Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------

HUỲNH THỊ ĐIỂM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT
SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------

HUỲNH THỊ ĐIỂM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT
SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG ĐỨC



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh
lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của
tôi, có sự hướng dẫn hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Hoàng Đức.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng ai
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu có bất kỳ sai sót,
gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội Đồng cũng như kết quả
luận văn của mình.

TP. Hồ Chính Minh, ngày 05 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Huỳnh Thị Điểm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG.................................................................................................. 1
1.1

Lý do nghiên cứu ................................................................................................................... 1


1.2

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 1

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.4

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 2

1.5

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 2

1.6

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 3

1.7

Kết cấu của luận văn ............................................................................................................. 3

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM..................................................... 4
Giới thiệu chương 2........................................................................................................................... 4
2.1


2.2

Tỷ suất sinh lợi ngân hàng và các chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi ngân hàng .................. 4
2.1.1

Khái niệm tỷ suất sinh lợi ngân hàng .................................................................. 4

2.1.2

Các chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi ngân hàng .................................................... 5

2.1.2. 1

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu (ROE – Return on Equity Average) ......... 5

2.1.2. 2

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA – Return on Asset Average) 6

2.1.2. 3

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ( NIM – Net Interest Margin) ................................. 7

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng ................................................ 7
2.2. 1

Các yếu tố nội bộ của ngân hàng ........................................................................... 8

2.2.1. 1 Yếu tố nguồn vốn .................................................................................................... 8
2.2.1. 2


Hiệu quả trong quản lý chi phí ........................................................................... 9

2.2.1. 3

Chất lượng tín dụng ........................................................................................... 9

2.2.1. 4

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm ............................................................. 10

2.2.1. 5

Sự khác nhau giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với thị trường ............. 11

2.2.1. 6

Quy mô ngân hàng ........................................................................................... 11


2.2.1. 7

Thu nhập từ lãi ................................................................................................. 12

2.2.1. 8

Chi phí trả lãi tiền gửi ...................................................................................... 12

2.2.1. 9


Độ tuổi của ngân hàng và hình thức sở hữu .................................................... 12

2.2. 2

Các yếu tố vĩ mô .................................................................................................. 13

2.2.2. 1 Tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm............................................................. 13
2.2.2. 2
2.3

2.4

Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất ............................................................................. 13

Các nghiên cứu trước đây .................................................................................................. 14
2.3. 1

Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 14

2.3. 2

Các nghiên cứu tại Việt Nam.............................................................................. 19

Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................................... 19

Kết luận chương 2 ........................................................................................................................... 20
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ......................................... 21
Giới thiệu chương 3......................................................................................................................... 21
3.1

Tổng quan tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
giai đoạn 2008 – 2014 ...................................................................................................................... 21

3.2

3.1.1

Sự tăng trưởng về quy mô tổng tài sản, nguồn vốn ........................................... 24

3.1.2

Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam ........................... 28

Phân tích thực trạng tỷ suất sinh lợi của 28 Ngân hàng TMCP Việt Nam 2008-2014 .. 31

3.3
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP Việt
Nam 2008-2014 ................................................................................................................................ 33
3.3.1

Các yếu tố nội bộ ngân hàng .............................................................................. 33

3.3.1.1

Yếu tố nguồn vốn .................................................................................................. 33

3.3.1.2

Hiệu quả trong quản lý chi phí............................................................................. 34


3.3.1.3

Chất lượng tín dụng ............................................................................................. 35

3.3.1.4

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm................................................................. 36

3.3.1.5

Sự khác nhau giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với thị trường ................ 37

3.3.1.6

Quy mô ngân hàng ............................................................................................... 38

3.3.1.7

Thu nhập từ lãi ..................................................................................................... 38

3.3.1.8

Chi phí trả lãi tiền gửi .......................................................................................... 39

3.3.1.9

Độ tuổi của ngân hàng và hình thức sở hữu ........................................................ 39

3.3.2


Các yếu tố vĩ mô .................................................................................................. 40

3.3.2.1

Tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm............................................................. 40


3.3.2.2

Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất................................................................................. 40

Kết luận chương 3 ........................................................................................................................... 41
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................. 42
Giới thiệu chương 4......................................................................................................................... 42
4.1

4.2

4.3

4.4

Mô hình nghiên cứu ............................................................................................................ 42
4.1.1

Xác định các biến nghiên cứu ............................................................................ 42

4.1.2

Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 47


4.1.3

Giả thiết nghiên cứu ........................................................................................... 49

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 50
4.2.1

Phân tích thống kê mô tả .................................................................................... 50

4.2.2

Phân tích tương quan ......................................................................................... 50

4.2.3

Phân tích hồi quy ................................................................................................ 50

