Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghiên cứu mức độ tác động của phí kiểm toán và các nhân tố liên quan đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh và các tỉnh lân cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------

PHẠM TRƯỜNG QUÂN

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA
PHÍ KIỂM TỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TỐN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------

PHẠM TRƯỜNG QUÂN

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA
PHÍ KIỂM TỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HỒ CHÍ MINH
VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN


Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS.TRẦN PHƯỚC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ kinh tế “Nghiên cứu mức độ tác
động của phí kiểm toán và các nhân tố liên quan đến chất lượng kiểm tốn báo
cáo tài chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh
lân cận” là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Những thơng tin sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu
tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào từ trước đến nay và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của
luận văn.
Tp.HCM, ngày…..tháng…..năm 2015
Tác giả

Phạm Trường Quân


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
5. Đóng góp mới của luận văn...............................................................................3
6. Kết cấu luận văn ................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI ..............................................................................................................................5
1.1 Các nghiên cứu công bố trên thế giới.............................................................5
1.2 Các nghiên cứu công bố tại Việt Nam ..........................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................16
2.1 Báo cáo tài chính ............................................................................................16
2.1.1 Khái niệm ..................................................................................................16
2.1.2 Mục đích ...................................................................................................17
2.1.3 Kiểm tốn báo cáo tài chính.....................................................................18
2.2 Chất lượng kiểm tốn và phí kiểm toán ......................................................19
2.2.1 Khái niệm ..................................................................................................19
2.2.2 Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm tốn ....................................23
2.2.3 Các mơ hình nghiên cứu chất lượng kiểm tốn và phí kiểm tốn .........24
2.3 Mối quan hệ giữa chất lượng kiểm tốn và phí kiểm tốn ........................39
2.3.1 Mơ hình Hoitash và đồng sự (2007) ........................................................39
2.3.2 Mơ hình Choi và đồng sự (2010) .............................................................41
2.3.3 Mơ hình Asthana và Boone (2012) ..........................................................42
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................46


3.1 Khung nghiên cứu ..........................................................................................46
3.2 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................47
3.3 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................47
3.3.1 Mơ hình nghiên cứu ban đầu ..................................................................47

3.3.2 Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................50
3.4 Nghiên cứu chính thức...................................................................................55
3.4.1 Nghiên cứu định tính ...............................................................................56
3.4.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................56
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................60
4.1 Thực trạng phí kiểm tốn ở Việt Nam giai đoạn 2012- 2014 .....................60
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ....................................................................62
4.2.1 Phân tích thống kê mơ tả .........................................................................62
4.2.2 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến .........................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GỢI Ý GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO .............................................................................................................77
5.1. Kết luận ..........................................................................................................77
5.2 Gợi ý giải pháp ...............................................................................................79
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................80
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................80
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
PHẦN TIẾNG VIỆT
BTC: Bộ Tài chính
BCTC: Báo cáo tài chính
CMKT: Chuẩn mực kế tốn
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
PHẦN TIẾNG NƯỚC NGOÀI
REM: Random Effects model
FEM: Fixed Effects model

DA: Discretionary Accruals


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn ......................................................... 46
BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Ý nghĩa các biến và dấu các hệ số tác động ........................................ 55
Bảng 3.2: Bảng trình bày quá trình thu thập mẫu dữ liệu .................................... 56
Bảng 4.1: Tóm tắt tình hình kinh doanh của cơng ty kiểm tốn giai đoạn 2012 2014 ...................................................................................................................... 60
Bảng 4.2: phân loại công ty theo tỉnh .................................................................. 63
Bảng 4.3: phân loại công ty theo quy mô vốn chủ sở hữu và doanh thu ............. 63
Bảng 4.4: thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ............................................... 64
Bảng 4.5: Tương quan các biến trong mơ hình (1) .............................................. 67
Bảng 4.6: Tương quan các biến trong mô hình (3) .............................................. 70


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm tốn là hoạt động đã xuất hiện từ buổi bình minh của xã hội lồi người.
Trải qua một q trình lịch sử dài lâu với biết bao thăng trầm, kiểm toán ngày càng
thay đổi để trở thành một ngành nghề không thể thiếu trong nền kinh tế. Nhằm phù
hợp với những yêu cầu khác nhau của xã hội, nhiều loại hình kiểm tốn đã ra đời,
trong đó có loại hình kiểm toán độc lập.
Kiểm toán độc lập gắn liền với nền kinh tế thị trường, nhằm tăng tính minh

bạch của thị trường, giảm thiểu thông tin bất cân xứng, đồng thời cũng cung cấp
những ý kiến nhằm giúp đơn vị được kiểm tốn hồn thiện quy trình kinh doanh,
nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các báo cáo tài
chính được kiểm tốn sẽ mang đến sự tin tưởng cao đối với những người sử dụng
thơng tin tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, bên thứ ba. Thông tin càng
tin cậy, các nhà đầu tư càng tin tưởng tăng cường dòng vốn, các ngân hàng tăng
cường cho vay với lãi suất thấp, những chủ nợ sẵn sàng tăng hạn mức tín dụng lên.
Kết quả là hoạt động của nền kinh tế diễn ra sơi động và tăng trưởng nhanh chóng.
Tuy nhiên, khơng phải lúc nào kiểm tốn độc lập cũng hồn thành vai trị của
mình. Đã xảy ra nhiều bê bối lớn ở mức độ tồn cầu, điển hình như sự kiện Enron
dẫn đến sự sụp đổ của công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur Andersen mà một
trong những nguyên nhân chính là do Arthur Andersen thiếu tính độc lập (Nguyễn
Tấn Thu Vân, 2009). Ngay tại Việt Nam, sự kiện Bơng Bạch Tuyết khiến một số
cơng ty kiểm tốn bị Bộ tài chính khiển trách do những sai sót trong q trình kiểm
tốn báo cáo tài chính của cơng ty Bơng Bạch Tuyết. Vì lẽ đó, đảm bảo chất lượng
hoạt động kiểm toán độc lập là một yêu cầu cấp thiết nhằm lấy lại lịng tin của cơng
chúng đối với nghề nghiệp kiểm toán.
Trên thực tế, giới nghiên cứu và các nhà làm luật Việt Nam đã dành nhiều
quan tâm cho vấn đề kiểm soát chất lượng kiểm toán. Lần lượt các văn bản luật, các


