BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-----------------
TRẦN THỊ MAI
MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA SẢN LƯỢNG ĐIỆN TIÊU THỤ
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ASEAN.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------
TRẦN THỊ MAI
MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA SẢN LƯỢNG ĐIỆN TIÊU
THỤ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ASEAN.
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số
: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Ung Thị Minh Lệ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------------------------
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “ Mối quan hệ nhân quả giữa
sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Ung Thị Minh Lệ.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công
bố ở bất kì công trình nào trước đây.
Tác giả luận văn
Trần Thị Mai
MỤC LỤC
---------♦♦--------Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục hình vẽ và đồ thị
Danh mục các bảng
Danh mục chữ viết tắt
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. ....................................... 1
1.1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.5. Bố cục của Luận văn ................................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ
NHÂN QUẢ GIỮA SẢN LƯỢNG ĐIỆN TIÊU THỤ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ. ................................................................................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................... 5
2.1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế.............................................................................. 5
2.1.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế.7
2.2. Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ điện năng. ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Sản xuất điện năng ở khu vực ASEAN ............................................................. 15
2.2.2. Tình hình tiêu thụ điện năng ở khu vực ASEAN .............................................. 18
2.3. Đóng góp của đề tài................................................................................................. 20
2.3.1. Khắc phục những hạn chế của bài nghiên cứu trước. ....................................... 20
2.3.2. Khắc phục hiện tượng thiếu biến. ..................................................................... 20
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ........................... .23
3.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. .................................................................... ..23
3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu. ...........................................................................................23
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................... ..23
3.2 . Khung phân tích kinh tế lượng. .............................................................................. 24
3.2.1. Các kiểm định. .................................................................................................. 24
3.2.2. Phương pháp hồi quy. ....................................................................................... 27
3.2.3. Kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các biến. ................................................ 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ................................................................. 31
4.1. Phân tích thống kê mô tả. ........................................................................................ 31
4.2. Kiểm định tương quan chéo (Cross-section independence) và kiểm định tính dừng
dữ liệu bảng. ................................................................................................................... 32
4.2.1. Kiểm định tương quan không gian (Cross-section dependence). ..................... 32
4.2.2. Kiểm định tính dừng dữ liệu bảng Levin–Lin–Chu (2002).............................. 32
4.3. Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến............................................................ 34
4.3.1. Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến. .................................... 34
4.3.2. Kiểm định đa cộng tuyến. ................................................................................. 35
4.4. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi - Greene (2000). ...................... 35
4.5. Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư – Wooldridge (2002) và Drukker
(2003). ........................................................................................................................... 36
4.6. Kiểm định đồng liên kết trên dữ liệu bảng.............................................................. 37
4.7. Phân tích kết quả hồi quy. ....................................................................................... 38
4.8. Phân tích mối quan hệ VECM Granger các biến. ................................................... 42
4.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu. ................................................................................ 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH. ............................................ 47
5.1. Kết luận. ................................................................................................................. 47
5.2. Gợi ý chính sách. ..................................................................................................... 47
5.3. Hạn chế của đề tài. .................................................................................................. 51
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Association of Southeast Hiệp hội các Quốc gia Đông
ASEAN
Asian Nations
Nam Á
Inflation, consumer prices
CPI
(annual %)
Electricity consumption
GDP
Gross domestic product
International
L
Labor force
user
people series
Sản lượng điện tiêu thụ bình
quân/ người
GDP thực tế bình quân /
người
Energy
Agency
Internet
NET
tính theo chỉ số giá tiêu
dung.
EC
IEA
Tỷ lệ lạm phát hằng năm
Cơ quan năng lượng quốc tế
Lực lượng lao động
per
100 Số người sử dụng internet
trên 100 người
Vector Error Correlation Mô hình Vector hiệu chỉnh
VECM
Model
sai số
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Tóm tắt những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả giữa
sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế............................................................ 12
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ............................................. 31
Bảng 4.2: Kiểm định tương quan chéo (cross-section independence) ........................ 32
Bảng 4.3: Kiểm định tính dừng Levin–Lin–Chu (2002) ............................................ 33
Bảng 4.4: Kết quả ma trận tương quan ....................................................................... 34
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai ........... 35
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình .......................................... 36
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình .................................................... 36
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng Kao (1999) ........................ 37
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng Fisher ................................ 38
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy ........................................................................................ 40
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định nhân quả VECM Granger .......................................... 42
Danh mục hình vẽ, đồ thị
Hình 2.1: Cơ cấu sản xuất điện dựa vào nguồn phát điện của 6 nước ASEAN.......... 16
Hình 2.2: Dự báo sản lượng điện theo nguồn phát điện (TWh)
giai đoạn 2011-2035………………………………………………………………... 17
Hình 2.3: Biến động sản lượng điện tiêu thụ bình quân/người của 6 nước ASEAN
giai đoạn 1984-2011 .................................................................................................... 18
Hình 2.4: Cơ cấu tiêu thụ điện năng ........................................................................... 19
1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
1.1.Lý do chọn đề tài.
