TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
TRẦN THỊ HỒNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI
PHÁT ÂM CHO TRẺ 5-6 TUỔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ
HÀ NỘI - 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
TRẦN THỊ HỒNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI
PHÁT ÂM CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ
Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ LAN ANH
HÀ NỘI -2016
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô khoa Giáo dục Mầm non đã giúp đỡ em trong quá trình
học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp
Đại học.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớiTS. Lê Thị Lan Anhngười đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận với đề tài “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho
trẻ 5-6 tuổi”.
Qua đây em xin gửi tới Ban giám hiệu và các cô giáo trường Mầm non
Dân Hòa - Huyện Thanh Oai - thành phố Hà Nội cùng các bạn sinh viên k38 khoa Giáo dục Mầm non lời cảm ơn chân thành nhất.
Hà nội, ngày 26 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Trần Thị Hồng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.Các số
liệu, căn cứ, kết quả có trong khóa luận là trung thực.Đề tài này chưa được
công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Hà nội, ngày 26 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Trần Thị Hồng
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
(A)
: lớp 5 tuổi A trường Mầm non Dân Hòa
(B)
: lớp 5 tuổi B trường Mầm non Dân Hòa
Đ
: đúng
S
: sai
TP
: thành phố
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của trẻ ................................................... 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
7. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................... 7
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................... 8
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................ 8
1.1.1. Cơ sở tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo ............................................... 8
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học .................................................................... 17
1.1.3. Một số lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............................. 24
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 26
1.2.1. Khái quát về trường Mầm non Dân Hòa ..................................... 26
1.2.2. Điều tra thực trạng ..................................................................... 28
1.3. Nguyên nhân mặc lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ............. 34
1.3.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................... 34
1.3.2. Nguyên nhân khách quan ............................................................ 35
CHƯƠNG 2.MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO TRẺ 5 6 TUỔI ........................................................................................................ 38
2.1. Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ........................................... 38
2.1.1. Sửa lỗi phát âm thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ ...... 39
2.1.2. Sửa lỗi phát âm thông qua việc trò chuyện với trẻ hằng ngày ..... 44
2.1.3. Sửa lỗi phát âm thông qua hoạt động làm quen với các tác
phẩm văn học....................................................................................... 47
2.1.4. Sửa lỗi phát âm thông qua các bài hát dành cho trẻ mầm non ............ 53
2.1.5. Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua việc kết hợp giữa gia đình và
nhà trường ........................................................................................... 56
2.1.6. Biện pháp khuyến khích trẻ tự phát hiện sữa lỗi phát âm cho nhau
............................................................................................................. 57
CHƯƠNG 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 60
3.1. Mục đích điều tra............................................................................... 60
3.2. Nội dung điều tra ............................................................................... 60
3.3. Phương pháp điều tra ......................................................................... 60
3.4. Cách thức điều tra.............................................................................. 61
3.5. Kết quả thực nghiệm.......................................................................... 61
KẾT LUẬN ................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 67
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển của thời đại, đất nước ta đang trong thời kì đổi
mới, với trọng tâm là phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nước đang
cần những nguồn năng lực dồi dào về thể chất, đạo đức, trí tuệ…Để thực hiện
được điều đó chúng ta cần phải đầu tư đến yếu tố con người và vai trò của
giáo dục.
Đặc biệt, Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân, nó giữ vai trò nền tảng, đặt nền móng - viên gạch đầu tiên cho
việc giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mầm non.
Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là
niềm hạnh phúc, tự hào của toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của
chúng ta đã nói: “Trẻ em như búp trên cành biết ăn biết ngủ, biết học hành là
ngoan”. Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã
hội. Trẻ em là mầm non của đất nước do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục,
dạy dỗ chu đáo của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Nếu trẻ bị bỏ mặc
không được sự rèn luyện, quan tâm chăm sóc, giáo dục từ những người đi
trước thì trẻ sẽ phát triển một cách lệch lạc, không bình thường được. Để
những mầm non lớn lên khỏe mạnh, phát triển tốt và trở thành những công
dân có ích cho đất nước, cho xã hội thì ngay từ bây giờ chúng ta cần phải chú
trọng tới việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, cần phải quan tâm, đáp
ứng nhu cầu phát triển của trẻ về mọi mặt và không để phạm những sai lầm
trong việc giáo dục, vì đối với trẻ thơ “sai một li sẽ đi một dặm”. Như vậy trẻ
mới phát triển đúng hướng và toàn diện về nhân cách để phù hợp với mục tiêu
chung của ngành giáo dục mầm non.