2

chuẩn mực kiểm toán ra đời nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán. Nhiều nghiên cứu
tập trung vào chất lượng kiểm toán được tiến hành nhằm xác định các nhân tố có
thể ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn, đưa ra các phương hướng và giải pháp giá
trị nhằm nâng cao chất lượng. Đối với từng nhân tố, đã có những nghiên cứu
chuyên sâu để đánh giá mức độ tác động của riêng nhân tố đó với chất lượng kiểm
tốn. Tuy nhiên, một nhân tố quan trọng tác động tới chất lượng kiểm tốn là phí
kiểm tốn thì vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu để xác định mức độ tác động.

Vì lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu mức độ tác
động của phí kiểm toán và các nhân tố liên quan đến chất lượng kiểm tốn báo
cáo tài chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh
lân cận” để đóng góp hiểu biết về ảnh hưởng của phí kiểm tốn đến chất lượng hoạt
động kiểm tốn độc lập, giúp hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam ngày càng
phát triển, đáp ứng yêu cầu không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận văn là xem xét mức độ tác động phí kiểm toán ảnh
hưởng như thế nào đến chất lượng kiểm toán, từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm
góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Để đáp ứng được yêu cầu này, các mục tiêu cụ thể sẽ là:
-

Tìm hiểu các nghiên cứu trước đây với mục đích xem xét các mơ hình
nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến
chất lượng kiểm tốn, phí kiểm tốn nhằm xác định mơ hình nghiên cứu
phù hợp.

-

Xem xét tác động của phí kiểm tốn có ảnh hưởng như thế nào đến chất
lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể là xem
xét tác động của khoản phí kiểm tốn bất thường và các nhân tố như quy
mô tổng tài sản, biến động doanh thu, hệ số nợ, dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh, sự thay đổi cơng ty kiểm tốn và độ trễ của các khoản dồn
tích tạo ra mức độ tác động mạnh hay yếu đến chất lượng kiểm toán.


3


-

Căn cứ vào những phát hiện, tác giả gợi ý các giải pháp đối với phí kiểm
tốn nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập.

Dựa vào các mục tiêu cụ thể, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
-

C1: Phí kiểm tốn tác động như thế nào đến chất lượng kiểm toán?

-

C2: Hiện trạng giá phí hiện nay tác động đến chất lượng kiểm tốn ở Việt
Nam như thế nào?

-

C3: Cần làm gì để tác động đến phí kiểm tốn nhằm nâng cao chất lượng
kiểm toán tại Việt Nam?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chất lượng hoạt động kiểm tốn độc lập trong mối
quan hệ với phí kiểm toán. Do hạn chế về thời gian thực hiện và nguồn tài liệu có
thể tiếp cận được, nên phạm vi nghiên cứu của luận văn là chỉ thực hiện khảo sát
trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, đồng thời tập trung vào
hoạt động kiểm tốn độc lập, khơng nghiên cứu các loại hình kiểm toán khác như
kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định lượng. Trong
đó, tác giả tổng hợp kết quả của các nghiên cứu có liên quan từ đó xác định mơ hình

tác động giữa phí kiểm toán và chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, sau đó sử
dụng cơng cụ các kỹ thuật phân tích thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft
Excel và phần mềm thống kê STATA 12.0 để đưa ra được kết quả nghiên cứu bao
gồm: thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội.
5. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn là một cơng trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả với
một số đóng góp khoa học cơ bản sau:
- Một là, tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của
phí kiểm tốn đến chất lượng kiểm toán trên thế giới cũng như tại Việt Nam.


4

- Hai là, giới thiệu về mơ hình đánh giá chất lượng kiểm toán một cách gián
tiếp bằng phương pháp định lượng thông qua xem xét khả năng điều chỉnh lợi
nhuận dồn tích (discretionary accruals) của nhà quản trị.
- Ba là, kiểm định mơ hình đánh giá mức độ tác động của phí kiểm tốn đến
chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
- Bốn là, gợi ý các giải pháp khả thi nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phí
kiểm tốn đến chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn được tổ chức với kết cấu bao gồm 5 chương:
- Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận, gợi ý giải pháp và kiến nghị
Ngoài ra, luận văn cịn có 4 phụ lục trình bày chi tiết các vấn đề nghiên cứu trong
bài.
Phụ lục 1.01: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan

Phụ lục 1.02: Danh sách các cơng ty trong mẫu nghiên cứu
Phụ lục 2: Trình bày kết quả nghiên cứu giai đoạn 1
Phụ lục 3: Trình bày kết quả nghiên cứu giai đoạn 2
Phụ lục 4: Trình bày kết quả nghiên cứu giai đoạn 3.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
Phí kiểm tốn ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng kiểm tốn ln là chủ
đề thu hút được nhiều sự quan tâm của giới học thuật trong và ngoài nước. Trong
chương này, tác giả tiến hành xem xét các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và tại
Việt Nam, nhằm có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu chủ đề này, từ đó
xác định được khoảng trống nghiên cứu cho luận văn của mình.
1.1 Các nghiên cứu công bố trên thế giới
Nghiên cứu của DeAngelo, L. E. (1981), “Auditor independence, ‘low
balling’, and disclosure regulation” (Journal of Accounting and Economics,
Volume 3, Issue 2, Pages 113 – 127) phát triển một mơ hình dùng để xác định phí
kiểm tốn qua nhiều thời kỳ khi cơng ty kiểm tốn đương nhiệm có lợi thế về chi
phí hơn đối thủ cạnh tranh đối với các cuộc kiểm toán trong tương lai của một
khách hàng nhất định. Những lợi thế này xảy ra do chi phí cho cuộc kiểm tốn ban
đầu khá cao và xuất hiện chi phí giao dịch khi chuyển đổi cơng ty kiểm tốn. Khi
kiểm tốn viên đương nhiệm sở hữu những lợi thế này, họ có thể làm tăng chi phí
kiểm tốn trong tương lai nhằm bù đắp các chi phí có thể tránh được khi thực hiện
cuộc kiểm tốn. Sự mong đợi vào lợi ích kinh tế đối với một khách hàng cụ thể của
công ty kiểm tốn đương nhiệm có hai tác dụng. Đầu tiên, nó ngụ ý rằng mức độ tối
ưu đối với tính độc lập của các kiểm tốn viên dưới mức hồn hảo. Trong thực tế,
phần giảm phí kiểm tốn ban đầu (low balling) đối với một khách hàng cụ thể sẽ
làm thu hẹp tính độc lập. Thứ hai, các cơng ty kiểm toán cạnh tranh nhằm đạt được

quyền kiểm toán sẽ nỗ lực để giảm phí kiểm tốn ban đầu trong giai đoạn đầu tiên.
Nhà quản lý và các hội nghề nghiệp đã cho rằng phần giảm phí kiểm tốn ban đầu
làm suy yếu tính độc lập của kiểm tốn viên bởi vì nó tạo ra một lợi ích kinh tế
trong tương lai đối với khách hàng. Trái ngược với những nhận định, nghiên cứu
này cho thấy rằng phần giảm phí kiểm toán ban đầu là một phản ứng cạnh tranh với
kỳ vọng vào lợi ích từ hợp đồng kiểm tốn mang lại trong tương lai, và bản thân


6

việc này khơng làm giảm đi tính độc lập của cơng ty kiểm tốn. Việc các nhà làm
luật cố gắng hạn chế phần giảm phí kiểm tốn ban đầu được dự đốn là khơng có
ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán.
Nghiên cứu của Francis, J. R., & Simon, D. T. (1987), “A Test of Audit
Pricing in the Small-Client Segment of the U.S. Audit Market” (The Accounting
Review, Volume 62, Issue 1, Pages 113 – 127) tập trung vào xem xét hai nhận định
trái chiều giữa Simunic (1980) và Palmrose (1986). Hai nghiên cứu này công bố kết
quả khác nhau về sự tồn tại của khoản phí kiểm tốn tăng thêm của tám cơng ty
kiểm tốn lớn ở Hoa Kỳ (gọi là Big Eight) đối với phân khúc các khách hàng kiểm
toán “nhỏ”. Các tác giả đã khảo sát mẫu gồm 220 cơng ty niêm yết có doanh thu
dưới 125 triệu đô la, dữ liệu thu thập từ các năm tài chính bắt kết thúc từ ngày
01/01/1984 đến ngày 30/06/1985. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tồn tại một
khoản phí kiểm tốn tăng thêm trong phân khúc các cơng ty niêm yết nhỏ. Sự tồn
tại của một khoản phí kiểm tốn tăng thêm hàm ý rằng có sự khác biệt trong việc
cung cấp dịch vụ kiểm toán của Big 8, ít nhất là trong phân khúc thị trường các
cơng ty niêm yết nhỏ. Ngồi ra, các tác giả cịn đưa ra các thử nghiệm cho thấy hợp
đồng kiểm toán năm đầu tiên được định giá thấp hơn đáng kể hơn so với các hợp
đồng kiểm toán các năm tiếp theo, tăng cường bằng chứng về hành vi cắt giảm phí
kiểm tốn. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy khơng có mối quan hệ giữa tác
động của việc cắt giảm phí kiểm tốn với chất lượng kiểm tốn.

Nghiên cứu của Dye, Ronald. A. (1991), “Informationally motivated
auditor replacement” (Journal of Accounting and Economics, Volume 14 Issue 4,
Pages 347–374) cũng đồng tình với DeAngelo trong việc có thể xác định khoản
giảm phí kiểm tốn ban đầu. Tuy nhiên, Dye khơng tiếp cận theo hướng xem xét
chuỗi phí kiểm tốn ở nhiều thời kỳ, mà ơng xem xét dưới góc độ hành vi chứng
nhận báo cáo tài chính của cơng ty kiểm tốn. Ơng cho rằng khoản giảm phí kiểm
tốn ban đầu sẽ thúc đẩy kiểm tốn viên thực hiện cơng việc chứng nhận báo cáo tài
chính của cơng ty dễ dãi hơn thơng thường. Từ đó ơng đưa ra kết luận khác với


