Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Hoạt động bám biển của ngư dân có tàu đánh bắt hải sản xa bờ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 117 trang )

Header Page 1 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------------------

NGUYỄN ANH TUẤN

HOẠT ĐỘNG BÁM BIỂN CỦA NGƯ DÂN CÓ TÀU
ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN ANH DŨNG

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2014

Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi chân thành biết ơn và xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ của thầy giáo


hướng dẫn và các anh chị, cô chú liên quan đến ngành đánh bắt hải sản xa bờ đã
vui vẻ cung cấp thông tin khảo sát, các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc giúp cho việc thực hiện hoàn thành Luận văn này.

Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Anh Tuấn

Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS.Trần Anh Dũng, người
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề cương, tìm
kiếm tài liệu, chỉ dẫn giới thiệu tham quan khảo sát các nơi có ngư dân sống về nghề
đánh bắt cá cho đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành biết ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong chương trình
cao học.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú chủ tàu cá, đại diện tàu cá, ngư
phủ; Sở Nông nghiệp và Phát riển nông thôn TP.HCM, Sở Tài Chính TP.HCM,
Ban Quản lý Trung tâm Thủy sản thành phố nơi tôi công tác, Cảng cá Nhật Lệ
tỉnh Quảng Bình, Cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa,
Cảng cá Tắc Cậu tỉnh Kiên Giang, Cảng cá Trần Văn Chiểu, Trần Đề tỉnh Sóc
Trăng, Cảng cá Cát Lở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Cảng cá Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang; Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Hồ

Chí Minh, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Kiên
Giang; Công ty TNHH Chế biến Thủy hải sản Lộc Biển, thành phố Đà Nẳng,
Công ty TNHH Chế biến Thủy hải sản Hải Vương, Công ty TNHH Thủy hải
sản Hải Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa…
Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình các anh chị, cô chú và bạn bè
đã giúp đỡ, động viên tinh thần cho tôi, giúp tôi kiên trì hoàn tất bài Luận văn có ý
nghĩa giai đoạn hiện nay và sau này.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Anh Tuấn

Footer Page 3 of 258.


Header Page 4 of 258.

iii

TÓM TẮT
Việt Nam có bản đồ hình chữ S, với mặt tiền là Biển Đông mênh mông, từ bao
đời nay, hàng trăm ngàn ngư dân ven biển các tỉnh, thành trong cả nước đã gắn bó
cuộc sống với đảo xa, với biển cả trên những con tàu đánh bắt hải sản.
Nguồn lợi thủy hải sản phong phú, đa dạng ẩn chứa trong lòng biển, là nguồn mưu
sinh từ ngàn đời nay của ngư dân. Nhưng cũng chính biển là nơi thử thách vô cùng
khắc nghiệt, thậm chí cướp đi mạng sống biết bao người khi cuồng phong, bão tố nổi
lên. Nên, mỗi con tàu khi rời bến ra khơi mang theo niềm hy vọng, sự mến thương,
nỗi nhớ nhung và cả những lo toan của biết bao người thân trên đất liền. Cơ cực và
mất mát, nhiều khi phải trả giá bằng mạng sống, nhưng từ bao đời nay, nỗi khát khao
vươn ra khơi của ngư dân tồn tại hiển nhiên như không khí để thở, như một phần máu
thịt không thể tách rời.

"Thuyền là nhà, biển cả là quê hương", " Thuyền lưới là vũ khí, ngư dân là chiến
sỹ", "Cát vàng, sóng xanh, buồm nâu, máu đỏ", "Tất cả vì miền Nam ruột thịt", "
Vững tay chèo, chắc tay súng"! Đó là những khẩu hiệu khắc trên đá, trên đảo, trên các
bờ biển thời chiến mà ngư dân các làng chài xứ biển đã thuộc lòng. Những khẩu hiệu
trên thể hiện lòng yêu nước, yêu biển cháy bỏng, quyết tâm đánh giặc bảo vệ biển trời
Tổ quốc của nhân dân nói chung và ngư dân nói riêng.
Sau khi nghiên cứu các lý thuyết, sự hạn chế về nghiên cứu tới các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động bám biển của ngư dân. Tác giả chọn mô hình nghiên cứu sự gắn
bó khác xuất phát từ tài liệu về sự kiệt sức trong đó mô tả sự gắn bó trong công việc
như là sự tương phản rõ ràng của sự kiệt sức làm xói mòn sự gắn bó của một người Maslach và cộng sự (2001), kết hợp lý thuyết động viên để đưa ra mô hình nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bám biển của ngư dân, đề tài này tập trung
nghiên cứu sáu yếu tố sau: 1. Khen thưởng và phúc lợi, 2. Hỗ trợ của nhà tổ chức, nhà
quả lý, 3. Môi trường làm việc 4. Công bằng về chính sách, 5. Công bằng về hỗ trợ, 6.
Đặc điểm công việc.

Footer Page 4 of 258.


