BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
__________________
MAI THỊ PHƯƠNG THẢO
TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
_____________________
MAI THỊ PHƯƠNG THẢO
TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số: 60340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐẠT CHÍ
TP. Hồ Chí Minh – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng bài nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện bằng sự hiểu
biết, vận dụng kiến thức đã học và sự hỗ trợ tận tình từ giảng viên hướng dẫn. Các
số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ nguồn thực tế, đáng tin cậy
và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả chạy mô hình nghiên cứu là khách quan và trung
thực.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
Mai Thị Phương Thảo
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.5 Giới thiệu tổng quan cấu trúc bài nghiên cứu......................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT, BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
VÀ KHUNG PHÂN TÍCH .............................................................................................................5
2.1 Khung lý thuyết, các mô hình kinh tế về nợ công và tăng trưởng ......................... 5
2.1.1 Khung lý thuyết về nợ công và tăng trưởng kinh tế .................................... 5
2.1.2 Các mô hình kinh tế về nợ công và tăng trưởng kinh tế .............................. 9
2.2 Các bằng chứng thực nghiệm và khung phân tích ................................................ 11
2.2.1 Các bằng chứng thực nghiệm..................................................................... 11
2.2.2 Giới thiệu khung phân tích nền tảng .......................................................... 17
2.3 Các nghiên cứu về nợ công và tăng trưởng tại Việt Nam .................................... 25
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................35
3.1 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 35
3.1.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 35
3.1.2 Cơ sở ước tính tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp TFP ..................... 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 44
3.3 Dự báo mô hình lý thuyết ..................................................................................... 48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..............................................................50
4.1 Diễn tả mẫu phân tích ........................................................................................... 50
4.2 Trình tự phân tích dữ liệu ..................................................................................... 51
4.3 Kết quả của các phương pháp kiểm định và ước lượng ....................................... 52
4.3.1 Kiểm định nghiệm đơn vị .......................................................................... 52
4.3.2 Kiểm định đường bao................................................................................. 52
4.3.3 Kết quả xác định độ trễ tối ưu .................................................................... 53
4.3.4 Kết quả ước lượng mối quan hệ dài hạn bằng mô hình ARDL ................. 56
4.3.5 Kết quả kiểm định tự tương quan .............................................................. 58
4.3.6 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi ..................................................... 59
4.3.7 Kết quả kiểm định sự phù hợp của dạng hàm ............................................ 59
4.3.8 Kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số ECM ................................................... 60
4.3.9 Kết quả kiểm định tổng tích lũy CUSUM ................................................. 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................... 63
5.1 Các kết quả nghiên cứu chính ............................................................................... 63
5.2 Đề xuất nâng cao quản lý nợ công ở thị trường Việt Nam ................................... 65
5.3 Đề xuất nâng cao tỷ trọng và tác dụng của TFP trong thời gian tới ..................... 67
5.4 Các hạn chế của bài nghiên cứu ........................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Tên Tiếng Anh
Tên Tiếng Việt
APO
Asian Productivity Organization
Tổ chức Năng suất châu Á
ARDL
Autoregressive Distributed Lag
Mô hình phân phối trễ tự hồi quy
ECM
Error Correction Model
Mô hình hiệu chỉnh sai số
GDP
Gross Domestic product
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Gross National Product
Tổng sản lượng quốc gia
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế
Organization for Economic
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Co-operation and Development
Kinh tế
PIM
Perpetual Inventory Method
Phương pháp kiểm kê liên tiếp
TFP
Total Factor Productivity
Năng suất nhân tố tổng hợp
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
OECD
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây ............................................... 29
Bảng 3.1: Kết quả tính toán trữ lượng vốn K bằng phương pháp PIM ....................... 38
Bảng 3.2: Kết quả tính toán tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp TFP ................. 43
Bảng 4.1.Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu sau khi hiệu chỉnh mùa vụ ............................ 50
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả kiểm định tính dừng của các biến .................................. 52
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đường bao ..................................................................... 53
Bảng 4.4: Kết quả xác định độ trễ tối ưu thông qua mô hình VAR............................. 53
Bảng 4.5: Ước lượng mô hình ARDL .......................................................................... 55
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mối quan hệ dài hạn bằng mô hình ARDL ................... 56
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 1 ...................................................... 58
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 2 ...................................................... 59
Bảng 4.9: Kiểm định phương sai thay đổi ................................................................... 59
Bảng 4.10: Kiểm định sự phù hợp của dạng hàm ........................................................ 60
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng hệ số ngắn hạn bằng mô hình ECM ........................... 60
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả từ mô hình của luận văn ................................................ 63
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Các lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình ARDL theo tiêu chí SC ................ 54
Hình 4.2. Kiểm định tổng tích lũy của phần dư CUSUM ............................................ 62
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nợ công tăng cao đã và đang trở thành một bài toán thách thức lớn dành cho các
nền kinh tế đang phát triển trong hai thập niên đầu của thế kỷ 21 hiện nay. Trong
quá trình chuyển đổi kinh tế, các quốc gia đang phát triển cần nhiều vốn cho hoạt
động đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng. Để tài trợ cho ngân sách này, các Chính phủ
có thể gia tăng vay mượn hoặc đánh thuế cao hơn cho sản lượng đầu ra của nền
kinh tế. Tuy nhiên, thuế thường có xu hướng bóp méo cấu trúc giá cả, tạo ra các vấn
đề vốn giữa các thế hệ, và thậm chí nó có thể gây ra sự chuyển dịch nguồn lực vốn
đầu tư ra khỏi quốc gia. Vì vậy phương án vay mượn nợ để tài trợ cho chi tiêu công
nhằm tăng phúc lợi xã hội và thúc đẩy kinh tế thường được các Chính phủ lựa chọn
nhiều nhất.
