Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận tác động của yếu tố văn hóa doanh nghiệp đối với quan hệ lao động tại công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.25 KB, 16 trang )

Đ H 1 3 N L 3

Mã lớp:

Số báo danh:

Lê Duy Trinh

3 7 9

1313404041179

Quan hệ lao động trong tổ chức
Th.S. Châu Hoài Bão
TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK
Tiểu luận:

Cuối kì

Giữa kì

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 04/01/2017
Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên)
ĐIỂM SỐ
Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên)
ĐIỂM CHỮ

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2017
Mã lớp:


ĐH13NL3

Lê Duy Trinh

Số thứ tự theo danh sách lớp:

89

1313404041179


Quan hệ lao động trong tổ chức
Th.S. Châu Hoài Bão
TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI QUAN HỆ
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK
Tiểu luận:
Cuối kì
Giữa kì
Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 04/01/2017
MỤC LỤC


TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI QUAN HỆ
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK
Lê Duy Trinh1
Tóm tắt
Quan hệ lao động là một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều trong xã
hội hiện tại. Nó có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của tổ chức. Là yếu tố
sống còn quyết định sự thành bại của tổ chức đó. Không những tác động đến tổ chức
và người lao động mà nó còn tác động đến nền kinh tế của cả đất nước. Muốn quan hệ

lao động phát triển thì một trong những yếu tố không thể không đề cập đến đó là văn
hóa tổ chức. Đề tài nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức của Công ty cổ phần sữa
Việt Nam – Vinamilk nhằm giúp chúng ta có một cái nhìn đúng hơn về tầm quan trọng
của văn hóa tổ chức tác động đến quan hệ lao động trong xã hội hiện nay.
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, văn hoá được xác định là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và là động
lực cho sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, trong xu thế giao lưu, hội nhập kinh tế
quốc tế thì các doanh nghiệp cần tạo được bản lĩnh cạnh tranh cần thiết trong quá trình
“vươn ra biển lớn”. Bên cạnh những nguồn lực như vốn, nhân lực, trang thiết bị... thì
rất cần đến nguồn lực văn hóa. Văn hóa được coi là lợi thế cạnh tranh, là bản sắc để
phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và cũng chính là nguồn lực nội
sinh cho sự phát triển của doanh nghiệp. Và cái cốt lõi của văn hóa trong doanh nghiệp
chính là thương hiệu. Hiện nay, vấn đề thương hiệu rất được quan tâm, không chỉ ở
thực tiễn mà còn ở phương diện lý luận. Đồng thời, thương hiệu không chỉ là vấn đề
của kinh tế mà còn là của nhiều ngành khoa học quan tâm.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa chưa thành
công và chưa phát huy yếu tố văn hóa trong xây dựng thương hiệu. Có những doanh
nghiệp chỉ phô trương hình thức mà không quan tâm đến xây dựng và duy trì cốt lõi
giá trị văn hóa nên làm ăn gian dối, vi phạm đạo đức kinh doanh, lừa dối khách hàng,
đối tác... Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp không quan tâm đến xây dựng
1 ĐH13NL3,STT: 89.

3


hình thức cho thương hiệu mình mà chọn cách “đánh cắp” biểu tượng thương hiệu
khác. Điều này không những làm thiệt hại cho các doanh nghiệp khác mà còn ảnh
hưởng đến niềm tin, tình cảm của người tiêu dùng, xã hội. Có thể nói văn hóa doanh
nghiệp đóng một vai trò then chốt trong việc giải quyết tận gốc rễ vấn đề xung đột
quyền lợi giữa cá nhân và tập thể.

Văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với quan hệ lao
động trong doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của doanh nghiệp nói chung, bởi
bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin
nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại
được. Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “Tác động của yếu tố văn hóa doanh nghiệp
đối với quan hệ lao động tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk”. Tuy chỉ
nghiên cứu ở một công ty nhưng em mong rằng bài tiểu luận của em sẽ nghiên cứu
được những vấn đề chung về văn hóa tổ chức của xã hội hiện nay.
2. Các khái niệm có liên quan
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với mọi biểu hiện
của nó loài người sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và sự đòi hỏi của sự
sinh tồn Công đoàn là tổ chức do người lao động tự nguyện lập ra một cách hợp pháp,
có tổ chức chặt chẽ, có mục tiêu và cương lĩnh rõ ràng nhằm đại diện và bảo vệ quyền
lợi cho người lao động.
Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên
trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và sử lý các vấn đề
với môi trường xung quanh
Quan hệ lao động là hệ thống những mối quan hệ giữa người lao động và
người sử dụng lao động tại nơi làm việc hay giữa nhưng tổ chức đại diện của họ với
nhau và với nhà nước. Những mối quan hệ như vậy bị chi phối bởi lợi ích và xoay
quanh các vấn đề phát sinh từ hoạt động thuê mướn lao động2.
3. Khung lý thuyết
Các nguyên tắc để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ,
bao gồm:
2 Nguyễn Duy Phúc, 2012. Các nguyên lý quan hệ lao động. Hà Nội: NXB, trang 4&5.

4


Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc ứng xử trong quan hệ giữa các chủ

thể trên cơ sở biết lắng nghe ý kiến của nhau; sẵn sàng chấp nhận những cái đúng, hợp
lý do mỗi bên đề xuất; cam kết thực hiện đúng những điều đã thỏa thuận.
Nguyên tắc hợp tác là nguyên tắc thể hiện sự sẵn sàng phối hợp, tạo điều kiện
cho nhau; sự chia sẻ, thiện chí trong quá trình thỏa thuận, cùng nhau giải quyết các vấn
đề phát sinh, nhất là các mâu thuẫn, tranh chấp lao động, vì lợi ích chung...
Nguyên tắc thương lượng là nguyên tắc có tính đặc trưng nhất trong quan hệ lao
động. theo nguyên tắc này, mọi vấn đề trong quan hệ lao động đều phải thông qua
thương lượng giữa các bên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và công khai để đạt được
sự đồng thuận.
Nguyên tắc tự định đoạt: Trong quan hệ lao động, các chủ thể có quan hệ tương tác
với nhau, nhưng là những chủ thể độc lập. Mọi vấn đề về quan hệ lao động sau khi
thỏa thuận thành công sẽ do các chủ thể cùng tự quyết định và chịu trách nhiệm, không
bên nào áp đặt bên nào, không một ai ngoài các chủ thể đó được can thiệp.
4. Văn hóa doanh nghiệp Vinamilk
4.1. Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
• Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 1976 đến nay, Vinamilk đã có gần 35 năm xây dựng và
phát triển thương hiệu. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ,
Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối và quản lí sản phẩm.
Đến nay, Vinamilk đã có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa
bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa chua ăn, sữa
đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, nước giải khát… Đồng thời Vinamilk cũng
không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, các nhà máy sữa: Hà Nội, Bình Định, Cần
Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời để sản xuất và chế biến sữa.
• Nhãn hiệu, logo, khẩu hiệu
Vinamilk là nhãn hiệu sữa nổi tiếng
hàng đầu Việt Nam. Chính vì vậy Vinamilk
luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Hình ảnh
logo của Vinamilk rất độc đáo, 2 điểm lượn
trên và dưới của logo tượng trưng cho 2

5


giọt sữa trong dòng sữa, tên Vinamilk cũng có một ý nghĩa đặc biệt, Vina là viết tắt của
Việt Nam, “m” là chữ cái đầu của milk nghĩa là sữa và “v” là chữ cái đầu của victory
có nghĩa là chiến thắng. Hình ảnh tên của công ty ở giữa màu trắng sữa nổi bật trên
màu xanh dịu mát như một sự cam kết bền vững về chất lượng của Vinamilk. Cùng với
Slogan : “ Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk” mà không chỉ mỗi nhân viên của
công ty đều phải nhập tâm mà chắc hẳn những người tiêu dùng sản phẩm của Vinamilk
cũng thuộc lòng.


