Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Ảnh hưởng của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh đến khả năng dự báo luồng tiền hoạt động trong tương lai nghiên cứu tại các công ty niêm yết việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG THỊ NHI

ẢNH HƯỞNG CỦA LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH ĐẾN KHẢ NĂNG DỰ BÁO LUỒNG TIỀN
HOẠT ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI – NGHIÊN CỨU TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG THỊ NHI

ẢNH HƯỞNG CỦA LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH ĐẾN KHẢ NĂNG DỰ BÁO LUỒNG TIỀN
HOẠT ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI – NGHIÊN CỨU TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN THẢO



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của luồng tiền từ hoạt
động kinh doanh đến khả năng dự báo luồng tiền hoạt động trong tương lai –
Nghiên cứu tại các công ty niêm yết Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, có sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn là TS. Trần Văn Thảo. Các số liệu và kết
quả nêu ra trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tất cả những phần kế thừa, tham
khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong
danh mục các tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày…tháng…năm 2016
Học viên thực hiện luận văn

Lương Thị Nhi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.

Sự cần thiết của đề tài: .....................................................................................1

2.


Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................3

4.

Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................3

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ........................................................4

6.

Kết cấu của luận văn: .......................................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về vấn đề dự báo luồng tiền hoạt động
cho doanh nghiệp: ....................................................................................................6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu công bố ở nước ngoài: .................................6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu công bố ở trong nước: ...............................11
1.2. Tổng quan một số mô hình nghiên cứu về dự báo luồng tiền hoạt động: ......12
1.2.1. Mô hình của DKW (1998): ...................................................................13
1.2.2. Mô hình của BCN (2001): ....................................................................13
1.2.3. Mô hình của Cheng & Hollie (2008): ...................................................14
1.2.4. Mô hình của Orpurt & Zang (2009): ....................................................17
1.2.5. Mô hình của Arthur & cộng sự (2010): ................................................18

1.2.6. Mô hình của Farshadfar & Monem (2013): ..........................................20
1.2.7. Mô hình của Nguyễn Thị Uyên Uyên & Từ Thị Kim Thoa (2015): ....22
1.3. Khoảng trống nghiên cứu: ..............................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................26


2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề dự báo luồng tiền hoạt động cho các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán: ..................................................................26
2.1.1. Khái niệm luồng tiền hoạt động và các thành phần của luồng tiền hoạt
động: ...............................................................................................................26
2.1.2. Khái niệm các khoản dồn tích (Accruals): ...........................................27
2.1.3. Đặc điểm của thông tin kế toán theo cở sở dồn tích và thông tin kế toán
theo cơ sở tiền: ...............................................................................................29
2.1.4. Phương pháp xác định luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo VAS
24 và IAS 7:....................................................................................................32
2.1.5. Vai trò của luồng tiền hoạt động và ý nghĩa của việc dự báo luồng tiền
hoạt động: .......................................................................................................35
2.2. Lý thuyết nền tảng: .........................................................................................36
2.3. Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu: ............................................................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................41
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................42
3.1. Các mô hình và giả thuyết nghiên cứu: ..........................................................42
3.2. Lựa chọn mẫu và thu thập dữ liệu nghiên cứu: ..............................................46
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng: ............................................................47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................50
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................51
4.1. Thống kê mô tả và ma trận hệ số tương quan: ...............................................51
4.2. Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp: ...........................................54
4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết H1 và H2:........................................................65

4.3.1. Kết quả kiểm định giả thuyết H1: .........................................................65
4.3.2. Kết quả kiểm định giả thuyết H2: .........................................................68
4.4. Vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu: .........................................74
4.5. Kết quả hồi quy cho từng nhóm ngành: .........................................................78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................82
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................84


5.1. Kết luận: .........................................................................................................84
5.2. Một số kiến nghị:............................................................................................85
5.2.1. Đối với người sử dụng BCTC: .............................................................85
5.2.2. Đối với Bộ Tài Chính: ..........................................................................88
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: .................88
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu : ......................................................................88
5.3.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: ....................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng việt
BCTC: Báo cáo tài chính
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCLCTT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
HNX: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE: Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
TSCĐ: Tài sản cố định
Tiếng Anh

APB: Accounting Principles Board
IAS: International Accounting Standards
IASB: International Accounting Standards Board
FASB: Financial Accounting Standards Board
FEM: Fixed Effects Model
REM: Random Effects Model
SFAC: Statement Of Financial Accounting Concepts
SFAS: Statement Of Financial Accounting Standards


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng mô tả biến ........................................................................................44
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả .................................................................................51
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ...................................................52
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình (1) theo OLS, FEM, REM trễ 1 năm ...............55
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình (1) theo OLS, FEM, REM trễ 2 năm ...............56
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình (2) theo OLS, FEM, REM trễ 1 năm ...............57
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình (2) theo OLS, FEM, REM trễ 2 năm ...............58
Bảng 4.7: Bảng thống kê giá trị R2 hiệu chỉnh..........................................................60
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định F mô hình (1) .............................................................62
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định F mô hình (2) .............................................................62
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman mô hình (1) ..............................................63
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Hausman mô hình (2) ..............................................64
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình (1) ...................................................................65
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình (1) và mô hình (2) ở độ trễ 1 năm..................68
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy mô hình (1) và mô hình (2) ở độ trễ 2 năm..................69
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định mức độ chính xác của mô hình dự báo ....................73
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy mô hình hết hợp biến ...................................................75
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy mô hình loại trừ biến có tương quan cao .....................77
Bảng 4.18: Bảng phân chia mẫu theo nhóm ngành...................................................78

Bảng 4.19: Kết quả hồi quy cho từng nhóm ngành ..................................................81
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định mức độ chính xác của mô hình dự báo cho từng
nhóm ngành ...............................................................................................................82


