Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN THỊ NHƯ THY

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH MUỐI
TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
NGUYỄN THỊ NHƯ THY

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH MUỐI
TỈNH NINH THUẬN
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số:

60340402

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MALCOLM MCPHERSON
THS. LÊ THỊ QUỲNH TRÂM



TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện, các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Như Thy

năm 2016


ii

LỜI CẢM ƠN

Được sự quan tâm của Ban giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ và Chương trình
giảng dạy kinh tế Fulbright đã tạo điều kiện cho Tôi được tham gia học lớp Thạc sỹ kinh tế

- chuyên ngành Chính sách công (khoá tập trung- MPP7) tại Trường Đại học kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến nay.
Với lòng kính trọng và biết ơn, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Chương trình giảng
dạy kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt là thạc sỹ Lê Thị Quỳnh Trâm đã tận tình
hướng dẫn cho Tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cùng tất cả các phòng ban
thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh và các Sở ban ngành có liên quan đã tạo
điều kiện thuận lợi, hỗ trợ Tôi trong thời gian học tập và nhiệt tình cung cấp thông tin, tài
liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những thành viên trong lớp
MPP7 đã động viên, hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Trân trọng cảm ơn !

Nguyễn Thị Như Thy
Học viên lớp MPP7, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


iii

TÓM TẮT
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có bờ biển dài 105 km, đặc biệt nước biển có
độ mặn cao trên 3%o; là vùng khô hạn nhất nước, năng lượng bức xạ lớn, gió nhiều, lượng
nước bốc hơi cao,.... đã tạo cho Ninh Thuận là vùng sản xuất muối công nghiệp lý tưởng,
đạt quy mô và sản lượng lớn nhất nước. Tuy nhiên, hiện nay tình hình nhập kh u muối vẫn
di n ra hàng năm với khối lượng lớn (khoảng 400.000 tấn/năm); cơ sở hạ tầng đồng muối
đang xuống cấp; chất lượng thấp, năng suất thiếu ổn định; thị trường tiêu thụ hẹp, chủ yếu
trong nước (nội tỉnh 30%, ngoại tỉnh 70% sản lượng toàn tỉnh), thu nhập và đời sống phần
lớn bộ phận diêm dân còn nhiều bấp bênh.

Nhằm giúp diêm dân khai thác tốt tiềm năng lợi thế sẵn có, phát triển bền vững nghề muối
với năng suất và chất lượng tăng lên, để trong tương lai, sản lượng muối của Ninh Thuận
sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm nhập kh u muối ngoại, tác giả sử dụng phương pháp
định tính, dựa trên mô hình kim cương trong khung phân tích NLCT cụm ngành của
Michael Porter, đi sâu phân tích những nhân tố cốt lõi quyết định NLCT cụm ngành muối
của tỉnh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất ngành muối của
tỉnh, góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh.
Qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận định cụm ngành muối Ninh Thuận hiện tại đang bất
lợi ở các yếu tố về điều kiện sản xuất: trình độ lao động và công nghệ thấp, còn phụ thuộc
quá nhiều vào thời tiết, các thể chế hỗ trợ chưa mạnh, hạ tầng nghiên cứu kém phát triển
nên chưa tận dụng hết nguồn nguyên liệu sau muối; về chiến lược và cạnh tranh của doanh
nghiệp: thiếu hợp tác giữa các tác nhân trong ngành và ngành liên quan làm giảm tính cạnh
tranh; về điều kiện cầu: liên kết thị trường còn lỏng lẻo, sản ph m chủ yếu là muối thô, khả
năng nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng yếu nên chưa mở rộng thị trường xuất
kh u; về các ngành hỗ trợ có liên quan: dịch vụ hỗ trợ chưa nhiều, nhất là các cơ sở đào
tạo, sản xuất vật liệu, chủ yếu sử dụng máy móc thiết bị từ bên ngoài, chi phí đầu vào cao.
Các khuyến nghị được rút ra từ nghiên cứu là: (1) Ổn định giá muối, có kế hoạch thu mua
tạm trữ kịp thời; (2) Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để mở rộng sản xuất; (3) Đào tạo lao
động nghề muối, khuyến diêm, nhân rộng mô hình và chuyển giao công nghệ mới (trải bạt,
thu hồi nước ót...) vào sản xuất, chế biến muối để ngăn ngừa sự nhi m mặn; (4) Quy hoạch
vùng sản xuất muối hợp lý; (5) Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng muối, ưu tiên xây dựng kho bãi
chứa muối; và (6) Thành lập liên minh sản xuất muối./.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .............................................................................................................................iii

MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. vii
DANH MỤC HỘP ..............................................................................................................viii
DANH MỤC PHỤ LỤC .....................................................................................................viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THỆU ............................................................................................ - 10 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ......................................................................................... - 10 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... - 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. - 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... - 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin ..................................................... - 3 1.6. Kết cấu Đề tài ..................................................................................................... - 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC .... - 5 2.1. Lý thuyết về NLCT cụm ngành .......................................................................... - 5 2.2. Một số khái niệm về muối .................................................................................. - 7 2.3. Các nghiên cứu trước .......................................................................................... - 8 2.4. Một số kinh nghiệm về phát triển ngành muối ................................................... - 8 2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế ....................................................................................... - 8 2.4.2. Kinh nghiệm trong nước ................................................................................ - 10 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH MUỐI NINH
THUẬN .......................................................................................................................... - 11 3.1. Thực trạng ngành muối Ninh Thuận................................................................. - 11 3.1.1. Lịch sử hình thành ......................................................................................... - 11 3.1.2. Phương pháp và quy trình sản xuất muối ...................................................... - 12 3.1.3. Giá trị sản xuất và chế biến muối .................................................................. - 13 3.1.4. Vai trò của ngành muối đối với phát triển KT-XH của tỉnh.......................... - 21 -


v

3.2. Các nhân tố tác động đến cụm ngành muối Ninh Thuận .................................. - 22 3.2.1. Các điều kiện nhân tố sản xuất ...................................................................... - 22 3.2.2. Các điều kiện cầu........................................................................................... - 25 3.2.3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan .................................................. - 29 3.2.4. Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp .............................. - 31 3.2.5. Vai trò của Nhà nước ..................................................................................... - 37 3.3. Phân tích rủi ro.................................................................................................. - 39 3.3.1. Biến đổi khí hậu............................................................................................. - 39 3.3.2. Sự nhi m mặn ................................................................................................ - 39 3.4. Đánh giá NLCT cụm ngành muối tỉnh Ninh Thuận theo mô hình kim cương . - 40 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................ - 45 4.1. Kết luận ............................................................................................................. - 45 4.2. Đề xuất, khuyến nghị ........................................................................................ - 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ - 48 Tiếng Việt................................................................................................................. - 48 Tiếng Anh ................................................................................................................ - 50 PHỤ LỤC....................................................................................................................... - 52 -


