Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành điều tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-------------

NGUYỄN DUY THÁI HÀ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH ĐIỀU TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH CÔNG KHẢI

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Đinh Công Khải. Nội dung và kết quả nghiên cứu được
thực hiện một cách nghiêm túc và trung thực. Mọi số liệu và thông tin trong luận văn được
thu thập dựa trên khảo sát thực tế cũng như đã được trích nguồn đầy đủ./.
TP.HCM, ngày 08 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Duy Thái Hà




ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức,
cá nhân. Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả các quý thầy cô ở Chương
trình giảng dạy kinh tế Fulbright, những người đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý
báu để tạo cho tôi nền tảng trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Đặc
biệt, tôi xin gửi lời cám ơn đến thầy Đinh Công Khải, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi
trong 9 tháng thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Thông qua đây, tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các tổ chức ban ngành đoàn thể,
các doanh nghiệp, các cá nhân đã nhiệt tình hỗ trợ cho tôi từ việc cung cấp số liệu, thông
tin đến những góp ý chân thành đối với tôi trong quá trình thu thập thông tin phục vụ cho
thực hiện luận văn. Ngoài ra, cũng xin được gửi đến lãnh đạo Công ty, gia đình và bạn bè
của tôi những lời tri ân sâu sắc nhất vì đã tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ trợ tôi rất
nhiều trong suốt thời gian theo học cũng như quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Nguyễn Duy Thái Hà


iii

TÓM TẮT
Nằm ở vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và có những điều kiện tương đối
thuận lợi về khí hậu lẫn đất đai, Bình Phước là vùng đất đầy tiềm năng phát triển với
những loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, trong đó có điều. Tính đến năm 2015,
toàn tỉnh có hơn 134 ngàn hecta điều, chiếm 50% diện tích cả nước và tạo ra sản lượng xấp
xỉ 200 ngàn tấn, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, sự phát
triển của cụm ngành điều Bình Phước hiện nay đang đối mặt với những thách thức không
nhỏ trong việc khắc phục tình trạng khát nguyên liệu điều thô để đáp ứng cho công nghiệp

chế biến; đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng
trong và ngoài nước; nâng cao giá trị gia tăng của ngành điều thông qua việc đẩy mạnh chế
biến sâu và tăng cường sự liên kết giữa các tác nhân tham gia cụm ngành… Từ đó, tác giả
đi sâu vào tìm hiểu về cụm ngành điều tỉnh Bình Phước và trả lời hai câu hỏi: (i) Yếu tố
quan trọng nhất tác động đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều tỉnh Bình Phước là
gì?; (ii) Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều tỉnh Bình
Phước?
Qua phân tích cụm ngành điều tỉnh Bình Phước theo mô hình kim cương của
Michael Porter, tác giả nhận thấy có nhiều yếu tố thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển cụm
ngành điều Bình Phước như điều kiện tự nhiên và điều kiện cầu thế giới cũng như sự phát
triển của công nghệ chế biến. Tuy nhiên, cụm ngành điều tỉnh Bình Phước đã và đang đối
mặt với những vấn đề mang tính cản trở, đó là thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trong
chuỗi giá trị, sản phẩm thiếu đa dạng, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và
đặc biệt là chưa xây dựng được thương hiệu điều Bình Phước….
Trên cơ sở đó, những giải pháp mà tác giả đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh
của cụm ngành điều tỉnh Bình Phước trong thời gian tới là (i) Đẩy mạnh công tác quy
hoạch diện tích điều cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất
điều; (ii) Tạo điều kiện để doanh nghiệp chế biến nâng cao công nghệ để đáp ứng thị hiếu
tiêu dùng của khách hàng trong vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như chế
biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành điều; (iii) Các tác nhân tham gia cụm
ngành điều phải tăng cường sự liên kết trong chuỗi giá trị cũng như chủ động tiếp cận các
nguồn lực cần thiết…


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii

TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .............................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................................... vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1. Bối cảnh chính sách ......................................................................................................... 1
1.2. Vấn đề chính sách ............................................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi chính sách ........................................................................................................... 4
1.4. Khung phân tích ............................................................................................................... 4
1.5. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................................... 4
1.6. Nguồn thông tin ............................................................................................................... 5
1.7. Cấu trúc dự kiến của luận văn ......................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................ 7
2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh..................................................................................... 7
2.2. Lý thuyết về cụm ngành................................................................................................... 7
2.3.Tổng quan nghiên cứu về ngành điều Bình Phước ........................................................... 8
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH ĐIỀU
TỈNH BÌNH PHƯỚC ............................................................................................................. 10
3.1. Điều kiện yếu tố đầu vào ............................................................................................... 10
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 10
3.1.2. Vốn ..................................................................................................................... 11
3.1.3. Dân số và lao động ............................................................................................. 12
3.1.4. Hạ tầng kỹ thuật ................................................................................................. 14
3.2. Điều kiện cầu ................................................................................................................. 15
3.2.1. Cầu thế giới ........................................................................................................ 15


v

3.2.2. Cầu nội địa ......................................................................................................... 16

