Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Ứng dụng mô hình DEA và mô hình hồi quy tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ MINH NHỰT

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DEA VÀ MÔ HÌNH
HỒI QUY TOBIT ĐỂ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ
CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh -2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ MINH NHỰT

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DEA VÀ MÔ HÌNH
HỒI QUY TOBIT ĐỂ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ
CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. LÊ THỊ KHOA NGUYÊN

Thành phố Hồ Chí Minh -2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài
khác.
Ngƣời cam đoan

Hồ Minh Nhựt


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục biểu đồ
Danh mục bảng
Danh mục viết tắt

Chƣơng 1.

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2

1.2.2.

Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu ............................................. 3

1.3.

Kết cấu bài nghiên cứu ....................................................................................... 3

Chƣơng 2.LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH DEA, ĐỊNH NGHĨA HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
TIỄN ............ .......................................................................................................... 4
2.1.

Lý thuyết về mô hình DEA: ............................................................................... 4

2.2.

Lý thuyết hiệu quả hoạt động của các NHTM: .................................................. 8

2.3.


Các nghiên cứu thực tiễn: ................................................................................. 10

Chƣơng 3.
3.1.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 18

Giới thiệu mô hình DEA: ................................................................................. 18

3.1.1. Các độ đo hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân bổ (AE), và hiệu quả
chi phí (CE) hay hiệu quả kinh tế trong mô hình DEA: .......................................... 18
3.1.2.

Hiệu quả quy mô: ....................................................................................... 20

3.1.3.

Các cách tiếp cận trong mô hình DEA: ..................................................... 22

3.2.

Kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. .... 23

3.2.1.

Nhân tố khách quan: .................................................................................. 23

3.2.1.1.

Môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nƣớc: ................ 23



3.2.1.2.
3.2.2.

3.3.

Nhân tố chủ quan: ...................................................................................... 24

3.2.2.1.

Năng lực tài chính: .............................................................................. 24

3.2.2.2.

Năng lực quản trị, điều hành: .............................................................. 26

3.2.2.3.

Năng lực công nghệ: ........................................................................... 26

3.2.2.4.

Nguồn nhân lực: .................................................................................. 27

Chỉ định mô hình bài nghiên cứu: .................................................................... 27

3.3.1.
3.4.


Môi trƣờng pháp lý: ............................................................................ 24

Mô hình DEA: ........................................................................................... 27

Mô hình hồi quy Tobit ...................................................................................... 29

3.4.1.

Biến phụ thuộc: .......................................................................................... 31

3.4.2.

Các biến giải thích: .................................................................................... 31

Chƣơng 4.
4.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: ........................................................... 34

Kết quả nghiên cứu thông qua các phƣơng pháp kiểm định mô hình: ............. 34

4.1.1.

Mô hình DEA : .......................................................................................... 34

4.1.1.1.

Chỉ định mô hình: ............................................................................... 34

4.1.1.2.


Kết quả mô hình DEA:........................................................................ 36

4.1.2.

Mô hình hồi quy Tobit: .............................................................................. 53

4.1.2.1.
4.1.3.

Kết quả mô hình: ................................................................................. 53

Những hạn chế của mô hình và định hƣớng nghiên cứu: .......................... 62

Chƣơng 5. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM:.................. 63
5.1.

Giải pháp từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc ............................................ 63

5.1.1.

Các giải pháp từ chính phủ ........................................................................ 63

5.1.2.

Các giải pháp từ ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ....................................... 63

5.2.


Giải pháp từ phía các ngân hàng thƣơng mại ................................................... 64

5.2.1.

Nâng cao năng lực tài chính: ..................................................................... 64

5.2.2. Đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dựa
trên công nghệ hiện đại: .......................................................................................... 65
5.2.3.

Nâng cao năng lực công nghệ: ................................................................... 66

5.2.4.

Xử lý nợ xấu: ............................................................................................. 67


5.2.5.

Xây dựng hệ thống kênh phân phối phù hợp: ............................................ 67

Kết luận......................................................................................................................... 69
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................................ 70
Phụ lục .......................................................................................................................... 72


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối ........................................ 19
Biểu đồ 1.2: Đƣờng đồng lƣợng lồi tuyến tính từng khúc ................................... 20

Biểu đồ 4.1 Hệ số hiệu quả kỹ thuật của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
2007 - 2014 ........................................................................................................ 40
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật của các nhóm
ngân hàng ........................................................................................................ 44
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện phần trăm thay đổi công nghệ của các nhóm
ngân hàng ........................................................................................................ 45
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện phần trăm thay đổi hiệu quả kỹ thuật theo quy
mô của các nhóm ngân hàng ................................................................................ 46
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thể hiện phần trăm thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp
của các nhóm ngân hàng ...................................................................................... 47
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thể hiện thay đổi hiệu quả kỹ thuật tổng thể của Ngân
hàng SHB qua các năm ........................................................................................ 51
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thể hiện thay đổi hiệu quả kỹ thuật tổng thể của Ngân
hàng HDB qua các năm........................................................................................ 52
Biểu đồ 4.8: Biểu đồ thể hiện thay đổi hiệu quả kỹ thuật tổng thể của Ngân
hàng BIDV qua các năm ...................................................................................... 52
Biểu đồ 4.9: Biểu đồ thể hiện thay đổi hiệu quả kỹ thuật tổng thể của Ngân
hàng CTG qua các năm ........................................................................................ 53
Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ tín dụng......................................... 58
Biểu đồ 4.11: Thống kê tổng tài sản các nhóm ngân hàng của Việt Nam thời
điểm 31/12/2014................................................................................................... 59


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Kết quả Spearman chỉ định mô hình ................................................... 35
Bảng 4.2: Bảng thống kê hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần
(PE), hiệu quả quy mô (SE) của các loại hình ngân hàng trong thời kì 20072014.
36
Bảng 4.3: Bảng thống kê số lƣợng các ngân hàng có hiệu suất giảm(DRS),

tăng (IRS), và không đổi theo quy mô (CONS), thời kỳ nghiên cứu 2007 –
2013
42
Bảng 4.4: Chỉ số Malmquist bình quân thời kỳ 2007 – 2014 .............................. 43
Bảng 4.5: Bảng thống kê tình hình hợp nhất, sáp nhập, mua lại trên hệ thống
Ngân hàng Việt Nam ............................................................................................ 49
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình ...................... 54
Bảng 4.7: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình Tobit phân tích các yếu tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. ........................ 54
Bảng 4.8 - Các biến có ý nghĩa trong mô hình: ................................................... 56