Các nhà làm chính sách cũng như các tổ chức quốc tế đã chỉ ra rằng ở các quốc gia
đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nợ nội địa ít được quan tâm so với nợ nước
ngoài. Việc phát hành nợ nội địa có tác dụng bảo vệ quốc gia đó tránh khỏi những
cú sốc không mong muốn từ khu vực kinh tế bên ngoài, và loại bỏ rủi ro tỷ giá (Del,
2003; Aizenman, 2004; Kumhof, 2005). Tuy nhiên, nợ nội địa có thể tạo hiệu ứng
chèn lấn đầu tư tư nhân (Barajac 1999; 2000). Khi Chính phủ vay mượn trong thị
trường nội địa, họ sử dụng khoản tiết kiệm tư nhân cho các hoạt động đầu tư, phúc
lợi… Số vốn còn lại trên thị trường cho vay sẽ sụt giảm làm gia tăng chi phí tiếp
cận nguồn vốn đối với những người đi vay tư nhân. Điều này làm giảm dần nhu cầu
đầu tư tư nhân, vì vậy tích lũy vốn cũng như tăng trưởng kinh tế bị suy giảm
(Diamond, 1965). Thêm vào đó, các ngân hàng cung cấp vốn nội địa cho Chính phủ
nhận được mức lợi tức cao sẽ tự mãn và lơ là trong việc huy động vốn cũng như các
dự án đầu tư tư nhân (Hauner, 2006). Như vậy nợ nội địa được đánh giá là có chi
phí đắt đỏ so với những khoản vay ưu đãi của thị trường vốn bên ngoài (Burguet,
1998), nó cũng gây ra những hiệu ứng tiêu cực cho nền kinh tế.
2
Tại Việt Nam, nợ công cũng có thể phân thành nợ nội địa và nợ nước ngoài. Nhìn
lại 10 năm trở lại đây nợ công Việt Nam đóng một vai trò rất lớn trong phát triển
kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, với sự thâm hụt
ngân sách kéo dài, vay nợ liên tục qua phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị
trường nội địa, và vay mượn nợ ưu đãi từ nước ngoài đã khiến cho tỷ lệ nợ trên
GDP tăng cao trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nợ công
Việt Nam năm 2007 chiếm khoảng 33,8% GDP, năm 2008 chiếm 36,2% GDP, năm
2009 chiếm 41,9% GDP, năm 2010 chiếm 52,6% GDP và năm 2011 chiếm 58,7%
GDP. Nợ công vào năm 2013 có giảm nhẹ còn 54,2% GDP nhưng đến năm 2014 lại
tăng rất cao chiếm 60,3% GDP. Dư nợ công đến cuối năm 2015 dự kiến khoảng
64%, tiến sát giới hạn được Quốc hội phê duyệt (65% GDP). Nợ công tăng cao
khiến cho thâm hụt ngân sách Việt Nam luôn ở mức lớn. Thâm hụt ngân sách
không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003-2007
chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng gấp đôi lên 2,7% trong giai đoạn 20082012. Tính đến cuối năm 2015, thâm hụt ngân sách được dự báo sẽ đạt 6-6,5% GDP
tương ứng 45 đến 64 nghìn tỷ đồng. Với mức thâm hụt này, Việt Nam đang thuộc
diện là nước có thâm hụt ngân sách cao nhất so với các nước trong khu vực.
Tính trong giai đoạn 2007-2014, nợ công Việt Nam đã tăng khoảng 25%, đạt mức
tăng trung bình 4%/năm. Tính theo tốc độ tăng trung bình, đến năm 2019, dự báo
nợ công Việt Nam sẽ đạt mức 100% GDP. Nợ công đạt trên 100% GDP là một con
số không nhỏ đối với nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều
vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam.
Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2014
khoảng 14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25%) nhưng
nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì khoảng 26,2%.
Theo “Nợ công Việt Nam qua góc nhìn chuyên gia” (Vương Nguyệt Minh, 2013),
Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp, dân số đang già hóa nhanh, năng
suất lao động bình quân thấp và giảm dần, gây áp lực lớn khiến nợ công tăng nhanh
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
3
Từ những luận cứ trong sử dụng nợ nội địa và nợ nước ngoài ở các quốc gia đang
phát triển và với số liệu hiện nay về thực trạng nợ công của Việt Nam, việc nghiên
cứu về sự tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết, vì qua
đó có thể giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về thực trạng nợ công hiện nay, đồng
thời cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách các biện pháp nhằm nâng cao lợi
ích của việc sử dụng các công cụ nợ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về nợ công đã đưa ra các quan điểm trái
ngược về sự tác động của nợ đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế
giới. Chẳng hạn, Levy và Chowdhury (1993) đã kết luận rằng nợ nước ngoài có thể
gián tiếp làm giảm tổng thu nhập quốc dân GNP thông qua tác động làm sụt giảm
vốn đầu tư, gia tăng tỷ lệ thuế. Fosu (1996) tranh luận rằng tăng trưởng GDP chịu
tác động tiêu cực của nợ nước ngoài thông qua tác động giảm vốn năng suất biên.
Singh (1999) tìm thấy nợ công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Ấn Độ.
Checherita và Rother (2012) phân tích tác động phi tuyến nợ công lên tăng trưởng
kinh tế của 12 nước Châu Âu giai đoạn 1990-2010. Kết quả là trong ngắn hạn nợ
công có tác động khả quan lên tăng trưởng kinh tế (mức ý nghĩa cao), nhưng sau đó
tác động này giảm dần khi tỷ lệ nợ trên GDP vượt 67%.
