BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________
PHAN THU BẢO
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________
PHAN THU BẢO
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Bùi Kim Yến
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
tài chính của các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam” này là bài nghiên
cứu của chính tôi.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và không có
sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà
không được trích dẫn theo đúng quy định.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
Học viên
PHAN THU BẢO
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
TÓM TẮT ..................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................4
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................5
1.5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................5
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................6
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................................................6
1.8. Bố cục của nghiên cứu ....................................................................................7
CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ......................................................................................8
2.1. Tổng quan về hiệu quả tài chính của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần .....8
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả tài chính .................................................................8
2.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của Ngân hàng thương mại cổ
phần theo khung an toàn CAMELS .....................................................................9
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của Ngân hàng thương mại
cổ phần................................................................................................................14
2.1.3.1. Nhóm yếu tố khách quan ....................................................................14
2.1.3.2. Nhóm yếu tố chủ quan........................................................................16
2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả tài chính của Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần...........................................................................................................18
2.3. Lƣợc khảo các nghiên cứu về hiệu quả tài chính của ngân hàng .............20
2.3.1. Ong Tze San và Teh Boon Heng, (2013). Factors affecting the
profitability of Malaysian commercial banks. African Journal of Business
Management, 7(8), 649-660 ...............................................................................20
2.3.2. Vincent Okoth Ongore và Gemechu Berhanu Husa, (2013). Determinants
of financial Performance of Commercial Banks in Kenya. International Journal
of Economics and Financial Issues, 3(1), 237-252 ............................................21
2.3.3. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang, (2013). Các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí
Công nghệ ngân hàng, 85, 11-15 .......................................................................21
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................22
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT
NAM .........................................................................................................................23
3.1. Tổng quan về hệ thống Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam .........23
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Việt Nam ..................23
3.1.2. Hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay ................25
3.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả tài chính của Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Việt Nam trong giai đoạn 2007-2015 ........................................................25
3.2.1. Môi trường hoạt động ...............................................................................25
3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hiệu quả tài chính của các NHTMCP
Việt Nam theo khung an toàn CAMELS ...........................................................29
3.2.2.1. Chỉ tiêu đảm bảo an toàn vốn ............................................................29
3.2.2.2. Chỉ tiêu chất lượng tài sản .................................................................32
3.2.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả quản lý ...................................................................35
3.2.2.4. Chỉ tiêu thanh khoản ..........................................................................38
3.2.2.5 Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính ...........................................................40
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................46
CHƢƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ..................................................................................47
4.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................47
4.2. Khung tiếp cận nghiên cứu ..........................................................................48
4.3. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................49
4.3.1. Các yếu tố nội tại xuất phát từ ngân hàng ................................................49
4.3.1.1. Mức độ an toàn vốn (Equity to asset ratio - EA) ...............................49
4.3.1.2. Chất lượng tài sản (Loan loss reserve to gross loans - LLR) ............50
4.3.1.3. Hiệu quả quản lý (Management Efficient - ME)................................50
4.3.1.4. Quản lý thanh khoản (Liquidity Management - LIQ) ........................51
4.3.1.5. Quy mô ngân hàng (SIZE) .................................................................52
4.3.2. Biến yếu tố vĩ mô .....................................................................................53
4.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) .....................................................53
4.3.2.2. Tỷ lệ lạm phát (CPI) ..........................................................................53
4.4. Lƣợng hóa các biến .......................................................................................54
4.4.1. Biến phụ thuộc..........................................................................................54
4.4.2. Biến độc lập ..............................................................................................55
4.4.2.1. Các yếu tố nội tại xuất phát từ ngân hàng .........................................55
4.4.2.2. Biến yếu tố vĩ mô ................................................................................56
4.5. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................57
4.6. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................58
