Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NHÃN HIỆU VÀ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.22 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP THẢO LUẬN

Nhóm 2

MÔN LUẬT
SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Lớp DS38A1

BÀI 4
NHÃN HIỆU VÀ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

A. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm và CÓ thảo luận trên lớp với Giảng viên (5 điểm).

1/Nghiên cứu: Quyết định số 22/2008/DS-GĐT ngày 28/8/2008 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.
a) Phân tích điều kiện bảo hộ nhãn hiệu.

Theo quy định tại Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện chung đối với nhãn
hiệu được bảo hộ như sau:
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Và theo Điều 73 quy định về dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
gồm:
“1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ,


quốc huy của các nước;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ,
huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan,
tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu,
bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của
nước ngoài;

1


Nhóm 2

Lớp DS38A1

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận,
dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không
được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn
hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người
tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc
các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.”
Như vậy theo quy định trên, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu thỏa mãn ba điều kiện:
- Điều kiện đầu tiên để được bảo hộ đó là nhãn hiệu đó phải nhìn thấy được,

nhận biết được bằng thị giác. Nhãn hiệu đó có thể tồn tại dưới dạng chữ cái,
đó là sự sắp xếp của một hoặc nhiều chữ cái lại với nhau.
Tồn tại dưới dạng từ ngữ bao gồm tên công ty, doanh nghiệp, tên của một cá

nhân hay tên địa lý; từ ngữ này có thể xuất phát từ một cụm từ bất kỳ nào mà
không cần có nghĩa, chỉ cần có khả năng phát âm.
Nếu nhãn hiệu tồn tại dưới dạng là hình vẽ hay hình ảnh thì hình vẽ, hình ảnh
đó có thể là hình tả thực, hình vẽ, biểu tượng và có thể được thể hiện dưới
dạng hình ảnh không gian hai chiều hoặc ba chiều, có sự phối hợp của một
hoặc nhiều màu sắc với nhau.
- Điều kiện thứ hai để một nhãn hiệu có thể được bảo hộ đó là nhãn hiệu đó

phải có khả năng phân biệt tức là không được tồn tại dưới dạng hình học đơn
giản (tròn, vuông, tam giác...), những con số, chữ cái thông dụng. Nhãn hiệu
phải có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hóa dịch vụ của các chủ thể khác, không được có sự trùng lặp hay tương
tự gây hiểu lầm đối với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ hoặc đối
với nhãn hiệu đã được thừa nhận rộng rãi.
- Điều kiện thứ ba, để được bảo hộ thì nhãn hiệu không thuộc trường hợp quy

định tại Điều 73 Luật SHTT.
b) Dấu hiệu hoa văn “Cổng chùa” được sử dụng trên sản phẩm của cơ sở Sơn Vũ

có đáp ứng điều kiện bảo hộ nhãn hiệu không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý.
Dấu hiệu hoa văn “Cổng chùa” được sử dụng trên sản phẩm của cơ sở Sơn Vũ
không đáp ứng điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. Vì căn cứ vào Điều 72 Luật SHTT quy
định điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hóa , dịch vụ của chủ thể khác.”
Như vậy, nếu căn cứ Điều 72 Luật SHTT thì mặc dù hoa văn “Cổng chùa” là nhãn

hiệu được thể hiện dưới dạng hình ảnh phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật
SHTT nhưng hoa văn đó lại không có khả năng phân biệt. Bởi lẽ:

2


Nhóm 2

Lớp DS38A1

- Hoa văn “Cổng chùa” là sản phẩm ngói đã có từ lâu đời do nhân dân sáng tạo

trong quá trình sản xuất, mặt khác hình ảnh nó đã được sử dụng rộng rãi, công
khai được nhiều người biết đến;
- Hơn nữa, căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/CP ngày

24/10/1996 thì “Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông
thường của hàng hóa thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi,
thường xuyên, nhiều người biết đến” thì không được Nhà nước bảo hộ với
danh nghĩa là nhãn hiệu hàng hóa.
Do đó, dấu hiệu hoa văn “Cổng chùa” được sử dụng trên sản phẩm của cơ sở Sơn
Vũ không đáp ứng điều kiện được bảo hộ.
c) Cơ sở Tám Tha có xâm phạm quyền SHTT của cơ sở Sơn Vũ không?Vì sao?