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt
NHNN
NHTMCPNN
NHTMCP
TCTD
CSTT
ABB
ACB
CTG

EIB
HDB
MBB
MHB
NAB
NCB
BIDV

Dong A
SHB
STB
TCB
KLB
MSB
VCB
VIB

Viết đầy đủ Tiếng Việt
Ngân hàng Nhà nƣớc
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Nhà
nƣớc
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần
Tổ chức Tín dụng
Chính sách Tiền tệ
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần An
Bình
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á
Châu
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công
Thƣơng Việt Nam
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Phát
Triển Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân
Đội
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Phát
Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Nam Á
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc
Dân
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu
Tƣ và Phát Triển Việt Nam
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phẩn Đông
Á
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài
Gòn - Hà Nội
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ Phần Sài
Gòn Thƣơng Tín
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ
Thƣơng Việt Nam
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kiên
Long
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng
Hải Việt Nam
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại
Thƣơng Việt Nam
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc


PGB
SGB
MDB

effch
techch
pech
sech

tfpch
TE
PE
SE
irs
drs
cons

Tế Việt Nam
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Xăng
Dầu Petrolimex
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài
Gòn Công Thƣơng
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Phát
Triển Mekong
Thay đổi hiệu quả kỹ thuật
Thay đổi tiến bộ công nghệ
Thay đổi hiệu quả thuần
Thay đổi hiệu quả quy mô
Thay đổi năng suất nhân tố
tổng hợp
Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả thuần
Hiệu quả quy mô
Tăng theo quy mô
Giảm theo quy mô
Không đổi theo quy mô


1


TÓM TẮT
Ngành ngân hàng luôn chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của
một quốc gia, vì thế xác định mức độ hiệu quả của hệ thống ngân hàng là một việc
luôn thu hút các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Theo đó, việc xác định mức độ
hoạt động hiệu quả của ngành ngân hàng tại Việt Nam hiện tại là nhu cầu vô cùng
cần thiết sau khi nhiều sự kiện mua lại hoặc sáp nhập của các ngân hàng xảy ra. Bài
nghiên cứu này tiếp tục đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động của 21 ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014 bằng việc sử dụng mô hình DEA
và mô hình hồi quy Tobit. Kết quả mô hình DEA cho thấy trong giai đoạn 20072014, các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu chỉ đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật là 0,88.
Điều này chỉ ra rằng các ngân hàng đang lãng phí 0,12 nguồn lực của mình. Ngoài
ra kết quả mô hình DEA còn chỉ ra rằng nhóm NHTMCP hoạt động hiệu quả hơn so
với nhóm NHTMCPNN. Bên cạnh đó so sánh hiệu quả của các NHTM trƣớc và sau
khi sáp nhập cho thấy hiệu quả hoạt động chƣa đƣợc cải thiện. Tuy nhiên vì giai
đoạn kiểm định còn quá ngắn nên chƣa thể xác định rõ hiệu quả này.
Mô hình Tobit cho kết quả các biến TCTR, LOANTA, ETA, FATA, NIM,
DLR có ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.
Tuy nhiên mức độ tác động này không đáng kể ngoại trừ biến FATA và NIM.
Chƣơng 1.

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của nền
kinh tế, một mặt huy động và phân bổ vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, mặt khác thúc đẩy sự lƣu thông hàng hóa thông qua các dịch vụ thanh toán
của ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hàng loạt các sự kiện chấn động
trong ngành ngân hàng liên tục xảy ra. Ngân hàng Nhà nƣớc liên tục kiểm toán gắt
gao hàng loạt ngân hàng và phát hiện ra những hiện tƣợng méo mó không bình
thƣờng nhƣ chất lƣợng tài sản kém, khó khăn về thanh khoản, lợi nhuận thấp, yếu

kém về quản trị và khả năng quản lý rủi ro. Vì vậy, để có thể là một biện pháp phát
hiện tạo tiền đề để đánh giá và đi sâu vào các ngân hàng đang có mức độ hoạt động


2

kém hiệu quả từ đó đƣa ra giải pháp để khắc phục sớm những nhân tố tạo nên sự
kém hiệu quả của ngân hàng. Do đó, việc đánh giá, phát hiện và khắc phục các nhân
tố tác động đến hiệu quả của các NHTM hiện nay là một điều cần thiết và đƣợc đƣa
lên hàng đầu.
Xuất phát từ thực tiễn và đòi hỏi cấp thiết trên , đề tài “Ứng dụng mô hình DEA
và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả
của các NHTM Việt Nam” đƣợc lựa chọn nhằm đóng góp thêm những hiểu biết sâu
sắc về tình hình hoạt động của các NHTM hiện nay, từ đó có những gợi ý về giải
pháp nhằm mang lại một chiếc “xƣơng sống” thật sự vững chắc cho nền kinh tế
quốc gia.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu này muốn kiểm định lại mức độ hiệu quả mà hệ thống ngân hàng
trong thời gian qua (giai đoạn 2007 – 2014), bên cạnh đó xác định các nhân tố hiện
đang tác động đến mức độ hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Từ đó, tìm ra các
phƣơng hƣớng để cải thiện các nhân tố gây ra tác động lớn đến hiệu quả của ngân
hàng. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu đặt ra một số câu hỏi
để dẫn dắt nhƣ sau:
-

Mức độ hiệu quả của hệ thống ngân hàng là nhƣ thế nào trong giai đoạn năm

2007 - 2014? Và loại hình ngân hàng nào thực sự là hoạt động hiệu quả trong
giai đoạn năm 2007 – 2014?

-

Việc sáp nhập giữa các ngân hàng có tạo ra mức độ hiệu quả ngay lập tức?