4.7. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu .............................................................61
4.8. Kiểm định sự tƣơng quan và đa cộng tuyến ..............................................62
4.8.1. Ma trận tự tương quan ..............................................................................62
4.8.2. Kiểm định đa cộng tuyến..........................................................................63
4.9. Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi phần dƣ – Greene (2000) ....64
4.10. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan phần dƣ – Wooldridge (2002) và
Drukker (2003) .....................................................................................................65
4.11. Phân tích kết quả hồi quy ..........................................................................66
4.12. Hồi quy đối chiếu (Robustness check) và mở rộng – Phƣơng pháp
Robust standard errors trên dữ liệu bảng .........................................................71
4.13. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................73
4.13.1. Mức độ an toàn vốn (EA) .......................................................................74
4.13.2. Chất lượng tài sản (LLR) .......................................................................74
4.13.3. Hiệu quả quản lý (ME) ...........................................................................75
4.13.4. Quản lý thanh khoản (LIQ) ....................................................................75
4.13.5. Quy mô ngân hàng (SIZE) .....................................................................76
4.13.6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) .........................................................77
4.13.7. Tỷ lệ lạm phát (CPI) ...............................................................................78
Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................79
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ...80
5.1. Các điểm chính trong nghiên cứu ...............................................................80
5.2. Các khuyến nghị chính sách ........................................................................81
5.2.1. Các nhà hoạch định chính sách ................................................................81
5.2.1.1. Các khuyến nghị về chính sách hỗ trợ cho các NHTMCP Việt Nam82
5.2.1.2. Các khuyến nghị chi tiết .....................................................................83
5.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần .............................................84
5.3. Giới hạn và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ....................................................88
Kết luận chƣơng 5 ................................................................................................89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
BCTC
: Báo cáo tài chính
BCTN
: Báo cáo thường niên
CAR
: Capital Adequacy Ratio - Hệ số an toàn vốn tối thiểu
CPI
: Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng
DPRR
: Dự phòng rủi ro
EA
: Equity to asset ratio - Mức độ an toàn vốn
FEM
: Fixed effect model – Phương pháp hồi quy OLS với hiệu ứng cố định
FGLS
: Feasible Generalized Least Squares – Bình phương bé nhất tổng quát
khả thi
GDP
: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa
GMM
: General Method of Moments
HQTC
: Hiệu quả tài chính
IMF
: International Monetary Fund – Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
LIQ
: Liquidity Management - Quản lý thanh khoản
LLR
: Loan loss reserve to gross loans - Chất lượng tài sản
M&A
: Mergers and Acquisitions - Mua bán và sáp nhập
ME
: Management Efficient - Hiệu quả quản lý
NH
: Ngân hàng
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
NHTM
: Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NIM
: Net Interest Margin - Thu nhập lãi cận biên
OLS
: Ordinary Least Squares
REM
: Random effect model – Phương pháp hồi quy OLS với hiệu ứng ngẫu
nhiên
ROA
: Return on Asset - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
ROE
: Return on Equity – Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
SIZE
: Quy mô ngân hàng
TCNH
VAMC
: Tài chính ngân hàng
: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các
Tổ chức tín dụng Việt Nam
VCSH
: Vốn chủ sở hữu
WTO
: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 3. 1: Hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam (đến 31/12/2015) ...................24
Bảng 3. 2: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu toàn ngành ........................27
Bảng 3. 3: Chỉ số hoạt động NHTMCP Việt Nam từ năm 2007 - 2015 ..................28
Bảng 3. 4: Nguồn VCSH của các NHTMCP Việt Nam từ 2007 – 2015 .................29
Bảng 3. 5: Các NHTMCP Việt Nam có quy mô vốn lớn .........................................30
Bảng 3. 6: VCSH trên tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam từ 2007 - 2015 ...31
Bảng 3. 7: Hệ số CAR của một số NH giai đoạn 2012 – 2015 ................................31
Bảng 3. 8: Tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam từ
2007 – 2015 ...............................................................................................................33
Bảng 3. 9: Dự phòng tổn thất rủi ro trên tổng dư nợ cho vay của các NHTMCP Việt
Nam từ 2007 – 2015 ..................................................................................................35
Bảng 3. 10: Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản của các NHTMCP Việt
Nam từ 2007 - 2015 ..................................................................................................36
Bảng 3. 11: Tổng chi phí trên tổng thu nhập của các NHTMCP Việt Nam từ 2007 2015 ...........................................................................................................................37
Bảng 3. 12: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của khách hàng của các
NHTMCP Việt Nam từ 2007 - 2015 .........................................................................39
Bảng 3. 13: Kết quả HQTC của các NHTMCP Việt Nam từ 2007 - 2015 ..............40
Bảng 4. 1: Bảng mô tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu .............................57
Bảng 4. 2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................62
Bảng 4. 3: Kết quả ma trận tự tương quan ...............................................................63
Bảng 4. 4: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai của
mô hình chỉ bao gồm các biến xuất phát từ nội tại NH ............................................63
Bảng 4. 5: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai của
mô hình bao gồm cả các biến xuất phát từ nội tại NH và các biến vĩ mô.................64
Bảng 4. 6: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi với mô hình chỉ bao gồm các biến