4.2.4

Kiểm định mô hình.............................................................................................. 51

Thu thập và xử lý dữ liệu.................................................................................................... 52
4.3.1

Dữ liệu quan sát .................................................................................................. 52

4.3.2

Nguyên tắc chọn dữ liệu ..................................................................................... 52


4.3.3

Dữ liệu thu thập .................................................................................................. 52

Kết quả nghiên cứu ............................................................................................................. 53
4.4.1

Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ................................................................... 53

4.4.2

Phân tích tương quan ......................................................................................... 56

4.4.3

Kiểm định khuyết tật của mô hình ..................................................................... 58

4.4.3.1

Kiểm tra tính nội sinh của các biến trong mô hình .............................................. 58

4.4.3.2

Kiểm định Hansen và Arellano - Bond................................................................. 59

4.4.4

Kiểm định giả thiết nghiên cứu .......................................................................... 60


4.4.5

Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................ 62

Kết luận chương 4 ........................................................................................................................... 66
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG TỶ SUẤT SINH
LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM................................. 67
5.1

Các kết quả chính của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 67

5.2

Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các NHTMCP Việt Nam .. 68

5.3

Giải pháp gia tăng tỷ suất sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam.................................... 69
5.3.1

Các giải pháp do bản thân các NHTMCP tổ chức thực hiện............................ 69

5.3.1.1

Tăng nguồn vốn chủ sở hữu ................................................................................. 69


5.4

5.3.1.2


Nâng cao quản lý chi phí hoạt động .................................................................... 72

5.3.1.3

Giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng ............................................. 74

5.3.1.4

Duy trì tăng trưởng tiền gửi ở mức hợp lý ........................................................... 76

5.3.1.5

Cải thiện thu nhập lãi thuần................................................................................. 77

5.3.1.6

Nâng cao năng lực tiềm lực của các NHTMCP Việt Nam ................................... 77

5.3.2

Các giải pháp hỗ trợ từ Chính Phủ và từ Ngân hàng Nhà Nước ..................... 78

5.3.2.1

Đối với Chính phủ ................................................................................................ 78

5.3.2.2

Đối với Ngân hàng nhà nước ............................................................................... 79


.Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai............................................... 80
5.4.1

Hạn chế của đề tài............................................................................................... 80

5.4.2

Hướng nghiên cứu trong tương lai .................................................................... 80

Kết luận chương 5 ........................................................................................................................... 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
CAMEL

: Mô hình phân tích tình hình hoạt động và rủi ro ngân

hàng
COSR

: Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập

DEPOSIT

: Tăng trưởng tiền gửi hàng năm


DIFLOAN

: Chênh lệch tăng trưởng tín dụng của ngân hàng với thị
trường

DUM_AGE

: Biến giả đại diện độ tuổi ngân hàng

DUM_BANK

: Biến giả đại diện hình thức sở hữu ngân hàng

EA

: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản

FEM

: Mô hình tác động cố định

FUNDCOST

: Chi phí trả lãi trên tổng tiền gửi

GDPr

: Tăng trưởng thực tổng sản phẩm quốc nội hàng năm

GMM


: Phương pháp mô-men tổng quát

I_INCOME

: Tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập

LLR

: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng Thương Mại

NHTMCP

: Ngân hàng thương Mại Cổ Phần

NIM

: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

OLS

: Phương pháp bình phương bé nhất



RATE

: Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ 5 năm và 2

năm
REM

: Mô hình tác động ngẫu nhiên

ROA

: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROE

: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

SIZE

: Quy mô tài sản

SIZE2

: Bình phương quy mô tài sản

TCTD

: Tổ chức tín dụng


TMCP

: Thương Mại Cổ Phần

VAMC

: Công ty quản lý tài sản Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1 Quy mô tổng tài sản của 28 NHTMCP Việt Nam 2008 - 2014 ( Đơn vị:
triệu đồng) ..........................................................................................................24
Bảng 3. 2 Quy mô vốn chủ sở hữu của 28 NHTMCP Việt Nam 2008-2014 (Đơn vị:
triệu đồng) ..........................................................................................................26
Bảng 3. 3 Tình hình huy động vốn bình quân và cho vay bình quân của 28
NHTMCP Việt Nam 2008-2014 (đơn vị: tỷ đồng) ............................................29
Bảng 3. 4 Mô tả giá trị ROA, ROE, NIM bình quân giai đoạn 2008-2014 của 28
NHTMCP Việt Nam (đơn vị:%) ........................................................................31
Bảng 3. 5 Tỷ lệ EA (vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản) bình quân của 28 ngân hàng
TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%). ...........................................34
Bảng 3. 6 Tỷ lệ COSR bình quân (chi phí/tổng thu nhập) của 28 ngân hàng TMCP
Việt Nam giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%) ........................................................34
Bảng 3. 7 Tỷ lệ LLR bình quân (dự phòng rủi ro tín dụng/tổng nợ) của 28 ngân
hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%) ...................................35
Bảng 3. 8 Tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi bình quân của 28 ngân hàng TMCP Việt Nam
giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%).........................................................................36
Bảng 3. 9 Chênh lệch tăng trưởng tín dụng bình quân của 28 ngân hàng TMCP Việt
Nam so với tăng trưởng tín dụng thị trường giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%) ..37
Bảng 3. 10 Tỷ lệ bình quân (thu nhập lãi thuần/thổng thu nhập) của 28 ngân hàng

TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%) ............................................38
Bảng 3. 11 Tỷ lệ bình quân (lãi tiền gửi phải trả/ tổng tiền gửi) của 28 ngân hàng
TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2014 (đơn vị:%) ............................................39

Bảng 4. 1 Tổng hợp các biến nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến
tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................42
Bảng 4. 2 Mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc qua các nghiên
cứu thực nghiệm và kỳ vọng về dấu của tác giả ................................................45


Bảng 4. 3 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ........................................................53
Bảng 4. 4 Phân tích tương quan giữa các biến độc lập .............................................57
Bảng 4. 5 Kiểm định Hansen và Arellano - Bond ....................................................59


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3. 1 Tốc độ tăng trưởng GDP 2006 – 2014 .................................................23
Biểu đồ 3. 2 Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam 2006 – 2014..................................24
Biểu đồ 3. 3 Tỷ lệ tăng trưởng quy mô tài sản của khối NHTMCP nhà nước và
MHTMCP giai đoạn 2008-2014.........................................................................26
Biểu đồ 3. 4 Tình hình vốn điều lệ của 28 NHTMCP Việt Nam tại thời điểm
31/12/2014 ..........................................................................................................28
Biểu đồ 3. 5 Tăng trưởng cho vay bình quân của các NHTMCP Việt Nam 20082014 ....................................................................................................................30
Biểu đồ 3. 6 Tăng trưởng GDP thực của Việt Nam từ 2008-2014 ..........................40
Biểu đồ 3. 7 Chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 5 năm
và 2 năm giai đoạn 2008 – 2014.........................................................................41


1


Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Lý do nghiên cứu
Trong mọi nền kinh tế, Ngân hàng luôn được xem là khu vực then chốt, có vai trò
vô cùng quan trọng, là mạch sống của nền kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế hoạt
động nhịp nhàng. Vì vậy mà khu vực này luôn được nhà nước và chính phủ các
nước đặc biệt quan tâm và giám sát chặt chẽ. Từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 2008 nổ ra và cho tới nay, hoạt động của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn,
tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng cũng suy giảm đáng kể, và Việt Nam cũng không
phải trường hợp ngoại lệ. Tỷ suất sinh lợi bị ảnh hưởng đã thu hút nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư các nhà quản lý tìm hiểu yếu tố nào ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng để đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải
pháp phù hợp.
Và gần đây trên thế giới, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ
suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại gồm các yếu tố nội bộ (như quy mô của
ngân hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, quản lý chi phí,…) và các yếu tố vĩ
mô như tăng trưởng kinh tế, lãi suất,.... Vậy liệu các yếu tố này có thực sự ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không ?
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất
sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để nghiên cứu cho
luận văn thạc sỹ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp gia tăng tỷ suất sinh lợi của các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Cụ thể thông qua việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng,
dựa trên những tác động của các yếu tố này để tìm ra các giải pháp nhằm gia tăng tỷ
suất sinh lợi cho các NHTMCP Việt Nam.


