MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ..............................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài: ..............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .........................................................................................2
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu: ...................................................................................3
1.4 Phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................................5
1.6 Kết cấu của luận văn: .........................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NHTM .................................7
2.1 Tín dụng: ...........................................................................................................7
2.1.1 Khái niệm: ......................................................................................................7
2.1.2 Phân loại: ........................................................................................................8
2.2 Tăng trƣởng tín dụng: ......................................................................................11
2.2.1 Khái niệm: ....................................................................................................11
2.2.2 Tác động của tăng trƣởng tín dụng: ...............................................................11
2.3 Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc đây về các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng
tín dụng .................................................................................................................13
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM .................................19
3.1 Giới thiệu sơ lƣợc về NHTM Việt Nam ...........................................................19
3.2 Sơ lƣợc về hoạt động tín dụng và tăng trƣởng tín dụng của NHTMCP Việt Nam
trong 2006-2014 ....................................................................................................21
3.2.1 Giai đoạn 2006-2010: ....................................................................................23
3.2.2 Giai đoạn 2011-2014 .....................................................................................27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................35
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NHTM VIỆT NAM ..............................................36
4.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu..........................................................................36
4.2 Mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu: .................................................................38
4.2.1 Mô hình nghiên cứu: .......................................................................................38
4.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................39
4.3 Mô tả dữ liệu nghiên cứu: ...................................................................................39
4.4 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................42
4.4.1 Mô tả tổng quát kết quả nghiên cứu .................................................................42
4.4.2 Xét đa cộng tuyến trong mô hình:.....................................................................43
4.4.3 Xét hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mô hình: ................................................44
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu: .........................................................................44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ......................................................................................46
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................47
5.1 Kết luận: ..........................................................................................................47
5.2 Kiến nghị: ........................................................................................................48
5.2.1 Đối với nội bộ NHTMCP Việt Nam: .............................................................48
5.2.1.1 Nhóm giải pháp về tăng trƣởng tiền gửi .....................................................49
5.2.1.2 Nhóm giải pháp về thanh khoản ngân hàng ................................................50
5.2.1.3 Nhóm giải pháp về lợi nhuận.....................................................................51
5.2.1.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ khác .......................................................................52
5.2.2 Đối với ngân hàng nhà nƣớc và cơ quan quản lý ...........................................53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ..................................................................................... 58
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT TẮT
DIỄN GIẢI
1
BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2
CG
Credit growth : Tăng trưởng tín dụng
3
DG
Deposit growth: Tăng trưởng tiền gửi
4
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
5
GDP
Gross Domestic Product: tổng sản phẩm quốc nội
6
IMF
International Monetary Fund
(Quỹ tiền tệ quốc tế)
7
LIQ
Liquid : Thanh khoản ngân hàng
8
MTV
Một thành viên
9
NHNN
Ngân hàng nhà nước
10
NHTM
Ngân hàng thương mại
11
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
12
NHTMNN
Ngân hàng thương mại nhà nước
13
NHTW
Ngân hàng trung ương
14
OLS
Ordinary least square
(Phương pháp bình phương bé nhất)
15
QSH
Quyền sở hữu
16
ROA
Return on assets (Suất sinh lời trên Tổng tài sản)
17
ROE
Return on equity (Suất sinh lời trên vốn sở hữu)
18
SIZE
Quy mô ngân hàng
19
TCTD
Tổ chức tín dụng
20
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
21
VAMC
Vietnam Asset Management Company
(Công ty thu mua nợ quốc gia)
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG
DIỄN GIẢI
TRANG
2.1
Tóm tắt các nghiên cứu trước đây
13
3.2
Thống kê số lượng NHTM tại Việt Nam
18
3.3
Tăng trưởng tín dụng và GDP giai đoạn 2006-2014
19
3.4
Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của 24 NHTMCP Việt Nam
21
4.5
Giả thuyết nghiên cứu của mô hình
36
4.6
Liệt kê 24 NHTMCP trong nghiên cứu
38
4.7
Mô tả thống kê dữ liệu nghiên cứu
39
4.8
Kết quả mô hình hồi quy OLS
40
4.9
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình
41
4.10
Kết quả kiểm định Breush & Godfrey
42
BIỂU
DIỄN GIẢI
TRANG
3.1
Tình hình tăng trưởng tín dụng
20
3.2
Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tổng tài sản 2006-2010
22
3.3
Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tiền gửi 2006-2010
23
3.4
Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và thanh khoản 2006-2010
24
3.5
Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và ROE 2006-2010
25
3.6
Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tổng tài sản 2011-2014
27
3.7
Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tiền gửi 2011-2014
28
3.8
Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và ROE 2011-2014
29
3.9
Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và thanh khoản 2011-2014
29
ĐỒ
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu
vốn là một nhu cầu vô cùng cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội. Trong các kênh cung cấp vốn từ trước
đến nay, đóng vai trò vô cùng quan trọng và chiến lược là các ngân hàng. Với hoạt
động tín dụng và cung cấp các dịch vụ hiện đại, ngân hàng đã và đang đáp ứng
được phần lớn nhu cầu của khách hàng, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp
phát triển đất nước. Ngày nay ngân hàng đã trở thành một mắc xích quan trọng
trong khối vận hành của nền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động của ngân hàng đã trở
thành một phần không thể thiếu trong tiến trình phát triển đó.