xuất phát từ nội tại NH ..............................................................................................64
Bảng 4. 7: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi với mô hình bao gồm cả các biến
xuất phát từ nội tại NH và các biến vĩ mô.................................................................65
Bảng 4. 8: Kết quả kiểm tra tự tương quan với mô hình chỉ bao gồm các biến xuất
phát từ nội tại NH ......................................................................................................65
Bảng 4. 9: Kết quả kiểm tra tự tương quan với mô hình bao gồm cả các biến xuất
phát từ nội tại NH và các biến vĩ mô ........................................................................65
Bảng 4. 10: Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS thông thường ........................66
Bảng 4. 11: Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS với hiệu ứng cố định FEM ...67
Bảng 4. 12: Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS với hiệu ứng ngẫu nhiên REM
...................................................................................................................................67
Bảng 4. 13: Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS ............................................69
Bảng 4. 14: Kết quả hồi quy theo phương pháp GMM ............................................70
Bảng 4. 15: Kết quả hồi quy theo phương pháp Robust standard errors .................72
Hình 4. 1: Khung tiếp cận nghiên cứu .....................................................................48
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3. 1: Tăng trưởng GDP thực và đóng góp của các ngành sản xuất, 2007-2012
...................................................................................................................................26
Đồ thị 3. 2: Diễn biến lạm phát CPI (Consumer Price Index), 2007-2012 ..............26
Đồ thị 3. 3: Tốc độ tăng GDP trong nước 6 tháng đầu năm (2013-2015) ...............26
Đồ thị 3. 4: Diễn biến lạm phát CPI, 2010-2014 ......................................................27
Đồ thị 3. 5: Tăng trưởng doanh thu ngành và tăng trưởng GDP ..............................27
Đồ thị 3. 6: Tín dụng/GDP và tốc độ tăng trưởng tín dụng ngành ...........................28
Đồ thị 3. 7: Quy mô VCSH của các NHTMCP Việt Nam từ 2007 – 2015 .............30
Đồ thị 3. 8: VCSH trên tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam từ 2007 - 2015 .31
Đồ thị 3. 9: Quy mô tài sản của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 ...32
Đồ thị 3. 10: Tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam từ
2007 – 2015 ...............................................................................................................33
Đồ thị 3. 11: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống NH từ 2007-2015
...................................................................................................................................34
Đồ thị 3. 12: Dự phòng tổn thất rủi ro trên tổng dư nợ cho vay của các NHTMCP
Việt Nam từ 2007 – 2015 ..........................................................................................35
Đồ thị 3. 13: Tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam
từ 2007 - 2015 ...........................................................................................................36
Đồ thị 3. 14: Tổng chi phí trên tổng thu nhập của các NHTMCP Việt Nam từ 2007
- 2015.........................................................................................................................37
Đồ thị 3. 15: Tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của khách hàng của các
NHTMCP Việt Nam từ 2007 - 2015 .........................................................................39
Đồ thị 3. 16: Kết quả HQTC của các NHTMCP Việt Nam từ 2007 - 2015 ............40
Đồ thị 3. 17: ROA của 25 NHTMCP Việt Nam từ 2013 - 2015 ..............................42
Đồ thị 3. 18: ROE của 25 NHTMCP Việt Nam từ 2013 - 2015 ..............................43
Đồ thị 3. 19: NIM của 25 NHTMCP Việt Nam từ 2013 - 2015 ..............................44
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1:
Danh sách các NHTMCP Việt Nam được lựa chọn nghiên cứu
Phụ lục 4.1:
Dữ liệu sử dụng cho mô hình định lượng
Phụ lục 4.2:
Nhân tử phóng đại phương sai VIF của mô hình chỉ bao gồm các
biến xuất phát từ nội tại NH
Phụ lục 4.3:
Nhân tử phóng đại phương sai VIF của mô hình bao gồm cả các
biến xuất phát từ nội tại NH và các biến vĩ mô
Phụ lục 4.4:
Phương sai thay đổi của nhiễu với mô hình chỉ bao gồm các biến
xuất phát từ nội tại NH
Phụ lục 4.5:
Phương sai thay đổi của nhiễu với mô hình bao gồm cả các biến
xuất phát từ nội tại NH và các biến vĩ mô
Phụ lục 4.6:
Tự tương quan của nhiễu đối với cả hai mô hình (không bao gồm
biến vĩ mô và bao gồm biến vĩ mô)
Phụ lục 4.7:
Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS thông thường
Phụ lục 4.8:
Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS với hiệu ứng cố định FEM
Phụ lục 4.9:
Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS với hiệu ứng ngẫu nhiên
REM
Phụ lục 4.10: Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS
Phụ lục 4.11: Kết quả hồi quy theo phương pháp GMM
Phụ lục 4.12: Kết quả hồi quy theo phương pháp Robust standard errors
1
TÓM TẮT
Luận văn đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam, sử dụng nguồn dữ liệu từ 24 ngân
hàng trên mẫu dữ liệu bảng trong giai đoạn 2007 – 2015. Các biến đại diện cho hiệu
quả tài chính là ROA (tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản), ROE (tỷ lệ thu nhập trên vốn
chủ sở hữu) và NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên); còn các biến phụ thuộc bao gồm
các biến xuất phát từ nội tại ngân hàng là mức độ an toàn vốn (vốn chủ sở hữu/tổng
tài sản), chất lượng tài sản (dự phòng tổn thất rủi ro/tổng dư nợ cho vay), hiệu quả
quản lý (tổng chi phí/tổng thu nhập), quản lý thanh khoản (tổng dư nợ cho vay/tổng
tiền gửi của khách hàng), quy mô ngân hàng (quy mô tổng tài sản) và các yếu tố vĩ
mô là GDP và CPI. Bên cạnh đó, nền tảng được sử dụng để phân tích tác động của
các biến phụ thuộc đến hiệu quả tài chính là khung an toàn CAMELS. Luận văn
được thực hiện dựa trên việc kết hợp cả bằng phương pháp định tính và phương
pháp định lượng. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ an toàn vốn, hiệu quả quản lý có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam, một kết quả hỗn hợp cho sự tác động của biến chất lượng tài sản, trong
khi đó lại không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữ quản lý thanh khoản và
quy mô ngân hàng với hiệu quả tài chính; và nghiên cứu cũng chưa thể kết luận về
sự tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế đến hiệu quả tài chính của các Ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam, trong khi đó tỷ lệ lạm phát lại có một mối quan hệ
cùng chiều đến ROA và ROE.