Những nghiên cứu về năng lượng đều thống nhất rằng điện năng đóng vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế. Điện năng sẽ tiếp tục là dạng năng lượng được sử dụng
nhiều nhất trong các dạng năng lượng và khả năng sản xuất điện là rất quan trọng đối
với tăng trưởng kinh tế. Từ đó, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sản lượng điện
tiêu thụ đã được thảo luận và nghiên cứu rộng rãi trong nghiên cứu của Kraft và Kraft
(1978). Tác giả đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ nhân quả một chiều – tăng
trưởng kinh tế sẽ tác động đến sản lượng điện tiêu thụ từ dữ liệu của Mỹ trong giai
đoạn 1947-1974. Vài năm sau đó, nhiều nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa
chúng đã đưa ra nhiều tranh cãi. Jumbe(2004) đã chỉ ra rằng nhiều nhà kinh tế, nhiều
nhà hoạch định chính sách đã quan tâm đến mối quan hệ nhân quả này, bởi họ cho rằng
mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và sản lượng điện tiêu thụ có ý nghĩa
trọng yếu cho chính phủ trong việc thiết kế và thực thi chính sách năng lượng quốc gia.
Mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ điện năng có thể chia làm 4
nhóm: Nhóm đầu tiên (Altinay và Karagol, 2005; Shiu và Lam, 2004) cho rằng có mối
quan hệ nhân quả một chiều là điện tiêu thụ quyết định đến tăng trưởng. Nhóm thứ hai,
tăng trưởng kinh tế quyết định sản lượng điện tiêu thụ, mối quan hệ này cũng được tìm
thấy trong nghiên cứu của Ghosh, 2002;Yoo,2006…. Nhóm thứ ba, tăng trưởng kinh tế
và tiêu thụ điện năng có mối quan hệ hai chiều cùng tác động và ảnh hưởng lẫn nhau
(Jumbe,2004; Yoo, 2005). Nhóm cuối cùng kết luận giữa chúng không tồn tại mối
quan hệ nhân quả chẳng hạn như nghiên cứu của Stern(1993); Ghaderi và cộng sự (
2006)… Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết khu vực Đông Nam Á sẽ cần
1.700 tỷ USD vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng để đáp ứng nhu cầu năng lượng sẽ
tăng mạnh trong hai thập niên tới. Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người ở khu vực
Đông Nam Á vẫn còn thấp, chỉ bằng 50% mức trung bình của thế giới nhưng nhu cầu
2
của khu vực này có thể tăng hơn 80% trong thời gian từ nay đến năm 2035. Trong đó,
điện năng đã trở thành hình thức ưa thích và chiếm ưu thế của năng lượng trong nền
kinh tế công nghiệp, cũng như đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của khoa
học công nghệ. Để chủ động đối phó với sự gia tăng nhu cầu về điện năng kèm theo sự
tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Các nước trong khu vực phải nỗ lực để phát hiện ra
mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế và triển khai
những chính sách điện thích hợp. Nhiệm vụ này đã trở thành một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất đối với ASEAN trong hiện tại và tương lai.
Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề này, luận văn nghiên cứu thực nghiệm với dữ
liệu bảng của 6 quốc gia thuộc ASEAN bao gồm: Thái Lan, Singapore, Philippines,
Malaysia, Indonesia và Việt Nam trong giai đoạn 1996-2014 để tìm ra mối quan hệ
nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia còn lại
thuộc khối ASEAN do hạn chế về số liệu nên nghiên cứu này không đề cập đến. Điểm
mới của đề tài là mở rộng dữ liệu theo cả không gian và thời gian, khắc phục hiện
tượng thiếu biến cùng với những kỹ thuật nghiên cứu mới hơn so với những nghiên
cứu trước.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sử dụng dữ liệu bảng để tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan
hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và sản lượng điện tiêu thụ.