3.2.3. Chất lượng sản phẩm.......................................................................................... 18
3.2.4. Mức độ đa dạng hóa sản phẩm ........................................................................... 19
3.3. Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh ................................................................................. 19
3.3.1. Sự cạnh tranh và tính liên kết giữa các doanh nghiệp ........................................ 19
3.3.2. Thương hiệu điều Bình Phước ........................................................................... 22
3.3.3. Công nghiệp chế biến ......................................................................................... 23
3.4. Các nhân tố hỗ trợ .......................................................................................................... 25
3.4.1. Hội điều tỉnh Bình Phước................................................................................... 26
3.4.2. Viện nghiên cứu và trường đại học .................................................................... 26
3.4.3. Các trung tâm khuyến nông, hội nông dân ........................................................ 26
3.4.4. Các dịch vụ hỗ trợ .............................................................................................. 27
3.5. Vai trò của Nhà nước ..................................................................................................... 28
3.6. Đánh giá chung .............................................................................................................. 29
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH....................................... 33
4.1. Kết luận .......................................................................................................................... 33
4.2. Khuyến nghị ................................................................................................................... 35
4.2.1. Đối với chính quyền ........................................................................................... 35
4.2.2. Đối với nông dân ................................................................................................ 37
4.2.3. Đối với các tác nhân khác .................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 39


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên Tiếng Anh

Tên Tiếng Việt


GAP

Good Agricultural Practices

Quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt

VietGAP

GlobalGAP

ISO

BRC

Vietnamese Good Agricultural

Quy trình sản xuất nông

Practices

nghiệp tốt ở Việt Nam

Global Good Agricultural

Quy trình sản xuất nông

Practices


nghiệp tốt toàn cầu

International Organization

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc

for Standardization

tế

British Retailer Consortium

Tiêu chuẩn của hiệp hội các
nhà bán lẻ Anh

AFI

Association of Food Industries

Hiệp hội công nghiệp thực
phẩm

FSMA

Food Safety Modernization Act

Luật hiện đại hóa an toàn thực
phẩm




Quyết định

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1. Năng suất và sản lượng hạt điều tại Bình Phước (2013-2015) ................................... 1
Hình 1.2. Diện tích điều tại Bình Phước (2007-2015) ................................................................ 2
Hình 2.1. Mô hình kim cương của Michael Porter ..................................................................... 8
Hình 3.1. Trình độ văn hóa của 50 hộ nông dân ....................................................................... 13
Hình 3.2. Cơ cấu dân tộc của 50 hộ nông dân .......................................................................... 13
Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu điều nhân tỉnh Bình Phước ..................... 15
Hình 3.4. Cơ cấu xuất khẩu điều nhân giai đoạn 2001 - 2014 .................................................. 15
Hình 3.5. Xu hướng tiêu dùng điều nhân giai đoạn 1993 - 2013 ............................................. 15
Hình 3.6. Chuỗi giá trị ngành điều tỉnh Bình Phước ................................................................ 21
Hình 3.7. Sản lượng điều thô nhập khẩu của tỉnh Bình Phước ................................................. 24
Hình 3.8. Sản lượng điều nhân chế biến của tỉnh Bình Phước ................................................. 25
Hình 3.9. Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác điều của 50 hộ dân .................... 27
Hình 3.10. Sơ đồ cụm ngành điều ............................................................................................ 30
Hình 3.11. Mô hình kim cương ................................................................................................ 31
Bảng 3.1. Đánh giá tình hình vay vốn của các doanh nghiệp trong ngành điều ....................... 12
Hộp 3.1. Đánh giá về chất lượng hạt điều Bình Phước ............................................................ 22



1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh chính sách
Điều được xem là cây đa mục tiêu, có giá trị cao, vừa để phát triển kinh tế, vừa
giúp xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường đất. Theo số liệu của Hiệp hội Điều Việt
Nam (Vinacas), tính đến năm 2015, cả nước có khoảng 300.000 ha điều, tạo ra sản lượng
400.000 tấn và đóng góp 8% vào tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp. Kể từ
năm 2006 đến nay, Việt Nam từ một nước xuất khẩu điều thô với giá trị thấp đã vươn lên
trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu nhân điều với giá trị xuất
khẩu đạt gần 2,5 tỷ USD năm 2015 và chiếm hơn 50% thị phần xuất khẩu trên toàn thế
giới1. Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (2015) thì hiện nay hạt điều
Việt Nam có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là Mỹ (chiếm 30 35%), Liên minh Châu Âu (chiếm 20 - 25%), Trung Quốc (chiếm khoảng 20%), còn lại là
các quốc gia khác. Bên cạnh là một quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều,
cùng với sự phát triển về công nghệ chế biến hạt điều, Việt Nam cũng là nước nhập khẩu
điều thô thứ hai trên thế giới. Theo đó, sản lượng điều thô nhập khẩu của Việt Nam đang
ngày càng gia tăng, từ mức 25.000 tấn vào năm 2000 đã tăng lên 867.000 tấn vào năm
2015.
Hình 1.1. Năng suất và sản lượng hạt điều tại Bình Phước (2000 - 2015)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2000- 2015

Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2015

1


2


Hình 1.2. Diện tích điều tại Bình Phước (2000 - 2015)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2000-2015
Ở nước ta, điều được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải
Nam Trung Bộ. Trong đó, Bình Phước với điều kiện thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng,
phù hợp để trồng và phát triển cây điều. Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước (2015),
diện tích trồng điều của toàn tỉnh là 134.014 ha với tổng sản lượng đạt 198.851 tấn. Năng
suất trung bình năm 2015 của tỉnh đạt 1,51 tấn/ha và cao hơn so với mức năng suất bình
quân của cả nước là 1,32 tấn/ha. Theo đó, Bình Phước được xem là “Thủ phủ của cây
điều”, nơi đây trở thành vùng nguyên liệu lớn nhất của cả nước với diện tích và sản lượng
đạt xấp xỉ 50% cả nước. Cây điều ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với người
nông dân nói riêng, tỉnh Bình Phước nói chung khi trở thành một trong những cây công
nghiệp chủ lực, có đóng góp không nhỏ vào kinh tế địa phương với giá trị kim ngạch xuất
khẩu nhân điều đạt gần 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh vào năm 2015. Ngoài
ra, cùng với xu hướng chung của cả nước và sự phát triển của công nghiệp chế biến, Bình
Phước cũng là tỉnh có lượng điều nhập khẩu ngày càng tăng, từ 26.252 tấn vào năm 2011
lên 45.719 tấn vào năm 2015.
1.2. Vấn đề chính sách
Trong quá trình hội nhập sâu rộng, với những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của
người tiêu dùng, đặc biệt là ở các nước phát triển thì việc đáp ứng các tiêu chuẩn về an
toàn vệ sinh thực phẩm đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với việc phát triển


3

ngành điều Việt Nam. Theo kết quả khảo sát và kiểm tra về vấn đề đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và ngành muối năm 2014, có đến
45% trong tổng số 256 doanh nghiệp, cơ sở chế biến hạt điều không đảm bảo an toàn vệ
sinh và chỉ có 30 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn như ISO 9001, ISO 1400…
Đó là chưa kể những biến tướng hiện nay đang tồn tại trong ngành điều xuất phát

từ thực trạng khát nguyên liệu điều thô trong khi vẫn còn dư địa về diện tích lẫn năng suất
trồng điều tại Bình Phước đã và đang làm xấu đi môi trường kinh doanh của ngành cũng
như giá trị thương hiệu điều Bình Phước trên thị trường thế giới. Diện tích trồng điều hiện
nay của toàn tỉnh chỉ hơn 130.000 ha, giảm nhiều so với giai đoạn trước đó (diện tích điều
năm 2007 là 171.100 ha) và có đến 81,5% diện tích trồng điều được đánh giá là đất xấu

2

nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng điều Bình Phước trong thời gian vừa
qua. Trong khi đó, sự phát triển của công nghệ chế biến điều trong những năm qua đã đặt
Bình Phước trước tình trạng khát nguyên liệu điều thô và sản lượng điều thô nhập khẩu
không ngừng tăng lên. Năm 2015, sản lượng điều thô nhập từ nước ngoài vào Bình Phước
chiếm 30% tổng sản lượng nhập của cả nước và đa phần đều được đem về để bóc tách lấy
hạt nhân rồi pha trộn với điều nguyên gốc Bình Phước trước khi đem xuất khẩu ra nước
ngoài. So với hạt điều có xuất xứ từ các quốc gia khác, nhất là các nước Châu Phi - thị
trường nhập khẩu điều thô chính của nước ta thì hạt điều Việt Nam có chất lượng và hương
vị tốt hơn hẳn 3. Do đó, nguồn nguyên liệu nhập khẩu kém chất lượng cùng với khả năng
kiểm soát chất lượng nguồn cung yếu kém đã dẫn đến những rủi ro khó tránh, nhất là hình
ảnh thương hiệu của điều Việt Nam nói chung, điều Bình Phước nói riêng.
Bên cạnh đó, công nghệ chế biến của ngành điều Bình Phước nói riêng, Việt Nam
nói chung hiện nay hơn hẳn các nước khác trên thế giới nhưng chỉ dừng ở việc xuất khẩu
điều nhân, chưa phát triển công nghiệp chế biến sâu nên chưa thể tối đa hóa giá trị gia tăng
của ngành điều. Theo Chi cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, năm 2015, toàn
tỉnh có 449 cơ sở chế biến hạt điều với công suất chế biến đạt trên 200.000 tấn điều
thô/năm. Trong đó có 365 cơ sở chế biến, gia công nhỏ lẻ và hộ gia đình với công suất
dưới 1 tấn nguyên liệu/ngày. Các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh chủ yếu chế biến nhân
điều, còn các cơ sở chế biến sâu với các sản phẩm như điều rang muối, điều chiên bơ, điều
có gia vị, điều hỗn hợp, bánh kẹo điều….với công suất lớn chỉ có khoảng 15 cơ sở. Ngoài
2
3


Cục Trồng trọt và Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2013 và Hoàng Quốc Tuấn, 2014.
Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối, 2013.


4

ra, trên địa bàn tỉnh hiện có một cơ sở chế biến dầu vỏ hạt điều nhưng công suất không
đáng kể. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm ngành hàng điều của một số doanh nghiệp kinh doanh
điều lớn ở tỉnh Bình Phước cũng cho thấy chủ yếu là hạt điều nhân và các sản phẩm chế
biến sâu của toàn tỉnh chiếm chưa đến 6% khối lượng xuất khẩu4.
Trong chuỗi giá trị ngành điều tỉnh Bình Phước, khâu chế biến đóng vai trò quan
trọng và đem lại giá trị gia tăng cao cho ngành. Tuy nhiên, những hạn chế nói trên đã ảnh
hưởng không nhỏ đến khâu chế biến nói riêng và năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều
tỉnh Bình Phước nói chung trong bối cảnh hiện nay.
1.3. Câu hỏi chính sách
Đề tài đi vào trả lời hai câu hỏi:
(i) Yếu tố quan trọng nhất tác động đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều
tỉnh Bình Phước là gì?
(ii) Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều tỉnh Bình
Phước?
1.4. Khung phân tích
Đề tài sử dụng mô hình kim cương của Michael Porter để phân tích về cụm ngành.
Mô hình kim cương bao gồm bốn nhân tố được thể hiện thông qua bốn góc của một hình
thoi:
(1) Điều kiện yếu tố đầu vào: cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn tài
sản vật chất và nguồn kiến thức.
(2) Các yếu tố điều kiện cầu: nhu cầu trong và ngoài nước,
(3) Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh: các quy định và động lực khuyến khích
đầu tư và năng suất; độ mở và mức độ cạnh tranh trong nước.

