Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia trong khu vực ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

HÀ LÊ ANH TÚ

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ, BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI
MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG KHU VỰC ASEAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HÀ LÊ ANH TÚ

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ, BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI MỘT SỐ QUỐC
GIA TRONG KHU VỰC ASEAN
Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh
tế. Bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia trong khu vực ASEAN” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo
và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2017.
Tác giả luận văn

Hà Lê Anh Tú


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT…………………………………………………………………………...1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3

1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
1.5. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu .........................................................................4
1.6. Bố cục của nghiên cứu ......................................................................................7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY
.................................................................................................................8
2.1. Lý luận về tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế ......................8
2.1.1. Mô hình IS-LM của Mundell-Fleming ........................................................8
2.1.2. Cơ chế tác động của tỷ giá đến nền kinh tế .................................................8
2.2. Các lý luận thực nghiệm tác động của tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế ............11
2.3. Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá hối đoái đến
tăng trưởng kinh tế trước đây ..............................................................................17
2.3.1. Nghiên cứu của Razin và Collins (1997)...................................................17
2.3.2. Nghiên cứu của Eichengreen (2008) .........................................................18
2.3.3. Nghiên cứu của Rodrik (2008) ..................................................................19
2.3.4. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Hiệp (2014) ............................................22
2.3.5. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Hiệp & Nguyễn Thị Nhã (2015) ............22
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................24
3.1. Xây dựng biến, mô hình nghiên cứu ...............................................................24
3.1.1. Biến tỷ giá thực hiệu lực............................................................................24
3.1.2. Xây dựng biến chỉ số định giá theo thời gian ............................................25


3.1.3. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................28
3.2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu của đề tài ...............................................29
3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................29
3.2.2. Phương pháp ước lượng ............................................................................29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ..............................35
4.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm.....................................................................35
4.1.1. Mô tả dữ liệu thống kê ...............................................................................35

4.1.2. Kết quả hồi quy của mô hình (3) ...............................................................38
4.1.3. Ma trận hệ số tương quan ..........................................................................39
4.1.4. Phương pháp tác động cố định- FEM ........................................................39
4.1.5. Phương pháp tác động ngẫu nhiên- REM .................................................40
4.1.6. Kiểm định sự phù hợp giữa hai mô hình ...................................................41
4.1.7. Kiểm định phương sai thay đổi mô hình (1) .............................................42
4.1.8. Kiểm định tự tương quan chuỗi trong mô hình (1) ...................................43
4.1.9. Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình (1) .............................................43
4.1.10. Ước lượng hệ số hồi quy mô hình (1) bằng phương pháp Prais Winste .44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................48
5.1. Các kết quả nghiên cứu chính .........................................................................48
5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu ........................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Khái quát các quan điểm về mối quan hệ giữa tỷ gí hối đoái và tăng
trưởng kinh tế của các quốc gia ..................................................................................6
Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu .............................................................................38
Bảng 4.2: Kết quả hệ số hồi quy mô hình (3) ...........................................................38
Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan của các biến trong mô hình (1) .......................39
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy mô hình 1 bằng phương pháp FEM ...............40
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy mô hình 1 bằng phương pháp REM ...............41
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định sự phù hợp giữa hai mô hình .....................................42
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi mô hình (1) ................................42
Bảng 4.8 : Kết quả kiểm định tự tương quan mô hình (1)…...…………………….43
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến mô hình (1) .........................................44
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng hệ số hồi quy mô hình (1) bằng phương pháp PraisWinsten......................................................................................................................45



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1 - Tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam ....................... 35
Hình 4.2 - Tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế tại Malaysia ........................ 36
Hình 4.3 - Tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế tại Philipin .......................... 36
Hình 4.4 - Tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế tại Singapore ...................... 37
Hình 4.5 - Tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế tại Indonexia.......................37


1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu tiến hành xác định tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng
trưởng kinh tế bằng với phương pháp định lượng hồi quy dữ liệu bảng bao gồm: mô
hình những tác động cố định (Fixed Effects), mô hình những tác động ngẫu nhiên
(Random Effects) và phương pháp ước lượng hệ số hồi quy bằng phương pháp
Prais-Winsten (PCSE). Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện trên 5 quốc gia ASEAN
trong giai đoạn 1995-2015.
Nghiên cứu đã tìm thấy tác động cùng chiều của tỷ giá hối đoái đến tăng
trưởng kinh tế tại 5 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Singapore, Philippine, Malaysia.
Kết quả đó cổ vũ sự hạn chế sự can thiệp quá mức cần thiết của Chính phủ vào
chính sách tỷ giá và khuyến khích sử dụng tỷ giá hối đoái thực để đánh giá chính
sách trong tương lai. Cuối cùng bài nghiên cứu đánh giá lại mối quan hệ tác động
này và đề xuất cho các nghiên cứu sâu hơn.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ kinh tế nhiều thăng trầm như hiện nay, tăng trưởng kinh tế là
một trong các mục tiêu quan trọng mà mỗi quốc gia đều mong muốn đạt được. Đây
là điều kiện thiết yếu cho việc tích lũy vốn để phát triển kinh tế trong dài hạn. Để
đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, cần kết hợp cả những chính sách
kinh tế đối nội hợp lý và cả chú trọng đến chính sách đối ngoại và đồng tiền của
mỗi quốc gia.
Ngày nay, trên đà phát triển kinh tế và sự hội nhập ngày càng sâu rộng giữa
các quốc gia thì sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế là nội dung vô
cùng quan trọng vì nó có tác động đến giá cả thị trường. Một số quốc gia lựa chọn
chính sách giảm giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu và từ đó đạt được tốc độ
tăng trưởng như ý muốn thế nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được của nền kinh
tế, các quốc gia này cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Do đó, vai trò
của tỷ giá hối đoái ngày càng trở nên rõ nét khiến cho sự tác động của nó đến tăng
trưởng kinh tế là một vấn đề được rất nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt
Nam. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định và tốc
độ tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu quan tâm hàng đầu của
Chính phủ. Tại Việt Nam, tỷ giá hối đoái là một công cụ điều tiết chính sách tiền tệ
quốc gia bởi khi Nhà nước có tác động điều chỉnh tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến
việc mua bán trên thị trường và làm thay đổi lượng tiền trong lưu thông.
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế không được nhắc đến
nhiều trong kinh tế học cổ điển. Đến năm 1957, mới xuất hiện những nghiên cứu
đầu tiên, điển hình là nghiên cứu của Solow hay của Rostow (1960), nhưng những
nghiên cứu này cũng chỉ tập trung vào phân tích các nhân tố là tiết kiệm và đầu tư
trong nền kinh tế. Tiếp sau đó, một số bài nghiên cứu khác tập trung vào việc phân
tích về các thể chế và chính sách của Chính phủ tác động như thế nào đến tỷ giá hối
đoái và qua đó tác động đến các yếu tố khác của nền kinh tế, trong đó có tốc độ tăng
trưởng kinh tế, như Abramovitz (1986), Romer (1994). Đến năm 2006, nghiên cứu