Kiến trúc, lễ nghi và lễ hội hằng năm

Khẳng định hơn nữa hình ảnh của mình, các nhà máy, xí nghiệp của Vinamilk
cũng gắn liền với hai màu xanh và trắng, nằm trong khuôn viên rộng rãi, thoáng mát,
sạch sẽ, tạo ấn tượng với nhân viên và người tiêu dùng. Mỗi nhân viên làm việc trong
các nhà máy cũng phải trang phục sạch sẽ, gọn gàng. Mọi người đều làm việc với thái
độ thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết. Khi đến làm việc, các nhân viên đều được đào
tạo và hướng dẫn tận tình về trình độ chuyên môn cũng như quy định, tác phong trong
công ty. Ở đây, mọi người còn được đào tạo và nghe kể những câu chuyện về sữa, về
dinh dưỡng… như những bài học và truyền thống tốt đẹp của công ty. Hàng tháng,
hàng năm, công ty luôn có những đợt liên hoan, tổng kết công tác để biểu dương
những thành tích đã đạt được và rút kinh nghiệm cho các cán bộ, nhân viên. Công ty
còn tổ chức các chương trình như liên hoan văn nghệ, giải bóng đá toàn công ty để thắt
chặt tình đoàn kết giữa các thành viên.


Hoạt động kinh doanh


Năm 2000, nhà máy Vinamilk đã xây dựng thành công tiêu chuẩn quản lí chất
lượng ISO 9001: 2000, và đạt được chứng chỉ HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm
quốc tế năm 2004. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, Vinamilk nỗ lực để mang lại lợi
ích vượt trội cho các cổ đông trên cơ sở sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên
của mình. Đối với nhân viên, Vinamilk đối xử tôn trọng và công bằng với mọi nhân
viên. Vinamilk tạo dựng cho họ những cơ hội tốt nhất để phát triển bình đẳng, xây
dựng và duy trì môi trường làm việc an toàn, thân thiên, cởi mở. Đối với người tiêu
dùng, Vinamilk cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đa dạng với chất lượng đạt tiêu
chuẩn cao nhất, giá cả cạnh tranh và trung thực trong mọi giao dịch. Đối với nhà nước,
6


Vinamilk luôn tuân thủ luật pháp của nhà nước và luật pháp của bất kì nơi nào mà
chúng ta hoạt động.
• Hoạt động xã hội
Trong những năm qua, Vinamilk cũng luôn dành nhiều tỷ đồng ủng hộ, hỗ trợ
góp phần giúp đồng bào vùng bão lũ các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vượt qua khó
khăn, mất mát về người và tài sản. Hằng năm, Vinamilk đều dành hàng chục tỷ đồng
cho công tác xã hội từ thiện và phát triển cộng đồng, đặc biệt là đóng góp, xây dựng
"Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam", "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam", "Quỹ học bổng
Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam"… Trong đó, "Quỹ sữa Vươn cao Việt
Nam" tính đến nay đã dành 75 tỷ đồng, với hơn 300.000 em được uống sữa miễn phí.
Quỹ học bổng "Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam", với hơn 19 tỷ đồng dành
cho học sinh tiểu học trên toàn quốc. "Quỹ 1 triệu cây xanh dành cho Việt Nam" cũng
tới hàng tỷ đồng… Ngoài ra, Vinamilk còn chăm lo, phụng dưỡng suốt đời cho các Mẹ
Việt Nam Anh hùng tại Bến Tre và Quảng Nam…
4.2. Những giá trị được tuyên bố


Triết lý kinh doanh


Với triết lý kinh doanh : “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu
thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng
tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và
cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”. Vinamilk đã tạo dựng cho mình cũng
như mỗi thành viên một giá trị cốt lõi trong tinh thần. Để thực hiện được điều đó, mỗi
nhân viên trong công ty đều được học và đặt ra cho mình trách nhiệm phấn đấu thực
hiện sứ mệnh và mục tiêu của Vinamilk: “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm
được yêu thích nhất ở mọi khu vực và lãnh thổ”.


Mục tiêu

Mục tiêu của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương
mại và dịch vụ trong các hoạt động lĩnh vực kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận có
thể có được của công ty cho các cổ đông, nâng cao giá trị công ty và không ngừng cải
thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn
nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước. Bên cạnh đó, Vinamilk gắn kết công nghiệp chế

7


biến với phát triển vùng nguyên liệu nhằm tăng tính độc lập về nguồn nguyên liệu
trong hiện tại và tương lai



Tầm nhìn

Tầm nhìn của công ty là: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về

sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”


Cam kết cho tương lai

Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất
lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm của mình đối với cuộc
sống của con người và xã hội.


Chính sách chất lượng

Chính sách chất lượng của Công ty Cổ Phần sữa Việt Nam: Luôn thỏa mãn và
có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo
chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh
doanh và tuân theo luật định.