Trong mục tiêu chung của giáo dục mầm non đã đặt ra rất nhiều kế
hoạch nhằm phát triển ở trẻ về mọi mặt: thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chất,
1
ngôn ngữ… để trẻ có kiến thức, hành trang đầu đời vững chắc khi rời trường
mầm non, rời cô giáo như người mẹ thứ 2, có thể tự lập, sớm thích nghi , hòa
nhập bước vào môi trường mới đó là các bậc học phổ thông. Đúng như L.N.
Tônxtôi đã nhận định khi nhấn mạnh ý nghĩa của trẻ trước tuổi đi học, rằng:
“Tất cả những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều
được thu nhận trong thời thơ ấu. Trong quãng thời gian còn lại những cái mà
nó thu nhận được chỉ đáng 1% những cái đó mà thôi”.Ông đã nêu ra một
phép so sánh “Nếu từ đứa trẻ 5 tuổi đến người lớn, khoảng cách chỉ là một
bước thì từ đứa trẻ sơ sinh đến đứa trẻ 5 tuổi là một khoảng dài kinh khủng”.
Với ý nghĩa to lớn ấy, Giáo dục mầm non ngày nay được sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước để khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình.Mầm
non có được nền móng vững chắc thì tương lai nước nhà ngày càng vững
mạnh, giàu đẹp, phát triển và phồn vinh.
Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con
người, trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Khi nói về
ngôn ngữ, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga E.I.Tikheeva đã khẳng
định "Tiếng mẹ đẻ là cơ sở phát triển trí tuệ và là nguồn gốc để chiếm lĩnh
kho tàng kiến thức của dân tộc và nhân loại".Vì vậy, trong công tác chăm sóc
và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ bởi lẽ ngôn
ngữ chính là phương tiện để tư duy, đóng vai trò rất to lớn trong việc phát
triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác. Ngoài ra, với trẻ ngôn ngữ còn là
phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi, giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo
đức mang tính chuẩn mực, tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc và trên
thế giới.
Trẻ lứa tuổi mầm non vẫn đang trong giai đoạn học nói, được ví như là
giai đoạn “siêu tốc” trong việc phát triển ngôn ngữ. Việc trẻ biết phát âm
đúng tiếng mẹ đẻ, nói có ngữ điệu, đúng ngữ pháp, biết biểu đạt ý nghĩ bằng
2
ngôn ngữ, biết dùng
ùng ngôn ngữ
ng làm phương tiện chính để tiếp
ếp xúc, giao lưu…
l
là hoàn toàn có thể đạt được
đ
ở lứa tuổi 5-6 tuổi. Nhưng hiệnn nay ở các trường
Mầm non, trẻ 5-6 tuổi
ổi còn
c nhiều cháu nói ngọng, không diễn
ễn đạ
đạt được bằng
lời, suy nghĩ của mình
ình một
m cách mạch lạc… dẫn đến việc tiếp
ếp thu bbài học ở
lớp 1 chậm, khó khăn,
ăn, trẻ
tr nhút nhát, sợ sệt, trẻ khó gia nhập vào
ào các quan hhệ
mới với cô, với bạn.
Hơn nữa, Trẻẻ ở trong giai đoạn này luôn tò mò về thếế giớ
giới xung quanh
mình, trẻ nói rấtt nhiều vvà thường đưa ra những câu hỏi vềề nguy
nguyên nhân,
nguồn gốc hiện tượng,
ợng, sự
s vật để thỏa mãn sự hiểu biết của
ủa trẻ
trẻ. Đồng thời,
cùng với sự học hỏi làà ssự mắc lỗi, trẻ thường mắc một số lỗi về ngôn ngữ tiêu
biểu là lỗi phát âm, đây cũng
c
là thời kì chuẩn bị cho trẻ bước
ớc vvào lớp 1, hình
thành những yếu tố
ố tiền đọc, tiền viết. Hơn nữa, trẻ thời kìì này có đặc điểm là
rất dễ uốn nắn vàà có nh
nhịp độ phát triển rất nhanh.Nếu nhàà giáo ddục bỏ qua
giai đoạn phát cảm
m trong ngôn ngữ
ng này sẽ là thiệt thòi lớn
ớn cho sự
s phát
triển của đứa trẻ, trẻẻ sẽ khó theo kịp sự phát triển củaa các bạn
b cùng lứa
tuổi.
i. E.I.Tikheeva cho rrằng phát triển ngôn ngữ cho trẻ làà khâu ch
chủ yếu
của hoạt động
ng trong trường
tr
mẫu giáo, là tiền đề cho mọi sự
ự thành
th
công. Vì
thế, đây là thời điểm
m tốt nhất
nh để rèn luyện phát âm và phát triển
ển ngôn ng
ngữ cho
trẻ, nếu biết tận dụng
ụng thời
th cơ này thì sẽ đạt hiệu quả cao giúp tr
trẻ phát triển
vốn từ một cách toàn
àn diện
di hơn.
