Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 89 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH





HÀ THỊ LAM






NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH
KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM:
XU HƯỚNG VÀ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ









Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH





HÀ THỊ LAM



NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH
KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM:
XU HƯỚNG VÀ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG

Chuyên ngành: K toán
Mã s: 60340301


LUN VĂN THC SĨ KINH T



NGƯI HƯNG DN KHOA HC:
PGS.TS. VŨ HU C




Tp. H Chí Minh - Năm 2014
LI CAM OAN
Tôi xin cam oan ây là công trình nghiên cu ca riêng tôi. Các s liu, kt qu
nêu trong lun văn là trung thc và chưa tng ưc ai công b trong bt kỳ công trình
nào khác.
Các s liu, kt qu do trc tip tác gi thu thp, thng kê và x lý. Các ngun d
liu khác ưc tác gi s dng trong lun văn u có ghi ngun trích dn và xut x.

TP. H Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2014
Ngưi thc hin lun văn




Hà Thị Lam


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦ U 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ QUY MÔ DOANH NGHIỆP 4
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ QUY MÔ CÔNG TY KIỂM TOÁN 4
1.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ THUỘC VỀ HĐQT 5
1.4 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ỦY BAN KIỂM TOÁN 6
1.5 NGHIÊN CỨU VỀ CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN 8
2.1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH, KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH VÀ CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN 8
2.1.1 Báo cáo tài chính 8
2.1.1.1 Khái niệm 8
2.1.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính 9
2.1.2 Kiểm toán báo cáo tài chính 10
2.1.2.1 Khái niệm 10
2.1.2.2 Vai trò của kiểm toán BCTC 10
2.1.3 Chênh lệch kiểm toán 12
2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG 13
2.2.1 Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định 13
2.2.1.1 Nội dung 13
2.2.1.2 Vận dụng vào vấn đề chênh lệch kiểm toán 13
2.2.2 Lý thuyết đại diện (ủy nhiệm) 13
2.2.2.1 Nội dung 13
2.2.2.2 Vận dụng lý thuyết đại diện cho vấn đề sai lệch BCTC 15
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 CHỌN CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU 17
3.1.1 Biến phụ thuộc 17
3.1.1.1 Biến tỷ lệ điều chỉnh Tài sản/ Lợi nhuận 17
3.1.1.2 Biến phân loại điều chỉnh lợi nhuận/ tài sản 18
3.1.2 Biến độc lập 22

3
.1.2.1 Cơ cấu công ty và các biến liên quan đến HĐQT 22
3
.1.2.2 Biến công ty kiểm toán 25
3
.1.2.3 Biến tỷ số đòn bẩy tài chính 26
3
.1.2.4 Khả năng sinh lời trên Tài sản (ROA) 27
3
.1.2.5 Bin quy mô công ty 28
3
.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3
.2.1 Mu công ty nghiên cu 28
3
.2.2 Phương pháp nghiên cu 30
3
.2.2.1 Kim nh Chi - bình phương 31
3
.2.2.2 Kim nh phương sai (ANOVA) 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U 34
4.1 MÔ TẢ CHUNG VÈ MẪU ĐIỀ U TRA 34
4.1.1 Xu hưng iu chnh li nhun 34
4.1.2 Xu hưng iu chnh Tài sn 35
4.2 MÔ TẢ XU HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH THEO ĐẶC ĐIỂM CỦ A DN 35
4.2.1 Đặc điểm kiêm nhiệm và công ty kiểm toán 35
4.2.2 Các đặc điểm về số lượng thành viên HĐQT, quy mô doanh nghiệp,
tỷ số nợ, khả năng sinh lợi (ROA) 38
4.3 KIỂM Đ Ị NH TƯƠNG QUAN 41

4.3.1 Kiểm định Chi – bình phương 41
4.3.2 Kiểm định phương sai (ANOVA) 42
4.4 NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG 48
4.4.1 Lợi nhuận giảm sau kiểm toán 49
4.4.2 Lợi nhuận tăng sau kiểm toán 51
4.4.3 Tài sản giảm sau kiểm toán 52
2.4.4 Tài sản tăng sau kiểm toán 53
CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM GIẢ M CHÊNH LỆ CH KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH, HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 55
5.1 KẾT LUẬN 53
5.2 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜ NG CHẤT LƯ ỢNG BÁO
CÁO TÀI CHÍNH, GIẢM CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN 56
5.2.1 Các nhn xét t kt qu nghiên cu 56
5.2.1.1 Nâng cao vai trò giám sát BCTC của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước
Việt Nam (UBCKNN VN) 56
5.2.1.2 Nâng cao chất lượng Luật kế toán, nguồn nhân lực kế toán 59
5.2.1.3 Tăng cường các cơ chế quản trị công ty 62
5.2.1.4 Nâng cao chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán 64
5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CHO HƯỚNG
NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 67
5.3.1 Hạn chế của đề tài 67
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AASB Australian Accounting Standards Board

Ủy ban chuẩn mực kế toán Úc

ACCA Association of Chartered Certified Accountants
Hiệp hội Kế toán công chứng Anh
BCTC Báo cáo tài chính
CEO Chief Executive Officer
Giám đốc điều hành
ĐHCĐ Đại hội cổ đông
FASB Financial Accounting Standards Board
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính
GDCK Giao dịch chứng khoán
HĐQT Hội đồng quản trị
HNX Hanoi Stock Exchange
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE Ho Chi Minh City Stock Exchange
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
IASB International Accounting Standards Board
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