Bài nghiên cứu đóng góp các bằng chứng thực nghiệm đưa ra những gợi ý chính
sách đầu tư phát triển ngành điện cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Đồng thời đưa
ra những chính sách tiết kiệm điện hợp lý.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng
trưởng kinh tế ở các nước ASEAN nhằm làm rõ các câu hỏi sau:
3
x Tiêu thụ điện năng có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không?
x Tăng trưởng kinh tế có tác động đến tiêu thụ điện năng hay không?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu
Ở các nước đang phát triển, các nước thu nhập thấp thường bị hạn chế về dữ liệu
cho nghiên cứu. Việt Nam là một trong những trường hợp điển hình. Luận văn này
nghiên cứu ở khu vực ASEAN với các quốc gia như sau: Singapore, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines. Việc nghiên cứu được tiến hành theo
phương pháp dữ liệu bảng. Ngoài việc đảm bảo số quan sát trong mô hình để đạt được
độ tin cậy của kết quả định lượng. Dữ liệu bảng còn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so
với dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo.
ASEAN là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới trong ba thập
kỷ qua. Khoảng 90% nhu cầu năng lượng thương mại cơ bản của ASEAN được cung
cấp từ các loại nhiên liệu như than, dầu, khí đốt. Nhưng đặc biệt, hiện nay sự gia tăng
nhanh chóng trong việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông chẳng hạn như
điện thoại di động, máy tính cá nhân, máy ghi hình, máy nghe nhạc kỹ thuật số…đã đặt
áp lực gia tăng việc sử dụng các nhiên liệu để phát điện. Điện trở thành hình thức ưa
thích và chiếm ưu thế trong các dạng năng lượng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống
và đóng một vai trò rất quan trọng trong công nghệ và khoa học (Rosenberg, 1998).
Theo trung tâm Năng lượng ASEAN, các nước trong Hiệp hội cần tới 461 tỷ USD đầu
tư vào lĩnh vực năng lượng trong thời kỳ 2001-2020 để đảm bảo tăng trưởng kinh tế,
do nhu cầu tiêu thụ năng lượng của khu vực này sẽ tăng từ 280 triệu tấn năng lượng
quý đầu năm 2001 lên 583 triệu tấn vào năm 2020. Khoảng 323 tỷ USD trong số này
sẽ được đầu tư vào ngành. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, các quốc gia
ASEAN nên tập trung xây dựng chính sách thu hút đầu tư để đảm bảo vấn đề an ninh
4
năng lượng và khả năng chi trả nó trong khu vực. Ngoài ra, việc tiêu hao năng lượng
cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của các nước ASEAN cao
hơn nhiều so với các nước phát triển. Nếu áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng
cũng sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia ASEAN. Theo tính toán của Cơ quan
Năng lượng Quốc tế (IEA) , nếu các quốc gia thực hiện được điều này sẽ cắt giảm
được khoảng 15% nhu cầu năng lượng trong năm 2035. Chính vì vậy, để chủ động đối
phó với sự gia tăng nhu cầu điện năng và có các chính sách điện hợp lý đi kèm, các
nước ASEAN cần nỗ lực để phát hiện ra mối quan hệ nhân quả việc tiêu thụ điện năng
và tăng trưởng kinh tế. Nhiệm vụ này trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất đối với
ASEAN trong hiện tại và tương lai.
Thời gian nghiên cứu
Dữ liệu sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế của 6 quốc gia được lấy
trong khoảng thời gian từ năm 1995-2014.
1.5. Bố cục của Luận văn
x Chương I: Giới thiệu
x Chương II: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối
quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế
x Chương III: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
x Chương IV: Kết quả nghiên cứu và giải thích các kết quả thu được
x Chương V: Kết luận và gợi ý chính sách.
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA SẢN LƯỢNG ĐIỆN TIÊU THỤ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở CÁC NƯỚC ASEAN.
2.1. Cơ sở lý thuyết.
2.1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế.