Điều này đưa đến mục tiêu nghiên cứu liệu nợ có tác động như thế nào đối với tăng
trưởng kinh tế Việt Nam nhằm trả lời cho hai câu hỏi:
1. Nợ công tác động như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam?
2. Tác động trong ngắn hạn và dài hạn của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế Việt
Nam là như thế nào?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của bài là nợ công gồm tỷ lệ nợ nội địa so với GDP, tỷ
lệ nợ nước ngoài so với GDP, tỷ lệ chi trả nợ, đi kèm với một số biến kinh tế chính
gồm xuất khẩu và năng suất nhân tố tổng hợp có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
4
Việt Nam; từ đó đưa ra kết luận về sự tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế
Việt Nam và mối quan hệ giữa nợ công đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn,
dài hạn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được nội dung và mục tiêu của bài nghiên cứu, chúng tôi đã dựa trên
bài nghiên cứu gốc “Public debt and economic growth in India: A reassessment”
của hai tác giả Debi Prasad Bal và Badri Narayan Rath năm 2013.
Cùng với đó dữ liệu nghiên cứu trên cơ sở thực nghiệm tại thị trường Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2014 được thu thập từ nguồn đáng tin cậy là
Reuters và Ngân hàng thế giới World Bank.
Trong ngắn hạn, chúng tôi sử dụng mô hình sai số hiệu chỉnh ECM để phân tích và
ước lượng tác động giữa các biến số kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Trong dài hạn, chúng tôi sử dụng kiểm định đồng liên kiết và mô hình phân phối trễ
tự hồi quy ARDL để phân tích và ước lượng tác động giữa các biến số kinh tế đối
với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
1.5 Giới thiệu tổng quan cấu trúc bài nghiên cứu
Kết cấu của bài nghiên cứu sẽ đi theo trình tự như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm và khung phân tích
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đo lường tác động
của nợ công lên tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ của nợ công với tăng trưởng
trong ngắn hạn và dài hạn.
Chương 4: thảo luận về kết quả kiểm định và ước lượng của mô hình.
Chương 5: đưa ra các kết luận chính của bài nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và
hạn chế của mô hình.
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT, BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
2.1 Khung lý thuyết, các mô hình kinh tế về nợ công và tăng trưởng
Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế là một đề tài thu hút
được nhiều tranh luận của các học giả thuộc các trường phái kinh tế khác nhau, cả
tân cổ điển và Keynes. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các học giả này không đưa ra
một câu trả lời đồng nhất mà tồn tại 3 luồng quan điểm:
- Thứ nhất, quan điểm nợ công có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế
quốc gia với đại diện là Friedman (1988).
- Thứ hai, quan điểm nợ công ở mức hợp lý có tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế do tác động đến tổng cầu thuộc về các nhà kinh tế học theo trường phái
Keynes.
- Thứ ba, quan điểm nợ công có tác động rất nhỏ tới tăng trưởng kinh tế thuộc về
các nhà kinh tế theo trường phái Ricardo với đại diện tiêu biểu là Barro.
Các lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế liên quan tới 3
quan điểm sẽ lần lượt được thảo luận ở phần tiếp theo.
2.1.1 Khung lý thuyết về nợ công và tăng trưởng kinh tế
(i) Quan điểm 1: Nợ công có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế
Trường phái kinh tế cổ điển cho rằng khi Chính phủ dùng nợ để trang trải các khoản
thâm hụt ngân sách thì sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế do gánh nặng nợ cho thế
hệ tương lai cũng như do việc giảm đầu tư tư nhân từ áp lực tăng lãi suất.
Modigliani (1961) lập luận rằng khi Chính phủ vay tiền thì Chính phủ sẽ phải tăng
thuế để bù đắp lại các khoản lãi phải trả cho các khoản vay đó. Việc tăng thuế trong
tương lai làm giảm thu nhập của dân chúng nên thực chất tổng nguồn vốn đầu tư
trong nền kinh tế không đổi, chỉ chuyển từ “túi người này sang túi người kia”.
Thêm nữa, thu nhập kỳ vọng giảm do việc tăng thuế cũng không kích thích đầu tư
để tăng trưởng kinh tế. Ông phát biểu rằng “nếu Chính phủ đánh thuế, thì người dân
6
còn ít tiền trong túi hơn, cho nên mỗi đồng Chính phủ chi tiêu sẽ được cân đối bằng
một đồng không được chi ở chỗ khác”.
Friedman (1988) lại cho rằng sự gia tăng của nợ công do thâm hụt ngân sách sẽ gây
áp lực làm tăng lãi suất. Lãi suất tăng đương nhiên sẽ làm giảm đầu tư tư nhân. Nói
một cách khác, Friedman (1988) cho rằng tăng nợ công giống như việc “chi tiêu
công chèn ép đầu tư tư nhân” (crowd out effect). Một khi đầu tư tư nhân giảm thì
tăng trưởng kinh tế cũng giảm.