KTV Kiểm toán viên
NH Ngân hàng
OTC Over-The-Counter Market
Thị trường cổ phiếu chưa niêm yết
ROA Return on total assets
Tỷ số lợi nhuận trên Tài sản
SEC Security and Exchange Commission
Ủy ban chứng khoán Hoa Kì
SFAC Statement of Financial Accounting Concepts

Chuẩn mực về Khái niệm kế toán báo cáo tài chính
SOX Sarbanes - Oxley
Đạo luật Sarbanes – Oxley

UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước
UPCOM Unlisted Public Company Market
Thị trường cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết
VACPA Vietnam Association of Certified Public Accountants
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
VAFI Establishment of the Association of Financial Investors
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính
VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


DANH MỤC BNG

Bảng 3.1: Tỷ lệ phần trăm trên các chỉ tiêu cơ sở thường được sử dụng tại các
công ty kiểm toán quốc tế 21
Bảng 4.1 : Điều chỉnh lợi nhuận 34
Bảng 4.2 : Điều chỉnh tài sản 35
Bảng 4.3 : Điều chỉnh lợi nhuận chia theo nhóm biến kiêm nhiệm 37
Bảng 4.4 : Điều chỉnh lợi nhuận chia theo nhóm công ty kiểm toán 38
Bảng 4.5 : Bảng điều chỉnh lợi nhuận theo đặc trưng của biến định lượng 39
Bảng 4.6 : Bảng kết quả kiểm định Chi-bình phương biến kiêm nhiệm 41
Bảng 4.7 : Bảng kết quả kiểm định Chi-bình phương biến công ty kiểm toán 42
Bảng 4.8 : Kết quả kiểm định trung bình của One Way ANOVA 43
Bảng 4.9 : Kết quả kiểm định phương sai của kiểm định One Way ANOVA 44
Bảng 4.10 : Kết quả phân tích sâu ANOVA – Tỷ số nợ 47
Bảng 4.11 : Kết quả phân tích sâu ANOVA – ROA 48

DANH MC HÌNH
Biểu đồ 1.1: 10 công ty kiểm toán có doanh thu cao nhất năm 2011 26


DANH MC PH LC
Phụ lục 01 : Phần trăm lợi nhuận
Phụ lục 02 : Phần trăm tài sản

1



LI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bản chất của kiểm toán báo cáo tài chính là sự kiểm tra từ bên ngoài được thực hiện
bởi các kiểm toán viên độc lập và có đầy đủ năng lực chuyên môn, chịu trách nhiệm về mặt
pháp lí và kinh tế đối với các nhận xét của mình về độ tin cậy của các báo cáo tài chính
được kiểm toán.
Mặc dù vậy, có thực sự kiểm toán báo cáo tài chính do các kiểm toán viên độc lập
mang lại chất lượng cao hơn cho báo cáo tài chính? Câu hỏi này được đặt ra từ lâu trong giới
học thuật và nhiều nghiên cứu đã được tiến hành. Kinney và Martin (1994) đã khảo sát
nhiều nghiên cứu về chênh lệch giữa số liệu kiểm toán và số liệu của đơn vị để chứng minh
rằng kiểm toán viên đã góp phần phát hiện một cách đáng kể các xu hướng báo cáo không
đúng số liệu của đơn vị. Các nghiên cứu khác tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng như công
ty kiểm toán (Chung và đồng nghiệp, 2003) hay hệ thống quản trị công ty (Ng và Tan,
2003).
Hoạt động kiểm toán độc lập đã phát triển hơn 20 năm tại Việt Nam và được xem là
đóng góp cho việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam,
đặc biệt là các công ty niêm yết. Mặc dù vậy, theo hiểu biết hạn chế của mình, tác giả chưa
tìm thấy các nghiên cứu về vấn đề này. Liệu rằng ở Việt Nam, các chênh lệch giữa báo cáo
tài chính đã kiểm toán và báo cáo tài chính chưa kiểm toán có đáng kể không? Có tồn tại sự
thổi phồng doanh thu, lợi nhuận, tài sản hoặc giấu bớt các khoản phải trả theo như các lý
thuyết hay không? Các nhân tố nào chi phối đáng kể đến sự khác biệt này: Hệ thống quản trị
công ty? Quy mô của công ty kiểm toán? Các đặc trưng về quy mô, đòn bẩy tài chính hoặc

khả năng sinh lời của doanh nghiệp?
Với mong muốn đóng góp phần nhỏ của mình vào các vấn đề lý luận và thực tiễn kiểm
toán Việt Nam, tác giả quyết định chọn đề tài : “Những nhân tố ảnh hưởng đến chênh
2