2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Theo định nghĩa của Simon Kuznets, “tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng một cách
bền vững của sản lượng bình quân đầu người hay sản lượng trên mỗi lao động”. Tăng
trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số (Douglass C. North và
Robert Paul Thomas). Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ
đơn thuần về mặt số lượng. Nó được hiểu một cách khá thống nhất là chỉ sự tăng thu
nhập trên đầu người. Nếu sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một quốc giatăng lên,
bằng bất cứ cách gì đó, và cùng với nó là thu nhập trung bình tăng, thì quốc gia đó đạt
được tăng trưởng kinh tế.
2.1.1.2. Cách đo lường
Để đo lường tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế học thường sử dụng thước đo phổ
biến là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một năm hoặc mức tăng GDP
bình quân đầu người trong một năm. Một số nước sử dụng các chỉ số khác để xác định
mức tăng trưởng kinh tế như: GNP (tổng sản phẩm quốc gia); GNI (tổng thu nhập quốc
gia); NNP (sản phẩm quốc gia ròng) hoặc NNI (thu nhập quốc gia ròng). Các chỉ số
trên thường được tính trong một năm và đều có thể sử dụng theo tiêu chí bình quân
trên đầu người). Bài nghiên cứu này chọn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đo lường
sự tăng trưởng kinh tế.
6
2.1.1.3. Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Các nhà kinh tế học đã luôn tìm hiểu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Sau nhiều năm, kiến thức về quá trình tăng trưởng đã mở rộng ra rất nhiều nhưng cũng
chưa hoàn chỉnh (Economics of Development - Seventh Edition - Dwight H. Perkins et
al). Có rất nhiều yếu tố có tầm quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên nằm ở
trọng tâm của hầu hết các lý thuyết tăng trưởng kinh tế như lý thuyết cổ điển về tăng
trưởng kinh tế gồm các nhà kinh tế tiêu biểu Adam Smith, R. Malthus, David Ricardo;
Lý thuyết tăng trưởng của trường phái Keynes (Mô hình Harrod-Domar); lý thuyết tân
cổ điển về tăng trưởng kinh tế (Mô hình Solow)…là mối quan hệ giữa các yếu tố sản
xuất cơ bản là vốn, lao động và năng suất sử dụng các yếu tố sản xuất đó. Trong cuốn
“Economics of Development” (Seventh Edition), Dwight H. Perkins et al đã nói rằng
tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai quá trình cơ bản là:Sự tích lũy các yếu tố sản
xuất chính là sự gia tăng quy mô trữ lượng của các yếu tố sản xuất - vốn và lực lượng
lao động.
Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng
kinh tế. Vốn ở đây được đặt ra dưới dạng vật chất bao gồm toàn bộ tư liệu: Nhà máy,
công xưởng, máy móc thiết bị, đường sá, bến cảng, phương tiện vận chuyển…cũng
như khoáng sản, đất đai, dầu mỏ, rừng, đại dương được bao gồm trong định nghĩa rộng
của trữ lượng vốn…
Lực lượng lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu. Lao động
không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn thể hiện ở chất lượng. Lao động cần phải được
nâng cao có kiến thức, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, trí tuệ …đáp ứng cho việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao. Tổ chức lao động có hiệu quả sẽ làm tăng năng
suất lao động, tăng sản lượng sản xuất.
Theo Dwight H. Perkins (Economics of Development,2012), tăng trưởng năng suất
được định nghĩa là sự gia tăng sản lượng tạo ra từ một cỗ máy hay một người lao động
7
trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể tăng năng suất theo hai cách: Thứ nhất là
việc cải thiện hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Ví dụ, ban đầu có một người lao
động chịu trách nhiệm sản xuất một sản phẩm từ công đoạn đầu tiên cho đến công
đoạn cuối cùng. Nhưng để đạt được năng suất cao hơn có thể bố trí sao cho mỗi người
chuyên làm một giai đoạn nhất định thì nhà sản xuất có thể tăng sản lượng. Thứ hai là
thông qua việc nâng cao công nghệ, những ý tưởng mới, máy móc mới, hay cách tổ
chức mới sẽ làm gia tăng sản lượng. Một nước có thể phát triển nhanh chóng hơn các
nước còn lại nếu họ có thể phát minh ra những công nghệ mới và nhanh chóng đưa vào
áp dụng sản xuất.
2.1.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế.
2.1.2.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng
kinh tế.