7

DeAngelo rằng, khoản giảm phí kiểm tốn ban đầu sẽ được loại trừ nếu phí kiểm
tốn được cơng bố cơng khai.
Nghiên cứu của Craswell, A. T., & Francis, J. R. (1999), “Test Initial of
Audit Engagements: Theories Competing” (Accounting Review, Volume 74
Issue 2, pages 201–216). Mục đích của nghiên cứu này là để thử nghiệm hai lý
thuyết khác nhau của DeAngelo (1981) và Dye (1991) và để xác định liệu khoản
giảm phí kiểm tốn ban đầu có xảy ra ở những nơi chi phí kiểm tốn được cơng bố
cơng khai như ở Úc hay không? Sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 1.468 cơng ty niêm
yết trên thị trường chứng khốn Úc vào năm 1987, các tác giả khơng tìm thấy khoản
chiết khấu phí kiểm tốn nào ngoại trừ trường hợp hợp đồng kiểm tốn năm đầu
tiên khi chuyển từ các cơng ty không phải là Big 8 sang các công ty trong Big 8.
Bằng chứng ở đây là phù hợp với lập luận của Dye (1991) rằng việc cơng khai phí
kiểm toán loại bỏ hầu hết sự ràng buộc về lợi ích kinh tế và khoản giảm phí kiểm
toán năm đầu tiên. Điều này hàm ý rằng, các vấn đề tiềm ẩn về tính độc lập của
kiểm tốn viên liên quan đến lợi ích kinh tế và chiết khấu phí kiểm tốn cũng được
loại bỏ bằng cách cơng bố cơng khai lệ phí kiểm tốn. Phát hiện của các tác giả, khi
nhìn từ góc độ lý thuyết của Dye (1991), cho rằng việc cơng bố cơng khai lệ phí
kiểm tốn tăng cường tính độc lập của kiểm tốn viên.

Nghiên cứu của Krishnan, G. V. (2003), “Audit quality and the pricing of
discretionary accruals” (Auditing, Volume 22 Issue 1, pages 109–126) xem xét
liệu có một mối liên hệ giữa chất lượng kiểm tốn và việc tính giá các khoản dồn
tích có thể điều chỉnh được hay khơng. Tác giả sử dụng mơ hình quản trị lợi nhuận
của Jones (1991) với mẫu lấy từ cơ sở dữ liệu Compustat phiên bản 2000, sử dụng
dữ liệu của 4.098 cơng ty trong vịng 10 năm từ năm 1989 đến năm 1998. Kết quả
cho thấy các công ty do 6 hãng kiểm toán hàng đầu (Big 6) thực hiện kiểm tốn đã
báo cáo các khoản dồn tích có thể điều chỉnh được ở mức thấp hơn các cơng ty
được kiểm bởi các hãng khơng thuộc nhóm 6 hãng kiểm tốn hàng đầu. Ngồi ra,
các khoản dồn tích có thể điều chỉnh được của nhóm khách hàng do Big 6 kiểm
tốn có sự gắn kết lớn hơn với khả năng sinh lợi trong tương lai hơn là các khách


8

hàng khơng do Big 6 kiểm tốn. Thêm nữa, thị trường chứng khóan nhận ra sự vượt
trội đối với các cơng ty do Big 6 kiểm tốn so với các cơng ty khác chỉ đối với
khoản dồn tích có thể điều chỉnh được. Do đó, nghiên cứu kết luận rằng có thể đánh
giá chất lượng kiểm tốn thơng qua các khoản dồn tích có thể điều chỉnh được.
Nghiên cứu của Hoitash, R., Markelevich, A., & Barragato, C. a. (2007),
Auditor fees and audit quality (Managerial Auditing Journal, Volume 22 Issue 8,
pages 761–786) xem xét mối quan hệ giữa phí kiểm tốn và chất lượng kiểm toán
trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003 của các công ty trong danh sách của
Standard and Poor. Nghiên cứu sử dụng hai thước đo để đánh giá chất lượng kiểm
toán: độ lệch chuẩn của phần dư từ phương trình hồi quy giữa các khoản dồn tích và
dịng tiền và giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích có thể điều chỉnh được. Nghiên cứu
lấy số liệu thu thập gồm 13.860 quan sát trong các năm từ 2000 đến 2003. Các tác
giả đã chứng minh rằng có một mối liên hệ nghịch chiều với có ý nghĩa thống kê
giữa phí kiểm tốn và cả hai biến đại diện cho chất lượng kiểm toán qua trong tất cả
các năm nghiên cứu.

Nghiên cứu của Choi, J. H., Kim, J. B., & Zang, Y. (2010), Do abnormally
high audit fees impair audit quality? (Auditing, Volume 29 Issue 2, pages 115–
140) tìm hiểu liệu và làm thế nào chất lượng kiểm tốn, thơng qua biến đại diện là
giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích có thể điều chỉnh được, có quan hệ với phí kiểm
tốn bất thường (là sự khác biệt giữa chi phí kiểm tốn thực tế và ước tính ở mức độ
bình thường của chi phí kiểm toán). Sử dụng mẫu gồm 9.185 quan sát trong 4 năm
từ 2000 đến 2003 ở cơ sở dữ liệu phí kiểm toán Compustat, kết quả hồi quy đa biến
cho thấy rằng sự kết hợp giữa phí kiểm tốn bất thường và chất lượng kiểm toán là
bất cân xứng, tùy thuộc vào dấu của phí kiểm tốn bất thường. Đối với các quan sát
với chi phí kiểm tốn bất thường mang dấu âm, khơng có mối liên hệ đáng kể giữa
chất lượng kiểm tốn và phí kiểm tốn bất thường. Ngược lại, phí kiểm tốn bất
thường có tương quan nghịch với chất lượng kiểm toán đối với các quan sát với chi
phí kiểm tốn bất thường mang dấu dương. Các tác giả cho rằng mối liên hệ giữa