2


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của
các NHTMCP Việt Nam bao gồm:
+ Các yếu tố nội bộ: Yếu tố nguồn vốn, hiệu quả quản lý chi phí, chất lượng tín
dụng, tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng NH/ tăng
trưởng tín dụng thị trường, quy mô ngân hàng, thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi tiền
gửi, độ tuổi của ngân hàng, hình thức sỡ hữu.
+ Các yếu tố vĩ mô: Tốc độ tăng trưởng GDP thực, cấu trúc kỳ hạn lãi suất.
 Phạm vi nghiên cứu là 28 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2014
cụ thể:
 Đối với nhóm NHTMCP nhà nước tác giả thu thập được dữ liệu của 4 ngân
hàng là BIDV, CTG, VCB và MHB (MHB sáp nhập với BIDV vào tháng 5/
2015 nên vẫn lấy dữ liệu từ 2008 – 2014.
 Nhóm NHTMCP tác giả thu thập được dữ liệu của 24 ngân hàng với đầy đủ
dữ liệu từ năm 2008 – 2014, một số ngân hàng như: Bảo Việt bank,
PVcombank, GPbank, Vietbank, Bắc Á bank, Southern bank và Tiên Phong
bank có dữ liệu bị gián đoạn thì tác giả loại bỏ khỏi mẫu nghiên cứu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân
hàng, tác giả sử dụng phương pháp GMM để hồi quy. Bên cạnh đó phân tích
thống kê mô tả để biết dữ liệu phân tích như thế nào, phân tích tương quan được
sử dụng để xem xét các biến có quan hệ với nhau ra sao. Sau khi hồi quy kết quả,
để đảm bảo kết quả hồi quy phù hợp thì tác giả đi kiểm định mô hình với kiểm
định Hansen test và Arellano – bond test.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
Những giải pháp nào sẽ gia tăng tỷ suất sinh lợi cho các NHTMCP Việt Nam? Cụ
thể : Những giải pháp nào được đưa ra dựa vào sự tác động của các yếu tố nội bộ
lên tỷ suất sinh lợi các NHTMCP Việt Nam? Những giải pháp nào được đưa ra dựa
vào sự tác động của các yếu tố vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi các NHTMCP Việt Nam?



3

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài góp phần tham gia vào việc hoàn thiện mô hình xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các MHTMCP tại Việt Nam. Đồng thời bài nghiên
cứu cũng đi kiểm nghiệm lại kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây cũng
như mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nghiên cứu trong tương lai.
Bằng những kiến thức đã được tiếp thu trên ghế nhà trường tác giả đã vận dụng vào
luận văn đi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng,
phân tích thực trạng các chỉ tiêu nguồn vốn, hiệu quả quản lý chi phí, chất lượng tín
dụng, tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng NH so với
tăng trưởng tín dụng thị trường, quy mô ngân hàng, thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi
tiền gửi, độ tuổi của ngân hàng, hình thức sở hữu qua các năm và kiểm định các yếu
tố này từ đó sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng, các cổ đông, các nhà đầu tư tiềm
năng sẽ nhận thấy sự tác động các yếu tố nội bộ và vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của
ngân hàng để có sự điều chỉnh phù hợp các quyết định của mình.
Mặt khác đề tài cũng cung cấp các thông tin bổ ích về hoạt động tài chính ngân
hàng để khách hàng lựa chọn mục tiêu giao dịch tốt nhất.
Đề tài cũng đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất
sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam cho các nghiên cứu sau này.
1.7 Kết cấu của luận văn
Luận án gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Chương 3: Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị các giải pháp gia tăng tỷ suất sinh lợi của các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam


4

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT
SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Giới thiệu chương 2
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân
hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các
cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động
của ngân hàng thương mại phục vụ cho nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng,
doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Ngân hàng thương mại hoạt động
với mục đích thu lợi nhuận, chính vì vậy các ngân hàng thương luôn tìm các giải
pháp để ngân hàng hoạt động hiệu quả nhằm gia tăng nguồn lợi nhuận từ đó làm gia
tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Trong chương 2 này tác giả sẽ đi vào tìm hiểu
khung lý thuyết về tỷ suất sinh lợi ngân hàng, thông qua tổng quan các nghiên cứu
trước đây ở nước ngoài và trong nước về yếu tố ảnh hưởng tỷ suất sinh lợi ngân
hàng để đưa ra lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các
NHTMCP Việt Nam.
2.1 Tỷ suất sinh lợi ngân hàng và các chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi ngân hàng
2.1.1

Khái niệm tỷ suất sinh lợi ngân hàng

Theo nhà kinh tế Hennie Van Greuning và Sonja Brajovic Bratanovic (1999, trang
83-103) đã từng nói về khả năng sinh lợi: “Một hệ thống ngân hàng phát triền bền
vững được dựa trên khả năng sinh lợi và nguồn vốn dồi dào. Khả năng sinh lợi là
một chỉ số thể hiện vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường ngân hàng và thể

hiện hiệu quả trong quản lý của ngân hàng. Khả năng sinh lợi cho phép ngân hàng
duy trì một mức độ rủi ro nhất định và cung cấp một tấm chắn chống lại các rủi ro
phát sinh trong ngắn hạn. Khả năng sinh lợi, thể hiện con số qua lợi nhuận giữ lại
thường là một trong những nguồn quan trọng bổ sung vào nguồn vốn. Lợi nhuận
giữ lại là kết quả cuối cùng cho thấy những tác động ròng của các chính sách và
hoạt động ngân hàng trong năm tài chính. Sự ổn định và tăng trưởng của lợi nhuận


