Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tác động của thông tin báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM ĐÍNH

TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS BÙI KIM YẾN

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ cô hướng
dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực.

TPHCM, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả



Nguyễn Thị Kim Đính


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................... 1
1.1 Sự cần thiết khách quan của đề tài .............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.5 Kết cấu của luận văn ................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ GIÁ
CỦA CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ................................................. 4
2.1 Thông tin trên Báo cáo tài chính ................................................................................ 4
2.1.1 Báo cáo tài chính của các công ty Niêm yết ......................................................... 4
2.1.2 Nghĩa vụ công bố thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ...... 9
2.1.3 Tác động của thông tin BCTC đến giá cổ phiếu: ............................................... 14
2.2 Giá cổ phiếu .............................................................................................................. 16
2.2.1 Các loại giá cổ phiếu .......................................................................................... 16
2.2.2 Sự giao động giá chứng khoán ........................................................................... 17
2.2.3 Tổng quan về mô hình Ohlson – Ohlson Model ................................................. 18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..................... 32
3.1 Tình hình chung của thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................... 32
3.1.1 Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................... 32

3.1.2 Quy mô thị trường............................................................................................... 33


3.1.3 Khối lượng và giá trị giao dịch .......................................................................... 34
3.1.4 Giá trị vốn hóa thị trường................................................................................... 36
3.1.5 Tính đầu cơ trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................... 37
3.2 Thực trạng thông tin trên BCTC tác động đến giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam .. 39
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU OHLSON ĐỂ NGHIÊN CỨU
TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN BCTC ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU .......................................... 47
4.1 Thu thập và xử lý dữ liệu........................................................................................... 47
4.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 47
4.3 Kiểm định mô hình Ohlson trên thị trường chứng khoán Việt Nam ......................... 48
4.3.1 Mô hình kinh tế lượng ........................................................................................ 48
4.3.2 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 50
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN
BCTC .................................................................................................................................. 68
5.1 Giải pháp dành cho công ty niêm yết ........................................................................ 68
5.2 Giải pháp dành cho việc sử dụng thông tin BCTC của nhà đầu tư .......................... 68
5.3 Kiến nghị với nhà quản lý thị trường, ủy ban chứng khoán ..................................... 71
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 73


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC :

Báo cáo tài chính

CĐTK:

Bảng cân đối tài khoản


CBTT:

Công bố thông tin

DN:

Doanh nghiệp

ĐHCĐ:

Đại hội cổ đông

NĐT:

Nhà đầu tư

OM:

mô hình ohlson

GDCK:

Giao dịch chứng khoán

UBCK:

Ủy ban chứng khoán

TTTC:


Thông tin tài chính

TTCK:

Thị trường chứng khoán

VN:

Việt Nam


DANH MỤC BIỂU BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Thống kê mức giải thích giá cổ phiếu của mô hình Ohlson tại các thị trường
khác nhau trên thế giới
Bảng 3.1: Quy mô cổ phiếu niêm yết trên hai sàn qua các năm từ 2000 đến 2014
Bảng 3.2: Khối lượng và giá trị giao dịch trên hai sàn từ năm 2000 đến 2014
Hình 3.1: Giá trị vốn hóa thị trường từ năm 2004-2014
Hình 3.2: Diễn biến chỉ số VNindex qua các năm từ năm 2000 đến năm 2014
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả
Bảng 4.2: Kết quả tương quan giữa các biến
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định VIF cho các biến trong mô hình
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định VIF cho các biến trong mô hình
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định VIF cho các biến trong mô hình
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định VIF cho các biến trong mô hình
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định VIF cho các biến trong mô hình
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình (1)
Bảng 4.9: Kết quả lựa chọn giữa phương pháp OLS và Fixed Effect
Bảng 4.10: Kết quả lựa chọn giữa phương pháp Fixed Effect và Random Effect
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi, tự tương quan cho mô hình

Bảng 4.12. Kết quả hồi quy mô hình (2)
Bảng 4.13: Kết quả lựa chọn giữa phương pháp OLS và Fixed Effect
Bảng 4.14: Kết quả lựa chọn giữa phương pháp Fixed Effect và Random Effect
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi, tự tương quan cho mô hình
Bảng 4.16. Kết quả hồi quy mô hình (3)
Bảng 4.17: Kết quả lựa chọn giữa phương pháp OLS và Fixed Effect
Bảng 4.18: Kết quả lựa chọn giữa phương pháp Fixed Effect và Random Effect
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi, tự tương quan cho mô hình (3)
Bảng 4.20. Kết quả hồi quy mô hình (4)
Bảng 4.21: Kết quả lựa chọn giữa phương pháp OLS và Fixed Effect
Bảng 4.22: Kết quả lựa chọn giữa phương pháp Fixed Effect và Random Effect
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi, tự tương quan cho mô hình (4)


Bảng 4.24. Kết quả hồi quy mô hình (5)
Bảng 4.25: Kết quả lựa chọn giữa phương pháp OLS và Fixed Effect
Bảng 4.26: Kết quả lựa chọn giữa phương pháp Fixed Effect và Random Effect
Bảng 4.27: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi, tự tương quan cho mô hình (5)
Bảng 4.28. Kết quả hồi quy 5 mô hình theo GLS
Bảng 4.29. Kết quả hồi quy 6 mô hình theo GLS