9

phí kiểm tốn bất thường và chất lượng kiểm tốn là phi đối xứng và phi tuyến tính,
đó cũng là gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu của Asthana, S. C., & Boone, J. P. (2012), Abnormal audit fee
and audit quality (Auditing, Volume 31 Issue 3, pages 1–22) nhận thấy những
nghiên cứu trước đây dựa trên lý thuyết quan hệ kinh tế (economic bonding) tập
trung vào việc phí kiểm tốn bất thường dương (tăng lên) có mối quan hệ nghịch
chiều với chất lượng kiểm tốn, nhưng phí kiểm tốn bất thường âm (giảm xuống)
thì khơng nhận thấy rõ mối quan hệ với chất lượng kiểm tốn. Do đó, các tác giả
đưa ra giả thuyết rằng phí kiểm tốn dưới mức bình thường báo hiệu những sắc thái
quan trọng trong việc cân bằng quyền thương thảo (bargaining power) giữa cơng ty
kiểm tốn và khách hàng, và quyền lực này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến chất
lượng kiểm tốn. Nghiên cứu sử dụng 14.796 quan sát (công ty/năm) từ cơ sở dữ
liệu Audit Analytics và Compustat. Như giả thuyết, các tác giả thấy rằng chất lượng

kiểm toán giảm khi phí kiểm tốn thực tế lệch ra khỏi mức phí bình thường, từ đó,
nghiên cứu cho thấy sự phù hợp với các nghiên cứu trước về sự suy giảm chất
lượng kiểm tốn khi phí kiểm tốn bất thường mang dấu dương (tăng lên). Nghiên
cứu còn cho thấy chất lượng kiểm tốn giảm khi phí kiểm tốn giảm, đại diện cho
quyền thương thảo của khách hàng tăng lên.
Nghiên cứu của Ettredge, M., Fuerherm, E. E., & Li, C. (2014), Fee
pressure and audit quality (Accounting, Organizations and Society, Volume 39
Issue 4, pages 247–263) khảo sát sự kết hợp của áp lực chi phí kiểm tốn với sự
giảm sút chất lượng kiểm tốn thơng qua đánh giá các sai sót trọng yếu trong dữ
liệu đã được kiểm toán trong cuộc suy thoái năm 2008. Áp lực phí trong một năm
được tính bằng chênh lệch giữa phí kiểm tốn được đánh giá là “bình thường” và
phí kiểm tốn trên thực tế. Sử dụng một mẫu nghiên cứu gồm 7.539 công ty đại
chúng trong cả hai cơ sở dữ liệu Audit Analytics và Compustat năm 2008, các tác
giả tìm thấy áp lực phí có quan hệ thuận chiều và đáng kể liên quan đến sai sót kế
tốn trọng yếu trong năm 2008, đỉnh điểm của sự suy thối kinh tế. Kết quả của
nghiên cứu cịn cho thấy rằng các cơng ty kiểm tốn có những nhượng bộ phí kiểm


10

toán đối với một số khách hàng trong năm 2008, và rằng áp lực chi phí có liên quan
với giảm chất lượng kiểm tốn trong năm.
Nghiên cứu của Kra, P., Quosigk, B. M., & Zülch, H. (2014). Effects of
initial audit fee discounts on audit quality: Evidence from Germany
(International Journal of Auditing, Volume 18 Issue 1, pages 40 – 56) khảo sát mối
phụ thuộc kinh tế giữa cơng ty kiểm tốn và khách hàng bằng cách xem xét mối
quan hệ giữa việc định giá kiểm toán bất thường và chất lượng kiểm tốn. Các tác
giả phân tích hiện tượng này bằng thực nghiệm đối với các công ty Đức áp dụng
chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) bằng cách sử dụng một mẫu gồm 2.334
quan sát cho giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010. Kết quả thực nghiệm của nghiên

cứu chứng minh rằng phí kiểm tốn bất thường dương có quan hệ ngược chiều với
chất lượng kiểm tốn và hàm ý rằng khoản chi phí kiểm tốn tăng thêm (premium)
là một chỉ số quan trọng của thể hiện tính độc lập của kiểm tốn viên bị tổn hại do
quan hệ kinh tế giữa kiểm toán viên và khách hàng. Ngược lại, việc giảm phí kiểm
tốn thường khơng làm giảm nỗ lực kiểm tốn, hay nói cách khác, chất lượng kiểm
tốn khơng bị suy giảm khi khách hàng có quyền thương lượng giá mạnh. Sự kết
hợp của phí kiểm toán bất thường dương và chất lượng kiểm toán là mạnh mẽ dù sử
dụng các biến đại diện chất lượng kiểm toán khác nhau như phương pháp giá trị
tuyệt đối của các khoản dồn tích có thể điều chỉnh được, điều chỉnh lại báo cáo tài
chính, và đáp ứng hay thất bại đối với dự đoán lợi nhận của các nhà phân tích tài
chính.
1.2 Các nghiên cứu cơng bố tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hương (2010), “Giải pháp nâng cao chất
lượng của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM.
Luận văn phản ánh thực trạng báo cáo kiểm tốn về báo cáo tài chính của các
cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và những giải pháp nhằm