Từ những
ng lí do trên, bản
b thân chúng tôi là những ngườii giáo viên m
mầm
non tương
ng lai, chúng tôi luôn gần
g gũi các cháu trong các hoạtt đđộng trên lớp,
giờ ăn, giờ chơi…
i… và các hoạt
ho động khác của trẻ trong nhà trư
trường. Với sự
nhiệtt tình, lòng yêu ngh
nghề, mến trẻ chúng tôi đã tìm hiểuu các llỗi phát âm
thường gặp ở trẻ mầm
m non, mong muốn
mu trẻ phát âm chuẩn mự
ực, dựa trên cơ
sở đó tìm
ìm ra nguyên nhân và các biện
bi pháp sửa lỗii phát âm cho tr
trẻ là việc hết
sức quan trọng. Để sau này bước
b
vào trường phổ thông trẻ có nhi
nhiều thuận lợi
3
trong học tập cũng như trong giao tiếp.Từ đó có hướng uốn nắn và rèn cho trẻ
phát âm đúng, không để trẻ phát âm sai hoặc nói ngọng, giúp trẻ biết điều
chỉnh âm lượng, thể hiện đúng ngữ điệu trong lời nói.Thông qua đó chúng tôi
có thêm điều kiện và cơ hội để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và
nghiệp vụ của bản thân hơn nữa. Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục –
đào tạo trong trường mầm non, giúp trẻ phát triển đúng hướng và toàn diện.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên chúng tôi đã mạnh dạn
chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ 5-6
tuổi”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Loài người ngay từ thuở sơ khai đã sáng tạo ra ngôn ngữ, một hệ
thống tín hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện cơ bản và quan trọng nhất
trong giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng người. Cũng từ đó
ngôn ngữ được phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người.Ngôn
ngữ chính là một trong những yếu tố nâng tầm cao của con người lên vượt
xa về chất so với mọi giống loài.Vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một
nội dung vô cùng quan trọng của giáo dục mầm non để hình thành giáo dục và
phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Vì thế, nó được nhiều nhà nghiên cứu
giáo dục quan tâm và đi sâu tìm hiểu ngiên cứu về ngôn ngữ trẻ em Việt Nam
và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
Trong cuốn “Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm
non” của tác giả Đinh Hồng Thái (2007), Nxb Đại học Sư phạm cũng chú
trọng tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, giáo dục chuẩn mực ngữ
âm tiếng việt, hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, dạy trẻ các
mẫu câu tiếng việt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo, phát triển
nghệ thuật ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua thơ và truyện để tạo tiền
đề tốt cho trẻ bước vào lớp một.
4
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn giáo trình “Phương pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (1997), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nộiđã
đưa ra những nhiệm vụ, nội dung của việc dạy nghe và phát âm đúng cho
trẻ.Tác giả đề cập đến một số lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải. Các lỗi
phát âm được trình bày lần lượt theo cấu trúc âm tiết: lỗi thanh điệu, âm
chính, âm đầu, âm đệm, âm cuối. Trong mỗi lỗi tác giả đề cập đến nguyên
nhân mắc lỗi đó ở trẻ, qua đó tác giả cũng đưa ra một số trò chơi nhằm luyện
cách phát âm cho trẻ. Đây là cuốn giáo trình đầu tiên đề cập đến các vấn đề
khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang được thực hiện vào trong nhà trẻ,
mẫu giáo ở nước ta một cách toàn diện, có hệ thống và sát với nội dung
nghiên cứu trong đề tài này.
Ngoài ra,phải kể đến cuốn sách“Ngữ âm tiếng Việt” của tác giả Đoàn
Thiện Thuật ( 2003), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
“Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết
đã đề cập đến sự phát triển vốn từ của trẻ ở từng giai đoạn lứa tuổi.
Các bài viết trong các tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục” còn quan tâm
nhiều đến ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi nhưng chủ yếu về vấn đề chuẩn bị
cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học đọc, học viết ở lớp 1 như bài viết của Lê
Thị Ánh Tuyết; “Chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học chữ” của Nguyễn
Phương Nga.
Và nhiều cuốn sách, tạp chí khác cũng đề cập đến vấn đề này.