(ii) Quan điểm 2: Nợ công có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế
Quan điểm của trường phái Keynes được đưa ra dựa trên hai giả thuyết cơ bản là
tổng cung chịu ảnh hưởng của tổng cầu và giả thiết nền kinh tế không ở trong trạng
thái toàn dụng. Keynes đề xuất khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng thì Chính
phủ có thể đưa ra các gói kích cầu để tác động vào nền kinh tế. Các gói kích cầu này
có thể thực hiện bằng cách Chính phủ đi vay để tăng chi tiêu công. Việc tăng tổng
cầu sẽ có tác dụng thúc đẩy tổng cung và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Robert Eisner (1984) cho rằng nếu nợ công ở mức hợp lý sẽ có tác động làm gia
tăng việc tổng cầu, tăng tỷ suất lợi nhuận đầu tư từ đó thúc đẩy đầu tư cho dù lãi
suất có tăng lên. Chính vì thế, ông đã áp dụng lý thuyết này trong các phân tích thực
chứng và chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách (hay nợ công) có quan hệ tỷ lệ thuận với
tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Những phát hiện của Eisner tuy nhiên lại không
nhận được nhiều sự đồng tình chẳng hạn, Gramlich (1989) cho rằng việc sử dụng
nợ công để tài trợ cho thâm hụt ngân sách không quan trọng trong việc quyết định
tính hiệu quả của chính sách tài khóa. Quan điểm của phái Keynes cũng vấp phải sự
phản đối của những người theo trường phái kinh tế Ricardo khi họ cho rằng chi tiêu
tăng thêm của Chính phủ sẽ không có tác động lên mức thu nhập vì người dân sẽ
lập tức tiết kiệm nhiều hơn để trả thuế tăng lên trong tương lai hoặc bù lại lạm phát
cao hơn do Chính phủ tăng chi tiêu trong hiện tại. Tác động ròng lên tổng cầu sẽ
bằng không.
7
(iii) Quan điểm 3: Nợ công có tác động rất nhỏ tới tăng trưởng kinh tế
Quan điểm của trường phái Ricardo trong đó Robert Barro (1989) là một đại diện
tiêu biểu. Quan điểm này cho rằng, thâm hụt ngân sách (nợ công) có tác động rất
nhỏ tới nền kinh tế vì nợ công không có tác động gì đến tổng cầu. Việc gia tăng chi
tiêu công ngày hôm nay sẽ làm tăng thuế cả ở hiện tại và tương lai trong khi người
tiêu dùng sẽ định hướng hành vi tiêu dùng của họ dựa trên giá trị hiện tại của thu
nhập của họ trong tương lai. Dù cho việc gia tăng thuế diễn ra ở hiện tại hay tương
lai thì việc tiêu dùng cũng sẽ giảm tương ứng với việc chi tiêu của Chính phủ.
Robert Barro (1989) cho rằng khi Chính phủ vay nợ thì nhóm người già nhận thấy
rằng con cháu họ sẽ bị thiệt hại hơn (giả sử là người già quan tâm tới phúc lợi của
con cháu họ, do đó họ không muốn mức tiêu dùng của con cháu họ giảm sút). Vậy
thì nhóm người già phản ứng như thế nào? Đơn giản là họ gia tăng thu nhập dưới
dạng di sản để lại cho con cháu với mức bằng khoản tiền đủ để trả phần thuế tăng
thêm mà thế hệ tương lai phải chịu. Bằng cách làm này, kết quả không có gì thay
đổi thực sự. Các thế hệ sẽ có cùng mức tiêu dùng chính xác một số tiền giống nhau
như trước khi Chính phủ vay nợ. Mỗi thế hệ tiêu dùng chính xác một số tiền giống
nhau như trước khi Chính phủ vay nợ. Quan điểm của trường phái Ricardo đã bị
phê phán cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bernheim (1989) cho rằng quan điểm của
trường phái này dựa quá nhiều vào các giả thuyết, trong đó có giả thiết rằng các hộ
gia đình là các thực thể độc lập và không có mối liên hệ với nhau. Giả thiết này chỉ
có ở các thị trường hoàn hảo trong đó người tiêu dùng có các quyết định của mình
chỉ dựa vào lý trí (duy lý) mà thôi.
Giả thuyết kỳ vọng duy lý được dựa trên ý tưởng cho rằng mọi người - người tiêu
dùng, doanh nghiệp, chủ lao động và người lao động - sử dụng hiệu quả thông tin
mà họ có được về quá khứ, hiện tại và tương lai. Họ nhìn vào những sự kiện trong
quá khứ để tiên đoán điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng không có nghĩa là ai
cũng đoán đúng về tương lai, mà thật ra những sai lầm của chúng ta không tương
quan với nhau. Chúng ta điều chỉnh những kỳ vọng về tương lai một cách liên tục
và theo sát những thay đổi trong điều kiện kinh tế. Hàm ý chính sách quan trọng của
8
lý thuyết kỳ vọng duy lý là sự can thiệp của Chính phủ sẽ lợi bất cập hại. Giả sử
Chính phủ tăng chi tiêu trong giai đoạn thất nghiệp cao. Theo Keynes thì điều này
sẽ làm tăng cầu hiệu dụng và thuyết phục được doanh nghiệp và hộ gia đình rằng
điều kiện là an toàn cho đầu tư và tiêu dùng. Ngược lại, phe kỳ vọng duy lý cho
rằng chi tiêu tăng thêm của Chính phủ sẽ không có tác động lên mức thu nhập vì
người dân sẽ lập tức bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn để trả thuế tăng lên trong tương lai
hoặc bù lại lạm phát cao hơn do Chính phủ tăng chi tiêu trong hiện tại. Tác động
ròng lên tổng cầu sẽ bằng không.
Barro cũng thừa nhận rằng các giả thiết này là quá mạnh tuy nhiên cũng cho rằng dù
cho lý thuyết của trường phái Ricardo không hoàn hảo thì vẫn có thể sử dụng được
như là một tiêu chuẩn để đo lường tính hiệu quả của chính sách tài khóa của một
quốc gia. Vì vậy, để đưa ra nhận định quan điểm nào phù hợp với từng thời điểm
của quốc gia còn phải phụ thuộc vào nhân tố quan trọng đó là hành vi của người
tiêu dùng cũng như tính hiệu quả trong việc chi tiêu ngân sách Nhà nước.