Lý thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng
lượng đưa ra bốn giả thiết với bốn khả năng có thể xảy ra: (i) giả thiết trung lập là
không có mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và sản lượng tiêu thụ năng
lượng; (ii) giả thiết bảo tồn tức có mối quan hệ một chiều từ tăng trưởng kinh tế đến
tiêu thụ năng lượng; (iii) giả thiết tăng trưởng tức có mối quan hệ một chiều từ tiêu thụ
năng lượng đến tăng trưởng kinh tế.
Nhưng thật đáng tiếc là không có cách nào để dự báo được giả thuyết nào trong
bốn giả thuyết đó sẽ đúng cho một quốc gia hay một nhóm các quốc gia, nếu không
tiến hành phân tích thực nghiệm. Thật vậy, kể từ khi năng lượng là yếu tố đầu vào của
sản xuất và là hàng hóa tiêu thụ cuối cùng. Nhiều nhà nghiên cứu đều mong đợi giả
thuyết rằng mối quan hệ một chiều từ tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế sẽ là
đặc trưng cho hầu hết các quốc gia. Nhưng không có kết luận thích hợp nào được đưa
ra sau đó. Tuy nhiên nếu tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế được phân tách ra
8
để nghiên cứu thì mối quan hệ nhân quả giữa chúng sẽ có ý nghĩa hơn. Khi đó lý thuyết
tân cổ điển có thể dùng để dự báo về mối quan hệ nhân quả đó. Ví dụ: việc tiêu thụ
năng lượng trong công nghiệp như một yếu tố đầu vào ( cùng với vốn và lao động) tác
động đến đầu ra - sản lượng công nghiệp. Các nhà nghiên cứu luôn mong đợi mối quan
hệ tích cực giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế. ( Lidde and Lung, 2014).
2.1.2.2. Các nghiên cứu trước.
Trong một nghiên cứu, Yoo (2006) kiểm tra quan hệ nhân quả giữa GDP thực tế
và tiêu thụ điện ở Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan trong giai đoạn 19712002. Kết quả chỉ ra có một mối quan hệ hai chiều đối với Malaysia và Singapore và
một mối quan hệ một chiều cho Indonesia và Thái Lan. Nhìn chung, đối với tất cả các
quốc gia này đều thể hiện mối quan hệ rằng tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đên sự gia tăng
sản lượng điện tiêu thụ. Wolde-Rufael (2006) sử dụng chuỗi thời gian của 17 nước
châu Phi để kiểm tra các mối quan hệ dài hạn giữa GDP thực tế bình quân đầu người
và mức tiêu thụ điện bình quân đầu người cũng như việc xác định hướng nhân quả của
mối quan hệ trong giai đoạn 1971-2001. Tác giả sử dụng phương pháp giới hạn điều
kiện hệ mô hình hồi quy kiểm soát sai số (UEMC) nhằm kiểm tra đồng liên kết và sử
dụng phương pháp Toda-Yamamoto nhằm kiểm tra chiều của tác động nhân quả của
các biến. Kết quả được tìm thấy là 9 trong số 17 quốc gia có mối quan hệ giữa GDP
thực tế bình quân đầu người và mức tiêu thụ điện bình quân đầu người trong dài hạn.
Trong đó có 5 quốc gia, mối quan hệ dài hạn giữa chúng cho thấy với tiêu thụ điện
bình quân đầu người sẽ gây tác động đến GDP thực tế bình quân đầu người; 4 quốc
gia cho thấy sự tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định đến mức tiêu thụ điện bình quân đầu
người; 8 quốc gia còn lại, không có mối quan hệ dài hạn nào được tìm thấy. Đối với
mối quan hệ nhân quả Granger tìm thấy tác động một chiều từ GDP bình quân đầu
người đến sản lượng điện tiêu thụ trên 6 quốc gia; từ sản lượng điện tiêu thụ đến GDP
9
bình quân đầu người trên 3 quốc gia; 3 quốc gia khác có mối quan hệ nhân quả hai
chiều; các quốc gia còn lại tác giả không tìm thấy mối quan hệ giữa chúng.
Squalli (2007) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian của Tổ chức các nước xuất khẩu
dầu mỏ (OPEC) để ước lượng các mối quan hệ trong dài hạn và chiều hướng của mối
quan hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn
1980-2003. Ông sử dụng mô hình tự hồi quy có phân phối trễ (ARDL) để ước tính các
mối quan hệ dài hạn và kiểm định Wald kiểm định giả thiết (MWT) để xác định
hướng nhân quả của nó. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ dài hạn giữa các biến cho
tất cả các nước OPEC. Mối quan hệ một chiều đã được tìm thấy trên 6 quốc gia trong
các quốc gia OPEC và 5 quốc gia còn lại có mối quan hệ hai chiều mạnh mẽ.