Nhìn chung vấn đề phát triển ngôn ngữ trẻ em được các nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu ở nhiều mặt, nhiều lứa tuổi khác nhau.Tựu chung
lại, các nhà khoa học đều hướng tới mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đưa
ra các lỗi phát âm ở trẻ, tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc
phục, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục mầm non nói
riêng và nền giáo dục của đất nước ta nói chung. Tuy nhiên, cho đến thời
5
điểm này theo nhận định cuả chúng tôi, hầu hết các tác giả quan tâm tới lỗi
phát âm của trẻ, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục. Song
các tác giả mới đưa ra những vẫn đề còn chung chung, sơ lược, mang tính lí
luận mà chưa đưa ra được những biện pháp tối ưu nhất, mang tính thực tiễn
nhất để sửa lỗi phát âm cho trẻ 5-6 tuổi. Chính vì lí do này, chúng tôi càng có
quyết tâm theo đuổi, nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi
phát âm cho trẻ 5-6 tuổi”.
3. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các biện pháp khắc phục, sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non 5-6
tuổi khu vực huyện Thanh Oai - TP Hà Nội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của trẻ
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi đi vào thực tế tìm hiểu một số lỗi phát âm
thường gặp ở trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi nhưng do thời gian và điều kiện không
cho phép nên chúng tôi chỉ có thể điều tra thực tế lỗi phát âm ở 2 lớp 5-6 tuổi
của trường Mầm non Dân Hòa - huyện Thanh Oai- TP Hà Nội:
- Lớp 5 tuổi A
- Lớp 5 tuổi B
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tìm ra một số biện phápsửa
lỗi phát âm và nguyên nhân mắc lỗi phát âm của trẻ 5-6 tuổi khu vực huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Đưa ra một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Thực nghiệm sư phạm.
6
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi có sử dụng:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra (sử dụng phiếu anket)
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung khóa luân gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ 5-6 tuổi
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
7
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo
1.1.1.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi mầm
non - tức là lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông.Học tập ở trẻ vẫn là “Học
mà chơi, chơi mà học”. Học theo nghĩa là chơi theo một trình tự hành động
gần giống như học. Thể hiện ở: nội dung học vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ,
đối tượng của “tiết học” là những kiến thức rất cụ thể, trực quan sinh động.
Các trình tự học tập diễn ra giống với tiết học, nhưng không nghiêm ngặt,
căng thẳng như tiết học. Nhưng tiết học vẫn đủ các bước lên lớp như: tổ chức
lớp, tiến hành tiết dạy (vào bài, nêu câu hỏi đặt vấn đề, giảng giải khái niệm),
kết thúc tiết dạy bằng cách cho trẻ nhắc lại những khái niệm đã học (củng cố
bài)…
Những chức năng tâm lý diễn ra trong "tiết học" giống như tiết học ở
lớp một, học sinh phải chú ý nghe cô hướng dẫn, giảng giải, phải sử dụng các
hình thức nhớ, các thao tác tư duy diễn ra theo yêu cầu của tiết học. Ý thức
được huy động đến mức tối đa để hiểu bài.Trẻ tập làm quen với các tiết học
để lĩnh hội những tri thức đơn giản gần gũi đối với trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ
vào lớp một. Trẻ dần dần nhận thức được nhiệm vụ học tập, bổn phận, trách
nhiệm của học sinh phải làm gì cho cô giáo vui lòng, bạn bè yêu mến.
Khả năng tập chung, chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ có ý thức, biết
tập trung sự chú ý của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc
lao động tự phục vụ. Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút, đối
tượng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết
của trẻ.Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2,3 đối tượng cùng một lúc.Tuy
8
nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động.Di chuyển chú ý
của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt. Sự phân tán chú ý ở trẻ còn
mạnh, nhiều khi trẻ không tự chủ được do xung lực bản năng chi phối. Do vậy
cần thay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn. Ở giai đoạn này ý nghĩa của âm
thanh làm cho trẻ chú ý nhiều.Từ âm thanh bên ngoài, trẻ biết chú ý tập trung
vào sự suy nghĩ, cảm xúc bên trong trí óc trẻ.Cần luyện tập các phẩm chất chú
ý cho trẻ qua các trò chơi và các tiết học.
Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự
nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn. Thể
hiện ở: Mức độ phong phú của các kiểu loại; Mức độ chủ định các quá trình
tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn; Tính mục đích hình thành và phát triển ở
mức độ cao hơn; Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn; Khả
năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển. Ở đây chúng ta chỉ đề cập
tới quá trình tâm lý phát triển mạnh mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy. Sự
phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết lập
nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa
mới và cũ, gần và xa...
