẩm để đẩy nhanh quy trình đặt hàng - giao hàng.
Quản lý mua hàng để hợp lý hóa quy trình tìm kiếm nhà cung cấp, tiến hành
mua hàng và thanh toán.
Quản lý hậu cần để tăng mức độ hiệu quả của công tác quản lý kho hàng, phối
hợp các kênh vận chuyển, từ đó tăng độ chính xác (về thời gian) của công tác giao
hàng.
Lập kế hoạch chuỗi cung ứng để cải thiện các hoạt động liên quan bằng cách
dự báo chính xác nhu cầu thị trường, hạn chế việc sản xuất dư thừa.
Quản lý thu hồi để đẩy nhanh quá trình kiểm tra đánh giá và xử lý các sản
phẩm lỗi; đồng thời tự động hóa quy trình khiếu nại, đòi bồi hoàn từ các nhà cung
ứng và các công ty bảo hiểm.
Quản lý hoa hồng để giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn quá trình đàm phán
với các nhà cung cấp, tỉ lệ giảm giá, các chính sách hoa hồng cũng như các nghĩa
vụ.
Một số giải pháp SCM trên thị trường hiện nay còn được tích hợp thêm khả năng
quản lý hợp đồng, quản lý vòng đời sản phẩm và quản lý tài sản.
1.2 Tổ chức quản lý chuỗi cung ứng
1.2.1 Mục tiêu của chuỗi cung ứng
Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ
thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho

nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa.

Footer Page 22 of 258.


Header Page 23 of 258.

9

Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn
hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm
cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên
quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà
khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của
cả chuỗi cung ứng.
1.2.2 Các cấp độ của chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà
cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt động
của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lược đến chiến thuật và tác nghiệp.
- Cấp độ chiến lược xử lý với các quyết định có tác động dài hạn đến tổ chức.
Những quyết định này bao gồm số lượng, vị trí và công suất của nhà kho, các nhà
máy sản xuất, hoặc dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong mạng lưới. Trong
giai đoạn này, đưa ra kế hoạch về giá cả và thị trường đối với một sản phẩm, một
công ty quyết định cấu trúc chuỗi cung ứng như thế nào cho một vài năm tới.
Nó quyết định cấu trúc của chuỗi cung ứng sẽ là cái gì, nguồn lực sẽ phân bổ
như thế nào và mỗi giai đoạn sẽ thực hiện những tiến trình nào. Chuỗi cung ứng
chiến lược được thực hiện bởi công ty bao gồm việc chọn gia công ngoài hay công
ty tự thực hiện chức năng chuỗi cung ứng, vị trí và công suất sản xuất và hạ tầng
nhà kho, sản phẩm được sản xuất hay dự trữ ở những vị trí khác nhau, phương thức

vận chuyển được thực hiện với các chặng đường khác nhau và các hệ thống thông
tin được hữu dụng. Một công ty phải đảm bảo rằng cấu trúc chuỗi cung ứng hỗ trợ
cho mục tiêu chiến lược và tăng sự thặng dư chuỗi cung ứng trong giai đoạn này.
Quyết định thiết kế chuỗi cung ứng được thực hiện cho dài hạn và rất khó thay đổi
trong ngắn hạn.
Khi công ty thực hiện các quyết định này, họ phải xem xét đến yếu tố bất định
trong những điều kiện thị trường mà họ tham gia vào trong nhiều năm tới [7]

Footer Page 23 of 258.


Header Page 24 of 258.

10

- Cấp độ chiến thuật điển hình bao gồm những quyết định được cập nhật ở bất cứ
nơi nào ở thời điểm của quý hoặc năm. Điều này bao gồm các quyết định thu
mua và sản xuất, các chính sách tồn kho và các chiến lược vận tải.
Những quyết định được thực hiện trong suốt giai đoạn này, khung thời gian
được cân nhắc là một quý cho đến một năm. Vì thế, cấu trúc chuỗi cung ứng được
xác định trong giai đoạn chiến lược là cố định. Cấu trúc này thiết lập các giới hạn
mà trong đó kế hoạch phải thực hiện. Mục tiêu của kế hoạch là tối đa hóa thặng dư
của chuỗi cung ứng và có thể được tạo ra trên phạm vi kế hoạch và vạch ra các giới
hạn được thiết lập trong giai đoạn thiết kế hay giai đoạn chiến lược.
Trong giai đoạn kế hoạch, các công ty phải xem xét sự bất định trong nhu cầu,
tỉ giá hối đoái, cạnh tranh trong suốt thời gian này. Với một giai đoạn thiết kế khung
thời gian ngắn hơn và dự báo tốt hơn, công ty trong giai đoạn kế hoạch cố gắng kết
hợp chặt chẽ bất kỳ sự linh hoạt vào chuỗi cung ứng và khai thác nó để tối ưu hóa
việc thực hiện. Kết quả của giai đoạn kế hoạch, công ty xác định một bộ các chính
sách hoạt động mà chi phối hoạt động ngắn hạn [7]