(4) Ngành công nghiệp phụ trợ: sự có mặt của các nhà cung cấp và các ngành công
nghiệp hỗ trợ.
1.5. Thiết kế nghiên cứu
Để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu liên quan đến cụm ngành điều tỉnh Bình Phước,
tác giả thực hiện nghiên cứu định tính theo quy trình như sau:
Trước tiên, dựa trên bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm
ngành theo mô hình kim cương Michael Porter, tác giả tiến hành khảo sát thực tế để phân

4

Tạ Quốc Tuấn, 2015.


5

tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều tỉnh Bình
Phước.
(1) Khảo sát một số doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu hạt điều tại tỉnh
Bình Phước để tìm hiểu, nắm bắt quy trình hoạt động trong ngành điều.
(2) Khảo sát một số hộ dân tại địa phương để tìm hiểu về đặc điểm của nông hộ
cũng như tình hình sản xuất thực tế.
(3) Phỏng vấn cán bộ quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực điều tại Trung tâm
Khuyến nông tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức tín
dụng…để tìm hiểu về quy trình kỹ thuật trồng điều, chính sách tín dụng và các
chính sách hỗ trợ khác cho trồng, chế biến và xuất khẩu hạt điều tại tỉnh Bình
Phước.
Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành phân tích so sánh với trường hợp điển hình của
một số nước để đúc kết ra vấn đề tồn tại đối với ngành điều Việt Nam nói chung và cụm
ngành điều Bình Phước nói riêng.
Trên cơ sở đó, tác giả sẽ trả lời hai câu hỏi nghiên cứu đã đề cập ở trên và rút ra

kiến nghị chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều tỉnh
Bình Phước trong bối cảnh hiện nay.
1.6. Nguồn thông tin
Đối với dữ liệu thứ cấp, số liệu được thu thập từ Sở Nông nghiệp & Phát triển
Nông thôn tỉnh Bình Phước, Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hiệp hội điều Việt Nam
(VINACAS), Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, tạp chí và báo chuyên ngành….
Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả thu thập thông qua phát phiếu điều tra khảo sát các
hộ gia đình trồng điều; phỏng vấn các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu hạt
điều, chuyên gia và quản lý trong ngành điều tại tỉnh Bình Phước:
(1) Đối tượng khảo sát: doanh nghiệp, hộ gia đình tại huyện Phú Riềng, huyện Bù
Gia Mập và thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
(2) Số lượng mẫu dự kiến: 50 hộ gia đình trồng điều và 20 doanh nghiệp chế biến,
kinh doanh điều.
1.7. Cấu trúc dự kiến của luận văn
Luận văn dự kiến gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu


6

Trong Chương 1, tác giả sẽ trình bày bối cảnh chính sách, vấn đề chính sách, mục
tiêu và câu hỏi nghiên cứu, khung phân tích và phương pháp thu thập thông tin.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trong Chương 2, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, cụm
ngành và tổng quan nghiên cứu về ngành điều tỉnh Bình Phước.
Chương 3: Phân tích cụm ngành điều tỉnh Bình Phước
Trong Chương 3, tác giả dựa trên khung phân tích mô hình kim cương Michael
Porter để phân tích, đánh giá bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm
ngành điều tỉnh Bình Phước. Trên cơ sở đó, chỉ ra đâu là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy
và kìm hãm năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều tỉnh Bình Phước.

Chương 4: Kết luận và kiến nghị chính sách
Trong Chương 4, tác giả sẽ đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với các tác nhân
liên quan đến hoạt động của cụm ngành điều tỉnh Bình Phước (nông dân, doanh nghiệp,
hiệp hội điều, tổ chức tín dụng…) nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều
tỉnh Bình Phước trong bối cảnh hiện nay.


7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh
Theo Michael Porter, khái niệm có ý nghĩa duy nhất về năng lực cạnh tranh là năng
suất, trong đó năng suất được đo bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động tạo ra trong
một đơn vị thời gian. Với vai trò trung tâm của năng suất trong khuôn khổ phân tích năng
lực cạnh tranh, theo Michael Porter, có ba nhóm nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh
của một quốc gia, bao gồm: (i) Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương như tài nguyên
thiên nhiên, vị trí địa lý, quy mô của địa phương; (ii) Năng lực cạnh tranh cấp độ địa
phương như hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật, chính sách tài khóa,
đầu tư; (iii) Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp như môi trường kinh doanh, trình độ
phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp.
2.2. Lý thuyết về cụm ngành
Cụm ngành được định nghĩa là “sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp,
các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các
ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa
hợp tác với nhau” (Michael Porter).
Xét về phạm vi địa lý, cụm ngành có thể là một thành phố, một vùng, một quốc gia
hay thậm chí là một nhóm các quốc gia lân bang. Cụm ngành được hình thành và phát triển
dựa trên những yếu tố mang tính đặc thù về điều kiện tự nhiên, nhân tố sản xuất; điều kiện