Cơ sở Tám Tha không xâm phạm quyền SHTT của cơ sở Sơn Vũ vì theo quy định
tại khoản 1 Điều 4 Luật SHTT quy định:
“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ,
bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”
Theo bản án trên, cơ sở Sơn Vũ khởi kiện cơ sở Tám Tha do có hành vi sản xuất

ngói có nhãn hiệu hàng hóa giống nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở Sơn Vũ có chất lượng
ngói kém hơn chất lượng ngói của cơ sở Sơn Vũ mà lại bán với giá thấp hơn. Tuy
nhiên, việc khởi kiện về việc có nhãn hiệu giống nhau là không đúng, bởi lẽ:
- Cả hai cơ sở cùng sử dụng hình ảnh hoa văn “Cổng chùa” nhưng hình ảnh đó

lại là hình ảnh phổ biến là biểu tượng của làng nghề truyền thống, được nhiều
cơ sở sử dụng trước khi cơ sở Sơn Vũ đăng ký bảo hộ;
- Mặt khác đó là tài sản chung và phần hình ảnh mà cơ sở Sơn Vũ sử dụng
không có khác biệt với hình ảnh hoa văn “Cổng chùa” truyền thống, cũng bắt

nguồn từ hình ảnh biểu tượng làng nghề, do đó không thể nói hoa văn “Cổng
chùa” là do cơ sở Sơn Vũ tạo ra.
Vì vậy cơ sở Tám Tha không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với cơ sở
Sơn Vũ. Bởi theo khoản 4 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp
là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh
do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Hơn nữa, như đã trình bày ở trên thì hoa văn “Cổng chùa” được sử dụng trên sản
phẩm của cơ sở Sơn Vũ không đáp ứng điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. Do đó, cơ sở Tám
Tha không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và quyền SHTT của cơ sở Sơn Vũ.
d) Giả sử bạn là luật sư bảo vệ cho bị đơn, hãy đưa ra tư vấn thích hợp.

Như đã trình bày ở phần trên, hoa văn “Cổng chùa” của cơ sở Sơn Vũ không đáp
ứng được các điều kiện để được bảo hộ về nhãn hiệu nên việc cơ sơ này kiện cơ sở
Tám Tha do có hành vi sử dụng hoa văn “Cổng chùa” là hoàn toàn không có căn cứ.
Như vậy, để đảm bảo cho quyền lợi của mình thì cơ sở Tám Tha có thể kiện ngược
lại cơ sở Sơn Vũ đòi bồi thường thiệt hại cho mình về chi phí luật sư, chi phí đi lại, chi
phí thiệt hại về sản xuất, buôn bán do trong quá trình đi tham gia phiên tòa ông Tám
3



Nhóm 2

Lớp DS38A1

không thể có mặt tại cơ sở để tiến hành việc sản xuất cũng như là không thể tiếp các
khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của mình.
Và để đảm bảo cho các yêu cầu của mình trước Tòa thì ông Tám cần phải có những
hóa đơn, chứng từ hay các chứng cứ khác để chứng minh cho các thiệt hại của mình là
có thật cho phía Tòa.
2/ Nghiên cứu: Bản án số 1388/2012/KDTM-ST ngày 13/9/2012 về việc Tranh
chấp xâm phạm quyền SHTT.
a) Ai là chủ sở hữu nhãn hiệu “INTERBRAND”? Dựa vào đâu xác định điều này?

Chủ sở hữu nhãn hiệu “INTERBRAND” là Công ty Interbrand Group (được thành
lập tại Vương Quốc Anh). Cơ sở để xác định điều này:
- Tại Việt Nam, nhãn hiệu “INTERBRAND” của Công ty Interbrand Group đã

trở nên quen thuộc đối với công chúng trong cùng lĩnh vực kể từ năm 2001,
thời điểm mà nguyên đơn đã thực hiện việc định giá thương hiệu cho Asia
Pacific Breweries Ltd (một bên đối tác của Công ty liên doanh các Nhà Máy
Bia Việt Nam - Công ty sản xuất ra sản phẩm bia Heineken và Tiger nổi tiếng
tại Việt Nam) tại rất nhiều nước trong đó có Việt Nam. Kể từ đó, nhãn hiệu
Interbrand đã tạo lập được danh tiếng ở Việt Nam qua những chuyến đi quảng
cáo rộng khắp đất nước và các dự án về thương hiệu với các doanh nghiệp
trong nước. Đồng thời nhãn hiệu “INTERBRAND” của Công ty Interbrand
Group đã được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam kể từ năm 2006.
- Theo điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở

hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký mà

Công ty Cổ phần Thương Hiệu Quốc Tế được đăng ký thành lập ngày
28/9/2007
Do đó chủ sở hữu nhãn hiệu này là Công ty Interbrand Group.
b) Trình bày các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng. Trong bản án, Tòa án đã dựa

vào các tiêu chí nào để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng?
Theo khoản 20 Điều 4 Luật SHTT thì “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được
người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.
Theo Điều 75 Luật SHTT, các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm:
“1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc
mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu
hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

4


Nhóm 2

Lớp DS38A1

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư
của nhãn hiệu.”
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 thì quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng

rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần thủ tục đăng
ký.
Trong bản án, để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng, Tòa án đã dựa vào:
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua

bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
- Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Doanh số đạt được từ dịch vụ mang nhãn hiệu cũng như tổng số giá trị của các

thương hiệu được Công ty Interbrand định giá rất lớn.
c) Cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng? Nêu cơ sở pháp lý.

Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT quy định: “Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền
sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.”
Do đó quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng,
không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
d) Bị đơn đã có những hành vi xâm phạm nào? Nêu cơ sở pháp lý.

Bị đơn là Công ty Thương Hiệu Quốc Tế (tên viết tắt Interbrand JSC) đã có hành vi
xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu nổi tiếng, cụ thể xâm phạm về nhãn hiệu,
tên thương mại và tên miền của Công ty Interbrand.
- INTERBRAND GROUP được cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn

hiệu số 14617 theo quyết định số 8827/QĐ-SHTT ngày 6/5/2010, ngày nộp
đơn 14/12/2006, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
Nhãn hiệu được bảo hộ: INTERBRAND.
Căn cứ theo khoản 20 Điều 4 và Điều 75 Luật SHTT thì nhãn hiệu Interbrand
của Interbrand Group được xác định là nhãn hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực định
giá và tư vấn xây dựng thương hiệu.
- Bị đơn sử dụng tên viết tắt Interbrand JSC có sử dụng dấu hiệu


INTERBRAND trùng với nhãn hiệu Interbrand được bảo hộ của nguyên đơn
và hành vi sử dụng và đăng ký tên doanh nghiệp của bị đơn có dấu hiệu
INTERBRAND như tên thương mại là xâm phạm quyền SHTT của nguyên
đơn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 129, điểm d khoản 1 Điều 130
Luật SHTT; và vi phạm các quy định tại Điều 16, Điều 17 NĐ 103/2006/NĐCP ngày 22/9/2006 và Điều 11 NĐ 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng
ký kinh doanh.
- Về việc xâm phạm tên miền của Công ty Thương hiệu quốc tế, thì tuy thực tế

không thể truy cập được vào trang web này nữa nhưng bên phía nguyên đơn
có cung cấp chứng cứ chứng minh về sự tồn tại của trang web này kèm theo
hồ sơ khởi kiện. Cùng với việc tự mình khước từ tham gia tố tụng và không
cung cấp chứng cứ cho Tòa nên khi những chứng cứ bên phía nguyên đơn đưa
ra đủ tính thuyết phục chứng minh được việc bị đơn đã sử dụng dấu hiệu
5


Nhóm 2

Lớp DS38A1

INTERBRAND như tên miền, tên thương mại hay nhãn hiệu trong các hoạt
động kinh doanh của mình mà chưa được sự đồng ý của nguyên đơn thì bị đơn
đã xâm phạm đến quyền SHTT của INTERBRAND GROUP theo quy định tại
Điều 129, 130 Luật SHTT.
e) Tòa án đã áp dụng chế tài gì để xử lý hành vi xâm phạm? Vì sao?

Tòa án đã chấp nhận toàn bộ các yêu cầu của INTERBRAND GROUP:
- Buộc Công ty INTERBRAND JSC chấm dứt dử dụng tên doanh nghiệp - phần


tên viết tắt có chứa dấu hiệu INTERBRAND trong GCNĐKKD và đổi tên viết
tắt thành một tên khác không chứa dấu hiệu INTERBRAND hoặc một dấu
hiệu khác tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng INTERBRAND của Interbrand
Group;
- Buộc

Công ty INTERBRAND JSC chấm dứt sử dụng dấu hiệu
INTERBRAND như là nhãn hiệu hoặc là thành phần chủ yếu của nhãn hiệu
trong hoạt động kinh doanh và phương tiện kinh doanh, bao gồm cả trên các
phương tiện điện tử và mạng internet;

- Công ty INTERBRAND JSC chấm dứt sử dụng tên miền trong hoạt động

cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư, xây dựng thương hiệu bao gồm cả tư vấn
thương hiệu. Công ty Thương hiệu quốc tế nếu có thay đổi tên miền thì tên
miền mới không được chứa dấu hiệu INTERBRAND hoặc một dấu hiệu khác
tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng INTERBRAND của Interbrand Group.
Vì việc sử dụng nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng Interbrand trong các tài liệu
giao dịch, quảng cáo, các loại hình dịch vụ thuộc nhóm 35, 36 và 42 sẽ gây nhầm lẫn
cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, làm ảnh hưởng đến
uy tín của thương hiệu cũng như có thể về mặt doanh thu của Interbrand Group.
Trên tinh thần bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu nổi tiếng đồng thời bên phía
nguyên đơn đã cung cấp chứng cứ cũng như các giấy tờ hợp pháp liên quan mà về phía
bị đơn lại từ chối tham gia tố tụng cũng như không cung cấp bằng chứng phản bác lại
đơn kiện của nguyên đơn nên việc giải quyết của Tòa án chấp nhận toàn bộ các yêu
cầu của nguyên đơn là hợp lý.
B. Phần câu hỏi sinh viên tự làm và KHÔNG thảo luận trên lớp với Giảng viên:

Bài tập 1: Đọc, nghiên cứu Bản án số 18 “Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu” Chương 2
(gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật SHTT Việt

Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Theo quy định của Luật SHTT thì hành vi sử dụng nhãn hiệu bao gồm những

hành vi nào?
Theo khoản 5 Điều 124 Luật SHTT hiện hành thì “Sử dụng nhãn hiệu là việc thực
hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện
kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang
nhãn hiệu được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.”
6


Nhóm 2

Lớp DS38A1

Hành vi sử dụng nhãn hiệu được làm rõ hơn tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số
103/2006, theo đó hành vi lưu thông sản phẩm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 124
Luật SHTT bao gồm cả hành vi bán, trưng bày để bán, vận chuyển sản phẩm.
Trong trường hợp nào chủ sở hữu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu
Chủ sở hữu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu trong trường hợp đã được cấp văn
bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu đó. Tức là, kể từ sau thời điểm được cấp văn bằng bảo
hộ, chủ sở hữu phải thực hiện một hoặc các hành vi được quy định tại khoản 5 Điều
124 Luật SHTT. Đồng thời, khoản 2 Điều 136 Luật SHTT có quy định: “Chủ sở hữu
nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó”.
Nếu chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu như luật định thì có gánh chịu hậu
quả gì không? Nêu cơ sở pháp lý.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 136 thì “Trong trường nhãn hiệu không được sử

dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực
theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”
Như vậy nếu nhãn hiệu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước
ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng thì văn bằng bảo hộ
sẽ chấm dứt hiệu lực, chủ sở hữu không có độc quyền sử dụng đối với nhãn hiệu của
mình nữa.
Tuy nhiên, nếu trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất
ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực thì văn bằng bảo hộ và quyền sở
hữu đối với nhãn hiệu đó không bị chấm dứt hiệu lực.
CSPL: điểm d khoản 1 Điều 95, Điều 136 Luật SHTT
Trong tranh chấp nêu trên, nguyên đơn có vi phạm nghĩa vụ sử dụng nhãn
hiệu các sản phẩm thuốc nước có tranh chấp theo quy định của Luật SHTT
không?
∗ Đối với thuốc nước Hạnh Đức Khu Phong Tê Thấp Thủy, bên nguyên đơn là cơ
sở Hinh Hòa đã có vi phạm nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu đối với sản phẩm này. Vì
nguyên đơn là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu này nên phải có nghĩa vụ sử dụng nhãn
hiệu. Tuy nhiên, do không đạt tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm nên đã bị đình chỉnh
lưu hành dẫn đến sản phẩm mang nhãn hiệu không còn tham gia vào thị trường từ cuối
năm 2008 đến khi tòa án giải quyết tranh chấp là năm 2013.

Như vậy, nếu như lúc này có chủ thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo
hộ đối với nhãn hiệu thì nguyên đơn có thể bị xem là không sử dụng nhãn hiệu liên tục
trong vòng năm năm và văn bằng bảo hộ có thể chấm dứt hiệu lực; trừ khi cơ sở Hinh
Hòa sử dụng lại trước đó ít nhất ba tháng.
∗ Đối với thuốc nước Hạnh Đức Mát Gan Bổ Thận Thủy và Hạnh Đức An Phế

Thủy, nguyên đơn không vi phạm nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu.
∗ Đối với thuốc nước Hạnh Đức Khang Nhi Bửu, do nguyên đơn chưa được cấp

giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu nên nguyên đơn không có nghĩa vụ phải sử dụng

nhãn hiệu này.
2. Tòa án nhận định nguyên đơn còn sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ (gắn trên

các sản phẩm thuốc nước) trên thực tế không? Vì sao?
7


Nhóm 2

Lớp DS38A1

Đối với sản phẩm Hạnh Đức Khu Phong Tê Thấp Thủy thì nguyên đơn đã không
còn sử dụng nhãn hiệu này từ cuối năm 2008 do trên thực tế nguyên đơn đã bị Cục
quản lý dược đình chỉ lưu hành và rút sổ đăng ký ra khỏi danh mục dược Việt Nam từ
ngày 05/08/2008 nên sản phẩm của nguyên đơn không được lưu hành trên thị trường;
Đối với các sản phẩm còn lại, bị đơn đã chấm dứt sản xuất các sản phẩm mang nhãn
hiệu đang tranh chấp.
Từ đó cho biết theo quan điểm của Tòa án thì bị đơn có hành vi xâm phạm
quyền đối với các nhãn hiệu của nguyên đơn không?
Theo quan điểm của Tòa án thì bị đơn không có hành vi xâm phạm quyền đối với
các nhãn hiệu của nguyên đơn. Vì theo Tòa, nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa,
dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, do đó các sản phẩm của nguyên đơn và bị
đơn phải được đưa ra thị trường thì mới đánh giá được khả năng gây nhầm lẫn.
Tuy nhiên có sản phẩm bên nguyên đơn không còn sản xuất trong thực tế và cũng
có sản phẩm bị đơn đã ngưng sản xuất trước thời điểm khởi kiện. Do đó không có
hành vi xâm phạm các quyền đối với nhãn hiệu của nguyên đơn.
Đoạn nào của bản án thể hiện điều này?
Đoạn trong bản án thể hiện điều đó:
“Xét thấy, nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá
nhân khác nhau. Như vậy, sản phẩm của nguyên đơn và bị đơn phải được đưa ra