11

nâng cao tính hữu ích của báo cáo kiểm tốn về báo cáo tài chính của các cơng ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán. Số liệu dùng để phân tích được thu thập từ
báo cáo tài chính của các cơng ty hiện đang niêm yết trên Sàn chứng khốn
TP.HCM (HoSE) và Hà Nội (HNX) trong hai năm 2007, 2008 và được tổng hợp
vào phần mềm Excel, sau đó được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS. Kết
quả nghiên cứu đã phản ánh đầy đủ thực trạng của báo cáo kiểm tốn về báo cáo tài
chính cơng ty niêm yết trên sàn TP.HCM và Hà nội trong 2 năm 2007 và 2008. Trên
cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị, trong đó có kiến nghị về hạn chế cạnh

tranh khơng lành mạnh bằng cách giảm phí kiểm tốn và thỏa hiệp với cơng ty được
kiểm tốn. Tuy nhiên, tác giả chỉ lập luận mà không đưa ra được dẫn chứng cụ thể
về mối liên hệ giữa giảm phí kiểm tốn và chất lượng kiểm tốn.
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hùng (2010), “Hệ thống kiểm sốt sự minh
bạch thơng tin tài chính cơng bố của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam”, luận
án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Luận án tiến hành tổng hợp và trình bày các lý thuyết liên quan đến quá trình
xử lý dữ liệu thành thơng tin kế tốn, các nghiên cứu về chuỗi cung ứng báo cáo tài
chính, trình bày khái niệm và vai trò của sự minh bạch thơng tin tài chính, tiến tới
lập luận và chứng minh về các thành phần, cơ chế hoạt động của hệ thống kiểm sốt
và sự minh bạch thơng tin tài chính công bố của các công ty niêm yết. Từ cơ sở lý
luận đó, tác giả tiến hành phân tích thực trạng của hệ thống kiểm sốt và sự minh
bạch thơng tin tài chính cơng bố của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, làm nền tảng đề xuất mơ hình hệ thống kiểm sốt sự minh bạch
thơng tin tài chính cơng bố phù hợp với mơi trường kinh doanh và pháp lý của Việt
Nam. Sử dụng mẫu khảo sát thông tin công bố trên báo cáo tài chính và báo cáo
thường niên của 154 cơng ty và chứng chỉ quỹ có thời điểm niêm yết từ ngày
18/07/2000 đến ngày 22/12/2008, tác giả đã cho thấy hệ thống kiểm sốt sự minh
bạch thơng tin tài chính bao gồm sáu thành phần có mối quan hệ tương hỗ với nhau
theo cơ chế phối hợp bên trong và bên ngồi. Trong đó có hoạt động kiểm tốn độc


12

lập. Tuy nhiên, các chỉ tiêu nhằm đánh giá tính minh bạch của hoạt động kiểm toán
độc lập chưa được tác giả nêu ra cụ thể.
Nghiên cứu của Trần Khánh Lâm (2011), “Xây dựng cơ chế kiểm soát chất
lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Kinh tế TP.HCM.
Luận án đã dựa trên việc nghiên cứu các lý thuyết cũng như tình huống trong

thực tiễn của các quốc gia trên thế giới, kết hợp với hiểu biết về thực trạng kiểm
soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam nhằm đưa ra quan điểm xây dựng
cơ chế và giải pháp hồn thiện cơ chế kiểm sốt chất lượng hoạt động kiểm toán tại
Việt Nam cả trong ngắn lẫn dài hạn. Nguồn dữ liệu của luận án được thu thập từ các
báo cáo hoạt động thường niên của hơn 100 các cơng ty kiểm tốn qua 3 năm từ
2007 đến 2009, các dữ liệu của các nghiên cứu trước và các báo cáo thường niên
của Vụ chế độ kế toán – kiểm tốn (Bộ tài chính) và Hội kiểm tốn viên hành nghề
Việt Nam (VACPA). Ngồi ra, tác giả cịn khảo sát thơng tin từ 69 cơng ty kiểm
tốn độc lập có quy mơ và hình thức sở hữu khác nhau trong 2 năm từ 2008 đến
2009. Trong các quan điểm được nêu ra ở cơng trình nghiên cứu này, tác giả đưa ra
một ý kiến về phí kiểm tốn, trong đó cho rằng việc giảm phí kiểm tốn sẽ làm giảm
chất lượng kiểm tốn. Từ đó đề xuất ra cơng thức tính phí kiểm tốn bình qn
nhằm tránh việc cạnh tranh khơng lành mạnh từ phía các cơng ty kiểm toán nhỏ.
Tuy nhiên, việc đề xuất này chưa được kiểm nghiệm trong thực tiễn.
Nghiên cứu của Phan Thanh Trúc (2013), “Giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội
về chất lượng kiểm toán tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM.
Luận văn xem xét mối quan hệ giữa chất lượng kiểm toán và khoảng cách
mong đợi trong kiểm tốn, từ đó liên hệ đến thực trạng về chất lượng kiểm toán và
khoảng cách mong đợi đối với nghề nghiệp kiểm toán tại Việt Nam, làm cơ sở để
đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán nhằm thu hẹp khoảng cách