Header Page 5 of 258.

iv

Hoạt động bám biển = B0 + B1 * môi trường làm việc + B2 * Hỗ trợ của nhà tổ
chức, quản lý + B3 * khen thưởng và phúc lợi + B4 * công bằng về chính sách +
B5 * công bằng về phân phối + B6 * đặc điểm công việc.

Giải pháp nâng cao hoạt đông bám biển của ngư dân có tàu đánh bắt xa bờ
- Duy trì và tăng cường khen thưởng phúc lợi nâng cao sự gắn bó và khả năng
bám biển của ngư dân.
- Tăng cường sự hỗ trợ của nhà quản lý, định hướng phát triển nghề cá để ngư

dân gắn bó và bám biển lâu dài.
- Môi trường làm việc, ngư trường đánh bắt được ổn định về an ninh chính trị
và thiên tai giúp ngư dân thuận lợi gắn bó và bám biển lâu dài.
- Hội nghề cá Việt Nam quan tâm có đề xuất kiến nghị kịp thời đến cơ quan
chức năng để hỗ trợ ngư dân an tâm bám biển.
- Kiến nghị Chính phủ cụ thể hóa chủ trương quy hoạch, định hướng phát triển
nghề cá đánh bắt xa bờ đi vào thực tiển có hiệu quả để ngư dân an tâm ra khơi bám
biển.

Footer Page 5 of 258.


Header Page 6 of 258.

v

ABSTRACT
Vietnam has the map shaped like S, along with the East Sea large and wide , since
many generations passed, hundreds of thousands of fishermen who live along the
coast of provinces and cities in the nation they have locked their lives with distant
islands, with the sea on boats for catching fish and sea products.
Sources of sea products and aquatic products are abundant, diverse, they are hidden
in the sea beds , are also the source of livelihood for hundreds of generations until now
of fishermen. However, the sea itself is an extremely harsh challenge , even it takes
away the lives of so many people when storms, tempests arise. Therefore, each boat
and ship each time it leaves the harbor for the open sea bringing along with it the hope,
love, nostalgia and worrying of so many people on the mainland.
Destitute life and loss , at times the price was paid even with human lives ,
however for many generations until now, the desire to reach out to the open sea of
fishermen exist evidently as the air for breathing , as parts of blood and flesh of the

body that they cannot be separable.
" Boat is home , sea is home country ", " Boat and fish-net are weapon, fishermen
are fighting soldiers ", " Yellow sand , blue waves , brown sail , red blood "," All for
the blood- related South ", " Firm is the arms for rowers , firm is the hands on
gun"! Those are slogans that were carved on the stones and rocks, on the islands, on
the coast in the war time that fishermen already memorized. The above slogans show
their patriotism, passionate love of the sea that is burning, the determination to fight
against the enemy defending sea and skies of the Fatherland of the people in general
and of fishermen in particular.
After studying the theories , the limitations on research to the factors that to stick
to run the sea of fishermen. The author selects the model of research on other
connections starting from documents on exhaustion in which is the description of the
locking to work as clear contrast of exhaustion that erodes the locking of a man to sea
work - Maslach and his partners (2001), combining the theory of encouragement in

Footer Page 6 of 258.


Header Page 7 of 258.

vi

order to put forward a model of study on factors that to stick to run the sea of
fishermen , this paper concentrates on the study of six factors as follows: 1. Rewards
and welfare, 2. Supports from Organizers , Managers , 3. The working environment 4.
Justice on Policy , 5. Justice in supporting , 6. The working features.

The factors that to stick to run the sea = B0 + B1 * working environment
+ B2 * Supports from Organizers, Managers + B3 *rewards and welfare
+ B4 * Justice on Policy + B5 * justice in distribution + B6 * working features.


Solutions to enhance to work closely with the sea of fishermen who have boats
that catching fish distant from shore
- Maintain and strengthen the rewards/ bonus and benefits and enhance the
connection the locking to job and ability to stay close to the sea of fishermen ;
- Strengthen the support from managers, orienting to develop the fishery so that
fishermen locked to stack to the sea on long term basis ;
- Working environment, fishing ground for catching are stabilized concerning
political security and natural calamity in order to help fishermen to be convenient in
long term locking and sticking to the sea.
- Propose to Vietnam Fisheries Society to pay attention to and also proposing to
functional agencies to support them in time.
- Propose to The Vietnamese Government should concretize the policy on planning
and directing fishing boats and ships that operate far from shore in an effective way so
that fishermen could have peace in mind to go out to the sea attached to the sea.

Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.

vii

PHỤ LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................ v
PHỤ LỤC ..................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... xii

DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... xiv
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1. Tổng quan nghiên cứu và điểm mới của đề tài .......................................... 1
2. Lý do và tính cấp thiết chọn đề tài ........................................................... 2
3. Mục tiêu, nôi dung và phương pháp nghiên cứu........................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BÁM BIỂN, ĐÁNH BẮT XA
BỜ ……………………………………………………………………………15
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................. 15
1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa về sự gắn bó .................................................... 15
1.1.2. Lý thuyết động viên ........................................................................................ 17
1.1.2.1. Thuyết động viên........................................................................................... 17
1.1.2.2.Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow.............................................................. 18
1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động ...................... 19
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bám biển của ngư dân ................ 20

Footer Page 8 of 258.


Header Page 9 of 258.

viii

1.2.1. Khen thưởng và phúc lợi ................................................................................ 20
1.2.2. Hỗ trợ của nhà tổ chức, nhà quản lý ............................................................... 21
1.2.3. Môi trường làm việc ....................................................................................... 22
1.2.4. Công bằng về chính sách ................................................................................ 22
1.2.5. Công bằng về phân phối ................................................................................. 23

1.2.6. Đặc điểm công việc ........................................................................................ 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC XA BỜ Ở VIỆT NAM – CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG BÁM BIỂN CỦA
NGƯ DÂN CÓ TÀU ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ ................................. 24
2.1. Thực trạng về các đoàn tàu cá khai thác xa bờ ở Việt Nam .................. 24
2.2. Thông tin nhân khẩu học của những người tham gia khảo sát .............. 33
2.3. Tinh lọc thang đo ............................................................................... 38
2.3.1. Kiểm định đánh giá độ tin cậy của thang đo .................................... 38
2.3.2. Phân tích nhân tố EFA ................................................................... 39
2.3.3. Phân tích nhân tố đối với biến độc lập ............................................. 40
2.3.4. Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc ......................................... 43
2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ................................................................ 45
2.5. Kiểm định giả thuyết.......................................................................... 47
2.6. Kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân đến hoạt động bám
biển của ngư dân ....................................................................................... 49
2.6.1. Khác biệt về giới tính ...................................................................................... 49
2.6.2. Khác biệt về độ tuổi ........................................................................................ 49
2.6.3. Khác biệt về vị trí công tác ............................................................................. 50
2.6.4. Khác biệt về thâm niên ................................................................................... 50

Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.

ix

2.7. Thống kê mô tả cho các biến quan sát của từng yếu tố......................... 51
2.8. Kết luận ............................................................................................ 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT

ĐỘNG BÁM BIỂN CỦA NGƯ DÂN CÓ TÀU ĐÁNH BẮT XA BỜ .......... 55
3.1. Định hướng dài hạn phát triển nghề cá khai thác xa bờ ở Việt Nam giai
đoạn 2014 – 2020 ..................................................................................... 55
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bám biển của ngư dân có tàu
đánh bắt

xa bờ ........................................................................................ 56

3.2.1. Duy trì và tăng cường khen thưởng phúc lợi nhằm nâng cao hoạt động
bám biển của ngư dân ................................................................................ 56
3.2.2. Tăng cường sự hỗ trợ của nhà quản lý, định hướng phát triển nghề cá
để ngư dân gắn bó và bám biển lâu dài ....................................................... 57
3.2.2.1. Giải pháp nâng cao trọng tải phương tiện, trang hiết bị hiện đại, đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật đánh bắt ................................................. 57
3.2.2.2. Hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc phục vụ tàu đánh bắt xa bờ 58
3.2.2.3. Quan tâm hỗ trợ đồng bộ các tỉnh giáp biển giúp ngư dân ra khơi bám
biển............................................................................................................ 59
3.2.2.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ của các Cảng cá, Khu chế biến Thủy hải
sản........ .................................................................................................... 60
3.2.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến thủy hải sản công nghệ cao 61
3.2.2.6. Phát triển nguồn nhân lực.............................................................. 62
3.2.2.7. Môi trường làm việc, ngư trường đánh bắt được ổn định về an ninh
chính trị và thiên tai giúp ngư dân thuận lợi gắn bó và bám biển lâu dài....... 63
3.3. Kiến nghị .......................................................................................... 66
3.3.1. Kiến nghị Hội nghề cá Việt Nam .................................................... 66
3.3.2. Kiến nghị Chính phủ ...................................................................... 66
Footer Page 10 of 258.


Header Page 11 of 258.


x

3.3.2.1.Tổ chức lại khai thác chế biến Thủy hải sản trên biển khơi ........................... 66
3.3.2.2.Chính sách quan tâm đến ngư dân sống bằng nghề biển ................................ 67
3.3.2.3.Tổ chức lại dịch vụ, hậu cần phục vụ khai thác hải sản.................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo
2. Văn bản pháp luật
3. Mạng Internet
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tham khảo nghiên cứu định tính
Phụ lục 2: Khảo sát tàu cá đánh bắt hải sản xa bờ
Phụ lục 3: Số tàu cá, sản lượng, trị giá Thủy hải sản xuất khẩu
Phụ lục 4: Thông tin mẫu nghiên cứu
Phụ lục 5: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo (lần1)
Phụ lục 6: Phân tích nhân tố (EFA) đối với biến độc lập
Phụ lục 7: Phân tích nhân tố (EFA) đối với biến phụ thuộc
Phụ lục 8: Kiểm định thang đo sau khi phân tích nhân tố đối với biến độc lập
(lần 2)
Phụ lục 9: Phân tích hồi quy
Phụ lục 10: Phân tích hồi quy sau khi loại biến
Phụ lục 11: Phân tích biệt số
Phụ lục 12: Kiểm định sự khác biệt về độ tuổi với hoạt động bám biển
Phụ lục 13: Khác biệt về vị trí công tác
Phụ lục 14: Kiểm định sự khác biệt về thâm niên nghề cá đối với hoạt động
bám biển của ngư dân