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.1 Sự cần thiết khách quan của đề tài
Trong bối cảnh Thị Trường Chứng Khoán (TTCK) Việt Nam hiện nay, kể từ sau khi
Việt Nam gia nhập WTO – thời điểm nền kinh tế chuyển mình mạnh mẽ theo hướng hội
nhập – chúng ta đã chứng kiến những biến động đa dạng. Trong tất cả những biến chuyển
đó, từ lĩnh vực xuất nhập khẩu, cổ phần hóa, thị trường bất động sản, thị trường chứng

khoán, các chính sách về tỷ giá và lãi suất…càng ngày chúng ta càng nhận thấy rõ vai trò
của đầu tư tài chính với tư cách vừa là động lực, vừa là thách thức. Sự thụ hưởng từ phát
triển và suy thoái của nền kinh tế.
Việc thị trường chứng khoán tăng giá cực mạnh vào cuối năm 2006 và cơn sốt của thị
trường bất động sản vào cuối năm 2007 đã gây ra nhiều luồng nhận định khác nhau về giá
trị các tài sản đầu tư này. Trong sự chuyển biến mạnh của thị trường, nhiều nhà đầu tư đã
bỏ qua những cảnh báo của các chuyên gia phân tích về giá trị cổ phiếu, thậm chí còn cho
rằng không có giá trị ảo, chỉ có giá trị thật giao dịch trên thị trường, và mọi phân tích giá
trị cổ phiếu chỉ là lý thuyết xa rời thực tế.
Hiện nay, các tổ chức và nhà đầu tư cá nhân luôn đặt ra câu hỏi là khi nào nên tham gia
vào thị trường? khi nào thoái vốn? Những câu hỏi này luôn là mối quan tâm không chỉ đối
với nhà đầu tư cá nhân đầu tư nghiệp dư mà ngay cả các bộ phận phân tích của các quỹ
đầu tư với thông tin dồi dào, các nhân viên chuyên nghiệp cũng rất lúng túng. Để hiểu
được hoạt động của thị trường vốn, hầu hết các nhà đầu tư đều dựa vào dữ liệu trên các
báo cáo tài chính (BCTC). Một trong những nguồn thông tin được cung cấp bởi các công
ty niêm yết là thông tin tài chính (TTTC). Các nhà đầu tư và các cổ đông khác dựa vào
các TTTC để đánh giá các kế hoạch, hoạt động, giá trị của các doanh nghiệp. Nếu thông
tin được cung cấp bởi các công ty đáng tin cậy, kịp thời, trung thực và hoàn toàn đủ điều
kiện thì việc ra quyết định của các nhà đầu tư có thể có hiệu quả hơn rất nhiều.
Đứng ở góc độ người nghiên cứu về tài chính, tôi đặt ra câu hỏi: thông tin trên BCTC có
ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam? Việc
nâng cao chất lượng TTTC có thể giúp các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính, người
môi giới chứng khoán và người sử dụng khác có quyết định đầu tư, giao dịch chứng
khoán một cách hợp lý hay không? Giải pháp gì để nâng cao vai trò của TTTC đến giá trị


2

cổ phiếu? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Tác động của thông tin báo cáo tài chính
đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu trong luận

văn này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đứng ở góc độ người nghiên cứu về tài chính, luận văn đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
+ Những thông tin có được từ BCTC có tác động tích cực đến giá cổ phiếu của các
công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam?
+ Việc nâng cao chất lượng thông tin BCTC có thể giúp các nhà đầu tư, các nhà phân
tích tài chính, người môi giới chứng khoán và người sử dụng khác có quyết định đầu tư,
giao dịch chứng khoán một cách hợp lý, phù hợp với kỳ hạn mong muốn của mình hay
không?
+ Có thể có những giải pháp nào để giúp nâng cao vai trò của thông tin BCTC đến với
nhà đầu tư?
Trên cơ sở đó, mục tiêu của đề tài là làm rõ thông tin trên các BCTC có tác động tích
cực đến giá của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hay không? Từ đó đưa ra giải
pháp nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC để có thể giúp các nhà đầu tư, các nhà
phân tích tài chính, người môi giới chứng khoán và người sử dụng khác có được quyết
định hợp lý trong việc đầu tư, giao dịch chứng khoán.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
TTCK Việt Nam gồm rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau, không phải riêng
thông tin trên báo cáo tài chính. Nhưng do giới hạn về thời gian nghiên cứu, bài nghiên
cứu này chỉ tập trung vào tác động của thông tin trên báo cáo tài chính và chỉ giới hạn ở
nghiên cứu thông tài chính đến giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối
tương của đề tài là các nhân tố thông tin trên báo cáo tài chính tác động đến giá cổ phiếu
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: lựa chọn mẫu trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán (HNX
và HOSE). Tại thời điểm lấy mẫu số lượng công ty đáp ứng đủ yêu cầu trên của một mẫu