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên tiếng Việt

CP:

Cổ phần

Cty:

Công ty


CTMTQG:

Chương trình mục tiêu Quốc gia

DN:

Doanh nghiệp

ĐTPTSX:

Đầu tư phát triển sản xuất

HĐND:

Hội đồng nhân dân

HNTQ:

Hạn ngạch thuế quan

KD:

Kinh doanh

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

KT-XH:


Kinh tế xã hội

NGTK:

Niên giám thống kê

NLCT:

Năng lực cạnh tranh

NSNN:

Ngân sách nhà nước

PP:

Phương pháp

PTNT:

Phát triển nông thôn

TM:

Thương mại

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn


TW:

Trung ương

UBND:

Ủy ban nhân dân

XDCB:

Xây dựng cơ bản


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình kim cương của Michael Porter ........................................................... - 6 Hình 3.1. Sơ đồ cụm ngành muối Ninh Thuận ............................................................... - 12 Hình 3.2. Quy trình sản xuất muối thô ........................................................................... - 13 Hình 3.3. Diện tích muối các tỉnh và tốc độ tăng trưởng (2005-2013)........................... - 14 Hình 3.4. Sản lượng muối Ninh Thuận so các tỉnh và tốc độ tăng trưởng (2005-2013) - 15 Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng năng suất muối Ninh Thuận và các tỉnh (2005-2013)..... - 15 Hình 3.6. Năng suất và sản lượng muối Ninh Thuận giai đoạn 2005-2013 ................... - 16 Hình 3.7. Ảnh hưởng của thời tiết đến tăng trưởng năng suất muối của tỉnh ................. - 17 Hình 3.8. Lao động làm muối Ninh Thuận và cả nước giai đoạn 2005-2012 (người) ... - 17 Hình 3.9. Năng suất lao động làm muối của Ninh Thuận và các tỉnh năm 2012 ........... - 18 Hình 3.10. Sản lượng muối chế biến của Ninh Thuận so với cả nước (2009-2013) ...... - 19 Hình 3.11. Sản lượng muối chế biến của Ninh Thuận so các tỉnh, tỷ trọng và tốc độ tăng
trưởng (2009-2013) ......................................................................................................... - 20 Hình 3.12. Giá trị sản xuất và chế biến muối so các ngành công nghiệp của tỉnh giai đoạn
2012-2014 (giá hiện hành) .............................................................................................. - 21 Hình 3.13. Cơ cấu kinh tế năm 2010 và năm 2015......................................................... - 22 Hình 3.14. Sơ đồ vùng sản xuất muối của tỉnh ............................................................... - 23 Hình 3.15. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của tỉnh giai đoạn 2010-2015 ................. - 29 Hình 3.16. Tình hình tiêu thụ muối của Ninh Thuận và các tỉnh trong năm 2013 ......... - 34 Hình 3.17. Giá muối bình quân của Ninh Thuận so khu vực và cả nước ....................... - 35 Hình 3.18. Sản xuất muối công nghiệp ........................................................................... - 35 Hình 3.19. Sản xuất muối trên nền đất (truyền thống) ................................................... - 36 Hình 3.20. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành muối Ninh Thuận ....................... - 43 Hình 3.21. Sơ đồ cụm ngành muối Ninh Thuận sau phân tích ....................................... - 44 -


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Hiệu quả kinh tế trên 01 ha sản xuất muối vụ mùa 2012-2013 tỉnh Bạc Liêu - 10 Bảng 3.1. Giá thành sản xuất và lợi nhuận bình quân 1 tấn muối thô năm 2012-2013 của
Ninh Thuận ..................................................................................................................... - 18 Bảng 3.2. Doanh nghiệp sản xuất muối của tỉnh. ........................................................... - 32 -

DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Lịch sử hình thành các Cty Muối Ninh Thuận và Đầm Vua ........................... - 11 Hộp 3.2. Phát biểu của doanh nghiệp về tác động của thời tiết đến sản xuất muối ........ - 16 Hộp 3.3. Nước ót- Nguồn nguyên liệu đã và đang bị lãng quên .................................... - 25 Hộp 3.4. Nguyên nhân thất bại của thị trường trong nước ............................................. - 27 Hộp 3.5. Ảnh hưởng của kho bãi đến sản xuất và kinh doanh muối .............................. - 30 Hộp 3.6. Kỹ thuật làm muối truyền thống ...................................................................... - 36 Hộp 3.7. Một số khó khăn trong tiếp cận vốn vay .......................................................... - 38 -