Những quan niệm chung

Vinamilk luôn đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu, chính vì thế mỗi thành viên
trong công ty luôn nhập tâm được nền văn hoá mang bản sắc riêng của Vinamilk:
“Đồng tâm hợp lực, làm hết sức mình, chất lượng được đặt lên hàng đầu, tâm huyết
gửi vào từng sản phẩm và tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cho
tuơng lai thế hệ mai sau”.
Mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp muốn tạo được một vị thế vững chắc trên
thương trường cần tạo được cho mình một nền văn hoá mang bản sắc riêng. Vinamilk
cũng vậy. Là một công ty nổi tiếng về nhãn hiệu sữa, Vinamilk đã lấy chất lượng làm
hàng đầu trong mỗi thành viên, trong chính công ty và trong từng sản phẩm. Mang
truyền thống tốt đẹp luôn vì sức khoẻ của cộng đồng, những nhân viên của công ty

luôn thể hiện tinh thần tương thân tương ái và gửi tâm huyết vào từng sản phẩm. Nền
văn hoá ấy đã góp phần tạo nên thương hiệu mạnh Vinamilk trên thị trường trong nước
cũng như quốc tế.
8




Giá trị cốt lõi

Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn
trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên
liên quan khác.
Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
đạo đức.
Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính
sách, quy định của Công ty.
5. Tác động của yếu tố văn hóa doanh nghiệp đối với quan hệ lao động tại Công ty
cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
5.1. Đối với người lao động
• Khích lệ sự đổi mới, sáng tạo
Trong doanh nghiệp có môi trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn
luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng…Nhân viên trở nên năng động,
sáng tạo hơn và cũng gắn bó với doanh nghiệp hơn. Tại Vinamilk, nhân viên luôn
được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ; mỗi nhân viên đều cảm nhận được mình là một
mắc xích quan trọng trong một tập thể đoàn kết và vững mạnh. Mọi nỗ lực và thành
quả của họ đều được công ty công nhận và khen thưởng kịp thời - đó là động lực rất
lớn giúp bạn tìm thấy sự hứng khởi và sẵn sàng đón nhận những thách thức mới trong

công việc.
Họ dành hơn một phần ba thời gian của một ngày làm việc ở công ty, vì thế
không có lý do gì Vinamilk lại không mang đến cho nhân viên của mình sự thoải mái
về tinh thần để bạn yên tâm làm việc. Các hoạt động thể thao, văn nghệ, khiêu vũ và
dã ngoại …được chúng tôi tổ chức thường xuyên giúp bạn có những khoảnh khắc vui
vẻ và bổ ích; qua đó nhân viên cũng sẽ có cơ hội hiểu nhau hơn và phát huy được tinh
thần làm việc nhóm hiệu quả hơn.


Tạo động lực

9


Với mỗi người lao động trong Công ty cổ phần sữa Vinamilk thì chính nền văn
hóa của doanh nghiệp đã giúp mối quan hệ giữa người lao động với người lao động,
người lao động với người sử dụng lao động ngày một tốt hơn. Từ đó tạo sự đoàn kết,
gắn bó bên trong doanh nghiệp. Giúp họ có thêm động lực để hoàn thành tốt hơn công
việc của mình. Chính điều này tác động rất lớn đến việc giữ chân họ ở lại với công ty.
5.2. Đối với người sử dụng lao động



Tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng và chính văn hóa doanh nghiệp tạo
nên nét khác biệt đó. Các giá trị cốt lõi, các tập tục, lễ nghi, thói quen hay cách họp
hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp…đã tạo nên phong cách riêng biệt
của doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Và Vinamilk đã
tạo ra được nét đặc trưng đó cho doanh nghiệp của mình. Một nét đặc trưng mà không

phải doanh nghiệp nào cũng có.


Quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp

Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, để duy trì và phát triển doanh nghiệp
của mình là một điều hết sức khó khăn. Văn hóa mạnh là một trong những yếu tố giúp
Vinamilk đang nằm ở vị trí 22 trong tổng số những doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất
Việt Nam. Với lợi thế hiện có của mình, Vinamilk không những đủ sức mạnh để cạnh
tranh thị trường trong nước mà còn cạnh trong với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
Cũng chính nhờ nền văn hóa đó giúp Vinamilk có thể thu hút và giữ được nhân tài,
củng cố lòng trung thành của nhân viên với doanh nghiệp.