3


của Duttagupta, và cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng những quốc gia có chính sách tỷ
giá linh hoạt thì thị trường ngoại hối thường có chế độ thanh khoản lớn hơn do các
tổ chức tài chính và các doanh nghiệp có niềm tin để tham gia thị trường nhiều hơn.
Tuy nhiên, các kết luận của những nghiên cứu thực nghiệm về lĩnh vực này vẫn còn
nhiều tranh cãi. Do đó, đề tài nghiên cứu “Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến
tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia trong khu vực
ASEAN” sẽ cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của tỷ giá hối
đoái đến tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia đang phát triển trong đó có Việt
Nam và xác định được chiều hướng của sự tác động đó. Đồng thời, dựa vào kết quả
nghiên cứu tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị đối với tác động đó và đề xuất cho các
nghiên cứu sâu hơn.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nhằm xác định tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng
trưởng kinh tế và chiều hướng của sự tác động đó thông qua trường hợp nghiên cứu
tại một số quốc gia trong khu vực ASEAN. Từ kết quả này, đề tài sẽ đưa ra một số
kiến nghị đối với tác động đó
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tỷ giá hối đoái thực và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái hiệu lực
đến tăng trưởng kinh tế của 5 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Singapore, Philippine,
Malaysia trong giai đoạn 1995-2015.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng dành cho dữ liệu bảng bao gồm: mô hình những tác động cố định
(Fixed Effects), mô hình những tác động ngẫu nhiên (Random Effects) và phương
pháp ước lượng hệ số hồi quy bằng phương pháp Prais-Winsten (PCSE).
Dữ liệu nghiên cứu là số liệu về tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế của 5
quốc gia được lấy từ các công bố chính thức của Worldbank,IMF trong giai đoạn
1995-2015.



4

1.5. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu
Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc
biệt là các nước đang phát triển. Trong những năm gần đây, có khá nhiều nhà
nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế.
Crosby và Otto (2001) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng
và tỷ giá hối đoái thực của 11 nước. Bài nghiên cứu cho thấy khi cuộc khủng hoảng
Châu Á xảy ra sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm và mở rộng ở các nước chịu ảnh
hưởng bởi khủng hoảng. Giống như dự đoán bởi mô hình chuyển đổi chi phí, tỷ giá
hối đoái thực giảm dẫn đến sự gia tăng trong xuất khẩu ròng do tăng khả năng cạnh
tranh của ngành xuất khẩu, và do đó làm tăng tốc độ tăng trưởng sản lượng. Mặt
khác, mô hình tỷ giá hối đoái thực giảm có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của sản
lượng. Nghiên cứu cũng cho rằng các quốc gia khác nhau có kết quả thực nghiệm
khác nhau liên quan đến sự phản ứng của tốc độ tăng trưởng đối với sự thay đổi của
tỷ giá.
Gala (2008) tiến hành nghiên cứu một bằng chứng thực nghiệm mới cho mối
quan hệ giữa tăng trưởng và tỷ giá hối đoái dựa trên sự chênh lệch của ngang giá
sức mua. Phù hợp với các công trình nghiên cứu khác, kết quả ở đây cho thấy tồn
tại mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng và sự định giá cao tỷ giá hối đoái cho
dữ liệu bảng gồm 58 nước đang phát triển từ năm 1960 đến 1999 bằng việc sử dụng
phương pháp ngang giá sức mua. Các ước lượng cũng áp dụng chỉ số định giá cao
tỷ giá hối đoái thực được tính đến trong sự thay đổi của thu nhập bình quân đầu
người thực. Tỷ giá hối đoái thực được giới thiệu trong phân tích dữ liệu bảng mà
mức độ của nó có kết quả thực sự quan trọng, cả về tích lũy vốn và sự phát triển
công nghệ, theo mô hình Keynes.
Arratibel và các cộng sự (2011) tiến hành phân tích mối quan hệ giữa sự biến
động tỷ giá hối đoái danh nghĩa và một số biến vĩ mô, cụ thể là tốc độ tăng trưởng

thực, tín dụng dư thừa, đầu tư trực tiếp nước ngoài và cán cân thanh toán, ở các
nước Trung và Đông Âu. Bằng việc sử dụng ước lượng dữ liệu bảng cho giai đoạn
từ 1995 – 2008, bài nghiên cứu nhận thấy rằng biến động tỷ giá hối đoái càng thấp