-

Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM
Việt Nam trong thời gian qua?

Trên cơ sở giải quyết ba câu hỏi này, bài nghiên cứu làm rõ các nguyên nhân
ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam trong thời gian qua
dựa trên các mô hình phân tích định lƣợng. Và sau đó, bài nghiên cứu đề xuất một
số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh
tranh của các NHTM Việt Nam, góp phần phục vụ các định hƣớng phát triển của


3

các ngân hàng và làm cho nền tài chính quốc gia phát triển ổn định trong những
năm tới.
1.2.2.

Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu

Phạm vi của bài nghiên cứu là tập trung vào 21 NHTM trong hệ thống ngân
hàng Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2014. Nguồn dữ liệu tài chính
và phi tài chính của ngân hàng đƣợc thu thập và tổng hợp trên các báo cáo tài chính

theo niên độ của các ngân hàng thƣơng mại và từ báo cáo thƣờng niên của ngân
hàng nhà nƣớc. Tiêu chí chọn lựa mẫu các ngân hàng là phải đa dạng về quy mô
nhằm phản ánh toàn diện và đầy đủ thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Bài nghiên cứu này tiếp cận phân tích định lƣợng hiệu quả hệ thống ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam thông qua mô hình kiểm định hai bƣớc. Đầu tiên, thông qua
cách tiếp cận trung gian, mô hình DEA cho ra kết quả hệ số hiệu quả kỹ thuật TE
của các ngân hàng và dựa trên kết quả đó, mô hình hồi quy Tobit kiểm định những
nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Kết quả mô hình DEA cho thấy trong giai đoạn 2007-2014, các ngân hàng
trong mẫu nghiên cứu chỉ đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật là 0,88. Điều này chỉ ra rằng
các ngân hàng đang lãng phí 0,12 nguồn lực của mình. Ngoài ra kết quả mô hình
DEA còn chỉ ra rằng nhóm NHTMCP hoạt động hiệu quả hơn so với nhóm
NHTMCPNN. Bên cạnh đó so sánh hiệu quả của các NHTM trƣớc và sau khi sáp
nhập cho thấy hiệu quả hoạt động chƣa đƣợc cải thiện. Tuy nhiên vì giai đoạn kiểm
định còn quá ngắn nên chƣa thể xác định rõ hiệu quả này.
Mô hình Tobit cho kết quả các biến TCTR, LOANTA, ETA, FATA, NIM,
DLR có ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.
Tuy nhiên mức độ tác động này không đáng kể ngoại trừ biến FATA và NIM.
1.3. Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu này đƣợc triển khai làm 5 phần:
Chƣơng 1: Phần mở đầu.
Chƣơng 2: Lý thuyết về mô hình DEA và các nghiên cứu thực tiễn.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu.


4

Chƣơng 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu đạt đƣợc.
Chƣơng 5: Định hƣớng phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Chƣơng 2.

LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH DEA, ĐỊNH NGHĨA HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
TIỄN
2.1. Lý thuyết về mô hình DEA:
Phân tích bao dữ liệu (DEA) là một phƣơng pháp tiếp cận theo cách định
hƣớng dữ liệu (data oriented) tƣơng đối mới để ƣớc lƣợng mức độ hoạt động của
một bộ đơn vị ngành đƣợc gọi là “Đơn vị ra quyết định” (DMUs) – Decision
making units là đơn vị nhận nhiều đầu vào để tạo ra nhiều đầu ra. Định nghĩa về
một DMU thì rất đa dạng và linh hoạt.
Trong một bài nghiên cứu đại diện cho khái nhiệm về DEA, Farell (1957)
với nhu cầu phát triển những phƣơng pháp tốt hơn và những mô hình dành để đánh
giá hiệu quả sản xuất. Tác giả lập luận rằng trong khi cố gắng giải quyết vấn đề tạo
ra các thƣớc đo cẩn thận, nhƣng chúng vẫn rất hạn chế bởi vì họ thất bại trong việc
kết hợp các thƣớc đo của nhiều đầu vào bất kỳ thƣớc đo tổng thể về mức độ hiệu
quả một cách hài lòng. Để xử lý những bất cập của những chỉ số riêng biệt về năng
suất lao động, năng suất vốn,…, Farrell đã đề xuất một phƣơng pháp phân tích hoạt
động có thể đối phó đầy đủ hơn với các vấn đề. Thƣớc đo của tác giả dự định đƣợc
sử dụng cho bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào; theo tác giả, “….từ hội thảo cho đến
toàn nền kinh tế”. Theo đó, ông mở rộng khái niệm “năng suất” thành một khái
niệm rộng hơn là “mức độ hiệu quả” .
Mô hình DEA ban đầu đƣợc giới thiệu bởi Charnes, Cooper, và Rhodes
(CCR) (1978), đƣợc xây dựng dựa trên nghiên cứu của Farrell (1957). Bài nghiên
cứu của Charnes, Cooper và Rhodes bắt nguồn vào đầu thập niên 1970 để đáp ứng
lại những nổ lực trong bài nghiên cứu của Edwardo Rhodes tại Trƣờng Urban &
Public Affairs của Đại học Carnegie Mellon – bây giờ là H.J. Heinz III School of
Public Policy and Management. Dƣới sự giám sát của W.W.Cooper, bài nghiên cứu