thị trường thì mới có thể đánh giá là có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng về nhãn hiệu hay không… Đồng thời hiện nay bị đơn cũng không còn sản
xuất sản phẩm này nữa”
Và đoạn: “Xét thấy, nguyên đơn xuất trình bao bì sản phẩm Hạnh Đức An Phế
Thủy do bị đơn sản xuất được in trên bao bì là tháng 10/2010 có cụm từ “Hạnh
Đức” như nguyên đơn đã được bảo hộ về nhãn hiệu… Nên việc nguyên đơn yêu
cầu bị đơn chấm dứt là không hợp lý vì trên thực tế bị đơn đã không còn sản xuất
sản phẩm này trước thời điểm nguyên đơn khởi kiện.”
3. Quy định về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu có tồn tại trong pháp luật SHTT

nước ngoài không? Nếu có hãy cho biết quy định nước ngoài về vấn đề này như
thế nào? Giống hay khác với quy định của pháp luật SHTT Việt Nam?Giả sử dựa
vào quy định pháp luật nước ngoài mà bạn vừa nêu để giải quyết tranh chấp này
thì kết quả có khác không? Hãy giải thích.
Quy định về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu đã tồn tại trong pháp luật SHTT của các
quốc gia khác trên thế giới, hay trong các công ước quốc tế, các hiệp định về SHTT;
điển hình là các quốc gia như Pháp, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu EU và các công ước
quốc tế khác như Công ước Paris năm 1883…
Cụ thể về vấn đề này, Hoa kỳ quy định khác Việt Nam. Ở Hoa Kỳ, việc sử dụng
nhãn hiệu không chỉ đơn giản là nghĩa vụ của chủ sở hữu phải thực hiện sau khi nhãn
hiệu được bảo hộ. Theo đọan 1127 Đạo luật Lanham về nhãn hiệu, nhãn hiệu hàng hoá
được giải thích: “Bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp
giữa chúng mà:
-

Được sử dụng bởi một người, hoặc
8


Nhóm 2


-

Lớp DS38A1

Được một người có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và xin
đăng ký theo quy định tại luật này để xác định và phân biệt hàng hóa của người
đó, bao gồm cả hàng hóa đặc chủng, với hàng hóa được sản xuất hoặc bán bởi
những người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa thậm chỉ cả khi không xác
định được nguồn gốc đó.”

Như vậy, quy định trên cho thấy, một trong những điều kiện để nhãn hiệu được bảo
hộ ở Hoa Kỳ là nhãn hiệu đó đã được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng trong thương mại.
Theo pháp luật Pháp, nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu được ghi nhận tại Điều II Luật số
64-1360 ngày 31/12/1964 được kế thừa trong Bộ luật SHTT hiện hành của Cộng hòa
pháp1, cụ thể nhãn hiệu sẽ bị mất hiệu lực nếu nó không được chủ sở hữu sử dụng trên
thực tế trong vòng 5 năm liên tục một cách “nghiêm túc” đối với các sản phẩm, dịch
vụ đã đăng kí…2.
Có thể thấy được điểm khác biệt giữa quy định về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu của
Việt Nam và pháp luật nước ngoài, nếu như Việt Nam quy định rằng nghĩa vụ sử dụng
nhãn hiệu chỉ hình thành khi nhãn hiệu đó đã được cấp văn bằng bảo hộ (first to file),
còn đối với Hoa Kỳ thì nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu chỉ hình thành khi nhãn hiệu đó đã
được sử dụng (first to use); còn điểm tương tự giữa pháp luật hai quốc gia là việc quy
định nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu là căn cứ để duy trì hiệu lực quyền sở hữu đối với
nhãn hiệu đã đăng ký3. Vì vậy, ta có thể thấy quy định về vấn đề “nghĩa vụ sử dụng
nhãn hiệu” giữa Việt Nam và nước ngoài, mà cụ thể là Hoa Kỳ sẽ có điểm tương đồng
và khác biệt.
Giả sử trường hợp dựa vào quy định pháp luật nước ngoài, và cụ thể thì ở đây sẽ là
áp dụng pháp luật Hoa Kỳ thì tranh chấp này vẫn sẽ không có kết quả khác. Bởi vì,
trong tranh chấp tại Bản án số 52/2013/KDTM-ST ngày 14/01/2013 của Tòa án nhân

nhân TP. HCM thì tất cả nhãn hiệu của Hinh Hòa tranh chấp với Huỳnh Ký đều đã
được sử dụng và đăng ký bảo hộ trước đó, tuy nhiên, cơ sở này đã ngưng sử dụng nhãn
hiệu này cho đến thời điểm tranh chấp; chính vì vậy, dù áp dụng pháp luật Hoa Kỳ
trong trường hợp này thì yêu cầu của Hinh Hòa vẫn sẽ không được chấp nhận vì đã
chấm dứt nghĩa vụ sử dụng đến thời điểm tranh chấp.
4. Tác giả bình luận đồng tình hay không đồng tình với hướng giải quyết của