- Cấp độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định hàng ngày chẳng hạn như lên
thời gian biểu, lộ trình của xe vận tải…
Ở cấp độ tác nghiệp, cấu trúc chuỗi cung ứng được xem là cố định, chính sách
kế hoạch được xác định. Mục tiêu của giai đoạn hoạt động là phải giảm đi sự bất
định và tối ưu hoạt động.
1.3 Các mô hình đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng
Có nhiều mô hình để đo lường, kiểm soát và cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi
cung ứng. Được biết đến nhiều nhất là mô hình SCOR, mô hình của David Taylor,
Beamon, Schroeder, 5 mô hình đo hiệu suất tổchức được ứng dụng để đo hiệu suất
chuỗi cung ứng…Trong thực tế, để đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng, người ta
thường kết hợp các chỉ số của nhiều mô hình khác nhau để phù hợp với mục tiêu và
đặc điểm riêng của từng chuỗi. Trong luận văn này tác giả chỉ trình bày mô hình
SCOR và mô hình của David Taylor, đầu tiên là mô hình SCOR.

Footer Page 24 of 258.


Header Page 25 of 258.

11

1.3.1 Đo lường hiệu suất trong chuỗi cung ứng bằng mô hình SCOR
Đây là mô hình được xem là nền tảng để phân tích và đo lường hiệu suất của
chuỗi cung ứng. Mô hình này cũng được Bộ quốc phòng Mỹ chọn làm công cụ đo
lường và đánh giá hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của mình [10].
Mô hình này đưa ra các công cụ để tính hiệu suất của chuỗi cung ứng, có
nhiều chỉ số để đo lường, chọn cách nào là tùy vào mục tiêu của nhà quản lý. Theo
Sammel H.Huang, phần lớn các công ty chọn cho mình từ 4-6 chỉ số để tập trung
vào đo lường, phân tích. Mô hình SCOR có 5 chỉ số cơ bản: Khả năng giao hàng,
khả năng đáp ứng, sự linh hoạt, chi phí và tài sản. [11]

Bảng 1.1: Đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng bằng mô hình SCOR
Dịch vụ khách hàng
STT

1

2

3

4

5

Mô hình SCOR

Năng lực
giao hàng

Hiệu suất giao hàng (%)
Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng (%)
Tỉ lệ đơn hàng hoàn hảo(%)
Sự linh hoạt của sản xuất (ngày)
(công suất đáp ứng)
Sự linh hoạt của sản phẩm (sp)
(phát triển sản phẩm mới)
Thời gian hoàn thành đơn hàng
(Chu kỳ hoàn thành đơn hàng)
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý hậu cần

Giá trị đưa vào sản phẩm
Chi phí đảm bảo
Chu kỳ từ tiền đến tiền
Giá trị tồn kho
Quay vòng tài sản

V
V
V

Sự linh
hoạt

Nội bộ

Khả năng
đáp ứng

Chi
phí

Tài
sản

Mục
tiêu

TĐH
TĐH
TĐH

V

TTH

V

TĐH
V

TTH
V
V
V
V
V
V
V

TTH
TTH
TĐH
TTH
TTH
TTH
TĐH

Với TTH: tối thiểu hóa và TĐH: tối đa hóa
Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng (2006), Ứng dụng một số mô hình lý thuyết chuỗi
cung ứng trong việc cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty Koda [2]


1.3.1.1 Phân tích các công cụ đo lường.
- Hiệu suất giao hàng: (Delivery performance) hay còn gọi là tỉ lệ giao hàng đúng
hẹn (Ontime delivery), tỉ số này được tính:

Footer Page 25 of 258.


×