Tại Việt Nam, trong hoạt động tài chính của nền kinh tế thì hoạt động của
các ngân hàng thương mại (NHTM) trong khối vận hành của cơ cấu các tổ chức tín
dụng (TCTD) chiếm đa số và chủ yếu. Trong đó, khối ngân hàng thương mại cổ
phần (NHTMCP) lại chiếm tỷ trọng rất cao trong nhóm các NHTM Việt Nam về
hoạt động và tầm ảnh hưởng. Theo thống kê của báo điện tử VnEconomy vào năm
2015, trong lĩnh vực cho vay, khối NHTMCP tăng liên tục trong giai đoạn 20112015, tốc độ tăng từng năm tương ứng là 30,85%; 6,1%; 20,13%; 17,17%, tháng
8/2015 tăng 10,53% so với năm 2014. Thị phần tín dụng vẫn tiếp tục ở mức cao với
tỷ trọng đạt 40,13% tại thời điểm tháng 8/2015. Vì vậy, nói đến hoạt động ngân
hàng Việt Nam, thì khối được quan tâm nhiều nhất vẫn là khối các NHTMCP.
Ngày nay, hoạt động của các ngân hàng ngày càng đa dạng và hiện đại hơn
rất nhiều, luôn đi đầu trong việc bắt kịp với xu thế ngày càng phát triển cao như
hiện nay. Các dịch vụ luôn được nâng cấp và đa dạng hóa, đáp ứng được phần lớn
nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ định rằng hoạt
động tín dụng vẫn là hoạt động chính của các ngân hàng. Hoạt động tín dụng tạo ra
2
phần lớn tài sản trong tổng tài sản và tạo ra nguồn thu nhập chính của ngân hàng.
Do vậy, việc tăng trưởng tín dụng là một mục tiêu hướng đến của các nhà lãnh đạo
ngân hàng.
Nhìn lại tình hình chung trong ba năm qua về tăng trưởng tín dụng có thể
khẳng định sự lạc quan về hấp thụ vốn trong những tháng đầu năm 2015, đặc biệt
điểm khởi sắc là không chỉ hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, mà các
thành phố khác cũng có mức hấp thụ vốn trong những tháng đầu năm rất tốt. Hơn
nữa, thị trường bất động sản sau thời gian đóng băng thì đến đầu năm nay cũng rậm
rịch khởi sắc hơn nên tín dụng lĩnh vực này cũng sẽ cần nhiều vốn hơn. Theo dự
báo của CBRE, năm 2015 bất động sản sẽ khả quan hơn, sẽ xuất hiện nhiều hình
thức mới lạ trên thị trường địa ốc như quỹ REIT, bán và cho thuê lại… Do vậy, tín
dụng năm nay được dự báo sẽ tăng trưởng rất tốt và trở thành một vấn đề quan tâm
trong nền kinh tế hiện nay.
Vậy làm sao để tăng trưởng tín dụng ở các NHTMCP Việt Nam? Đề tài này
sẽ phần nào giúp trả lời câu hỏi này. Với mục tiêu nghiên cứu là tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tác động lên tăng trưởng tín
dụng mà tác giả thực hiện đề tài này “Các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng
tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu đề ra ba mục tiêu nghiên cứu như sau:
Mục tiêu 1: Phân tích tổng quát về tình hình tăng trưởng tín dụng tại
NHTMCP Việt Nam trong thời gian qua.
Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng
trong phạm vi các NHTMCP Việt Nam.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị đến các NHTMCP
3
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng, tác
giả thực hiện phân tích hoạt động tín dụng của các NHTMCP Việt Nam. Đồng thời,
tác giả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính, với biến phụ thuộc là biến tăng trưởng
tín dụng, các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng, rồi từ đó đánh
giá. Bên cạnh đó, tác giả còn dùng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, tổng
hợp để kiểm định lại kết quả thu được từ mô hình hồi quy trên.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Số liệu được sử dụng trong luận văn là tập hợp của 24 NHTMCP tại Việt
Nam. Số liệu do tác giả tính toán và tổng hợp từ các báo cáo tài chính trong khoảng
thời gian từ năm 2006 đến 2014 của các ngân hàng này.
1.5 Đối tƣợng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của tăng trưởng tín
dụng thông qua các biến thuộc nội tại trong ngân hàng. Các biến nội tại được
nghiên cứu trong luận văn này bao gồm các biến: Quy mô ngân hàng, Tăng trưởng
tiền gửi, Thanh khoản ngân hàng và Suất sinh lời trên vốn sở hữu ROE.
1.6 Kết cấu của luận văn:
Luận văn được tác giả trình bày theo bố cục sau:
Chương 1: Giới thiệu
Trong chương mở đầu này, luận văn giới thiệu sơ bộ về bố cục bài nghiên
cứu. Bên cạnh đó, chương này còn đưa ra các lý do để cần thiết tiến hành nghiên
cứu về đề tài tăng trưởng tín dụng.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng tín dụng tại NHTM
4
Trong chương 2, luận văn trình bày các kiến thức cơ bản về tín dụng và tăng
trưởng tín dụng. Ngoài ra, luận văn cũng giới thiệu các nghiên cứu trước đây về
tăng trưởng tín dụng để tham khảo.