3


chỉ có 256 công ty phù hợp. Thông qua 256 công ty này, luận án tiến hành lấy dữ liệu và
đã lọc ra được số lượng quan sát cần lấy là 1.678 quan sát.
+ Thời gian nghiên cứu: thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong khoảng thời
gian 8 năm (2007 -2014).
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả để đưa ra nghiên cứu định
tính về mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và khoản. Sau đó sử dụng phương pháp định
lượng để chạy mô hình thực nghiệm xem xét lại vấn đề tác động của quản trị lợi nhuận
đến tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.5 Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm 5 chương:
 Chương 1: Giới thiệu
 Chương 2: Cơ sở lý luận về thông tin trên báo cáo tài chính và giá của cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán
 Chương 3: Thực trạng tác động của thông tin báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán việt nam
 Chương 4: Ứng dụng mô hình nghiên cứu Ohlson để nghiên cứu tác động
của thông tin BCTC đến giá cổ phiếu
 Chương 5: Kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin BCTC
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Kết luận chương 1:
Trong phần này luận văn đưa ra sự cần thiết thực hiện đề tài. Trình bày kết cấu của các
phần trình bày trong luận văn. Song song đó, tác giả trình bày chi tiết mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đã thực hiện trong luận văn.


4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ GIÁ CỦA CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1 Thông tin trên Báo cáo tài chính
2.1.1 Báo cáo tài chính của các công ty Niêm yết
Báo cáo tài chính là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài
chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu cho
người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định về đầu tư, kinh tế.
2.1.1.1 Mục đích của BCTC
Trong nền kinh tế thị trường, các thông tin trình bày trên các BCTC chịu ảnh
hưởng của hai nhóm đối tượng chính là nội bộ doanh nghiệp và những người sử dụng bên
ngoài doanh nghiệp (DN). Các BCTC hiện nay của các quốc gia chủ yếu hướng đến mục
tiêu là cung cấp thông tin cho người sử dụng bên ngoài DN. Các BCTC này thường gọi là
các BCTC theo mục đích chung và không nhằm ý định đáp ứng nhu cầu của những người
sử dụng đòi hỏi thông tin cụ thể.
Mục đích của những BCTC theo mục đích chung là cung cấp thông tin hữu ích
cho những người sử dụng để ra quyết định. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông
tin của một doanh nghiệp về:
 Tài sản
 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
 Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
 Lãi, lỗ va phân chia kết quả kinh doanh
 Thuế và các khoản nộp Nhà nước
 Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán
 Các luồng tiền
Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh BCTC sẽ
giúp ngưởi sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và
mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Thông tin về tình hình tài chính được cung cấp thông qua Bảng cân đối tài khoản
(Bảng CĐTK) sẽ giúp cho người sử dụng đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo



5

ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền, dự đoán nhu cầu đi vay và phương thức
phân phối lợi tức, dự đoán khả năng huy động các nguồn tài chính, đánh giá khả năng thực
hiện các cam kết tài chính đến hạn.
Thông tin về tình hình kinh doanh được cung cấp qua Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh sẽ giúp cho người sử dụng đánh giá được các thay đổi tiềm tàng của các nguồn
lực kinh tế mà doanh nghiệp có thể kiểm soát trong tương lai, dự đoán khả năng tạo ra các
nguồn tiền của doanh nghiệp trên cơ sở hiện có, đánh giá tính hiệu quả của các nguồn lực bổ
sung mà doanh nghiệp sử dụng.
Thông tin về những biến động tài chính được cung cấp qua Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ sẽ rất hữu ích cho người sử dụng trong việc đánh giá mức độ có tiền và các khoản tương
đương tiền trong tương lai của doanh nghiệp.
2.1.1.2 Yêu cầu lập và trình bày BCTC
BCTC phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình
hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đạt được các yêu
cầu đó, BCTC phải được lập trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán và các quy định
liên quan.
Để lập và trình bày BCTC trurng thực và hợp lý, doanh nghiệp phải:
Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp,
Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông
tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu.
Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không
đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc của những
sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Chính sách kế toán cho việc lập và trình bày BCTC phù hợp vói quy định của
từng chuẩn mực kế toán. Trường hợp chưa có quy định chuẩn mực kế toán hiện hành,
doanh nghiệp phải xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo BCTC

cung cấp được những thông tin trung thực, hữu ích.
Để trở nên hữu ích, thông tin trên BCTC phải thể hiện được từng tính chất
trong một chừng mực tối thiểu. Mặc dù trong hệ thống có sự phân định giữa các tính