2
CHƢƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hệ thống ngân hàng (NH) Việt
Nam đóng vai trò là trung gian thanh toán cho các chủ thể kinh tế và là một kênh
đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng
GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa) hàng năm và công cuộc
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Không những vậy, hệ thống NH còn có sự
gia tăng đáng kể về cả quy mô tài sản, mạng lưới giao dịch, sản phẩm dịch vụ, cũng
như hệ thống công nghệ NH. Song bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn có
nhiều mặt còn tồn tại trong hệ thống NH như: nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ
thống chưa thực sự ổn định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa thực sự vững chắc, sức
cạnh tranh chưa cao, năng lực quản trị và công nghệ yếu, cải cách diễn ra chậm và
thiếu tính minh bạch. Hơn nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (World Trade Organization - WTO), môi trường cạnh trạnh trong thị
trường tài chính tại Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt và khó khăn hơn bao giờ
hết, bởi việc gia nhập sâu rộng vào thị trường thế giới buộc phải đối diện với những
vấn đề cạnh tranh không chỉ giữa các NH trong nước với nhau mà còn có cả các
trung gian tài chính phi NH và NH nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, hoạt
động hiệu quả và có kinh nghiệm quốc tế dày dặn. Tuy nhiên, sự gia tăng sức ép
cạnh tranh sẽ tác động đến ngành NH như thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả
năng thích nghi và năng lực tài chính của chính các NH trong môi trường cạnh tranh
gay gắt này. Các NH không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các NH
có hiệu quả hơn, điều này cho thấy chỉ có các NH có hiệu quả tài chính (HQTC)
cao, kinh doanh hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh. Như vậy, HQTC trở
thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một NH trong môi trường
cạnh canh quốc tế ngày càng gia tăng và khốc liệt.
Thực tế còn cho thấy sau hơn 8 năm gia nhập WTO (Việt Nam gia nhập WTO
vào ngày 11/01/2007), hệ thống NH Việt Nam cũng đã có những biến động thăng
3
trầm. Điều này được thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cụ thể
chính là cuộc chạy đua lãi suất, làm cho lãi suất huy động có lúc lên đến 21%. Đầu
năm 2011, sự biến động tăng lãi suất giữa các NH càng trở nên gay gắt và chứa
đựng nhiều nguy cơ – rủi ro. Các NH đã xé rào trong việc huy động vốn, lãi suất
huy động được thỏa thuận giữa người gửi và các NH, tùy theo mức gửi và thời gian
gửi sẽ có mức lãi suất tương ứng, với mức lãi suất cao nhất lên đến 22%/năm. Sau
đó các NH cho vay với lãi suất cao ngất ngưỡng 25%/năm. Cuối năm 2012, đầu
2013 thì nợ xấu gia tăng đột biến, tính thanh khoản của các NH rất thấp, có nguy cơ
đỗ vỡ rất cao. Trước tình hình đó, Chính phủ ra quyết định 254/QĐ-TTg ngày
01/03/2012 về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai
đoạn 2011-2015. Xuất phát từ tầm quan trọng này cho thấy, việc đánh giá và nâng
cao HQTC của các NH hiện nay rất là quan trọng, vì từ đó giúp các nhà quản lý
thực hiện được việc cơ cấu lại hệ thống NH một cách có cơ sở, định hướng việc sáp
nhập, hợp nhất cũng có căn cứ khoa học.
Thêm vào đó, với vai trò là tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế,
NH mang đặc thù là tổ chức kinh doanh “tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh
hưởng lớn. Thị trường và công chúng do vậy mà phản ứng rất nhạy cảm đối với bất
kỳ khó khăn tiềm tàng nào phát sinh từ các yếu kém trong hoạt động của hệ thống
NH. Do đó, việc nâng cao HQTC là cần thiết, bởi nâng cao HQTC chính là thước đo
cho sức khỏe tài chính của một NH. Sức khỏe tài chính của một NH rất quan trọng,
bởi một NH yếu kém không chỉ gây tổn thất cho chính NH đó, mà còn tạo nên
những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các bên liên quan (như người lao
động, trái chủ, các NH khác, nhà cung cấp, khách hàng và các nhà đầu tư tiềm
năng) và ngược lại.