Chương 3: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các
NHTMCP Việt Nam
Tiếp theo, luận văn giới thiệu sơ lược về hệ thống NHTM Việt Nam. Phần
chính trong chương này là phân tích tình hình thực trạng về tăng trưởng của hệ
thống NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ 2006-2014.
Chương 4: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của
NHTMCP Việt Nam
Bằng sự tham khảo các nghiên cứu trước đây ở chương 2, luận văn tiến hành
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng cho các NHTMCP Việt
Nam. Trong chương 4, luận văn trình bày cụ thể về giả thuyết, mô hình, quy trình
nghiên cứu và đưa ra các kết quả nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu ở chương trước, luận văn đưa các kết luận cho bài
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTMCP Việt
Nam. Từ đó, luận văn cũng đưa ra các kiến nghị, giải pháp hướng đến các
NHTMCP và các cơ quan quản lý để tăng trưởng tín dụng.
5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG TẠI NHTM
Để thực hiện được mục tiêu đề ra là nghiên cứu các nhân tố nội tại ảnh
hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP Việt Nam như đã nêu tại chương
1, trong chương này, luận văn đề cập đến lý thuyết nền về tín dụng, tăng trưởng tín
dụng, từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề đang được nghiên cứu. Chương 2 lần
lượt đề cập đến những điểm cơ bản về tín dụng, tăng trưởng tín dụng, ý nghĩa của
tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, chương này cũng liệt kê một số nghiên cứu
trước đây về tăng trưởng tín dụng, làm cơ sở tham khảo để tác giả tiến hành nghiên
cứu của mình.
2.1 Tín dụng:
2.1.1 Khái niệm:
Theo Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng (2006, trang 67) trình bày khái
niệm về tín dụng là “Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại rất lâu đời, theo nghĩa
Latin, tín dụng là Creditim, tức là sự tín nhiệm, tin tưởng. Tên gọi này xuất phát từ
bản chất của mối quan hệ tín dụng, người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sẽ sử
dụng vốn đúng mục đích, đúng thỏa thuận và có khả năng hoàn trả tiền vay”.
Như vậy, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng
giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau
đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa
trên nguyên tắc hoàn trả có kèm theo lợi tức, nó thỏa mãn nhu cầu của hai bên, bên
đi vay có được số vốn mình cần, bên cho vay có được lợi tức, do đó nó là mối quan
hệ bình đảng, cả hai cùng có lợi và mang tính thỏa thuận cao.
Có thể thấy rằng, một quan hệ được gọi là tín dụng phải có đầy đủ ba mặt cơ
bản, đó là:
6
-Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người cho vay sang
người đi vay.
-Sự chuyển giao mang tính chất tạm thời
-Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao phải kèm theo một lượng giá trị
tăng thêm gọi là lợi tức.
Xét ở góc độ ngân hàng thì tín dụng được hiểu là : “Tín dụng là một phạm
trù kinh tế chỉ mới quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc
và lãi sau một thời gian nhất định”( Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2006).
Tóm lại, tín dụng ngân hàng được hiểu là một thỏa thuận giữa người cho vay
là ngân hàng, người đi vay có thể là cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể kinh tế khác
hay thậm chí là một ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô
cùng quan trọng và chủ yếu trong nền kinh tế hiện nay. Đất nước càng đổi mới,
càng phát triển thì tín dụng ngân hàng càng thể hiện được vai trò chủ đạo trong mối
quan hệ tín dụng, ngân hàng là kênh cung cấp vốn chủ yếu và hiệu quả nhất trong
nền kinh tế nói chung.
2.1.2 Phân loại:
Tùy vào mỗi tiêu thức theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta có
thể phân loại tín dụng, sau đây là một số tiêu thức phân loại điển hình (Sử Đình
Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2006).
-Phân loại theo thời hạn tín dụng:
Thời hạn tín dụng được hiểu là thời hạn tính từ lúc đồng vốn đầu tiên của
ngân hàng được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lại cuối cùng phải thu về. Nếu căn
cứ theo thời hạn, tín dụng được chia thành các loại sau:
+ Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng. Tín dụng ngắn
hạn thường gắn liền với các khoản vay cá nhân hay các doanh nghiệp nhằm
7
bổ sung vào tài sản lưu động, tài trợ mang tính thời vụ về vốn luân chuyển và
tài trợ tạm thời cho các khoản chi phí sản xuất.
+ Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Tín
dụng trung hạn thường sử dụng cho mục đích mua các loại tài sản cố định
như phương tiện sản xuất, phương tiện vận tải, các trang thiết bị… có nhu
cầu vốn từ 1 đến 5 năm.
+ Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn trên 60 tháng. Tín dụng dài hạn
thường sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng
sản xuất có quy mô lớn, thường cho vay theo dự án đầu tư.
- Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng đƣợc chia
thành ba loại:
+ Tín dụng tiêu dùng: là tín dụng cung cấp cho cá nhân với mục đích tiêu
dùng, thường là để mua sắm nhà cửa, xe cộ, thiết bị gia đình… Các ngân
hàng hiện nay đều có xu hướng chuyển dịch sang bán lẻ nên loại hình tín
dụng này ngày càng tăng lên.