Footer Page 11 of 258.



Header Page 12 of 258.

xi

Phụ lục 15: Thống kê mô tả 03 biến độc lập ảnh hưởng nhiều đến hoạt động
bám biển của ngư dân

Footer Page 12 of 258.


Header Page 13 of 258.

xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-

CBTHS: Chế biến Thủy hải sản

-

DN: doanh nghiệp

-

DNCBTHS: Doanh nghiệp chế biến Thủy hải sản

-


GTGT: Giá trị gia tăng

-

MMTB: Máy móc thiết bị

-

NK: Nhập khẩu

-

TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

-

Vasep: Hiệp hội nghề cá Việt Nam

-

XK: Xuất khẩu

Footer Page 13 of 258.


Header Page 14 of 258.

xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1 :

Tổng hợp các thang đo được mã hóa

12

Bảng 1.1:

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bám biển của ngư dân

20

Bảng 2.1:

Kết quả hệ số tương quan của các thang đo

39

Footer Page 14 of 258.


Header Page 15 of 258.

xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 :

Quy trình nghiên cứu


9

Hình 1.1:

Tháp nhu cầu của Maslow

19

Hình 2.1:

Tàu nước ngoài bắn cháy tàu cá của ta trong lãnh hải việt Nam

25

Hình 2.2

Tàu cá sau khi đánh bắt về

26

Hình 2.3:

Đánh bắt với mắt lưới nhỏ

28

Hình 2.4:

Biểu đồ đại diện tàu cá


33

Hình 2.5:

Biểu đồ về giới tính

34

Hình 2.6:

Biểu đồ về công suất tàu cá

34

Hình 2.7:

Biểu đồ về ngư trường khai thác

35

Hình 2.8:

Biểu đồ cảng cá thương xuyên cặp bến

35

Hình 2.9:

Biểu đồ tàu chuyển hàng về cặp cảng


36

Hình 2.10:

Biểu đồ về thâm niên nghề cá

36

Hình 2.11:

Biểu đồ về độ tuổi

37

Hình 2.12:

Biểu đồ về trình độ

37

Hình 2.13:

Mô hình hoạt động bám biển của ngư dân, sau khi phân tích

44

nhân tố
Hình 3.1:


Trung tâm Thủy sản TP.HCM đang triển khai đầu tư tại
xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Footer Page 15 of 258.

61


Header Page 16 of 258.

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng quan nghiên cứu và điểm mới của đề tài
Quốc gia biển đầu tiên được biết đến trong lịch sử là Phoenicia ở Tây Nam Á.
Quốc gia biển tiếp theo là Hy Lạp cổ đại, sau đó là La Mã. Tiếp theo La Mã là
người Viking ở Bắc Âu. Từ thời trung đại trở đi là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà
Lan, Anh, hiện nay là Mỹ. Ở Châu Á, Nhật Bản từng là quốc gia biển trong giai
đoạn từ sau chiến tranh Nhật-Nga đến 1945.
Quốc gia biển thì không nhiều, nhưng nghề biển ở Châu Á thì nhiều hơn. Vì
thế khi nào thì mới có thể nói rằng châu Á có tiềm năng về các đoàn tàu khai thác
xa bờ ở khu vực Châu Á? Nói cách khác cần có tiêu chí phân biệt sự tồn tại của
những yếu tố về nghề khai thác hải sản xa bờ khu vực Châu Á.
Tiêu chí định lượng này cũng đã được các nhà nghiên cứu Nhật Bản sử dụng
khi định nghĩa “làng chài”. Sakurada Katsunori (1953) định nghĩa làng chài là “làng
cư trú của những người theo ngư nghiệp..., hoặc là làng cư trú bao gồm cả những
người theo ngư nghiệp và những người sinh sống trong mối quan hệ trực tiếp hay
gián tiếp với những người theo ngư nghiệp”. Takeuchi Toshimi (1958) định nghĩa
làng chài là “xã hội làng xóm được tạo nên bởi những người sinh sống chủ yếu bằng
nghề thủy sản” [dẫn theo Chu Xuân Giao 2008: 401]. Theo hướng này, Yabuuchi