thuận lợi về nhu cầu; sự phát triển của cụm ngành liên quan khác; sự hình thành của một
vài doanh nghiệp chủ chốt và đầu tư của nhà nước.
Khuôn khổ lý thuyết được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành
chính là mô hình kim cương của Michael Porter. Theo đó, mô hình kim cương gồm bốn
nhân tố: (i) Điều kiện yếu tố đầu vào: cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn tài
sản vật chất và nguồn kiến thức; (ii) Các yếu tố điều kiện cầu: nhu cầu trong và ngoài
nước; (iii) Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh: các quy định và động lực khuyến khích
đầu tư và năng suất; độ mở và mức độ cạnh tranh trong nước; (iv) Ngành công nghiệp phụ
trợ: sự có mặt của các nhà cung cấp và các ngành công nghiệp hỗ trợ.


8

Hình 2.1. Mô hình kim cương của Michael Porter
Vai trò của
Nhà nước

Bối cảnh cho
chiến lược và
cạnh tranh

Điều kiện
cầu

Điều kiện
nhân tố
đầu vào

Các
ngành hỗ

trợ và có
liên quan

Nguồn: Michael Porter, 2008
Trong nghiên cứu này, tác giả đi vào nghiên cứu tổng quan các yếu tố tác động đến
năng lực cạnh tranh của cụm ngành điều tỉnh Bình Phước. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh các
yếu tố cốt lõi tác động đến khâu chế biến trong chuỗi giá trị ngành điều, cụ thể là: các yếu
tố điều kiện cầu (chất lượng sản phẩm, mức độ đa dạng hóa sản phẩm), các yếu tố bối cảnh
cho chiến lược và cạnh tranh (công nghiệp chế biến, thương hiệu điều tỉnh Bình Phước).
2.3. Tổng quan nghiên cứu về ngành điều tỉnh Bình Phước
Trong ngành điều, chưa có nghiên cứu sâu nào về cụm ngành điều tỉnh Bình Phước
trước đó. Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành điều với điển hình tại
Bình Phước. Nghiên cứu “Vai trò của doanh nghiệp chế biến trong chuỗi giá trị ngành điều
Việt Nam” (Nguyễn Anh Phong, Nguyễn Ngọc Quế và cộng sự, 2008) được thực hiện tại
tỉnh Bình Phước và Đồng Nai đã đánh giá tổng quan ngành điều, phân tích chuỗi giá trị,
đánh giá khả năng cạnh tranh và xác định vai trò của ngành chế biến trong chuỗi giá trị
điều Việt Nam. Theo đó, nghiên cứu này chỉ ra lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của
ngành điều Việt Nam so với thị trường thế giới là ở năng suất cao, chất lượng ngon và


9

khâu chế biến. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa chỉ ra những giải pháp cụ thể để góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành điều Việt Nam nói chung.
Ngoài ra, nghiên cứu “Chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ điều ở tỉnh
Bình Phước” (Tạ Quốc Tuấn và cộng sự, 2015) đã chỉ ra những bất cập trong các khâu
thuộc chuỗi giá trị ngành điều nhưng chưa chỉ ra các yếu tố cốt lõi dẫn đến những bất cập
này. Trên cơ sở đó, các giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị ngành điều tỉnh Bình Phước
mà nhóm tác giả đưa ra chưa thật sự sâu sát, cụ thể và còn mang tính khái quát.



10

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CỤM NGÀNH ĐIỀU TỈNH BÌNH PHƯỚC
3.1. Điều kiện yếu tố đầu vào
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Về đất đai, Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên là 687.676 ha, chia làm 7
nhóm chính với 13 loại đất, trong đó đất có chất lượng cao như đất đen, đất đỏ bazan, đất
phù sa chiếm 61,13% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh; đất chất lượng trung bình chiếm
36,9%. Có thể nói, Bình Phước có chất lượng đất tương đối tốt so với mặt bằng chung của
cả nước và là một điều kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như điều, cao su, cà
phê, tiêu… Hiện tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 620.848 ha, chiếm 90,28% tổng
diện tích đất tự nhiên và được chia làm 04 nhóm đất chính: đất sản xuất nông nghiệp
(446.295 ha); đất lâm nghiệp (172.858 ha); đất nuôi trồng thủy sản (1.138 ha) và đất nông
nghiệp khác (557 ha). Trong khi đó, diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chỉ
có 12.983 ha, chiếm 1,89% tổng diện tích đất tự nhiên. Có thể nói đây là một trong những
hạn chế không nhỏ đối với việc phát triển nông nghiệp nói chung, trồng điều nói riêng xét
trên khía cạnh cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là trong điều
kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, khó khăn trong việc cung cấp nguồn
nước tưới khiến cho tiềm năng phát triển nông nghiệp chưa được phát huy đúng mức.
Về khí hậu, Bình Phước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa,
được chia làm mùa mưa và mùa khô rõ rệt với nhiệt độ bình quân khá ổn định, từ 25,80c
đến 26,20C. Sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, trong đó nhiệt độ cao nhất vào
các tháng 3,4,5 (khoảng 370C) và thấp nhất vào tháng 12 (190C). Tuy nhiên, sự biến động
nhiệt độ vẫn nằm trong vùng giới hạn mà cây điều có thể sinh trưởng được (50C – 450C).
Lượng mưa bình quân hàng năm vào khoảng 2.045 mm – 2.325 mm, trong đó mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm gần 90% tổng lượng mưa cả năm. Tuy nhiên, sự

bắt đầu và kết thúc mùa mưa cũng biến động theo từng năm, đặc biệt trong bối cảnh biến
đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, việc thay đổi thời điểm mưa và biến động lượng mưa đã
gây ra khá nhiều bất lợi đối với ngành điều.