5

thì liên quan đến tăng trưởng cao hơn, FDI tăng hơn, đỡ thâm hụt cán cân thanh
toán hơn, thặng dư tín dụng cao hơn.
Nghiên cứu của Rodrik (2008) đã chỉ ra rằng việc định giá thấp tiền tệ (tỷ giá
hối đoái thực cao) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Điều này đặc biệt đúng cho các
nước đang phát triển. Kết quả này vững khi sử dụng các đo lường khác nhau của tỷ
giá hối đoái thực và kỹ thuật ước lượng khác nhau.
Chen (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và tăng
trưởng kinh tế ở cấp độ các tỉnh của Trung Quốc. Bài nghiên cứu này cung cấp một
bằng chứng thực nghiệm đầu tiên về việc điều tra vai trò của tỷ giá hối đoái thực
đến tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc theo cấp độ địa phương. Bài nghiên cứu sử
dụng phương trình tăng trưởng của Barro (1997) với dữ liệu bảng và kỹ thuật ước
lượng GMM. Nghiên cứu đã tìm ra sự hội tụ có điều kiện của một nhóm giữa các
tỉnh duyên hải và giữa các tỉnh bên trong. Tuy nhiên, sự hội tụ ở cấp độ quốc gia thì
không có kết quả. Đầu tư và nguồn nhân lực được xem như là yếu tố quan trọng của
tăng trưởng kinh tế. Hơn thế nữa, vị trí địa lý và mức độ ưu đãi của chính sách cũng
tác động đến thành quả của tỉnh. Cuối cùng, sự định giá cao tỷ giá hối đoái thực
cũng tác động cùng chiều lên tăng trưởng của tỉnh.
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu lại cho thấy tỷ giá hối đoái không có sự tác
động nào lên tăng trưởng kinh tế.
Karadam và Özmen (2011) tiến hành kiểm tra tác động của tỷ giá hối đoái
thực lên tăng trưởng kinh tế bằng việc sử dụng dữ liệu bảng của 124 quốc gia, bao
gồm 23 nước công nghiệp và 101 nước đang phát triển trong giai đoạn 1960 – 2009.
Kết quả cho thấy rằng, đối với các nước công nghiệp, sự thay đổi trong tỷ giá hối

đoái thực không có ý nghĩa trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
Akpan và Atan (2012) nghiên cứu tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái
lên tốc độ tăng trưởng ở Nigieria. Dựa trên dữ liệu quý từ năm 1986 đến 2010, bài
nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp có thể có giữa tỷ giả và tốc
độ tăng trưởng GDP. Mối quan hệ này xuất phát theo 2 cách bằng việc sử dụng mô
hình phương trình đồng thời cho mô hình kinh tế vĩ mô đầy đủ thông số (nhưng


6

nhỏ), đó là phương pháp kỹ thuật GMM. Các kết quả ước lượng cho thấy không có
bằng chứng về mối quan hệ trực tiếp và mạnh mẽ giữa sự thay đổi tỷ giá hối đoái và
tốc độ tăng trưởng sản lượng.
Bảng 1.1. Khái quát các quan điểm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái
và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Năm

Tác giả

Kết quả chiều tác động
Không có bằng chứng về mối quan hệ trực

2012

Akpan và Atan tiếp và mạnh mẽ giữa sự thay đổi tỷ giá hối
đoái và tốc độ tăng trưởng sản lượng

2011

2011


2011

Arratibel và

Biến động tỷ giá hối đoái càng thấp thì liên

các cộng sự

quan đến tăng trưởng cao hơn.

Chen

Karadam và
Özmen

2008

Gala

2008

Rodrik

Sự định giá cao tỷ giá hối đoái thực tác
động cùng chiều lên tăng trưởng.
Sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực
không có ý nghĩa trong ngắn hạn cũng như
trong dài hạn
Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tăng

trưởng và sự định giá cao tỷ giá hối đoái.
Định giá thấp tiền tệ (tỷ giá hối đoái thực
cao) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tỷ giá hối đoái thực giảm dẫn đến sự gia

2001

Crosby và Otto tăng trong xuất khẩu ròng do đó làm tăng
tốc độ tăng trưởng sản lượng
Nguồn tổng hợp của tác giả

Do đó, có thể thấy lĩnh vực nghiên cứu về tác động của tỷ giá đến tăng
trưởng kinh tế không phải là chủ đề mới trên thế giới. Các nghiên cứu đã thực hiện
và đưa ra khá nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Kết quả nghiên cứu về chiều hướng tác động
cũng còn nhiều tranh cãi trên thế giới. Do đó, để làm rõ vấn đề nghiên cứu, tác giả


7

thực hiện nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong bối cảnh có xem xét đến các yếu tố đặc trưng của nhiều quốc gia khác nhau.
Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu bảng, tác giả sẽ đưa ra kết
luận về tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia nói
chung và của Việt Nam nói riêng.
1.6. Bố cục của nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài được thực hiện với 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý luận và các nghiên cứu trước đây về tác động của tỷ giá
hối đoái đến tăng trưởng kinh tế

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Chương 5: Kết luận nêu kết quả nghiên cứu chính và hạn chế của đề tài cũng như đề
xuất cho các nghiên cứu tiếp theo.


8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY
2.1.Lý luận về tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế:
2.1.1. Mô hình IS-LM của Mundell-Fleming
Mundell-Fleming sử dụng mô hình kinh tế học vĩ mô gồm 2 đường IS và LM
để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện trong một
nền kinh tế mở cửa. Đây là mô hình lý thuyết được Robert Mundell và Marcus
Fleming phát triển một cách độc lập trong những năm 1960 cho thấy mối quan hệ
giữa sản lượng( đại diện cho tăng trưởng) với tỷ giá hối đoái danh nghĩa với tác
động như sau:
-Tác động của tỷ giá hối đoái và tăng trưởng trong nền kinh tế nhỏ, tỷ giá thả nổi
Chính sách tài khóa: Trong ngắn hạn, dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và
vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tài khóa hoàn toàn không có hiệu lực trong
việc điều tiết tổng cầu của nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu
chuyển hoàn hảo thì chính sách tiền tệ là có hiệu quả.
Chính sách thương mại: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi thì biện
pháp hạn chế thương mại chỉ làm tăng tỷ giá hối đoái mà không tác động đến sản
lượng Y.
-Tác động của tỷ giá hối đoái và tăng trưởng trong nền kinh tế nhỏ, tỷ giá cố định
Chính sách tài khóa: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính
sách tài khóa mở rộng sẽ làm tăng sản lượng Y.