lch kim toán ti các công ty niêm yt ti Vit Nam: xu hưng và mc  tác ng”,
trong đó chênh lệch kiểm toán được hiểu là sự khác biệt giữa báo cáo tài chính đã kiểm toán
với báo cáo tài chính chưa kiểm toán.
2. MC TIÊU NGHIÊN CU
Với đề tài được xác định trên, luận văn dự kiến nghiên cứu nhằm hai mục tiêu sau:
 Xác định xu hướng, mức độ chênh lệch kiểm toán của các chỉ tiêu trên BCTC của
các công ty niêm yết Việt Nam
 Xác định các nhân tố tác động đến mức độ chênh lệch kiểm toán trong số liệu về
lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam
3. I TƯNG, PHM VI NGHIÊN CU
 Đối tượng nghiên cứu: Chênh lệch kiểm toán bao gồm sự chênh lệch giữa báo cáo
tài chính đã kiểm toán và báo cáo tài chính chưa kiểm toán trên các chỉ tiêu cơ bản về tình
hình kinh doanh (doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận) và tình hình tài chính (tài sản, nợ
phải trả). Các nhân tố tác động được dự kiến gồm hệ thống quản trị công ty, công ty kiểm
toán và những đặc điểm quy mô và tài chính của doanh nghiệp.
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam năm 2011- 2012, không bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính
(ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán). Chỉ nghiên cứu mức độ tác động của một số yếu tố cơ
bản đã nêu, không đi sâu nghiên cứu bút toán điều chỉnh, do giới hạn về mặt số liệu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đinh tính kết hợp định lượng, cụ thể như sau:
Thu thập các số liệu trên BCTC trước kiểm toán và BCTC sau kiểm toán của mẫu
nghiên cứu gồm 132 công ty niêm yết trên thị trường chướng khoán Việt Nam, sử dụng

công cụ hỗ trợ SPSS để đưa ra được thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu, qua đó phản ảnh xu
hướng và tác động của chênh lệch kiểm toán ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài
3



chính của các công ty được khảo sát. Mức độ tác động của chênh lệch kiểm toán được đo
bằng mức thay đổi của các chỉ tiêu so với số liệu chưa điều chỉnh.
Phân tích tương quan mối quan hệ giữa các biến độc lập với mức độ tác động đến chỉ
tiêu cơ bản nhất là lợi nhuận.
Bên cạnh đó, các báo cáo giải trình của những đơn vị có chênh lệch kiểm toán lớn được
tập hơp lại và phân tích cụ thể từng nguyên nhân, nhằm rút ra nhận xét chung về những chỉ
tiêu trên BCTC mà đơn vị thường có sai lệch, qua đó đưa ra được các đặc điểm và khuynh
hướng sai lệch mà người sử dụng BCTC cần quan tâm.
5. KT CU CA  TÀI NGHIÊN CU
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, chương này trình bày tóm tắt các nghiên cứu về
chênh lệch kiểm toán trước đây trên thế giới.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về chênh lệch kiểm toán. Chương này sẽ trình bày các khái
niệm liên quan đến chênh lệch kiểm toán, lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định,
lý thuyết đại diện.
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày phương pháp chọn mẫu
và các biến độc lập, biến phụ thuộc, phương pháp thống kê mô tả để mô tả những đặc tính
cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm, các phương pháp kiểm định
thống kê (kiểm định chi bình phương và kiểm định có tham số) để dự đoán mối liên hệ giữa
các nhân tố.
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu, trình bày kết quả mà nghiên cứu đạt được.
Chương 5: Giải pháp đề xuất nhằm giảm chênh lệch báo cáo tài chính, hạn chế của
nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo. Chương này tóm tắt nghiên cứu, các gợi ý từ kết
quả nghiên cứu, hạn chế của đề tài và chỉ ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.


4



CHƯƠNG 1
TNG QUAN NGHIÊN CU
Chất lượng kiểm toán được định nghĩa là xác suất chung mà kiểm toán viên sẽ phát
hiện một vi phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng, và sẵn sàng báo cáo vi phạm đó
(Fernando và đồng nghiệp, 2008). Hay một định nghĩa tương tự, giá trị của dịch vụ kiểm
toán được xác định bởi khả năng của một công ty kiểm toán phát hiện ra sai sót trọng yếu
trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo những sai sót trọng yếu đó (DeAngelo,
1981). Chênh lệch kiểm toán chính là một biểu hiện cụ thể của chất lượng kiểm toán, khi các
công ty kiểm toán phát hiện ra càng nhiều sai sót và điều chỉnh những sai sót đó thì chênh
lệch kiểm toán càng cao.
Trên thế giới, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đo lường mức độ chênh lệch
của BCTC trước và sau kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh kiểm toán, tuy
nhiên mỗi nghiên cứu đi theo một hướng khác nhau.
1.1 CÁC NGHIÊN CU V NHÂN T QUY MÔ DOANH NGHIP
Có nhiều nghiên cứu về quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng của những
điều chỉnh kiểm toán. Các nghiên cứu của Atiase (1985), Bamber (1987), Person (1995),
Llorente, Michaely, Saar và Wang (2002) cho thấy các doanh nghiệp lớn có một môi trường
thông tin tốt hơn so với các doanh nghiệp nhỏ hơn. Cũng cùng quan điểm trên, Wright và
Wright (1997) quan sát thấy rằng khách hàng càng lớn thì điều chỉnh kiểm toán càng giảm
dần, điều này có thể được giải thích rằng các sai phạm trong công ty lớn là ít trọng yếu hơn
so với công ty nhỏ. Hay nói cách khác, sự lựa chọn công ty kiểm toán là một yếu tố nội sinh,
các công ty lớn với báo cáo thu nhập có lượng sẽ thuê kiểm toán chất lượng cao (R. Francis,
2004). Như vậy, quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến các điều chỉnh kiểm toán
(Fernando và đồng nghiệp, 2008).

