Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh bà rịa – vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TUẤN KIỆT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH MUỐI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TUẤN KIỆT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH MUỐI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Chuyên ngành:
Mã số:

Quản lý công
8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI


TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Đề án: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu” là do tôi thực hiện, tôi xin cam đoan các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu
biết của tôi.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Nguyễn Tuấn Kiệt

năm 2018


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HỘP
DANH MỤC PHỤ LỤC

TÓM TẮT
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1

Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 4

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4

1.5

Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin.......................................................... 4

1.6

Kết cấu Đề tài ............................................................................................................. 5

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƢỚC 6
2.1

Lý thuyết về NLCT và cụm ngành........................................................................... 6


2.2

Các nghiên cứu trước về ngành muối ...................................................................... 9

2.3

Một số kinh nghiệm về phát triển ngành Muối ..................................................... 12

2.3.1

Kinh nghiệm trong nước .......................................................................................... 12

2.3.2

Kinh nghiệm quốc tế................................................................................................. 14

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH NLCT NGÀNH MUỐI BÀ RIA - VŨNG TÀU ........ 18
Tổng quan ngành muối Bà Rịa – Vũng Tàu ......................................................... 18

3.1

3.1.1 Lịch sử hình thành........................................................................................................... 18
3.1.2 Phương pháp và quy trình sản xuất muối ....................................................................... 19
3.1.3

Giá trị sản xuất và chế biến muối ............................................................................ 20

3.1.4


Vai trò của ngành muối đối với phát triển KT-XH của tỉnh..................................... 26


Các nhân tố tác động đến NLCT cụm ngành Muối Bà Rịa – Vũng Tàu ........... 26

3.2

3.2.1 Các điều kiện nhân tố sản xuất ....................................................................................... 26
3.2.2 Các điều kiện cầu ............................................................................................................ 30
3.2.3

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan ............................................................ 33

3.2.4

Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................ 34

3.2.5

Vai trò của Nhà nước ............................................................................................... 40

3.3

Phân tích rủi ro biến đổi khí hậu ............................................................................. 41

3.4

Đánh giá NLCT cụm ngành muối tỉnh BRVT theo mô hình kim cương .......... 42

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................ 46

4.1

Kết luận ..................................................................................................................... 46

4.2

Khuyến nghị ............................................................................................................. 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 49
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 54


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng Việt

Cty

Công ty

DN

Doanh nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

KHKT


Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế - xã hội

PTNT

Phát triển nông thôn

TW

Trung ương

CN

Công nghiệp

NLCT

Năng lực cạnh tranh

BRVT

Bà Rịa – Vũng Tàu


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Những yếu tố nền tảng quyết định NLCT của địa phương………....


6

Hình 2.2. Mô hình kim cương của M. Porter………………………………….

8

Hình 3.1. Sơ đồ cụm ngành muối tỉnh BRVT………………………………...

19

Hình 3.2. Quy trình sản xuất muối thô………………………………………..

20

Hình 3.3. Diện tích muối các tỉnh và tốc độ tăng trưởng (2011-

21

2016)……….......................................................................................................
Hình 3.4. Sản lượng muối tỉnh BRVT so với các tỉnh và tốc độ tăng trưởng

22

(2011-2016)……………………………………………………………………
Hình 3.5. Năng suất muối tỉnh BRVT so với các tỉnh và tốc độ tăng trưởng

23

(2011-2016)……………………………………………………………………

Hình 3.6. Năng suất và sản lượng muối tỉnh BRVT (2011-2016)…………….

23

Hình 3.7 Lao động ngành muối tỉnh BRVT và cả nước (2008-2016)………...

28

Hình 3.8. Biểu đồ chỉ số PCI của tỉnh BRVT (2007-2016)…………………...

36

Hình 3.9. Đánh giá NLCT cụm ngành muối BRVT…………………………..

44

Hình 3.10. Sơ đồ cụm ngành muối BRVT sau phân tích……………………..

45

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảy nước sản xuất muối có sản lượng lớn nhất thế giới …….…....

15

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu khí hậu, thời tiết tiết trong thời gian sản xuất muối

27

ở BRVT………………………………………………………………………..

Bảng 3.2. Thống kê các chỉ số từ năm 2007 đến năm 2016 của tỉnh BRVT….

35


DANH MỤC HỘP

Hộp 3.2. Vì sao muối trong nước thất bại..........................................................

32

Hộp 3.3. Kỹ thuật làm muối của Diêm dân........................................................

39

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1. Diện tích sản xuất muối toàn quốc (2011-2016)………………...
Phụ lục 1.2. Sản lượng sản xuất muối toàn quốc (2011-2016)………………..
Phụ lục 1.3. Năng suất muối BRVT và cả nước (2011-2016)………………...
Phụ lục 1.4. Biến động giá muối (2011-2016)………………………………...
Phụ lục 3.1. Lao động ngành muối tỉnh BRVT và cả nước (2008-2016)……..
Phụ lục 3.2. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020 lĩnh vực
đầu tư phát triển khoa học - công nghệ sản xuất………………………………
Phụ lục 3.3. Bảng hỏi và tổng hợp kết quả phỏng vấn hộ……………………..
Phụ lục 3.4. Bảng hỏi và tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu 03 Công ty……….
Phụ lục 3.5. Bảng hỏi và kết quả phỏng vấn cán bộ Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cấp huyện và cấp tỉnh…………………………………...