Qua đây có thể thấy, HQTC đảm bảo giúp hệ thống NH hoạt động bền vững,
nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng niềm tin từ các bên liên
quan. Không những vậy, việc xem xét một cách tổng quát và xác định những nhân
tố ảnh hưởng đến HQTC là hết sức cần thiết và có giá trị, bởi nó sẽ giúp hỗ trợ cho
các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư trong việc ra
4
quyết định. Qua đó, nó cũng là cơ sở để hoàn thiện một khung chính sách hợp lý
trong quá trình quản lý hoạt động của các NH trong thời kỳ hội nhập. Chính vì lẽ
đó, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, luận văn hướng đến nghiên cứu đề tài:
“Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của các Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Với mục đích xem xét và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQTC của các
Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam, luận văn nghiên cứu này
hướng đến và mong muốn đạt được những mục tiêu sau:
- Mục tiêu tổng quát: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQTC của các
NHTMCP Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá thực trạng HQTC của các NHTMCP Việt Nam;
+ Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến
HQTC của các NHTMCP Việt Nam;
+ Đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện và nâng cao HQTC của các
NHTMCP Việt Nam.
Các bước thực hiện để đạt được mục tiêu nghiên cứu như vừa đề cập là nội
dung quan trọng và sẽ xuyên suốt, thống nhất trong toàn bộ luận văn.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Hệ thống NH luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ nguồn lực
kinh tế và góp phần tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, nó được ví như là một
trái tim trong cơ cấu nền kinh tế và nguồn vốn được nó cung cấp đến các chủ thể
như là máu vậy. Khi máu được lưu thông thì cơ thể sẽ khỏe mạnh và hoạt động tốt,
do đó nếu không có nguồn tài chính cung cấp cho các khu vực khác nhau trong nền
kinh tế thì nền kinh tế sẽ không thể phát triển và mở rộng. Như vậy, để đảm bảo cho
vai trò này thì hệ thống NH cần có một HQTC vững chắc và lành mạnh. Trên luận
điểm này, luận văn tự đặt ra nghi vấn và muốn làm rõ rằng nếu thực hiện nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến HQTC của NHTMCP Việt Nam thì nó sẽ diễn
5
biến ra sao? theo chiều hướng nào? Do đó, sau khi đã xác định được vấn đề nghiên
cứu cũng như những mục tiêu đặt ra thì câu hỏi nghiên cứu được đặt ra nhằm định
hình ý tưởng khoa học (đặt giả thuyết nghiên cứu). Cụ thể, luận văn sẽ hướng đến
các câu hỏi nghiên cứu sau:
+ Thực trạng về HQTC của các NHTMCP Việt Nam trong những năm gần
đây diễn biến ra sao? Những mặt đạt được cũng như những tồn tại là gì?
+ Những yếu tố nào tác động đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam? Và
mức độ ảnh hưởng này xảy ra theo chiều hướng nào?
+ Các giải pháp cải thiện HQTC nào là phù hợp cho các NHTMCP Việt Nam?
Và liệu các giải pháp đó có khả thi với thực tế hiện nay tại Việt Nam hay không?
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu HQTC của 24 NHTMCP Việt Nam
với việc phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến HQTC.
Việc thực hiện nghiên cứu trên mẫu gồm 24 NHTMCP được giải thích như
sau: Tác giả thực hiện thu thập số liệu vào khoảng đầu năm 2016 và ở thời điểm này
Việt Nam có 31 NHTMCP, trong số các NH này có 7 NH không đủ dữ liệu tài
chính trong thời kỳ nghiên cứu từ 2007 – 2015 là: NHTMCP Tiên Phong,
NHTMCP Bắc Á, NHTMCP Đại Chúng Việt Nam, NHTMCP Bảo Việt, NHTMCP
Bưu Điện Liên Việt, NHTMCP Việt Nam Thương Tín và NHTMCP Đông Á. Do
vậy, để đảm bảo cơ sở dữ liệu đầy đủ và thống nhất mà mẫu nghiên cứu chỉ còn 24
NHTMCP.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn thực hiện khảo sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của 24
NHTMCP Việt Nam (Xem Phụ lục 1.1) trong thời gian từ 2007 đến 2015. Luận văn
chọn giai đoạn này vì đây có thể được xem là thời kỳ có nhiều biến động trong hệ
thống tài chính trên thế giới cũng như trong nước. Năm 2007 xảy ra khủng hoảng
tài chính tại Mỹ, những ảnh hưởng của nó là vô cùng to lớn và vẫn còn kéo dài đến
tận nay. Cuộc khủng hoảng dẫn tới đổ vỡ hàng loạt hệ thống NH, suy thoái kinh tế
và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Còn tại Việt
6
Nam, hoạt động của các NHTMCP cũng trải qua thăng trầm cùng cuộc khủng
hoảng với những diễn biến theo chiều hướng tiêu cực khi phải đối mặt với những
vấn đề như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, nợ xấu tăng cao, tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu và tiến trình tái cơ cấu NH. Đứng trước những khó khăn như vậy, để đưa ra
các quyết định phù hợp về chính sách và điều hành hệ thống NHTMCP tại Việt
Nam ngày càng tốt hơn thì việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến HQTC của các
NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2015 là phù hợp.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
Luận văn đã sử dụng các số liệu thống kê qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến
hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dụng cần
tập trung nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã sử dụng phương pháp suy diễn để
lập luận và giải thích đặc điểm của từng chi tiết trong quá trình phân tích số liệu
nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phương pháp định lượng chính được luận văn sử dụng là Robust standard
errors trên dữ liệu bảng. Theo nghiên cứu Daniel Hoechle (2007), trên dữ liệu bảng
có phương sai thay đổi, có tự tương quan xảy ra thì để tăng hiệu quả của ước lượng
hệ số, giảm độ lệch chuẩn của ước lượng, Daniel Hoechle (2007) sử dụng phương
pháp tính độ lệch chuẩn Robust standard errors được giới thiệu bởi Driscoll-Kraay
(1998). Phương pháp hồi quy Robust standard errors trên dữ liệu bảng khắc phục
được phương sai thay đổi, tự tương quan nếu có và hơn nữa đưa ra hiệu quả ước
lượng hệ số tốt hơn, độ lệch chuẩn ước lượng nhỏ hơn.
