Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
——————–*———————

PHẠM THÁI TRƯỜNG

HỢP THỨC HÓA NỀN KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC:
CHÍNH SÁCH TRAO QUYỀN PHÁP LÝ
CHO NGƯỜI BÁN HÀNG RONG Ở TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã ngành: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
.

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA
ThS. HUỲNH TRUNG DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2016


[i]

Lời cam đoan
Tôi cam đoan rằng luận văn này do chính tôi trực tiếp thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệu
trong luận văn đều được dẫn nguồn với độ chính xác cao nhất. Các tài liệu và số liệu được
tham khảo ở mức độ cao nhất trong phạm vi nguồn lực của cá nhân tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chương trình Giảng dạy Kinh tế


Fulbright hoặc của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2016
Tác giả

Phạm Thái Trường


[ ii ]

Lời cảm ơn
Trước hết, tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến hai người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi
là PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa và ThS. Huỳnh Trung Dũng. Sự chỉ dẫn nhiệt tình cùng với
các góp ý bổ ích của các Thầy đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực
hiện luận văn này. Tôi cũng rất cảm ơn thầy Huỳnh Thế Du đã có những ý kiến quý báu giúp
luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi trân trọng cảm ơn toàn thể giảng viên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright vì
những kiến thức và kinh nghiệm đã truyền dạy cho tôi.
Tôi cũng muốn cảm ơn các cán bộ, nhân viên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
vì sự hỗ trợ nhiệt tình trong suốt thời gian tôi học tập tại đây.
Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn to lớn đến tất cả các bạn học của lớp MPP7 vì đã chia sẻ và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập đầy thử thách và khó khăn. Khoảng thời gian học chung
với các bạn chắc chắn là một kỷ niệm khó quên trong đời tôi.
Sau cùng, và trên hết, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ba và Má, những người đã
luôn bên cạnh động viên tôi để tôi có được thành quả này.


[ iii ]

Tóm tắt luận văn

Tp.HCM hiện đang là địa phương có quy mô phát triển kinh tế lớn nhất và có tốc độ đô thị
hóa diễn ra nhanh nhất Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ đó đã dẫn đến tình trạng khu vực
kinh tế phi chính thức (là những hoạt động kinh tế, kinh doanh không đăng ký hợp pháp và
không chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan Nhà nước) ngày càng lớn mạnh và đặt ra
nhiều vấn đề chính sách cấp bách. Một trong những vấn đề đó là hoạt động bán hàng rong ở
khu vực đô thị đã và đang gây ra các bức xúc và mâu thuẫn về kinh tế-xã hội. Mặc dù Chính
quyền Tp.HCM có áp dụng các biện pháp quản lý nhưng hiệu quả đem lại vẫn không cao,
và vấn đề này vẫn mang tính thời sự.
Luận văn được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề trên. Phương pháp nghiên cứu là định tính
với mô hình phân tích là lý thuyết Trao quyền Pháp lý. Mô hình này do Ủy ban Trao quyền
Pháp lý (thuộc Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc) đề xuất, với bốn trụ cột chính
là: Quyền Tiếp cận công lý và pháp quyền, Quyền Sở hữu tài sản, Quyền Lao động, Quyền
Kinh doanh. Đây là mô hình có nhiều ưu điểm và được nhiều nước đã áp dụng thành công
trong việc quản lý hoạt động bán hàng rong nói riêng và hợp thức hóa khu vực kinh tế phi
chính thức nói chung.
Luận văn có ba nội dung chính: đầu tiên là sơ lược lý thuyết về khu vực kinh tế phi chính
thức và hoạt động bán hàng rong, cùng với kinh nghiệm của các nước về vấn đề này; tiếp
theo là phân tích tình hình quản lý hoạt động bán hàng rong ở Việt Nam nói chung và
Tp.HCM nói riêng; cuối cùng là đưa ra các gợi ý chính sách.
Kết quả phân tích cho thấy công tác quản lý hoạt động bán hàng rong của Tp.HCM rất kém
hiệu quả. Do đó, luận văn đưa ra các gợi ý chính sách để Tp.HCM có thể quản lý hoạt động
bán hàng rong hiệu quả hơn, bao gồm: công nhận địa vị pháp lý, lập cơ quan quản lý chuyên
trách, thức hiện tốt công tác quản lý nhân khẩu, thực hiện việc đăng ký kinh doanh, tạo cơ
chế kết nối giữa hoạt động bán hàng rong và nguồn tài chính ở khu vực chính thức, xây dựng
các khu vực dành riêng cho bán hàng rong, thành lập các tổ chức đại diện, kết hợp hoạt động
bán hàng rong với các hoạt động văn hóa-du lịch của Tp.HCM.


[ iv ]


Mục lục
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Tóm tắt luận văn ...................................................................................................................iii
Mục lục ................................................................................................................................. iv
Danh mục bảng ...................................................................................................................viii
Danh mục hình ....................................................................................................................viii
Danh mục từ viết tắt.............................................................................................................. ix
Chương 1: Giới thiệu ............................................................................................................. 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
1.5 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
1.6 Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 3
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu và thực tiễn về hoạt động bán hàng rong trên thế giới
và tại Việt Nam ...................................................................................................................... 4
2.1 Tổng quan về nền kinh tế phi chính thức ..................................................... 4
2.1.1 Các định nghĩa ................................................................................. 4
a. Nền kinh tế phi chính thức .......................................................... 4
b. Khu vực phi chính thức ............................................................... 4
c. Việc làm phi chính thức .............................................................. 4
2.1.2 Phân loại........................................................................................... 4
2.1.3 So sánh với khu vực chính thức ....................................................... 6
2.1.4 Vai trò trong nền kinh tế .................................................................. 7
2.2 Khu vực phi chính thức ở Việt Nam và Tp.HCM ...................................... 7
2.3 Tổng quan về hoạt động bán hàng rong ..................................................... 8
2.3.1 Khái niệm ......................................................................................... 8



[v]