6

chất sơ cấp và các tính chất khác nhưng không tính chất nào được chỉ định là ưu tiên, hơn
nữa, một loại tính chất nào đó có thể hy sinh để có được những tính chất khác mà
không làm giảm sự hữu ích của thông tin. Toàn bộ các công việc của kế toán từ khâu thu
thập, xử lý và tổng hợp thông tin để đi tới mục tiêu cuối cùng là truyền tải thông tin hữu
ích đến các đối tượng có nhu cầu sử dụng chúng.
Thông qua các thông tin được trình bày trên BCTC, nhà đầu tư có thể khái quát
được tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm, tình hình hoạt
động và kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ trong một kỳ nhất định, từ đó có
thể phân tích, đưa ra các quyết định đầu tư thích hợp có hiệu quả nhất. Nếu không có
TTTC, các nhà đầu tư sẽ không có căn cứ để xác định giá của cổ phiếu cũng như tiềm
năng phát triển của DN.
Ngoài ra, mức độ quan trọng của TTTC còn phụ thuộc vào tính chất của các
khoản đầu tư. Trên TTCK, nhìn chung có thể chia các khoản đầu tư thành hai loại: đầu tư
và đầu cơ. Hai loại cũng rất khó xác định, chủ yếu là dựa vào độ dài của các khoản đầu tư
để phân biệt chúng. Theo đó, nhà đầu tư được xác định là những người có ý định lâu dài
vào một loại cổ phiếu. Họ là những người chú ý nhiều đến các phân tích, hạn chế được
tâm lý đám đông. Do đó, TTTC rất quan trọng đối với loại đầu tư này. Thật vậy, các nhà
đầu tư vốn vào doanh nghiệp sẽ thu lợi nhuận từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
hoặc từ chênh lệch mua bán cổ phiếu. Quá trình đầu tư của họ gắn chặt với sự tồn tại và
hoạt động của DN. Họ đặc biệt quan tâm tới những thông tin tài chính mà qua đó họ có
thể đánh giá được mức độ rủi ro, khả năng sinh lời, tương lai hoạt động của DN cũng như
khả năng quản lý của các nhà điều hành DN. Như vậy, mục tiêu và nội dung thông tin trên
các BCTC chịu sự chi phối có tính quyết định của người sử dung thông tin. Do đó, thông

tin tài chính hữu ích là đối tượng được quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức nghề nghiệp,
nhà nghiên cứu thực hành kế toán trên thế giới trong nhiều năm qua, với nhiều giác độ
tiếp cận khác nhau.
2.1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.


7

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa
niên độ.
2.1.1.3.1 Báo cáo tài chính năm:
- Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B 01 - DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B 02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03 - DN

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính


Mẫu số B 09 - DN

2.1.1.3.2 Báo cáo tài chính giữa niên độ:
a) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

Mẫu số B 01a – DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

Mẫu số B 02a – DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

Mẫu số B 03a – DN

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

Mẫu số B 09a – DN

b) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

Mẫu số B 01b – DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

Mẫu số B 02b – DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ


Mẫu số B 03b – DN

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

Mẫu số B 09a – DN

2.1.1.4 Nguyên tắc lập và trình bày BCTC:
Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ (06) nguyên tắc quy định tại Chuẩn
mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, gồm:
 Hoạt động liên tục:
BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên
tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh
nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp
đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giải định liên tục thì
BCTC phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC.


8

 Cơ sở dồn tích:
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ
phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi vào sổ kế toán vào thời
điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương
đương tiền. BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
 Nhất quán:
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp
dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách
và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi

đó trong phần thuyết minh BCTC.
 Trọng yếu và tập hợp:
Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các
khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào
những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc
thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến
quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính trong yếu phụ thuộc vào độ lớn và
tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính
trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
 Bù trừ:
Bù trừ tài sản và nợ phải trả:
Khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày
BCTC không được bù trừ tài sản và công nợ, mà phải trình bảy riêng biệt tất cả các
khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC.
Bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí:
+ Được bù trự theo quy định tại một chuẩn mực kế toán khác;
+ Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh
ngiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày BCTC.
 Có thể so sánh:


9

Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và
giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán.
Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng
BCTC có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa
thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.
2.1.2 Nghĩa vụ công bố thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết

2.1.2.1 Khái niệm công ty niêm yết
Công ty cổ phần (CTCP) là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và
phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của
công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Công
ty cổ phần có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện cơ chế
thị trường.
Theo Luật doanh nghiệp, công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phiếu của mình cho người khác,
trừ trường hợp đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập công ty
trong những năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không
hạn chế số lượng tối đa.
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy
định của pháp luật về chứng khoán.
Công ty niêm yết là một công ty cổ phần được sở hữu bởi công chúng, chủ sở hữu
là bất kỳ người nào có tiền mua cổ phần được sở hữu công chúng, chủ sở hữu là bất kỳ
người nào có tiền mua cổ phần của công ty. Cổ phần được mua bán trên thị trường chứng
khoán.
Mỗi công ty được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh và Trung tâm giao dịch Chứng Khoán Hà Nội đều phải đủ một số tiêu chuẩn nhất
định.