5

giữ lại là dấu hiệu biểu hiện tốt nhất về hiệu suất của ngân hàng trong quá khứ và
tương lai.”
“Khả năng sinh lợi (cụ thể là tỷ suất sinh lợi) được đo lường thông qua các chỉ số tài
chính như: thu nhập lãi ròng/ tổng tài sản, , thu nhập ngoài lãi/ tổng tài sản, chi phí
lãi/ tổng tài sản, lợi nhuần ròng/ tổng tài sản (ROA), lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu
( ROE),…” (Hennie Van Greuning và Sonja Brajovic Bratanovic , 1999, trang 99).
Tuy nhiên các chỉ số đại diện cho tỷ suất sinh lợi đo lường hiệu quả của việc sử
dụng các nguồn lực của ngân hàng chủ yếu là ROA, ROE.
2.1.2

Các chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi ngân hàng

Các chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi của ngân hàng bao gồm:
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA),
tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Ngoài ra còn có các biến khác như: tỷ lệ thu nhập
lãi ngoài biên (NNIM), tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, chênh lệch lãi suất bình
quân, tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định, tỷ lệ sinh lợi hoạt động, tỷ lệ hiệu quả
sử dụng tài sản,…
2.1.2. 1 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu (ROE – Return on Equity Average)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) là tỷ số quan trọng đo lường tỷ lệ thu

nhập cho các cổ đông ngân hàng. ROE cho biết lợi nhuận ròng được tạo ra từ vốn
đầu tư của các cổ đông ngân hàng là như thế nào.
𝑅𝑂𝐸 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Vốn chủ sở hữu cao thể hiện vị thế bền vững và an toàn của ngân hàng. Khi vốn chủ
sở hữu thấp hoặc lợi nhuận ròng cao thì ROE sẽ cao. Tỷ lệ ROE càng cao cho thấy
ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình.


6

ROE có thể được phân tích thành hai thành tố là sức sinh lời trên tổng tài sản và hệ
số nhân EM:
ROE =

ROA x EM

𝑅𝑂𝐸 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝑥
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ỡ ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Trong đó: ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân
EM: Số nhân
Số nhân phản ánh tổng tài sản sẵn có trên một đồng vốn được đầu tư bởi chủ sở hữu

và cung cấp thông tin về đòn bẩy tài chính của ngân hàng. Mà 𝐸𝑀 =
1
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
1−
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Số nhân của các ngân hàng thường cao vì hoạt động của ngân

hàng chủ yếu được tài trợ từ các khoản phải trả là tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm của
khách hàng.
2.1.2. 2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA – Return on Asset
Average)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA) là chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả
quản lý của ngân hàng. ROA cho thấy khả năng lãnh đạo ngân hàng trong quá trình
chuyển tài sản thành thu nhập ròng. Hay nói cách khác, ROA thể hiện khả năng sinh
lợi trên một đồng tài sản.
𝑅𝑂𝐴 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

ROA có thể được phân tích thành hai thành tố là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và
hiệu suất sử dụng tài sản.
𝑅𝑂𝐴 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝐷𝑂𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

𝑥


𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛


7

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập - doanh thu và
đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng trên mức độ doanh thu đạt được.
Hiệu suất sử dụng tài sản thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và tài sản, đo lường
tính hiệu quả trong việc sử dụng tài sản tạo ra doanh thu.
Khi ROA cao cho thấy ngân hàng đã thiết lập một doanh mục tài sản một cách hợp
lý để đạt kết quả kinh doanh cao. Ngược lại, ROA thấp có thể là kết quả của việc
phân bố danh mục tài sản chưa hợp lý như chính sách đầu tư chưa đúng, cấp tín
dụng không hiệu quả, hay thu nhập lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán thua
lỗ,… dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận ròng / doanh thu thấp dẫn đến ROA thấp. Ngoài ra
ROA thấp còn do hiệu suất sử dụng tài sản thấp.
2.1.2. 3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ( NIM – Net Interest Margin)
Thu nhập lãi cận biên được đo lường bằng cách lấy thu nhập ròng từ lãi trừ đi chi
phí trả lãi rồi chia cho tổng tài sản.
𝑁𝐼𝑀 =

𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 − 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ừ 𝑙ã𝑖
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Chỉ tiêu NIM cho biết thu nhập lãi thuần từ các khoản đầu tư bởi nguồn huy động
vốn từ tiền gửi, đi vay ngân hàng và là nguồn quan trọng tạo ra lợi nhuận cho ngân
hàng. Thu nhập từ lãi là các khoản thu nhập mà ngân hàng có được từ tài sản như:
cho vay, thấu chi, tài trợ thương mại, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài chính và các
hoạt động cấp tín dụng khác. Chi phí trả lãi bao gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi
của khách hàng, chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá và chi phí huy động vốn

khác.Ngân hàng huy động vốn với lãi suất thấp và cấp tín dụng với lãi suất cao hơn.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
Cũng giống như các doanh nghiệp, tỷ suất sinh lợi ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố như chất lượng nguồn vốn, quy mô tài tài, quản trị chi phí, ngoài ra còn
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đặc trưng của ngành như chất lượng tín dụng, tăng


8

trưởng tiền gửi, tăng trưởng tín dụng,…Nhiều nghiên cứu trước đây đã phân loại
các yếu tố mà ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trên thành 2 nhóm là các yếu tố nội bộ
và các yếu tố vĩ mô. Yếu tố nội bộ là các yếu tố chịu ảnh hưởng bởi các quyết định
quản lý và mục tiêu chính sách của ngân hàng. Yếu tố vĩ mô là các yếu tố không
liên quan đến các quyết định quản lý ngân hàng.Trong bài nghiên cứu của mình tác
giả cũng chia các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thành 2
nhóm: các yếu tố nội bộ và các yếu tố vĩ mô.
2.2. 1 Các yếu tố nội bộ của ngân hàng
2.2.1. 1 Yếu tố nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn do các chủ sở hữu đóng
góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh.
Sự an toàn nguồn vốn của ngân hàng được đo lường bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản (EA).
𝐸𝐴 =

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Sự an toàn toàn của nguồn vốn được đề cập đến đó là khả năng giải quyết các rủi ro
xảy ra trong hoạt động ngân hàng, bù đắp các khoản lỗ phát sinh không lường
trước. EA là tỷ lệ quan trọng cho thấy khả năng ứng phó với các rủi ro tiềm ẩn có

nguy cơ xảy ra. Một ngân hàng mà có tỷ lệ này cao hơn có nghĩa là ngân hàng này
an toàn hơn, ít rủi ro hơn sẽ có thể chống chọi với các khó khăn khi thiếu vốn giảm
thiểu sự lệ thuộc vào nguồn vốn đi vay từ bên ngoài. Chính vì vậy đã xuất hiện quan
điểm cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao hơn sẽ giúp ngân hàng an
toàn hơn, tăng mức độ tín nhiệm xếp hạng tín dụng, giảm chi phí sử dụng vốn bên
ngoài; điều này có tác động tích cực tới tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (Bourke
,1989; Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999; Abreu and Mendes, 2002; Goddard và
cộng sự, 2004, Naceur và Goaied, 2001, 2008; Pasiouras và Kosmidou, 2007 và
García-Herrero và cộng sự , 2009).


9

Tuy nhiên theo giả thuyết rủi ro và tỷ suất sinh lợi thì ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên tổng tài sản càng thấp, ngân hàng càng sử dụng đòn bẩy tài chính thì tỷ
suất sinh lợi ngân hàng càng cao.
Theo Hiệp ước Basel được thiết lập về quản trị an toàn vốn thì Basel có quy định về
vốn tự có của các ngân hàng của các quốc gia tham gia thỏa ước.Ủy ban Basel II
quy định về an toàn vốn tối thiểu phải ít nhất là 8% ( CAR = vốn tự có/ tổng tài sản
có rủi ro quy đổi), và Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành thông tư 13 năm 2010
quy định áp dụng mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải là 9% đối với các ngân hàng
thương mại hoạt động tại Việt Nam.
2.2.1. 2 Hiệu quả trong quản lý chi phí
𝐶𝑂𝑆𝑅 =

𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝

Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập (COSR) được sử dụng như chỉ số đo lường chi phí
hoạt động của ngân hàng. Chi phí hoạt động ngân hàng bao gồm các khoản chi nộp

thuế, phí lệ phí, chi phí lương nhân viên, chi về tài sản, chi phí quản lý công vụ, chi
phí dự phòng ( trừ dự phòng rủi ro tín dụng) và chi phí hoạt động khác.Chỉ số phản
ảnh mức độ hiệu quả trong việc quản lý chi phí, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của ngân hàng. Việc quản lý chi phí hiệu quả phụ thuộc nhiều vào năng lực
của nhà quản trị mỗi ngân hàng. Theo nghiên cứu của Aleksiou & Sofoklis (2009)
và Zeitun (2012) đã tìm thấy mối quan hệ nghịch giữa COSR với tỷ suất sinh lợi
của ngân hàng, nghĩa là với tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập càng cao thì sẽ càng ảnh
hưởng tiêu cực tới tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
2.2.1. 3 Chất lượng tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng mang lại nguồn thu nhập chính
cho ngân hàng đặc biệt đối với ngân hàng chuyên về các hoạt động truyền thống.
Chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro tín
dụng. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần thận trọng trong quá trình mở rộng tín dụng,
cải tiến quy trình tín dụng và cần tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật.