2.3.2 Phân loại........................................................................................... 9
2.3.3 Vai trò và vị trí đối với kinh tế-xã hội ........................................... 10
2.3.4 Các quan điểm về quản lý bán hàng rong ...................................... 10
2.4 Kinh nghiệm quản lý bán hàng rong trên thế giới .................................... 11
2.5 Mô hình Trao quyền Pháp lý .................................................................... 13
2.5.1 Khái niệm Trao quyền Pháp lý ...................................................... 13
2.5.2 Các điều kiện để Trao quyền Pháp lý ............................................ 14
2.5.3 Bốn trụ cột của Trao quyền Pháp lý ............................................... 14
a. Trụ cột thứ nhất: Tiếp cận công lý và pháp quyền .................... 14
b. Trụ cột thứ hai: Quyền sở hữu tài sản ....................................... 14
c. Trụ cột thứ ba: Quyền lao động................................................. 14
d. Trụ cột thứ tư: Quyền kinh doanh ............................................. 15
2.5.4 Khả năng áp dụng của lý thuyết Trao quyền Pháp lý .................... 15
2.5.5 Các trường hợp đã áp dụng thành công lý thuyết Trao quyền Pháp lý
cho hoạt động bán hàng rong ................................................................... 16
a. Ấn Độ ........................................................................................ 16
b. Colombia ................................................................................... 16
c. Peru............................................................................................ 17
2.6 Các nghiên cứu về bán hàng rong ở Việt Nam và ở Tp.HCM ................. 17
2.7 Thực trạng của hoạt động bán hàng rong ở Tp.HCM .............................. 18
Chương 3: Phân tích và đánh giá ......................................................................................... 20
3.1 Các vấn đề do bán hàng rong gây ra ở Tp.HCM ...................................... 20
3.2 Công tác quản lý của Tp.HCM đối với bán hàng rong ............................ 21
3.2.1 Các văn bản pháp lý ....................................................................... 21
3.2.2 Các cơ quan Nhà nước có liên quan .............................................. 23
3.2.3 Các biện pháp quản lý đã và đang thực hiện.................................. 24
3.2.4 Một số ý kiến của người bán hàng rong đối với việc quản lý của
chính quyền Tp.HCM ............................................................................... 25

3.2.5 Một số ý kiến của chính quyền đối với hoạt động bán hàng rong . 26


[ vi ]

3.3 Đánh giá về công tác quản lý bán hàng rong của Tp.HCM theo mô hình
Trao quyền Pháp lý .......................................................................................... 26
3.3.1 Về Tiếp cận Công lý và Pháp Quyền ............................................. 26
3.3.2 Về Quyền sở hữu tài sản ................................................................ 28
3.3.3 Về Quyền lao động ........................................................................ 29
3.3.4 Về Quyền kinh doanh .................................................................... 30
3.3.5 Đánh giá chung .............................................................................. 30
3.4 Ảnh hưởng của bán hàng rong đối với quá trình phát triển của Tp.HCM
trong tương lai .................................................................................................. 31
3.5 Sự cần thiết và khả năng áp dụng mô hình Trao quyền Pháp lý cho bán
hàng rong ở Tp.HCM ....................................................................................... 33
3.5.1 Sự cần thiết..................................................................................... 33
3.5.2 Tính khả thi .................................................................................... 33
3.5.3 Những khó khăn thách thức ........................................................... 34
Chương 4: Gợi ý chính sách và Kết luận ............................................................................. 36
4.1 Các gợi ý chính sách................................................................................. 36
4.1.1 Công nhận địa vị pháp lý ............................................................... 36
4.1.2 Lập cơ quan quản lý chuyên trách ................................................. 36
4.1.3 Thực hiện tốt công tác quản lý nhân khẩu ở địa bàn ..................... 36
4.1.4 Thực hiện việc đăng ký kinh doanh ............................................... 37
4.1.5 Tạo cơ chế tiếp cận với các nguồn tài chính chính thức ................ 37
4.1.6 Xây dựng các khu vực dành riêng cho bán hàng rong ................... 37
4.1.7 Thành lập các tổ chức đại diện cho bán hàng rong ........................ 38
4.1.8 Kết hợp hoạt động bán hàng rong với các hoạt động văn hóa ....... 38
4.2 Kết luận .................................................................................................... 38

4.3 Hạn chế của luận văn và gợi ý hướng nghiên cứu.................................... 39
4.3.1 Hạn chế của luận văn ..................................................................... 39
4.3.2 Gợi ý hướng nghiên cứu ................................................................ 39
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 40
Phụ lục ................................................................................................................................. 46


[ vii ]

Phụ lục 1 .......................................................................................................... 46
Phụ lục 2 .......................................................................................................... 47
Phụ lục 3 .......................................................................................................... 48
Phụ lục 4 .......................................................................................................... 49
Phụ lục 5 .......................................................................................................... 51
Phụ lục 6 .......................................................................................................... 53


[ viii ]

Danh mục bảng
Bảng 2.1: Phân loại các thành phần trong khu vực phi chính thức theo ICLS ...................... 5
Bảng 2.2: So sánh giữa KVPCT và KVCT............................................................................ 6
Bảng 2.3: Số lượng và tỷ lệ việc làm ở KVPCT theo các ngành kinh tế............................... 7
Bảng 2.4: Tỷ lệ tình trạng việc làm ở KVPCT ...................................................................... 7
Bảng 2.5: Giải pháp quản lý bán hàng rong của một số quốc gia ....................................... 11
Bảng 2.6: So sánh giữa lý thuyết Trao quyền Pháp lý và các giải pháp quản lý bán hàng rong
của một số quốc gia ............................................................................................................. 15
Bảng 3.1: Các văn bản pháp lý do chính phủ ban hành ....................................................... 21
Bảng 3.2: Các văn bản pháp lý do Chính quyền Tp.HCM ban hành................................... 22
Bảng 3.3: Các biện pháp quản lý hoạt động bán hàng rong ở Tp.HCM .............................. 24

Bảng 3.4: Các khía cạnh thực tế về hoạt động của người bán hàng rong ............................ 25
Bảng 3.5: Các ý kiến của người bán hàng rong về sự hỗ trợ của chính quyền .................... 25
Bảng 3.6: Khái quát về công tác quản lý bán hàng rong của Tp.HCM theo mô hình Trao
quyền Pháp lý....................................................................................................................... 30

Danh mục hình
Hình 2.1: Sơ đồ lý thuyết Trao quyền Pháp lý .................................................................... 13