+ Tín dụng sản xuất kinh doanh: là loại tín dụng cung cấp cho các doanh
nghiệp để họ tiến hành sản xuất kinh doanh. Loại hình này chiếm tỷ trọng
khá cao ở các ngân hàng.
+ Tín dụng xuất nhập khẩu: là hình thức cung cấp tín dụng cho hoạt động thu
mua hoặc sản xuất hàng hóa để xuất nhập khẩu.
- Phân loại theo hình thức cho vay: tín dụng đƣợc chia thành ba loại.
+ Chiết khấu: là việc NHTM ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với
giá trị thương phiếu sau khi đã trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu
một thương phiếu chưa đến hạn.
8
+ Cho vay: được hiểu là việc NHTM cấp tín dụng cho khách hàng của mình
với sự cam kết là khách hàng phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng trong một
khoảng thời gian xác định với mức lãi suất cam kết. Cho vay là nghiệp vụ
truyền thống và chủ yếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
+ Bảo lãnh: là việc NHTM cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay khách
hàng khi khách hàng của mình không có khả năng trả các khoản nợ với bên
thứ ba. Nghiệp vụ này được đưa vào tài khoản ngoại bảng của ngân hàng.
- Phân loại theo tải sản đảm bảo: tín dụng đƣợc chia thành hai loại.
+ Tín dụng có đảm bảo: là khoản tín dụng có sự cam kết của khách hàng về
việc dùng tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ tài
chính trong trường hợp không trả được nợ, như vậy trong loại hình tín dụng
này, các khoản vay giải ngân ra đều có tài sản tương đương thế chấp.
+ Tín dụng không có bảo đảm: là khoản tín dụng mà khách hàng có nhu cầu
vay vốn với hạn mức nhất định mà không cần tài sản đảm bảo, chỉ dựa vào
tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng cho các khách hàng có quan hệ
lâu dài và tốt đẹp với ngân hàng, khách hàng phải có tình hình tài chính vững
mạnh, ổn định, lịch sử tín dụng tốt, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả
năng hoàn trả nợ…
- Phân loại theo đối tƣợng khách hàng:
+ Tín dụng cá nhân: là hình thức cấp tín dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu
dùng như mua sắm nhà cửa, ô tô, vay chứng minh tài chính du học…. Nhóm
đối tượng này có số lượng rất lớn và thường có nhu cầu vay các khoản nhỏ
lẻ, tuy nhiên khá nhạy cảm nên ngân hàng cần chú trọng phương thức tiếp
cận và khai thác tốt.
9
+ Tín dụng doanh nghiệp: là hình thức cấp tín dụng cho các đối tượng là
doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế, nhằm mục đích hỗ trợ việc đầu tư sản
xuất, kinh doanh cũng như đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
2.2 Tăng trƣởng tín dụng:
2.2.1 Khái niệm:
Trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Ly (2013) đã đề cập tăng trưởng là
khái niệm đo lường sự tăng thêm về giá trị trong một khoảng thời gian nhất định.
Nói cách khác, tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ phần trăm (%) gia tăng lượng tiền cho
các cá nhân, tổ chức vay của năm này so với năm trước. Chẳng hạn, tổng dư nợ cho
vay của năm ngoái là 100 tỷ đồng, năm nay là 130 tỷ đồng thì tăng trưởng tín dụng
năm nay là 30%.
Tăng trưởng tín dụng tăng lên nghĩa là lượng cung tiền ra nền kinh tế tăng
lên, dẫn đến các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có nhiều nguồn vốn hơn để đầu tư,
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế đất nước. Và ngược lại,
khi tăng trưởng tín dụng giảm sẽ khiến dòng tiền cung ứng cho nền kinh tế bị thu
hẹp lại, khiến cho tổng cung giảm, nếu không đáp ứng được lượng cầu vốn sẽ gây
khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tăng trưởng tín dụng là một hình
thức mở rộng lượng tiền trong lưu thông, mà ở đây là các bút tệ do các NHTM tạo
ra. Với đặc điểm liên hệ mật thiết với mức cung tiền trong nền kinh tế như vậy, tăng
trưởng tín dụng có những tác động hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp đến sự phát
triển kinh tế đất nước.
2.2.2 Tác động của tăng trƣởng tín dụng:
Ngày nay ngân hàng đã trở thành mắc xích quan trọng trong khối vận hành
của nền kinh tế, có những tác động nhất định đến hoạt động kinh tế, được biểu hiện
qua tốc độ tăng trưởng tín dụng, nó có ý nghĩa khá quan trọng (Phạm Thị Hồng Ly,
2013).
10
Tốc độ tăng trưởng tín dụng là biểu hiện của lực lượng sản xuất và xã hội
phát triển. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng góp phần tài trợ cho các doanh
nghiệp, tố chức kinh tế bổ sung vốn thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh, hay mở
rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị, áp dụng công nghệ mới
tăng tính cạnh tranh. Tín dụng đã giúp các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đẩy
nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ. Trong bối cảnh quan hệ kinh tế được toàn cầu
hóa hiện nay, một quốc gia trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới, do đó tín
dụng ngân hàng trên lĩnh vực tín dụng quốc tế cũng trở nên quan trọng, giúp cho
việc liên kết chuyển giao công nghệ, trao đổi giữa các nước trên thế giới được
nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian phát triển. Như vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng
gia tăng làm lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên, nếu như nguồn vốn này được vận
hành theo chiều hướng tích cực thì nó sẽ tạo ra lực lượng sản xuất.