TÓM TẮT

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng Kinh tế
trọng điểm phía Nam, có những lợi thế về: thị trường rộng lớn, đa dạng và năng
động; có nhiều tiềm năng về khoa học - công nghệ; nhiều nhà đầu tư có tiềm năng
lớn về vốn, năng lực kinh doanh, thương hiệu; có hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi
(đặc biệt là hệ thống giao thông, cảng, cơ sở chế biến...); có 305 km bờ biển, nước
biển nóng, có độ mặn cao (từ 3,2-3,5%) nên đây là vùng biển giàu tiềm năng về sản
xuất muối, cộng với Muối Bà Rịa là nguyên liệu không thể thiếu để các nhà thùng
Phú Quốc chế biến nước mắm. Vì vậy, lượng muối sản xuất của tỉnh có thị trường
tiêu thụ ổn định và có đầy đủ yếu tố để phát triển mạnh trong tương lai. Tuy nhiên,
cùng với việc Chính phủ cho nhập khẩu muối ồ ạt như hiện nay, thương hiệu Muối
Bà Rịa bị làm giả do UBND tỉnh chưa xây dựng được chỉ dẫn địa lý cho thương
hiệu muối của tỉnh; nhu cầu muối công nghiệp hiện nay trên địa bàn tỉnh và các tỉnh
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam rất lớn mà ngành muối của tỉnh chưa sản
xuất được; cộng với cơ sở hạ tầng ngành muối đang xuống cấp, tốc độ đô thị hóa
nhanh, chất lượng và năng suất thấp, thị trường tiêu thụ hẹp dẫn đến thu nhập của
các diêm dân gặp nhiều khó khăn.
Nhằm giúp cho diêm dân khai thác tốt thế mạnh, tăng thu nhập và bảo tồn phát triển
nghề muối truyền thống lâu đời, tác giả sử dụng phương pháp định tính, dựa trên
mô hình kim cương trong khung phân tích NLCT cụm ngành của Michael Porter để
để xác định những thế mạnh, những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh cụm ngành muối của tỉnh và đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh cụm ngành muối của tỉnh một cách bền vững.
Qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận định cụm ngành muối của tỉnh hiện tại đang
gặp bất lợi ở Nhóm điều kiện nhân tố sản xuất: lực lượng lao động hiện nay của
ngành muối đang bị già hóa, diêm dân chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy
trình sản xuất muối, chưa tận dụng hết các nguồn nguyên liệu sau muối để sản xuất,
chế biến các sản phẩm khác; Nhóm bối cảnh và chiến lược cạnh tranh: thương hiệu
Muối Bà Rịa đang bị giả rất nhiều do tỉnh chưa xây dựng được chỉ dẫn địa lý, liên



kết thị trường còn lỏng lẻo; khả năng nghiên cứu, tiếp cận thị trường mới còn hạn
chế nên chưa có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu; chưa có quy mô sản xuất lớn,
chưa hình thành được các công ty sản xuất muối tập trung như các tỉnh Ninh Thuận,
Bình Thuận và Khánh Hòa đã làm, thiếu hợp tác, liên kết giữa tác nhân trong ngành
và các ngành có liên quan, chưa tạo được sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất và tiêu
thụ muối.
Các khuyến nghị đề xuất: (1) Nhà nước cần có chính sách ổn định giá muối; (2) Thu
hút các doanh nghiệp lớn để sản xuất muối công nghiệp; (3) Đào tạo, chuyển giao
công nghệ; (4) Thực hiện nghiêm quy hoạch vùng sản xuất muối; (4) Xây dựng chỉ
dẫn địa lý; (5) Công tác khuyến diêm và hỗ trợ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
muối; (6) Giải pháp về công trình và phi công trình thích ứng với kịch bản nước
biển dâng;....


-1-

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1

Bối cảnh nghiên cứu

Ngành muối có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, muối rất cần thiết cho cơ thể con người, trong lĩnh vực y
khoa, trong ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp thực phẩm. Và quan trọng
nhất, ngành muối có liên quan đến sinh kế của người diêm dân, những người vốn
nghèo khó và ít có điều kiện vươn lên trong cuộc sống hiện nay.
Theo báo cáo của Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn thì nhu cầu muối của Việt Nam đến năm 2020 đối với con
người và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp là khoảng 2.950
ngàn tấn/năm. Chính vì thế, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương đã có nhiều

chủ trương khuyến khích phát triển ngành muối theo hướng “hiệu quả, bền vững,
phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương, đáp ứng nhu
cầu muối cho tiêu dùng dân sinh, các ngành công nghiệp và xuất khẩu; giải quyết
việt làm ổn định, nâng cao mức sống cho lao động ngành muối” 1
Việt Nam có bờ biển (không kể các đảo) tương đối dài, tới 3.260 km, kéo từ mũi Cà
Mau đến địa đầu Móng Cái. Vì đặc điểm của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có tổng nhiệt độ trung bình năm cao, số giờ chiếu sáng từ 1500-3000 giờ/năm,
nước biển nóng, có độ mặn cao (từ 3,2-3,5%) nên đây là vùng biển giàu tiềm năng
về muối, với tổng trữ lượng khoảng 120-130 tỷ tấn muối. Làm muối là nghề truyền
thống từ lâu đời, diêm dân cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
muối và có thể tạo ra loại muối phơi cát chứa nhiều loại khoáng chất rất tốt cho sức
khỏe con người khi dùng làm thức ăn hàng ngày. Với ưu điểm này, muối của Việt
Nam đã chinh phục thành công các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Hàn
Quốc... với số lượng nhập khẩu ngày càng tăng. Hiện nay, sản phẩm muối của Việt
Nam đã xuất khẩu sang một số nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Lào... với số
lượng trên 4.000 tấn/năm (chủ yếu là muối phơi cát thủ công của khu vực Nghệ

1

Quy hoạch và phát triển ngành Muối đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ NN&PTNT.