Đặc tính chung của sự phát triển tư duy: Trẻ đã biết phân tích tổng hợp
không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ. Tư duy của trẻ dần
dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn.Dần dần trẻ
phân biệt được thực và hư. Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không
gian, thời gian, quan hệ xã hội...Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của
mình, trách nhiệm đối với hành vi. Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về
cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo,
tính linh hoạt, độ mềm dẻo...Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy
hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế.Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà
9
cả loại tư duy hình ảnh trực quan, tư duy trừu tượng dược phát triển ở trẻ.
Loại tư duy này giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan.
Sự phát triển xúc cảm và tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện
tình cảm bạn bè. Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi,
mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với
những người xung quanh. Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với
các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành như:
Tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo, với người thân,
người lạ... Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính
chất tình huống.
Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích
niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm
nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực: trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ
nhiều thành công, thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.
Tình cảm đạo đức của trẻ đã được hình thành do lĩnh hội được ý nghĩa
các chuẩn mực hành vi tốt, xấu; qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các
thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ... Trẻ
ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người.
Tình cảm thẩm mỹ của trẻ hình thành qua các tiết học nghệ thuật tạo
hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh... Cùng với những nhận thức
về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ
ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn (lúc đầu theo chuẩn của bé dần
dần phù hợp với đánh giá của những người xung quanh) xúc cảm thẩm mỹ, óc
thẩm mỹ phát triển.
Ý chí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi gắn liền với sự phát triển trí tuệ và tình
cảm đạo đức của trẻ. Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi nên trẻ
thường được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ... Trẻ dần dần đã xác định rõ
10
mục đích của hành động.Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố
gắng hoàn thành nhiệm vụ.Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn được nghe kể
chuyện nhiều hơn nhưng không được cô giáo đáp ứng, phải chuyển trò chơi
mà trẻ không thích.Tính mục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng
hoàn thành công việc. Tính kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp “công việc”
vui chơi và phải quét nhà, nhặt rau để khi mẹ về là mọi việc phải xong cho mẹ
hài lòng.Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần được hình thành ở trẻ.Sự
phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, các biện
pháp giáo dục của cha mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh.
Sự xác định ý thức bản ngã cũng được hình thành ở lứa tuổi này. Tiền
đề của ý thức bản ngã là việc tự tách mình ra khỏi người khác đã được hình
thành từ cuối tuổi ấu nhi. Tuy nhiên phải trải qua một quá trình phát triển thì ý
thức bản ngã của trẻ mới được xác định rõ ràng. Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ
mới hiểu được mình như thế nào, có những phẩm chất gì, những người xung
quanh đối xử với mình ra sao, và tại sao mình có hành động này hay hành
động khác... ý thức bản ngã được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về
thành công và thất bại của mình, về những ưu điểm và khuyết điểm của bản
thân, về những khả năng và cả sự bất lực. Để đánh giá bản thân một cách
đúng đắn, đầu tiên đứa trẻ phải học cách đánh giá người khác và nghe những
người xung quanh đánh giá mình như thế nào.Thoạt đầu sự đánh giá của trẻ
về người khác còn phụ thuộc nhiều vào thái độ của nó đối với người
này.Chẳng hạn mọi đứa trẻ đều đánh giá mẹ mình bao giờ cũng tốt.Cuối tuổi
mẫu giáo lớn, trẻ nắm được kỹ năng so sánh mình với người khác, điều này là
cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn hơn và cũng là cơ sở để noi gương
những người tốt, việc tốt.
Ở tuổi mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong sự phát
triển giới tính của trẻ. Trẻ không những nhận ra mình là trai hay gái mà còn
11
biết nếu mình là trai hay gái thì hành vi này phải thể hiện như thế nào cho phù
hợp với giới tính của mình.Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ
điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn
mực, những quy tắc xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội.Ý thức bản
ngã được xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực hiện các hành động có chủ
tâm hơn. Nhờ đó các quá trình tâm lí mang tính chủ định rõ rệt.
Thời điểm lúc trẻ tròn 6 tuổi là một bước ngoặt quan trọng của trẻ.Ở độ
tuổi mẫu giáo lớn là thời kỳ trẻ đang tiến vào bước ngoặt đó với sự biến đổi
của hoạt động chủ đạo.Hoạt động vui chơi vốn giữ vị trí chủ đạo trong trong
suốt thời kỳ mẫu giáo, nhưng vào cuối tuổi này không còn giữ nguyên dạng
hoàn chỉnh của nó, những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh. Cuối
giai đoạn mẫu giáo lớn, trẻ đã có những tiền đề cần thiết của sự chín muồi đến
trường về các mặt tâm sinh lý, nhận thức, trí tuệ ngôn ngữ và tâm thế để trẻ có
thể thích nghi bước đầu với điều kiện học tập ở lớp 1.Việc chuẩn bị cho trẻ
vào học lớp 1 là chuẩn bị những tiền đề, những yếu tố của hoạt động học tập
để có thể thích ứng tốt nhất, nhanh nhất đối với việc học ở lớp 1.