5




1.2 CÁC NGHIÊN CU V NHÂN T QUY MÔ CÔNG TY KIM TOÁN
Một loạt các nghiên cứu về quy mô công ty kiểm toán ảnh hưởng đến chất lượng kiểm
toán đã được thực hiện trong các năm qua. Đa số các nghiên cứu tập trung đến đặc điểm
công ty kiểm toán ở cấp quốc gia và cho đây là yếu tố quyết định cơ bản đến chất lượng
kiểm toán (Simunic và Stein 1987; Becker và cộng sự 1998; Francis và Krishnan 1999; Kim
và đồng nghiệp 2003; Choi và Doogar 2005). Những nghiên cứu này nhìn chung đều cho
rằng các công ty kiểm toán lớn với thương hiệu quốc tế (Big 4) có chất lượng làm việc cao
hơn và đưa ra những báo cáo kiểm toán có ý nghĩa hơn các công ty còn lại. Tuy nhiên,
Wallman (1996) và Francis (2004) lập luận thêm rằng việc đánh giá này cần phải tập trung
hơn vào cấp độ văn phòng riêng lẻ chứ không phải là toàn bộ công ty bởi vì hầu hết các
quyết định điều chỉnh kiểm toán đối với một khách hàng cụ thể được thực hiện trong một
văn phòng riêng lẻ.
1.3 CÁC NGHIÊN CU V NHÂN T THUC V HI NG QUN TR
R. Francis (2004) đã liên kết chất lượng kiểm toán với Hội đồng quản trị (HĐQT) và
các Ủy ban kiểm toán. Nghiên cứu này cho thấy rằng chất lượng kiểm toán sẽ cao hơn khi
Hội đồng và ủy ban kiểm toán độc lập hơn (nhiều thành viên bên ngoài hơn, hoặc không có
sự khiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT), (Hermalin và Weisbach 1991; Klein 1998;
và gần đây hơn của Hayes, Mehran và Scott 2004).
Các nghiên cứu tập trung vào HĐQT độc lập (tính bằng tỷ lệ phần trăm của thành viên
bên ngoài vào HĐQT), đều cho thấy rằng sự độc lập của HĐQT có mối tương quan ngược
chiều đến khả năng gian lận tài chính và việc thực thi các quy định của SEC (Beasley 1996;
Dechow và cộng sự 1996; Bhagat 2002). Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu thấy rằng
một HĐQT có số lượng thành viên lớn hơn thì cũng có chuyên môn lớn hơn một HĐQT với
ít thành viên (Dalton và cộng sự, 1999), và nó thường có hiệu quả hơn trong việc giám sát
chi phí dồn tích (Xie và đồng nghiệp 2003; Klein 2002 ). Điều này cũng có nghĩa rằng khi
Hội đồng độc lập hơn thì ít có sự chi phối thu nhập hơn, (Anderson và đồng nghiệp, 2004).
6




1.4 CÁC NGHIÊN CU V NHÂN T Y BAN KIM TOÁN
Trong bối cảnh các vấn đề gian lận kế toán trở nên nghiêm trọng tại Enron, WorldCom
và các công ty đại chúng lớn khác, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Sarbanes - Oxley
(SOX) vào tháng 1 năm 2002. Biên bản này đã được coi là một pháp chế toàn diện nhất ảnh
hưởng đến tính chính xác của BCTC (Defond và đồng nghiệp, 2005). SOX đòi hỏi một công
ty niêm yết đại chúng phải có một ủy ban kiểm toán gồm các thành viên hoàn toàn độc lập
và ít nhất một thành viên phải có kiến thức về tài chính.
Các nghiên cứu về Ủy ban Kiểm toán xuất hiện từ năm 1996, McMullen (1996) và
Dechow, Sloan, và Sweeney (1996) cho thấy rằng các công ty có gian lận BCTC thì gần như
không có các ủy ban kiểm toán so với các công ty khác tại thời điểm nghiên cứu. Nghiên
cứu này gợi ý rằng việc có một ủy ban kiểm toán có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
báo cáo tài chính, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở đó mà không xem xét về đặc
điểm của Ủy ban kiểm toán có ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính như thế nào. Một
số nghiên cứu gần đây tiếp tục hướng nghiên cứu này bằng cách tìm hiểu xem đặc điểm của
Ủy ban kiểm toán ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của quá trình lập BCTC ra sao.
Nói chung, các nghiên cứu cho rằng các ủy ban kiểm toán với một mức độ chuyên môn về
kế toán/tài chính nhất định có thể giúp đảm bảo báo cáo tài chính đáng tin cậy bằng cách
giám sát nghiêm ngặt quá trình lập báo cáo tài chính (Raghunandan và Rama 2001; Carcello
và đồng nghiệp 2002). Các nghiên cứu khác của Felo và đồng nghiệp (2003) và Bryan và
đồng nghiệp (2004) cho rằng, một Ủy ban kiểm toán với kiến thức về tài chính sẽ làm tăng
chất lượng của báo cáo thu nhập. Sau đó Qin (2007) xem xét mối liên hệ giữa chuyên môn
và tài chính với chất lượng thu nhập từ quan điểm hữu dụng của thông tin, đồng thời kiểm
tra xem số lượng thành viên của ủy ban kiểm toán có chuyên môn về kế toán/ tài chính có
liên quan đến chất lượng thu nhập như thế nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có các biến
số lượng thành viên có chuyên môn về kế toán và số lượng thành viên ủy ban kiểm toán là
tác động đáng kể đến chất lượng thu nhập.
7