5

đi thẳng vào đánh giá chƣơng trình giáo dục cho những học sinh kém (chủ yếu là
học sinh da màu và học sinh gốc Tây Ban Nha) với một số lƣợng lớn các học sinh
của các trƣờng cộng đồng ở Mỹ với hỗ trợ của Chính phủ liên ban. Chú ý cuối cùng
cũng đƣợc tập trung vào Chƣơng trình “Follow Through”- một nỗ lực lớn bởi Bộ
Giáo dục Mỹ để áp dụng các nguyên tắc về thiết kế thống kê của các thí nghiệm với
một tập hợp các trƣờng học phù hợp trong một nghiên cứu trên toàn quốc. Rhodes
truy cập bảo mật đến dữ liệu đang đƣợc xử lý bởi bài nghiên cứu của Abt
Associates. Mặc dù số lƣợng lớn các biến đầu vào đầu ra đƣợc sử dụng nhƣng do bộ
dữ liệu đã đủ lớn nên các vần đề về mức độ tự do... không phải là vấn đề quan
trọng. Tuy nhiên, các kết quả không đạt yêu cầu và thậm chí còn khá vô lý đƣợc bảo
đảm từ tất cả phƣơng pháp thống kê kinh tế mà Rhodes đã cố gắng sử dụng.
Trong khi cố gắng giải quyết tình huống này, Rhodes kéo sự chú ý của
Cooper đến với bài nghiên cứu của M.J Farrell “Đo lƣờng hiệu quả sản xuất”trên
tạp chí Royal Statistical Society năm 1957. Trong nghiên cứu, Farrell sử dụng “khái
niệm phân tích hoạt động”để điều chỉnh những gì tác giả tin là còn thiếu sót khi sử
dụng phƣơng pháp chỉ số trong việc đo lƣờng năng suất sản xuất.
Cooper đã từng làm việc với A.Charnes để đƣa ra mẫu có tính toán có thể sử
dụng cho “khái niệm phân tích hoạt động” của Tjalling Koopmans. Do đó, dựa vào
phát biểu của Farrell, Cooper và Rhodes đã tạo ra những gì liên quan đến định nghĩa
về mô hình DEA.
Kể từ khi DEA đƣợc giới lần đầu vào năm 1978, nhiều nhà nghiên cứu trong
nhiều lĩnh vực đã nhánh chóng nhận ra rằng đây là một phƣơng pháp khá tốt và dễ
sử dụng để mô hình hóa quy trình hoạt động cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động.
Mô hình này đƣợc đi với những phát triển khác. Ví dụ, Zhu (2002) đã đƣa ra một số
mô hình DEA dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động và tạo lập tiêu chuẩn. Định
hƣớng thực nghiệm của DEA và quá ít nhu cầu về các giả định ƣu tiên đi kèm với
các phƣơng pháp khác (nhƣ các dạng thức tiêu chuẩn của phân tích hồi quy thống

kê), trong các lĩnh vực liên quan đến pháp lý, trong các lĩnh vực tƣ nhân.


6

Trong bài nghiên cứu gốc, Charnes, Cooper, và Rhodes (1978) mô tả DEA
nhƣ là “Mô hình lập trình toán học áp dụng cho những dữ liệu có thể quan sát cung
cấp một cách mới thu thập các ƣớc lƣợng thực tiễn về các mối liên hệ nhƣ các chức
năng trong sản xuất và hoặc khả năng sản xuất hiệu quả - đây là nền tảng của kinh
tế học hiện đại.
Nhƣ vậy, DEA là một phƣơng pháp hƣớng đến đƣờng biên hơn là xu hƣớng
tính trung bình. Thay vì cố gắng để đáp ứng khung hồi quy thông qua dữ liệu trung
bình nhƣ trong phƣơng pháp hồi quy thống kê, ví dụ nhƣ dữ liệu trôi trên bề mặt
đƣờng tuyến tính piecewise đến phần còn lại trên đỉnh các quan sát. Bởi vì quan
điểm này, DEA chứng minh lợi thế một cách rõ ràng trong việc mở ra các mối liên
hệ vẫn còn tồn tại không rõ ràng khi sử dụng các phƣơng pháp khác. Ví dụ, hãy
xem xét điều gì đƣợc cho là “mức độ hiệu quả”, hay nói chung là, điều gì đƣợc cho
là DMU này thì hiệu quả hơn DMU còn lại. Điều này đƣợc thực hiện một cách đơn
giản bằng DEA mà không cần yêu cầu các giả định và các biến phải đƣợc định hình
một cách rõ ràng nhƣ các mô hình khác nhƣ mô hình tuyến tính và phi tuyến tính.
Hiệu quả tƣơng đối trong mô hình DEA đƣợc hiểu theo các định nghĩa sau,
trong đó có các lợi thế tránh sự cần thiết phải chỉ định phƣơng pháp đo lƣờng ƣu
tiên đối với mức độ quan trọng tƣơng đối của bất kỳ đầu vào đầu ra nào. Định
nghĩa 1.1 (Mức độ hiệu quả - đƣợc mở rộng từ định nghĩa của ParetoKoopmans): Hiệu quả toàn phần (100%) là việc đạt đƣợc của bởi bất kỳ DMU nào
nếu và chỉ nếu không có bất cứ đầu vào hay đầu ra của DMU đó có thể đƣợc tăng
lên mà không làm giảm đi một vài yếu tố đầu vào hay đầu ra khác của DMU đó.
Trong hầu hết các ứng dụng quản lý và khoa học xã hội các mức độ hiệu quả
theo lý thuyết có thể có sẽ không đƣợc biết đến. Do đó, định nghĩa trƣớc đó đƣợc
thay thế bằng cách nhấn mạnh ứng dụng của nó chỉ với những thông tin mà thực
tiễn có đƣợc nhƣ trong định nghĩa sau đây:

Định nghĩa 1.2 (Mức độ hiệu quả tƣơng đối): một DMU đƣợc cho là hiệu
quả toàn bộ (100%) trên cơ sở các bằng chứng sẵn có nếu và chỉ nếu các mức độ
hoạt động của các DMU khác không cho thấy rằng một vài đầu vào và đầu ra của