Tòa án trong tranh chấp trên? Vì sao?
Tác giả đồng tình với hướng giải quyết của Tòa án. Tuy nhiên, theo tác giả thì căn
cứ để đưa ra kết luận không phải căn cứ vào việc “nguyên đơn không sử dụng nhãn
hiệu”, mà căn cứ vào việc “bị đơn không còn sử dụng KDCN trùng với nhãn hiệu của
nguyên đơn từ trước khi khởi kiện”.
Tác giả đã căn cứ vào Luật SHTT được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 129 Luật
SHTT đã đúc kết các đặc điểm của hành vi vi phạm như sau:
(i) có hành vi sử dụng nhãn hiệu;
(ii) dấu hiệu được sử dụng trùng với nhãn hiệu được bảo hộ;
1 MARTIN Nicolas, Le droit de marque appréhendé à travers sa finalité, Thèse Montpellier 2010, p. 209
2 Lê Xuân Lộc, Nguyễn Thanh Diên, Hoàng Thị Sơn, Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu, Tạp chí Luật học sô 4/2012.
3 Trường Đại học Luật TP. HCM (2016), Sdd, Nxb Hồng Đức, tr. 323.
9


Nhóm 2

Lớp DS38A1

(iii) hàng hóa, dịch vụ của hai bên trùng nhau”.
Qua đó cũng xác định, công ty Huỳnh Ký có đầy đủ ba đặc điểm trên. Tuy nhiên,
đặc điểm (i) đã không còn tồn tại tại thời điểm diễn ra tranh chấp, bởi vì Huỳnh Ký đã
ngưng sử dụng dấu hiệu này từ năm 2001. Bên cạnh đó, tác giả còn căn cứ vào việc

dấu hiệu Hạnh Đức của công ty Huỳnh Ký được bảo hộ trong một tổng thể hình dáng
nhãn sản phẩm – là kiểu dáng công nghiệp, nên không đặt ra nghĩa vụ sử dụng đối với
đối tượng này.
Do vậy, công ty Huỳnh Ký không có hành vi sử dụng dấu hiệu trước thời điểm khởi
kiện, từ đó không thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, thì không có cơ sở nào để
yêu cầu chấm dứt hành vi này.
5. Hãy cho biết quan điểm của bạn về quy định nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu
trong pháp luật SHTT Việt Nam.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới trong pháp luật SHTT thì nghĩa vụ sử
dụng nhãn hiệu là của chủ sở hữu. Điều đó có nghĩa là khi nhãn hiệu của một chủ thể
được bảo hộ thì chủ thể đó có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu trong thực tế. Nếy có
bằng chứng cho thấy chủ thể không sử dụng nhãn hiệu trong một khoảng thời gian
nhất định thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã cấp cho chủ thể đó có thể bị chấm dứt hiệu
lực.
Luật SHTT Việt Nam đã có những quy định về vấn đề này như sau:
- Khoản 2 Điều 136 Luật SHTT: “Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng

liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên
tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực
theo quy định tại Điều 95 của Luật này”.
- Dẫn chiếu đến Điều 95 Luật SHTT, tại điểm d khoản 1 quy định: “Nhãn hiệu

không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong
thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không
có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu
lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực”.
- Và khoản 5 Điều 124 Luật SHTT có giải thích: “Sử dụng nhãn hiệu là việc

thực hiên các hành vi sau đây: a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá,

bao bì hàn hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao
dịch trong hoạt động kinh doanh; b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán,
tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu đựơc bảo hộ; c) Nhập khẩu hàng
hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ”.
Theo quan điểm của nhóm em, nhóm em nhận thấy các quy định của Luật SHTT về
nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu khá đầy đủ và phù hợp với các quy định của các quốc gia
trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh…mà nhóm đã phân tích, cũng như phù hợp với quy
định của các Điều ước quốc tế mà Vịêt Nam là thành viên, đặc biệt là công ước Paris
và Hiệp định Trips.
Cụ thể, khoản 1 Điều 5C Công ước ghi nhận rằng nếu có bất kỳ thành viên nào việc
sử dụng một nhãn hiệu chỉ có thể bị hủy bỏ sau một thời gian hợp lý và chỉ khi người
có liên quan không biện minh được việc không sử dụng nhãn hiệu của mình. Khoản 1
Điều 19 Hiệp định TRIPS mang tính bổ sung cho công ước Paris về vấn đề tương ứng,
10