Chính sách tiền tệ: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách
tiền tệ không có hiệu quả.
Chính sách thương mại: Trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái cố định thì chính
sách thương mại là có hiệu quả.
2.1.2. Cơ chế tác động của tỷ giá đến nền kinh tế:
Thước đo của tăng trưởng là chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng
thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập bình quân đầu người(GNI/người) có liên quan


9

trực tiếp đến sản lượng thực tế sản xuất vì vậy khi so sánh giá giữa hai nước cần
phải so sánh giá cả của một rổ hàng hóa tiêu dùng hay sản xuất đại diện của nước
chủ nhà và giá cả của một rổ hàng hóa làm đại diện ở nước ngoài được ước tính
bằng một loại tiền- được biết đến như là tỷ giá hối đoái thực chứ không là tỷ giá
danh nghĩa. Trên thực tế, ngoài chỉ số CPI, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng một
số chỉ số khác để đo lường giá như chỉ số giá của riêng hàng hóa thương mại; Tỷ lệ
giữa chỉ số giá hàng hóa xuất khẩu và chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu (điều kiện
thương mại hay TOT); tỷ lệ giữa chỉ số giá cả của hàng hóa thương mại và hàng hóa
phi thương mại; Chỉ số giảm phát GDP.
Theo các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế thì các nhân tố ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế thông thường nói 4 nhân tố nguồn lực chủ yếu: vốn (K), lao
động (L), tài nguyên đất đai (R), công nghệ kỹ thuật (T) và năng suất nhân tố tổng
hợp (TFP). Vì vậy tỷ giá cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua các
nhân tố nêu trên với các kênh truyền dẫn như sau:
(i)

Chính sách tỷ giá ảnh hưởng đến đầu tư trong nước và cả đầu tư nước ngoài,
dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ giảm do tâm lý quan ngại biến động tỷ giá của
các nhà đầu tư nước ngoài do đó ảnh hưởng tới quá trình tích lũy vốn. Trong

khi vốn được coi là động lực của tăng trưởng kinh tế, là yếu tố vật chất đầu
vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Ở các nước đang
phát triển thì tăng trưởng thường theo chiều rộng, trong đó sự đóng góp của
vốn sản xuất vào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất.

(ii) Chính sách tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp tới giá hàng hóa có thể tham gia thương
mại quốc tế và khu vực xuất nhập khẩu- được xem như là một cấu phần chiếm
tỷ trọng lớn trong tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, tác động tới khả năng
cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ nước chủ nhà với các nước còn lại của thế
giới. Chiến lược phá giá nội tệ sẽ tác động dương đến tăng trưởng kinh tế
thông qua chiến lược hướng vào xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, vì khi đó giá
hàng hoá xuất khẩu trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng hoá nhập khẩu trở nên
đắt hơn 1 cách tương đối. Áp dụng chính sách phá giá nội tệ là một cách ưu


10

đãi cho xuất khẩu và coi như đánh 1 loại thuế vô hình cho nhập khẩu. Đây
cũng là chính sách luôn được các nhà hoạch định chính sách tại mỗi quốc gia
lưu tâm.
(iii) Chính sách tỷ giá cũng tạo ra sự chênh lệch trong giá hàng hoá thưong mại
quốc tế và giá hàng hoá phi thương mại quốc tế, do đó tạo ra các tín hiệu sai
lệch khi phân bổ nguồn lực sản xuất của nền kinh tế trong các ngành nghề và
tạo ra những bất ổn.
(iv) Mức độ biến động tỷ giá có ảnh hưởng không tốt cho tăng trưởng; mức độ
biến động tỷ giá đại diện cho mức độ ổn định của môi trường kinh tế, có thể
thúc đẩy hoặc gây tổn hại tới các hoạt động kinh tế. Ngoài ra, sự biến động
của sai lệch tỷ giá còn thể hiện các cú sốc từ bên trong và bên ngoài nền kinh
tế cũng như phản ứng của nền kinh tế trước các chính sách của Chính phủ.
(v)


Tỷ giá thực có ảnh hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn thông qua việc phân
phối thu nhập. Trường phái hậu Kalekia nghiên cứu mô hình tăng trưởng và
phân phối thu nhập chứng minh được rằng: định giá thấp có thể làm tăng thu
nhập và tăng trưởng trong ngắn hạn dưới dạng tích luỹ vốn. Theo quan điểm
này, có hai tình huống xảy ra là tích luỹ vốn được quyết định bởi yếu tố lợi
nhuận hoặc tích luỹ vốn được quyết định bởi yếu tố tiền lương thực tế. Nội tệ
giảm sẽ tương đối làm giảm mức tiền lương thực tế nhưng tăng tỷ suất đầu tư
từ đó mở rộng khả năng sản xuất của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh
của hàng hoá thương mại trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên mức tiền lương
thực tế giảm có thể tạo ra hiệu ứng giảm tiêu dùng. Nếu độ nhạy cảm của đầu
tư so với tỷ suất sinh lợi cao hơn so với hiệu ứng giảm tiêu dùng do giảm
lương thực tế thì khi đó sự giảm lượng do giảm lượng cầu tiêu dùng sẽ được
bù đắp bởi cầu đầu tư tăng, sức sản xuất của doanh nghiệp tăng, có lợi cho
tăng trưởng kinh tế. Nếu ngược lại, nội tệ giảm giá sẽ làm giảm sức sản xuất,
có tác động âm đối với tăng trưởng kinh tế. Theo mô hình lý thuyết, mức độ
tích luỹ vốn không những phụ thuộc vào vào mức tỷ giá thực mà phụ thuộc