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn sẽ cung cấp thêm sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến HQTC
của các NHTMCP Việt Nam. Kết quả nghiên cứu rất hữu ích hướng đến các đối
tượng như: các nhà hoạch định chính sách, các NH và các nhà đầu tư.
- Đối với các NHTMCP: Nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để các nhà quản trị
và điều hành NH xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến HQTC của NH và mức
7
độ ảnh hưởng của từng yếu tố. Từ đó, có thể đưa ra những quyết định hợp lý để
giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, năng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng uy tín.
- Đối với các nhà đầu tư: Từ những kết quả phân tích về các yếu tố tác động
đến HQTC sẽ giúp các nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về hoạt động của NH.
Trên cơ sở đó có thể đánh giá và dự báo HQTC, điều này giúp các nhà đầu tư có
những quyết định sáng suốt trong những quyết định đầu tư của họ.
- Đối với các nhà hoạch định chính sách: Nghiên cứu là cơ sở khoa học để
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xác định các yếu tố vĩ mô tác động
đến HQTC của NHTMCP. Trên cơ sở này, có thể đưa ra những chính sách vĩ mô
kịp thời và hợp lý nhằm xây dựng hệ thống NH vững chắc và hiệu quả.
1.8. Bố cục của nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu bao gồm năm chương và được bố cục như sau:
Chƣơng 1: Gới thiệu tổng quan nghiên cứu
Chƣơng 2: Lý luận về HQTC của NHTMCP
Chƣơng 3: Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến HQTC của các
NHTMCP Việt Nam
Chƣơng 4: Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng đến HQTC
của các NHTMCP Việt Nam
Chƣơng 5: Một số kiến nghị nhằm nâng cao HQTC của các NHTMCP
Việt Nam
8
CHƢƠNG 2:
LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
Trong chương này, khung lý thuyết tổng quan về HQTC, tầm quan trọng của
việc nâng cao HQTC và các công trình nghiên cứu liên quan trước đó sẽ lần lượt
được khảo sát. Nội dung của chương này bao gồm các phần như sau: Khái niệm về
HQTC, các chỉ tiêu đánh giá HQTC của NHTMCP theo khung an toàn CAMELS,
các yếu tố ảnh hưởng đến HQTC của NHTMCP, sự cần thiết của việc nâng cao
HQTC của NHTMCP và lược khảo các nghiên cứu về HQTC của NH.
2.1. Tổng quan về hiệu quả tài chính của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả tài chính
Hiệu quả là phép so sánh để chỉ mối quan hệ thực hiện các mục tiêu hoạt động
của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có được kết quả trong những điều kiện
nhất định, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,
tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định.
Khi xem xét hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức, các nhà
phân tích thường đánh giá và xem xét qua nhiều khía cạnh khác nhau như quản trị,
tài chính và kinh tế. Trên khía cạnh tài chính, HQTC hay còn được gọi là hiệu quả
kinh doanh là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả kinh doanh là số lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp
thu được hoặc lỗ phải chịu. Trong ý nghĩa rộng hơn, HQTC đề cập đến mức độ mà
các mục tiêu tài chính đang hoặc đã được thực hiện. Đó là quá trình đo lường kết
quả của các chính sách và hoạt động của một doanh nghiệp về vấn đề tiền tệ. Nó
được sử dụng để đo lường sức khỏe tài chính tổng thể vững chắc trong một khoảng
thời gian nhất định và cũng có thể được sử dụng để so sánh các doanh nghiệp tương
tự trong cùng một ngành hoặc để so sánh các ngành khác nhau. HQTC có tính chất
trực tiếp nên có thể định hướng được dễ dàng.