Nhóm 2

Lớp DS38A1

quy định nếu việc sử dụng nhãn hiệu là điều kiện để duy trì đăng ký ở thành viên thì
đăng ký chỉ có thể bị hủy bỏ sau thời gian liên tục ít nhất ba năm không sử dụng nhãn
hiệu đăng ký mà không có lý do chính đáng, trừ khi được chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra
được lý do chính đáng biện minh cho việc sử dụng nhãn hiệu của mình.
Như vậy, việc Luật SHTT Việt Nam quy định thời hạn xác định cho việc không sử
dụng nhãn hiệu là năm năm đã cho thấy pháp luật Việt Nam đã vận dụng một cách linh
hoạt các quy định của công ước cũng như hiệp định. Việc quy định như trên là hoàn
toàn đúng đắn và cần thiết để tránh thực trạng chủ thể đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
nhưng chưa bao giờ sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng quy lại tình trạng không sử dụng
trong nhiều năm gây ra sự không bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh trong thị trường.

Bài tập 2: Đọc, nghiên cứu Bản án số 19 “Bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu”
Chương 2 (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật
SHTT Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:
1/ Hiện nay, biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai được áp dụng trong
trường hợp nào theo pháp luật SHTT nói riêng và pháp luật dân sự nói chung
(như BLDS)?
Theo Điều 202 Luật SHTT 2005 thì xin lỗi cải chính công khai áp dụng trong
trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi xâm phạm đó gây ra
những tổn thất về uy tín, danh dự của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Trong pháp luật dân sự mà cụ thể tại Điều 25 BLDS năm 2005 thì buộc xin lỗi cải
chính công khai áp dụng trong trường hợp bảo vệ quyền nhân thân. Như vậy khi quyền
nhân thân theo quy định của pháp luật thì có thể yêu cầu áp dụng biện pháp xin lỗi cải
chính công khai.
Dựa vào những quy định hiện hành về buộc cải chính công khai thì có cơ sở
pháp lý buộc công ty Thành Đạt xin lỗi, cải chính công khai đối với công ty Xuân
Lan không? Nêu cơ sở pháp lý( nếu có).
Theo pháp luật hiện hành việc buộc Công ty Thành Đạt xin lỗi về hành vi xâm
phạm của mình là hoàn toàn có căn cứ. Cụ thể:
Điều 202 Luật SHTT 2005 có quy định về một trong các biện pháp dân sự mà Tòa
án áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là
buộc xin lỗi, cải chính công khai.
2/ Tòa án TP Hồ Chí Minh có buộc Công ty Thành Đạt phải xin lỗi, cải chính
công khai về hành vi xâm phạm của mình đối với Công ty Xuân Lan không? Cụ
thể nội dung biện pháp này Tòa án yêu cầu Công ty Thành Đạt thực hiện là gì?
Đoạn nào trong bản án thể hiện điều này?
Tòa án TP Hồ Chí Minh có buộc Công ty Thành Đạt xin lỗi cải chính công khai về
hành vi xâm phạm nhãn hiệu của Công ty hóa mỹ phẩm Xuân Lan.
Cụ thể là đăng công khai xin lỗi ba kỳ báo liên tiếp trên các báo: Tuổi trẻ, Thanh
niên, Pháp luật TP. Hồ Chí Minh. Nội dung cải chính xin lỗi bao gồm: Công ty Thành
Đạt, địa chỉ 654 đương Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM xin lỗi công

ty Xuân Lan 727 về việc sử dụng nhãn hiệu 727 là vi phạm quyền SHTT của Công ty
hóa mỹ phẩm Xuân Lan 727.
11


Nhóm 2

Lớp DS38A1

Mục 2 phần quyết định của bản án số 1369/2012/KDTM-ST ngày 09/01/2012 của
Tòa án TP. Hồ Chí Minh đã thể hiện điều này:
“ 2.Công ty Thành Đạt có trách nhiệm xin lỗi cải chính công khai về hành vi
xâm phạm nhãn hiệu của Công ty hóa mỹ phẩm Xuân Lan, cụ thể phải đăng
công khai xin lỗi 3 kỳ báo liên tiếp trên các báo: Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp luật
TP. Hồ Chí Minh. Nội dung cải chính xin lỗi bao gồm: Công ty Thành Đạt, địa
chỉ 654, đường Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh xin lỗi
Công ty Xuân Lan 727 về việc đã sử dụng nhãn hiệu 727 là vi phạm quyền SHTT
của Công ty hóa mỹ phẩm Xuân Lan 727.
Đăng báo ngay khi án có hiệu lực pháp luật”.
3/ Pháp luật nước ngoài quy định như thế nào về biện pháp xin lỗi, cải chính
công khai? Có cần điều kiện gì để áp dụng biện pháp này không? Hãy cho ví dụ
cụ thể quy định pháp luật nước ngoài về vấn đề này.
Pháp luật các nước theo thông luật, điển hình là Anh thì danh tiếng, uy tín
(goodwill) của doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên cần phải chứng minh được khi có hành
vi xâm phạm nhãn hiệu. Nếu chỉ có việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây
nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của sản phẩm thì chưa đủ để xem là có
hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Mà chủ thể kinh doanh phải chứng minh được rằng sự
nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm là nguyên nhân của sự tổn hại về danh tiếng, uy
tín của mình.
Các quy định trong pháp luật Trung Quốc có hướng dẫn cụ thể nhằm giảm thiểu