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài:
Một trong những mục tiêu chính của BCTC là “cung cấp thông tin để giúp

các nhà đầu tư chủ nợ và người sử dụng thông tin kế toán khác đánh giá số lượng,
thời gian và sự không chắc chắn của luồng tiền thuần trong tương lai của doanh
nghiệp” (FASB, 1978, đoạn 37, quy định trong SFAC 1). Theo IAS 1 đoạn 9: “mục
tiêu chính của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính,
năng lực tài chính và luồng tiền của đơn vị... thông tin này cùng với các thông tin
khác giúp người sử dụng BCTC dự đoán được luồng tiền tương lai của đơn vị”.
Ngoài ra ra theo VAS 21 - Chuẩn mực kế toán về trình bày BCTC đoạn 05:” Mục
đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh
doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp…các thông tin này cùng với các
thông tin trình bày trong Bản thuyết minh BCTC giúp người sử dụng dự đoán được
các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc
tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền”. Như vậy, tầm quan trọng của
việc dự báo luồng tiền hoạt động đã được thể hiện rõ tại các Chuẩn mực Kế toán về
trình bày BCTC của cả Quốc tế và Việt Nam. Tuy nhiên các Chuẩn mực Kế toán
chỉ đưa ra các nhận định về các nhân tố nên sử dụng trong dự báo luồng tiền mà
chưa chỉ rõ thông tin về luồng tiền cùng với thông tin kế toán nào giúp người sử
dụng dự báo được luồng tiền tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy cần có thêm các

nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề dự báo luồng tiền để cung cấp bằng chứng bổ
sung cho nhận định của Chuẩn mực Kế toán. Đối với người sử dụng BCTC như nhà
đầu tư, chủ nợ, và nhà quản lý doanh nghiệp…thì việc dự báo luồng tiền tương lai
cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng sẽ hỗ trợ hiệu quả trong quá trình ra quyết
định kinh tế.
Ngoài ra, trong dự án hội tụ về BCLCTT, IASB và FASB đều đề xuất bắt
buộc lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp cho tất cả các doanh nghiệp. Cuộc
thảo luận cho rằng việc sử dụng nhất quán phương pháp trực tiếp sẽ giúp người sử
dụng đạt được các mục tiêu trình bày BCTC. Xuất phát từ cuộc tranh luận này, đã


2

có nhiều nghiên cứu trên thế giới xem xét liệu BCLCTT được lập theo phương pháp
trực tiếp có thực sự hữu ích hơn phương pháp gián tiếp trong việc giúp cho người sử
dụng BCTC dự báo được luồng tiền tương lai hay không bằng cách so sánh khả
năng dự báo của mô hình các thành phần của luồng tiền hoạt và mô hình chỉ có
luồng tiền hoạt động thuần (đó là các nghiên cứu của: Krishnan & Largay, 2000;
Cheng & Hollie, 2008; Orpurt & Zang, 2009; Arthur & cộng sự, 2010; Fashadfar &
Monem, 2013). Kết quả của hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng mô hình các thành
phần của luồng tiền hoạt động có khả năng dự báo cho luồng tiền hoạt động tương
lai tốt hơn so với mô hình chỉ có luồng tiền hoạt động thuần và BCLCTT theo
phương pháp trực tiếp chứa các thông tin hữu ích giúp cho người sử dụng BCTC dự
báo được luồng tiền hoạt động tương lai chính xác hơn so với BCLCTT gián tiếp.
Ngoài ra, theo IAS 7 đoạn 19: “Các đơn vị kinh doanh được khuyến khích lập
BCLCTT theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp trực tiếp cung cấp thông tin hữu
ích cho việc dự đoán được luồng tiền tương lai mà phương pháp gián tiếp không
có”. Vì vậy, cần có nghiên cứu bổ sung cho các nghiên cứu về dự báo luồng tiền ở
Việt Nam nhằm xem xét thông tin trên BCLCTT trực tiếp có giúp dự báo luồng tiền
tương lai tốt hơn thông tin trên BCLCTT gián tiếp hay không cho trường hợp các

doanh nghiệp ở Việt Nam. Chính vì những lý do quan trọng trên, tác giả đã chọn đề
tài “Ảnh hưởng của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh đến khả năng dự báo
luồng tiền hoạt động trong tương lai – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết Việt
Nam” với mong muốn giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu được tác động của
việc dự báo luồng tiền hoạt động trong tương lai và giúp cho các nhà đầu tư dựa
trên cơ sở dự báo được luồng tiền hoạt động tương lai của doanh nghiệp để đưa ra
các quyết định đầu tư đúng đắn hơn.
2.

Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn là nghiên cứu về ảnh hưởng của

luồng tiền từ hoạt động kinh doanh đến khả năng dự báo luồng tiền hoạt động trong
tương lai cho các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Với mục tiêu trên tác giả đã đưa
ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:


3

 Xem xét ảnh hưởng của luồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã
số 20 trên BCLCTT – Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh - gọi tắt là
luồng tiền hoạt động) và các khoản dồn tích đến khả năng dự báo luồng tiền hoạt
động trong tương lai của doanh nghiệp. Mục tiêu này sẽ làm rõ cho nhận định của
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 21, cụ thể: thông tin về luồng tiền hoạt động
cùng với thông tin kế toán về các khoản dồn tích sẽ giúp người sử dụng BCTC dự
báo được luồng tiền tương lai của doanh nghiệp.
 Xem xét mô hình kết hợp các thành phần của luồng tiền hoạt động và
các khoản dồn tích có khả năng dự báo cho luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn
mô hình kết hợp giữa luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích hay không. Mục
tiêu này để xem xét thông tin về các thành phần của luồng tiền hoạt động trên