11

Có thể nói, Bình Phước có điều kiện tự nhiên, bao gồm đất đai, khí hậu rất phù hợp
để cây điều sinh trưởng và phát triển. Theo đó, vùng Đông Nam Bộ nói chung và Bình
Phước nói riêng có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước. Riêng Bình Phước xấp xỉ
134.000 ha, chiếm 50% tổng diện tích cả nước tính đến cuối năm 2015. Ở Bình Phước,
điều trồng nhiều ở các huyện Phú Riềng, Bù Gia Mập, Bù Đăng và Đồng Phú, góp phần
đem lại nguồn thu có giá trị kinh tế đối với người nông dân.
3.1.2. Vốn
Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy cho
vay đối với nông dân và các hộ kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh điều.
Trong đó, ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Bình Phước chiếm đến 90% dư nợ
tín dụng đối với các đối tượng vay theo Nghị định 41 của Chính phủ.
Đến năm 2015, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Theo đó, hạn
mức tín dụng được mở rộng hơn theo nhiều mức và đặc biệt có quy định rõ mức tín dụng
cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, ăn quả lâu năm, trong đó có
cây điều. Quy định này đã mở ra cơ hội cho các hộ nông dân trồng điều trong việc tiếp cận
nguồn lực tín dụng.
Ngoài ra, các hợp tác xã tại tỉnh Bình Phước còn được ưu đãi về tín dụng theo
Quyết định số 2179/2013/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Bình Phước về việc Phê duyệt điều
lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại Bình Phước. Trong đó, các
Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã, Tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Bình Phước nếu có nhu cầu,
có dự án vay vốn đầu tư khả thi để phát triển sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng thị

trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và nhân rộng mô hình mới, điển hình tiên tiến là đối
tượng được cho vay đầu tư.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc cho vay đối với các hộ nông dân trồng điều trong
thời gian qua khá hạn chế, xuất phát từ sự e dè của các tổ chức tín dụng trong quyết định
cho vay. Nguyên nhân là do những quy định về thủ tục cho vay hiện hành khiến chi phí
cho vay trở nên đắt đỏ. Quy định “Khách hàng chỉ được vay không có tài sản đảm bảo tại
một tổ chức tín dụng duy nhất” khiến tổ chức tín dụng tốn kém trong việc rà soát quan hệ
tín dụng khách hàng - ngân hàng có trả phí, thông trường là 40 ngàn đồng/khách hàng cá
nhân và 60 ngàn đồng/khách hàng doanh nghiệp. Với một số lượng lớn hồ sơ tín dụng của


12

cả khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp thì chi phí kiểm tra rà soát đối với các tổ chức tín
dụng là vô cùng tốn kém. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình
Phước, với hơn 30.000 khách hàng hằng năm thì chi phí kiểm soát trở thành gánh nặng đối
với ngân hàng, từ đó khiến ngân hàng trở nên e dè hơn trước nhu cầu vay vốn của khách
hàng. Ngoài ra, tình trạng sản xuất - kinh doanh không ổn định của các hộ nông dân và các
doanh nghiệp trong ngành điều càng khiến ngân hàng trở nên e dè hơn nữa. Thời gian qua,
do dự biến động thường xuyên về giá cả sản phẩm của các cây công nghiệp lâu năm, các
hộ nông dân có xu hướng sản xuất theo phong trào, chạy theo vòng lẩn quẩn cao su - điều cà phê, dẫn đến việc đầu tư sản xuất kém hiệu quả. Còn đối với các doanh nghiệp kinh
doanh trong ngành điều, cách thức tổ chức hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu dựa trên
uy tín và quan hệ đã đặt các doanh nghiệp này trước những rủi ro thương mại cũng như rơi
vào tình trạng bất ổn trước những biến động của thị trường. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng
chi trả nợ vay của khách hàng là nông dân lẫn doanh nghiệp đối với ngân hàng. Theo số
liệu của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Phước, tính đến cuối năm 2015, tổng dư nợ cho
vay đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên toàn tỉnh là 17.654 nghìn tỷ đồng, trong
đó nợ xấu là 847 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, khảo sát thực tế của tác giả về khả năng tiếp cận
vốn vay của các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều cũng cho thấy đa phần đều
đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay nông nghiệp là khó khăn.