13

mong đợi trong hoạt động kiểm toán độc lập. Số liệu trong luận văn được thu thập
bằng cách gửi bảng khảo sát đến nhiều đối tượng như kiểm toán viên, các nhà quản
lý và kế toán viên, nhân viên ngân hàng và chứng khoán, sinh viên với cỡ mẫu là
83. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận thấy rằng phí kiểm tốn là một nhân

tố được đối tượng khảo sát đánh giá là kém quan trọng đối với chất lượng kiểm
tốn. Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất các cơng ty xây dựng khung phí kiểm tốn nhằm
hạn chế cạnh tranh không lành mạnh từ việc thỏa thuận phí giữa cơng ty kiểm tốn
với khách hàng, khiến chất lượng kiểm tốn sụt giảm mà ngun nhân chính là do
khách hàng chưa ý thức được tầm quan trọng của phí kiểm tốn ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm tốn. Tuy nhiên nhận định này của tác giả còn mang tính chủ quan,
chưa có bằng chứng thực nghiệm.
Nghiên cứu của Đinh Thanh Mai (2014), “Các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam – Khảo sát trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Luận văn xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán tại Việt
Nam trên cơ sở hệ thống hóa lại lý thuyết liên quan đến chất lượng kiểm tốn, giới
thiệu khn mẫu chất lượng kiểm tốn được ban hành bởi IAASB vào năm 2014, từ
đó đưa ra mơ hình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và hồn
thiện hoạt động kiểm tốn độc lập tại Việt Nam trong xu thế hội nhập thế giới hiện
nay. Số liệu luận văn được thu thập thông qua việc khảo sát đối tượng là các nhân
viên chuyên nghiệp đang làm việc tại các vị trí khác nhau như chủ phần hùn/giám
đốc, chủ nhiệm kiểm tốn, trưởng nhóm kiểm toán và trợ lý kiểm toán tại các doanh
nghiệp kiểm tốn tại thành phố Hồ Chí Minh với kích thước mẫu là 102 quan sát.
Ngoài ra, các báo cáo kiểm tra, tổng kết trong 3 năm từ 2010 đến 2012 từ VACPA
cũng được tác giả sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhóm nhân tố tác
động đến chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam bao gồm: Quy mơ
doanh nghiệp, Kiểm sốt chất lượng từ bên ngồi và Đạo đức nghề nghiệp của kiểm
tốn viên. Trong đó, yếu tố phí kiểm tốn thuộc nhóm kiểm sốt chất lượng từ bên
ngồi. Do tác giả nhóm chung phí kiểm tốn với kiểm sốt chất lượng từ bên ngoài,


14

nên không đánh giá được riêng mức độ tác động của phí kiểm tốn đến chất lượng

kiểm tốn, do đó giải pháp đề ra khơng tập trung vào phí kiểm toán.
Như vậy, sau khi xem xét một số nghiên cứu được công bố trong nước cũng
như trên thế giới liên quan đến chủ đề luận văn dự kiến thực hiện, tác giả nhận thấy
còn những khoảng trống mà căn cứ vào đó để tiến hành nghiên cứu. Cụ thể:
-

Đối với các nghiên cứu công bố trên thế giới, các học giả ngày càng nhận
ra ảnh hưởng của phí kiểm tốn đến chất lượng kiểm toán. Theo thời
gian, quan điểm của các nhà nghiên cứu đã thay đổi từ việc không tìm
thấy mối quan hệ giữa phí kiểm tốn bất thường đến chất lượng kiểm
toán sang nhận ra ảnh hưởng của phí kiểm tốn bất thường dương (tăng
lên) hay âm (giảm xuống) đều có mối quan hệ đến chất lượng kiểm toán.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều thực hiện ở các nước phát triển, nơi
phí kiểm tốn được cơng khai trên các cơ sở dữ liệu thông tin doanh
nghiệp. Những nghiên cứu tương tự áp dụng cho các nước đang phát
triển, các nước khơng cơng khai phí kiểm tốn vẫn chưa có nghiên cứu
nào cơng bố trên các tạp chí chuyên ngành uy tín. Các bằng chứng thực
nghiệm tại Việt Nam cũng chưa được công bố trên thế giới.

-

Đối với các nghiên cứu công bố tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu mới
dừng lại ở việc nhận xét xem xét phí kiểm tốn như một nhân tố tác động
đến chất lượng kiểm tốn thơng qua các nhận định mang tính chủ quan,
chưa được chứng minh bằng thực nghiệm. Có nghiên cứu của Đinh
Thanh Mai khảo sát mức độ tác động của phí kiểm tốn đến chất lượng
kiểm tốn tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức sơ bộ, xem xét ảnh hưởng chung
thơng qua nhóm nhân tố kiểm sốt chất lượng bên ngồi nên chưa làm rõ
ảnh hưởng của phí kiểm tốn đến chất lượng kiểm tốn. Ngồi ra, các
nghiên cứu tại Việt Nam chỉ cho rằng phí kiểm tốn giảm sẽ làm giảm

chất lượng kiểm tốn, mà khơng xem xét yếu tố phí kiểm tốn tăng lên sẽ
ảnh hưởng thế nào đến chất lượng kiểm toán.


15

Từ những nhận xét trên, tác giả nhận diện được khoảng trống nghiên cứu và
lựa chọn đề tài nghiên cứu với nội dung: “Nghiên cứu mức độ tác động của phí
kiểm tốn và các nhân tố liên quan đến chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính
tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận” với
mục tiêu tăng cường hiểu biết về mức độ tác động của phí kiểm tốn đến chất lượng
kiểm tốn, từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn tại
Việt Nam.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày tóm lược một số nghiên cứu chính đã cơng bố trong
nước cũng như trên thế giới mà liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nội dung của các
nghiên cứu này được tác giả trình bày tóm tắt lại thông qua phụ lục 1.01. Dựa vào
hiểu biết về tình hình nghiên cứu hiện nay, tác giả phát hiện được khoảng trống
nghiên cứu để làm căn cứ xác định tính cần thiết của đề tài.
Đề tài nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tác động của phí
kiểm tốn đến chất lượng kiểm tốn, làm căn cứ để đưa ra các biện pháp nhằm tăng
cường chất lượng kiểm toán tại Việt Nam. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam
tập trung nghiên cứu mức độ tác động của phí kiểm tốn đến chất lượng kiểm toán
bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.