7

DMU đó có thể đƣợc cải thiện mà không cần làm giảm một vài đầu vào và đầu ra
khác.
Chú ý rằng định nghĩa này tránh nhu cầu trông cậy vào giá hoặc các giả định
khác về tỷ trọng mà phản ánh mức độ quan trọng tƣơng đối của các đầu vào và đầu
ra khác. Định nghĩa này cũng tránh sự cần thiết trong việc làm rõ mối quan hệ chính
thống mà đƣợc cho là tồn tại giữa đầu vào và đầu ra. Loại hiệu quả cơ bản này, là
“hiệu quả kỹ thuật” tuy nhiên trong kinh tế có thể đƣợc mở rộng ra các loại hiệu quả
khác nếu nhƣ các dữ liệu nhƣ giá, đơn giá,… có sẵn để sử dụng mô hình DEA.
Những năm gần đây có thể thấy rất nhiều ứng dụng mô hình DEA đƣợc sử
dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau
có cách thức hoạt động khác nhau trong các trƣờng hợp khác nhau tại các quốc gia
khác nhau. Những ứng dụng của DEA đã sử dụng nhiều dạng thức khác nhau của
các DMU để đánh giá hoạt động khác nhau của các chủ thể nhƣ các bệnh viện, các
hãng máy bay của Mỹ, các trƣờng đại học, các thành phố, các tòa án, các công ty
kinh doanh, ngân hàng và các dạng thức khác bao gồm hiệu quả hoạt động các quốc
gia, khu vực… Bởi vì mô hình DEA yêu cầu rất ít các giả định, DEA cũng có thể
sử dụng rộng hơn cho các trƣờng hợp mà không phù hợp với các phƣơng pháp khác
bởi vì tính chất phức tạp (thƣờng là không biết) về mối liên hệ giữa nhiều đầu vào
và nhiều đầu ra liên quan đến DMUs.
Nhƣ đƣợc chỉ ra trong nghiên cứu của Cooper, Seiford và Tone (2000), DEA
gần đây cũng đƣợc sử dụng để cung cấp những hiểu biết mới trong các hoạt động
(các chủ thể) mà trƣớc đó đã đƣợc đánh giá bằng các phƣơng pháp khác. Ví dụ,
nghiên cứu về điểm chuẩn bằng DEA đã chỉ ra rất nhiều nguồn không đạt hiệu quả

ở hầu hết các doanh nghiệp có lợi nhuận – các doanh nghiệp đã hoạt động nhƣ là
các doanh nghiệp chuẩn khi xét yếu tố lợi nhuận là tiêu chuẩn – và mô hình DEA
cung cấp theo chiều dọc trong việc xác định tiêu chuẩn tốt hơn nhiều nghiên cứu
đƣợc áp dụng. Bởi những khả năng này, các nghiên cứu của DEA về mức độ hiệu
quả của các dạng tổ chức pháp nhân khác nhau nhƣ “stock insurance company” và
“mutual insurance company” mà đƣợc chỉ ra trong các nghiên cứu trƣớc đó có chút


8

sai sót trong các cố gắng của họ để đánh giá các tiềm lực của các dạng tổ chức khác
nhau. Tƣơng tự nhƣ vậy, việc sử dụng DEA đƣợc đề xuất để đánh giá lại các bài
nghiên cứu trƣớc đó về mức độ hiệu quả của các hoạt động trƣớc và sau hoạt động
sáp nhập mà đƣợc tiến hành trong ngân hàng .
2.2. Lý thuyết hiệu quả hoạt động của các NHTM:
Trong hoạt động của NHTM, theo lý thuyết thì có thể hiểu theo hai khía
cạnh:
(i)

Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời

hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài
chính khác.
(ii)

Xác suất hoạt động của Ngân hàng.

Sự lành mạnh của hệ thống NHTM quan hệ chặt ché với sự ổn định và phát
triển của nền kinh tế. Do đó, sự biến động của nó sẽ ảnh hƣởng rất mạnh đến các
ngành kinh tế quốc dân khác.

Theo Perter S.Rose giáo sƣ kinh tế học và tài chính trƣờng đại học Yale thì
về bản chất NHTM cũng có thể coi nhƣ một doanh nghiệp kinh doanh vì lợi nhuận
với mức độ rủi ro cho phép. Tuy nhiên, khả năng sinh lời là mục tiêu đƣợc các ngân
hàng quan tâm hơn vì thu nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng
khả năng mở rộng thị phẫn, thu hút vốn đầu tƣ.
Mục tiêu nhà sản xuất có thể đơn giản là cố gắng tránh lãng phí, bằng cách
đạt đƣợc đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc bằng việc cực tiểu hóa sử dụng
đầu vào trong sản xuất các đầu ra đã cho. Trong trƣờng hợp đó, khái niệm hiệu quả
tƣơng ứng với cái gọi là hiệu quả kỹ thuật . Ở mức cao hơn, mục tiêu của các nhà
sản xuất có thể đòi hỏi sản xuất các đầu ra đã cho với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng
các đầu vào đã cho sao cho cực đại hóa doanh thu, hoặc phân bổ các đầu vào, đầu ra
sao cho cực đại hóa lợi nhuận. Trong các trƣờng hợp này hiệu quả tƣơng ứng đƣợc
gọi là hiệu quả kinh tế (khả năng cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối
thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lƣợng nhất định), và mục tiêu của các


9

nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt mức hiệu quả kinh tế cao (tính theo các chỉ tiêu
nhƣ chi phí, doanh thu hoặc lợi nhuận).
Nhƣ vậy, hiệu quả là phạm trù phản ánh sự thay đổi công nghệ, sự kết
hợp và phân bổ hợp lý các nguồn lực, trình độ lành nghề của lao động, trình
độ quản lý...nó phản ánh quan hệ so sánh đƣợc giữa kết quả kinh tế và chi phí
bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại có thể
đƣợc chia làm hai nhóm đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tƣơng đối:
-

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối (hiệu quả hoạt động = kết quả kinh
tế - chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó) cho phép đánh giá hiệu quả

hoạt động của ngân hàng thƣơng mại theo cả chiều sâu và chiều rộng. Tuy
nhiên loại chỉ tiêu này trong một số trƣờng hợp lại khó có thể thực hiện so
sánh đƣợc. Ví dụ, những ngân hàng có nguồn lực lớn thì tạo ra lợi nhuận lớn
hơn những ngân hàng có nguồn lực nhỏ, nhƣng không có nghĩa là các ngân
hàng quy mô lớn lại có hiệu quả lớn hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn.
Nhƣ vậy, hiệu quả tuyết đối không cho biết khả năng sử dụng tiết kiệm hay
lãng phí các đầu vào.