BCLCTT trực tiếp có giúp dự báo luồng tiền hoạt động trong tương lai tốt hơn so
với thông tin về luồng tiền hoạt động thuần trên BCLCTT gián tiếp không.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn bao gồm:
 Các thông tin kế toán về: luồng tiền hoạt động, các thành phần của

luồng tiền hoạt động và các khoản kế toán dồn tích.
 BCTC đã kiểm toán của các công ty cổ phần niêm yết trên hai sàn giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX). Trong đó
nghiên cứu chỉ chọn BCTC của các công ty có BCLCTT được lập theo phương
pháp trực tiếp.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ BCTC
đã kiểm toán của các công ty cổ phần niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán
HOSE và HNX giai đoạn 2008 – 2014. Với mẫu được chọn là 112 công ty niêm yết
trên hai sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX trong khoảng thời gian 7 năm
(2008 – 2014) tạo thành bảng gồm 784 công ty – năm quan sát.
4.

Phương pháp nghiên cứu:


4

Với mục tiêu nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử
dụng trong luận văn là phương pháp định lượng, hồi quy và kiểm định các mô hình
dự báo luồng tiền hoạt động tương lai của doanh nghiệp.
Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu từ BCTC đã kiểm toán được công bố của các
công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX trên trang web:

, tác giả tiến hành tính toán các giá trị cho biến độc lập và
biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được
sắp xếp theo dữ liệu bảng và xử lý bằng phần mềm Eview 8.1 để phân tích tương
quan và hồi quy, với các bước thực hiện như sau:
 Thống kê mô tả
 Tính hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình
 Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp cho mô hình nghiên cứu giữa 3 mô
hình: Pooled OLS, FEM, REM (dựa vào giá trị R2 hiệu chỉnh, kết quả kiểm định FTest và Hausman-Test)
 Hồi quy mô hình nghiên cứu theo mô hình hồi quy đã chọn
 Phân tích kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả
thuyết nghiên cứu.
5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
 Về mặt khoa học:
Dựa trên mô hình nghiên cứu trong nước của Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ

Thị Kim Thoa (2015) về vấn đề dự báo luồng tiền hoạt động tương lai cho các
doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, tác giả đã chọn ra 2 mô hình nghiên cứu trong 4
mô hình của nhóm tác giả trên với để nhằm đạt được 2 mục tiêu nghiên cứu mà luận
văn đã đặt ra. Thông qua việc kiểm định 2 mô hình đề xuất trong luận văn, kết quả
đã cung cấp những bằng chứng bổ sung cho nhận định của Chuẩn mực Kế toán Việt
Nam số 21 “thông tin về luồng tiền hoạt động kết hợp với các thông tin kế toán
khác sẽ giúp người sử dụng BCTC dự đoán được luồng tiền trong tương lai”. Luận
văn đã xác định các thông tin kế toán kết hợp với thông tin về luồng tiền có khả
năng dự báo được luồng tiền tương lai là các thông tin kế toán dồn tích bao gồm:


5


thay đổi khoản phải thu, thay đổi hàng tồn kho, thay đổi khoản phải trả, khấu hao
(bao gồm khấu hao TSCĐ hữu hình và vô hình) và các khoản dồn tích khác. Và kết
quả cũng chỉ ra rằng thông tin về các thành phần của luồng tiền hoạt động trên
BCLCTT trực tiếp dự báo luồng tiền hoạt động trong tương lai tốt hơn thông tin về
luồng tiền hoạt động thuần trên BCLCTT gián tiếp.
 Về mặt thực tiễn:
Thông qua việc phân tích và kiểm định các mô hình dự báo luồng tiền hoạt
động cho các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, luận văn đã đưa ra được mô hình
dự báo luồng tiền hoạt động tương lai tốt nhất là mô hình kết hợp giữa các thành
phần của luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích. Qua đó, giúp cho người sử
dụng BCTC như các nhà đầu tư có thể dự báo luồng tiền tương lai của doanh nghiệp
chính xác hơn từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn khi đầu tư vào doanh
nghiệp.
6.

Kết cấu của luận văn:
Bài viết này được chia thành năm chương với tên gọi của từng chương cụ thể

như sau:
 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.


Tổng quan các công trình nghiên cứu về vấn đề dự báo luồng tiền hoạt

động cho doanh nghiệp:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu công bố ở nước ngoài:
Trên thế giới, từ rất sớm đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến dự
báo luồng tiền hoạt động trong tương lai cho doanh nghiệp. Các nghiên cứu được
thực hiện ở các nước khác nhau nhằm tìm ra các nhân tố có khả năng dự báo luồng
tiền hoạt động trong tương lai như: lợi nhuận hiện hành, luồng tiền hoạt động hiện
hành, và trong các nhân tố đó thì nhân tố nào là nhân tố tốt nhất cho việc dự báo
luồng tiền hoạt động trong tương lai. Greenberg & cộng sự (1986) cho rằng lợi
nhuận hiện hành có khả năng dự báo luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn luồng
tiền hoạt động hiện hành. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Bowen & cộng sự
(1986), Finger (1994) thì cho rằng luồng tiền hoạt động hiện hành có khả năng dự
báo luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn lợi nhuận hiện hành.
Dechow, Kothari & Watts (1998) (DWK), nhóm tác giả lần đầu đưa ra mô
lợi nhuận, luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích được phát triển dựa trên giả
định bước đi ngẫu nhiên của quy trình bán hàng, biến phí và định phí. Trong mô
hình của DKW các khoản dồn tích chỉ bao gồm: các khoản phải thu, các khoản phải
trả và hàng tồn kho tức là những thay đổi trong vốn lưu động, còn các khoản dồn
tích dài hạn như khấu hao không được xem xét trong mô hình này. Kết quả của mô
hình cho thấy rằng lợi nhuận hiện hành dự báo luồng tiền hoạt động trong tương lai
tốt hơn luồng tiền hoạt động hiện hành và sự khác biệt này thay đổi theo chu kì của
luồng tiền hoạt động.
Dựa trên mô hình nghiên cứu của DKW, Barth, Cram & Nelson (2001)
(BCN) đã tập trung kiểm định vai trò của các khoản dồn tích trong việc dự báo
luồng tiền hoạt động tương lai. Mô hình chỉ ra rằng mỗi thành phần dồn tích lại
chứa các thông tin khác nhau liên quan đến luồng tiền hoạt động tương lai. Mô hình
của BCN phân tách lợi nhuận thành luồng tiền hoạt động và sáu thành phần dồn tích
(tác giả lý luận: lợi nhuận bằng luồng tiền hoạt động cộng với các khoản dồn tích)