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1. Diện tích sản xuất muối (giai đoạn 2005-2013) ......................................... - 52 Phụ lục 1.2. Sản lượng muối toàn quốc (giai đoạn 2005-2013) ..................................... - 53 Phụ lục 1.3. Tình hình sản xuất muối công nghiệp (giai đoạn 2005-2012) .................... - 54 Phụ lục 1.4. Năng suất muối của Ninh Thuận và cả nước (giai đoạn 2005-2012) ......... - 55 Phụ lục 1.5. Biến động giá muối (2005-2013) ................................................................ - 56 -


ix

Phụ lục 2.1. Danh sách các nước sản xuất muối lớn nhất thế giới từ năm 2010-2014 ... - 57 Phụ lục 2.2. Kinh nghiệm quy hoạch và phát triển ngành muối trên thế giới ................ - 57 Phụ lục 3.1. Lao động nghề muối Ninh Thuận và cả nước (2005-2012)........................ - 58 Phụ lục 3.2. Năng suất lao động nghề muối của Ninh Thuận và cả nước (2005-2012) . - 59 Phụ lục 3.3. Sản lượng muối chế biến của Ninh Thuận và các tỉnh (2009-2013) .......... - 61 Phụ lục 3.4. Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp của tỉnh (giá hiện hành) ............... - 62 Phụ lục 3.5. Một số chỉ tiêu KT-XH chủ yếu của tỉnh Ninh Thuận (2011-2015) ........... - 63 Phụ lục 3.6. Dân số, lao động vùng sản xuất muối ......................................................... - 67 Phụ lục 3.7. Tổng hợp đầu tư cho khoa học công nghệ đến năm 2012 .......................... - 68 Phụ lục 3.8. Tổng hợp kết quả phỏng vấn hộ ................................................................. - 69 Phụ lục 3.9. Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp ......................................... - 75 Phụ lục 3.10. Bảng hỏi và kết quả phỏng vấn chuyên gia .............................................. - 84 Phụ lục 3.11. Bảng hỏi và kết quả phỏng vấn cán bộ Phòng nông nghiệp huyện .......... - 86 Phụ lục 3.12. Bảng hỏi và kết quả phỏng vấn cơ quan QLNN về diêm nghiệp ............. - 88 -


x

CHƯƠNG 1. GIỚI THỆU

1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Ngành muối, tuy là một ngành sản xuất không lớn về kinh tế, song lại có những tác động
không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Đã có nhiều chuyên gia
trên thế giới nghiên cứu về vai trò của muối1. Đầu tiên là tận dụng được lợi thế quốc gia,
như: bờ biển, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng... Hai là yếu tố thiết yếu cho cơ thể con người
và trong y khoa. Ngoài tác dụng khử trùng, tăng sức đề kháng, thì việc thiếu hụt Iod không
chỉ gây bệnh bứu cổ, mà còn làm tổn thương não, ảnh hưởng đến trí tuệ, năng lực sản xuất,
sức sáng tạo, khả năng học tập, lao động của cả xã hội. Ba là sản ph m quan trọng trong
ngành công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực ph m. Thiếu muối sẽ kìm hãm các ngành
chế biến lương thực, thực ph m và đặc biệt đối với công nghiệp dệt nhuộm và sản xuất sútclo, sô đa, chất thể dẻo PVC… Đây là những ngành sử dụng rất nhiều muối, nếu không có
muối thì sẽ không phát triển được. Và cuối cùng, là ngành sản xuất có liên quan đến sinh
kế của diêm dân, những người vốn nghèo khó và ít có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
Có thể nói, muối là sản ph m quan trọng, đóng vai trò to lớn, đáp ứng đa dạng các nhu cầu
ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là thực ph m thiết yếu cho con người và nguyên liệu cho công
nghiệp hoá chất. Do có nhiều công dụng nên nhu cầu tiêu thụ muối rất lớn, cả trong và

ngoài nước, nhất là nhu cầu muối cho công nghiệp sản xuất sút và sô đa. Theo báo cáo của
Cục hóa chất- Bộ Công thương, hiện nay nhu cầu của các ngành này cần khoảng 300.000
tấn muối nguyên liệu/năm và có thể lên tới 600.000 tấn/năm khi một số dự án sản xuất sô
đa đi vào hoạt động. Chính vì thế, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương (TW) đã có
nhiều chủ trương khuyến khích phát triển ngành muối theo hướng “hiệu quả, bền vững,
phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu muối
cho tiêu dùng dân sinh, các ngành công nghiệp và xuất khẩu; giải quyết việc làm ổn định,
nâng cao mức sống cho lao động ngành muối”2.

1

. Các nghiên cứu của Emily Ethridge (2013); Kresser K. (2012); Loren Cordain, PhD. Professor Emeritus

(2015); Vladimir Sedivy (1996, 2007, 2008, 2013).
2

Quy hoạch phát triển ngành làm muối đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp-PTNT.


-2-

Việt Nam có bờ biển dài trên 3.200 km với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có điều kiện
thuận lợi về sản xuất muối. Hơn nữa, nghề muối có truyền thống từ lâu đời, diêm dân cần
cù, chăm chỉ và giàu kinh nghiệm. Cả nước hiện có 21 tỉnh, thành có nghề sản xuất muối,
trải dài từ Hải Phòng đến Cà Mau, với tổng diện tích 14.189 ha, trong đó sản xuất
theo phương pháp thủ công vẫn chiếm diện tích lớn 10.795 ha (Phụ lục 1.1).
Đối với Ninh Thuận, được mệnh danh là “thủ phủ” của muối nhờ lợi thế bờ biển dài 105
km, đặc biệt nước biển có độ mặn cao trên 3%o, thuộc vùng khô hạn nhất nước, năng
lượng bức xạ lớn, nhiệt độ cao quanh năm, đất làm muối còn nhiều... đã tạo cho Ninh
Thuận là vùng sản xuất muối công nghiệp lý tưởng, đạt quy mô và sản lượng lớn nhất nước