Các lý thuyết trên đây cho thấy nợ công có thể có tác động tích cực và tiêu cực và
cho rằng nợ công ở mức hợp lý có thể kích thích tăng trưởng kinh tế. Vậy mức nợ
công hợp lý là bao nhiêu hay và tại sao vượt qua mức đó thì nợ công sẽ có tác động
xấu đến tăng trưởng kinh tế?
Câu trả lời nằm trong lý thuyết về ngưỡng nợ của Krugman (1988).
Krugman (1988) trình bày một tình trạng vượt ngưỡng nợ là tình trạng trong đó số
tiền dự kiến chi trả nợ sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý thuyết này cho
rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nước thì các chi
phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh hưởng
xấu đến tăng trưởng.
Lập luận của lý thuyết “ngưỡng nợ” có thể được xem xét qua đường cong Laffer.
Ðường cong Laffer cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ
càng giảm. Trên phần dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi
cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong, giá
trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm.
9
Ðỉnh đường cong Laffer đã gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu
tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác. Ðây là điểm mà
tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Vì vậy đỉnh của đường
cong Laffer là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo
ngại đến ảnh hưởng tiêu cực của nợ đến tăng trưởng kinh tế.
2.1.2 Các mô hình kinh tế về nợ công và tăng trưởng kinh tế
(i) Mô hình tăng trưởng tổng hợp
Tăng trưởng kinh tế có nghĩa là gia tăng tổng sản lượng quốc gia mà sản lượng
được tạo ra từ sản xuất. Như vậy, nguồn gốc của tăng trưởng xuất phát từ quá trình
sản xuất. Quá trình sản xuất là quá trình mà trong đó các yếu tố đầu vào được phối
hợp theo những cách thức nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm. Nếu xét ở góc
độ phạm vi toàn bộ nền kinh tế, thì việc tạo ra tổng sản lượng quốc gia (GDP, GNP)
sẽ có quan hệ với phụ thuộc với các nguồn lực đầu vào của quốc gia. Một sự thay
đổi tổng sản lượng quốc gia khi có sự thay đổi các nguồn lực đầu vào.
Các lý thuyết tăng trưởng ra đời phân tích nguồn gốc của tăng trưởng với nhiều
quan điểm khác nhau, mỗi lý thuyết đều có một sự khám phá mới, nhưng căn bản
vẫn là phân tích mối quan hệ đầu ra với đầu vào.
Để liên kết mối quan hệ đầu ra (GDP, GNP) với đầu vào được khái quát qua hàm
sản xuất tổng hợp như sau:
Y = F(Xi) với i = 1, 2, …, n
Xi là các yếu tố đầu vào
Hầu hết các nhà kinh tế học thống nhất các yếu tố đầu vào cơ bản của nền kinh tế
bao gồm:
Vốn sản xuất K: là bộ phận quan trọng của tổng giá trị tài sản quốc gia, tham
gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng sản lượng quốc gia. Sự
thay đổi của quy mô vốn sản xuất ảnh hưởng đến thay đổi tổng sản lượng
quốc gia.
Lao động L: là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất
không chỉ về số lượng mà cả chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt là yếu tố
10
phi vật chất của lao động như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm lao động được
xem là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến gia tăng sản lượng quốc gia. Yếu tố
này còn được nhấn mạnh như là vốn nhân lực của nền kinh tế.
Đất đai nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên khác R: là một trong những
yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng
sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai
trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những quốc gia được thiên nhiên ưu
đãi có thể đạt được mức thu nhập cao từ việc tận dụng, sản xuất và mua bán
nguồn tài nguyên thiên nhiên đó.
Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không
phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư
bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất.
Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo
ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Ứng dụng
các công nghệ mới vào sản xuất sẽ nâng cao quy mô sản lượng, chất lượng
sản phẩm, tiết kiệm lao động sống, chi phí sản xuất thấp, do đó gia tăng tổng
sản lượng quốc gia.
Như vậy hàm sản xuất tổng hợp được thể hiện như sau:
Y = F (K, L, R, T)
Ngoài các yếu tố đầu vào trên, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào những yếu tố
khác nữa, được gọi là yếu tố phi kinh tế, như:
Thể chế kinh tế – chính trị: bao gồm bộ máy tổ chức thực hiện, pháp luật, các
chế độ, chính sách, chiến lược, những nguyên tắc quản lý… Một thể chế
không phù hợp sẽ tạo rào cản làm ảnh hưởng đến sử dụng hiệu quả các
nguồn lực. Do đó yếu tố thể chế đóng vai trò “hành lang” thuận lợi cho quá
trình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Đặc điểm văn hóa – xã hội, tôn giáo: trình độ văn hóa của một dân tộc thấp
sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, đến khả năng nghiên cứu sáng tạo ra các
phát minh. Những tập tục cổ hũ, quan niệm sống lạc hậu sẽ cản trở việc ứng
11
dụng các công nghệ mới. Do đó đặc điểm văn hóa – xã hội cũng ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế.
(ii) Mô hình Ricardo:
Luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của
tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải
mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày
càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa
nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công
nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng
trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của
cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải
thích được nguồn gốc của tăng trưởng.
(iii) Mô hình hai khu vực Lewis, Oshima: tăng trưởng kinh tế được thực hiện trên
cơ sở tăng trưởng công nghiệp qua tích lũy vốn từ thu hút lao động dư thừa của khu
vực nông nghiệp. Mô hình này đề cao yếu tố lao động L trong hàm sản xuất, trong
đó có sự tận dụng lợi thế từ yếu tố tài nguyên.
(iv) Mô hình Harrod – Domar: nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là lượng vốn
sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư, tiết kiệm.