Yoshihiko (1958) và Takakuwa Morihumi (1976) đưa ra tiêu chuẩn là một làng sẽ
được coi là làng chài nếu tổng số nhân khẩu lao động theo ngư nghiệp trong làng là
20% (trở lên) [dẫn theo Chu Xuân Giao 2008: 402]. Cần chú ý là tỷ lệ 20% lao
động ngư nghiệp này chắc là phải cộng thêm với số nhân khẩu phụ thuộc (cha mẹ,
vợ con) mà họ nuôi sống nữa mới đạt đến tiêu chuẩn “sinh sống chủ yếu bằng nghề
thủy sản”.
Tổng số tàu cá trên thế giới ước tính khoảng 4,36 triệu chiếc (năm 2010),
trong đó, Châu Á đóng góp khoảng 3,18 triệu phương tiện (chiếm 73% tổng số tàu
thuyền), tiếp theo là Châu Phi (11%). Châu Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê (8%),
Châu Âu và Bắc Mỹ tương đương nhau, khoảng 3%. Trong tổng số tàu thuyền trên,

Footer Page 16 of 258.


Header Page 17 of 258.

2

có khoảng 3,23 triệu phương tiện đánh bắt cá biển (chiếm 74% số tàu thuyền),
phương tiện đánh bắt cá nội địa khoảng 1,13 triệu. Điều này chứng tỏ số tàu tham
gia khai thác nguồn lợi thủy sản nội địa là khá lớn, chiếm 26%. Theo thống kê, số
tàu khai thác thủy sản nội địa ở Châu Phi chiếm 42%, Châu Á (26%), Mỹ La tinh và
Ca-ri-bê (21%). Trên phạm vi toàn cầu, có khoảng 60% số lượng phương tiện được
trang bị động cơ (năm 2010) và 69% số tàu đánh bắt hải sản được trang bị động cơ,
và 36% số phương tiện đánh bắt thủy sản nội địa được lắp máy.
Việt Nam hiện có 27.988 chiếc tàu cá có công suất từ 90cv trở lên vươn ra xa
biển khơi đánh bắt hải sản, với bờ biển dài 3.260 km của 28 tỉnh thành trong cả
nước giáp biển. Nhiều năm qua, nhận thấy tầm quan trọng cũng như dự báo về
những khó khăn của nghề đi biển, từ Chính phủ cho đến các địa phương và toàn xã
hội đã có những chính sách, những động thái tiếp sức, khuyến khách ngư dân vươn

khơi bám biển. Trước những khó khăn của lao động nghề đi biển, cho nên đề tài
nghiên cứu hoạt động bám biển của ngư dân có tàu đánh bắt hải sản xa bờ, nghiên
cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bám biển để đưa ra một số giải pháp và
kiến nghị, trong đó có hỗ trợ về vốn đóng mới phương tiện, lắp thiết bị hiện đại cho
tàu, tặng ngư dân lưới cụ, chính sách phúc lợi xã hội và khen thưởng…
2. Lý do và tính cấp thiết chọn đề tài
Hoạt động khai thác hải sản được hình thành từ rất sớm, gắn liện với lịch sử
của xã hội, nhưng nghề khai thác hải sản của Việt Nam đến cuối những năm 80 của
thế kỷ trước vẫn là nghề khai thác thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ.
Thủy hải sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát
triển đất nước. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đây là
cơ hội lớn để mở rộng thị trường và cạnh tranh bình đẳng với các nước xuất khẩu
cùng các mặt hàng hải sản. Sản phẩm hải sản của nước ta nhìn chung đã đáp ứng
được các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực
phẩm của các nước trong khu vực và trên thế giới. Khoa học, Công nghệ ngày càng
phát triển nhanh và mạnh, đã và đang tạo cơ hội cho việc áp dụng vào hoạt động

Footer Page 17 of 258.


Header Page 18 of 258.

3

nghiên cứu nguồn lợi, dự báo ngư trường, dò tìm đàn cá và trang bị các công cụ hỗ
trợ cho hoạt động khai thác hải sản, thực hiện cơ giới hóa các khâu trong sản xuất.
Vì thế phát triển thủy sản được triển khai rộng khắp từ những vùng ven biển
đến các hải đảo xa xôi và bao quát cả vùng biển đặc quyền kinh tế trên biển, góp
phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự an ninh và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Việt Nam tham gia vào Công ước Luật biển 1982, Công ước có hiệu lực năm 1994.