[ ix ]

Danh mục từ viết tắt
Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BHR

Bán hàng rong

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

KVCT

Khu vực Kinh tế Chính thức

KVPCT

Khu vực Kinh tế Phi chính thức

Tp.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc


[1]

Chương 1: Giới thiệu
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Hầu hết các nước đang phát triển đều có hai vấn đề tồn tại song song: đô thị hóa và nền kinh
tế phi chính thức (Meng, 2001). Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Khi nền kinh tế chuyển
sang hướng công nghiệp hóa thì tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra nhanh chóng. Các đô thị
nhanh chóng được mở rộng, và thu hút dân cư từ nông thôn lên để sinh sống và làm ăn. Một
bộ phận di dân, vì các lý do khách quan lẫn chủ quan, đã không thể tìm được công việc ở
khu vực chính thức. Do đó, để mưu sinh thì họ buộc phải tham gia vào khu vực kinh tế phi
chính thức, và làm cho khu vực này ngày càng phát triển. Một trong những công việc phổ
biến nhất ở khu vực phi chính thức là bán hàng rong (BHR). Hiện tượng này không chỉ ở
Việt Nam mà còn phổ biến ở các nước khác đang phát triển khác (Chen và đ.t.g., 2013).
Hoạt động BHR nhìn chung không có được sự thừa nhận lẫn ủng hộ từ phía chính quyền do
những vấn đề mà nó đem lại đối với đô thị. BHR thường xuyên lấn chiếm không gian chung
như vỉa hè, lòng đường, công viên...mặc dù đã có những khu vực cấm. Hoạt động BHR còn
gây cản trở giao thông, nhất là giờ cao điểm ở những nơi đông dân cư như trường học, khu
công nghiệp…BHR còn làm dấy lên sự lo ngại của xã hội về vấn đề vệ sinh-an toàn thực

phẩm khi các thực phẩm không được kiểm định rõ ràng. Hoạt động BHR còn gây ra tình
trạng mất an ninh và văn minh đô thị như: chèo kéo du khách, xả rác bừa bãi…Với những
vấn đề bất ổn như trên, người BHR thường bị xua đuổi khỏi nơi buôn bán do xâm lấn không
gian chung, và nếu muốn ở lại thì phải thực hiện hành vi hối lộ. Người BHR còn bị xã hội
và chính quyền với con mắt dè chừng khi xem họ là một nhóm đối tượng tiềm năng của các
tệ nạn xã hội như lừa đảo, trộm cắp... Các thành phố lớn thường có chủ trương cấm BHR ở
những khu vực được cho là bộ mặt của thành phố, do đó buộc họ phải dạt ra những khu
ngoại thành với các điều kiện sinh sống rất hạn chết. Pháp luật cũng chưa có các quy định gì
về bảo trợ xã hội đối với nhóm đối tượng này, do đó khi có quyền lợi bị xâm phạm thì họ
hầu như không có công cụ để bảo vệ.
Nhìn ở khía cạnh khác thì đây là BHR là nguồn cung thực phẩm và nhu yếu phẩm giá rẻ cho
một bộ phận cư dân, nhất là chính những người công nhân nghèo di cư từ nông thôn lên
thành phố. Hoạt động BHR còn là một cách mưu sinh đơn giản, nhất là đối với phụ nữ nông
thôn di cư, giúp họ có thể sinh sống ở những đô thị lớn. Các nghiên cứu cho thấy khu vực


[2]

kinh tế phi chính thức là một nguồn thu tiềm năng cho ngân sách nếu biết cách quản lý. Kinh
nghiệm các nước đã cho thấy việc hợp pháp hóa khu vực kinh tế phi chính thức, cùng với
biện pháp quản lý lực lượng BHR tốt sẽ mang lại những hiệu quả to lớn như: giúp giảm
nghèo ở đô thị, giúp việc quản lý kinh doanh được hệ thống và dễ kiểm soát hơn, giảm mẫu
thuẫn xã hội, chỉnh trang văn minh đô thị, thúc đẩy kinh tế phát triển (Chen và đ.t.g., 2013).
Ở tại đô thị lớn như Tp.HCM thì khu vực kinh tế phi chính thức vẫn đang chiếm tỷ trọng
đáng kể: đến năm 2010 là 34% tổng số lao động (GSO/IRD-DIAL, 2010b). Tình hình trên
cộng với việc dân số đông nhất Việt Nam của Tp.HCM đã tạo điều kiện cho hoạt động của
khu vực này được phát triển mạnh, trong đó có BHR. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công
tác quản lý hoạt động BHR vẫn chưa được làm tốt, dẫn đến các vấn đề chính sách như: tình
trạng chợ cóc, chợ tạm, lấn chiếm vỉa hè, ảnh hưởng giao thông, mất mỹ quan đô thị, mất an
toàn-vệ sinh thực phẩm. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm và hiện đang gây nhiều bức

xúc trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay TP.HCM chưa có một chính sách hay cơ chế nào để
giải quyết một cách căn cơ những vấn đề trên cũng như xử lý hài hòa mâu thuẫn giữa quyền
lợi của người BHR và quyền lực của Nhà nước. Do đó, tôi nghiên cứu đề tài “Hợp thức hóa
khu vực kinh tế phi chính thức: Chính sách Trao quyền Pháp lý cho người bán hàng rong ở
Tp. Hồ Chí Minh” để có thể đề xuất những hướng giải quyết thích hợp cho mâu thuẫn trên.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này thực hiện với hai mục tiêu chính. Thứ nhất, là đánh giá tình trạng quản lý hoạt
động BHR ở TP.HCM và so sánh với các nước khác. Thứ hai, là đưa ra các gợi ý chính sách
về khả năng Trao quyền Pháp lý cho đối tượng này.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
 Câu hỏi 1: Việc quản lý hoạt động BHR ở Tp.HCM hiện nay có những vấn đề và trục
trặc nào?
 Câu hỏi 2: Giải pháp nào cho những vấn đề và trục trặc đó?

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính, có kết hợp với thống
kê mô tả. Khảo sát thực tế được thực hiện theo phương pháp điều tra, phỏng vấn. Các mẫu
khảo sát được lấy theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.