11

chủ yếu vào độ lệch tỷ giá- mức độ sai lệch giữa tỷ giá cân bằng theo ngang
giá sức mua và tỷ giá thực.
2.2. Các lý luận thực nghiệm tác động của tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế:
Các nhà kinh tế học từ lâu đã biết rằng quản lý tỷ giá kém có thể gây hại cho
sự tăng trưởng kinh tế. Tránh sự định giá quá cao đồng tiền là một trong những
chính sách mệnh lệnh mạnh mẽ nhất từ kinh nghiệm đối với tăng trưởng kinh tế trên
khắp thế giới, và là một hình thức được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các bằng chứng thống
kê xuyên quốc gia. Các kết quả được báo cáo trong các bài báo nổi tiếng của David
Dollar (1992) và của Jeffrey Sachs và Andrew Warner(1995) về mối quan hệ giữa

định hướng bên ngoài và tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các chỉ số mức độ
định giá cao. Các nghiên cứu đưa ra khuyến nghị chính sách đều cảnh báo chống lại
sự định giá cao mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong cuộc khảo sát của William
Easterly về vấn đề văn hoá tăng trưởng xuyên quốc gia, ông đồng ý rằng định giá
cao đã tạo một tác động tiêu cực đến tăng trưởng (mặc dù ông vẫn hoài nghi rằng
các chính sách điều tiết có những ảnh hưởng quyết định hơn).
Định giá quá cao liên quan đến sự tăng trưởng chậm không được lý thuyết
hóa một cách rõ ràng, nhưng hầu hết các nghiên cứu đều liên kết nó với sự không
ổn định của kinh tế vĩ mô (Fishcher). Đồng tiền bị định giá quá cao sẽ kết hợp với
thiếu hụt ngoại tệ, tham nhũng và làm tài khoản vãng lai thâm hụt, khủng hoảng cán
cân thanh toán và chu kỳ kinh tế vĩ mô. Tất cả đều làm tổn hại tới sự tăng trưởng.
Cũng vì sự định giá cao gây khó khăn cho tăng trưởng, do đó, định giá thấp được
xem là điều kiện cho tăng trưởng. Định giá thấp chính là chiến lược phát triển kinh
tế hướng vào xuất khẩu. Giả thuyết liệu nội tệ định giá thấp có khả năng trở thành
chiến lược phát triển thịnh vượng cho một quốc gia hay không là mục tiêu kiểm
chứng độ tin cậy của các nhà nghiên cứu bởi tỷ giá cho phép thay đổi sức cạnh
tranh của các loại hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra tại nội địa. Hàng loạt các nghiên
cứu của Kreinin (1967, 1973); Haynes và Stone (1983); Bahmani - Oskooee (1986);
Wilson và Takacs (1979); Marquez (1990); Mah (1993)… là các bằng chứng cho
mối quan hệ tích cực giữa định giá thấp và cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên,


12

cũng có trường hợp khi cán cân hàng hóa được cải thiện ở quốc gia này nhưng
ngược lại ở quốc gia khác. Các nghiên cứu kiểm chứng cũng đồng nhất về mối quan
hệ trực tiếp giữa định giá thấp nội tệ với tăng trưởng kinh tế. Ricardo Hausmann,
Lant Pritchett đã xác định 83 trường hợp quốc gia phát triển và đang phát triển theo
đuổi chính sách định giá thấp trong giai đoạn 1960 – 2000 có tốc độ tăng trưởng
GDP hàng năm trên đầu người tăng 2% trở lên và bứt phá được duy trì trong ít nhất

8 năm trong thời kì đó. Đối với hầu hết các quốc gia, thời kỳ tăng trưởng nhanh
chóng thường liên quan đến việc định giá thấp. Trên thực tế, có ít bằng chứng phi
tuyến thể hiện sự gia tăng định giá thấp tạo động lực tăng trưởng hay sự sụt giảm
định giá cao sẽ tạo động lực tăng trưởng và mối quan hệ này chỉ dành cho các nước
đang phát triển; nó biến mất khi mẫu được giới hạn trong các nước giàu hơn, và
càng trở nên mạnh mẽ hơn đối với cái nước nghèo. Những phát hiện này cho thấy
rằng sự ổn định kinh tế vĩ mô đang bị đe dọa ngày càng nhiều hơn. Giá tương đối
của hàng hoá thương mại với hàng hoá phi thương mại (nghĩa là tỷ giá thực ) dường
như đóng một vai trò cơ bản hơn trong sự hội tụ của thu nhập tại các nước đang
phát triển với thu nhập của các nước phát triển. Eduardo Levy-Yeyati và Federico
Sturzenegger( 2009) đã chỉ ra rằng sự can thiệp trung hoà - các nước đang phát triển
dự trữ ngoại hối cực mạnh để đủ khả năng can thiệp làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái thực trong ngắn hạn và trung hạn, duy trì định giá thấp có tác dụng khuyến
khích tăng trưởng. Do đó, giải thích các kết quả khi nói về tác động tăng trưởng bởi
các chiến lược định giá thấp là khá hợp lý.
Rodrik(2008) chỉ ra rằng hoạt động định giá thấp tác động tích cực đến tỷ
trọng thương mại trong nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp và các nước đang
phát triển đạt được tăng trưởng nhanh hơn khi họ có thể tăng khả năng sinh lời
tương đối trong hoạt động thương mại. Cơ chế chính xác khi tăng giá tương đối của
các hàng hóa thương mại (và từ đó tăng kích thước tương đối của ngành) tạo tác
động làm tăng tăng trưởng là gì? Ông trình bày hai lý thuyết có thể giải thích cho
các sự kiện này. Thứ nhất, hàng hóa thương mại chịu ảnh hưởng không cân xứng so
với hàng hóa phi thương mại từ sự yếu kém về thể chế; thiếu khả năng hoàn thành


13

các chỉ định hợp đồng đặc trưng trong môi trường thu nhập thấp và thứ hai là bị ảnh
hưởng không cân xứng từ những thất bại của thị trường (các thông tin và điều phối
bên ngoài) đang cản trở quá trình chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa kinh tế.