Chen et al. (2007) ước lượng mối đồng liên kết trong dài hạn và mối quan hệ nhân
quả giữa GDP và tiêu thụ điện của 10 nước châu Á đang phát triển nhanh chóng trong
giai đoạn 1971-2001. Đây là một trong những nghiên cứu duy nhất sử dụng cả chuỗi
thời gian và kỹ thuật dữ liệu bảng cho việc ước lượng các mối quan hệ. Cả chuỗi thời
gian và dữ liệu bảng đều đã được tiến hành kiểm định tính dừng để đánh giá tính dừng
của dữ liệu. Kiểm định tính đồng liên kết cũng được tiến hành và đã phát hiện mối
quan hệ giữa GDP và mức tiêu thụ điện. Kết quả từ dữ liệu chuỗi thời gian cho biết có
những mối quan hệ khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Kết quả từ dữ liệu bảng cho
thấy mối quan hệ hai chiều giữa GDP và mức tiêu thụ điện trong dài hạn; đồng thời
cũng cho thấy có mối quan hệ một chiều, tăng trưởng kinh tế tác động đến mức tiêu
thụ điện trong ngắn hạng.
Narayan và Prasad (2008) đã tiến hành kiểm tra các mối quan hệ nhân quả giữa
việc tiêu thụ điện và GDP thực cho 30 quốc gia OECD. Họ sử dụng một phương pháp
kiểm định nhân quả với phương pháp Bootstrapped và thấy rằng điệntiêu thụ là
nguyên nhân tác động lên GDP thực của Australia, Iceland, Italy, Cộng hòa Slovak,
10
Hàn Quốc, Bồ Đào Nha và Anh. Đối với các nước còn lại, không có bằng chứng về
mối quan hệ nhân quả được tìm thấy.
Narayan et al. (2010) nghiên cứu quan hệ nhân quả trong dài hạn giữa tiêu thụ
điện và GDP thực trên dữ liệu bảng gồm tổng cộng 93 quốc gia. Lần đầu tiên họ sử
dụng kiểm định Canning and Pedroni để kiểm định mối quan hệ nhân quả trong dài
hạn cho vấn đề tiêu thụ điện năng. Họ tìm thấy mối quan hệ nhân quả trong dài hạn
cho tất cả các bảng dữ liệu trừ tác động nhân quả 1 chiều GDP đến tiêu thụ năng
lượng. Có tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa các biến trong tất cả các bảng dữ liệu,
ngoại trừ các nước G6, tiêu thụ điện gia tăng nhưng GDP giảm.
Acaravci và Ozturk (2010) xem xét mối quan hệ trong dài hạn và mối quan hệ
nhân quả giữa mức tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế dưới bộ dữ liệu bảng của
15 quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Nghiên cứu này là một trong số rất ít các
nghiên cứu, cho thấy rằng không thấy bất kỳ mối quan hệ dài hạn giữa tiêu thụ điện
năng và tăng trưởng kinh tế, ngụ ý rằng chính sách nhằm giảm mức tiêu thụ điện năng
sẽ không có ảnh hưởng đến GDP thực của các nước này.
Ciaretta và Zarraga (2010) sử dụng dữ liệu hàng năm để điều tra mối quan hệ trong
dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện và GDP thực bằng dữ liệu bảng
của 12 quốc gia châu Âu trong giai đoạn 1970-2007. Và họ đã tìm thấy được mối
quan hệ nhân quả hai chiều giữa năng lượng và GDP và giữa mức tiêu thụ điện năng
và giá năng lượng.
Apergis và Payne (2011) nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng của 88 quốc gia phân
loại thành bốn bảng dựa trên các xếp hạng thu nhập của Ngân hàng Thế giới (ví dụ,
thu nhập cao, trên mức trung bình, trung bình và thấp) trong giai đoạn 1990-2006. Kết
quả cho thấy có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa GDP thực, tiêu thụ than, tổng vốn
cố định và lực lượng lao động cho các nước có thu nhập cao, trên trung bình và dưới
trung bình. Họ cũng tìm thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều ở các nước có thu nhập
11
cao và thu nhập trên mức trung bình trong cả ngắn hạn và dài hạn. Họ tìm thấy mối
quan hệ nhân quả một chiều trong ngắn hạn và hai chiều trong dài hạn ở các nước có
mức thu nhập trung bình. Và mối quan hệ một chiều - tiêu thụ điện năng càng nhiều sẽ
tác động đến tăng trưởng kinh tế ở những nước có thu nhập thấp.