10

Chất lượng tín dụng được đo lường thông qua chỉ số tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
trên tổng dư nợ (LLR):
𝐿𝐿𝑅 =

𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ

LLR là tỷ lệ phần trăm của tổng dư nợ được dành riêng cho các khoản nợ xấu. Quỹ
dự phòng rủi ro tín dụng sẽ bù dắp cho các khoản lỗ phát sinh từ các khoản cấp tín
dụng. LLR thấp cho thấy chất lượng tín dụng được đánh giá cao. Chỉ số càng cao
cho thấy chất lượng tín dụng càng thấp, nguy cơ ngân hàng đối mặt với tình trạng
khó thu hồi nợ, đe dọa đến lợi nhuận của ngân hàng và sẽ dẫn đến tỷ suất sinh lợi sẽ

thấp. Theo nghiên cứu của Sufian (2011) và mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro
trên tổng dư nợ và tỷ suất sinh lợi ngân hàng là quan hệ nghịch. Cũng như nghiên
cứu của Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) hai tác giả này cũng đưa ra
kết luận rằng tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ có mối quan hệ nghịch chiều với
tỷ suất sinh lợi ngân hàng.
2.2.1. 4 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm
Đối với hoạt động của ngân hàng nguồn vốn cung cấp chủ yếu cho hoạt động của
ngân hàng chính là nguồn vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân tổ chức trong nền
kinh tế. Một ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của tiền gửi vào ngân hàng
càng cao thì có thể mở rộng hoạt động kinh doanh và tạo ra nguồn tỷ suất sinh lợi
nhiều hơn.
Tuy nhiên theo nghiên cứu của Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) việc
đóng góp vào việc tăng tỷ suất sinh lợi ngân hàng do tăng trưởng tiền gửi còn phụ
thuộc nhiều yếu tố. Thứ nhất phụ thuộc vào khả năng chuyển tiền gửi của khách
hàng thành tài sản mang lại nguồn thu nhập, phản ánh qua hiệu quả hoạt động của
ngân hàng. Thứ hai phụ thuộc vào chất lượng tín dụng được cấp. Vì vậy dấu của
mối quan hệ giữa tăng trưởng tiền gửi hàng năm và tỷ suất sinh lợi ngân hàng có thể
- / +.


11

2.2.1. 5 Sự khác nhau giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với thị trường
Tăng trưởng tín dụng là một hoạt động quan trọng mà bất cứ ngân hàng nào cũng
quan tâm để đạt được kết quả mong đợi là tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng mình.
Tuy vây, một khi tăng trưởng tín dụng quá nóng sẽ không làm cho lợi nhuận ngân
hàng thêm khả quan mà còn tác động xấu đến hoạt động ngân hàng như các nguy cơ
về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,…
Sự khác nhau giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với tăng trưởng tín dụng toàn
thị trường sẽ là thước đo giúp cho ngân hàng kiểm soát được tốc độ tăng trưởng tín

dụng của ngân hàng so với tăng trưởng tín dụng của thị trường như thế nào từ đó
đưa ra mức độ tăng trưởng tín dụng hợp lý.
Yếu tố này được đo lường bằng Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng (-) tỷ lệ
tăng trưởng tín dụng của thị trường. Theo quan điểm lý thuyết, thì sự ảnh hưởng của
yếu tố này đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là rất khó để dự đoán. Còn theo kết
quả nghiên cứu của Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) thì chênh lệch
giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với thị trường có quan hệ thuận chiều với tỷ
suất sinh lợi ngân hàng.
2.2.1. 6 Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng (SIZE) được thể hiện qua yếu tố tổng tài sản của ngân
hàng.Tổng tài sản của ngân hàng bao gồm tiền, tài sản tài chính ngắn hạn, tín dụng,
đầu tư chứng khoán và tài sản khác. Quy mô tài sản càng lớn thì ngân hàng càng ít
nhạy cảm với những rủi ro thị trường và ít lâm vào tình trạng vỡ nợ. Về mặt lý
thuyết, quy mô tài sản càng lớn có thể đạt được tỷ suất sinh lợi càng cao theo quy
mô kinh tế, điều này được thể hiện trong nghiên cứu của Smirlock (1985). Bởi vì
các ngân hàng có quy mô lớn có các sản phẩm được đa dạng hơn các ngân hàng có
quy mô nhỏ, điều này sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng. Nhưng nếu quy mô tài sản
lớn quá sẽ dẫn đến những hiện tượng phi kinh tế theo quy mô gây khó khăn trong
giám sát quản lý sẽ tác động tiêu cực tới sức sinh lợi của ngân hàng ( theo nghiên
cứu của Pasiouras and Kosmidou, 2007).