Hiện nay, việc khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ thiếu kiểm soát đang khiến
nguồn lợi này dần cạn kiệt, một số loài hải sản trở nên khan hiếm. Để khai thác thủy
sản ven bờ, nhiều ngư dân vẫn sử dụng những công cụ đánh bắt không đúng quy
định về kích thước mắt lưới, có nơi còn sử dụng các phương tiện khai thác hủy diệt
(chất nổ, xung điện, chất độc). Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ tài nguyên tự
nhiên có giá trị kinh tế cao nhưng với cường độ khai thác như hiện nay thì khả năng
tái tạo của nguồn lợi thủy sản là khó khăn, đe dọa sự sinh tồn của nhiều loài thủy
sản, nguồn lợi này trở nên cạn kiệt. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh,
trong khi nguồn lợi thủy sản ven bờ có hạn khiến việc giải quyết công ăn việc làm
và thu nhập cho bà con ngư dân cũng là vấn đề nan giải. Do đó, giải pháp cho tình
hình trên là phát triển loại hình đánh bắt xa bờ vừa giúp bảo vệ tài nguyên thủy sản
ven bờ vừa giúp phát triển kinh tế.
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng ra Quyết định số
834/QĐ-BNN-TCTS ngày 17/4/2012 phân bổ bổ sung 157 tàu cá được lắp đặt thiết
bị kết nối vệ tinh thuộc Dự án MOVIMAR cho 18 tỉnh ven biển gồm Quảng Ninh,
Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà
mau, Kiên Giang và lực lượng Bộ đội Biên phòng. Hiện đã cung cấp cho 3.000 tàu
cá được lắp đặt thiết bị kết nối vệ tinh cho các địa phương có biển. Tuy nhiên, đánh
bắt xa bờ còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn cần tháo gỡ.
Một là: khai thác thủy sản vẫn là khâu yếu nhất trong ba trụ cột là khai thác,
nuôi trồng và chế biến. Đánh bắt xa bờ chỉ đóng góp khoảng 20% tổng kim ngạch
xuất khẩu thủy sản hằng năm. Có thể nói lực lượng, trình độ và năng lực đánh bắt
Footer Page 18 of 258.


Header Page 19 of 258.

4


xa bờ của Việt Nam còn thua thế giới, các nước trong khu vực. Cụ thể là các điều
kiện cơ sở hạ tầng như cảng cá, chợ cá, tàu thuyền, nơi tránh trú bão... đều hạn chế.
Trong khi việc đánh bắt xa bờ của các nước đã bỏ qua tàu gỗ, thay bằng tàu sắt, tàu
bằng vật liệu composite cùng với thiết bị hiện đại để vươn ra đại dương thì Việt
Nam vẫn ra khơi bằng tàu gỗ rất nhiều và công nghệ đánh bắt chậm thay đổi.
Hai là: số lượng tàu đánh bắt xa bờ có thể nhiều lên nhưng chất lượng chưa
được cải thiện tương ứng. Việt Nam đã có nhiều chính sách cho vay đóng tàu đánh
bắt xa bờ nhưng cách quản lý không đáp ứng yêu cầu. Việc đánh bắt xa bờ đòi hỏi
đầu tư công nghệ cao, cải tiến liên tục và có chiến lược phát triển cụ thể.
Để có được những đội tàu đánh bắt xa bờ ngang tầm khu vực và thế giới Việt
Nam nên chọn lọc, xem xét học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư và hợp tác với các
nước bên ngoài như Nga, Tây Ban Nha... Ngoài ra, việc hỗ trợ ngư dân bám biển là
vô cùng cần thiết để giúp ngư dân yên tâm đi biển. Việc tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về thủy sản nói chung, nghề cá nói riêng cũng hết sức quan trọng. Tăng cường
lực lượng kiểm ngư để kiểm soát tàu cá trong nước và nước ngoài là hết sức cần
thiết. Tiếp theo là các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân theo định hướng hạn
chế đánh bắt gần bờ, ưu tiên cho đánh bắt xa bờ. Việc tổ chức cộng đồng đánh cá là
rất quan trọng đối với nghề cá, thông qua tổ chức cộng đồng mới có thể thực hiện
tốt nhất các hoạt động về tiêu chuẩn hóa, về quản lý, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi...
Hiện nay, cơn sốt khan hiếm lao động nói chung và lao động cho nghề cá lan
rộng ở nhiều vùng biển. Mỗi chuyến biển, chủ tàu bỏ ra hàng trăm triệu đồng chi
phí ban đầu; còn lao động cũng mong đánh được tôm, cá. Vậy nhưng, trong năm
2013 lại thêm một năm thất bát của nghề biển, có thể nói là năm mất mùa nhất trong
vòng 50 năm qua, nên nhiều ngư dân và chủ tàu lâm vào cảnh khó khăn. Theo nhiều
ngư dân, cứ hễ thu nhập của các chuyến biển giảm sút là ngay lập tức có nhiều bạn
thuyền lại dịch chuyển đi nơi khác, làm những công việc khác. Mặt khác tiền công
của lao động biển thường phụ thuộc vào từng chuyến biển, nên chủ tàu khó chắc
chuyện ổn định thu nhập cho các lao động, do đó sợi dây liên kết giữa họ khó bền
vững. Chính vì tính chất bấp bênh này khiến chủ tàu cá khó giữ chân bạn thuyền.


Footer Page 19 of 258.


Header Page 20 of 258.