Yếu kém thể chế làm giảm khả năng của các nhà đầu tư tư nhân ước tính thu
nhập từ đầu tư thông qua nhiều cơ chế: không hoàn thành hợp đồng, các vấn đề
tham nhũng, thiếu quyền sở hữu, và ràng buộc hợp đồng kém. Kết quả chênh giữa
tư nhân và khu vực công sẽ giảm bớt các ưu đãi cho quá trình tích lũy vốn và công
nghệ tiến bộ. Vấn đề này là nghiêm trọng với hàng hoá thương mại hơn là phi
thương mại vì hệ thống sản xuất hàng hoá thương mại có khuynh hướng phức tạp
hơn, cần đặt phí bảo hiểm lớn hơn về khả năng xác định hợp đồng và thực thi hợp
đồng. Ví dụ: một thợ cắt tóc chỉ cần một vài công cụ, ghế, và kỹ năng khéo léo của
mình để bán dịch vụ của mình trong khi một công ty sản xuất cần sự hợp tác của
nhiều nhà cung cấp và khách hàng, cộng với tài chính và hỗ trợ pháp lý. Khi thể chế
xây dựng các mối quan hệ này yếu, kết quả là áp đặt "thuế" cao hơn đối với các mặt
hàng thương mại - đặc biệt là hàng hoá thương mại hiện đại, loại hàng hóa yêu cầu
cái chi phí cao hơn khi gia nhập thị trường. Điều này dẫn đến việc thiếu phân bổ
nguồn lực cho các hình thức xử phạt thương mại và đầu tư vào những mặt hàng
thương mại thấp hơn tối ưu của xã hội. Sự tăng giá tương đối của hàng hoá thương
mại có thể cải thiện hiệu quả và tăng cường tăng trưởng bằng cách thúc đẩy đầu tư
nhiều hơn vào các mặt hàng thương mại.
Khi nghiên cứu thực nghiệm theo quốc gia và theo các ngành công nghiệp,
đưa ra bằng chứng về chi phí không cân xứng của giao dịch thương mại toàn bộ
hoặc một phần do sự yếu kém thể chế quốc gia, hay theo chất lượng thể chế (được
đo bằng chỉ số về luật pháp, điều kiện ràng buộc hợp đồng và kiểm soát tham
nhũng), Pierre-Guillaume Méon và Khalid Sekkat thấy rằng mối quan hệ xác định
cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không xác định cho sản xuất phi xuất khẩu;
Priya Ranjan và Jae Young Lee thấy rằng hiệu quả sẽ cao hơn đối với hàng hóa
khác biệt so với hàng hoá đồng nhất.


14

Yếu kém thể chế cũng đóng vai trò trong việc xác định lợi thế so sánh.

Andrei Levchenko; Daniel Berkowitz, Johannes Moenius, Katharina Pistor; và
Nathan nhận thấy rằng các quốc gia có thể chế yếu kém có bất lợi tương đối trong
sản xuất so với các thể chế mạnh.
Nathan Nunn đã điều tra xem liệu sự khác biệt về chất lượng thể chế giữa
các quốc gia giúp xác định các lợi thế so sánh. Ông lý luận rằng mối quan hệ của
hàng hoá trung gian- được định nghĩa là đầu vào không được bán trên các sàn giao
dịch hoặc không có giá tham khảo đòi hỏi mức độ quan trọng của thể chế nhiều
hơn. Nunn đã sử dụng thước đo là các đặc trưng quan hệ của riêng các mặt hàng
thương mại, vì mối quan tâm chính của ông là lợi thế so sánh, ông đã thu thập dữ
liệu tương tự cho các dịch vụ sử dụng để so sánh vơi hàng hoá phi thương mại. Kết
quả cho thấy rằng về cân bằng, hàng hoá thương mại có mức độ quan hệ với đầu
vào lớn hơn. Đó các bằng chứng những thiếu sót về thể chế của xã hội đang phát
triển áp "thuế" cao hơn cho lĩnh vực thương mại so với lĩnh vực phi thương mại.
Những hàm ý của nó cũng được thể hiện rõ trong các hồi quy tăng trưởng. Cụ thể,
tác động tăng trưởng của việc định giá thấp sẽ lớn hơn ở những quốc gia mà "thuế"
là lớn nhất, đó cũng là các nước có thể chế yếu kém nhất. Để thử nghiệm trực tiếp,
Rodrik đã sử dụng chỉ số của Ngân hàng Thế giới phân chia các nước thành 3 nhóm
nhỏ dựa trên chất lượng điều chỉnh (trên mức trung bình, trung bình và dưới mức
trung bình). Với mỗi quốc gia, ông tính bình quân đơn giản chỉ số theo điều khoản
của Ngân hàng Thế giới gồm hiệu quả chính phủ, chất lượng điều chỉnh và các chỉ
số tham nhũng trong giai đoạn 1996 -2004 (bắt đầu từ năm đầu tiên mà các chỉ số
này có sẵn). Sau đó ông tính lại các chỉ số này trên GDP bình quân đầu người, tạo
ra một giá trị dự báo. Lấy sự khác biệt giữa giá trị thực tế và dự đoán, ông xếp hạng
các quốc gia theo mức độ điều chỉnh chất lượng thể chế. Sau đó chia mẫu thành ba
phân nhóm có kích thước bằng nhau. Kết quả hồi quy điểm chuẩn khi được chạy
cho từng phân nhóm một cách riêng biệt phù hợp với mong đợi lý thuyết. Tác động
tích cực của việc định giá thấp mạnh nhất lên nhóm dưới mức trung bình và gần
như bằng không đối với nhóm trên trung bình. Nói cách khác, khi thu nhập ban đầu