1.5 NGHIÊN CU V CÁC T S TÀI CHÍNH
Persons (1995) chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính ( tổng nợ phải trả/tổng tài sản); vòng quay
vốn (vốn/tổng tài sản lưu động và doanh thu/tổng tài sản); thành phần tài sản (Tài sản ngắn
hạn/tổng tài sản, các khoản phải thu/tổng tài sản, hàng tồn kho/tổng tài sản) và quy mô
doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng gian lận trên BCTC của doanh
nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp gian lận có đòn bẩy tài chính cao hơn so với các doanh
nghiệp còn lại.
S. Persons cũng sử dụng biến khả năng sinh lời (lợi nhuận sau thuế /tổng tài sản, lợi
nhuận giữ lại/tổng tài sản) để nghiên cứu và cho kết quả rằng các doanh nghiệp gian lận
nhiều trên BCTC thì có lợi nhuận ít hơn so với các công ty không gian lận. Khi lợi nhuận
thấp thì nhà quản lí có động cơ cao hơn trong việc phóng đại thu nhập hoặc giấu bớt chi phí.
Đồng thời Kreutzfeldt và Wallace (1986) thấy rằng các công ty có vấn đề về khả năng sinh
lời có gian lận BCTC nhiều hơn so với các công ty khác.










8




CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN
2.1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH, KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN
2.1.1 Báo cáo tài chính
2.1.1.1 Khái niệm
Báo cáo tài chính (financial statements), theo nghĩa hẹp đề cập đến các bản báo cáo về
tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và dòng lưu chuyển tiền tệ của doanh
nghiệp. BCTC hiểu theo nghĩa này bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo về sự thay đổi vốn chủ sở hữu và Bản
thuyết minh BCTC.
Báo cáo tài chính, theo nghĩa rộng là công tác báo cáo tài chính (financial reporting),
đó là toàn bộ quá trình chuẩn bị và cung cấp các thông tin tài chính cho các đối tượng sử
dụng được thực hiện bằng các hình thức khác nhau, trong đó nội dung cơ bản là các BCTC
theo nghĩa hẹp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cung cấp các giải thích của nhà quản lý
(management commentory).
Quá trình kiểm toán BCTC sẽ phát hiện ra các sai lệch trên BCTC cần phải điều chỉnh.
Chênh lệch kiểm toán là chênh lệch giữa BCTC sau kiểm toán với BCTC trước kiểm toán.
Trong đó :
 Báo cáo tài chính trước kiểm toán: Là báo cáo tài chính của đơn vị trình bày, chưa
có sự kiểm tra và đánh giá của kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lí của thông tin. Nhiều
công ty công bố các BCTC này với mục đích cung cấp các thông tin kịp thời cho các cổ
đông.
9



 Báo cáo tài chính sau kiểm toán: Là báo cáo tài chính đã có ý kiến của kiểm toán
viên về tính trung thực, hợp lí của thông tin. Đây là BCTC chính thức của công ty công bố
theo quy định của pháp luật.

2.1.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính
Khuôn mẫu lý thuyết kế toán của Chuẩn mực BCTC quốc tế (IASB, 2010) có nêu rằng mục
tiêu của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và
những thay đổi tình hình tài chính của một doanh nghiệp cho nhiều đối tượng sử dụng trong
việc ra quyết định kinh tế. Một nội dung tương tự cũng được quy đinh trong Chuẩn mực kế
toán Việt Nam số 21 – Trình bày BCTC (Bộ Tài Chính, 2003). Đối với doanh nghiệp,
BCTC đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Thứ nhất, BCTC là công cụ hữu hiệu trong quá trình huy động vốn với chi phí tiết
kiệm từ các nguồn lực trong xã hội. Với vai trò là cơ sở xây dựng các thông tin về cấu trúc
tài chính, BCTC giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận thông tin của doanh
nghiệp một cách dễ dàng. BCTC cho phép nhà đầu tư đánh giá triển vọng của doanh nghiệp
để đưa ra các quyết định đầu tư chắc chắn, ít rủi ro.
Thứ hai, các cổ đông hiện tại sử dụng BCTC để theo dõi tình hình quản lý vốn đầu
tư, phân tích thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, phân bổ các nguồn lực của doanh
nghiệp một cách hợp lý và thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh mang lại thành công cho
doanh nghiệp.
Thứ ba, BCTC còn là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế cả
trong khu vực và quốc tế. Các công ty và các tập đoàn vẫn thường xem việc công khai, minh
bạch thông tin BCTC như một yếu tố quan trọng nhằm củng cố mối quan hệ với các nhà đầu
tư và chuyên gia phân tích tài chính trong và ngoài nước. Những nhà đầu tư nước ngoài luôn
đòi hỏi một BCTC được kiểm toán xác nhận về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà
họ dự định đầu tư. Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá đầu tư. Việc
10



thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) đang được Nhà nước rất quan
tâm, cụ thể là đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam nhằm khuyến khính các nhà
đầu tư vào Việt Nam. Cuối cùng, BCTC còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
xã hội trong việc truyền đạt thông tin liên quan tới lợi ích cộng đồng.