16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Báo cáo tài chính

2.1.1 Khái niệm
Báo cáo tài chính là sản phẩm của kế tốn tài chính, là kết quả đầu ra của hệ
thống thơng tin kế tốn dùng để phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ kết quả các
hoạt động của doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. (Lê Hồng
Phúc, 2014). Khái niệm về báo cáo tài chính được trình bày trong nhiều nghiên cứu
và quy định trong và ngồi nước. Chuẩn mực kế tốn quốc tế số 1- Trình bày các
báo cáo tài chính đưa ra khái niệm “Báo cáo tài chính là các báo cáo dùng để đáp
ứng nhu cầu cho những người sử dụng không có quyền yêu cầu đơn vị báo cáo cung
cấp các thông tin cụ thể theo ý muốn riêng của họ” (IASB, 2012).
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 1 – Chuẩn mực chung thì “báo cáo
tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo
tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong
Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên
quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh là Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh doanh”
(Bộ Tài chính, 2002).
Khái niệm về báo cáo tài chính được trình bày rõ hơn trong chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm
toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam, theo đó báo cáo
tài chính “là sự trình bày một cách hệ thống về các thơng tin tài chính q khứ, bao
gồm các thuyết minh có liên quan, với mục đích cơng bố thơng tin về tình hình tài
chính và các nghĩa vụ của đơn vị tại một thời điểm hoặc những thay đổi trong một
thời kỳ, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính. Các thuyết
minh liên quan thơng thường là phần tóm tắt các chính sách kế tốn quan trọng và
các thơng tin diễn giải khác. Thuật ngữ “báo cáo tài chính” thường có nghĩa là một


17


bộ báo cáo tài chính (đầy đủ) theo khn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính
được áp dụng. Thuật ngữ “báo cáo tài chính riêng lẻ” được sử dụng để chỉ một báo
cáo trong bộ báo cáo tài chính (đầy đủ)” (Bộ Tài chính, 2012).
Như vậy, khái niệm về báo cáo tài chính được trình bày trong chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam số 200 là tương đối rõ ràng và bao quát, do đó tác giả sử dụng
làm khái niệm chính trong nghiên cứu này.
2.1.2 Mục đích
Theo khung lý thuyết đối với báo cáo tài chính quốc tế (IFRS Framework)
thì mục đích của báo cáo tài chính là “cung cấp các thơng tin tài chính hữu ích của
đơn vị được báo cáo cho các nhà đầu tư, những người cho vay, các chủ nợ hiện hữu
hay tiềm năng trong việc ra quyết định cung cấp các nguồn tài trợ cho đơn vị. Các
quyết định này bao gồm mua, bán hoặc nắm giữ các khoản nợ hoặc khoản vốn, hay
là chấp nhận chính sách bán hàng trả chậm và các hình thức cấp tín dụng khác”
(IASB, 2010).
Chuẩn mực kế tốn quốc tế số 1 – Trình bày báo cáo tài chính cho rằng mục
đích của báo cáo tài chính là: “cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, hiệu quả
tài chính và các dịng tiền của một đơn vị. Những thơng tin này hữu ích với số đông
người sử dụng trong việc ra các quyết định kinh tế. Các báo cáo tài chính cịn thể
hiện kết quả quản lý của nhà quản trị đối với những nguồn lực thuộc thẩm quyền
được giao. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thơng tin
của một doanh nghiệp về:
• Tài sản;
• Nợ phải trả;
• Vốn chủ sở hữu;
• Thu nhập và chi phí, bao gồm các khoản lãi/lỗ;
• Góp vốn và phân phối thu nhập của người chủ sở hữu; và
• Các dịng tiền.


18


Các thông tin này cùng với các thông tin khác trong Bản thuyết minh báo
cáo tài chính hỗ trợ người sử dụng các báo cáo tài chính này dự đốn được các
luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc
tạo ra chúng”
Chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 21 – Trình bày báo cáo tài chính trình bày
mục đích của báo cáo tài chính là “cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính,
tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu
ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để
đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thơng tin của một doanh
nghiệp về:
• Tài sản;
• Nợ phải trả;
• Vốn chủ sở hữu;
• Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ;
• Các luồng tiền.
Các thơng tin này cùng với các thơng tin trình bày trong Bản thuyết minh
báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đốn được các luồng tiền trong tương lai
và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các
khoản tương đương tiền.” (Bộ Tài chính, 2003).
Tóm lại, từ các quan điểm trên, ta có thể nhận ra được mục đích báo cáo
tài chính chủ yếu là cung cấp thơng tin tài chính hữu ích của đơn vị báo cáo cho
số đông người sử dụng, đặc biệt là những người cần thông tin trong việc ra quyết
định cung cấp nguồn lực tài chính cho đơn vị, thơng qua việc trình bày tình hình
tài chính, kết quả hoạt động trong kỳ, các luồng tiền và những thơng tin cần chú
ý của đơn vị.
2.1.3 Kiểm tốn báo cáo tài chính



×