15

được tính đến, việc định giá thấp có hiệu quả nhất đối với những nước có thể chế
yếu nhất.
Giả thuyết thứ hai cho vấn đề tỷ giá hối đoái thực mà các nhà kinh tế học từ
lâu đã bận tâm là lý do tại sao hàng hóa thương mại bị lệch bởi thất bại thị trường.
Một danh sách ngắn về thất bại thị trường bao gồm
a, Nhân tố ngoại tác: giá trị công nghệ, tiếp thị, vấn đề lan truyền thông tin
đến các ngành khác;
b, Phối hợp các ngoại tác: những ngành công nghiệp mới đạt kết quả tốt lúc
khởi đầu cần đầu tư phối hợp cả đầu tư ngược , đầu tư xuôi; và đầu tư ngang;
c, Sự không hoàn chỉnh của thị trường tín dụng: các doanh nhân không thể
đáng giá chính xác tài chính của dự án do trách nhiệm hữu hạn và thông tin bất cân
xứng ;
d, Phí vượt thêm: phí giám sát, vốn luân chuyển, và các chi phí khác làm tiền
lương vượt trên mức thanh toán thị trường và việc làm vẫn còn thấp.
Những vấn đề này và các vấn đề tương tự có thể gây khó khăn cho hoạt động kinh
tế tại các nước đang phát triển, và tác hại của chúng còn nhiều hơn nữa trong
thương mại. Nếu vậy, đầu ra và đầu tư vào các mặt hàng thương mại sẽ không tối
ưu. Việc giảm giá thực sẽ thúc đẩy việc mở rộng năng lực trong các khoản cho vay
thương mại và tăng trưởng. Lưu ý rằng một lần nữa đây là một lý lẽ tốt thứ hai cho
chính sách định giá thấp. Chính sách tốt nhất đầu tiên sẽ bao gồm xác định riêng
biệt các thất bại thị trường và áp dụng các biện pháp khắc phục thích hợp, ở đây
định giá thấp có tác dụng thay thế. Bằng chứng định giá thấp có tác dụng thay thế là
gì? Đó là theo bản chất, các loại thất bại của thị trường liệt kê ở trên rất khó xác
định, vì thế thực tế không thể cung cấp bằng chứng trực tiếp rằng loại hàng hóa nào
dễ bị tổn thương bởi thất bại thị trường hơn những hàng hóa khác. Nhưng với giả
thuyết cơ bản khá hợp lý, khi xem xét kỹ lưỡng quá trình phát triển kinh tế đã mang
lại nhiều bằng chứng gián tiếp và nhiều gợi ý. Phát triển kinh tế bao gồm thay đổi
cơ cấu, đầu tư vào các hoạt động kinh tế mới, và phát triển các khả năng sản xuất

mới. Khi các quốc gia phát triển sẽ mở rộng phạm vi sản xuất các hàng hoá thương


16

mại quốc tế. Các quốc gia giàu có không chỉ giàu vì họ sản xuất các loại hàng hoá
truyền thống ngày càng phong phú, mà còn bởi vì họ sản xuất nhiều loại hàng hoá
khác. Những thất bại trên thị trường được liệt kê ở trên có thể tác động nghiêm
trọng hơn đối với các dòng sản phẩm mới – vì thế cần thiết phải tăng năng suất kinh
tế hơn so với các sản phẩm truyền thống. Các ngành công nghiệp mới đòi hỏi chi
phí khám phá, chi phí tìm ra cách thức thực hiện, và nhiều hoạt động kinh tế bổ
sung vì thế rủi ro khó kiểm soát hơn. Các tính năng này làm cho sản phẩm mới trở
thành vùng đất màu mỡ để xem xét và điều phối các ngoại tác. Những phát hiện của
Caroline Freund và Martha Pierola là gợi ý cho mối quan hệ này: việc định giá thấp
tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các nhà sản xuất từ các nước
đang phát triển tạo ra các dòng sản phẩm mới và thị trường mới, và điều này là cơ
chế chủ yếu thông qua đó tạo ra sự gia tăng xuất khẩu.
Trong cả hai trường hợp trên, một sự tăng giá tương đối của hàng hóa thương
mại hoạt động như một cơ chế giảm nhẹ một phần sự biến dạng có liên quan, thúc
đẩy sự thay đổi cơ cấu mong muốn, và do đó thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù không
thể phân biệt rõ ràng giữa hai lý thuyết và lợi ích khi giảm xuống của một trong hai
lý thuyết, Rodrik cũng đã trình bày được một số bằng chứng cho thấy rằng hai lý
thuyết này ảnh hưởng nhiều hơn khi hoạt động thương mại nhiều hơn. Hai khu vực
hàng hóa thương mại quốc tế và phi thương mại quốc tế đều gánh chịu các nhiễu
loạn thị trường khi giá thay đổi. Ông xây dựng mô hình mà các nhiễu loạn từ yếu
kém thể chế, từ chính sách mệnh lệnh hay từ thất bại thị trường thông thường là
không có tầm quan trọng, mấu chốt của vấn đề là độ lớn tương đối của các nhiễu
loạn trong hai khu vực. Nếu nhiễu loạn này đối với hàng hóa thương mại quốc tế
càng lớn thì sẽ chiếm tỷ trọng nhỏ ở mức cân bằng. Một chính sách hay cú sốc
ngoại sinh tạo ra sự giảm giá nội tệ đều có thể kích thích tăng trưởng. Ví dụ, một

chuyển đổi bên ngoài, thường làm giảm phúc lợi trong nước, có thể có hiệu ứng
ngược lại bởi vì nó làm tăng giá trị tương đối của các khoản phải thu và do đó có
thể tăng tăng trưởng kinh tế. Mô hình cũng làm rõ ý nghĩa trong đó tỷ giá hối đoái
thực là một biến "chính sách": mức thay đổi của nó đòi hỏi các chính sách bổ sung