10

2.1.2.2 Vai trò của công ty niêm yết
TTCK là một kênh huy động vốn rất tốt cho các doanh nghiệp cũng như nền kinh

tế thị trường Việt Nam nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Một công ty niêm
yết muốn huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì một trong
những kênh huy động vốn dễ dàng, chi phí huy động thấp đó là phát hành chứng khoán ra
công chúng thông qua thị trường chứng khoán. Các công ty niêm yết tạo ra hàng hóa
chứng khoán, do đó bằng việc phát hành các chứng khoán đa dạng đã thúc đẩy thị trường
chứng khoán phát triển và huy động được nguồn vốn tối đa trong nền kinh tế. Nguồn vốn
huy động được sử dụng có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, công ty niêm yết còn góp phần tăng sức thu hút vốn đầu tư của công
chúng nước ngoài vào Việt Nam. Khi thương hiệu của một công ty niêm yết có vị thế khá
vững chắc tại thị trường trong và ngoài nước, các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức và cá
nhân sẽ bỏ vốn của họ đầu tư vào công ty thông qua việc mua cổ phần công ty đó. Chính
điều này họ sẽ hỗ trợ kinh nghiệm, công nghệ và vốn giúp công ty phát triển cũng như
nền kinh tế trong nước phát triển. Do đó, các công ty niêm yết đóng một vai trò rất quan
trọng đối với một nền kinh tế đang cần sự đầu tư và nguốn vốn lớn như hiện nay.
2.1.2.3 Nghĩa vụ công bố thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết
Thi hành Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Bộ Tài chính đã
ban hành thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 hướng dẫn về việc công bố thông
tin trên TTCK như sau:
2.1.2.3.1 Yêu cầu thực hiện công bố thông tin
Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của
pháp luật.
Việc công bố thông tin phải do Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc một người
được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải chịu
trách nhiệm về nội dung thông tin do người được ủy quyền công bố thông tin công bố.
Trường hợp có bất kỳ người nào công bố thông tin làm ảnh hưởng đến giá
chứng khoán thì người được ủy quyền công bố thông tin phải xác nhận hoặc đính chính
thông tin đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi thông tin trên được công bố.


11


Việc công bó thông tin phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáo Ủy Ban
Chứng Khoán (UBCK) Nhà nước, Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK về nội dung thông
tin công bố, cụ thể như sau:
a. Công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công
chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, Sở GDCK, Trung tâm GDCK khi thực
hiện công bố thông tin phải đồng thời báo cáo UBCK Nhà nước.
b. Tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán thành viên, công ty đầu tư chứng
khoán đại chúng; công ty quản lý quỹ có quản lý quỹ đại chúng/công ty đầu tư chứng
khoán đại chúng khi thực hiện công bố t.hông tin phải đồng thời báo cáo UBCK Nhà
nước, Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK.
 Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
Sở GDCK, Trung tâm GDCK cung cấp thông tin về tổ chức niêm yết, công ty
quản lý quỹ có quản lý quỹ đại chúng/công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; quỹ đại
chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng cho các công ty chứng khoán thành viên có
trách nhiệm cung cấp ngay các thông tin trên một cách đầy đủ cho nhà đầu tư.
2.1.2.3.2 Công bố thông tin của công ty niêm yết
a. Tổ chức niêm yết công bố thông tin định kỳ:
Tổ chứng niêm yết công bố thông tin định kỳ về BCTC năm theo qui định là:
- Ngày hoàn thành BCTC năm được tính từ ngày tổ chức kiểm toán được
chấp thuận ký báo cáo kiểm toán. Thời hạn hoàn thành BCTC năm chậm nhất chín mươi
(90) ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Thời hạn báo cáo và công bố thông tin chậm
nhất là mười (10) ngày kể từ ngày hoàn thành BCTC năm.
- Nội dung công bố thông tin về BCTC năm bao gổm: Bảng cân đối kế toán;
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh
BCTC theo quy định của pháp luật về kế toán. Trường hợp tổ chức niêm yết thuộc các
ngành đặc thù thì việc công bố BCTC năm sẽ theo Mẫu BCTC do Bộ Tài chính ban hành
hoặc chấp thuận.



12

- Trường hợp tổ chức niêm yết là công ty mẹ của một tổ chức khác thì nội
dung công bố thông tin về BCTC năm bao gồm BCTC của tổ chức niêm yết (công ty mẹ)
và BCTC hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Tổ chức niêm yết phải lập và công bố báo cáo Thường niên theo mẫu
CBTT-02 kèm theo thông tư này đồng thời với công bố BCTC năm.
- Tổ chức niêm yết phải công bố BCTC năm tóm tắt theo Mẫu CBTT-03
kèm theo Thông tư này trên ba (03) số báo liên tiếp của một (01) tờ báo Trung ương và
một (01) tờ báo địa phương nơi tổ chức niêm yết đóng trụ sở chính hoặc thông qua
phương tiên công bố thông tin của UBCK Nhà nước, Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK.
- BCTC năm, Báo cáo Thường niên của tổ chức niêm yết phải công bố trên
các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của các tổ chức niêm yết và lưu trữ ít nhất mười năm
tại trụ sở chính của tổ chức để nhà đầu tư tham khảo.
Tồ chức niêm yết công bố thông tin định kỳ về BCTC quý theo qui định là:
- Thời hạn hoàn thành BCTC quý trước ngày thứ hai mươi của tháng đầu
quý tiếp theo. Thời hạn báo cáo và công bố thông tin chậm nhất 05 ngày kề từ ngày hoàn
thành BCTC quý không phải kiểm toán.
- Nội dung công bố thông tin về BCTC quý của tổ chức niêm yết: Bảng cân
đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản
thuyết minh BCTC theo quy định của pháp luật về kế toán. Trường hợp tổ chức niêm yết
thuộc các ngành đặc thù thì việc công bố BCTC quý sẽ theo Mẫu BCTC do Bộ Tài chính
Ban hành hoặc chấp thuận.
- Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai kỳ báo cáo có biến
động từ năm phần trăm (5%) trở lên, tổ chức niêm yết phải giải trình rõ nguyên nhân dẫn
đến những biến động bất thường đó trong BCTC quý.
- Tổ chức niêm yết niêm yết công bố BCTC quý tóm tắt theo mẫu CBTT –
03 kèm theo Thông tư này thông qua phương tiện công bố thông tin của UBCK Nhà
nước, Sở GDCK, Trung tâm GDCK.