-2-

An). Cả nước có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối nhưng diện tích sản xuất muối tập
trung chính ở các tỉnh như: Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí
Minh, Bến Tre, Khánh Hòa, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thanh
Hóa...với tổng diện tích 14.187 ha, trong đó sản xuất theo phương pháp thủ công
vẫn chiếm diện tích lớn 10.796 ha (Phụ lục 1.1)
Nghề sản xuất muối của Bà Rịa-Vũng Tàu có cách đây khoảng 160 năm và được

xem là nghề truyền thống của diêm dân xã An Ngãi, thị trấn Long Điền (huyện
Long Điền), phường Long Hương (TP. Bà Rịa), xã Long Sơn và phường 12
(TP.Vũng Tàu). Với diện tích khoảng 904,7 ha, trong đó diện tích muối thô là 886,7
ha và muối sạch là 18 ha, sản lượng 80.000 tấn/năm (Phụ lục 1.1 và 1.2). Hơn 80%
sản lượng muối Bà Rịa – Vũng Tàu được các nhà thùng ở Phú Quốc chọn là nguyên
liệu muối duy nhất để sản xuất nước mắm cùng cá cơm, do muối Bà Rịa (Bà Rịa –
Vũng Tàu) được sản xuất theo phương pháp phơi nước trên nền da rong tự nhiên
(theo phỏng vấn diêm dân, da rong là lớp rong trên nền ô kết tinh muối được phơi
khô rồi cán xẹp xuống tạo thành lớp da phủ trên bề mặt ruộng, ngăn muối tiếp xúc
với nền đất sét bên dưới), ưu thế thổ nhưỡng địa phương và khí hậu đặc trưng tạo ra
hạt muối nhỏ, rắn chắc, sắc cạnh, mang màu trắng xám sáng, không có ánh vàng,
muối không có vị đắng, chát nên có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại muối ở
các tỉnh khác.
Tuy nhiên, hiện nay ngành muối Bà Rịa-Vũng Tàu hiện đang gặp rất nhiều khó
khăn, đó là lượng muối tồn động các năm lớn, cụ thể trong năm 2016 với sản lượng
muối tồn gần 38.000 tấn, nguyên nhân do: Năng lực cạnh tranh của ngành kém, cụ
thể có thể nhận dạng một số nguyên nhân như: sản phẩm muối của BR – VT chưa
đa dạng về chủng loại sản phẩm; muối của diêm dân sản xuất ra chủ yếu là muối thô
phục vụ cho đánh bắt thủy, hải sản, chế biến nước mắm, muối Iốt… lượng muối qua
chế biến thấp; không có sản phẩm muối đủ tiêu chuẩn cung cấp cho ngành công
nghiệp hóa chất; chính quyền địa phương chưa tổ chức cho các HTX, các cơ sở sản
xuất, chế biến muối gặp gỡ các đối tác tại Phú Quốc nhằm thiết lập mối quan hệ bền
vững trong việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm; hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế


-3-

biến và lưu thông muối trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư (gồm nạo vét kênh
mương, xây dựng đường giao thông, bãi tập kết muối và xây lắp đường điện trung
hạ thế, trạm biến áp) nhằm giúp diêm dân giảm được chi phí sản xuất, nâng cao chất

lượng muối; chưa thực hiện tái cơ cấu sản xuất, chú trọng chuyển giao khoa học kỹ
thuật, công nghệ cao vào sản xuất muối nhằm giúp tăng năng suất, chất lượng muối
hướng đến sản xuất muối công nghiệp. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân bên
ngoài như: lượng muối nhập khẩu muối của cả nước tăng cao; một số cơ sở thu gom
muối từ các địa phương khác với giá rẻ hơn, rồi gắn nhãn hiệu “muối Bà Rịa” để
bán ra thị trường.
Xuất phát từ những thực tiễn địa phương và nguyện vọng muốn nghiên cứu, đề xuất
một số giải pháp nhằm giúp diêm dân khai thác tốt lợi thế sẵn có, phát triển bền
vững nghề muối, nâng cao thu nhập, đời sống của diêm dân Bà Rịa – Vũng Tàu. Vì
vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối
Bà Rịa – Vũng Tàu” để làm nội dung nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đề tài tập trung khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành muối
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
trên cơ sở vận dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Michael Porter để
xác định những thế mạnh, những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
cụm ngành muối của tỉnh và đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cụm ngành muối của tỉnh một cách bền vững.
Mục tiêu cụ thể
- Đề tài phân tích sâu thực trạng cụm ngành muối của tỉnh BR – VT trong
những năm gần đây, từ đó xác định các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Khuyến nghị một số giải pháp, chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.