2.1.2 Kim toán báo cáo tài chính
2.1.2.1 Khái nim
“Kiểm toán BCTC là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực
và hợp lí của BCTC của một đơn vị. Do BCTC bắt buộc phải được lập theo các chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán hiện hành, nên chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán được sử dụng
làm thước đo trong kiểm toán BCTC”, (Bộ môn Kiểm toán ĐHKT Tp.HCM, 2012, trang 4).
Kết quả kiểm toán BCTC có thể phục vụ cho đơn vị, Nhà nước, và các bên thứ ba,
nhưng chủ yếu là phục vụ cho các bên thứ ba như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng để họ
đưa ra những quyết định kinh tế của mình.
2.1.2.2 Vai trò ca kim toán BCTC
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, quản
lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác kịp thời và đáng tin cậy.
Để đáp ứng yêu cầu này phải có bên thứ ba độc lập khách quan có trình độ chuyên môn cao,
được pháp luật cho phép cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các bên quan tâm. Bên thứ ba
này chính là kiểm toán độc lập. Ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển quy
định, chỉ có các BCTC đã được kiểm toán độc lập mới có giá trị pháp lý. Ý nghĩa và tầm
quan trọng của kiểm toán BCTC thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, kiểm toán BCTC tạo niềm tin cho những người quan tâm. Dù hoạt dộng
trong bất kì lĩnh vực kinh tế nào, thì kết quả hoạt động hàng năm của doanh nghiệp đều thể
hiện trên BCTC. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các nhà quản lý doanh nghiệp - người có
trách nhiệm lập báo cáo tài chính có thể sẽ trình bày BCTC theo một cách nào đó có lợi cho
11



mình, ví dụ tăng lợi nhuận lên trong những năm tình hình kinh doanh không thuận lợi. Trái
lại những người quan tâm đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp
lại đòi hỏi sự trung thực chính xác của BCTC đó. Vì thế cần có sự kiểm tra xác nhận của
kiểm toán viên độc lập - những người hoạt động theo những nguyên tắc bắt buộc và có đủ
năng lực uy tín với cả chủ doanh nghiệp và người quan tâm đến BCTC.

Kiểm toán làm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của việc tách bạch quyền sở hữu
và quyền kiểm soát bằng cách làm giảm các thông tin bất cân xứng giữa người sử dụng báo
cáo tài chính và nhà quản lý doanh nghiệp (Jensen và Meckling, 1976). Do đó kiểm toán là
một cách để giảm rủi ro thông tin cho người sử dụng BCTC, giảm chi phí vốn cho các công
ty (Leuz và Verrecchia, 2005). Theo Nguyễn Văn Hương (2011), các doanh nghiệp khó tiếp
cận với vốn vay không phải vì tất cả đều có báo cáo tài chính sai lệch. Mà vấn đề là hậu quả
của việc đánh giá sai rủi ro tín dụng trước đây dẫn đến các ngân hàng thận trọng hơn đối với
các khoản cho vay mới. Điều này đã được minh chứng trong lý thuyết về thông tin bất cân
xứng, đó là người đi vay biết rõ tình trạng tài chính của mình hơn người cho vay, và để khắc
phục thông tin bất cân xứng này thì người cho vay (ngân hàng) luôn tìm biện pháp bảo về
minh bằng cách yêu cầu bên đi vay cung cấp BCTC được kiểm toán, và NH yêu cầu bên đi
vay phải có nhiều tài sản đảm bảo hơn và lãi vay cao hơn để hạn chế bớt rủi ro. BCTC sai
lệch làm gia tăng rủi ro cho vay, rủi ro tín dụng gia tăng sau đó lại được phản ánh vào mức
giá cao hơn đối với tín dụng. Chính vì thế các doanh nghiệp thiếu vốn lại càng không tiếp
cận được vốn.
Thứ hai, kiểm toán BCTC góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt
động tài chính kế toán. Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính đều bao gồm những
mối quan hệ đa dạng, luôn luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ thể.
Để hướng các nghiệp vụ này vào mục tiêu giải quyết tốt các quan hệ trên không chỉ cần có
định hướng đúng và thực hiện tốt mà cần thường xuyên soát xem việc thực hiện để hướng
các nghiệp vụ vào quỹ đạo mong muốn. Hơn nữa, kiểm toán giúp tổ chức thực hiện tốt hoạt
12



động tài chính kế toán trên cơ sở những bài học thực tiễn soát xét và luôn uốn nắn thường
xuyên những lệch lạc trong quá trình thực hiện.
Thứ ba, kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Rõ ràng kiểm
toán không chỉ có chức năng xác minh mà còn có chức năng tư vấn. Các nhà quản lý không
thể kiểm soát hàng ngàn, hàng vạn nghiệp vụ tài chính kế toán đã xảy ra trong doanh nghiệp.