- BCTC quý của tổ chức niêm yết phải công bố trên các ấn phẩm, trang
thông tin điện tử của tổ chức niêm yết và phải lưu trữ ít nhất trong vòng mười hai tháng
tiếp theo tại trụ sở chính của tổ chức để nhà đầu tư tham khảo.


13

b. Tổ chức niêm yết công bố thông tin bất thường:
Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn hai mươi
bốn giờ trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của tổ chức niêm yết và trên phương
tiện công bố thông tin của Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK. Cụ thể:
- Bị tổn thất tài sản có giá trị từ mười phần trăm (10%) vốn chủ sở hữu trở
lên;
- Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc tài khoản được
phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;
- Tạm ngừng kinh doanh;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập
và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;
- Thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều
104 của Luật doanh nghiệp;
- Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty
mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người
sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu
chuyển sang cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán theo quy định tại
khoản 2 Điều 108 của Luật doanh nghiệp, kết quả các đợt phát hành riêng lẻ của công ty
đại chúng;
- Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc
hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công
ty; có bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của
cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế.

Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy
mươi hai giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
- Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mười phần trăm
vốn thực có trở lên;
- Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung
hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế
toán áp dụng;


14

- Công ty nhận được thông báo của Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản doanh nghiệp.
Tổ chức niêm yết khi công bố thông tin bất thường phải nêu rõ nội dung và
nguyên nhân sự kiện xảy ra, kế hoạch và các giải pháp khắc phục (nếu có).
c. Tổ chức niêm yết công bố thông tin theo yêu cầu:
Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin theo yêu cầu của UBCK Nhà nước,
Sở GDCK, Trung tâm GDCK thông qua các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của các tổ
chức niêm yết, qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc phương tiện công bố thông tin
của UBCK Nhà nước, Sở GDCK, Trung tâm GDCK. Nội dung công bố thông tin phải
nêu rõ sự kiện được UBCK Nhà nước, Sở GDCK, Trung tâm GDCK yêu cầu công bố;
nguyên nhân; mức độ xác thực của sự kiện đó.
Tổ chức niêm yết phải công bố theo qui định trong thời hạn hai mươi bốn
giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của UBCK Nhà nước, Sở GDCK, Trung tâm GDCK. Cụ
thể:
- Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng
đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
- Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá
chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó.
d. Công bố thông tin về giao dịch của các cổ đông nội bộ:

Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của tổ chức niêm yết và
người có liên quan khi có ý định giao dịch cổ phiếu của tổ chức niêm yết.
2.1.3 Tác động của thông tin BCTC đến giá cổ phiếu:
Trong phân tích mô hình Ohlson (Ohlson model – OM) có thể tách ra làm hai bộ
phận: thứ nhất là mô hình định giá cổ phiếu dựa trên dòng lợi nhuận thặng dư và thứ hai
là chuỗi thông tin được công bố vào năm 1995 bở giáo sư James Ohlson. Bộ phận đầu
tiên là mô hình định giá cổ phiếu dựa trên dòng lợi nhuận thặng dư, thực chất bộ phận này
đã được thiết lập và sử dụng từ hơn nhiều thập kỷ trước khi mà mô hình OM xuất hiện.
Xuất phát từ mô hình chiết khấu cổ tức cũng như dựa trên mối liên hệ giữa cổ tức, lợi
nhuận và giá trị sổ sách. Theo mô hình lợi nhuận thặng dư, giá trị nổi tại của một cổ phiếu


15

gồm hai phần là giá trị sổ sách của cổ phiếu đó và tổng giá trị hiện tại của các dòng lợi
nhuận thặng dư tương lai của công ty. Từ mô hình này rút ra một quy tắc quan trọng được
sử dụng phổ biến để phân tích giá trị mà các công ty tạo ra cho cổ đông. Nếu tỷ suất sinh
lời trên vốn của chủ sở hữu (ROE) của một công ty lớn hơn lợi suất yêu cầu khi đầu tư
vào cổ phiếu của công ty đó (tức là lợi nhuận thặng dư dương) thì giá trị cổ phiếu sẽ lớn
hơn giá trị sổ sách của nó và công ty được coi là tạo ra giá trị cho cổ đông. Còn nếu
ngược lại, lợi nhuận thặng dư âm thì giá trị sổ sách của nó và công ty bị coi là phá hủy giá
trị của cổ đông. Mô hình lợi nhuận thặng dư được sử dụng rất phổ biến trong định giá cổ
phiếu tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển.
Để đi đến mô hình của mình từ mô hình lợi nhuận thặng dư, James Ohlson (1995)
đã dựa trên một giả thiết quan trọng liên quan đến chuỗi thời gian của dòng lợi nhuận
thặng dư. Giả thiết này được Ohlson đưa ra căn cứ vào tính tồn lưu của lợi nhuận đã ghi
nhận trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đó cũng như dựa trên thực tiễn thông tin
BCTC chỉ là một bộ phận của tập hợp các thông tin có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị
trường về lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp. Sau khi kết hợp hai mô hình lại thì cuối