Bildirici and Kayikci (2012) nghiên cứu dữ liệu của 11 quốc gia trong cộng đồng
các quốc gia độc lập (CIS) trong mô hình tự hồi quy có phân phối trễ (ARDL) và
phương pháp FMOLS để kiểm định mối quan hệ nhân quả. Tác giả chia dữ liệu bảng
của các quốc gia CIS vào ba bảng phụ dựa trên thu nhập và đã tìm thấy mối quan hệ
dài hạn giữa các biến trong tất cả các nhóm nước. Ngoài ra, tất cả các nước cũng có
mối quan hệ nhân quả một chiều tác động từ sản lượng điện tiêu thụ đến tăng trưởng
kinh tế.
Cowan et al. (2014) nghiên cứu dữ liệu của các quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Ấn
Độ, Trung Quốc và Nam Phi) trong giai đoạn 1990 - 2010 và tiến hành phân tích quan
hệ nhân quả bằng dữ liệu bảng. Họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng hỗ trợ nào cho
các mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế ở Brazil, Ấn
Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Nga và Nam Phi lại tìm thấy mối quan hệ nhân quả
một chiều từ sản lượng điện tiêu thụ đến tăng trương kinh tế.
Wolde-Rufael (2014) sử dụng một phương pháp tương tự và phân tích mối quan
hệ thực nghiệm giữa mức tiêu thụ điện và tăng trưởng kinh tế trong 15 quốc gia có
nền kinh tế chuyển đổi ở giai đoạn 1975-2010. Theo mong đợi, bằng chứng về mối
quan hệ nhân quả nhiều chiều đã được tìm thấy.
Y → ELC
trưởng kinh tế
thụ và tăng
lượng điện tiêu
quả giữa sản
Quan hệ nhân
trưởng kinh tế.
Hu and Lin
Squalli
Mozumder and Marathe
Chen, Kuo and Chen
Yoo and Kim
Yoo
Wolde-Rufael
Ghost
Murry and Nan
Tác giả
Taiwan**
Irap*, Libya*
Algeria*, Indonesia*
Bangladesh*,
India*, Korea**, Malaysia*, Philippines*, Singapore,
Indonesia*
Indonesia*, Thailand*
Cameroon *, Gabon*, Ghana*, Nigeria*, Senegal*,
Zambia*, Zimbabwe*,
India
Colombia*, El Salvador*, Indonesia*, Kenya*, Mexico*
Quốc Gia Nghiên Cứu
Bảng 2.1: Tổng hợp những nghiên cứu trước về mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng
12
Y ≠ ELC
ELC → Y
Chen, Kuo and Chen
Wolde-Rufael
Odhiambo
Akinlo
Tang
Narayan and Prasad
Yuan, Zhao, Yu and Hu
Squalli
Narayan and Singh
Chen, Kuo, and Chen
Wolde-Rufael
Aqeel and Butt
Murry and Nan
Narayan and Prasad
Czech
**,
Italy**,
Portugal**,
Sovak
Germany**, Greece**, Ireland**, Japan**, Luxembourg**,
Australia**, Belgium**, Canada**, Denmark**, France**,
China*, Taiwan**, Thailand*
Algeria*, Congo*, Kenya*, South Africa*, Sudan*
Tanzania*
Nigeria*
Malaysia*
Australia**,
Republic**,
China*
Venezuela*
Fiji Islands*
Indonesia*
Benin*, Congo*, Tunisia*,
Pakistan*
Canada**, Hong Kong**, Pakistan*, Philippine*, South
Korea**, Turkey*
Finland**,Hungary*, Netherlands**,
13
Ireland**, Korea**, UK**
China*
South Africa*
Narayan and Prasad
Yuan Kang, Zhao and Hu
Odhiambo
Hong Kong**,
Hu and Siu
Iran*, Qatar**, Saudi Arabia*
Hong Kong**,
Chen, Kuo and Chen
Squalli
Malaysia*, Singapore**
Yoo
Ghi chú: (** ) quốc gia đang phát triển, (**) quốc gia phát triển.