5

Nếu nhà nước hỗ trợ ngư dân vốn liếng, đóng tàu lớn, làm ăn lớn, nâng cao thu
nhập… cho lao động nghề biển thì họ mới yên tâm bám biển.
3. Mục tiêu, nôi dung và phương pháp nghiên cứu
- Mục tiêu của đề tài
Thứ nhất: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bám biển của ngư
dân có tàu đánh bắt hải sản xa bờ ở Việt Nam.
Thứ hai: đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động bám biển
của ngư dân.
Thứ ba: kiểm tra xem có sự khác biệt về sự gắn bó và khả năng bám biển
của ngư dân theo một vài đặc tính riêng của gia đình sống về nghề cá (giới tính, độ
tuổi, thâm niên trong nghề, vị trí công tác, trình độ).
Để thực hiện bốn mục tiêu này, đề tài nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau:
Hoạt động bám biển của ngư dân (có tàu) đánh bắt xa bờ ở Việt Nam như thế
nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động bám biển của ngư dân?
Phạm vi và đối tượng khảo sát

Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
bám biển của ngư dân hiện có tàu đánh bắt xa bờ ở Việt Nam.
Đối tượng khảo sát gồm: Ngư dân tham gia đánh bắt xa bờ chủ yếu là Chủ tàu
và một số Cảng cá, Doanh nghiệp Chế biến Thủy hải sản có tàu cá.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để

giải quyết vấn đề nghiên cứu thông qua việc khảo sát 920 ngư dân có tàu đánh bắt
hải sản xa bờ (bao gồm hộ cá thể, cảng cá, doanh nghiệp chế biến Thủy hải sản có
tàu cá).

Footer Page 20 of 258.


Header Page 21 of 258.

6

Dữ liệu thu thập được xử lý bằng SPSS cùng với các công cụ thống kê mô tả,
kiểm định trung bình, kiểm định thang đo với Cronbach Alpha, phân tích nhân tố
khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính.
Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là
phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy tuyến tính.
Cách thức thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi cá nhân đại diện. Người được
khảo sát đã được tiếp cận và giới thiệu tóm tắt về mục đích của nghiên cứu cũng như
lợi ích của nó. Để người được khảo sát dễ trả lời, cuộc khảo sát cũng được tiến hành
gửi bảng câu hỏi qua email, bưu điện nhờ bến, cảng cá gửi trực tiếp chủ tàu và trực tiếp
khảo sát tại bến cá, cảng - chợ cá, doanh nghiệp chế biến Thủy hải sản có tàu cá.
- Thiết kế câu hỏi, thang đo
Nghiên cứu định tính
Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, được thực hiện để điều chỉnh thang đo và
bổ sung các biến quan sát. Phương pháp này được thực hiện bằng cách phỏng vấn
sâu (n=10) theo một nội dung đã được chuẩn bị trước (xem phụ lục 1).
Các thông tin cần thu thập: Xác định xem người được phỏng vấn hiểu về nhu
cầu của ngư dân công việc đánh bắt ngoài khơi đối với biển thế nào? Theo họ, yếu
tố nào làm cho ngư dân gắn bó và tạo động lực bám biển để giữ lấy công việc

nhiều hơn? Kiểm tra xem người được hỏi có hiểu đúng ý câu hỏi hay không? Có
điều gì mà bảng câu hỏi chưa được đề cập đến, cần bổ sung gì trong nội dung các
câu hỏi? ngôn ngữ trình bày trong bảng câu hỏi có phù hợp hay chưa?
Đối tượng phỏng vấn: Dựa vào mối quan hệ cảng cá, ngư dân, doanh
nghiệp CBTHS phỏng vấn 08 ngư dân, 01 lãnh đạo phòng quản lý tàu cá cập
cảng, 01 lãnh đạo phòng phụ trách thu mua (xem phụ lục 1).

Footer Page 21 of 258.


Header Page 22 of 258.

7

Kết quả nghiên cứu sơ bộ này là cơ sở hoàn chỉnh câu hỏi sau khi phỏng
vấn 10 nhân vật am hiểu về nghề cá giúp cho việc thiết kế bảng câu hỏi để đưa
vào nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng
Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức với phương pháp thu thập thông tin
bằng cách gửi phiếu, điền thông Tin thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dữ liệu
thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 Sau khi mã hoá và làm sạch
dữ liệu, sẽ trải qua các bước sau:
Đầu tiên là đánh giá độ tin cậy các thang đo: Độ tin cậy của các thang đo được
đánh giá bằng hệ số Cronbachalpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại bỏ
nếu hệ số tương quan biến–tổng (Correcteditem–total correlation) nhỏ hơn 0.3 và
thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy nếu hệ số Cronbach Alpha lớn
hơn 0.6. Tiếp theo, phương pháp phân tích nhân tố EFA được dùng để kiểm định giá
trị khái niệm của thang đo. Các biến có trọng số thấp (<0.5) sẽ bị loại và thang đo chỉ
chấp nhận khi tổng phương sai trích >0,5. Các dữ liệu quan sát đủ điều kiện về độ tin
cậy và giá trị hợp lệ được sử dụng để kiểm tra mô hình nghiên cứu lý thuyết. Trong