-4-

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Tương ứng với những mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đưa ra những câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Những nhân tố cốt lõi nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành
muối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
- Đâu là chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: tập trung xác định năng lực cạnh tranh của ngành muối tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu và so sánh năng lực cạnh tranh ngành muối của tỉnh với các địa
phương lân cận.
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và
trong quá trình nghiên cứu có tham khảo thêm kinh nghiệm của một số tỉnh và
một số nước trên thế giới nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu giai đoạn 2011-2016
thông qua phân tích số liệu, báo cáo cho thời kỳ này.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn thông tin
Đề tài sử dụng phương pháp định tính, dựa trên khung lý thuyết năng lực cạnh
tranh cụm ngành của M.Porter (1990, 1998, 2008) được chỉnh sửa bởi Vũ Thành
Tự Anh để phân tích, đánh giá đưa ra kết luận về những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đó chỉ
ra những tồn tại cũng như những yếu kém của cụm ngành để có giải pháp khắc
phục, đồng thời gợi ý một số chính sách cho chiến lược phát triển cụm ngành
muối của tỉnh.
(i) Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập, kế thừa tài liệu, số liệu về sản xuất,
chế biến và tiêu thụ muối của các cơ quan Trung ương, cấp tỉnh, huyện có liên


-5-


quan.
(ii) Khảo sát thực địa: Tổ chức khảo sát tại các cánh đồng muối trên địa bàn
tỉnh, bao gồm xã An Ngãi, thị trấn Long Điền (huyện Long Điền), phường
Long Hương (TP.Bà Rịa), xã Long Sơn và phường 12 (TP.Vũng Tàu) để thu
thập làm sáng tỏ hơn về thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối.
(iii) Phỏng vấn sâu: Tham khảo ý kiến của 01 lãnh đạo Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh; 01 lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn (Sở
NNPTNT), 02 lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Long Điền và 03 doanh nghiệp, 30 hộ trong tổng số 717 hộ sản xuất muối về
những nội dung có liên quan đến năng suất, sản lượng muối, phương pháp sản
xuất, công nghệ sản xuất và chế biến, nhu cầu tiêu thụ, chính sách hỗ trợ…..
(iv) Xử lý số liệu và phân tích thống kê: Sử dụng phần mềm máy tính để
phân tích hệ thống số liệu về năng suất, sản lượng, tăng trưởng, hiệu quả kinh
tế…để phục vụ cho đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành muối Bà Rịa Vũng Tàu.
1.6 Kết cấu Đề tài
Đề tài gồm 4 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan vấn đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước.
Chương 3: Phân tích năng lực cạnh tranh ngành muối Bà Rịa - Vũng Tàu
Chương 4: Kết luận, khuyến nghị chính sách.


-6-

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1 Lý thuyết về NLCT và cụm ngành
Theo mô hình đánh giá NLCT của Porter (1990, 1998, 2008) được chỉnh sửa bởi Vũ
Thành Tự Anh (2011) thì NLCT là mối quan tâm thường trực của cả chính quyền
trung ương và địa phương. Điều quan trọng và có ý nghĩa duy nhất về NLCT là

năng suất. Năng suất ở đây được hiểu là năng suất sử dụng các nguồn lực (bao gồm
vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác) đóng vai trò trung tâm, một mặt vì nó
là thước đo chính xác nhất và có ý nghĩa duy nhất cho NLCT; mặt khác nó là nhân
tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương.
Theo Vũ Thành Tự Anh (2011) những nhân tố quyết định năng suất và tốc độ tăng
trưởng năng suất gồm ba nhóm (Hình 2.1):

Hình 2.1. Những yếu tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của địa
phƣơng
Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2012)
(i) Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương bao gồm: tài nguyên thiên nhiên; vị trí
địa lý; hay quy mô địa phương. Những nhân tố này không chỉ là số lượng mà còn


-7-

bao gồm sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện khí
hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản, nguồn nước, các nguồn lợi thủy
sản hay ngư trường,v.v..
(ii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương bao gồm các nhân tố cấu thành nên
môi trường hoạt động của doanh nghiệp, chia thành hai nhóm chính: chất lượng của
hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; các
thể chế, chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế.
(iii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp: đây là nhân tố tác động trực tiếp
tới năng suất của doanh nghiệp, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh và cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của
doanh nghiệp.
Theo Porter (2008), NLCT của ngành thường được đánh giá qua bốn đặc tính bao
gồm:
(i) Các điều kiện về nhân tố đầu vào; (ii) Các điều kiện cầu; (iii) Các ngành công

nghiệp phụ trợ và liên quan và (iv) Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội
địa. Bốn đặc tính này thông qua bốn góc của một hình thoi được gọi là Mô hình
Kim cương Porter.
Cần lưu ý rằng một số nhân tố như nhân lực, kiến trúc, vốn có thể di chuyển giữa
các địa phương, cho nên việc có sẵn các nhân tố này ở mỗi địa phương không phải
là một lợi thế cố hữu, bất di bất dịch. Hơn nữa, nguồn dự trữ các nhân tố đầu vào
mà một địa phương có được ở một thời điểm cụ thể không quan trọng bằng tốc độ
và tính hiệu quả mà địa phương tạo ra cũng như việc nâng cấp và sử dụng các nhân
tố này trong những ngành cụ thể. Vì vậy, ngoài bốn đặc tính quan trọng trên cần
phải nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hoạch định và
thực thi các chính sách kinh tế, trong việc định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu
chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất.