[3]

1.5 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động BHR ở Tp.HCM
 Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong hoạt động BHR ở Tp.HCM. Các số liệu được thu
thập từ các nguồn như: niên giám thống kê, báo cáo của cơ quan nhà nước các cấp,
nghiên cứu khoa học…trong giới hạn khả năng và nguồn lực của tác giả.


1.6 Cấu trúc của luận văn
Trước hết là phần giới thiệu lý thuyết về khu vực kinh tế phi chính thức và hoạt động BHR.
Tiếp đến là phần tổng quan về phương pháp quản lý hoạt động BHR cũng như kinh nghiệm
hợp thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức mà các nước trên thế giới đã áp dụng. Sau đó,
để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, luận văn nêu về tình hình khu vực kinh tế phi chính
thức cũng như việc quản trị nhà nước đối với đối tượng BHR ở Việt Nam nói chung và
Tp.HCM nói riêng. Cuối cùng, để trả lời câu hỏi nghiên cứu thức hai, luận văn đưa ra các
gợi ý chính sách dựa trên mô hình “Trao quyền Pháp lý” của Ủy ban Trao quyền Pháp lý
cho Người nghèo thuộc Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đề xuất.


[4]

Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu và thực tiễn về
hoạt động bán hàng rong trên thế giới và tại Việt Nam
2.1 Tổng quan về nền kinh tế phi chính thức
2.1.1 Các định nghĩa
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra các định nghĩa về nền kinh tế phi chính thức
(informal economy), khu vực phi chính thức (informal sector), và việc làm phi chính thức
(informal work) như sau (ILO, 2002b):
a. Nền kinh tế phi chính thức
Là tất cả các hoạt động, trên giấy tờ hoặc thực tế, không được bao gồm hoặc được bao gồm
không đầy đủ bởi các thỏa thuận chính thức. Định nghĩa này bao gồm cả sự phi chính thức
ở hai chủ thể: doanh nghiệp mà người lao động làm việc (khu vực phi chính thức), và các
đặc điểm phi chính thức của công việc (việc làm phi chính thức)
b. Khu vực phi chính thức
Khu vực phi chính thức (KVPCT) bao gồm các đơn vị kinh doanh có các đặc điểm: không
đăng ký về mặt pháp luật và không hoạt động theo các quy định của pháp luật, có quy mô
nhỏ (thường dưới 5 người, có thể thay đổi tùy theo quốc gia), không có tính chất pháp nhân,
(nghĩa là không tách ra khỏi chính người chủ để thành một chủ thể pháp lý). Khi cá nhân tự

hoạt động để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ cho chính nhu cầu sử dụng của bản thân hoặc
gia đình (ví dụ: sản xuất lương thực), thì hoạt động đó không được tính vào trong KVPCT.
c. Việc làm phi chính thức
Là các công việc không có các nền tảng xã hội cơ bản hoặc sự bảo vệ của pháp luật hoặc các
lợi ích của việc lao động (như không có bảo hiểm, phụ cấp, chế độ nghỉ dưỡng, tiền lương
theo chuẩn…)

2.1.2 Phân loại
Cách phân loại các thành phần trong KVPCT rất đa dạng và tùy thuộc vào các nghiên cứu
khác nhau. Phổ biến nhất là cách phân loại của ICLS (International Conference of Labor
Statisticans: Hội nghị Quốc tế của các Nhà thống kê Lao động) với theo 4 tiêu chí được mô
tả như trong Bảng 2.1 dưới đây:


[5]

Bảng 2.1: Phân loại các thành phần trong khu vực phi chính thức theo ICLS
Tiêu chí phân loại

Loại hình

Mô tả

bao gồm người lao động tự làm tự ăn,
Kinh doanh hộ gia đình
người lao động chung nhà và không có
(family enterprise)
các lao động thuê mướn dài hạn.
Hình thức hoạt động
Tiểu thương

(micro-enterprise)

là đơn vị kinh doanh sử dụng từ 5 đến
10 lao động và không được đăng ký
như doanh nghiệp.

Tự làm tự ăn
ví dụ: xe ôm…
(self-employed)
Được trả công
Lao động
(waged worker)
Làm chủ
(employer)

ví dụ: công nhân ở những nơi kinh
doanh phi chính thức, lao động thời vụ,
lao động không đăng ký (bốc vác, phát
tờ rơi…)
ví dụ: chủ các đơn vị kinh doanh phi
chính thức

Tại nhà
Trên đường phố
Địa điểm hoạt động

Các địa điểm có tính
ví dụ: công trình xây dựng…
thời vụ
Ở giữa đường phố và

nhà ở

Các đơn vị kinh doanh
Thu nhập &
tiềm năng lao động

Các cá nhân
hoặc hộ gia đình
Các cá nhân tự nguyện

Nguồn: Becker (2004). Tác giả tự tổng hợp lại.

có khả năng đóng góp đáng kể vào nền
kinh tế quốc gia và chiếm lĩnh các hoạt
động kinh tế phi chính thức nhờ vì có
tiềm năng trong việc tạo ra sự tăng
trưởng và của cải.
phải thực hiện các hoạt động kinh tế phi
chính thức vì mục đích sinh tồn.
tham gia hoạt động phi chính thức bán
thời gian


[6]

Ngoài ra, còn có một cách phân loại khác cũng được dùng rộng rãi là của Tổ chức WIEGO
đề xuất, dựa trên rủi ro, thu nhập và giới tính (xem Phụ lục 1).