Bảng 3.1. Đánh giá tình hình vay vốn của các doanh nghiệp trong ngành điều
Tiêu chí
Khả năng tiếp cận vốn nông nghiệp khó khăn

Hoàn toàn
Không
Đồng ý
đồng ý
đồng ý
(%)
(%)
(%)
80
20

Doanh nghiệp không thể vay nếu không có tài sản thế chấp

90

Thủ tục vay vốn phiền hà, nhiêu khê

20

Hoàn toàn
không đồng ý
(%)

10
70


10

Nguồn: Theo tính toán của tác giả
3.1.3. Dân số và lao động
Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, tính đến năm 2015, dân số toàn tỉnh là
944.421 nghìn người. Trong đó dân số nữ chiếm 50,89 %; dân số ở khu vực nông thôn
chiếm 77,77% ; dân số trong độ tuổi lao động chiếm xấp xỉ 60%. Thực tế số liệu về dân số
và lao động cho thấy, đa phần dân số tập trung ở khu vực nông thôn và lao động chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản. Theo đó, nông nghiệp là nguồn thu chính của


13

người lao động và đóng góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình
Phước.
Hình 3.1. Trình độ văn hóa của 50 hộ nông dân

Nguồn: Theo tính toán của tác giả
Hình 3.2. Cơ cấu dân tộc của 50 hộ nông dân

Nguồn: Theo tính toán của tác giả
Ngoài ra, do xuất phát điểm là loại cây xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân
nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Phước nên đa phần các hộ trồng điều đều là lao động chân tay
có trình độ học vấn thấp. Theo khảo sát thực tế từ các nông hộ trồng điều cho thấy có đến
64% chủ hộ có trình độ văn hóa từ cấp 2 trở xuống. Vì vậy, quy trình trồng điều ban đầu
mang tính chất tự phát, người nông dân tự mua giống, thậm chí là tự ươm giống để trồng
và ít chú trọng đến vấn đề kỹ thuật. Với giá trị kinh tế ngày càng cao, việc sản xuất được
chú trọng hơn theo hướng thâm canh và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ để gia tăng



14

năng suất. Theo khảo sát của tác giả, trên 50% người nông dân trước khi trồng điều đều có
tìm hiểu và áp dụng kỹ thuật trong sản xuất điều như: sử dụng giống mới, cắt tỉa cành sau
thu hoạch, xử lý ra hoa đậu trái, bón phân vô cơ, phân vi sinh và tưới nước. Các kênh
thông tin mà người nông dân tìm đến chủ yếu là các tài liệu do trung tâm khuyến nông
cung cấp hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đánh giá của trung tâm
khuyến nông tỉnh Bình Phước, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều của các hộ nông dân
hiện nay khá tốt. Ngoại trừ các chủ hộ là người dân tộc thiểu số thì đa phần các hộ nông
dân là người Kinh đều thường xuyên tiếp cận kỹ thuật trồng điều tiên tiến thông qua việc
tham gia các hội thảo về kỹ thuật trồng điều hay trực tiếp liên hệ với các trung tâm khuyến
nông tại địa phương để tìm hiểu về quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc điều.
3.1.4. Hạ tầng kỹ thuật
Về giao thông, tỉnh Bình Phước nằm trên tuyến đường giao thông tương đối thuận
lợi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 110 km, với các tuyến đường giao thông huyết mạch
như Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, Tây Nguyên và Campuchia. Hệ thống giao thông của tỉnh khá hoàn chỉnh
với 402 tuyến đường bộ, dài 3.709 km, trong đó có 2 tuyến quốc lộ Trung ương và 13
tuyến quốc lộ tỉnh quản lý, 387 tuyến do huyện thị quản lý. Tuy nhiên, hiện chỉ có 7,5%
tuyến đường giao thông liên xã được nhựa hóa nên ít nhiều tạo ra hạn chế trong việc kết
nối giữa vùng nguyên liệu với các vùng chế biến, tiêu thụ khác. Theo đó, tiềm năng cho
việc phát triển cụm ngành điều nói riêng và nông nghiệp nói chung ở Bình Phước còn chưa
được phát huy đúng mức.
Về hệ thống điện, Bình Phước hiện nay có nhiều nhà máy thủy điện lớn như Cần
Đơn (huyện Bù Đốp), thủy điện Thác Mơ (thị xã Phước Long), thủy điện Srok Phu Miêng
(huyện Phú Riềng)…với tổng công suất 288 MW. Ngoài ra, hệ thống điện cũng phủ khắp
toàn tỉnh với hơn 5.000 km đường điện, đảm bảo nhu cầu sản xuất và kinh doanh của các
hộ nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh điều. Tuy nhiên, đa phần
khu vực trồng điều của các nông hộ đều nằm xa khu dân cư nên hệ thống điện chưa thật sự
hỗ trợ cho hoạt động sản xuất điều. Theo khảo sát thực tế của tác giả, chủ yếu khu vực

trồng điều của nông hộ nằm cách xa khu dân cư, nơi được trang bị điện lưới khoảng 10 20 km.
Về hệ thống nước, Bình Phước hiện có 58 công trình thủy lợi và hệ thống nhà máy
nước ở khắp các huyện thị trên địa bàn tỉnh như: Thác Mơ, Đồng Xoài, Phú Riềng, Lộc


15

Ninh... với công suất từ 6.000 đến 20.000 m3/ngày đã góp phần đáp ứng một phần nhu cầu
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, năng lực tưới thiết kế
hiện nay của các công trình thủy lợi này chỉ đáp ứng 11% nhu cầu tưới của các loại cây
trồng. Thêm vào đó, tình hình thời tiết biến động theo chiều hướng xấu, mùa khô kéo dài
với lượng mưa thấp đã dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng do thiếu nước tưới.
Theo số liệu thu thập được từ các Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn trên địa bàn
tỉnh, tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại giảm năng suất hằng năm lên đến 10.000 ha, trong
đó có các loại cây công nghiệp như tiêu, điều, cà phê...
3.2. Điều kiện cầu
3.2.1. Cầu thế giới
Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu điều nhân tỉnh Bình Phước