Tăng trưởng tín dụng là biểu hiện của quá trình tích tụ và tập trung. Tín dụng
ngân hàng tập trung các nguồn vốn nhỏ lẻ thành các nguồn vốn lớn, đầu tư vào các
công trình, dự án lớn, hiệu quả cao. Đồng thời các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
cũng nhờ tín dụng ngân hàng mà có khả năng mở rộng sản xuất, rút ngắn được thời
gian tích lũy vốn. Thông qua tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp và tổ chức kinh
tế nhận được nguồn vốn làm cơ sở để tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao
động, tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp và tổ chức này ngày càng lớn
mạnh dần lên. Còn các doanh nghiệp không cạnh tranh nổi dẫn đến phá sản, từ đó
liên kết với nhau, tạo ra các doanh nghiệp lớn hơn, cạnh tranh hơn. Như vậy, tín
dụng ngân hàng đã giúp cho quá trình tập trung sản xuất.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng phản ánh tình hình điều hòa nguồn vốn hiệu quả,
điều hành chính sách tiền tệ, phát triển cân đối các ngành kinh tế quốc dân và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tín dụng ngân hàng là kênh phân phối lại vốn hiệu quả,
giúp dịch chuyển vốn từ nơi thừa qua nơi thiếu giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu
quả hơn, góp phần làm tốc độ luân chuyển hàng hóa và trao đổi tăng lên, tạo sự phát
triển đồng đều trong các ngành. Bên cạnh đó, thông qua các ưu đãi tín dụng và các
11
định hướng tín dụng chung, chính phủ có những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển
các vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng điểm theo từng thời kỳ… do vậy đã
kích thích thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, miền, ngành trọng điểm
trong diện ưu tiên của Chính phủ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự phát
triển cân đối trong cả nước.
2.3 Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc đây về các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng
trƣởng tín dụng
Trong các nghiên cứu trước đây, có rất nhiều nghiên cứu về tăng trưởng tín
dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Các nghiên cứu được thực
hiện ở nhiều quốc gia khác nhau với nhiều nhóm nhân tố khác nhau. Chẳng hạn,
Tamirisa và Igan (2007) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín
dụng của NHTM tại một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi châu Âu. Bài báo xem
xét các rủi ro trong mức an toàn liên quan đến việc mở rộng tín dụng mạnh mẽ ở
miền Trung và Đông Âu trong thập kỷ qua. Các tác giả không tìm thấy được các
bằng chứng đáng kể về mặt thống kê chứng minh tăng trưởng tín dụng làm suy yếu
các ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng yếu trong vài năm qua lại có bước khởi
đầu tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ hơn các ngân hàng khác. Tác giả đã tập hợp số
liệu của 217 NHTM trong các nước mới nổi châu Âu, trong khoảng thời gian 19952004 để tiến hành nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, Tamirisa và Igan đã nghiên
cứu và chứng minh có một số nhân tố ảnh hưởng khá rõ ràng đến tăng trưởng tín
dụng như tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện qua GDP, tính chất sở hữu của ngân
hàng, khả năng thanh toán của NHTM, quy mô ngân hàng và chênh lệch giữa lãi
suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
Một nghiên cứu khác về cấu trúc ngân hàng và tăng trưởng tín dụng ở các
quốc gia Trung và Đông Âu thực hiện bởi Aydin (2008). Bài báo đã nghiên cứu một
số các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các nước Trung Âu và
Đông Âu bằng cách tập hợp số liệu của 72 ngân hàng của 10 quốc gia trong vòng
18 năm, từ 1988-2005, tác giả đã phân tích tới các nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và
12
cùng chiều tới biến tăng trưởng tín dụng bao gồm GDP, tính chất sở hữu của ngân
hàng, tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng ROE, tỷ lệ sinh lời trên tổng
tài sản ROA, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động.
Guo và Stepanyan (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng tín dụng của ngân hàng trương mại tại 38 quốc gia có nền kinh tế mới nổi từ
quý 1/2001 đến quý 1/2010 trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng tín dụng tại các quốc gia mới nổi. Các tác giả xác định bên cung và bên cầu
đều tác động đến tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên bài báo này tập trung chủ yếu ở
bên cung. Đặc biệt bài báo nhấn mạnh tốc độ gia tăng tiền gửi và tốc độ gia tăng nợ
của ngân hàng góp phần làm tăng và ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh
đó, tác giả cũng đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của lạm phát, tỷ lệ nợ xấu của ngân
hàng đến tăng trưởng tín dụng.