Vì vậy các nhà quản lý thường kiểm soát các nghiệp vụ tài chính kế toán thông qua một
người thứ ba. Những nhận xét của kiểm toán viên sẽ giúp cho các nhà quản lý kịp thời phát
hiện những sai sót, lãng phí hoặc vi phạm pháp luật do cố ý hay vô ý để xử lý kịp thới hay
ngăn ngừa các tổn thất. Điều đó giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro hay phát hiện
ra thế mạnh, những tiềm năng tài chính nội tại của mình.
2.1.3 Chênh lch kim toán
Chênh lệch kiểm toán là sự khác biệt số liệu trên báo cáo tài chính trước kiểm toán so
với báo cáo tài chính sau kiểm toán. Hay nói cách khác, đó là những sai lệch của các thông
tin trong báo cáo tài chính được kiểm toán viên phát hiện và điều chỉnh. Một báo cáo tài
chính đủ độ tin cậy là BCTC có thông tin chất lượng, không mang các lỗi trọng yếu, có thể
đại diện cho tình hình tài chính của doanh nghiệp, được tin tưởng bởi người sử dụng (AASB
Framework, 2001).
Kiểm toán viên có thể xem xét và đề xuất điều chỉnh trên bằng chứng được tìm thấy
trong các thủ tục kiểm toán của họ. Điều chỉnh kiểm toán có thể không được sự chấp nhận
của khách hàng, đặc biệt là nếu các điều chỉnh ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến lợi ích của
họ. Vì thế, khi thực hiện việc điều chỉnh thì kiểm toán viên thường phải xem xét đến hệ quả
gây ảnh hưởng tới lợi ích khách hàng. Một trường hợp khác có thể xảy ra là kiểm toán viên
đề xuất một vài điều chỉnh kiểm toán, tuy nhiên các điều chỉnh trong đó chủ yếu bù trừ cho
nhau. Điều này dẫn đến tác động ròng trên BCTC có thể là không đáng kể, tuy nhiên, ảnh
hưởng thực đã bị bỏ qua này có thể là thể gây hiểu lầm cho người sử dụng BCTC.

13



2.2 CÁC LÝ THUYT NN TNG
2.2.1 Lý thuyt thông tin hu ích cho vic ra quyt nh
2.2.1.1 Ni dung
Lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết kế toán quy chuẩn trải qua một quá trình phát
triển từ nhiều nghiên cứu, được sử dụng như một lý thuyết nền tảng việc xây dựng khuôn

mẫu lý thuyết kế toán (Accounting conceptual framework). Nó nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản
của kế toán là cung cấp thông tin kế toán hữu ích và thích hợp cho các đối tượng sử dụng
trong việc ra quyết định. Xuất phát từ lý thuyết này, khuôn mẫu lý thuyết kế toán đưa ra các
giả định, nguyên tắc lập và trình bày BCTC. Trên cơ sở khuôn mẫu lý thuyết trên cùng với
yêu cầu của thực tế, các tổ chức lập quy xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán.
2.2.1.2 Vn dng vào vn  chênh lch kim toán
Các kiểm toán viên kiểm toán BCTC dựa trên các chuẩn mực kế toán, bao gồm cả
khuôn mẫu lý thuyết kế toán. Khi phát hiện các khác biệt với các chuẩn mực kế toán nói
trên, kiểm toán viên sẽ đề nghị đơn vị điều chỉnh nếu xét thấy chúng ảnh hưởng trọng yếu
đến người sử dụng BCTC. Điều này tạo ra các khoản chênh lệch kiểm toán. Như vậy, chênh
lệch kiểm toán phản ảnh đóng góp của kiểm toán viên trong vấn đề gia tăng tính hữu ích của
BCTC. Nó cũng cho thấy các nguy cơ tiềm ẩn trong BCTC khi chưa được kiểm toán.
2.2.2 Lý thuyt i din (y nhim)
2.2.2.1 Ni dung
Lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm
(agent). Thông qua hợp đồng, bên được ủy nhiệm thực hiện một số công việc đại diện cho
bên ủy nhiệm. Trong hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lí, các cổ đông ủy nhiệm cho
nhà quản lí thay mình sử dụng vốn để kinh doanh.
Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên tối đa hóa lợi ích của mình, vấn đề là làm sao
cho bên được ủy nhiệm hành xử theo đúng theo hướng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm.
14



Chi phí ủy nhiệm là chi phí chi trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên bao gồm chi phí
giám sát, chi phí liên kết và chi phí khác.
Chi phí giám sát
Chi phí giám sát bao gồm chi phí kiểm tra, giám sát, kiểm toán, chi phí duy trì các hoạt
động kiểm soát và báo cáo để kiểm tra việc thực hiện của bên được ủy nhiệm. Chi phí này
được tính vào chi phí hoạt động của công ty, làm giảm lợi ích của bên ủy nhiệm. Để đảm