2.1.3 So sánh với khu vực chính thức
KVPCT và KVCT có mối quan hệ gắn kết với nhau (xem Phụ lục 2). Bảng 2.2 dưới đây đưa

ra sự so sánh tổng quát trên một số khía cạnh giữa 2 khu vực:
Bảng 2.2: So sánh giữa KVPCT và KVCT

Mức độ
phi chính thức

Khu vực phi chính thức

Khu
vực
chính thức

Kinh doanh thời vụ

Kinh doanh không chính thức

Kinh doanh
chính thức

100%

Rất cao, phần lớn là kinh Bao gồm một phần nhỏ
doanh và lao động là kinh doanh và lao
không đăng ký
động không đăng ký.

hoạt động

Bán hàng rong, tạp hóa
Doanh nghiệp nhỏ và

Các cơ sở sản xuất, dịch
nhỏ, nông hộ tự cung
vừa trong các lĩnh vực:
vụ, phân phối nhỏ
tự cấp
dịch vụ, chế tạo

Công nghệ

Thâm dụng lao động

Loại hình

Xuất thân
chủ sở hữu

Thị trường

Nhu cầu
tài chính
Nhu cầu khác

Chủ yếu là thâm dụng Thâm dụng vốn
lao động
và công nghệ

Nghèo và cận nghèo,
Nghèo, học vấn thấp, học vấn khá,
Không nghèo, học vấn
kỹ năng kém

cao, kỹ năng cao
kỹ năng tốt
Ít rào cản khi gia nhập,
Ít rào cản khi gia nhập,
cạnh tranh cao, sản
cạnh tranh cao, sản
phẩm có sự khác biệt
phẩm đồng nhất cao
tương đối
Vốn hoạt động
Bảo hiểm cá nhân,
y tế, an ninh

Có rào cản nhất định khi
gia nhập, thị trường
cạnh tranh, sản phẩm đa
dạng

Vốn đầu tư và vốn hoạt
Vốn hoạt động, vốn đầu
động lớn, nhiều loại
tư nhỏ, tín dụng nhỏ
hình tín dụng
Bảo hiểm cá nhân và
Bảo hiểm cá nhân và
doanh nghiệp, các dịch
bảo hiểm doanh nghiệp
vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Ít năng động

Phi chính thức hoàn toàn
Nguồn: Becker (2004). Tác giả dịch lại từ tiếng Anh.

Rất năng động
Phi chính thức
một phần nhỏ


[7]

2.1.4 Vai trò trong nền kinh tế
Nghiên cứu của Hart (1973) cho thấy KVPCT có thể giải quyết hiệu quả vấn đề công ăn việc
làm cho xã hội, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nhờ có những ưu điểm về điều kiện
lao động (xem Phụ lục 3). Schneider & Enste (2003) đã ước lượng rằng KVPCT đóng góp
khoảng 10-20% tổng sản lượng đầu ra ở các nước phát triển, và khoảng hơn 1/3 ở các nước
đang phát triển. Báo cáo của ILO (2002a) cho thấy KVPCT chiếm 47% lao động phi nông
nghiệp ở Bắc Châu Phi, 72% ở Nam Châu Phi, 51% ở Châu Mỹ-Latin, và 65% ở Châu Á.

2.2 Khu vực phi chính thức ở Việt Nam và Tp.HCM
Nghiên cứu của ILO (2011) cho thấy KVPCT ở Việt Nam đóng góp khoảng 20% GDP. Bảng
2.3 và Bảng 2.4 cho thấy số lượng và tỷ lệ của lao động ở KVPCT theo từng ngành kinh tế
và theo tình trạng việc làm (lưu ý là không thể thống kê được ở ngành nông nghiệp do sự
đan xen của lao động giữa 2 khu vực theo thời vụ).
Bảng 2.3: Số lượng và tỷ lệ việc làm ở KVPCT theo các ngành kinh tế
Việc làm
Ngành

Số lượng

Nông-Lâm-Ngư nghiệp


23.118.135

Chế tạo

Việc làm ở KVPCT

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

9.297.149

42.8

4.650.255

50.0

Thương mại

5.533.135

30.9

3.352.031

60.6


Dịch vụ

7.146.680

26.1

2.836.753

39.7

Tổng cộng

21.976.964

100

10.839.039

47.1

Nguồn: ILO (2011)

Bảng 2.4: Tỷ lệ tình trạng việc làm ở KVPCT
(đơn vị: %)

Tổng

Nữ


Nam

Thành thị

Nông thôn

Làm chủ, tự lao động hoặc
tham gia hợp tác sản xuất

60.7

74.0

49.1

66.9

57.1

Lao động làm cho gia đình

9.7

11.9

7.8

10.0

9.5


Làm thuê

29.6

14.2

43.1

23.1

33.4

Tổng cộng

100

100

100

100

100

Nguồn: ILO (2013)

Nghiên cứu của Razafindrakoto và đ.t.g (2013) chỉ ra rằng, mặc dù có số lượng đông đảo
nhưng KVPCT được hình thành không dựa trên sự tự nguyện cao mà mang tính bắt buộc.



[8]

Điều này phù hợp với đặc điểm về trình độ và kỹ năng thấp của người dân nhập cư từ nông
thôn lên đô thị như trong nghiên cứu của Hart (1973).
Xét riêng Tp.HCM, vào năm 2012, số lao động và tỷ trọng việc làm KVPCT là 1,74 triệu
(Herrera và đ.t.g.,2012). Số lượng đơn vị tham gia vào KVPCT cũng có khuynh hướng tăng
lên với tốc độ trung bình là 29% giai đoạn 2007-09. Cơ cấu các ngành của KVPCT ở
Tp.HCM có xu hướng ổn định với ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng hơn 50%.
(GSO/IRD-DIAL, 2010a).
KVPCT ở Tp.HCM nhìn chung có các đặc điểm như sau (ILO, 2011):
 Điều kiện làm việc không ổn định và thiếu các tiền đề để phát triển: mỗi đơn vị ở
KVPCT chỉ có quy mô lao động khoảng 1.5 người, và chỉ có 12% là có khả năng phát
triển lên mức cao hơn.
 Thu nhập thấp và điều kiện làm việc nghèo nàn: mức thu nhập trung bình hơn 1.5 triệu
VND/tháng, và hầu hết đều là tự kinh doanh nên không có các đảm bảo về an toàn lao
động, vệ sinh môi trường…
 Nữ giới chiếm đa số: thống kê cho thấy, nữ giới chiếm 56% trong các hoạt động ở
KVPCT; mặc dù vậy, nam giới lại có thu nhập cao hơn gần 50% so với nữ giới trong
cùng điều kiện làm việc.
 Thiếu vốn và tỷ lệ đầu tư thấp: chỉ có khoảng 1/5 đơn vị là có đầu tư trên 1 năm, còn
lại là chỉ bỏ vốn ở giai đoạn đầu. Khoảng 50% nguồn vốn đến từ KVCT như ngân
hàng, phần còn lại đến từ các gia đình hoặc từ chính KVPCT.
 Bị tham nhũng: do các quy định ngặt nghèo của Nhà nước, thì các đơn vị trong KVPCT
thường xuyên bị tham nhũng. Do đó, họ cho rằng việc đăng ký hoạt động để trở thành
KVCT chỉ có lợi ích duy nhất là giảm bớt việc bị tham nhũng.
 Không nhận được các sự hỗ trợ: hơn 50% đơn vị trong KCPCT cho rằng họ gặp khó
khăn trong việc tiếp cận các sự hỗ trợ, đặc biệt là từ nguồn vốn ở KVCT.