Gần đây, Guodong Chen và Yi Wu (2014) đã phân tích cấu trúc sở hữu ngân
hàng của ba vùng Mỹ Latinh, Trung-Đông Âu và châu Á, phân tích các nhân tố tác
động đến tăng trưởng tín dụng theo từng vùng trong giai đoạn 2008-2011. Tác giả
đã phân tích 900 ngân hàng ở 24 quốc gia thuộc ba vùng trên để nghiên cứu, các
biến được đề xuất ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng là biến giả sở hữu ngân
hàng, quy mô ngân hàng, thanh khoản, GDP…
Một số nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân
hàng tại Việt Nam cũng được thực hiện. Cụ thể, Bằng chứng định lượng của
Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011) cũng đã nghiên cứu tác động của các
biến kinh tế đến tăng trưởng tín dụng trong quý 1, quý 2 và quý 3 năm 2011. Tác
giả đã sử dụng mô hình hồi quy với số liệu thu thập từ 84 NHTM, trong đó có 5
NHTM Nhà nước, 16 NHTM nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, để đo lường tác
động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trong nghiên cứu, biến phụ thuộc là
biến tăng trưởng tín dụng, các biến độc lập gồm tốc độ tăng trưởng vốn huy động,
thanh khoản ngân hàng, suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE, chênh lệch giữa lãi
suất bình quân cho vay và lãi suất bình quân huy động, bên cạnh đó còn sử dụng
13
biến giả (biến NHTMNN: nhận giá trị 1 nếu là NHTM Nhà nước, ngược lại nhận
giá trị 0, và biến giả ngân hàng nước ngoài: nhận giá trị 1 nếu là ngân hàng nước
ngoài, ngược lại nhận giá trị 0). Kết quả thực nghiệm cho thấy khi tốc độ huy động
vốn, khả năng thanh toán tăng thì các ngân hàng sẵn lòng trong việc cho khách hàng
vay làm tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng. Và khi chênh lệch lãi suất bình quân tăng
thì lại làm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng. Còn việc đưa hai biến giả vào mô hình
đều không có ý nghĩa, vì ở Việt Nam, ngân hàng dù là NHTM Nhà nước hay ngân
hàng nước ngoài đều chịu tác động như nhau.
“Nghiên cứu tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hồng Ly (2013) đã cho
thấy các nhân tố kinh tế vĩ mô bao gồm lãi suất cho vay bình quân, tỷ giá hối đoái
bình quân liên ngân hàng, tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát và tăng trưởng tiền gửi
ảnh hưởng lên tăng trưởng tín dụng. Sau khi phân tích và tiến hành chạy mô hình
hồi quy đa biến, luận văn kết luận lãi suất cho vay bình quân, tổng sản phẩm quốc
nội GDP và tăng trưởng tiền gửi có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các
ngân hàng.
Tổng hợp từ các nghiên cứu trên đây, luận văn tóm tắt trong bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc đây
TÁC GIẢ
Tamirisa
NĂM
và 2007
SỐ LIỆU
NHÂN TỐ NGHIÊN CỨU
217 NHTM trong các GDP, tính chất sở hữu của ngân
nước mới nổi châu Âu, hàng, quy mô ngân hàng, khả
Tgan
thời gian 1995-2004
năng thanh toán, chênh lệch
giữa lãi suất cho vay và lãi suất
tiền gửi.
Aydin
2008
72 ngân hàng tại các GDP, tính chất sở hữu, tỷ lệ
nước Trung và Đông sinh lời trên vốn sở hữu, tỷ lệ
14
Âu, thời gian 1988- sinh lời trên tài sản, cha6nh
2005
lệch giữa lãi suất cho vay và
huy động…
Guo
và 2011
Các NHTM tại 38 quốc Lạm phát, tỷ lệ nợ xấu, tốc độ
gia có nền kinh tế mới gia tăng tiền gửi…
Stepanyan
nổi, thời gian từ quý
1/2001 đến quý 1/2010.
Guodong
2014
900 ngân hàng ở 24 Biến giả sở hữu ngân hàng, quy
Chen và Yi
quốc gia thuộc ba vùng mô ngân hàng, thanh khoản,
Wu
Mỹ
Latinh,
Trung- GDP…
Đông Âu và châu Á,
thời gian 2008-2011.
Nguyễn Thùy 2011
84 NHTM tại Việt Tốc độ tăng trưởng vốn huy
Dương
Nam trong thời gian 3 động, thanh khoản ngân hàng,
và
Trần Hải Yến
quý đầu năm 2011.
suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu ROE, chênh lệch giữa lãi
suất cho vay và lãi suất huy
động…
Phạm
Thị 2013
Hồng Ly
Các NHTM tại Việt Lãi suất cho vay bình quân, tỷ
Nam và các chỉ số kinh giá hối đoái bình quân liên
tế Việt Nam.
ngân hàng, tổng sản phẩm quốc
nội, lạm phát, tăng trưởng tiền
gửi….
Như vậy, tổng hợp lại các nghiên cứu trước đây, có rất nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng tín dụng như tính chất sở hữu, GDP, lãi suất, thanh khoản,
15
quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời ROE… Tuy nhiên, với mục tiêu là nghiên cứu
sâu về ảnh hưởng của các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, luận
văn chỉ tập trung vào các nhân tố:
- Quy mô ngân hàng
Trong các nghiên cứu trước đây của các tác giả nước ngoài về tăng trưởng tín
dụng thì hầu như đều kết luận quy mô ngân hàng có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín
dụng. Khi quy mô của ngân hàng lớn, ngân hàng sẽ có tiền đề để tăng trưởng tín dụng,
hơn nữa, quy mô cũng phần nào làm tăng uy tín và sự thu hút của khách hàng để đẩy
mạnh tín dụng.