bảo lợi ích của mình, bên ủy nhiệm sẽ điều chỉnh số tiền chi trả cho bên được ủy nhiệm bằng
một điều khoản ràng buộc trong hợp đồng để bù lại chi phí giám sát mà họ đã bỏ ra. Đó là
cách “bảo vệ bằng giá” (price proctection).
Chi phí liên kết
Các chi phí liên quan đến thiết lập, duy trì cơ chế hoạt động ủy nhiệm, chi phí thông
tin là chi phí liên kết do bên được ủy nhiệm chi trả. Chi phí này phát sinh trong nỗ lực làm
giảm chi phí giám sát mà bên được ủy nhiệm phải gánh chịu. Thí dụ, người quản lý có thể
cố gắng hơn trong việc cung cấp thông tin nhằm tăng sự tin cậy của bên ủy nhiệm.
Chi phí khác
Các chi phí khác phát sinh khi bên được ủy nhiệm không hết sức mình vì lợi ích tối đa
của bên ủy nhiệm mà chỉ nỗ lực có giới hạn trong một phạm vi nhất định. Lợi ích giảm đi do
sự nỗ lực có giới hạn đó tương đương với chi phí khác mà bên ủy nhiệm mất đi.
Chi phí ủy nhiệm sẽ được tối thiểu hóa bằng cách cung cấp những ưu đãi phù hợp để
gắn kết lợi ích của cả hai bên. Vấn đề này được giải quyết thông qua hợp đồng hiệu quả là
kết quả thương thuyết giữa hai bên đảm bảo lợi ích của cả hai được cân bằng ngay từ đầu.
Trong đó, nếu bên được ủy nhiệm bị phát hiện hành xử không vì lợi ích của bên ủy nhiệm sẽ
bị phạt, uy tín bị giảm sút dẫn đến nguy cơ bị sa thải. Khi đó, bên được ủy nhiệm sẽ hành xử
theo hướng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm. Ngược lại, bên ủy nhiệm cũng sẽ cung cấp
những chính sách khen thưởng nhằm ghi nhận nỗ lực làm việc của bên được ủy nhiệm, đảm
15



bảo lợi ích cho bên được ủy nhiệm. Trong hợp đồng hiệu quả, chi phí ủy nhiệm được tối
thiểu hóa do lợi ích của 2 bên được cân bằng.
2.2.2.2 Vận dụng lý thuyt i din cho vn  sai lch BCTC
Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát của công ty dẫn đến thông tin bất cân
xứng giữa chủ sở hữu và quản lý của công ty (Jensen và Meckling 1976). Xu hướng sai lệch
trong báo cáo tài chính là điều không mong muốn từ quan điểm của chủ sở hữu công ty
(Gunny, 2010), nhưng điều này lại phù hợp với những mong muốn của nhà quản lý. Bên

cạnh đó, nếu nhân viên cấp dưới kết nối với quản lý của mình bằng mối quan hệ mật thiết,
nhiều khả năng cấp dưới sẽ hành động phù hợp với mong muốn của người quản lý, dù điều
này có lợi hay bất lợi cho các chủ sở hữu (W.Vance và Alan Webb, 2011)
C.Jensen (2004) cho rằng, bất cứ khi nào tồn tại nhiều người cùng thực hiện một công
việc (chẳng hạn như cổ đông của một công ty và các nhà quản lý của công ty đó) thì tất
nhiên, các nhà quản lý sẽ luôn luôn không hành động vì lợi ích tốt nhất của các chủ sở hữu,
và ngược lại. Do đó những nỗ lực để quản lý các xung đột lợi ích của cả hai bên trong một
mối quan hệ tạo ra chi phí đại diện.
R. Francis (2004) nhấn mạnh rằng, trong các công ty cổ phần niêm yết công khai, việc
tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý làm cho kiểm toán độc lập bên ngoài đặc biệt
quan trọng đối với vấn đề quản trị và giám sát doanh nghiệp. Nghiên cứu này cũng đặt ra
câu hỏi, tại sao các công ty tự nguyện trả chi phí cao cho một công ty kiểm toán chất lượng
tốt thay vì chọn công ty kiểm toán nhỏ hơn với chi phí thấp ? Kết quả cho thấy, các doanh
nghiệp có chi phí đại diện cao hơn thì cũng có nhiều khả năng sử dụng các công ty kiểm
toán lớn (Francis và Wilson, 1988; DeFond; 1992 và Francis và đồng nghiệp, 1999).
Thêm vào đó lý thuyết đại diện cho thấy chủ sở hữu và các nhà quản lý có lợi ích xung
đột nhau dẫn đến vấn đề rủi ro đạo đức. Wallace (1980) lập luận rằng các nhà đầu tư bảo vệ
giá đầu tư của họ dẫn đến giá cổ phiếu giảm, hàm ý chi phí vốn sẽ phát sinh nhiều hơn.
Kiểm toán làm giảm bớt mức độ bảo vệ giá đó bằng cách thực hiện ba vai trò là giám sát,
16



cung cấp thông tin và đưa ra một bảo đảm về tính trung thực của thông tin (Wallace 1980).
Vai trò đầu tiên của kiểm toán là đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên mà chủ sở hữu ủy thác
cho các nhà quản lý của mình được sử dụng tốt hơn. Jensen và Meckling (1976 ) cho rằng
một thành phần của chi phí đại diên chính là chi phí giám sát các nhà quản lý. Chow (1982)
tiến hành một nghiên cứu về các giao dịch công khai trong năm 1926, ông thấy rằng tỷ lệ
các công ty tham gia kiểm toán đang gia tăng do mức độ xung đột giữa các bên liên quan
của công ty.

Như vậy rõ ràng là kiểm toán được sử dụng để làm giảm chi phí ủy nhiệm do đảm nhận
vai trò của một đơn vị giám sát. Hiệu quả nhận thức về vai trò giám sát của kiểm toán sẽ
được phản ánh trong chi phí vốn của khách hàng. Vai trò qua thông tin của Kiểm toán và chi
phí vốn, như bất cân xứng thông tin được sẽ giảm đi thông qua thông tin minh bạch và đáng
tin cậy hơn, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng bảo vệ giá giảm đi.











×