17

đi kèm( quy mô của cơ chế hướng nội hoặc hướng ngoại sẽ chuyển đổi cho nhau ).
Chính vì thế, chiến lược phát triển kinh tế thông qua chính sách định giá thấp nội tệ
là chính sách tốt thứ hai cho các nước đang phát triển.
2.3. Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá hối đoái đến
tăng trưởng kinh tế trước đây
2.3.1.Nghiên cứu của Razin và Collins (1997)
Razin và Collins (1997) đã nghiên cứu về tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng
nhằm xây dựng một chỉ số để đo lường mức độ định giá sai lệch của tỷ giá hiệu lực.
Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy để đưa ra kết quả về việc đánh giá cao hoặc
thấp đồng nội tệ dựa vào mô hình IS-LM. Đồng thời xem xét mối tương quan giữa
tỷ giá và tăng trưởng ở những quốc gia đã và đang phát triển. Nghiên cứu đã chỉ ra
được một mối liên hệ phi tuyến tính giữa tỷ giá hiệu lực và tốc độ tăng trưởng của
một quốc gia.
Tỷ giá hiệu lực của một quốc gia có thể được định giá cao hơn hay thấp hơn
một tỷ giá lý tưởng nào đó. Tỷ giá hiệu lực được coi là bị định giá sai lệch khi nó
lệch khỏi tỷ giá cân bằng - được hiểu là tỷ giá mà ở đó nền kinh tế đồng thời đạt
được trạng trái cân bằng về sản xuất trong nước cũng như ngoại thương và nợ nước
ngoài. Và việc đo lường mức độ sai lệch này sẽ giúp giải thích cho tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế. Việc định giá cao đồng nội tệ được xem là rào cản trong khi
việc phá giá nội tệ lại được xem là một chính sách nhằm kích thích nền kinh tế tăng
trưởng.
Trước hết, tỷ giá có thể ảnh hưởng đến đầu tư trong nước và nước ngoài, đẩy

mạnh quá trình tích lũy vốn cho nền kinh tế và qua đó ảnh hưởng đến tăng
trưởng.Thứ hai, tỷ giá tác động đến ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh của quốc
gia trên thế giới và do đó cũng giúp nền kinh tế tăng trưởng. Dựa trên nền tảng lý
thuyết là mô hình IS-LM, tác giả đã tiến hành đo lường mức độ định giá đồng nội tệ
của một số nước LDC và những nước công nghiệp trên thế giới và so sánh qua thời
kỳ 1975- 1983. Kết quả cho thấy tỷ giá thực hiệu lực của hầu hết các nước đều được
định giá cao ở thời kỳ đầu và định giá thấp ở thời kỳ sau.


18

Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ giá hiệu lực và tăng trưởng kinh
tế. Bằng phương pháp hồi quy, tác giả thấy rằng giữa việc định giá cao đồng nội tệ
và tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa thống kê và có mối quan hệ ngược chiều nhau. Cụ
thể là tỷ giá định giá cao 10% sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 0.6%. Và
ngược lại việc định giá thấp tỷ giá ở một mức độ phù hợp sẽ giúp thúc đẩy nền kinh
tế tăng trưởng.
2.3.2.Nghiên cứu của Eichengreen (2008)
Nghiên cứu này về tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế đã chỉ ra vai
trò quan trọng của tỷ giá đối với tăng trưởng kinh tế cũng như sự cần thiết phải quản
lý tỷ giá. Tác giả bài nghiên cứu cho rằng sử dụng công cụ tỷ giá hiệu lực sẽ thúc
đẩy nguồn lực chảy vào khu vực sản xuất, từ đó làm gia tăng thu nhập quốc gia và
tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển theo. Kinh nghiệm của một số nước như
Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và bây giờ là Trung Quốc
đã cho thấy rõ điều đó.
Tuy nhiên, công cụ tỷ giá cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những lợi ích đạt
được thì cũng có một số những tác động tiêu cực khác. Đặc biệt là nếu một quốc gia
theo đuổi chế độ định giá thấp nội tệ một cách quá đáng và trong một thời gian dài
nó sẽ kéo theo nhiều hệ quả xấu bên cạnh những lợi ích về ngoại thương mà quốc
gia đó đạt được. Điển hình của việc định giá thấp nội tệ sẽ gây nên tình trạng căng

thẳng trong quan hệ của quốc gia đó với các nước trên thế giới có quan hệ ngoại
thương. Đồng thời dẫn đến dự trữ ngoại tệ tăng đáng kể, lạm phát cũng gia tăng. Vì
vậy, vấn đề ở đây là chính phủ cần xây dựng một chế độ tỷ giá mang tính ổn định
và cạnh tranh nhất nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác
động của việc biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng xấu đến ngoại thương và đầu tư - là
những kênh cần thiết cho sự tăng trưởng. Đặc biệt những cuộc khủng hoảng tiền tệ
sẽ tác động mạnh mẽ đến tỷ giá và qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu đưa ra dẫn chứng về việc điều hành tỷ giá ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế của một số quốc gia trên thế giới. Một yếu tố được tác giả nhấn mạnh


×