-8Chính sách kinh tế thị
trường (hàng hóa, tài
chính), trợ cấp, giáo dục
định hình nhu cầu, thiết
lập các tiêu chuẩn
Vai
trò chính
quyền

Tiếp cận
các yếu
tố
đầu
vào chất
lượng
cao


Các quy định và động lực
khuyến khích đầu tư và năng
suất độ mở và mức độ của
cạnh tranh trong nước
Bối cảnh cho
chiến lược và
cạnh tranh
Các yếu tố
điều kiện cầu

Điều kiện yếu
tố đầu vào

Mức độ đòi
hỏi và khắc
khe
của
khách hàng
và nhu cầu
nội địa

Ngành CN phụ
trợ và liên

quan
Sự có mặt của các nhà cung cấp
và các ngành công nghiệp hỗ trợ

Hình 2.2. Mô hình kim cƣơng của M. Porter

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2012, trang 6)
Theo Porter (2008) một cụm ngành là một nhóm các doanh nghiệp dựa trên quan hệ
tương tác lẫn nhau với khách hàng và nhà cung cấp. Các hoạt động cụm ngành sẽ
thúc đẩy phát triển đổi mới, hoàn thiện sản phẩm và quá trình để định vị sự khác
biệt và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thuật ngữ “cụm ngành”
được sử dụng cụ thể bằng cách tập trung các hoạt động trong ngành và trong khu
vực địa lý cụ thể, thường là đô thị hoặc khu vực để tập trung các nguồn lực và giành
lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Theo Vũ Thành Tự Anh (2011) các lợi thế cạnh tranh do cụm ngành tạo ra bao
gồm:
* Thúc đẩy hiệu quả: Tăng khả năng tiếp cận với thông tin, dịch vụ và nguyên liệu
chuyên biệt; Tăng tốc độ và giảm chi phí điều phối cũng như giao dịch giữa các
doanh nghiệp trong cụm ngành; Tăng khả năng truyền bá các thông lệ và kinh


-9-

nghiệm kinh doanh hiệu quả; Tăng cạnh tranh trong đó tập trung vào việc cải thiện
chất lượng trên cơ sở so sánh với các đối thủ trong cụm ngành.
* Thúc đẩy đổi mới: Tăng khả năng nhận diện cơ hội đổi mới công nghệ với sự có
mặt của nhiều luồng thông tin; Giảm chi phí và rủi ro thử nghiệm công nghệ mới
trước sự sẵn có của nguồn lực tài chính và kỹ năng, dịch vụ hỗ trợ và các doanh
nghiệp khâu trước – khâu sau.
* Thúc đẩy thương mại hóa: Mở rộng cơ hội phát triển sản phẩm mới và/hoặc thành
lập doanh nghiệp mới; Giảm chi phí thương mại hóa khi có sẵn nguồn lực về tài
chính và kỹ năng.
2.2 Các nghiên cứu trƣớc về ngành muối
Phạm Văn Dực (2015) với đề tài nghiên cứu “Nghề làm muối của người Việt ở
Long Sơn, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đã nghiên cứu quy trình
làm muối truyền thống tại Bà Rịa – Vũng Tàu để cho ra những hạt muối ngon cung

cấp cho các nhà thùng Phú Quốc (Kiên Giang) sản xuất nước mắm; đồng thời
khuyến nghị một số chính sách để duy trì và phát triển nghề muối truyền thống của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Qua nghiên cứu của tác giả, có thể thấy ngành muối của
tỉnh có đầu ra ổn định, vì vậy UBND tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ cho ngành
muối của tỉnh duy trì và phát triển, tạo công ăn, việc làm lâu dài cho bà con diêm
dân, bảo tồn ngành nghề truyền thống lâu đời của tỉnh.
Nguyễn Thị Hoài Tiên và Mai Văn Nam (2017) với đề tài “Giải pháp phát triển
các cơ sở sản xuất và kinh doanh muối tỉnh Bến Tre đến năm 2020” đề xuất các giải
pháp phát triển các cơ sở sản xuất và kinh doanh muối tỉnh Bến Tre. Dữ liệu của
nghiên cứu được thu thập từ 159 quan sát, là các tác nhân tham gia hoạt động trong
kênh phân phối muối. Các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích
kênh thị trường, các chỉ số tài chính được ứng dụng để phân tích hiệu quả hoạt động
sản xuất muối của diêm dân. Kết quả phân tích cho thấy, người bán lẻ là tác nhân có
lợi nhuận biên cao nhất kế đến là bán sỉ không chuyên về muối, cơ sở chế biến, bán
sỉ chuyên muối và thương lái, trong khi người sản xuất muối bị lỗ do chi phí sản
xuất cao. Cuối cùng, đề tài đã trình bày một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt


-10-

động sản xuất kinh doanh muối tại tỉnh Bến Tre như: tổ chức quy hoạch vùng sản
xuất muối; áp dụng phương pháp sản xuất mới; liên kết sản xuất - tiêu thụ, thành lập
hợp tác xã, hỗ trợ tiếp cận vốn vay. Qua nghiên cứu của tác giả, để tránh tình trạng
diêm dân bị thương lái ép giá, UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ, chỉ đạo các
ngành chức năng của tỉnh hỗ trợ các hợp tác xã ngành muối của tỉnh xây dựng các
kho chứa, ký cam kết thu mua với các nhà thùng chế biến nước mắm Phú Quốc để
bà con diêm dân an tâm sản xuất, đồng thời hỗ trợ vốn vay để bà con diêm dân cải
tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận
trong sản xuất.
Nguyễn Đình Bình và cộng sự (2006) với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ

sản xuất muối sạch trong sản xuất muối tại Bình Định” đã nghiên cứu ứng dụng
quy trình công nghệ sản xuất muối sạch phơi cát kết hợp với quy trình công nghệ
sản xuất muối phơi nước. Từ thực nghiệm đã tìm ra các quy luật cô đặc tách muối,
độ bền, tính hấp nhiệt và chịu mặn của vật liệu, các giải pháp lắng, lọc làm sạch
nước v.v... để tạo ra được một qui trình công nghệ sản xuất muối sạch đạt tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 3974-84. Quy trình công nghệ có thể ứng dụng rộng rãi để
sản xuất muối sạch tại các đồng muối của Bình Định cũng như các tỉnh phía Nam
đang sử dụng công nghệ sản xuất muối phơi nước truyền thống. Công nghệ này
thay thế được công nghệ tinh chế muối, làm sạch muối bằng các phương pháp công
nghiệp khác như: tái kết tinh bằng phương pháp chân không hay nồi hơi, tinh chế
làm sạch muối bằng phương pháp nghiền rửa. Qua nghiên cứu của tác giả, để nâng
cao chất lượng hạt muối của tỉnh, UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành chức năng hỗ
trợ, trình diễn quy trình sản xuất muối sạch để bà con diêm dân học tập, áp dụng vì
hiện nay hạt muối của tỉnh sản xuất theo phương pháp phơi nước truyền thống có
rất nhiều tạp chất, hạt muối không trắng như muối trải bạt.
Đặng Thị Hồng và Lê Kim Long (2013) với đề tài “Xây dựng chiến lược kinh
doanh cho Công ty Cổ phần muối Khánh Hòa đến năm 2020” đã nghiên cứu và đề
xuất các chính sách của Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, cụ thể như: Chính sách
về khoa học công nghệ: các trung tâm và Sở Khoa học Công nghệ cần giúp đỡ


-11-

doanh nghiệp đưa công nghệ hiện đại vào việc sản xuất kinh doanh như: sản xuất
trên các vật liệu bê tông hay nhựa thay vì nền đất, sử dụng các công nghệ rửa muối
sau khi thu hoạch. Chính sách tín dụng: Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn
với mức lãi suất thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh
doanh muối có cơ hội đầu tư vào máy móc kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất để
đến năm 2020 nước ta không phải nhập khẩu muối công nghiệp. Công tác quy
hoạch: Nhà nước cần tạo quỹ đất ổn định để phát triển ngành muối theo hướng công

nghiệp và hiện đại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có kế hoạch
phát triển đầu tư lâu dài cho các ruộng muối, nhằm cung ra thị trường một sản
lượng muối lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Qua nghiên
cứu của tác giả, để khắc phục những hạn chế trong việc khuyến khích, thu hút, phát
triển nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến trong ngành muối, UBND tỉnh
cần quyết liệt thực hiện các chính sách như tác giả đề xuất để trong tương lai, ngành
muối của tỉnh sẽ có những doanh nghiệp lớn, có chiến lược kinh doanh, khả năng
cạnh tranh tốt có thể sản xuất được muối công nghiệp, không phải nhập khẩu và có
thể xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ mà các công ty sản
xuất, chế biến muối ở tỉnh Thanh Hóa đã làm được.
Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi (2016) với đề tài “Phân tích hiệu quả tài
chính sản xuất muối của diêm dân ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long” ,
nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của diêm dân sản xuất
muối ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu của nghiên cứu
được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 375 diêm dân ở 4 tỉnh: Bến Tre, Trà
Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Các chỉ số tài chính và phân tích hồi qui tuyến tính đa
biến được sử dụng trong nghiên cứu, kết quả phân tích cho thấy: (1) Mô hình sản
xuất muối của diêm dân đạt hiệu quả tài chính không cao, phần lớn diêm dân sản
xuất muối theo phương thức “lấy công làm lời”; (2) Lợi nhuận của diêm dân bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố: diện tích sản xuất, trình độ học vấn, chi phí lao động và khả
năng tiếp cận tín dụng. Trong đó, chi phí lao động là yếu tố có sự tương quan
nghịch với lợi nhuận sản xuất của diêm dân và tác giả đưa ra một số khuyến nghị đã