Như vậy, các đặc điểm tâm lí chung của tuổi mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
đang được hình thành và phát triển mạnh mẽ.
1.1.1.2. Đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
Cơ thể trẻ em không phải là cơ thể người lớn thu nhỏ lại theo một tỉ lệ
nhất định. Sự hoạt động của cơ thể trẻ cũng như của người lớn không phải là
gồm những hoạt động riêng lẻ của từng hệ cơ quan mà các cơ quan trong cơ
thể đều hoạt động thống nhất trong một hệ thống hoàn chỉnh.Trẻ em là một
thực thể đang phát triển. Trẻ càng nhỏ thì tốc độ phát triển càng nhanh, chúng
ta có thể quan sát thấy trẻ lớn lên từng ngày. Tuy nhiên các cơ quan, hệ cơ
quan có các giai đoạn phát triển khác nhau chứ không giống nhau và trùng
nhau.Quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan có tác
12
động rất lớn tới các quá trình phát triển tâm lí của trẻ.Vì vậy, tính thích nghi
và khả năng hoạt động khác nên trẻ dễ bị thay đổi dưới những tác động thay
đổi đó.Không ngoại trừ những tác động đó trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi cũng có
những thay đổi đáng kể về tâm lí và thay đổi của cơ quan, hệ cơ quan.
* Đặc điểm hệ thần kinh của trẻ.
Hệ thần kinh có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, nó chính là cơ
quan điều khiển cơ thể làm cho cơ thể là một khối thống nhất.Hệ thần kinh
điều khiển sự hoạt động của các cơ quan làm cho cơ thể thích nghi được sự
thay đổi thường xuyên của môi trường có thể cải tạo nó. Nhờ có hệ thần kinh
mà con người có tư duy, có tâm lý. Vỏ não là cơ sở vật chất của toàn bộ hoạt
động tâm lý của con người.
Khi ra đời, não bộ của trẻ chưa phát triển đầy đủ, mặc dù cấu tạo và
hình thái không khác người lớn, trọng lượng lúc sơ sinh là 370 - 392 gam, khi
được 6 tháng trọng lượng tăng gấp đôi, 3 tuổi tăng gấp 3, 9 tuổi thì nặng đến
1300 gam. Sự phát triển các đường dẫn truyền diễn ra rất mạnh mẽ diễn ra rất
mạnh và tăng lên theo từng lứa tuổi. Vì vậy sự phát triển các đường dẫn
truyền diễn ra rất mạnh mẽ và tăng lên theo từng lứa tuổi. Sự phát triển hệ
thần kinh của trẻ mẫu giáo cao hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.Chức năng của
tất cả các cơ quan trong vỏ đại não, hoạt động thần kinh cao cấp được phát
triển cao hơn. Các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh chóng trong
suốt giai đoạn tuổi mẫu giáo theo xu hướng tăng dần. Chức năng điều khiển
của vỏ bán cầu đại não tăng hơn so với trung khu dưới vỏ, do đó ta thấy hành
vi của trẻ có tính tổ chức hơn. Trong mối quan hệ chức năng thì hệ thần kinh
mang tính không ổn định nên các quá trình tâm lí diễn ra chưa đầy đủ.
Trẻ ở lứa tuổi này có cường độ linh và tính linh hoạt của các quá trình
thần kinh tăng lên. Trẻ 5 - 6 tuổi có thể tập trung chú ý vào một đối tượng
nhất định trong thời gian 15 - 20 phút.Đồng thời ở lứa tuổi này, vai trò của hệ
13
thống tín hiệu thứ hai càng tăng lên.Tư duy bằng từ càng tăng, ngôn ngữ bên
trong xuất hiện.
Sự hoạt động của điện não ở trẻ 5 - 6 tuổi là thời kỳ phát triển nhanh rõ
nhất trong cả đời người.Quá trình ức chế tích cực dần phát triển, trẻ đã có khả
năng phân tích, đánh giá, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phân biệt
được các hiện tượng xung quanh. Hệ thần kinh có một tác dụng chi phối và
điều tiết đối với vận động cơ thể cải thiện tính không cân bằng của quá trình
thần kinh. Kết cấu thần kinh của não có xu thế sớm trưởng thành. Song trẻ ở
lứa tuổi này do khả năng hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh chưa ổn định,
nên nếu trẻ làm việc gì đơn thuần và kéo dài sẽ dễ bị mệt mỏi. Vì vậy cần chú
ý tới sự luân phiên giữa động và tĩnh trong quá trình vẫn động của trẻ.