(Phụ lục 1.1 và 1.2). Toàn tỉnh hiện có 2.375 ha đất muối, trong đó 1.892 ha muối công
nghiệp và 483 ha muối diêm dân. Sản lượng muối của tỉnh, đặc biệt muối công nghiệp
chiếm hơn 50% cả nước (Phụ lục 1.3). Tuy nhiên, thực tế hiện nay ngành muối vẫn đang
đứng trước một vấn đề khó khăn, đó là tình trạng nhập kh u muối hàng năm vẫn di n ra
(khoảng 400.000 tấn/năm), trong khi muối diêm dân sản xuất với số lượng lớn nhưng
không tiêu thụ được. Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (tại Hội nghị
muối 2014), năm 2013 lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp là 58.754
tấn, trong đó muối diêm dân 37.913/750.050 tấn muối thủ công được sản xuất trong năm.
Và Ninh Thuận cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Do năng suất, chất lượng và giá
muối không ổn định (Phụ lục 1.4 và 1.5) nên chưa có khả năng cạnh tranh với muối nhập
kh u. Thị trường tiêu thụ hẹp (chủ yếu trong nước, riêng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh chỉ
chiếm 29-30% sản lượng toàn tỉnh), thu nhập và đời sống diêm dân còn nhiều bấp bênh.
Xuất phát từ thực ti n địa phương và để hiểu rõ hơn về nghề muối, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm giúp diêm dân khai thác tốt tiềm năng lợi thế sẵn có, phát triển bền vững
nghề muối với năng suất ổn định và chất lượng tăng lên, để trong tương lai, sản lượng
muối của Ninh Thuận sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm nhập kh u muối ngoại, tôi chọn
Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh Ninh Thuận” làm nội
dung nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đi sâu phân tích thực trạng ngành muối của tỉnh trong những năm gần đây, từ đó:
- Xác định các yếu tố cốt lõi tác động tới năng lực cạnh tranh (NLCT) của ngành muối
Ninh Thuận;


-3-

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao NLCT của cụm ngành muối Ninh Thuận.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những nhân tố cốt lõi nào ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng muối của tỉnh ?
(2) Đâu là lực đ y và lực cản đối với cụm ngành muối tỉnh Ninh Thuận ?

(3) Cần có giải pháp nào để nâng cao NLCT cụm ngành muối tỉnh Ninh Thuận ?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Cụm ngành muối tỉnh Ninh Thuận.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn nên Đề tài chủ yếu
nghiên cứu trên phạm vi 02 huyện Ninh Hải và Thuận Nam- là những vùng đất ven biển có
sản xuất muối thuộc địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu có
tham khảo thêm kinh nghiệm làm muối của một số nước trên thế giới và một số địa
phương trong nước nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
1.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định tính, dựa trên khung phân tích NLCT cụm ngành của
Michael Porter để xác định những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến NLCT của ngành muối
tỉnh Ninh Thuận, từ đó chỉ ra những rào cản cũng như những bất cập mà ngành đối mặt,
đồng thời gợi ý một số chính sách cho chiến lược phát triển của ngành.
1.5.2. Nguồn thông tin và quá trình thu thập, xử lý thông tin
Các số liệu thống kê được khai thác chủ yếu từ Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn
(Nông nghiệp-PTNT), Cục chế biến thủy sản và nghề muối; Trung tâm Quy hoạch và phát
triển nông thôn II; Các Sở, ngành trong tỉnh: Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Nông nghiệp-PTNT, Cục Thống kê tỉnh và 2 huyện Thuận Nam, Ninh Hải; các doanh
nghiệp (DN) sản xuất muối trong tỉnh; phỏng vấn sâu và các nguồn thông tin khác.
Trên cơ sở dữ liệu thứ cấp thu thập được, cùng với kết quả trao đổi phỏng vấn, Đề tài tổng
hợp, so sánh và phân tích để đánh giá tình hình và đưa ra các khuyến nghị chính sách phù
hợp. Cụ thể các phương pháp (PP) được thực hiện như sau:


-4-

(+) Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập, kế thừa tài liệu, số liệu về sản xuất, chế biến và
tiêu thụ muối của các cơ quan Trung ương, cấp tỉnh, huyện có liên quan.
(+) Khảo sát thực địa: Tổ chức khảo sát tại các địa bàn đã chọn (huyện Thuận Nam và

Ninh Hải) để thu thập bổ sung thông tin về thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối.
(+) Phỏng vấn sâu: Tham khảo lấy ý kiến của 01 chuyên gia kỹ thuật, 01 lãnh đạo Sở Nông
nghiệp-PTNT tỉnh, 01 lãnh đạo Phòng Nông nghiệp huyện; toàn bộ 03 đại diện DN trên
địa bàn tỉnh và 50 trong tổng số gần 700 hộ sản xuất muối về những nội dung có liên quan
đến năng suất, sản lượng muối, PP sản xuất, công nghệ sản xuất và chế biến, nhu cầu tiêu
dùng, chính sách hỗ trợ,...
(+) Xử lý số liệu và phân tích thống kê: Sử dụng phần mềm máy tính (bảng biểu, vẽ sơ đồ,
biểu đồ, tính tốc độ tăng trưởng bình quân, …) để phân tích hệ thống số liệu về năng suất,
sản lượng, hiệu quả kinh tế,... phục vụ việc đánh giá NLCT cụm ngành muối Ninh Thuận.
1.6. Kết cấu Đề tài
Đề tài gồm 4 Chương, trong đó: Chương I giới thiệu tổng quan vấn đề, mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu; Chương II nêu cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước và kinh nghiệm; Chương
III phân tích NLCT cụm ngành muối Ninh Thuận và Chương IV nêu kết luận, khuyến nghị
chính sách.


-5-

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.1. Lý thuyết về NLCT cụm ngành
Theo Porter (2008), cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các
nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các
ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh
vừa hợp tác với nhau”. Theo đó, nếu có nhiều DN cùng ngành trong một khu vực địa lý sẽ
làm gia tăng cạnh tranh. Cái mới trong khái niệm cụm ngành của Porter là chỉ ra những lợi
ích mà cụm ngành mang lại, nhất là giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của DN,
thúc đ y đổi mới, cũng như hình thành các DN mới (Porter 1990, 1998, 2008, trích trong
Vũ Thành Tự Anh 2012, trang 9). Cạnh tranh ở cấp độ DN là việc đấu tranh giành giật
khách hàng. Tuy nhiên, bản chất cạnh tranh không phải tiêu diệt đối thủ mà chính DN phải