7

bao gồm: thay đổi trong khoản phải thu, thay đổi trong khoản phải trả, thay đổi
trong hàng tồn kho, khấu hao TSCĐ hữu hình, khấu hao TSCĐ vô hình và các
khoản dồn tích khác đã tăng cường đáng kể khả năng dự báo luồng tiền hoạt động
của doanh nghiệp. Sự liên quan của mỗi khoản dồn tích với luồng tiền hoạt động
tương lai là đáng kể cho thấy rằng các khoản dồn tích dự báo luồng tiền hoạt động
tương lai tốt hơn so với luồng tiền hoạt động hiện hành. Kết quả này cũng cho thấy
rằng thông tin về lợi nhuận dự báo luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn thông tin
về luồng tiền hoạt động do lợi nhuận hàm chứa thông tin về các thông tin kế toán
dồn tích.
Năm 1987, FASB ban hành Chuẩn mực Kế toán tài chính SFAS số 95 “ Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ” thay cho APB số 19 cho phép công bố của cách lập
BCLTTT theo phương pháp trực tiếp. Từ đó cũng có nhiều nghiên cứu xem xét sự
hữu ích của BCLCTT được lập theo phương pháp trực tiếp so với BCLCTT được
lập theo phương pháp gián tiếp. Livnat & Zarowin (1990) là nghiên cứu đầu tiên kể
từ khi có Chuẩn mực Kế toán tài chính SFAS 95. Tác giả kiểm tra các thành phần
của luồng tiền hoạt động có liên quan đến lợi nhuận cổ phiếu hàng năm hay không.
Kết quả của họ cho thấy rằng các thành phần của luồng tiền hoạt động chứa thông
tin có thể giải thích lợi nhuận chứng khoán và BCLCTT theo phương pháp trực tiếp
chứa nhiều thông tin hữu ích hơn cho nhà đầu tư. Tương tự như vậy, Clinch & cộng
sự (2002) nghiên cứu cho các công ty ở Úc cũng cho rằng khi phân tách luồng tiền
hoạt động thành các thành phần sẽ có khả năng giải thích cho lợi nhuận hằng năm
tốt hơn so với mô hình chỉ dựa trên luồng tiền hoạt động gộp.
FASB (1987), cho rằng “ưu điểm của phương pháp trực tiếp là nó chỉ ra các
nguồn cụ thể của luồng tiền vào và luồng tiền ra trong quá khứ có thể hữu ích trong
việc dự đoán luồng tiền tương lai” (FASB, 1987, đoạn 107). Tức là các thành phần
của luồng tiền hoạt động (được xác định dựa trên phương pháp trực tiếp) sẽ giúp dự

báo luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn so với phương pháp gián tiếp. Dựa trên
quan điểm đó, có một số nghiên cứu đã xem xét về tính hữu ích của các thành phần


8

của luồng tiền hoạt động trong việc dự báo luồng tiền hoạt động tương lai như
nghiên cứu của Krishnan & Largay (2000) và Cheng & Hollie (2008).
Krishnan & Largay (2000) đã xem xét tính hữu ích của thông tin từ luồng
tiền hoạt động theo phương pháp trực tiếp, cụ thể là luồng tiền hoạt động theo
phương pháp trực tiếp có giúp dự báo chính xác luồng tiền hoạt động tương lai hơn
phương pháp gián tiếp không. “Việc tập trung vào dự báo là quan trọng vì theo
FASB (1978) dự báo luồng tiền tương lai là mục tiêu chính của BCTC” (Krishnan
& Largay, 2000, trang 216) – Tác giả giải thích vì sao sử dụng dự báo để chứng
minh tính hữu ích của luồng tiền hoạt động được xác định theo phương pháp trực
tiếp. Nhóm tác giả đã sử dụng một mẫu nhỏ là 405 công ty - năm quan sát cho các
công ty ở Mỹ. Kết quả của họ cho thấy rằng các thành phần của luồng tiền hoạt
động theo phương pháp trực tiếp dự báo luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn so
với thông tin của luồng tiền hoạt động theo phương pháp gián tiếp và luồng tiền
hoạt động theo phương pháp trực tiếp có khả năng dự báo luồng tiền tương lai tốt
hơn so với tập hợp của: lợi nhuận, khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn kho.
Ngoài ra, để chứng minh sự khẳng định của FASB (1987): các thành phần của
luồng tiền hoạt động có thể được ước lượng từ các BCTC khác, Krisnan & Largay
(2000) đã sử dụng thông tin từ BCKQHĐKD và BCĐKT để ước lượng hai thành
phần chính của luồng tiền hoạt động là tiền thu được từ khách hàng và tiền chi trả
cho nhà cung cấp và người lao và kiểm tra xem việc ước lượng này có chính xác
hay không. Kết quả cho thấy không thể ước lượng các thành phần của luồng tiền
hoạt động chính xác được vì cách ước lượng này gây ra các lỗi ước lượng
(articulation errors) đáng kể.
Cheng & Hollie (2008) và Orpurt & Zang (2009) tiến hành hai nghiên cứu

khác ở Mỹ. Cheng & Hollie tiếp tục chỉ ra tầm quan trọng của các thành phần của
luồng tiền hoạt động đối với khả năng dự báo cho luồng tiền hoạt động tương lai.
Nhóm tác giả phân tách các thành phần của luồng tiền hoạt động thành các khoản
cốt lõi và không cốt lõi và xem xét xem cách phân tách như vậy có giúp dự báo
luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn hay không. Các thành phần cốt lõi trong