Trong lĩnh vực NH, HQTC là một khái niệm rất rộng, phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh và đầu tư của một NH với các yếu tố nội tại của chính NH trong
9
môi trường kinh tế - xã hội nhất định. Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng trong
hoạt động của các NHTM thì hiệu quả có thể được hiểu ở hai khía cạnh như sau:
(i)
Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời
hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế
tài chính khác.
(ii)
Xác suất hoạt động an toàn của NH.
Sự lành mạnh của hệ thống NH quan hệ chặt chẽ với sự ổn định và phát triển
của nền kinh tế vì nó là tổ chức trung gian tài chính kết nối khu vực tiết kiệm với
khu vực đầu tư của nên kinh tế. Do đó, sự biến động của nó sẽ ảnh hưởng rất mạnh
đến các ngành kinh tế quốc dân khác.
Theo Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), để đo lường HQTC của
các NH người ta có thể đánh giá qua hai nhóm chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối và hiệu
quả tương đối: (i) Các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối cho phép đánh giá hiệu quả hoạt
động theo cả chiều sâu và chiều rộng. Tuy nhiên, loại chỉ tiêu này trong một số
trường hợp lại gặp khó khăn khi so sánh các NH có quy mô khác nhau; (ii) Các chỉ
tiêu hiệu quả tương đối có thể được thể hiện dưới dạng tĩnh (HQTC = kết quả kinh
tế/chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó hoặc dạng nghịch là HQTC = chi phí/kết quả
kinh tế) hoặc dưới dạng động hoặc dạng cận biên (HQTC = mức tăng kết quả kinh
tế/ mức tăng chi phí). Những chỉ tiêu này rất thuận tiện so sánh theo thời gian và
không gian, cũng như cho phép so sánh hiệu quả giữa các NH có quy mô khác
nhau, các thời kỳ khác nhau.
Như vậy, HQTC của các NHTMCP là một phạm trù hiệu quả kinh tế - tài
chính, phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại
(NHTM); là khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của NHTM trên cơ sở thiết lập,
tổ chức điều hành chiến lược, chính sách và các chương trình hoạt động kinh doanh.
2.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần theo khung an toàn CAMELS
Việc đánh giá HQTC của các NHTMCP có thể dựa trên các phương pháp
đánh giá khác nhau và một trong những phương pháp đánh giá HQTC hiệu quả đó
10
là khung an toàn CAMELS, đây cũng chính là phương pháp mà nghiên cứu sẽ lựa
chọn để đánh giá HQTC của các NHTMCP Việt Nam. Hệ thống đánh giá CAMELS
do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ (National Credit Union Administration
– NCUA) xây dựng, song không chỉ có Hoa Kỳ mà còn nhiều nước trên thế giới áp
dụng. Sau khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997, hệ thống đánh giá CAMELS được
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF) và Nhóm Ngân hàng
Thế giới (World Bank Group – WBG) khuyến nghị áp dụng để đánh giá mức độ
lành mạnh của từng định chế tài chính riêng lẻ và toàn bộ hệ thống tài chính nói
chung. Ưu điểm của khung an toàn CAMELS là các tiêu chí đánh giá năng lực và
tình hình tài chính được định lượng và áp dụng đồng nhất với tất cả các NH; nó
được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của NH.
Do đó, cần kết hợp việc phân tích theo CAMELS với những đánh giá định tính của
NH để có thể thu được kết quả phân tích HQTC kỹ lưỡng và hữu ích. Nhiều tổ chức
tài chính quốc tế và các quốc gia đã vận dụng khung phân tích CAMELS để xếp
hạng các NH về khả năng hoạt động, khả năng cạnh tranh và khả năng chống đỡ các
rủi ro. Trong khi đó, tại Việt Nam trước đây không áp dụng trực tiếp CAMELS, cho
đến khi thành lập Quy chế xếp loại các Tổ chức tín dụng Việt Nam (1998) thì
CAMELS đã được công nhận.
Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để
đánh giá hoạt động của một NH, đó là: Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn),
Asset Quality (Chất lượng tài sản), Management (Quản lý), Earnings (Lợi nhuận),
Liquidity (Thanh khoản) và Sensivity to Market Risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro
thị trường). Tuy nhiên, trong luận văn nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung năm chỉ
tiêu nhằm đo lường, phân tích và đánh giá sự tác động đến HQTC của NHTMCP,
cụ thể là:
- Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn): Mức độ an toàn vốn là một chỉ
tiêu thể hiện giá trị VCSH của NH được dùng để tài trợ cho các hoạt động kinh
doanh của NH. Mặt khác, nó còn phản ánh khả năng chịu lỗ và rủi ro tài chính của
NH. Một NH có tỷ lệ an toàn vốn cao tức là NH đó có khả năng chịu đựng mạnh mẽ
11
được trước những rủi ro tài chính và giảm sự cần thiết phải vay vốn hay huy động
từ bên ngoài và sau đó sẽ làm cho lợi nhuận gia tăng cao hơn. Đồng thời, mức độ an
toàn vốn cao còn cho thấy sức mạnh nội bộ của NH trước những thiệt hại của cuộc
khủng hoảng kinh tế hay khủng hoảng tài chính. Đồng thời, tỷ lệ thuận với khả năng
phục hồi của các NH với các tình huống khủng hoảng. Nó giúp cho các nhà quản lý
sẽ linh hoạt hơn trong việc xử lý các rủi ro và làm giảm nguy cơ vỡ nợ và ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận bằng những định hướng kinh doanh và phát triển của
các nhà quản trị. Từ đó làm tăng lợi nhuận cho NH.