2.3 Tổng quan về hoạt động bán hàng rong

2.3.1 Khái niệm
BHR là một hình thức kinh doanh đã có từ rất lâu ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Điểm khác
biệt nổi bật của BHR so với các hình thức khác là việc giao dịch thường không diễn ra ở một
địa điểm cố định cụ thể như cửa hàng hoặc chợ. Thay vào đó, việc buôn bán thường đi diễn


[9]

ra ở nơi có đông người, thường là các khu vực công cộng hoặc các tuyến đường. Hình thức
trưng bày hàng hóa có thể là trải ra trên vỉa hè, đeo trên người, hoặc sử dụng các phương
tiện nhỏ (xe đạp, xe máy…). Không gian sử dụng cũng rất đa dạng, từ một chỗ đứng đơn
giản cho đến một phần vỉa hè hoặc lòng đường (quán ăn), và đôi khi là cả một khu (đối với
chợ tự phát).
Từ điển Oxford đã định nghĩa BHR như sau:
“Người buôn bán trên đường phố bằng xe đẩy, hoặc xe tải nhỏ, hoặc bày hàng hóa ở
trên vỉa hè.”

Ở Việt Nam, hoạt động BHR được định nghĩa như sau (trích trong Nghị định 39/2007/NĐCP ngày 16/03/2007):
“Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định
(mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách
báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm
này theo quy định của pháp luật để bán rong”

Như vậy, có thể thấy là định nghĩa về BHR ở Việt Nam cũng tương đồng với thế giới.

2.3.2 Phân loại
Bhowmik (2010) đã phân loại BHR thành 2 dạng: thường đứng ở những địa điểm công cộng
như công viên, bến xe…; và thường di chuyển từ nơi này qua nơi khác
Nghiên cứu của Roever (2014) cho thấy rằng hoạt động BHR có thể chia thành 3 dạng:
 Dạng thứ nhất là Mua-bán (buy-sell): người BHR sẽ lấy hàng từ nhà phân phối lớn,

sau đó đem về bán lại. Ở dạng này, do hàng hóa là tương đồng nên người BHR sẽ phải
cạnh tranh với nhau về giá và cách thức tiếp cận khách hàng (ví dụ: bán quần áo).
 Dạng thứ hai là Chuyển đổi (transformation): người BHR sẽ chuyển đổi các nguyên
liệu hoặc sản phẩm hiện hữu thành cái của riêng mình, sau đó bán ra thị trường. Dạng
này đòi hỏi người BHR phải có kiến thức và kỹ năng đủ để tạo ra giá trị gia tăng cho
sản phẩm (ví dụ: bán đồ ăn).
 Dạng thứ ba là Dịch vụ (service). Đây là dạng có sự phong phú cả về loại hình lẫn mức
độ phức tạp: từ làm cắt tóc cho đến may đồ, từ sửa đồng hồ đến sửa xe máy…Dạng
này đòi hỏi phải có một trình độ nhất định về tay nghề, có dụng cụ hành nghề đầy đủ
và thường là cố định một chỗ.


[ 10 ]

2.3.3 Vai trò và vị trí đối với kinh tế-xã hội
Bhowmik (2010) cho rằng BHR là một công việc dễ làm và phù hợp với phần đông những
người nghèo ở đô thị lớn, đặc biệt là đối vối phụ nữ. Xu hướng này thể hiện rõ rệt ở các nước
đang phát triển như Ấn Độ và ở khu vực Mỹ-Latin.
Nghiên cứu của Roever (2014) đã chứng minh BHR là một tác nhân kinh tế tích cực trong
10 thành phố lớn ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin, với các dẫn chứng như:
 Hơn 50% người BHR nói chung và 77% người BHR về ăn uống lấy nguồn hàng từ
các doanh nghiệp ở KVCT, do đó tạo ra doanh thu cho hoạt động kinh tế
 Gần 2/3 người BHR nộp tiền cho chính phủ để được phép hoạt động buôn bán.
 Hơn 3/4 người BHR sử dụng các dịch vụ công như giao thông, điện, nước…cho hoạt
động kinh doanh.
 84% người BHR có sử dụng các dịch vụ lao động khác như chở hàng, sửa chữa…
 Khoảng 1/3 người BHR có đào tạo kiểu truyền nghề cho người khác.
 Ngoài ra, hoạt động BHR còn đem lại các lợi ích khác cho xã hội vì sự tiện lợi và giá
thấp hơn so với các cửa hàng truyền thống. Điều này có ý nghĩa rất lớn với bộ phận
dân cư thu nhập thấp và trung bình thấp (Efroymson, 2015)


2.3.4 Các quan điểm về quản lý bán hàng rong
Mặc dù hoạt động BHR mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc quản lý lại không dễ dàng do tác
động đến bộ phận đáng kể người lao động. Các quốc gia khác nhau sẽ có chính sách quản lý
khác nhau, tùy vào điều kiện của kinh tế-xã hội của riêng mình.
Bromley (2000) đã liệt kê các quan điểm về quản lý BHR như sau:
 Đăng ký và Đóng thuế: quan điểm này cho rằng việc tồn tại hình thức kinh doanh
không đăng ký và không đóng thuế sẽ gây ra bất công và tạo xáo trộn trong nền kinh
tế. Do đó, các chính quyền đều muốn những người bán hàng phải đăng ký và đóng
thuế đầy đủ. Tuy nhiên, quan điểm này cũng bị phản biện bởi một quan điểm khác cho
rằng những người BHR phải chịu những chi phí không chính thức và chịu nhiều rủi ro
cao hơn so với loại hình kinh doanh khác (Skinner, 2008).
 Hình thành tổ chức/hiệp hội: quan điểm này cho rằng những người BHR cần được tập
hợp trong các tổ chức/hiệp hội để có thể đưa ra tiếng nói chung, đồng thời có đại diện
về pháp lý để tương tác với chính quyền. Các tổ chức/hiệp hội này còn đóng các vai
trò khác như: cung cấp vốn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ…