-Tăng trƣởng tiền gửi của khách hàng:
Chức năng của ngân hàng là đi vay để cho vay, do đó việc tăng trưởng tiền gửi
cũng giúp cho ngân hàng có nguồn lực để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng (Kaio Guo và
Vahram Stepanyan, 2011). Ngoài ra, theo Parmendra Sharma và Neelesh Gounder
(2012) trong nghiên cứu “Determinants of bank credit in small open economies: The
case of six Pacific Island Countries” cũng xác định rằng tiền gửi và quy mô tài sản đóng
góp tích cực vào tăng trưởng tín dụng.
- Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE:
Chỉ số ROE dùng để đo lường suất sinh lời của 1 đồng vốn mà ngân hàng đã bỏ
ra. Theo các nghiên cứu thì chỉ số này có tác động cùng chiều đối với tăng trưởng tín
dụng (Burcu Aydin, 2008).
- Thanh khoản ngân hàng:
Thanh khoản của ngân hàng là chỉ số dùng để đo lường khả năng chi trả tức thời
của ngân hàng khi cần thiết. Do đó, khi chỉ số thanh khoản cao, thì việc đáp ứng các nhu
cầu vốn vay cũng nhanh chóng và kịp thời hơn, tạo thuận lợi để tăng trưởng tín dụng.
16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã khái quát một cách tổng quát lý thuyết nền về tín dụng, tăng
trưởng tín dụng cũng như điểm qua một số ý nghĩa của việc tăng trưởng tín dụng.
Qua chương 2 tác giả nêu được tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử
dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang
người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. Bên cạnh đó tác giả
cũng đã liệt kê được một số hình thức tín dụng tùy theo các tiêu chí phân loại như
theo thời hạn, mục đích sử dụng vốn vay, theo đối tượng khách hàng, hình thức cho
vay hay theo tài sản đảm bảo…. Đồng thời, trong chương 2, tác giả cũng đã khái
quát khái niệm về tăng trưởng tín dụng, đó là tỷ lệ phần trăm (%) gia tăng lượng
tiền cho các cá nhân, tổ chức vay của năm này so với năm trước.
Bên cạnh đó, chương 2 cũng đã liệt kê được một số nghiên cứu trong và
ngoài nước về tăng trưởng tín dụng. Tham khảo qua các nghiên cứu này cùng với
mục tiêu đề ra của luận văn là nghiên cứu các nhân tố nội tại trong mỗi ngân hàng
ảnh hường đến tăng trưởng nên tác giả đã tập trung nghiên cứu các nhân tố gồm
Quy mô ngân hàng, Tăng trưởng tiền gửi của khách hàng, Suất sinh lời trên vốn sở
hữu ROE và Thanh khoản ngân hàng.
17
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG
TRƢỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM
Trong nội dung chương 2, luận văn đã khái quát về vấn đề đang nghiên cứutăng trưởng tín dụng. Để tiếp tục hiểu rõ hơn, nội dung chương 3 phân tích tình hình
tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2006 đến 2014 sau khi
giới thiệu sơ lược về hệ thống NHTM Việt Nam.
3.1 Giới thiệu sơ lƣợc về NHTM Việt Nam
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong thời gian qua. Cụ
thể, từ sự phát triển của một hệ thống ngân hàng một cấp thực hiện cả chức năng
NHTM và chức năng NHTW, đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, hệ thống
ngân hàng hai cấp đã được hình thành với sự tách bạch về chức năng.
Theo báo cáo của NHNN vào năm 1997, cả nước có 4 ngân hàng quốc
doanh, 51 NHTMCP và 23 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (kể cả ngân hàng liên
doanh). Trong hơn 10 năm sau đó, kể từ khi cuộc khủng hoảng châu Á xảy ra, hệ
thống NHTM Việt Nam phải đối đầu với nguy cơ đổ vỡ, chủ trương của NHNN là
không thành lập mới bất kỳ một NHTMCP nào. Đến tháng 5/2008, số lượng
NHTMCP trong nước đã giảm đi đáng kể do một số ngân hàng bị phá sản hoặc rút
giấy phép kinh doanh, trong khi đó ngân hàng liên doanh và chi nhánh nước ngoài
lại tăng lên, thể hiện sự mở cửa và hội nhập, lúc này cả nước ta có 4 ngân hàng quốc
doanh, 36 NHTMCP và 44 chi nhánh nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Số lượng
các ngân hàng cũng tăng lên nhanh chóng từ chỗ ban đầu chỉ có 4 NHTM nhà nước
với quy mô tài chính và dịch vụ nhỏ bé.
Tính đến cuối năm 2014, hệ thống TCTD Việt Nam đã phát triển rất nhanh
về số lượng, quy mô tài chính và hoạt động, bao gồm: 2 ngân hàng chính sách xã
hội, 1 NHTM Nhà nước, 37 NHTMCP, 46 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân
hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 1 ngân hàng hợp tác xã (trước
18
đây là Quỹ tín dụng nhân dân). Sự tồn tại của nhiều loại hình với quy mô khác nhau
đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ ngân hàng.