9

nghiên cứu bao gồm: luồng tiền liên quan đến doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí
hoạt động và chi phí quản lý, và các thành phần không cốt lõi bao gồm: luồng tiền
liên quan đến lãi, thuế và luồng tiền từ hoạt động khác. Do nghiên cứu lấy dữ liệu từ
các công ty Mỹ nên các thành phần của luồng tiền hoạt động được xác định ở trên là
dữ liệu được ước lượng từ BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT theo phương pháp
gián tiếp. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả phân tích và kiểm định nhiều mô hình.
Đầu tiên các tác giả không đưa các khoản dồn tích vào mô hình nghiên cứu mà tập
trung vào xem xét các thành phần của luồng tiền hoạt động có giúp dự báo luồng
tiền hoạt động tương lai tốt hơn so với luồng tiền hoạt động gộp hay không. Sau đó
tác giả thêm các khoản dồn tích vào mô hình nghiên cứu tương tự nghiên cứu của
BCN. Dựa vào việc so sánh hệ số R2 hiệu chỉnh giữa các mô hình, kết quả cho thấy
rằng các thành phần của luồng tiền hoạt động giúp tăng cường khả năng dự báo
luồng tiền hoạt động tương lai cho dù các khoản dồn tích có được đưa vào mô hình
hay không.
Tương tự như vậy, nghiên cứu của Orpurt & Zang (2009) xuất phát từ yêu
cầu gần đây của FASB và IASB về việc xem xét bắt buộc lập BCLCTT theo
phương pháp trực tiếp. Họ cũng xem xét liệu luồng tiền hoạt động được xác định
theo phương pháp trực tiếp có giúp cải thiện việc dự báo luồng tiền hoạt động và
thu nhập trong tương lai so với phương pháp gián tiếp hay không. Nhưng khác với
những nghiên cứu trước họ còn chứng minh rằng: khi sử dụng các thành phần của
luồng tiền hoạt động ước lượng để đưa vào mô hình dự báo luồng tiền hoạt động

tương lai thì các thành phần của luồng tiền hoạt động như tiền mặt nhận được từ
khách hàng có thể được ước lượng không chính xác khi sử dụng BCKQHĐKD và
BCLCTT theo phương pháp gián tiếp (IM_SCF approach). Krishnan & Largay
(2000) đã cho thấy có lỗi ước lượng khi ước lượng các thành phần của luồng tiền
hoạt động sử dụng thông tin kết hợp từ BCKQHĐKD và BCĐKT (IM_BS
approach) và họ cho rằng các thành phần của luồng tiền hoạt động có thể được ước
lượng chính xác hơn khi sử dụng IM_SCF approach. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu
của Orpurt & Zang (2009) cho thấy có sự tồn tại của lỗi ước lượng trong mẫu của


10

họ ngay cả khi sử dụng dữ liệu ước lượng từ IM_SCF approach. Nghiên cứu của họ
là mở rộng nghiên cứu của BCN và Cheng & Hollie (2008). Tuy nhiên Cheng &
Hollie (2008) sử dụng các thành phần của luồng tiền hoạt động được ước lượng cho
việc dự báo luồng tiền hoạt động tương lai mà không kiểm tra xem các thành phần
của luồng tiền hoạt động thực tế được công bố theo phương pháp trực tiếp có chứa
thông tin hữu ích hơn các thành phần của luồng tiền hoạt động được ước lượng khi
dự báo luồng tiền hoạt động tương lai hay không. Và kết quả nghiên cứu của họ cho
thấy rằng các thành phần của luồng tiền hoạt động theo phương pháp trực tiếp thực
tế được công bố dự báo thu nhập và luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn khi sử
dụng các thành phần của luồng tiền hoạt động được ước lượng do sự tồn tại của lỗi
ước lượng.
Các nghiên cứu gần đây cũng sử dụng các thành phần của luồng tiền hoạt
động trong mô hình dự báo luồng tiền hoạt động tương lai như nghiên cứu của
Arthur & cộng sự (2010), Farshadfar & Monem (2013) tại Úc. Hai nghiên cứu này
có thế mạnh về dữ liệu hơn các nghiên cứu ở Mỹ do các công ty ở Úc được yêu cầu
bắt buộc lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp kể từ năm 1992 (Wallace & cộng
sự, 1997), nên dữ liệu về các thành phần của luồng tiền hoạt động là có sẵn mà
không phải ước lượng. Arthur & cộng sự (2010) đã đưa ra hai mô hình dự báo

luồng tiền hoạt động trong nghiên cứu của mình là: mô hình luồng tiền hoạt động
được phân tách (mô hình bao gồm các thành phần của luồng tiền hoạt động) và mô
hình luồng tiền hoạt động gộp (chỉ bao gồm luồng tiền hoạt động thuần). Kết quả
cho thấy mô hình luồng tiền hoạt động được phân tách có khả năng dự báo luồng
tiền hoạt động tương lai tốt hơn và lỗi dự báo thấp hơn so với mô hình luồng tiền
hoạt động gộp. Farshadfar & Monem (2013) cũng đề xuất hai mô hình nghiên cứu
như nghiên cứu của Arthur & cộng sự (2010) nhưng tác giả không đưa các khoản
dồn tích vào mô hình mà chỉ đưa vào mô hình nghiên cứu luồng tiền hoạt động gộp
và các thành phần của luồng tiền hoạt động. Và so sánh khả năng dự báo của mô
hình luồng tiền hoạt động gộp và mô hình các thành phần của luồng tiền hoạt động.
Kết quả đã đưa ra thêm các bằng chứng cho thấy rằng các thành phần của luồng tiền