- Asset Quality (Chất lƣợng tài sản): Tài sản là phần sử dụng nguồn vốn đưa
vào kinh doanh và duy trì khả năng thanh toán của một NH. Tài sản có chất lượng
kém là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của hầu hết các NH. Quản trị kém trong
chính sách cho vay cả trong quá khứ lẫn hiện tại luôn là lý do làm nên chất lượng
kém của tài sản. Điều này dẫn đến áp lực đối với vị thế về tài trợ vốn cho NH trong
ngắn hạn, kết quả dẫn đến những cuộc khủng hoảng về thanh khoản hoặc làm cho
NH hoàn toàn phá sản. Chất lượng tài sản là chất lượng nói chung của các món vay
và các tài sản khác, bao gồm các khoản vay cơ sở hạ tầng. Điều này đòi hỏi phải
xem xét sự phù hợp của hệ thống phân loại các món vay, quá trình thu thập thông
tin và các chính sách xóa nợ. Việc đánh giá chất lượng tài sản là một trong những
khía cạnh khó nhất trong phân tích HQTC của NH.
- Management (Quản lý): Theo mô hình CAMELS, nhân tố quản lý đóng vai
trò hết sức quan trọng trong phân tích cũng như đưa ra các đánh giá về tình hình
hoạt động và tài chính của NH. Bởi sự quản lý và các quyết định quản lý chắc chắn
sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của NH cũng như sự thành công
trong kinh doanh. Chính vì thế, các nhà phân tích cần tập trung phân tích sâu yếu tố
quản lý của các NH trong quá trình phân tích để đánh giá được tình hình tài chính
đúng đắn hơn. Các quyết định quản trị đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành
công của các NH. Một bộ máy quản trị tốt sẽ giúp cho NH có cơ sở để phát triển
bền vững hơn. Việc quản lý các chính sách về con người, các chính sách quản lý
chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán nội
12
bộ, các kế hoạch chiến lược và ngân sách đều được xem xét một cách riêng rẽ để
phản ánh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý, phân tích nhân sự và phong
cách làm việc của: Hội đồng quản trị, Ban quản lý, …
- Earnings (Lợi nhuận): Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả
kinh doanh cũng như để đánh giá sự phát triển bền vững của một NH. Hiệu quả hoạt
động và khả năng sinh lời của NH có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán
và chỉ ra triển vọng phát triển tương lai của NH đó. Những NH hoạt động không
hiệu quả sẽ gây ra những thua lỗ và nắm giữ những tài sản không thanh khoản, cuối
cùng trở nên mất khả năng thanh toán. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, tăng
cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng sinh lời của mỗi NH là cách tốt nhất
để giúp cho hệ thống NH phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, với mục tiêu
đảm bảo an toàn cho hoạt động NH thì khi đánh giá kết quả kinh doanh hay lợi
nhuận của NH cần có một quan điểm toàn diện. Một NH có mức lợi nhuận cao chưa
hẳn là tốt, để có mức lợi nhuận như vậy có thể NH này đã chấp nhận cơ cấu tài sản
có độ rủi ro cao. Khi xét đến chỉ tiêu lợi nhuận, cần phân tích lợi nhuận trong mối
quan hệ với các chỉ tiêu quản lý khác, chẳng hạn như mức độ thanh khoản, mức
chấp nhận rủi ro, cơ cấu tài sản cũng như triển vọng phát triển lâu dài của NH.
Theo thông lệ quốc tế người ta thường đo lường khả năng sinh lời của
NHTMCP bằng các chỉ tiêu định lượng: giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế, tốc
độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận (cho biết lợi nhuận được hình thành
từ nguồn nào) và đặc biệt là các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên VCSH (Return
on Equity – ROE), Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on Asset – ROA), thu
nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM)… Đối với các chỉ số tài chính khác
nhau, mỗi tỷ lệ đo lường HQTC được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng 3 chỉ tiêu chính đó là:
ROA, ROE và NIM.
+ Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA):
ROA =
𝐓𝐡𝐮 𝐧𝐡ậ𝐩 𝐫ò𝐧𝐠
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