Giảm đình công

Khi doanh nghiệp có một nền văn hóa mạnh thì sẽ tạo mối quan hệ giữa người
sử dụng lao động và người lao động một cách tốt hơn. Chính vì điều này đã giúp cho
Vinamilk không có đình công trong suốt thời gian hoạt động, điều mà không những
doanh nghiệp mà cả nước đều quan tâm.
Cũng thông qua văn hóa doanh nghiệp, Vinamilk có thể phát hiện những tài
năng tiềm ẩn thông qua các hoạt động văn hóa.

10


Khi doanh nghiệp có một nền văn hóa mạnh thì nền văn hóa đó sẽ xây dựng
được niềm tự hào của nhân viên về công ty mình. Từ đó tăng sự gắn bó của nhân viên
với Vinamilk
5.3. Đối với xã hội


Không những là doanh nghiệp đứng đầu trong doanh nghiệp niêm yết uy tín
tại Việt Nam, Vinamilk còn là một doanh nghiệp luôn vì cộng đồng. Hơn 40 năm thành
lập và phát triển, hiện là công ty sữa hàng đầu Việt Nam, 8 năm liên tiếp Vinamilk đạt
“Thương hiệu Quốc gia”, Vinamilk còn là một doanh nghiệp luôn vì cộng đồng với
nhiều loại quỹ nhân văn, ý nghĩa. Với mục đích trồng thêm nhiều cây xanh cho các
tỉnh, thành phố, cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam, Vinamilk đã thành
lập “Quỹ 1 triệu cây xanh dành cho Việt Nam”. Đến nay, ngân sách thực hiện chương
trình này đạt 5 tỷ đồng. Có thể nói, với những thành quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh đã đạt được trong năm 2016, cùng với những chương trình đầy ý nghĩa nhân
văn với xã hội với cộng đồng đang giúp Vinamilk bước đi từng bước vững chắc không
chỉ giúp duy trì được vị thế của công ty sữa số 1 tại Việt Nam, mà còn giúp Vinamilk
tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành một trong những công ty sữa hàng đầu thế giới
trong một tương lai không xa.
Khi quan hệ lao động của người sử dụng lao động và người lao động ngày càng
tốt hơn thì nó sẽ giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước trong việc giải quyết các căng
thẳng, tranh chấp trong quan hệ lao động. Cũng chính nhờ mối quan hệ lao động tốt
đẹp này có thể ngăn chặn các cuộc đình công, từ đó không những tạo sự ổn đinh cho
hoat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ổn định nền kinh tế vĩ mô
của đất nước.
6. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động của văn hóa doanh nghiệp tới quan
hệ lao động
Văn hóa doanh nghiệp hiện đại và chế độ doanh nghiệp hiện đại phải xây dựng
đồng bộ; Chính sách quản lý kinh tế của chính quyền phải coi trọng vấn đề văn hóa
doanh nghiệp; Hình thành hệ quan điểm giá trị và chuẩn mực hành vi cho văn hóa
doanh nghiệp; Phải chú ý nâng cao phẩm chất văn hóa của người kinh doanh; Vai trò
của tổ chức Đảng và các đoàn thể trong văn hóa doanh nghiệp; Phát huy tinh thần làm
11



chủ của cán bộ công nhân viên chức trên tinh thần nhận thức mới; Phát huy trí tuệ của
đội ngũ chuyên gia và tổ chức môi giới…

12


Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một đội ngũ nhân sự hợp lý, đảm bảo về
lượng và chất theo yêu cầu chuyên môn, nghĩa là nhân sự làm việc mang tính chuyên
nghiệp; Xây dựng các văn bản quy định về văn hóa kinh doanh và hướng dẫn các bộ
phận cá nhân thực hiện; Nhà nước cần có chính sách quản lý doanh nghiệp phù hợp để
đủ sức động viên, khích lệ; Cần xử lý nghiêm doanh nghiệp, cá nhân vi phạm trong
quá trình kinh doanh như vi phạm pháp luật, làm ô nhiễm môi trường và gây hậu quả
cho người tiêu dùng….
Xây

dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và người lao động là quá

trình chuyển đổi từ nhận thức đến hành động. Quan hệ lao động tốt sẽ có tác động tích
cực đến sự phát triển của doanh nghiệp và cộng đồng, quyền và lợi ích của người lao
động được bảo đảm, nó vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển vững bền của
doanh nghiệp. Xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và người lao động
có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với xã hội, doanh nghiệp, người lao động, góp phần
làm cho xã hội ổn định, doanh nghiệp phát triển.
Khi

xây dựng văn hóa doanh nghiệp muốn thực hiện tốt cần chú trọng tới việc

xác lập và phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp, các phương pháp, kỹ
thuật xác định và kiểm soát, phát triển các giá trị cốt lõi trong hệ thống văn hóa của
doanh nghiệp. “Hệ thống giá trị cốt lõi là động lực chủ yếu thúc đẩy mọi người làm

việc, hạt nhân liên kết mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp
với khách hàng, đối tác của doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp với xã hội nói chung
Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp là một quá trình kiên nhẫn, lâu dài và đòi hỏi
ý chí lớn lao của từng nhà lãnh đạo, cán bộ công ty”. Để xây dựng văn hóa trong
doanh nghiệp, trước hết phải là ý chí xây dựng văn hóa của ban lãnh đạo doanh
nghiệp, sau đó phải qua công tác giáo dục để nhân viên hiểu, chấp nhận chia sẻ và đi
đến sự đồng thuận trong cộng đồng doanh nghiệp đó. Ngoài ra, muốn xây dựng Văn
hóa doanh nghiệp thì phải biết phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong Công ty.
Thiếu sự hợp lực này thì văn hóa doanh nghiệp sẽ không mang lại hiệu quả.

13


Đánh

giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào cần thay đổi. Sự

thay đổi hay xây dựng văn hoá doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem
văn hoá hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Đánh
giá văn hoá là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hoá thường khó thấy và dễ nhầm lẫn
về tiêu chí đánh giá. Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì càng khó
đánh giá. Thường thì con người hoà mình trong văn hoá và không thấy được sự tồn tại
khách quan của nó.
Khi chúng ta đã xác định được một văn hoá lý tưởng cho doanh nghiệp mình và
cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp mình. Lúc này sự
tập trung tiếp theo là vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị
chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn.Các khoảng cách này nên đánh
giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử.
7. Kết luận
Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị về tinh thần, được biểu hiện từ

những yếu tố bề nổi như trang phục công ty, không gian làm việc, lời ăn tiếng nói…
đến những yếu tố ngầm định như quy tắc ứng xử, thái độ, niềm tin, tầm nhìn doanh
nghiệp… Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk không chỉ gắn kết con người
trong công ty một cách dễ dàng, mà còn giúp công việc vận hành trơn tru hiệu quả, tạo
lợi thế cạnh tranh lớn với các đối thủ trên thị trường.
Có thể thấy rõ: văn hóa doanh nghiệp bao gồm các yếu tố đạo đức nằm trong
khuôn khổ pháp luật. Văn hóa doanh nghiệp không thể hình thành một cách tự phát mà
được hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi
doanh nhân, của Nhà nước và các tổ chức xã hội. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế,
đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hóa tác
động rất sâu sắc đến hình thành và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp.
8. Tài liệu tham khảo
Nguyễn Duy Phúc, 2015. Nguyên lý quan hệ lao động [pdf]. Truy cập tại:
< />%20dong.pdf?token=AWwf1pgR_Wvn7bknlp4czmCzBPCgTPnU8dynkQxNpaxAyAt8x7_vdeVElOlqHqxor14


Sr4p4VHCddU2AGjc7WWZr5HsH2XGXzyuxLszcQaDjcq_lz6I3z2kHnTCSTt5ERE
Ov8e-7ujKzy3aK4j44kmiS>. [Ngày truy cập: 28 tháng 12 năm 2016].
An Nguyễn, 2015. Điều kiện nào để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn
định và tiến bộ trong doanh nghiệp . Truy cập tại: < >. [Ngày truy cập: 28 tháng 12 năm 2016].
Thông tin nội bộ của công ty, được download tại địa chỉ http://www.
vào ngày 27/12/2016

15



×