11

hoạt động đã cải thiện đáng kể khả năng dự báo luồng tiền hoạt động tương lai so
với luồng tiền hoạt động gộp. Cụ thể tiền nhận được từ khách hàng và tiền chi trả
cho nhà cung cấp và người lao động bổ sung cho nhau trong việc tăng cường khả
năng dự báo luồng tiền hoạt động tương lai. Kết quả của nhóm tác giả này góp phần
vào cuộc tranh luận có nên bắt buộc các công ty lập BCLCTT theo phương pháp
trực tiếp không.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu công bố ở trong nước:
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ánh (2013) về “Dự báo dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Thành Phố Hồ Chí Minh” tác giả đã đưa ra hai mô hình dự báo cho luồng
tiền từ hoạt động kinh doanh bao gồm: mô hình lợi nhuận (dựa trên cơ sở thông tin
lợi nhuận kế toán) và mô hình luồng tiền (dựa trên cơ sở thông tin về luồng tiền
trong quá khứ) có độ trễ từ một đến ba năm cho các công ty phi tài chính niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh . Kết quả phân tích hồi quy
hai mô hình dự báo luồng tiền thuần từ hoạt đông kinh doanh cho thấy thông tin về

lợi nhuận thuần có sức mạnh dự báo luồng tiền tốt hơn thông tin luồng tiền thuần
trong quá khứ và sức mạnh của mô hình dự báo tăng lên khi tăng độ trễ của lợi
nhuận kế toán trong mô hình.
Bài viết nghiên cứu về “Khả năng dự báo thu nhập cho doanh nghiệp từ
luồng tiền hoạt động” đăng trên tạp chí Phát triển và Hội nhập của tác giả Nguyễn
Thị Uyên Uyên & Từ Thị Kim Thoa (2015) dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm
trên thế giới về mô hình dự báo luồng tiền hoạt động để nghiên cứu cho trường hợp
các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Dữ liệu của tác giả là BCTC đã kiểm toán
của các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX trong
vòng 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012. Mô hình nghiên cứu được đề xuất trong
nghiên cứu của tác giả chủ yếu dựa vào mô hình nghiên cứu của Farshadfar &
Monem (2013) tại Úc. Với mục tiêu kiểm định xem liệu luồng tiền hoạt động và các
thành phần dồn tích có nâng cao được khả năng dự báo luồng tiền hoạt động tương
lai cho các doanh nghiệp Việt Nam không tác giả đã đưa ra bốn mô hình dự báo và


12

kiểm định năng lực dự báo của từng mô hình theo cả trong mẫu (within - sample)
lẫn ngoài mẫu (out - of sample) để lựa chọn mô hình tốt nhất trong việc dự báo
luồng tiền hoạt động tương lai cho doanh nghiệp. Kết quả cho thấy mô hình từng
thành phần luồng tiền hoạt động và từng thành phần dồn tích là mô hình tốt nhất
trong việc dự báo luồng tiền hoạt động tương lai cho các doanh nghiệp niêm yết
Việt Nam so với mô hình luồng tiền hoạt động gộp hoặc khoản dồn tích gộp.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Hiếu (2015) với đề tài: “Dự báo
dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam”, tác giả đã đưa ra năm mô hình dự báo cho luồng
tiền hoạt động tương lai bao gồm: mô hình lợi nhuận, mô hình luồng tiền, mô hình
luồng tiền và các khoản dồn tích gộp, mô hình luồng tiền và các thành phần dồn tích
cụ thể, mô hình tỷ suất luồng tiền. Trong mỗi mô hình tác giả tiến hành phân tích

hồi quy với độ trễ từ một đến ba năm tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Hữu
Ánh (2013). Tuy nhiên mô hình nghiên cứu của tác giả không phân tách luồng tiền
thuần thành các thành phần của luồng tiền để xem xét khả năng dự báo của các
thành phần của luồng tiền hoạt động đối với luồng tiền tương lai như nghiên cứu
Nguyễn Thị Uyên Uyên & Từ Thị Kim Thoa (2015). Kết quả cho thấy mô hình sử
dụng luồng tiền hoạt động trong quá khứ kết hợp với các thành phần thông tin kế
toán dồn tích cụ thể (ở tất cả các độ trễ của biến độc lập) là mô hình dự báo luồng
tiền hoạt động tốt nhất so với bốn mô hình còn lại. Đối với mô hình lợi nhuận và
mô hình luồng tiền thì mô hình lợi nhuận dự báo cho luồng tiền hoạt động trong
tương lai tốt hơn mô hình luồng tiền. Kết quả này ủng hộ quan điểm của BCN thông
tin lợi nhuận tốt hơn thông tin luồng tiền trong việc dự báo luồng tiền tương lai. Kết
quả này cũng thống nhất với kết quả của Nguyễn Hữu Ánh (2013).
1.2.