12

2.2.1. 7 Thu nhập từ lãi
Nguồn thu nhập của ngân hàng chủ yếu đến từ 2 nguồn đó là nguồn thu từ các hoạt
động truyền thống (hoạt động cấp tín dụng) và nguồn thu từ phí và hoa hồng của
các hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên hoạt động
này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Bởi vì thu nhập biên
của phí và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cao hơn thu nhập biên của hoạt động

truyền thống nên tác giả mong đợi tỷ suất sinh lợi ngân hàng sẽ giảm nếu tỷ lệ thu
nhập từ lãi hoạt động/ tổng thu nhập này tăng lên.
2.2.1. 8 Chi phí trả lãi tiền gửi
Như đã đề cập ở trên, hoạt động gửi tiền từ các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế
cung cấp cho ngân hàng đến 80% vốn để hoạt động. Đây cũng là kênh tiết kiệm an
toàn cho người dân. Khi gửi tiền tại ngân hàng, họ sẽ nhận được khoản tiền lãi, đó
chính là chi phí lãi tiền gửi phải trả của ngân hàng.
Chi phí trả lãi tiền gửi được đo lường bằng chi phí trả lãi trên tổng tiền gửi. Chi phí
trả lãi tiền gửi có ảnh hưởng đến tổng chi phí hoạt động của ngân hàng từ đó ảnh
hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nếu ngân hàng có chi phí trả lãi tiền
gửi càng thấp thì tỷ suất sinh lợi ngân hàng càng cao và ngược lại.
2.2.1. 9 Độ tuổi của ngân hàng và hình thức sở hữu
Ngân hàng càng lâu năm thì càng mang lại tỷ suất sinh lợi hiệu quả hơn (Beck và
cộng sự, 2005). Tác giả chia các ngân hàng thành 2 nhóm: thành lập trước 1990 và
sau 1990.
Theo một số quan điểm cho rằng hình thức sở hữu ngân hàng không xác định được
có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Như nghiên cứu của Bourke,
(1989); Molyneux & Thornton (1992) đều tìm thấy mối quan hệ giữa hình thức sở
hữu và tỷ suất sinh lợi là không có ý nghĩa. Tuy nhiên, Micco và cộng sự (2007) và
Iannotta & cộng sự (2007) đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ có sử ảnh hưởng của
hình thức sở hữu lên tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Dựa vào mức độ sỡ hữu cổ
phần ≥ 50% để phân ra ngân hàng nhà nước hay cổ phần.


13

2.2. 2 Các yếu tố vĩ mô
2.2.2. 1 Tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm
Tổng sản phẩm quốc nội hàng năm (GDP) là chỉ số kinh tế vĩ mô phản ánh sự gia
tăng hoạt động kinh tế và thu nhập trong nước. GDP là giá trị của tất cả sản phẩm

và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời
kỳ nhất định, thường là một năm. Tốc độ tăng trưởng GDP thường được sử sử để đo
lường GDP, ns cho biết sự thay đổi hàng năm của GDP như thế nào. Tăng trưởng
GDP được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến cung cầu vốn của nền kinh tế. Khi nền kinh tế
tăng trưởng thì nhu cầu vay vốn gia tăng làm tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng
dẫn đến tỷ suất sinh lợi gia tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu vay
vốn giảm, giảm thu nhập cho ngân hàng.
GDP danh nghĩa là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành.
Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó.
GDP thực tế là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế
được tính theo mức giá cố định của năm cơ sở (năm gốc).
GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại những sai lệch như sự mất giá của
đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn
số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. Chính vì vậy, thay vì sử
dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa thì tác giải sử dụng tốc độ tăng
trưởng GDP thực (Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999; Bikker và Hu,2002;
Athanasoglou và cộng sự, 2008). Theo đó, vì nhu cầu cho vay tăng trong chu kỳ đi
lên của nền kinh tế, tác giả mong đợi một mối quan hệ tích cực giữa tỷ suất sinh lợi
của các ngân hàng và tăng trưởng GDP.
2.2.2. 2
Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
Lãi suất là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản có tầm ảnh hưởng quan
trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Công cụ lãi suất là công cụ quan
trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia để điều tiết lãi suất huy động, lãi suất cho
vay của ngân hàng. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh
của ngân hàng và tác động đến tỷ suất sinh lợi. Lãi suất thị trường được quyết định


×