tạo ra những giá trị gia tăng cao hơn, mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình mà không
đến với đối thủ (Porter 1996).
Theo Porter (2008), bốn yếu tố chính có vai trò quan trọng giúp nâng cao năng suất và
năng lực sáng tạo của cụm ngành, đó là:
(1) Điều kiện nhân tố đầu vào: gồm các yếu tố cơ bản (tài nguyên, khí hậu, địa điểm, nhân
lực,…) và các yếu tố tiên tiến (hạ tầng thông tin, lao động có kĩ năng, phương tiện nghiên
cứu, bí quyết công nghệ,...). Porter cho rằng các yếu tố tiên tiến đóng vai trò rất quan trọng
trong lợi thế cạnh tranh. Vì các yếu tố cơ bản do được ưu đãi tự nhiên nên chỉ có tác dụng
ban đầu, còn các yếu tố tiên tiến do có sự đầu tư về giáo dục cơ bản, trình độ kiến thức, kỹ
năng, nghiên cứu,…nên có thể tạo ra NLCT khác biệt của một ngành.
(2) Các điều kiện cầu: Porter nhấn mạnh vai trò của cầu trong nước. Một công ty sẽ có lợi
thế cạnh tranh cao hơn nếu khách hàng của họ có được sự tinh vi và yêu cầu cao đối với
sản ph m. Chính những người tiêu dùng này sẽ gây sức ép lên các công ty trong nước phải
đáp ứng những tiêu chu n cao về chất lượng sản ph m cũng như phải sản xuất ra những
mẫu mã sản ph m mới.
(3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: Theo Porter, nếu có một ngành công
nghiệp mũi nhọn phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên kết và


-6-

bổ trợ. Ngược lại, các ngành bổ trợ liên quan phát triển sẽ lan tỏa sang ngành công nghiệp
then chốt, giúp ngành này có lợi thế cạnh tranh.
(4) Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp: Porter đề cập các yếu tố về cơ
cấu quản lý, đạo đức làm việc, và các tác động qua lại giữa các công ty sẽ đem đến những
lợi thế và bất lợi cho cụm ngành. Một điểm nữa được Porter chỉ ra là mối liên hệ giữa mức
độ cạnh tranh trong nước và sức sáng tạo của một ngành. Sự cạnh tranh gay gắt trong nội
bộ ngành thúc đ y DN tìm cách cải tiến quy trình hoạt động hiệu quả hơn, dẫn đến cạnh
tranh tốt hơn trên thị trường thế giới.
Bốn yếu tố trên được mô tả qua bốn đỉnh của hình thoi gọi là Mô hình Kim cương Porter.

Ngoài ra, bốn đỉnh của mô hình này còn chịu tác động của hai yếu tố “bên ngoài” là cơ hội
và Chính phủ (chính quyền địa phương) trong hoạch định và thực thi chính sách. Thông
qua việc lựa chọn chính sách, Chính phủ có thể can thiệp (tích cực hoặc tiêu cực) tới bốn
đặc tính của mô hình kim cương, còn cơ hội mang tính chất vận may rủi nên không được
xem xét (Hình 2.1).
Hình 2.1. Mô hình kim cương của Michael Porter

Chính sách kinh tế, thị
trường (hàng hóa, tài chính),
trợ cấp, giáo dục, định hình
nhu cầu, thiết lập các tiêu
chu n
Vai trò Chính
phủ/chính
quyền

Các quy định và động lực khuyến
khích đầu tư và năng suất, độ mở và
mức độ của cạnh tranh trong nước

Bối cảnh cho
chiến lược và
cạnh tranh
Tiếp cận các
yếu tố đầu vào
chất lượng cao

Điều kiện yếu
tố đầu vào


Các yếu tố điều
kiện cầu

Mức độ đòi hỏi và
khắt khe của khách
hàng và nhu cầu
nội địa

Ngành công
nghiệp phụ trợ
và liên quan

Sự có mặt của các nhà cung cấp và
các ngành công nghiệp hỗ trợ

Nguồn: Porter (1990, 1998, 2008), trích trong Vũ Thành Tự Anh (2012, trang 6)


-7-

2.2. Một số khái niệm về muối
Theo giải thích từ ngữ của Bộ Nông nghiệp-PTNT tại Tờ trình số 4304/TTr-BNN-CB ngày
24/12/2010 trình Chính phủ ban hành Nghị định về sản xuất và kinh doanh muối, thì:
Muối là hợp chất, có thành phần chính là NaCl (tên quốc tế Sodium chloride), được sản
xuất từ nước biển, nước mặn ngầm, khai thác từ mỏ muối, sử dụng cho ăn, uống, làm
nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp, hóa chất, thực ph m, y tế, mỹ ph m và
các ngành khác.
Muối thô là muối được sản xuất từ nước biển, nước mặn ngầm, khai thác từ mỏ muối chưa
qua chế biến.
Muối tinh là muối được chế biến từ nguyên liệu muối thô theo PP nghiền rửa, hoặc tái kết

tinh.
Muối công nghiệp là muối có hàm lượng các chất theo tiêu chu n, quy chu n kỹ thuật quốc
gia do cơ quan nhà nước có th m quyền công bố dùng làm nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp hóa chất và các ngành khác.
Sản xuất muối là quá trình làm ra muối từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ
muối.
Sản xuất muối thủ công là quá trình sản xuất được thực hiện trên đồng muối gồm nhiều
đơn vị sản xuất, mỗi đơn vị có lưu trình từ bốc hơi nước biển đến kết tinh muối, qui mô
nhỏ và sử dụng sức lao động của con người là chủ yếu.
Sản xuất muối công nghiệp là quá trình sản xuất muối trên diện tích tập trung, quy mô lớn,
được thiết kế theo quy trình công nghệ phân đoạn kết tinh, gồm các khu: bốc hơi nước
biển, kết tinh thạch cao và kết tinh muối riêng biệt, thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản
xuất, thu hoạch và bảo quản muối.
Chế biến muối là quá trình sử dụng thiết bị, kỹ thuật để chế biến muối thô thành loại muối
có chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng trong dân sinh và các ngành công nghiệp.
Kinh doanh muối bao gồm các hoạt động chế biến, mua, bán, xuất kh u, nhập kh u, dự trữ
và vận chuyển lưu thông, bảo quản muối.