Số lượng các loại hình ngân hàng được tác giả tổng hợp qua bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2 Thống kê số lƣợng NHTM tại Việt Nam
Chỉ tiêu
NHTMNN
NHTMCP
Năm 1997
4
51
Tháng 5/2008
4
36
Tháng 12/2014
1
37
Tháng 6/2015
3
34
Nguồn: NHNN
Qua bảng 3.2 ta nhận thấy, trước đây có sự thành lập ồ ạt các NHTMCP,
năm 1997 có đến 51 NHTMCP, nhưng kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
thì số lượng ngân hàng cũng giảm đi đáng kể và ổn định hơn. Đến cuối năm 2014,
số lượng ngân hàng đã giảm đi đáng kể, chỉ còn 1 NHTMNN và 37 NHTMCP.
Năm 2015 hứa hẹn sẽ tiếp tục có sự sụt giảm số lượng các ngân hàng vì kế hoạch
mua bán và sát nhập các ngân hàng đã được NHNN hoạch định từ trước. Số lượng
các ngân hàng sẽ giảm nhưng chắc chắn năng lực tài chính của các NHTMCP sẽ
cao hơn sau thương vụ mua bán, sát nhập này. Đến tháng 6/2015 thì hệ thống ngân
hàng có 34 NHTMCP và 3 NHTMNN sau khi Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ là
Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương và Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng. NHNN
hiện nay đang khuyến khích các ngân hàng sáp nhập hoặc đóng cửa các ngân hàng
nhỏ và yếu kém để đến năm 2017 sẽ giảm số ngân hàng xuống còn một nửa, giúp
cho hệ thống tài chính trở nên lành mạnh hơn.
Hoạt động của các NHTM nói chung, và của các NHTMCP Việt Nam nói
riêng, chi phối hầu như tất cả đối tượng kinh tế. Nền kinh tế càng hiện đại thì vai trò
của ngân hàng trong nền kinh tế càng được thể hiện rõ hơn, ngân hàng dần trở thành
19
trung gian của mọi thanh toán, đặc biệt là thanh toán giữa các đối tượng là doanh
nghiệp. Ngân hàng chính là mạch sống của bộ xương sườn nền kinh tế.
3.2 Sơ lƣợc về hoạt động tín dụng và tăng trƣởng tín dụng của NHTMCP Việt
Nam trong 2006-2014
Ngân hàng là một trong những kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế,
đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Tín dụng ngân hàng tăng trưởng một cách
lành mạnh là điều kiện tiền đề quan trọng giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất,
tăng cường hoạt động, gia tăng sản lượng, dịch vụ... từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát
triển.
Thực vậy, tín dụng ngân hàng đã hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế: giai
đoạn 2006-2008, tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng tín dụng biến động
xu hướng tăng giảm cùng chiều với nhau. Tuy nhiên tốc độ tăng giảm của tăng
trưởng tín dụng cao hơn biến động GDP. Tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm từ
32,3% năm 2006 xuống còn 25,43% năm 2008. Trong khi đó tăng trưởng GDP
giảm từ 8,23% năm 2006 xuống còn 6,23% năm 2008. Giai đoạn 2009-2011, mặc
dù tín dụng tăng trưởng mạnh song GDP cũng chỉ xoay quanh mức 6%. Trong khi
đó, từ năm 2012 tới nay, tín dụng tăng trưởng thấp hơn hẳn giai đoạn trước và GDP
cũng giảm thấp nhưng vẫn ở mức trên 5%, điều đó cho thấy nguồn vốn tín dụng đã
được đầu tư đúng hướng hơn, phục vụ tốt hơn cho mục tiêu phát triển.
Bảng 3.3: Tăng trƣởng tín dụng và GDP giai đoạn 2006-2014
%
Tăng trưởng
tín dụng
GDP
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
32,3
35,2
25,4
39,5
32.43
14.3
8.91
8.23
8.46
6,23
5,32
6,78
5,89
5,03
2013
12.52
2014
13
5,42 5,62
Nguồn: TCTK, NHNN
20
Có nhiều các yếu tố, thành phần kinh tế tác động đến sự phát triển ổn định
của nền kinh tế, trong đó có bộ phận các NHTM, đặc biệt là NHTMCP. Trải qua
giai đoạn hình thành và phát triển, các NHTMCP Việt Nam từng bước hoàn thiện
hơn. Giai đoạn năm 2006 đến năm 2014 là giai đoạn đầy biến động và cũng không ít
thách thức đối với các NHTMCP Việt Nam, trong nội dung phần này tác giả sẽ điểm
lại một số vấn đề nổi bật trong hoạt động tín dụng của ngân hàng đồng thời cũng có
những nội dung phân tích đến tình hình tăng trưởng tiền gửi, quy mô ngân hàng,
thanh khoản ngân hàng và chỉ số lợi nhuận trên vốn sở hữu ROE.
Biểu đồ 3.1: Tình hình tăng trƣởng tín dụng
Nguồn: NHNN
Nhìn vào biểu đồ 3.1 về tình hình tăng trưởng tín dụng, từ năm 2006-2010, tỷ
lệ tăng trưởng luôn ở mức khá cao, nhưng lại có sự thay đổi đột ngột vào năm 2011,
tăng trưởng tín dụng từ 32,43% vào năm 2010 thì đến năm 2011 chỉ còn lại 14,3%.
Điều này được giải thích phần lớn là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN vào
năm 2011, nhằm ổn định tình hình tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế đang
trên đà tăng trưởng nóng. Do đó, luận văn cũng sẽ chia thành hai giai đoạn để phân