Y ↔ ELC
Egypt*, Morocco*
Sweden**, Switzerland**, Turkey*, US**
Mexico*, New Zealand**, Norway**, Poland**, Spain**,
Wolde-Rufael
Narayan and Prasad
14
15
2.2. Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ điện năng.
Điện năng có thể chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng khác nhau như: nhiệt
năng, quang năng, động năng…Theo nghiên cứu của Rosenberg (1998), điện năng
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia, cũng như là nhu cầu thiết
yếu trong việc nâng cao đời sống xã hội.
Đơn vị tiêu chuẩn của năng lượng trong hệ đo lường quốc tế (SI) là joule (J), bằng
một watt x giây. Năng lượng theo kilowatt-giờ là tích của công suất đo bằng watt và
thời gian đo bằng giờ. Kilowatt-giờ phổ biến nhất được biết đến như một đơn vị thanh
toán năng lượng cung cấp cho người tiêu dùng bằng các thiết bị điện.
Kilowatt-giờ thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp phân phối điện cho mục
đích thanh toán. Tiêu thụ năng lượng hàng tháng của phạm vi một khách hàng tiêu biểu
dân cư từ vài trăm đến vài ngàn kilowatt-giờ. Megawatt-giờ (MWh), Gigawatt-giờ
(GWh), và Terawatt-giờ (TWh) thường được sử dụng cho việc đo số lượng lớn hơn
năng lượng điện cho các khách hàng công nghiệp và sản xuất điện. Các Terawatt-giờ
(TWh) và Petawatt-giờ (PWh) đơn vị này đủ lớn để thế hiện điện hàng năm cho toàn
bộ một quốc gia.
2.2.1. Sản xuất điện năng ở khu vực ASEAN
Sản xuất điện năng là quá trình biến đổi các dạng năng lượng khác ( năng lượng
mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối, năng lượng hóa
thạch…) sang năng lượng điện. Phát triển kinh tế- xã hội luôn đòi hỏi sự tăng trưởng
của nhu cầu năng lượng và điện năng trên toàn thế giới nói chung và của khu vực
Đông Nam Á nói riêng.
Tổng sản lượng điện của khu vực khoảng 685.552 GWh vào năm 2011, tăng đáng
kể từ 286.454 GWh vào năm 2002 với tốc độ tăng trưởng khoảng 10,2% trên năm.
Trong cơ cấu sản xuất điện năng năm 2011, các nhà máy nhiệt điện khí chiếm ưu thế
16
đóng góp khoảng 299.858 GWh. Các nhà máy nhiệt điện than xếp thứ hai, đóng góp
khoảng 205.615 GWh. Thủy điện được ghi nhận với sự đóng góp vào khoảng 87.325
GWh. Và nguồn từ nhà máy nhiệt điện dầu và địa nhiệt điện là 73.436 GWh và 19.315
GWh tương ứng trong năm 2011. (Theo ASEAN Center Energy)
Năm 2011
9.9%%
4.2%
27.4%
COAL
HYDRO
11.9%
46.6%
GAS
OIL
GEOTHERMAL
Hình 2.1: Cơ cấu sản xuất điện dựa vào nguồn phát điện của 6 nước ASEAN
(Nguồn: kết quả tính toán từ nghiên cứu- Phụ lục 1. XI )
Theo IEA dự báo, tổng sản lượng điện sản xuất của khu vực Đông Nam Á sẽ đạt
tốc độ tăng trưởng khoảng 4,2%/năm và dự báo đạt 1.900 TWh vào năm 2035. Ở cuối
giai đoạn dự báo này, tổng điện năng sản xuất của khu vực sẽ bằng tổng của 2 quốc
gia phát triển là Nhật Bản và Hàn Quốc. Hầu hết các loại năng lượng đều có sự tăng
trưởng sản lượng đáng kể ngoại trừ các nhà máy điện chạy dầu (nhiệt điện dầu có mức
tăng trưởng âm, chỉ còn đóng góp lớn ở Indonesia, sự lệch pha này đến từ chi phí sản
xuất cao, cơ sở hạ tầng cải thiện là động lực thay thế các nhà máy này bởi những
nguồn năng lượng khác hiệu quả hơn).