-8-

Đất sản xuất muối là diện tích đất trong quy hoạch phát triển sản xuất muối được cấp có
th m quyền phê duyệt, gồm: đất sản xuất muối công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công.
2.3. Các nghiên cứu trước
Nguy n Đình Bình (2006) với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất muối sạch
trong sản xuất muối tại Bình Định”. Đề tài đã tìm ra các quy luật cô đặc tách muối, các giải
pháp lắng lọc, làm sạch nước,.. để tạo công nghệ sản xuất muối sạch đạt tiêu chu n; đặc
biệt công nghệ này có thể thay thế công nghệ khác như: hút chân không, nồi hơi, nghiền
rửa để tinh chế, làm sạch muối. Đề tài cũng cho thấy năng suất muối sản xuất từ công nghệ
này tuy tương đương với công nghệ truyền thống (100 tấn/ha) nhưng giá bán, chi phí khác

nhau và lợi nhuận gấp 3 lần so với công nghệ truyền thống; Qua đó, giúp tác giả đề xuất
giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất muối sạch nhằm cải thiện chất lượng muối của tỉnh,
góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh với muối nhập.
B. Nagaraja (2015) đã có “Bài phân tích kinh tế học về sản xuất muối ở Ấn Độ”. Đề tài đã
đưa ra kết luận đáng chú ý là tình hình xuất kh u muối đến Nhật và Việt Nam đang giảm
dần, vì vậy Chính phủ nước này phải phát triển chiến lược thúc đ y xuất kh u sang các
nước khác trên thế giới. Nghiên cứu này giúp tác giả thấy được việc giảm nhập kh u muối
của Ấn Độ vào nước ta sẽ mở ra cơ hội cho ngành muối trong nước phát triển, qua đó đề
xuất giải pháp nghiên cứu nhu cầu thị hiếu khách hàng để mở rộng thị trường xuất kh u.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên không đánh giá NLCT của ngành muối theo quan điểm
cụm ngành nên chưa nhận dạng rõ nhân tố cốt lõi ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
cụm ngành muối.
2.4. Một số kinh nghiệm về phát triển ngành muối
2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế
Theo số liệu thống kê của The Statistics Portal (2015) từ năm 2010 đến 2014, trong tốp 10
nước sản xuất muối lớn nhất thế giới thì Trung Quốc là nước dẫn đầu, theo sau là Hoa Kỳ
và Ấn Độ (Phụ lục 2.1). Trung Quốc có sản lượng muối ổn định ở mức 60-70 triệu tấn/năm
và luôn đứng đầu thế giới nhờ vào các yếu tố: (1) Về nhân tố đầu vào: Rất thuận lợi về
điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. Theo CIA World Factbook (2015), Trung Quốc thuộc
khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ m đến khô; Có bờ biển dài hàng ngàn km
(14.500km) và dân số đông nhất thế giới (gần 1,4 tỷ người), là nguồn lao động dồi dào cho


-9-

nghề làm muối; (2) Về điều kiện cầu: Trung Quốc thuộc tốp 20 nước tiêu thụ muối cao
nhất thế giới. Chỉ riêng nhu cầu muối cho tiêu dùng dân sinh đã là rất lớn, trung bình một
người dân Trung Quốc tiêu thụ khoảng 12,3g muối mỗi ngày, gấp 2 lần mức bình thường3
(American Institute for Cancer Research, 2016). Vì vậy, đây là thị trường tiềm năng, thúc
đ y ngành muối của Trung Quốc phát triển; (3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên

quan: Trung Quốc có các ngành chế biến thực ph m, đặc biệt ngành công nghiệp hóa chất
khổng lồ4, giúp đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng đầu ra của sản ph m muối; (4) Vai trò
của Chính phủ: Quy hoạch các khu sản xuất muối ven biển và gần vị trí đặt nhà máy hóa
chất để thuận lợi trong vận chuyển muối; Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng và đầu tư chiều
sâu giúp các DN đổi mới công nghệ, nâng cao NLCT dựa trên chất lượng và hiệu quả sản
xuất; Đặc biệt, chính sách độc quyền trong quản lý mặt hàng này, thành lập các DN Nhà
nước để làm nhiệm vụ đầu tư và tổ chức sản xuất, cung cấp thị trường trong nước theo giá
thống nhất do Nhà nước quy định. Chính phủ đã thực hiện vai trò quản lý giá muối và điều
tiết thị trường muối, điều hoà lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng (Cục CB
thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, 2013). Nhờ vậy mà năng suất muối của
Trung Quốc luôn ổn định, đạt mức bình quân 150-160 tấn/ha (Ngọc Quỳnh, 2008) và luôn
giữ vị trí số 1 thế giới về sản lượng.
Ấn Độ cũng là một nước rất mạnh về sản xuất muối, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ, với sản
lượng 17 triệu tấn vào năm 2014, trong đó xuất kh u 5,96 triệu tấn và thu về cho Ấn Độ
8,4 tỷ rupees (B. Nagaraja, 2015). Từ một nước phải nhập kh u muối vào những năm
1947, ngày nay ngành muối của Ấn Độ không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
mà còn xuất kh u ồ ạt ra thị trường thế giới. Nghiên cứu của D.S. Jhala (2009) đã chỉ ra
tiềm năng cho phát triển công nghiệp muối Ấn Độ là nhờ vào: (1) Các yếu tố tự nhiên: Có
bờ biển dài 7.000 km, điều kiện khí hậu thuận lợi (nắng nóng kéo dài), lực lượng lao động
có kỹ năng, giàu kinh nghiệm (109 ngàn người tham gia vụ muối năm 2013-2014); (2) Cầu
nội địa tăng nhanh: Cũng như Trung Quốc, ngành công nghiệp hóa chất của Ấn Độ phát
triển rất mạnh, cộng với nhu cầu tiêu dùng cho dân sinh rất lớn (đứng thứ hai thế giới về
dân số) là động lực thúc đ y ngành muối phát triển; (3) Vai trò điều hành tốt của Chính
phủ: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng, xây dựng nhiều cảng trung chuyển có công

3

Theo khuyến cáo của các tổ chức Y tế, thì một người chỉ nên tiêu thụ ít hơn 6g muối mỗi ngày.

4


Muối là nguyên liệu chính trong sản xuất sút-clo và sô-đa tổng hợp, chiếm hơn 50%.