nghiên cứu này, hồi quy bội được dùng để ước tính và đánh giá ảnh hưởng của
đặc điểm công việc, khen thưởng và phúc lợi, nhận thức về sự hỗ trợ từ nhà tổ chức,
quản lý, nhận thức về sự công bằng về chính sách, nhận thức về sự công bằng về
phân phối đối với sự gắn bó của người lao động đối với công việc, để họ bám giữ
việc lâu dài.
Nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định trung bình tổng thể để xem liệu có khác
biệt giữa những độ tuổi, công suất tàu hay thâm niên nghề cá của ngư dân về mức
độ ảnh hưởng của những nhân tố đó đến mức độ gắn bó của người lao động hay
không. Tiếp theo là phân tích nhân tố để kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt
của các biến thành phần. Các biến có hệ số tải nhân tố (factorloading) nhỏ hơn 0,5
sẽ bị loại. Thang đo sẽ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng
50% vàeigenvalue có giá trị lớn hơn 1. Sau đó tiến hành kiểm định các giả thuyết

Footer Page 22 of 258.


Header Page 23 of 258.

8

của mô hình và mức độ phù hợp tổng thể của mô hình. Mô hình hồi quy đa biến và
kiểm định với mức ý nghĩa 5%.
Cuối cùng kiểm định T-test và phân tích ANOVA (Analysisofvariance) nhằm
tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của một vài nhóm cụ thể đối với hoạt động
bám biển của ngư dân. Nghiên cứu sẽ so sánh kết quả giữa các mức độ đồng ý của
mỗi nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó và khả năng bám biển của ngư dân đối với
biển để tìm hiểu xem có bất kỳ khoảng trống nào giữa mong đợi của ngư dân đến
sự gắn bó và khả năng bám biển hay không. Căn cứ vào kết quả đó, nghiên cứu sẽ rút
ra kết luận về những yếu tố Chính phủ nên quan tâm nhiều hơn để nâng cao mức độ
gắn bó và khả năng bám biển của ngư dân.

Quy trình nghiên cứu

Footer Page 23 of 258.


Header Page 24 of 258.

9

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, pháp lý
về liên quan hoạt động bám biển

Dựa vào tình hình
thực tế của tàu cá

Nghiên cứu
định tính

Giai đoạn 1

N = 10

Khảo sát phỏng vấn
bảng câu hỏi

Giai đoạn 2

Nghiên cứu

Định lượng

Phỏng vấn bằng
câu hỏi

n = 920

Thu thập thông tin

Xử lý số liệu

Kết luận và kiến nghị

Hình 1: Quy trình nghiên cứu

Footer Page 24 of 258.

Phần mềm
SPSS


Header Page 25 of 258.

10

Phương pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu này, khảo sát được thực hiện theo phương pháp thuận tiện
tổng số bản câu hỏi phát ra là 920 trên tổng số 28.424 chiếc tàu đánh bắt hải sản xa
bờ đã được đăng ký hoạt động , mẫu khảo sát gồm 31 câu hỏi được trả lời hoàn
chỉnh, đựơc kiểm tra về độ tin cậy và khả năng dùng được 800 phiếu của 800 đại diện

tàu cá. Kích thước mẫu này được coi là đạt yêu cầu trong nghiên cứu khoa học xã
hội (n ≥ 50 + 8 × m, m là số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1989) và đáp
ứng các yêu cầu của SPSS trong xử lý dữ liệu.
Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi
Bản câu hỏi (Phụ lục 2) được thiết kế dựa trên nền tảng lý thuyết đã nêu.Các
câu hỏi được xây dựng dưới dạng các câu hỏi nhiều lựa chọn. Thang đo năm điểm
Likert đã được sử dụng cho các câu hỏi.
Thành phần của thang đo
Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5
điểm,với sự lựa chọn từ 1 đến 5, người được hỏi có quyền chọn 1 trong 5 bậc thang
đo mà họ cảm nhận được, như sau:
1. Rất không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Không có ý kiến
4. Đồng ý
5. Rất đồng ý
Nội dung các biến quan sát trong các thànhp hần được hiệu chỉnh cho phù hợp
với tình hình thực tế của ngành đánh bắt xa bờ.
Hoạt động bám biển của ngư dân: Một thang đo năm mục được thiết kế cho
nghiên cứu này để đo lường mức độ hoạt động của người lao động với công việc,
với tổ chức. Các mục được liệt kê để đánh giá sự hiện diện về mặt tâm lý của
những người tham gia khảo sát về sự gắn bó hoạt động với tổ chức. Một mục mẫu
Footer Page 25 of 258.


×