-

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tƣơng đối có thể đƣợc thể hiện dƣới
dạng tĩnh (hiệu quả hoạt động = kết quả kinh tế/chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết
quả đó hoặc dạng nghịch hiệu quả hoạt động = chi phí/ kết quả kinh tế) hoặc
dƣới dạng động hay dạng cận biên (hiệu quả hoạt động = mức tăng kết quả
kinh tế/mức tăng chi phí). Những chỉ tiêu này rất thuận tiện so sánh theo thời
gian và không gian nhƣ cho phép so sánh hiệu quả giữa các ngân hàng có
quy mô khác nhau, các thời kỳ khác nhau.
Tóm lại, quan điểm về hiệu quả là đa dạng, tùy theo mục đích nghiên

cứu có thể xét hiệu quả theo những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát
từ những hạn chế về thời gian và nguồn số liệu, do vậy quan điểm về hiệu quả
mà bài nghiên cứu sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thƣơng


10

mại là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mỗi quan hệ tối
ƣu giữa kết quả kinh tế đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó, hay
nói một cách khác hiệu quả mà bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu trong đánh giá

hoạt động của ngân hàng thƣơng mại đƣợc hiểu là khả năng biến các đầu vào
thành các đầu ra trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
2.3. Các nghiên cứu thực tiễn:
Trên thế giới có nhiều phƣơng pháp khác nhau đƣợc sử dụng để đánh giá
hiệu quả hoạt động của các tổ chức doanh nghiệp. Phƣơng pháp phổ biến và đƣợc
áp dụng thƣờng xuyên nhất là phƣơng pháp phân tích tỷ suất. Một phƣơng pháp
khác là hồi quy kinh tế lƣợng dựa trên cơ sở biên trung bình. Tuy nhiên, kể từ khi
Farrell (1957) đƣa ra phƣơng pháp đánh giá hiệu quả dựa trên đƣờng biên sản xuất
thì gần đây ngƣời ta đã phát triển và áp dụng các phƣơng pháp phân tích biên tham
số hoặc phi tham số. Các phƣơng pháp này, điển hình là phân tích biên ngẫu nhiên
(SFA) và phân tích bao dữ liệu (DEA), thiết lập nên một đƣờng giới hạn biên dựa
trên cơ sở dữ liệu của những doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động. Điểm khác
nhau cơ bản của các phƣơng pháp này là những giả định khác nhau về dạng thức
của hàm sản xuất và dạng thức phân phối các sai số ngẫu nhiên và tính phi hiệu quả
khả thi.
Cả 2 phƣơng pháp này đều đƣợc sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực để
nghiên cứu hiệu quả của các tổ chức và công ty. Tính hiệu quả và chính xác trong
việc ứng dụng 2 phƣơng pháp này cũng đã đƣợc chứng minh qua nhiều công trình
nghiên cứu khác nhau. Humphrey (1997) nhận ra rằng các ƣớc tính hiệu quả của mô
hình DEA cho kết quả tƣơng tự nhƣ mô hình SFA. Ondrich và Ruggiero (2001)
cũng kết luận cả 2 phƣơng pháp này đều đƣợc xếp hạng là hiệu quả nhƣ nhau. Tuy
nhiên, bài nghiên cứu của Banker et al. (1986) cho rằng mô hình DEA rất hữu dụng
trong việc đánh giá các công ty với nhiều mục tiêu khác nhau, bởi vì mô hình DEA
xử lý đƣợc nhiều nguồn dữ liệu đầu vào và đầu ra. Kết luận này cũng tƣơng tự với
các nghiên cứu của Rangan et al. (1988), Vassiloglou và Giokas (199), Hassan et al.


11

(1990), Camanho và Dyson (1999). Khi một công ty sử dụng nhiều nguồn lực và

cung cấp nhiều dịch vụ phức tạp, phƣơng pháp DEA lại tỏ ra có hiệu quả hơn.
Các bài nghiên cứu nƣớc ngoài:
Các bài nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng đã có rất nhiều. Zaim (1995) áp
dụng phƣơng pháp phân tích bao số liệu để ƣớc tính hiệu quả hoạt động của 42 ngân
hàng thƣơng mại Thổ Nhĩ Kỳ trƣớc thời kỳ tự do hóa và 56 ngân hàng sau thời kỳ
tự do hóa trên số liệu của năm 1981 và 1990. Với phƣơng pháp tiếp cận trung gian,
bốn đầu vào (Lao động, trả lãi vay, chi khấu hao và chi phí nguyên vật liệu) và bốn
đầu ra (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, cho vay ngắn hạn và cho vay dài
hạn) đã đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này. Kết
quả cho thấy, trung bình các nguồn lực sử dụng lãng phí khoảng 75% trên mức chi
phí tối thiểu vào thời kỳ trƣớc tự do hóa và 38% trên mức tối thiểu vào thời kỳ sau
tự do hóa. Trong khi phần lớn phi hiệu quả kinh tế trong các NHTMQD là do phi
hiệu quả phân bổ gây ra, thì yếu tố chính gây ra phi hiệu quả kinh tế trong các ngân
hàng tƣ nhân lại là phi hiệu quả kỹ thuật. Cuối cùng, khi so sánh các chỉ số hiệu
quả, tác giả thấy rằng các ngân hàng nhà nƣớc có hiệu quả lớn hơn các ngân hàng tƣ
nhân.
Miller và Noulas (1996) ứng dụng phƣơng pháp phân tích bao số liệu DEA
để ƣớc tính hiệu quả của 201 ngân hàng lớn của Mỹ (các ngân hàng có tài sản có
trên 1 tỷ đôla Mỹ thời kỳ 1984 – 1990. Bằng phƣơng pháp tiếp cận trung gian, tác
giả sử dụng 4 đầu vào: Tổng tiền gửi thanh toán, tổng tiền gửi có kỳ hạn, tổng chi
lãi và tổng chi phí lãi và 6 đầu ra: cho vay công nghiệp và cho vay thƣơng mại, cho
vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, đầu tƣ chứng khoán, thu lãi, thu phí lãi. Theo
hai tác giả thì phi hiệu quả trung bình (bao gồm phi hiệu quả thuần và phi hiệu quả
quy mô) của 201 ngân hàng khoảng trên 5%. Đồng thời kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng đa số các ngân hàng có quy mô quá lớn và đang rơi vào vùng hiệu quả giảm
dần theo quy mô.
Bài nghiên cứu của Berger và Humphrey (1997) về mức độ hiệu quả của
các định chế tài chính. Tác giả đã ra soát lại 130 bài nghiên cứu ứng dụng phân tích