- 10 -

suất từ 5.000 đến 25.000 tấn/ngày. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ còn ban hành quy chế kiểm
soát sản xuất, cung cấp, phân phối muối và giao một cơ quan nhà nước5 quản lý. Bên cạnh
đó, Ấn Độ còn tạo thuận lợi cho diêm dân tiếp cận vốn tín dụng, ưu tiên hàng đầu cho đầu
tư nâng cấp các vùng sản xuất muối. Nhà nước còn quy định các DN kinh doanh muối phải
mua hết số muối do diêm dân làm ra mỗi vụ, không để tồn đọng (Phụ lục 2.2).
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước
Bạc Liêu là tỉnh có lợi thế về sản xuất muối với diện tích lớn nhất nước. Ngoài yếu tố tự
nhiên thuận lợi (thuộc vùng biển không có đá vôi, độ bay hơi rất cao, độ hấp thụ nhiệt rất
mạnh,..) và chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng (hệ thống bơm nước, điện, đường ô tô đến
các trung tâm xã) giúp rút ngắn chi phí khoảng cách và thời gian vận chuyển, Bạc Liêu còn
thực hiện tốt công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật như tổ chức các lớp đào tạo
nghề sản xuất muối chất lượng cao cho lao động nông thôn. Nhờ vậy mà giá trị kinh tế của
hạt muối Bạc Liêu được nâng cao. Bảng dưới đây cho thấy kết quả sản xuất muối trải bạt
của Bạc Liêu mặc dù chi phí cao nhưng có năng suất, sản lượng và lợi nhuận cao hơn muối
thủ công truyền thống rất nhiều (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Hiệu quả kinh tế trên 01 ha sản xuất muối vụ mùa 2012-2013 tỉnh
Bạc Liêu
Đơn vị tính

PP thủ công
truyền thống

PP trải bạt trên
sân kết tinh


Sản lượng

kg

51.120

61.120

Năng suất

Tấn/ha

51,12

61,12

Đồng/kg

1.200

1.700

Chi phí sản xuất

Đồng

32.535.000

53.035.000


- Trong đó nhân công 6

Đồng

26.000.000

26.000.000

Tổng doanh thu

Đồng

61.344.000

103.904.000

Lợi nhuận

Đồng

28.809.000

50.869.000

Danh mục

Giá bán bình quân

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu (2014)


Như vậy, tính bình quân 1 tấn sản ph m thì muối thủ công có doanh thu 1.200.000 đồng,
chi phí 636.443 đồng, lợi nhuận 563.557 đồng; Muối trải bạt có doanh thu 1.700.000 đồng,
chi phí 867.719 đồng, lợi nhuận 832.281 đồng. Rõ ràng làm muối bạt lợi nhuận sẽ cao hơn.
5

Vụ Chính sách công nghiệp và Xúc tiến đầu tư- Một văn phòng trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp.

6

3 người (2 người thường xuyên*2triệu/tháng*6tháng; 1người không thường xuyên *2triệu/tháng*1 tháng)


- 11 -

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH MUỐI
NINH THUẬN

3.1. Thực trạng ngành muối Ninh
Thuận
3.1.1. Lịch sử hình thành

Hộp 3.1. Lịch sử hình thành các Cty
muối Ninh Thuận và Đầm Vua
“Cty Muối Ninh Thuận được thành lập từ

Cụm ngành muối Ninh Thuận được hình

năm 1996 (QĐ 632/CT ngày 29/02/1996


thành và phát triển một cách tự nhiên; Có

của UBND tỉnh Ninh Thuận) trên cơ sở

truyền thống từ lâu đời, hầu hết bà con

hợp nhất 03 DN Nhà nước, gồm: Xí

sinh sống ở vùng đất gần biển đều biết

nghiệp Muối Cà Ná, Xí nghiệp CB thạch

làm muối7; Có vị trí địa lý và điều kiện

cao Mỹ Đức và Xí nghiệp Muối Phương

tự nhiên thuận lợi; Lại là một trong 4 ngư

Cựu”. (Theo website Cty muối Ninh

trường trọng điểm của cả nước với tổng

Thuận, truy cập ngày 26/3/2016 tại địa

trữ lượng cá, tôm khá lớn, khả năng khai
thác 50.000 tấn/năm, vì vậy cần lượng
muối lớn để bảo quản, chế biến và xuất
kh u các loại thực ph m này.

chỉ: www.vinacorp.vn /stock.aspx/OTCNISACO).

“Cty TNHH Đầm Vua hình thành từ năm
1993 khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề
nghị ông Igor Panfilov, Chủ tịch MK-

Ninh Thuận còn có các DN “đầu đàn”

Group đầu tư vào đồng muối Đầm Vua,

được thành lập từ rất lâu (Hộp 3.1).

một nơi nghèo khó nhất nước và chính

Riêng Xí nghiệp muối Cà Ná, tiền thân

thức được thành lập vào ngày 12/01/1994

của Công ty Cổ phần (Cty CP) muối

với tên gọi ban đầu Xí nghiệp liên doanh

Ninh Thuận được hình thành từ những
năm 1927-1928 do người Pháp xây dựng.
Đặc biệt Cty TNHH Đầm Vua là liên
doanh duy nhất với nước ngoài trong lĩnh

muối Đầm Vua, trên cơ sở liên doanh
giữa Cty muối Ninh Thuận và tập đoàn
kinh tế APPLEIEN (Thụy Sỹ); đến tháng
10/2004 đổi tên thành Cty TNHH Đầm
Vua, liên doanh giữa Cty MK-Group của


vực khai thác muối ở Việt Nam, đã đầu

liên bang Nga (65% vốn) và Cty CP muối

tư xây dựng đồng muối sản xuất tập

Ninh Thuận (35% vốn)”. (Theo website

trung kết tinh phân đoạn dài ngày và đi

Cty TNHH Đầm Vua, truy cập ngày

vào sản xuất khai thác muối từ năm

26/3/2016, tại địa chỉ: />
1996. Ngoài ra, trong tỉnh còn có 05 Cty

gioithieu-vn).