* Đặc điểm hệ vận động.
Hệ vận động gồm hệ xương và hệ cơ.
Quá trình phát triển hệ cơ xương diễn ra nhanh, xương của trẻ em mềm,
dẻo vì có nhiều nước và chất hữu cơ. Hệ xương gồm: xương sọ, xương thân
và xương chi. Trong bộ xương còn có một phần sụn, các khớp xương, bao
khớp, dây chằng, gân thì lỏng lẻo, một số xương chưa dính liền nhau, do vậy
dễ bị cong, gãy, vẹo, sai khớp. Xương nhẹ vì có nhiều ống xương và số lượng
tế bào xương và mạch máu nhiều.Ở trẻ xương cột sống chưa ổn định.Các
khớp của trẻ rất linh hoạt, dây chằng dễ bị dãn, các gân còn yếu.Các khớp còn
nông, cơ bắp xung quanh khớp còn mềm, yếu, tính vững chắc của khớp còn
tương đối kém.
Hệ cơ bao gồm trên 600 cơ, chiếm 42% trọng lượng cơ thể. Chia thành
4 nhóm cơ chính: cơ đầu, cơ cổ, cơ mình và cơ chi. Hệ cơ của trẻ phát triển
yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong cơ
thể tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, khi cơ bị mỏi sẽ làm cho
cơ thể nhanh mệt mỏi.
14
* Đặc điểm hệ tuần hoàn
Hệ tim mạch của trẻ bắt đầu hoạt động sớm hơn các hệ khác và các
mạch máu của trẻ rộng hơn so với người lớn (về tỉ lệ) nên áp lực của máu bao
thành mạch yếu, để bù đắp vào đó tần số co bóp của tim lại nhanh. Trọng
lượng tim 5 - 6 tuổi nặng gấp 4 - 5 lần trẻ sơ sinh. Tần số co bóp của tim của
trẻ 5 - 6 tuổi là 80 - 110 lần/phút. Huyết áp tăng, số lượng hồng cầu trong máu
tăng, tỉ lệ huyết sắc tố trong máu tăng rõ nét. Sự điều hòa thần kinh tim còn
chưa hoàn thiện nên nhịp co bóp dễ mất ổn định và cơ tim rất nhanh mệt mỏi.
Tuy nhiên, khi thay đổi hoạt động theo xu hướng giảm dần thì tim trẻ lại hồi
phục rất nhanh.
* Đặc điểm hệ hô hấp
Hệ hô hấp của trẻ đã phát triển, tuy nhiên chưa trưởng thành đầy đủ
như ở người lớn.Vì vậy, trẻ phải hít thở nhiều hơn để nhận đủ lượng oxy cần
thiết.Trẻ càng nhỏ, nhịp thở càng nhanh, nông (5 - 6 tuổi, trẻ thở 20 - 25 lần/
phút).Theo độ tuổi, sự phát triển của phổi, lồng ngực và các cơ hô hấp, nhịp
thở của trẻ trở nên sâu và thưa hơn. Đường hô hấp mềm mại, mao mạch
phong phú nên dễ phát sinh nhiễm cảm. Khí quản trẻ 5 - 6 tuổi nhỏ không khí
đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí ở phổi kém.Bộ máy
hô hấp của trẻ còn nhỏ, không chịu được những vận động quá sức kéo dài liên
tục.Trẻ 5 - 6 tuổi khe thanh âm ngắn, thanh đới ngắn, nên trẻ có giọng nói cao
hơn so với người lớn. Trung khu điều hòa hô hấp của trẻ rất dễ bị hưng phấn.
Trẻ chỉ hơi bị xúc động hoặc lao động chân tay hay khi nhiệt độ tăng chút ít
đã bị thở nhanh hơn bình thường.
Trẻ càng lớn thì càng thở sâu hơn.Thể tích thông khí trung bình của trẻ
5 tuổi là 215ml. Sự trao đổi khí ở trẻ em khác so với người lớn về sự thăng
bằng oxy - kiềm.
15
* Đặc điểm bộ máy phát âm.
Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm cũng
như khả năng điều khiển hoạt động của bộ máy này. Do đó đặc điểm của bộ
máy phát âm ở trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát âm của trẻ.