12

hiệu quả biên về lĩnh vực tài chính đối với 21 quốc gia. Tác giả nhận ra rằng có
nhiều thƣớc đo về mức độ hiệu quả khác nhau không nhất thiết phải cho ra cùng
một hiệu quả nhƣ nhau và đề xuất một số cách để làm cho phù hợp hơn.
Mansoury và Salehi (2011) sử dụng phƣơng pháp DEA trong việc đánh giá
xếp hạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Iran. Với cách thức tiếp cận theo
yếu tố sản xuất, ba biến đầu vào đƣợc chọn bao gồm: số nhân viên, chi phí hoạt
động, chi phí phi hoạt động, bốn biến đầu ra gồm tài sản cố định ròng, các khoản
thanh toán, thu nhập từ hoạt động, thu nhập ngoài hoạt động ở mỗi ngân hàng. Với
đánh giá của tác giả thì phƣơng pháp DEA đƣợc xem là phƣơng pháp có ý nghĩa
hơn, nó thống kê tất cả các dữ liệu và quyết định nhân tố nào ảnh hƣởng đến năng
suất. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy các ngân hàng ở Iran hiệu quả kỹ thuật
đạt ở mức khá tốt, nhƣng hiệu quả quy mô thì tƣơng đối thấp. Và giải pháp đƣa ra
để giải quyết cho vấn đề này là cải thiện chất lƣợng dịch vụ, nguồn nhân lực, hiệu
quả đầu tƣ, ngoài ra công tác quan hệ khách hàng phải làm vừa lòng tất cả các
khách hàng.
Bài nghiên cứu của A.R.Jayaraman và M.R.Srinivasan (2014) đánh giá
mức độ hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn 2005 – 2012
bằng ba mô hình DEA tiếp cận theo ba hƣớng khác nhau là chi phí, doanh thu và lợi
nhuận với cách tiếp cận Shannon. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng bằng cách phối hợp ba
mô hình này sẽ cho ra các chỉ số hiệu quả hoạt động và xếp hạng các ngân hàng tốt
nhất.
Trong nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, việc xác định các
yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng đóng một vai trò rất quan
trọng. Chuyên đề của Hicks (1935) dẫn chứng khá tốt về việc sức mạnh thị trƣờng
càng lớn thì liên quan đến tới việc mức độ hiệu quả sẽ trở nên xấu đi. (với những
chứng cứ của Casu và Girardone, 2006; Berger và Hanna, 1997; Delis and Tsionas,
2009; Fenn et al., 2008; Turk-Ariss, 2010). Theo lý thuyết “Quiet life” của Hicks
(1935) cho rằng dƣới sự độc quyền, các nhà lãnh đạo có xu hƣớng tận hƣởng (relax)

và lãng phí lợi nhuận kinh tế do những chi phí không hợp lý. Tƣơng tự nhƣ vậy, và


13

cùng một ý kiến, là sự đe dọa của lý thuyết thanh khoản của Leibenstein (1966), cho
rằng sự gia tăng cạnh tranh có thể gia tăng áp lực phải cải thiện hoạt động kinh
doanh và tăng hiệu quả.
Lý thuyết của Hicks (1935) và Leibenstein (1966) thì tƣơng phản rõ rệt với
thuyết sức mạnh thị trƣờng tƣơng đối của Demsetz, điều này nhấn mạnh rằng sức
mạnh thị trƣờng của ngân hàng tƣơng quan dƣơng với mức độ hiệu quả. Lợi thế
kinh tế theo quy mô và lợi thế kinh tế do đặc thù, giảm chi phí huy động, tinh giảm
chi phí quản lý và đánh giá đƣợc cho là các nhân tố sẽ ảnh hƣởng đến mức độ hiệu
quả. Các bằng chứng thực tiễn ủng hộ cho lý thuyết này vẫn còn quá ít. Ví dụ,
Pruteanu-Podpiera và Weill (2008) đã kiểm định mức độ ảnh hƣởng của sức mạnh
thị trƣờng đến mức độ hiệu quả tại nƣớc Cộng hòa Czech, và phát hiện ra rằng sức
mạnh thị trƣờng càng lớn thì sẽ dẫn đến mức độ hiệu quả càng lớn. Tƣơng tự nhƣ
vậy đối với nghiên cứu của Maudos và DeGuevara (2007) trong lĩnh vực ngân hàng
Tây Ban Nha. Những phát hiện này thì quan trọng bởi vì chúng làm gia tăng sự hoài
nghi liên quan đến chính sách hƣớng đến việc gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực
ngân hàng. Một nhân tố khác đƣợc xây dựng khá tốt là sự ảnh hƣởng của môi
trƣờng pháp lý và giám sát đến mức độ hiệu quả của ngân hàng. Điều này đƣợc điều
tra bởi Barth et al.(2004), tác giả đã kiểm định (các biến khác trong phạm vi nƣớc
ngoài) an toàn vốn, năng lực giám sát và kỷ luật thị trƣờng.
Lý thuyết của họ giả định rằng yêu cầu gia tăng vốn sẽ làm giảm vay mƣợn,
gia tăng chất lƣợng khoản vay và giảm chi phí giám sát. Hỗ trợ cho chứng cứ thực
tế là bài nghiên cứu của Pasiouras (2008a, b), Lozano-Vivas và Pasiouras (2010), và
Barth et al. (2013). Tuy nhiên, kết quả của chính Barth et al. (2004) bị nghi ngờ bởi
vì không có quan hệ trọng yếu giữa vốn và hiệu quả đƣợc ghi nhận (và kết quả
tƣơng tự đối với Pasiouras et al., 2009; Delis et al., 2009).