-12-

được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho diêm dân ở vùng ven biển
ĐBSCL. Qua nghiên cứu của tác giả cho thấy, UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ
diêm dân nâng cao tay nghề sản xuất muối, đầu tư máy móc, trang thiết bị nhằm cơ
giới hóa việc sản xuất muối; khuyến khích diêm dân vào hợp tác xã để thực hiện

cánh đồng mẫu lớn nhằm tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
2.3 Một số kinh nghiệm về phát triển ngành Muối
2.3.1 Kinh nghiệm trong nước
Kinh nghiệm sản xuất muối tỉnh Ninh Thuận: là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên
hải Nam Trung Bộ, có bờ biển dài hơn 100 km, nước biển có độ mặn cao, năng
lượng bức xạ lớn, nhiều nắng, gió… Ninh Thuận được đánh giá là một trong những
tỉnh có tiềm năng lợi thế để sản xuất muối. Toàn tỉnh hiện có 2.371 ha đất làm
muối, trong đó có 1.891 ha muối công nghiệp và 480 ha muối nền đất (còn gọi là
muối ăn, muối diêm dân). Nếu cả nước có 7 đồng muối lớn thì Ninh Thuận đã có
đến ba là: Cà Ná, Tri Hải và Đầm Vua. Sản lượng muối của Ninh Thuận chiếm
khoảng 50% tổng sản lượng muối cả nước. Tại Ninh Thuận đã hình thành nhiều
vùng sản xuất muối, như: Cà Ná (huyện Thuận Nam); các xã Phương Hải, Tri Hải,
Nhơn Hải (huyện Ninh Hải)...
Với tổng diện tích làm muối là 445 ha, huyện Ninh Hải hiện là vùng phát triển muối
nền đất lớn nhất Ninh Thuận. Hằng năm, diêm dân bước vào vụ sản xuất muối nền
đất từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 8 của năm sau. Năm nào nắng hạn kéo dài
thì kết thúc niên vụ vào tháng 9. Quy trình sản xuất khá đơn giản. Ðối với ruộng
muối nền đất, khi bước vào đầu vụ, diêm dân đầu tư hơn mười triệu đồng để san lấp
ổn định độ bằng phẳng, tạo "da đất" cho ruộng, sau đó bơm hút nước biển vào
ruộng, đợi nước biển bốc hơi khoảng bảy ngày thì thu hoạch muối. Cứ thế, xong đợt
một, lại tiếp tục bơm nước biển vào, đợi nước bốc hơi và thu hoạch cho đến hết mùa
vụ của năm.
Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Ninh Thuận đã triển khai mô hình sản xuất
muối sạch bằng phương pháp trải bạt trên nền ô kết tinh tại xã Tri Hải, huyện Ninh
Hải đã thu hút nhiều hộ diêm dân tham gia. Qua mô hình này, chất lượng muối


-13-

được nâng cao, năng suất tăng thêm 15% và giá tiêu thụ cao hơn 10% so với cách

sản xuất truyền thống của diêm dân địa phương.
Kinh nghiệm sản xuất muối tỉnh Thanh Hoá: với gần 300 ha sản xuất muối, tổng
sản lượng bình quân đạt hơn 18.000 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Hậu Lộc
và Tĩnh Gia. Năm 2012, Công ty muối Thanh Hoá đã xuất khẩu 554 tấn muối sạch
sang thị trường Mỹ, Nhật Bản. Để có lượng hàng ổn định cung ứng cho thị trường
trong nước và xuất khẩu, Công ty cổ phần muối Thanh Hoá đã đầu tư sản xuất muối
sạch tự nhiên trên diện tích 5 ha tại 2 xã Hoà Lộc (huyện Hậu Lộc) và Hải Thượng
(huyện Tĩnh Gia) với hơn 50 hộ dân tham gia, sản lượng muối sạch tự nhiên bình
quân hàng năm đạt 1.000 tấn. Ngoài ra, công nghệ sản xuất muối sạch bằng trải bạt
ô kết tinh trong sản xuất muối phơi cát đã và đang được Công ty muối Thanh Hoá
triển khai áp dụng. Mô hình chuyển đổi vị trí chắt lọc truyền thống từ sát ô kết tinh
hiện nay ra giữa ruộng phơi cát giúp diêm dân giảm sức lao động, nâng cao năng
suất, chất lượng muối, cải thiện đáng kể đời sống của diêm dân. Hiện nay sản phẩm
muối sạch tự nhiên của công ty muối Thanh Hoá được làm bằng phương pháp thủ
công, đảm bảo độ sạch gần như tuyệt đối và giữ được các vi chất trong muối nên
giá bán cao gấp từ 2,5 đến 3 lần so với muối thô, cho thu nhập khoảng 50 triệu
đồng/ha/năm. Thanh Hoá được Tổng công ty Muối Việt Nam Visalco đánh giá là
tỉnh đi đầu trong công nghệ sản xuất muối sạch ở miền Bắc. Ngoài ra, Công ty
Muối Thanh Hoá đang tập trung sản xuất theo hướng đa dạng các sản phẩm, tập
trung vào dòng sản phẩm có giá trị cao như muối kỹ nghệ thực phẩm cao cấp, bột
canh, bột nêm, muối chất lượng cao... Nhờ đó, những sản phẩm như Muối biển Mặt
Trời, Muối VISALCO, Muối tinh IOD Thanh Hóa... không chỉ có mặt ở thị trường
trong nước mà đã vượt đại dương đến với khách hàng Nhật Bản, Mỹ. Các sản phẩm
của công ty đã tạo được uy tín về chất lượng. Được biết, trong cả nước chỉ duy nhất
muối sạch xuất xứ tại Thanh Hóa được ký hợp đồng vô thời hạn với Công ty Gobal
Village (Gvnet) Nhật Bản, chiếm độc quyền nhập khẩu và buôn bán tại thị trường
Nhật Bản. Nguyên nhân là do đặc điểm của thị trường Nhật Bản yêu cầu muối sạch
phải là muối tự nhiên, không qua chế biến công nghiệp, bảo đảm các điều kiện về