(v) Mô hình Solow (Tân cổ điển): tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng
trưởng trong ngắn hạn, nguồn gốc tăng trưởng kinh tế còn tùy thuộc vào cách thức
kết hợp giữa K và L.
(vi) Mô hình Kaldor, Sung Sang Park nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng
trưởng công nghệ, đầu tư vào con người.
2.2 Các bằng chứng thực nghiệm và khung phân tích
2.2.1 Các bằng chứng thực nghiệm
Levy và Chowdhury (1993) trong nghiên cứu thực nghiệm về nợ công và tác động
của nợ công đến tăng trưởng kinh tế tại ba khu vực: châu Mỹ La-tinh, châu Á Thái
Bình Dương và các nước châu Phi ở phía Nam trong giai đoạn 1970-1988. Kết quả
12
nghiên cứu tìm thấy rằng nợ nước ngoài có thể gián tiếp làm giảm tổng thu nhập
quốc dân GNP thông qua tác động làm sụt giảm vốn đầu tư, gia tăng tỷ lệ thuế.
Cunningham (1993) tìm thấy rằng gánh nặng nợ có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng
trưởng kinh tế do gây ra sự sụt giảm trong năng suất lao động và vốn. Trong nghiên
cứu khác của Sawada (1994) tìm thấy rằng các nước mắc nợ cao đối mặt với vấn đề
“debt overhang”. Bởi vì khoản nợ nước ngoài cao hơn giá trị hiện giá của dòng lợi
tức trong tương lai nên khi tổng nợ càng lớn thì khả năng trả nợ của các nước này
càng giảm dần.
Chowdhury (2001) nghiên cứu thực nghiệm về nợ công và tăng trưởng kinh tế tại
các quốc gia đang phát triển từ 1982 đến 1999. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu nợ công
của các quốc gia và chia làm hai nhóm nước là nhóm nước mắc nợ cao và nhóm
nước mắc nợ thấp. Kết quả tìm thấy các quốc gia thuộc cả hai nhóm nước đều chịu
tác động tiêu cực từ nợ công lên tăng trưởng kinh tế. Trong đó, nhóm nước mắc nợ
cao đối mặt với tình trạng “debt overhang”, họ sẽ phải tiếp tục đối mặt với vấn đề
sụt giảm kinh tế, tăng trưởng chậm, nghèo đói, và lại tiếp tục vay nợ. Để giảm được
khó khăn này các nước mắc nợ cao cần phải được xóa nợ hoặc có các chương trình
cải cách, xử lý nợ thích hợp.
Siddiqui và Malik (2001) tiến hành kiểm tra tác động của nợ công lên tăng trưởng
kinh tế tại các quốc gia thuộc khu vực châu Á gồm Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan
trong giai đoạn từ 1975 đến 1999. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (panel data) áp
dụng phương pháp thống kê bình phương nhỏ nhất OLS kết hợp mô hình Fixed
Effect để đo lường tác động cụ thể của nợ công lên tăng trưởng kinh tế, với biến
giải thích chính của mô hình tăng trưởng gồm có tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP, tỷ
lệ chi trả nợ, tỷ lệ đầu tư so với GDP, tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP, tốc độ
tăng trưởng dân số và độ mở cửa hoạt động thương mại. Kết quả tìm thấy các biến
tỷ lệ chi trả nợ, tỷ lệ đầu tư so với GDP, tốc độ tăng trưởng dân số và độ mở cửa
hoạt động thương mại đều có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt, nghiên cứu tìm thấy nợ
nước ngoài có ý nghĩa thống kê cao và có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế
tại các quốc gia này.
13
Easterly (1999, 2001 và 2002) và Sen (2007) cũng đưa ra cùng một kết luận là nợ
công nước ngoài có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, khi nợ nước
ngoài chiếm tỷ trọng quá cao nó gây nên tác động tiêu cực rất lớn lên tích lũy vốn
và tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp.
Fosu (1996) tranh luận rằng tăng trưởng GDP chịu tác động tiêu cực của nợ nước
ngoài thông qua tác động giảm vốn năng suất biên. Ngoài ra Fosu cũng kết luận
rằng một quốc gia có nợ công cao thì tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm sẽ sụt giảm
1%. Fosu (1999) kết luận rằng mối quan hệ nghịch chiều giữa nợ và tăng trưởng
kinh tế có thể do quốc gia nhận viện trợ có năng lực quá thấp.
Singh (1999) sử dụng kỹ thuật đồng liên kết Johansen kiểm tra mối quan hệ dài hạn
giữa nợ công, đầu tư và tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Đầu tiên, Singh kiểm tra
tính dừng của chuỗi dữ liệu qua việc kiểm định nghiệm đơn vị. Sau khi biết được
các biến trong quan sát dừng lại ở bậc nào, Singh sử dụng kiểm định Johansen
nhằm kiểm tra giả thuyết đồng liên kết giữa các biến hay nói cách khác kiểm tra
mối quan hệ dài hạn giữa các biến có tồn tại hay không. Kết quả tìm thấy nợ công
có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, hệ số nợ công trong phương trình hồi
quy có ý nghĩa thống kê. Các biến kiểm soát trong phương trình hồi quy như đầu tư,
độ mở cửa của nền kinh tế, tăng trưởng dân số cũng có mối tương quan dương và có
ý nghĩa thống kê với tăng trưởng GDP. Singh kết luận rằng chính nợ công được sử
dụng cho hoạt động đầu tư trong khu vực sản xuất giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP
của nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển.