[ 11 ]

 Quyền sử dụng không gian công cộng: đây là mâu thuẫn gay gắt nhất giữa chính quyền
và người BHR. Chính quyền cho rằng không gian công cộng là của tất cả mọi người,
và không ai được chiếm dụng để phục vụ cho mục đích cá nhân. Do đó, các chính
quyền có xu hướng đề ra các luật để giữ không gian chung và ngăn người BHR tiếp
cận để buôn bán. Điều này làm dấy lên phản đối mạnh mẽ từ phía người BHR khi họ
cho rằng quyền kinh doanh là quyền tự do của công dân và họ được quyền tiếp cận
không gian công cộng.
 Vệ sinh an toàn thực phẩm: riêng đối với hoạt động BHR về ăn uống, các chính quyền
thường hết sức lo ngại về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do lượng khách hàng
của hoạt động BHR rất lớn và phân bổ trên diện rộng nên rất khó để kiểm soát và bảo

vệ sức khỏe cộng đồng.

2.4 Kinh nghiệm quản lý bán hàng rong trên thế giới
Do hoạt động BHR có những đặc điêm chung nhất định, nên các biện pháp quản lý của các
quốc gia cũng có sự tương tự nhau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc thù của riêng mình thì mỗi
nước sẽ lựa chọn các biện pháp thích hợp nhất để tiến hành. Có những biện pháp được thực
hiện phổ biến, nhưng cũng có những biện pháp chỉ được thực hiện ở một số nước nhất định.
Bảng 2.5 dưới đây tổng hợp các giải pháp đã tiến hành ở một số quốc gia Châu Á, Châu MỹLatin, và Châu Phi:
Bảng 2.5: Giải pháp quản lý bán hàng rong của một số quốc gia
Giải pháp quản lý
Ban hành chính sách quốc gia

Quốc gia
Ấn Độ

Goverment of India (2009)

Ấn Độ

Mahadevia & Vyas (2012)

Indonesia
Ban hành các đạo luật quản lý
và hỗ trợ

Thành lập cơ quan quản lý

Nguồn

Suprijadi (2014)


Peru

Bettcher, Friedl, & Marini (2009)

Chile

Linares (2011)

Nam Phi

van Heerden (2011)

Thái Lan

Tajgman (2006)

Cambodia

Tajgman (2006)
Housing & Urban Development
Department of Odisha (2012)
Ghani (2011)

Ấn Độ
Singapore


[ 12 ]


Giải pháp quản lý

Quốc gia
Đài Loan
Trung Quốc

Legislative Council Secretariat (2009)

Thái Lan

Howell (2002)
Kumar & Singh (2009)
Panwar & Garg (2015)
Yasmeen & Nirathron (2014)

Singapore

Ghani (2011)

Ấn Độ

Quy hoạch khu dành riêng cho
hoạt động bán hàng rong

Nguồn

Ecuador
Brazil

Ferragut (2009)

Monte & da Silva (2013)

Mozambique Owusu, Abrokwah, & Frimpong (2013)
Ấn Độ

Thực hiện đăng ký và cấp mã
số kinh doanh

Ban hành quy định về vệ sinh
và an toàn thực phẩm

Malaysia

Hassan (2003)

Singapore

Ghani (2011)

Thái Lan

Yasmeen & Nirathron (2014)

Đài Loan

Legislative Council Secretariat (2009)

Ecuador

Ferragut (2009)


Tanzania

Lyons & Msoka (2009)

Singapore

Ghani (2011)

Thái Lan

Yasmeen & Nirathron (2014)

Phillippines
Ấn Độ
Nam Phi
Thành lập hội/đoàn của BHR

Yeung (1997)
Mahadevia & Vyas (2012)
Tissington (2009)

Ghana

King, Braimah, & Brown (2015)

Kenya

Mitullah (2007)


Trung Quốc

Howell (2002)

Hàn Quốc

Indira (2014)

Ecuador
Có các chính sách hỗ trợ khác
(tài chính, đào tạo nghề…)

Ray & Mishra (2011)

Brazil
Tanzania
Trung Quốc

Ferragut (2009)
Monte & da Silva (2013)
Lyons & Msoka (2009)
Howell (2002)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Nhìn chung, các nước đều đã có những biện pháp tích cực để quản lý hoạt động BHR, nhưng


[ 13 ]


hiệu quả mang lại không cao. Nghiên cứu cho thấy các chính phủ các nước (ngoại trừ Ấn
Độ) vẫn đang không thừa nhận BHR như là một hoạt động hợp pháp, và người BHR vẫn
chịu những bất công từ phía chính quyền, và nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần có một
khung chính sách vững chắc hơn đối với việc quản lý BHR (Bhowmik, 2010; Indira, 2014)

2.5 Mô hình Trao quyền Pháp lý
2.5.1 Khái niệm Trao quyền Pháp lý
Ủy Ban Trao quyền Pháp lý cho Người nghèo (2008) đã định nghĩa khái niệm “Trao quyền
Pháp lý” như sau:
“Trao quyền Pháp lý là quá trình thông qua đó người nghèo được bảo vệ và được tạo điều
kiện sử dụng pháp luật để thúc đẩy các quyền và lợi ích của họ, trước nhà nước và trên thị
trường. Nó khiến cho người nghèo nhận thức đầy đủ các quyền hạn của họ, và tranh thủ
các cơ hội mà nó đem lại, thông qua sự hỗ trợ công và những nỗ lực của bản thân cũng
như những nỗ lực của những người ủng hộ họ và những mạng lưới rộng lớn hơn.”

Sơ đồ dưới đây biểu diễn các yếu tố của lý thuyết Trao quyền Pháp lý:
Hình 2.1: Sơ đồ lý thuyết Trao quyền Pháp lý

Nguồn: Ủy Ban Trao quyền Pháp lý cho Người nghèo (2008). Tác giả tự vẽ lại.