tranh chấp bất đồng giữa các bên liên quan đến nội dung xin lỗi, cải chính công khai,
đồng thời cũng nhằm hạn chế trường hợp bị đơn không thực hiện hoặc cố tình dây dưa
để kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ xin lỗi của mình. Cụ thể là Tòa án đã thông
qua nội dung của việc xin lỗi công khai mà bị đơn phải thực hiện, nhưng nếu như đã
hết thời hạn luật định mà bị đơn không thực hiện thì nguyên đơn sẽ nhân danh bị đơn
thực hiện việc xin lỗi công khai. Chi phí liên quan đến việc xin lỗi công khai sẽ do bị
đơn gánh chịu.
Ví dụ: Xie Hong Yi - một thương nhân Trung Quốc biết Vinamit (Công ty Việt
Nam) có thương hiệu nổi tiếng là “Đức Thành”, nhưng vẫn đăng ký nhãn hiệu tại
Trung Quốc. Cho nên bị Tòa án xử thua. Theo đó, nếu Tòa án yêu cầu ông Xie Hong
Yi phải xin lỗi cải chính công khai mà ông không làm thì Vinamit có quyền nhân danh
ông thực hiện việc xin lỗi công khai. Mọi chi phí liên quan đến việc xin lỗi ông Xie
Hong Yi vẫn phải chịu.
4/ Tác giả bình luận nhận xét như thế nào về quy định của pháp luật hiện hành và
hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này? Đoạn nào trong phần bình
luận thể hiện điều này?
Nếu hiểu theo hướng cứng nhắc thì quy định tại Điều 72 Luật SHTT áp dụng đối
với nhãn hiệu mà không áp dụng đối với các bộ phận hoặc các yếu tố cấu thành bộ
phận đó.
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng một nhãn hiệu trên thực tế được tạo bởi nhiều dấu
hiệu. Tòa án trên cơ sở đó đã cho rằng “nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể không có
nghĩa là các dấu hiệu trong nhãn hiệu được phép sử dụng , trong khi đó nhãn hiệu
12


Nhóm 2

Lớp DS38A1

được bảo hộ này có cả dấu hiệu “727” và chính dấu hiệu này đã được tồn tại từ năm

1993”.
Đồng thời, Tòa án cũng cho rằng “theo các văn bằng bảo hộ nêu trên đều có dấu
hiệu “727”, đây là yếu tố để phân biệt với một nhãn hiệu khác, dấu hiệu này đã được
sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 74 Luật SHTT năm 2005”.
Từ đó, Tòa án đã kết luận rằng “cùng với các dấu hiệu khác trên nhãn hiệu hàng
hóa, dấu hiệu “727” trở thành một trong những dấu hiệu nhận biết của hàng hóa
được công ty Xuân Lan gắn trên hàng hóa bao bì thương phẩm của hàng hóa thể hiện
nội dung cơ bản cần thiết về hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết làm căn cứ lựa
chọn, tiêu thụ và sử dụng”. Tác giả cũng đồng tình với kết luận của Tòa án.
5/ Hãy nêu nhận xét của bạn về quy định buộc xin lỗi, cải chính công khai theo
pháp luật Việt Nam? Từ đó cho biết theo bạn hướng giải quyết của Tòa án có phù
hợp không? Vì sao?
Quy định buộc xin lỗi, cải chính công khai theo pháp luật Việt Nam thì theo Thông
tư liên tịch 02/2008 đã danh cho các bên quyền tự định đoạt về nội dung của việc xin
lỗi cải chính công khai.
Tức là Tòa án không can thiệp vào nội dung này. Nội dung này là sự thỏa thuận của
các bên với nhau. Tuy nhiên, nếu các bên không thỏa thuận được nội dung xin lỗi, cải
chính công khai thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào?
Rõ ràng, nếu có tranh chấp xảy ra do các bên không thống nhất được nội dung xin
lỗi, cải chính công khai thì việc xin lỗi, cải chính công khai sẽ kéo dài. Quyền và lợi
ích của nguyên đơn, chủ sở hữu nhãn hiệu không được bảo đảm.
Hướng giải quyết của Tòa án là phù hợp. Vì Tòa án đã áp dụng vào Thông tư liên
tịch 02/2008 để thay mặt cho nguyên đơn áp đặt nội dung việc xin lỗi, cải chính công
khai tránh tình trạng bị đơn kéo dài việc xin lỗi, cải chính công khai gây thiệt hại đến
uy tín kinh doanh của nguyên đơn.
---------------------------------------------------

13




×