Anwar (2002) kết luận rằng nếu xuất khẩu bị trì trệ, nợ nước ngoài tính bằng đồng
ru-pi sẽ tăng lên và kết quả là gánh nặng chi trả nợ tăng cao hơn, kéo theo sự sụt
giảm trong tăng trưởng kinh tế và gia tăng mức độ nghèo đói của quốc gia đó.
Nghiên cứu ủng hộ việc nêu ra những lý do căn bản gây nên tăng gánh nặng nợ và
các tác động trái chiều của nợ lên tăng trưởng kinh tế khi xây dựng chiến lược cắt
giảm nợ. Các phương pháp cải cách chính sách thuế, mở rộng sản xuất và đa dạng
hóa xuất khẩu có thể sẽ rất hữu ích trong việc đối phó, khắc phục vấn đề nợ công.
14
Nghiên cứu Schclarek (2004) trên 59 nước đang phát triển và các nước công nghiệp
từ 1970 đến 2002. Schclarek tìm thấy ở các nước công nghiệp không có bất kỳ một
mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến tính nào giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu lại tìm thấy đối với các nước đang phát triển, nợ nước ngoài có tác
động phi tuyến tính – tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Schclarek cho rằng ở các
quốc gia đang phát triển thì không tồn tại mối quan hệ hình chữ U đảo ngược giữa
nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế như Pattillio (2002) đã đưa ra. Vì theo
Pattillio (2002) ở các quốc gia đang phát triển, nợ nước ngoài có tác động tích cực
lên tăng trưởng kinh tế nếu tỷ lệ nợ trên GDP ở dưới một ngưỡng nợ nào đó, chỉ khi
tỷ lệ này vượt qua ngưỡng nợ đó thì nợ có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế.
Một nghiên cứu khác của Waheed (2006) cho thấy thâm hụt ngân sách có thể được
tài trợ bằng nợ nội địa. Do vậy để giảm nợ công Chính phủ nên hạn chế tình trạng
thâm hụt ngân sách bằng cách tập trung vào cắt giảm chi phí phát triển hơn là gia
tăng thuế thu nhập trong nước.
Tương tự, Kumar và Woo (2010) nghiên cứu thực nghiệm trên 38 nền kinh tế phát
triển và mới nổi giai đoạn 1970 – 2007 tìm thấy rằng có một mối quan hệ nghịch
chiều giữa nợ và tăng trưởng kinh tế. Trong dài hạn, mối quan hệ giữa nợ và tăng
trưởng kinh tế là yếu hơn trong ngắn hạn.
Qureshi và Ali (2010) sử dụng phương pháp thống kê bình phương nhỏ nhất OLS
để kiểm định và tìm thấy rằng nợ công có tác động tiêu cực rất lớn đối với nền kinh
tế Pakistan từ 1981 đến 2008.
Một vài nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tuyến tính nghịch đảo (inverse linear
debt) giữa tổng nợ và tăng trưởng kinh tế qua phân tích các quốc gia và ở từng quốc
gia. Nghiên cứu thực nghiệm của Mitchell (1988), Baro (1989), Camen và Rogoff
(2011) đã sử dụng dữ liệu của Anh để chứng minh rằng nợ công có tác động rất lớn
và có tác động trọng yếu đến tăng trưởng kinh tế.
Theo nghiên cứu của Forslund (2011) về nợ công và tác động của nợ công lên tăng
trưởng kinh tế các quốc gia đang phát triển và các nước mới nổi giai đoạn 1975-
15
2004. Kết quả cho thấy có tương quan âm giữa nợ nội địa và lạm phát ở quốc gia
đang phát triển và các nước mới nổi.
Checherita và Rother (2012) phân tích tác động phi tuyến của nợ công lên tăng
trưởng kinh tế của 12 nước Châu Âu giai đoạn 1990-2010. Kết quả là trong ngắn
hạn nợ công có tác động khả quan lên tăng trưởng kinh tế (mức ý nghĩa cao), nhưng
sau đó tác động tích cực này giảm dần khi tỷ lệ nợ trên GDP vượt 67%. Tỷ lệ nợ
trên GDP vượt 95% sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Nghiên cứu của Muhammad Ayyoub (2012) về nợ nước ngoài và chi trả nợ tác
động đến nền kinh tế của Pakistan sử dụng phương pháp OLS phân tích dữ liệu giai
đoạn 1989-2010 đã tìm thấy tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP có ý nghĩa và đóng
góp tích cực đối với tăng trưởng trong 2 thập kỷ qua.
Rangarajan và Srivastava (2005) trong nghiên cứu về tình trạng thâm hụt ngân sách
kéo dài ở Ấn Độ giai đoạn 2000-2004 mà nguyên nhân chủ yếu là do nợ công.
Rangarajan và Srivastava tranh luận rằng thâm hụt tài khóa kéo dài do nợ công tăng
cao kết hợp tỷ lệ thanh toán nợ so với GDP cao có tác động tiêu cực đối với tăng
trưởng kinh tế Ấn Độ.
Tương tự Kannan và Singh (2007) chỉ ra nợ công và thâm hụt nhiều trong tài khóa
có tác động ngược chiều lên lãi suất, sản lượng đầu ra, lạm phát và cán cân thương
mại trong dài hạn của nền kinh tế Ấn Độ.
Vanlalramsanga (2012) tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm tra mối
quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế tại bang Mizoram, Ấn Độ. Mô hình
của Vanlalramsanga được thiết lập với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng kinh tế
được đo lường bằng chỉ số tổng sản lượng của bang và biến độc lập là tỷ lệ nợ công.