Các bộ phận chính yếu của bộ máy phát âm gồm:
- Bộ phận cung cấp làn hơi:
Bao gồm hai lá phổi, được sự tác động của các cơ ngực, sườn, cơ
hoành, các mô, cơ bụng.Từ sơ sinh đến 8 tuổi, phổi phát triển chủ yếu bằng
tăng số lượng phế nang. Từ 8 tuổi trở đi chủ yếu do sự tăng kích thước của
phế nang. Phổi trẻ em có đặc điểm: nhiều mạch máu và bạch mạch, nhiều cơ
trơn, ít tổ chức đàn hồi, đặc biệt là quanh các phế nang và thành bạch mạch.
Các cơ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh nên lồng ngực di động kém. Do
những đặc điểm trên nên trẻ càng nhỏ khả năng phát âm càng kém.
- Bộ phận phát thanh:
Bộ phận phát thanh (chỉ phát ra âm thanh chứ chưa phát ra tiếng, ra lời)
gồm 2 thanh đới nằm trong thanh quản.Thanh quản của trẻ có hình phễu mở
rộng ở phía trên.Trẻ 5 - 6 tuổi thanh môn hẹp, dây thanh đới ngắn, vì vậy
giọng nói của trẻ em thường cao hơn người lớn. Từ 12 tuổi, thanh đới con trai
dài hơn con gái do đó giọng nói con trai trầm hơn.
- Bộ phận truyền tăng âm:
Gồm chủ yếu là cuống họng (yết hầu) thông với đường miệng hoặc
mũi.Họng hầu trẻ em tương đối hẹp và ngắn, có hình phễu, sụn mềm và nhẵn,
họng phát triển mạnh trong những năm đầu vào tuổi dậy thì. Niêm mạc họng
được phủ bằng lớp biểu mô rung hình trụ.
Các chấn động âm thanh do thanh đới tạo ra, được bộ phận truyền âm
gom lại và dẫn ra ngoài theo hai hướng miệng hoặc mũi. Cuống họng và
16
miệng không những truyền âm, mà còn góp phần khác quan trọng vào việc
tăng âm (đóng vai trò như một hộp cộng hưởng)
- Bộ phận phát âm (nhả chữ):
Là miệng với các hoạt động của môi, răng, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm
(hàm ếch mềm, cúa mềm, ngạc mềm). Chúng ta nhận ra giọng nói với ý nghĩa
của nó nhờ vào hoạt động của các cơ quan trên. Ở trẻ, do sự hoạt động của
lưỡi, môi, hàm dưới, vòm mềm chưa linh động và răng phát triển chưa đủ nên
phát âm chưa chuẩn, chưa rõ ràng. Đối với những trẻ mắc các dị tật bẩm sinh
ở những cơ quan trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát âm và càng
khó khăn hơn để có thể phát âm chuẩn, đúng.
- Bộ phận dội âm:
Gồm tất cả các khoảng trống trong thân thể, chủ yếu là các khoảng
trống trên đầu, trên mặt, gọi là xoang cộng minh (cộng hưởng). Ngoài khoang
họng và khoang miệng vừa tăng âm vừa dội âm, thì các xoang mũi, xoang
vòm mặt, xoang trán v.v… chủ yếu có tính chất dội âm, tức là làm cho âm
thanh được cộng hưởng, âm vang và phát ra ngoài.
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.2.1. Đặc điểm của âm tiết Tiếng Việt
Mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt có 5 thành phần và được sắp xếp
theo sơ đồ sau:
Thanh điệu (5)
Âm đầu (1)
Vần
Âm đệm (2)
Âm chính (3)
Âm cuối (4)
* Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Có 6
thanh điệu:
- Thanh ngang: Trên chữ không ghi dấu khi viết
17
- Thanh huyền: (\)
- Thanh sắc: (/)
- Thanh nặng: (.)
- Thanh hỏi: (?)
- Thanh ngã: (~)
* Thành phần ở vị trí (1) là âm đầu do các âm phụ đảm nhiệm.
* Thành phần ở vị trí (2) là âm đệm có hai con chữ thể hiện là o và u,
ví dụ: loan, tuân.
* Thành phần ở vị trí (3) là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm.
Âm chính là hạt nhân của âm tiết.
* Thành phần ở vị trí (4) là âm cuối do 6 phụ âm là /m/, /n/, /p/, /t/, /k/
và hai bán âm đảm nhiệm.
* Các thành phần ở vị trí (2), (3), (4) ghép lại với nhau thành một bộ
phận gọi là phần vần. Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí
còn lại có thể có hoặc không.
- Âm tiết của tiếng Việt có cấu trúc chia làm 2 bậc (vẽ)
Âm tiết
Bậc 1:
Thanh điệu
Âm đầu
18
Phần vần