Tổng quan một số mô hình nghiên cứu về dự báo luồng tiền hoạt động:
Để hiểu rõ hơn về các thành phần trong các mô hình nghiên cứu dự báo

luồng tiền hoạt động, luận văn đã minh họa một số mô hình nghiên cứu thực
nghiệm đã thực hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong mỗi mô hình, tác giả


13

đã trình bày cách xác định từng biến cho mô hình nghiên cứu từ đó làm nền tảng để
đề xuất mô hình nghiên cứu cho luận văn.
1.2.1. Mô hình của DKW (1998):
DKW đề xuất mô hình dự báo luồng tiền từ mối quan hệ cơ bản sau:
CFt = (SALEt - ARt) – (Pt - APt)
Trong đó:
CFt: Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh;

SALEt: Bán hàng;
ARt: Thay đổi trong khoản phải thu;
Pt: Mua hàng;
APt: Thay đổi trong khoản phải trả.
Ý nghĩa của mô hình trên là: Luồng tiền của kì tiếp theo bằng luồng tiền vào
từ việc bán hàng điều chỉnh cho các khoản không thu được (phản ánh trong thay đổi
trong khoản phải thu) trừ cho luồng tiền ra từ việc mua hàng điều chỉnh cho các
khoản không thu được (phản ánh trong thay đổi trong khoản phải trả). Dấu ngoặc
đầu tiên thể hiện luồng tiền vào, dấu ngoặc thứ hai thể hiện luồng tiền ra. Với một
số giả định trên hoạt động của công ty, mô hình của DKW đưa ra giả thuyết là kì
vọng luồng tiền tương lai là lợi nhuận hiện tại:
E[CFt+1] = EARNt
1.2.2. Mô hình của BCN (2001):
Để kiểm tra vai trò của các khoản dồn tích trong việc dự báo luồng tiền hoạt
động tương lai tác giả đã đưa ra hai mô hình nghiên cứu. Mô hình đầu tiên nhóm tác
giả kiểm tra khả năng dự báo của lợi nhuận gộp (aggregate earnings) hiện tại và quá
khứ cho luồng tiền hoạt động tương lai, dựa vào phương trình sau:
𝒌

𝑪𝑭𝒊,𝒕+𝟏 = 𝜱 + ∑ 𝜱𝒕−𝝉 𝑬𝑨𝑹𝑵𝒊,𝒕−𝝉 + 𝒖𝒊,𝒕
𝝉=𝟎

Trong đó:
CF: Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh;

(1)


14


EARN: Lợi nhuận trước thay đổi các khoản mục bất thường và hoạt động
gián đoạn (income before extraordinary items and discontinued operations);
i, t: lần lượt là công ty và năm;
k: có giá trị từ 0 đến 6 (tương ứng với 6 độ trễ của lợi nhuận).
Trong mô hình thứ 2, tác giả phân tách lợi nhuận (EARN) trong mô hình trên
thành luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích:
CFi,t+1 =Φ + ΦCFCFi,t + ΦARARi,t + ΦIINVi,t + ΦAPAPi,t + ΦDDEPRi,t
+ ΦAMAMORTi,t + ΦOOTHERi,t + ui,t

(2)

Trong đó:
CFi,t: Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh;
ARi,t: Thay đổi trong khoản phải thu;
INVi,t: Thay đổi trong hàng tồn kho;
APi,t: Thay đổi trong khoản phải trả;
DEPRi,t: Khấu hao TSCĐ hữu hình;
AMORTi,t: Khấu hao TSCĐ vô hình;
OTHERi,t: Các khoản dồn tích khác (OTHERi,t = EARNi,t – (CFi,t + ARi,t +
INVi,t – APi,t – DEPRi,t – AMORTi,t)).
So với mô hình của DKW thì mô hình của BCN có thêm hai khoản dồn tích
dài hạn là khấu hao TSCĐ hữu hình (DEPR) và khấu hao TSCĐ vô hình
(AMORT). Kết quả cho thấy sáu khoản dồn tích đều có ý nghĩa trong việc dự báo
luồng tiền hoạt động ở kì sau, và hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình (2) là 0.35 cao
hơn mô hình (1) là 0.17 điều đó cho rằng việc phân tách lợi nhuận thành luồng tiền
hoạt động và sáu khoản dồn tích sẽ giúp dự báo luồng tiền hoạt động tương lai tốt
hơn. So với mô hình của DKW thì mô hình của BCN là mô hình dự đoán luồng tiền
hoạt động tương lai tốt hơn.
1.2.3. Mô hình của Cheng & Hollie (2008):
Trong mô hình nghiên cứu của Cheng & Hollie (2008), nhóm tác giả không

chỉ dựa trên các khoản dồn tích mà còn kiểm tra xem mỗi thành phần của luồng tiền
hoạt động có ý nghĩa trong việc dự báo luồng tiền hoạt động tương lai không. Cụ


15

thể tác giả đã phân tách luồng tiền hoạt động thành các thành phần cốt lõi và không
cốt lõi tương ứng với mô hình nghiên cứu sau:
CFOt+1 =α + βCFOt + µt

(1)

CFOt+1 =α + βC_SALESt + βC_COGSt + βC_OEt + βC_INTt + βC_TAXt
+ βC_OTHERSt + µt

(2)

Trong đó:
CFOt: Luồng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh;
C_SALESt: Luồng tiền nhận được từ doanh thu bán hàng (được tính bằng
cách: doanh thu – thay đổi trong khoản phải thu);
C_COGSt: Luồng tiền từ giá vốn hàng bán (bằng giá vốn hàng bán - (thay
đổi trong hàng tồn kho – thay đổi trong khoản phải trả));
C_OEt: Luồng tiền liên quan đến chi phí hoạt động và chi phí quản lý (bằng
chi phí hoạt động trừ các khoản dồn tích liên quan đến thay đổi trong vốn lưu động
ròng - Net Operating Working Capital không bao gồm các khoản dồn tích liên quan
đến những thay đổi trong khoản phải thu thương mại, hàng tồn kho, thuế phải trả và
lãi vay phải trả);
C_INTt: Luồng tiền liên quan đến lãi vay phải trả;
C-TAXt: Luồng tiền liên quan đến thuế phải trả (bằng thuế thu nhập – thuế

thu nhập phải nộp);
C_OTHERRSt: Luồng tiền từ hoạt động khác (C_OTHERRSt = CFOt –
(C_SALESt – C_COGSt – C_OEt – C_INTt – C-TAXt)).
Hai mô mình trên các tác giả chưa đưa các khoản dồn tích mà chỉ tập trung
vào xem xét ý nghĩa của các thành phần của luồng tiền hoạt động trong việc dự báo
luồng tiền hoạt động tương lai. Sau đó tác giả thêm các thành phần dồn tích vào mô
hình (1) và (2) ở trên như trong nghiên cứu của BCN và để so sánh với mô hình của
BCN như sau:


16

CFOt+1 =α + βCFOt + βARt + βAPt + βINVt + βDEPRt + βAMORTt
+ β OTHERt + µt

(3)

CFOt+1 =α + βC_SALESt + βC_COGSt + βC_OEt + βC_INTt + βC_TAXt
+ C_OTHERSt + βARt + βAPt + βINVt + βDEPRt
+ βAMORTt + βOTHERt + µt

(4)

Trong đó:
ARt: Thay đổi trong khoản phải thu;
INVt: Thay đổi trong hàng tồn kho;
APt: Thay đổi khoản phải trả;
DEPRt: Khấu hao TSCĐ hữu hình;
AMORTt: Khấu hao TSCĐ vô hình;
OTHERRt: Các thành phần dồn tích khác (OTHERRt = EARNt – (CFt +

ARt + INVt – APt – DEPRt – AMORTt, với EARNt: Lợi nhuận trước thay
đổi các khoản mục bất thường và hoạt động gián đoạn – Income before
extraordinary items and discontinued operations).
Như vậy, mô hình (1) và (2) đưa ra bằng chứng cho thấy rằng liệu các thành
phần của luồng tiền hoạt động có giúp dự báo luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn
so với luồng tiền hoạt động gộp hay không mà chưa xem xét đến các khoản dồn
tích. Còn mô hình (3) và (4) cũng tương tự như mô hình (1) và (2) nhưng tác giả
đưa thêm các khoản dồn tích vào mô hình nghiên cứu. Kết quả cũng cho thấy rằng
mô hình gồm các thành phần của luồng tiền hoạt động dự báo luồng tiền hoạt động
tương lai tốt hơn mô hình chỉ bao gồm luồng tiền hoạt động gộp cho dù có sự tồn tại
của các khoản dồn tích hay không. Tức là R2 hiệu chỉnh của mô hình (2) lớn hơn R2
hiệu chỉnh của mô hình (1) (với R2 hiệu chỉnh mô hình (1) = 31.70% và R2 hiệu
chỉnh mô hình (2) = 34.17%) và R2 hiệu chỉnh của mô hình (4) lớn hơn R2 hiệu
chỉnh của mô hình (3) (với R2 hiệu chỉnh mô hình (3) = 38.49% và R2 hiệu chỉnh
mô hình (4) = 39.83%). So sánh mô hình (3) với nghiên cứu của BCN thì R2 hiệu
chỉnh của mô hình (3) = 38.49% cao hơn so với R2 hiệu chỉnh trong nghiên cứu của
BCN (R2 hiệu chỉnh trong nghiên cứu của BCN =35%).


17

1.2.4. Mô hình của Orpurt & Zang (2009):
Dựa trên mô hình nghiên cứu của BCN và Cheng & Hollie (2008), Orpurt &
Zang (2009) đã đưa ra mô hình nghiên cứu của mình với mục tiêu kiểm định xem
các thành phần của luồng tiền hoạt động có cải thiện dự báo cho thu nhập và luồng
tiền hoạt động tương lai không. Ngoài ra, tác giả còn kiểm tra xem có lỗi ước lượng
khi sử dụng IM_SCF approach và IM_BS approach để ước lượng cho các thành
phần của luồng tiền hoạt động hay không khi không có sẵn thông tin các thành phần
của luồng tiền hoạt động được công bố thực tế trên BCLCTT theo phương pháp
trực tiếp. Tác giả đã thiết kế các mô hình nghiên cứu như sau:

CFOt+1 =α0 + b1CFOt + εt

(1)

CFOt+1 =α0 + b1Est_Salest + b2Est_Supemt + b3Dis_Taxt + b4Dis_Intt
+ b5Est_Othert + εt

(2)

CFOt+1 =α0 + b1Est_Salest + b2Est_Supemt + b3Dis_Taxt + b4Dis_Intt
+ b5Est_Othert + b6Sales_Errt + b7Supem_Errt + εt

(3)

Trong đó:
Est_Salest: Ước lượng tiền thu được từ khách hàng;
Est_Supemt: Ước lượng tiền chi trả cho nhà cung cấp và người lao động;
Dis_Taxt: Thuế phải trả;
Dis_Intt: Lãi vay phải trả;
Est_Othert: Luồng tiền được ước lượng từ các hoạt động khác (Est_Othert =
CFOt – (Est_Salest – Est_Supemt – Dis_Taxt – Dis_Intt));
Sales_Errt: Sai lệch lượng tiền mặt nhận được từ khách hàng (bằng tiền mặt
thực tế nhận được từ khách hàng lấy trên BCLCTT công bố theo phương pháp trực
tiếp - lượng ước lượng tiền thu được từ khách hàng từ IM_SCF approach hoặc
IM_BS approach);
Supem_Errt: Sai lệch lượng tiền mặt chi trả cho nhà cung cấp và người lao
động (bằng tiền mặt thực tế chi trả cho nhà cung cấp và người lao động lấy trên
BCLCTT công bố theo phương pháp trực tiếp - lượng ước lượng tiền chi trả cho
nhà cung cấp và người lao động từ IM_SCF approach hoặc IM_BS approach).



×