cùng Ohlson rút ra được mô hình thể hiện mối quan hệ của giá cổ phiếu và thông tin
BCTC mà cụ thể là hai thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách trên một thị trường chứng
khoán hiệu quả. Ngoài điều này trong nghiên cứu của mình Ohlson còn kết luận giá cổ
phiếu còn phụ thuộc vào các thông tin khác chưa, hoặc không được phản ánh trong BCTC
vào thời điểm đó. Tác động của hai thông tin mà Ohlson nghiên cứu đã cho tác động tích
cực lên giá cổ phiếu trong thời gian xem xét, điều này phù hợp với những nghiên cứu thực
nghiêm trước đây.
Ngoài ra nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra các giá trị
liên quan của thông tin BCTC tại các thị trường khác nhau: từ Mỹ (Collins và các cộng
sự, 1997) với các nước khác phát triển như Anh, Đức, Na Uy (King và Langli, 1998)…
Kết quả thường nghiêng về mối quan hệ rất chặt chẽ giữa giá cổ phiếu và các thông tin
báo cáo tài chính (BCTC). Ví dụ, Collins và các cộng sự (1998) cho thấy rằng thông tin
BCTC theo mô hình Ohlson giải thích 54% của giá cổ phiếu ở Mỹ, nghiên cứu này cũng
chỉ ra rằng vai trò của thu nhập giảm theo thời gian. King và Langli (1998) sử dụng một
mô hình hồi quy của thu nhập và giá trị sổ sách trên giá cổ phiếu và báo cáo một khả năng


16

giải thích của 70%, 60% và 40% tương ứng cho Vương quốc Anh, Na Uy và Đức. Kết
quả cho thấy sự khác biệt đáng kể trong mối quan hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ phiếu
giữa các nước và theo thời gian.
Năm 2009, Nguyễn Việt Dũng đã sử dụng kết hợp mô hình Ohslon(1995) và mô
hình Aboody, Hughes và Liu (2002) để nghiên cứu mối quan hệ của giá cổ phiếu và thông
tin BCTC. Mô hình được Nguyễn Việt Dũng kiểm định cho ra kết quả là thông tin BCTC
giải thích tốt nhất cho các biến động giá trong ba tháng tương lai. Đây là dấu hiệu giá cổ
phiếu phản ứng chậm và/hoặc dưới mức với công bố thông tin BCTC và có sự tự điều
chỉnh theo thời gian. Như vậy nếu về chiến lược đầu tư cổ phiếu, các nhà đầu tư hoàn
toàn có thể dựa trên thông tin BCTC, đặc biệt là lợi nhuận và nhất là vào các thời điểm thị
trường đi lên. Cần nắm nhanh thông tin BCTC được công bố, tiến hành phân tích để tìm

hiểu thông tin tốt, thông tin xấu và đưa ra quyết định đầu tư.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thục Đoan (2011) về ảnh hưởng của thông tin kế
toán và các chỉ số tài chính đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hai
chỉ số thu nhập trên cổ phiếu thường (EPS) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đã
được kiểm định là có tác động cùng chiều với giá chứng khoán và chúng giải thích được
45% sự thay đổi của giá cổ phiếu. Tiếp sau đó, Lê Nguyễn Quỳnh Hương (2013) nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam,
với kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thị giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam
biến động theo các nhân tố đến từ BCTC. Trái với nhiều nghi ngờ rằng phân tích cơ bản
dựa trên các thông tin báo cáo tài chính và thông tin vĩ mô không có tác động gì đến giá
cổ phiếu tại nước ta, việc sử dụng mô hình Ohlson cải tiến cho thấy mối liên hệ này hoàn
toàn có ý nghĩa về mặt thống kê.
Như vậy có thể thấy được tầm ảnh hưởng mạnh từ thông tin BCTC đến giá cổ phiếu
đã được kiểm chứng qua thời gian ở khắp các quốc gia trên thế giới với việc ứng dụng mô
hình Ohlson.
2.2 Giá cổ phiếu
2.2.1 Các loại giá cổ phiếu (trang 147, PGS. TS Bùi Kim Yến)
Mệnh giá (par –value): Giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu là mệnh giá của cổ
phiêu. Mệnh giá của mỗi cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa, thậm chí ở Mỹ người ta còn


17

phát hành cổ phiếu không có mệnh giá (no par-value stocks), bởi vì đối với cổ phiếu thì
mệnh giá ít có ý nghĩa kinh tế.
Thông thường khi công ty mới thành lập, mệnh giá cổ phiếu được tính như sau
Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành =

𝑉ố𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑙ệ 𝑐ủ𝑎 𝑐ô𝑛𝑔 𝑡𝑦 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝐶𝑃 𝑑ă𝑛𝑔 𝑘ý 𝑝ℎá𝑡 ℎà𝑛ℎ