7

Trước tiên là để sử dụng trong gia đình và sau đó thì buôn bán.


- 12 -

và hàng trăm cơ sở chế biến nông, lâm, thủy hải sản8 các loại với nhiều quy mô khác nhau
(Sở Công thương Ninh Thuận, 2013), cùng với sự tăng trưởng của các ngành dệt may, hóa
chất, thực ph m đồ uống, dịch vụ-chế biến khác (hậu cần nghề cá, nước mắm,...). Đây là

những ngành sử dụng rất nhiều muối và không có muối thì sẽ không phát triển được. Cộng
với nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm đã góp phần hình thành và
phát triển cụm ngành muối của tỉnh (Hình 3.1).
Hình 3.1. Sơ đồ cụm ngành muối Ninh Thuận
Máy móc thiết
bị

Cụm ngành CB
thủy hải sản

Nước biển

(4)
Điện-nước
(4)
Cty SX ống
nhựa, Bao bì
(4)
Hạ tầng giao
thông

Muối

Cụm ngành CB
thực ph m đồ
uống

SP sau muối

Cụm ngành hóa

chất
Cảng Cà Ná, Ba

Vận tải,
logistic

Ngòi
Ngân hàng, bảo
hiểm

Trường
ĐH/CĐ, TT.
Khuyến diêm

Cty quảng cáo,

R&D và thiết kế

Liên Hiệp hội
KHKT

Chính
quyền

hội chợ, tri n
lãm

Nguồn: Tác giá diễn giải dựa trên mô hình cụm ngành của Porter

3.1.2. Phương pháp và quy trình sản xuất muối

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 2 PP sản xuất muối chủ yếu là:
8

Cty CP XNK thủy sản Cà Ná (tôm), Cty TNHH TM Hải Đông (hải sản khô), DNTN CB thủy sản Bế Hậu-

Cà Ná, Cty TNHH Thông Thuận (tôm), Công ty CP Xuất kh u Nông sản Ninh Thuận (Điều),...


- 13 -

(1) Phơi nước phân tán (thủ công truyền thống): là phơi nước không phân đoạn kết tinh.
Áp dụng ở khu vực sản xuất hộ gia đình, quy mô nhỏ, phân tán. PP này có ưu điểm là chi
phí đầu tư thấp, tận dụng được những thửa đất nhỏ gần biển để sản xuất muối. Tuy nhiên,
sản ph m sẽ có nhiều tạp chất, chất lượng không cao, không đáp ứng được yêu cầu các
ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp hóa chất.
(2) Phơi nước tập trung (sản xuất công nghiệp): là phơi nước phân đoạn kết tinh muối,
thạch cao và thu hồi nước ót. Áp dụng ở đồng muối công nghiệp có quy mô diện tích lớn.
Ưu điểm là muối kết tinh được tập trung về một khu vực, nên thuận lợi để áp dụng cơ giới
hóa khâu thu hoạch, vận chuyển muối. Năng suất cao, chất lượng tốt vì có thể loại bỏ hầu
hết tạp chất và hợp chất không tan, đáp ứng nhu cầu các ngành công nghiệp, ngoài ra còn
tận thu được sản ph m phụ như thạch cao, nước ót,…góp phần tăng thu nhập. Tuy nhiên,
chi phí đầu tư lớn, yêu cầu diện tích lớn tập trung.
Quy trình sản xuất muối được thực hiện qua 4 công đoạn chính như sau:
(1) Cung cấp nước biển (được lấy từ cống đầu mối dẫn vào kênh cấp 1, 2, kênh nội đồng
đến từng hồ chứa, ô phơi nước).
(2) Dẫn nước biển vào ô phơi (qua 4-5 cấp, độ mặn tăng dần theo mỗi cấp).
(3) Kết tinh muối (sau khi giang nước biển đủ độ mặn >250Bé, dẫn vào ô kết tinh).
(4) Thu gom muối thô vào kho chứa (Hình 3.2).
Hình 3.2. Quy trình sản xuất muối thô
Nước biển


Ô giang

Ô kết tinh

Muối thô

Đánh đống

Nguồn: tác giả phỏng vấn người làm muối

3.1.3. Giá trị sản xuất và chế biến muối
Về sản xuất muối
Quy mô: Toàn tỉnh có 3 Cty và gần 700 hộ sản xuất muối, tập trung ở 4 xã huyện Ninh Hải
và 4 xã huyện Thuận Nam. Năm 2013, diện tích sản xuất muối của tỉnh đạt 2.375 ha,
chiếm 16,7% cả nước. Riêng đồng muối công nghiệp có 1.892 ha, chiếm 55,7% cả nước9.
Là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất muối lớn nhất nước, sau Bạc Liêu và đạt tốc
9

Cả nước có 3 tỉnh sản xuất muối công nghiệp: Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, với tổng diện tích
3.394 ha.


- 14 -

độ tăng trưởng cao nhất, bình quân giai đoạn 2005-2013 là 7,1%/năm, chỉ sau Bến Tre
(Phụ lục 1.1; 1.3 và Hình 3.3).
Hình 3.3. Diện tích muối các tỉnh và tốc độ tăng trưởng (2005-2013)

Nguồn: Trung tâm Quy hoạch và phát triển nông thôn II


Năng suất và sản lượng: Năm 2013, sản lượng muối Ninh Thuận đạt 274,884 ngàn tấn,
chiếm 26,4% tổng sản lượng toàn quốc; riêng muối cho công nghiệp đạt 159,284 ngàn tấn,
chiếm 57,9% sản lượng toàn tỉnh và 55,1% sản lượng muối công nghiệp cả nước. So với
năm 2005, sản lượng muối của tỉnh tăng 10,114 ngàn tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2005-2013 là 0,5%/năm, riêng muối công nghiệp giảm 4,3%/năm. Mặc dù đạt
sản lượng ở mức cao nhất nước nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm và thấp hơn một số
tỉnh như Nghệ An (15,3%/năm), Bạc Liêu (5,8%/năm), Bình Thuận (3,4%/năm) (Phụ lục
1.2; 1.3 và Hình 3.4).


×