Dữ liệu được thu thập là số liệu về tăng trưởng kinh tế và nợ công trong khoảng
thời gian 1987-2010 với 23 quan sát. Nghiên cứu này trước hết áp dụng phân tích
hồi quy để kiểm tra mối liên hệ phụ thuộc giữa các biến của mô hình. Để kiểm tra
sự ổn định của dữ liệu chuỗi thời gian, kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF)
được áp dụng. Sau đó, tác giả sử dụng Pair-wise Granger Causality để tìm ra mối
16
quan hệ nhân quả giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Kết quả phân tích cho thấy
nợ công có quan hệ tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế, nghĩa là, nợ công càng lớn
thì tăng trưởng kinh tế càng giảm. Tuy nhiên, kết quả phân tích sử dụng Pair-wise
Granger Causality lại cho thấy khi kinh tế tăng trưởng chậm thì nợ công sẽ tăng
trong khi nợ công cao lại không phải là nguyên nhân dẫn đến kinh tế suy giảm.
Nghiên cứu của Vanlaramsanga có đóng góp là áp dụng Pair-wise Granger
Causality để trả lời câu hỏi nợ công cao có phải là nguyên nhân làm cho tăng trưởng
kinh tế chậm lại hay không. Tuy nhiên, việc giới hạn dữ liệu trong vòng 23 năm tại
một bang ở Ấn Độ làm giảm khả năng áp dụng của kết quả nghiên cứu ở các bối
cảnh khác. Egert (2013) đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định
một mức trần nợ công mà trên mức đó thì nợ công sẽ có quan hệ tỷ lệ nghịch với
tăng trưởng, nghĩa là càng tăng nợ công thì tăng trưởng càng giảm. Tác giả sử dụng
bộ dữ liệu Reinhart-Rogoff công bố bởi Herndon et al. (2013) trong đó có dữ liệu
về nợ công và tăng trưởng của các nước OECD trong thời gian hơn 200 năm từ
1790 đến 2009. Các mức trần nợ công 30%, 60%, 90% đã được sử dụng phương
pháp thống kê mô tả để phân tích mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng trong
các giai đoạn khác nhau. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khi tỷ lệ nợ công vượt
quá 30% thì nền kinh tế sẽ trở nên chậm phát triển, còn khi tỷ lệ nợ công lớn hơn
60% và 90% thì nợ công có quan hệ tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế.
Teles và Mussolini (2013) trong nghiên cứu có tên “Nợ công và những giới hạn
trong chính sách tài khóa để tăng trưởng kinh tế” đã phát triển những lý thuyết về
mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế được đưa ra bởi các nhà kinh tế
Tân cổ điển như Barro (1989) bằng cách đề xuất một mô hình có liên quan đến các
thế hệ và tăng trưởng nội sinh. Dù cho mô hình của Teles và Mussolini (2013) xuất
phát từ mô hình của Barro (1989) trong đó nói rằng nợ công có thể có tác động tích
cực nhờ việc chi tiêu công một cách hiệu quả bên cạnh những tác động tiêu cực như
tăng thuế và giảm đầu tư, thì mô hình được đề xuất trong nghiên cứu của họ lại có
hai đóng góp quan trọng, đó là việc giả định mỗi thế hệ sẽ tồn tại trong hai thời kỳ
(0,1) và xác định tầm quan trọng của tỷ lệ nợ công so với GDP trong việc phân tích
17
tác động của nợ công tới tăng trưởng kinh tế. Sử dụng các dữ liệu của 74 nước trong
khoảng thời gian 1972 - 2004, Teles và Mussolini (2013) đã đưa ra một phát hiện
quan trọng là quy mô của nợ công là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới mối
quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, với những nước có tỷ lệ
nợ công/GPD cao thì việc tăng đầu tư công sẽ làm tăng lãi suất và càng sụt giảm
đầu tư tư nhân. Nói một cách khác, các nước có tỷ lệ nợ công càng cao thì hiện
tượng “chèn ép đầu tư tư nhân” càng tăng. Như vậy, nghiên cứu của Teles và
Mussolini (2013) đã cho thấy tỷ lệ nợ công là một biến số quan trọng trong phân
tích. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ công thế nào gọi là cao hay thấp và bao nhiêu là tốt nhất thì
lại chưa được bàn tới trong nghiên cứu này.
2.2.2 Giới thiệu khung phân tích nền tảng
Các mô hình tăng trưởng tiêu chuẩn đều có trọng tâm là một hay một chuỗi hàm sản
xuất. Ở cấp độ kinh tế vi mô hay từng doanh nghiệp riêng lẻ, các hàm sản xuất này
liên hệ số người lao động và máy móc với quy mô sản lượng của doanh nghiệp. Ví
dụ, hàm sản xuất của một nhà máy dệt may sẽ cho ta biết nhà máy có thể sản xuất
thêm bao nhiêu sản lượng nếu tuyển dụng thêm 50 người lao động và mua thêm
năm chiếc máy dệt nữa. Các hàm sản xuất thường được phát triển từ mối liên hệ
giữa một số yếu tố đầu vào hữu hình nhất định và số sản lượng vật chất hữu hình
được sản xuất ra từ số yếu tố đầu vào đó. Ở cấp độ quốc gia hay toàn bộ nền kinh
tế, hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa quy mô lực lượng lao động của một nước
và giá trị trữ lượng vốn với mức tổng sản lượng nội địa của đất nước đó. Mối quan
hệ trong toàn nền kinh tế này được gọi là hàm tổng sản lượng.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận mô hình tăng trưởng từ hàm sản
lượng. Nếu Y tượng trưng cho tổng sản lượng (và do đó cũng là tổng thu nhập), K
là trữ lượng vốn, và L là cung lao động; ở dạng tổng quát nhất, hàm tổng sản lượng
có thể được biểu thị như sau:
Y = F (K, L)
(2.1)