[ 14 ]

2.5.2 Các điều kiện để Trao quyền Pháp lý
Điều kiện thứ nhất là lai lịch (identity) và địa vị pháp lý (legal status) của người nghèo. Điều
kiện này nghĩa là người nghèo cần được chính quyền và xã hội công nhận địa vị của họ như
là người công dân, người nắm giữ của cải, người lao động, và người buôn bán. Điều kiện
này nhằm giúp cho người nghèo có một vị thế xã hội và pháp lý tốt hơn, đồng thời tạo ra nền
tảng cho việc trao quyền. Từ điều kiện này sẽ dẫn đến mục tiêu sâu xa của việc trao quyền,
đó là sự bảo hộ về mặt pháp luật.

Điều kiện thứ hai là tiếng nói (voice). Điều kiện này nghĩa là người nghèo có quyền và có
cơ hội bày tỏ quan điểm của mình. Tiếng nói có thể thông qua cơ quan hoặc tổ chức đại điện,
cũng có thể thông qua các cơ quan truyền thông hoặc tổ chức giáo dục. Khi tiếng nói đã
được công nhận và lắng nghe, thì người nghèo sẽ có cơ hội được đòi hỏi các quyền lợi hợp
pháp. Từ đó, sẽ có nhiều cơ hội mở ra cho người nghèo để cải thiện chất lượng cuộc sống
của mình.

2.5.3 Bốn trụ cột của Trao quyền Pháp lý
a. Trụ cột thứ nhất: Tiếp cận công lý và pháp quyền
Tiếp cận công lý và pháp quyền chiếm vị trí quan trọng nhất trong Trao quyền Pháp lý. Tiếp
cận công lý và vai trò của luật pháp được coi là khuôn khổ hỗ trợ cho việc thực hiện các
quyền này. Các nhóm quyền khác khó thực hiện được nếu trụ cột này không được xây dựng.
Không chỉ xây dựng, mà cách thực thi và thiết chế thi hành chúng cũng phải thực sự hiệu
quả và minh bạch. Do đó, điều quan trọng nhất là Nhà nước cần phải dỡ bỏ các rào cản về
thể chế, pháp lý, hành chính để giúp người nghèo được tiếp cận pháp luật hiệu quả hơn và
trở nên bình đẳng hơn.
b. Trụ cột thứ hai: Quyền sở hữu tài sản
Quyền sở hữu tài sản phải được bảo đảm vững chắc để tạo niềm tin của người dân đối với
Nhà nước, vì nó liên quan trực tiếp nhất đến những gì họ có trong tay. Khi quyền này được
xây dựng hiệu quả và vận hành tốt, thì người dân sẽ có động lực bền vững để lao động nhằm
cải thiện đời sống và tích lũy của cải.
c. Trụ cột thứ ba: Quyền lao động
Quyền này phải đảm bảo rằng người lao động được đối xử bình đẳng trong mọi hình thức
lao động và bảo vệ khỏi mọi sự áp bức, bóc lột. Đối với người nghèo, thì công cụ kiếm sống
duy nhất là vốn con người, do đó cần phải cho họ cơ hội để sử dụng nó vào mục đích mưu


[ 15 ]

sinh. Quyền lao động này bao gồm quyền được lựa chọn hình thức lao động và tự do thành

lập hiệp hội chuyên môn. Quyền này cũng phải đảm bảo cho người lao động được tiếp cận
với các chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động như bảo hiểm, y tế, giáo dục…
d. Trụ cột thứ tư: Quyền kinh doanh
Phần lớn người nghèo trong KVPCT chọn kinh doanh như là một phương thức để mưu sinh
và thoát nghèo. Do đó, Quyền kinh doanh cần phải thiết lập sao cho người nghèo có thể tiếp
cận mọi điều kiện cần thiết, bao gồm: quyền được buôn bán, địa điểm làm việc, các cơ sở hạ
tầng và dịch vụ có liên quan (điện nước, vệ sinh). Khi trụ cột này được xây dựng sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho sự thành công cho việc kinh doanh ở KVPCT, đây sẽ là một bước quan
trọng tiến tới xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt, người nghèo trong KVPCT là đối tượng dễ bị
tổn thương do tình trạng tham nhũng từ cả Nhà nước lẫn tư nhân. Do đó, tiến tới hợp pháp
hóa quyền kinh doanh ở KVPCT còn là một biện pháp giảm đi các mối xung đột xã hội.

2.5.4 Khả năng áp dụng của lý thuyết Trao quyền Pháp lý
Từ thập niên 80-90 của thế kỷ 20, mô hình Trao quyền Pháp lý dần dần hình thành và được
nghiên cứu để hoàn thiện. Ngày nay, mô hình này được chứng minh là hiệu quả trong việc
nâng cao năng lực quản trị của nhà nước, giảm đói nghèo và kích thích kinh tế-xã hội phát
triển (Asian Development Bank, 2000; USAID, 2007). de Soto (2008) đã nhấn mạnh rằng
việc Trao quyền Pháp lý là rất quan trọng để các quốc gia hợp thức hóa nền kinh tế phi chính
thức, và kiểm soát được một động lực kinh tế. Vargas (2013) đã đưa ra sơ đồ về logic của
việc hợp thức hóa như sau:
Hợp thức hóa  Gia tăng tự do kinh tế  Trao quyền  Cải thiện đời sống
Khi so sánh các biện pháp quản lý mà các quốc gia đã thực hiện, thì có thể nhận ra sự tương
đồng nhất định đối với mô hình Trao quyền Pháp lý, như bảng dưới đây:
Bảng 2.6: So sánh giữa lý thuyết Trao quyền Pháp lý và các giải pháp quản lý bán
hàng rong của một số quốc gia
Các trụ cột của

Các giải pháp quản lý bán hàng rong

Trao quyền Pháp lý


của một số quốc gia
Ban hành chính sách quốc gia

Tiếp cận công lý
và pháp quyền

Ban hành các đạo luật quản lý và hỗ trợ
Thành lập cơ quan quản lý
Có các chính sách hỗ trợ khác


×