-14-

vệ sinh an toàn thực phẩm. Không chỉ thế, muối sạch Thanh Hóa có vị mặn dịu
thuần khiết hiếm có, không mặn chát, mặn gắt, là loại muối 100% muối biển tự
nhiên không sử dụng hóa chất tẩy trắng. Hàm lượng các chất độc tố kim loại nặng:
thạch tín, chì, thủy ngân đạt tiêu chuẩn muối thực phẩm của Nhật Bản. Hiện trên địa
bàn Thanh Hóa có 2 doanh nghiệp chế biến muối là Công ty cổ phần Visalco Thanh
Hóa và Xí nghiệp Muối 16/6 (thuộc công ty cổ phần thương mại Thọ Xuân) với
tổng công suất thiết kế là 26.500 tấn muối/năm trong đó, sản lượng muối i-ốt đạt từ
12.000-17.000 tấn và 4.000-5.000 tấn muối cho các ngành công nghiệp. Năm 2013,
Thanh Hóa phấn đấu sẽ xuất khẩu trên 600 tấn muối sang thị trường truyền thống
Mỹ, Nhật Bản và mở rộng thêm một số thị trường khác.
Qua kinh nghiệm sản xuất muối của tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Thanh Hóa, nhận thấy
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đầy đủ các yếu tố để thu hút các doanh nghiệp lớn sản
xuất muối công nghiệp và sản xuất muối chất lượng để xuất khẩu vào thị trường
Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu vì thương hiệu Muối Bà Rịa đã có tiếng lâu
nay, chất lượng hạt muối và vi chất có trong hạt muối Bà Rịa cũng rất đặc biệt và là
nguyên liệu không thể thay thế để sản xuất nước mắm hảo hạng Phú Quốc. Vì vậy,
UBND tỉnh cần hỗ trợ, khuyến khích diêm dân, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất
muối công nghiệp và muối chất lượng như tỉnh Ninh Thuận và Thanh Hóa đã làm,
đây cũng là mô hình giúp diêm dân, ngành muối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nâng cao
khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
2.3.2 Kinh nghiệm quốc tế
Theo The Statistics Portal (2017), năm 2012, Hoa Kỳ sản xuất tổng cộng 37,2 triệu
tấn muối. Con số này đã tăng lên khoảng 48 triệu tấn vào năm 2015. Năm 2016, sản
lượng muối ở Mỹ đã đạt 42 triệu tấn. Việc sử dụng muối nhiều nhất là nguyên liệu
để sản xuất hóa chất công nghiệp. Loại sử dụng này chiếm tới 68% lượng muối
được sản xuất. Chỉ có 6% muối trên toàn thế giới được sử dụng cho mục đích thực
phẩm. Hoa Kỳ là nước đứng thứ hai về sản lượng muối trên thế giới (Bảng 2.1)



-15-

Bảng 2.1. Bảy nƣớc sản xuất muối có sản lƣợng lớn nhất thế giới (đơn vị tính:
ngàn tấn)
Quốc gia

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

China

72.000

70.000

70.000

68.000

70.000


58.000

Hoa Kỳ

45.000

37.000

40.300

45.300

48.000

42.000

India

18.800

17.000

16.000

16.000

17.000

19.000


Canada

12.800

10.800

12.200

13.000

12.500

10.000

Đức

17.000

11.900

11.900

12.200

12.500

12.500

Úc


11.700

10.800

11.000

11.000

11.000

12.000

Mexico

8.810

10.800

10.800

10.700

10.500

10.500

Nguồn: The Statistics Portal (2017)
Theo CIA World Factbook (2017), các nước sau có rất nhiều kinh nghiệm trong sản
xuất, quy hoạch và phát triển ngành muối:

Kinh nghiệm của Philippines
Là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển ngành muối do có lợi thế bờ
biển dài 17.500 km. Những vùng sản xuất muối chủ yếu như Pangasinan, Bulacan
và Mindoro Occidental, trong đó Pangasinan được mệnh danh là vựa muối lớn nhất
của Philippin. Sản lượng muối hiện nay của Philippin khá thấp, ước tính chỉ vào
khoảng 160.000 - 220.000 tấn/năm. Sản xuất muối gặp khó khăn, năng suất đạt thấp
trong khi giá muối nhập khẩu rẻ hơn nên nước này chủ yếu nhập khẩu muối từ Ấn
Độ, Australia và Giooc-đan, bỏ rơi ngành muối trong nước.
Hiện nay Philippines đã khôi phục lại nền công nghiệp sản xuất muối phù hợp với
lợi thế và điều kiện tự nhiên. Theo đó, Chính phủ đã đưa ra những mục đích,
nguyên tắc, tiêu chuẩn khoa học xác định những vùng thích hợp sản xuất muối và
hỗ trợ các nhà đầu tư vào sản xuất muối.
Nhà nước Philippines đưa ra những chính sách hỗ trợ khá cụ thể cho các nhà đầu tư
sản xuất muối, qui mô cấp đất làm muối, cụ thể: đối với cá nhân không được phép
quá 5 ha; đối với Hiệp hội/Công ty không quá 100 ha; đối với các quỹ và tập đoàn
tương đương không vượt quá 500 ha; và quan trọng nhất là vị trí đất được đề xuất


×