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, 2015
Hiện nay, toàn tỉnh có 280 doanh nghiệp chế biến điều nhân, 34 doanh nghiệp xuất
khẩu trực tiếp và 6 doanh nghiệp xuất khẩu ủy thác. Với một hệ thống rộng lớn các doanh
nghiệp kinh doanh trong ngành điều, thị trường và kim ngạch xuất khẩu điều Bình Phước
ngày càng mở rộng và nâng cao. Thêm vào đó, với uy tín và chất lượng mang tính thương
hiệu riêng, ngành điều Bình Phước đang ngày càng thu hút nhiều đối tác nước ngoài tìm
đến để đầu tư và thu mua. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu điều nhân của tỉnh Bình
Phước giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy: kim ngạch xuất khẩu điều nhân năm 2011 là
17.273 tấn và đến năm 2015 tăng lên gần gấp 3 lần, đạt 45.338 tấn và thu về giá trị 337,74



16

triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của điều Bình Phước là Trung Quốc với thị phần
chiếm 32,57%; Mỹ với thị phần 21,56% và EU. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của điều
Bình Phước tại Trung Quốc là 14.759 tấn, trị giá 111,922 triệu USD; Mỹ là 9.761 tấn với
75,931 triệu USD; Ấn Độ 5.240 tấn với 39,662 triệu USD; Canada 2.623 tấn với 19,850
triệu USD; Hà Lan là 4.327 tấn, trị giá 33,371 triệu USD; tại Anh là 1.650 tấn, trị giá
12,698 triệu USD…
Những con số về sản lượng, giá trị xuất khẩu điều nhân của tỉnh Bình Phước trong
thời gian qua cũng phần nào cho thấy nhu cầu tiêu thụ của thế giới đối với sản phẩm ngành
điều rất khả quan. Đặc biệt hơn, thị hiếu tiêu dùng đối với các thị trường khó tính như Mỹ
và Châu Âu đối với mặt hàng điều cũng đã và đang đặt ra nhiều kỳ vọng đối với ngành
điều Việt Nam nói chung, ngành điều Bình Phước nói riêng.
3.2.2. Cầu nội địa
Thị trường nội địa với 90 triệu dân cũng là một thị trường hết sức tiềm năng đối với
ngành điều Việt Nam nói chung và điều Bình Phước nói riêng. Tuy nhiên, tiêu thụ nhân
điều trong nước chỉ khoảng 5% tổng sản lượng. Con số này cho thấy sức cầu nội địa đối
với sản phẩm từ điều vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng của thị trường nội địa.
Hình 3.4. Cơ cấu xuất khẩu điều nhân giai đoạn 2001 - 2014

Nguồn: UNCOMTRADE

Theo kết quả nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của hạt điều Bình Phước do
Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM tiến hành vào năm 2014 , hạt điều Bình Phước cung cấp
năng lượng 594 kcal; chất đạm 19,58%; chất béo 45,25% và chất bột đường 27,18%. Kết


17

quả này cho thấy hạt điều có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt là các thành phần dinh

dưỡng này rất tốt đối với những người mắc bệnh béo phì, tiểu đường và tim mạch… Tuy
nhiên, hiện nay mức tiêu thụ nội địa đối với điều nhân Việt Nam rất thấp và đa phần người
dân chưa nhận thức được tác dụng dinh dưỡng của loại hạt phổ biến này. Nguyên nhân chủ
yếu là do các sản phẩm của ngành điều chỉ dừng lại ở điều nhân rang muối hoặc một số
loại bánh kẹo hạt điều thông thường khác nên chưa đủ sức hút đối với nhu cầu tiêu dùng
của người dân. Bên cạnh đó, hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm còn hạn chế nên chưa
góp phần thay đổi được thói quen tiêu dùng của người dân. Thực tế cho thấy, nhu cầu tiêu
thụ nội địa đối với hạt điều chỉ nở rộ vào dịp Tết nguyên đán và người dân chưa có thói
quen tiêu dùng điều trong cuộc sống hàng ngày. Do đó đầu ra của hạt điều hoàn toàn phụ
thuộc vào xuất khẩu.
Hình 3.5. Xu hướng tiêu dùng điều nhân giai đoạn 1993 – 2013 (Tấn)

Nguồn: Foretell Business Solutons Private Limited, 2014
Kinh nghiệm thực tế của Ấn Độ cho thấy, đất nước sản xuất điều hàng đầu thế giới
này cũng đã mất 20 năm để đưa hạt điều trở thành thực phẩm phổ biến đối với người dân
trong nước, góp phần đưa Ấn Độ trở thành nước tiêu thụ hạt điều lớn nhất thế giới. Xu
hướng xuất khẩu điều nhân ở Ấn Độ giảm dần trong giai đoạn 2001 - 2007 và bắt đầu ổn
định dần trong giai đoạn kể từ sau 2007 đến nay mà nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng
của nhu cầu thị trường trong nước. Theo đó, những giải pháp đồng bộ mà Ấn Độ sử dụng
để phát triển thị trường tiêu thụ nội địa đầy tiềm năng, đó là sử dụng sức mạnh truyền
thông để tuyên truyền rộng rãi về giá trị của hạt điều; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá
sản phẩm thông qua việc trưng bày và bán sản phẩm ở các siêu thị, cửa hàng, gian hàng


×