Hơn thế nữa, Barth et al. (2004) đã cho thấy rằng ảnh hƣởng của việc giám
sát là yếu, và chỉ những quy định đảm bảo việc công bố thông tin chính xác thì có
ảnh hƣởng. Họ cho rằng thất bại trong thị trƣờng ngân hàng là một sự kiện ít xảy ra,
và rằng sự thất bại của chính phủ để sửa chữa là không thể tránh khỏi. Chứng cứ


14

thực tiễn cũng cho thấy sự nhất quán với lý thuyết, và họ kết luận rằng trao quyền
kiểm soát riêng, và kỷ luật thị trƣờng sẽ có hiệu quả hơn là việc dựa vào sự can
thiệp của chính phủ. Những luận văn hỗ trợ cho những phát hiện này bao gồm Barth
et al. (2006, 2007), Pasiouras (2008a, b), Delis et al. (2009), Pasiouras et al. (2009),
Uchida and Satake (2009), LozanoVivas và Pasiouras (2010), và Barth et al. (2013).
Mặt khác, trong luận văn của Beck et al. (2003, 2006), cho rằng thực hiện
giám sát tăng cƣờng quản trị doanh nghiệp và gia tăng hiệu quả. Ngƣợc với giả
thuyết của họ, kết quả thực nghiệm của Beck et al. (2003, 2006) chỉ ra rằng mối liên
hệ giữa giám sát và mức độ hiệu quả là yếu. Tuy nhiên, một vài chứng cứ hỗ trợ cho
lý luận của họ đƣợc tìm thấy ở Pasiouras (2008a, b), Chortareas et al. (2012), và
Barth et al. (2013).
Ngoài nhân tố pháp lý, một nhân tố khác đang thu hút sự quan tâm trong
những năm gần đây đó là nhân tố chấp nhận rủi ro. Mối liên hệ giữa việc chấp nhận
rủi ro của ngân hàng và mức độ hiệu quả đƣợc Berger and DeYoung (1997) quan
tâm. Với giả thuyết quản lý kém, chi phí giám sát tăng thêm sẽ dẫn đến việc gia
tăng áp lực rủi ro của ngân hàng làm giảm mức độ hiệu quả. Tƣơng tự, giả thiết may
rủi cho rằng hiệu quả sẽ bị giảm là kết quả của các cú sốc kinh tế vì những nổ lực
quản lý không tập trung và những khoản nợ có vấn đề. Bằng chứng của các tác
động của rủi ro lên hiệu quả có thể đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Berger và
De Young (1997), Berger và Mester (1997), Kwan and Eisenbeis (1997), Sun và
Chang (2011), Fiordelisia et al. (2011), và Chortareas et al. (2011). Trong những
nghiên cứu này, mối quan hệ phủ định là rất rõ, và có thể đƣợc giải thích rằng hiệu

quả hoạt động kém dƣờng nhƣ là có liên quan tới quản lý rủi ro kém. Tuy nhiên,
việc chấp nhận những kết quả này thì không phổ biến. Ví dụ, lý thuyết hớt váng cho
rằng mối quan hệ dƣơng giữa rủi ro và hiệu quả chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Chứng
cứ thực tiễn thì nhất quán với giả thuyết này bao gồm những giả thuyết khác nhƣ
Isik và Hassan (2003), và Havrylchyk (2006).


15

Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu sử dụng thêm một số mô hình
hồi quy dựa trên kết quả của mô hình DEA để kiểm định các nhân tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Nghiên cứu của Donsyah Yudistira (2003) áp dụng phƣơng pháp DEA và
sử dụng mô hình hồi OLS để xem xét các biến môi trƣờng ảnh hƣởng đến hiệu quả
kỹ thuật của 18 ngân hàng thƣơng mại của Islamic trong thời kỳ 1997-2000. Kết
quả nghiên cứu bằng mô hình DEA cho thấy các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu
phải trải qua giai đoạn kém hiệu quả do cuộc khủng hoảng toàn cầu 1998-1999. Cấu
trúc vốn của các ngân hàng Islamic vào thời điểm đó đƣợc cho là dựa vào vốn cổ
phần bởi vì vốn chủ sở hữu và các khoản tiền gửi đầu tƣ chiếm phần lớn tỷ trọng.
Nói cách khác, thu nhập từ nguồn vốn sẽ đƣợc quyết định dựa vào thu nhập hoạt
động kinh tế từ các nguồn quỹ đƣợc nhận. Do đó mô hình DEA của tác giả sử dụng
cách tiếp cận trung gian bao gồm ba biến đầu vào là chi phí nhân viên, tài sản cố
định, tổng tiền gửi;ba biến đầu ra là tổng các khoản vay, thu nhập khác, tài sản có
tính thanh khoản cao.
Ji-Li Hu, Chiang-Ping Chen và Yi-Yuan Su (2006) áp dụng phƣơng pháp
phi tham số để nghiên cứu hiệu quả hoạt động và xem xét một số nhân tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng Trung Quốc thời kỳ 1996 đến 2003.
Trong mô hình DEA, để ƣớc lƣợng các độ đo hiệu quả các tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp tiếp cận chi phí để lựa chọn ba biến đầu vào gồm có tiền gửi, số nhân
viên và tài sản cố định ròng; hai biến đầu ra gồm đầu tƣ và cho vay. Dựa trên kết

quả của các độ đo hiệu quả ƣớc lƣợng đƣợc các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy
Tobit để xem xét ảnh hƣởng của các biến: loại hình sở hữu, quy mô, các biến giả
phản ánh những ảnh hƣởng của quá trình tham gia WTO, khủng hoảng tài chính
Châu Á đến hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng đƣợc lựa chọn trong nghiên cứu.
Bài nghiên cứu của Sunil Kumar và Rachita Gulati (2008) về kiểm nghiệm
mức độ hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) và hiệu quả kỹ thuật
theo quy mô (SE) của 27 ngân hàng ở Ấn Độ bằng cách sử dụng mô hình DEA
trong giai đoạn 2004 - 2005. Kết quả của bài nghiên cứu là mức độ không hiệu quả


×