Nhưng với thời gian, công ty ngày càng phát triển, giá trị thực của cổ phiếu cũng
như giá bán của cổ phiếu trên thị trường thoát ly càng lúc càng xa mệnh giá cổ phiếu, và
hơn thế nữa, cái mà nhà đầu tư quan tâm khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu đó là cổ tức công ty,
yếu tố cấu thành nên giá trị thực cổ phiếu. Do đó, mệnh giá cổ phiếu chỉ có giá trị danh
nghĩa.
Thư giá (Book value): Giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ảnh tình trạng vốn
cổ phần của công ty ở một thời điểm nhất định.
Giá trị nội tại (Intrinsic value): Là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.
Được tính toán căn cứ vào cổ tức công ty, triển vọng phát triển công ty và lãi suất thị
trường. Đây là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu đánh
giá được giá trị thực của cổ phiếu, so sánh với giá của thị trường và chọn lựa phương án
đầu tư có hiệu quả nhất. Tại điểm cân đối giữa cung và cầu, hiện giá của cổ phiếu là giá
cả hợp lý của cổ phiếu được nhà đầu tư chấp thuận.
Thị giá (Market value): Là giá cả cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm nhất
định. Tùy theo quan hệ cung cầu mà thị giá có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng giá trị
thực của nó tại thời điểm mua bán. Quan hệ cung cầu cổ phiếu, đến lượt nó lại chịu tác
động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội,…trong đó yếu tố quan trọng nhất là giá
thị trường của công ty và khả năng sinh lợi của nó.
2.2.2 Sự giao động giá chứng khoán (trang 156, PGS.TS. Bùi Kim Yến)
Trên thực tế, giá thị trường của cổ phiếu sẽ dao động xung quanh thực giá nhưng
trong phạm vi có giới hạn của một vùng dao động.
Độ rộng của vùng dao động sẽ phụ thuộc vào mức chi phí giao dịch, chi phí giao
dịch càng cao vùng dao động càng rộng.
Vai trò của các nhà buôn chứng khoán được coi là các thực thể tài chính trung gian ở đây, là người lợi dụng sự lên xuống của giá cả cổ phiếu để mua bán nhằm đem lại lợi


18

ích cho họ. Nhưng mặt khác họ lại là các thực thể tài chính nhằm đảm bảo cho giá cả

chứng khoán không vượt quá giới hạn của vùng dao động – họ là công cụ điều tiết xuất
sắc giá thị trường của cổ phiếu. Bởi vì ngay cả khi giá cổ phiếu vượt ra ngoài giới hạn,
các nhà buôn chứng khoán phải lập tức hành động mua vào hoặc bán ra các cổ phiếu
nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, vô hình chung hành động đó sẽ khiến mối quan hệ cung
cầu dần dần tự điều tiết để giá cổ phiếu dần dần trở lại trạng thái bình thường.
Nếu giá cổ phiếu rơi xuống hạng thấp, thì đối với các nhà buôn chứng khoán điều
nên làm là mua hàng loạt các cổ phiếu, bởi lẽ cổ phiếu đã bị hạ giá so với giá trị lý thuyết
của nó. Sau đó chờ cho giá trị thị trường tự điều chỉnh dần vào phạm vi bình thường của
vùng dao động, tại thời điểm này, anh ta sẽ bán cổ phiếu và thu được lợi nhuận.
Nếu thị giá tăng đến phạm vi giới hạn trên, thì đây là lúc có lợi cho nhà buôn chứng
khoán nếu anh ta bán đi các cổ phiếu với giá rất cao, thu lợi lớn. Để rồi sau đó, chờ đến
khi giá cổ phiếu hạ xuống thì lại mua vào chính các cổ phiếu đó.
Để không gặp rủi ro khi mua bán các cổ phiếu, các nhà buôn bán chứng khoán phải
thường xuyên kiểm tra giá cổ phiếu trên cơ sở thực giá của nó và triển vọng của công ty.
Trường hợp một loại chứng khoán đang lưu thông trên các thị trường chứng khoán
khác nhau ví dụ như tại New York, London, Tokyo,…Ở tại một thời điểm nhất định, giá
cổ phiếu tại các thị trường khác nhau có chênh lệch, thì giữa hai thị trường tồn tại một
vùng dao động giá cổ phiếu. Trường hợp này lại là một cơ hội tốt cho các nhà buôn chứng
khoán kiếm lời. Ví dụ như giá của một loại cổ phiếu tại thị trường 1 xuống quá thấp so
với thị trường 2 thì điều đó có lợi cho nhà buôn chứng khoán khi họ mua vào chứng
khoán ở thị trường 1 và ngay lập tức bán ra ở thị trường 2 để hưởng chênh lệch.
2.2.3 Tổng quan về mô hình Ohlson – Ohlson Model
Trước khi quyết định tham gia vào thị trường vốn, các nhà đầu tư thường cân nhắc
đến các rủi ro và sự bất định để đưa chúng vào mô hình định giá của mình. Thông thường
thì nhắc đến cụm từ rủi ro tác động đến thị giá cổ phiếu, chúng ta chia thành hai nhóm: rủi
ro nội tại, tác động đến một ngành hoặc một cổ phiếu và rủi ro bên ngoài, không kiểm
soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường. Nhóm rủi ro bên ngoài xuất hiện
khi có sự thay đổi đột ngột của những yếu tố kinh tế vĩ mô, còn được gọi là rủi ro hệ
thống, có tác động mạnh mẽ đến hiệu suất hoạt động của các các doanh nghiệp. Ví dụ như



×