BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ NGỌC AN
TÁC ĐỘNG CỦA VỊ THẾ TÀI SẢN NƯỚC
NGOÀI RÒNG (NFA) LÊN QUY MÔ
CHÍNH PHỦ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ NGỌC AN
TÁC ĐỘNG CỦA VỊ THẾ TÀI SẢN
NƯỚC NGOÀI RÒNG (NFA) LÊN QUY MÔ
CHÍNH PHỦ
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA
TP. Hồ Chí Minh – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của vị thế tài sản nước ngoài ròng (NFA)
lên quy mô chính phủ” là công trình do chính tôi nghiên cứu được sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa.
Các số liệu, các kết quả nghiên cứu trong luận văn được thu thập thực tế, xử lý
trung thực và khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài này.
TPHCM, ngày
tháng
Lê Thị Ngọc An
năm
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT ....................................................................................................................... 1
1.
GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 2
2.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ......................................... 5
2.1.
Các khái niệm......................................................................................................... 5
2.1.1.
Vị thế tài sản nước ngoài ròng ............................................................................ 5
2.1.2.
Quy mô chính phủ .............................................................................................. 5
2.2.
2.2.1.
Tổng quan các nghiên cứu trước đây ..................................................................... 5
Các nghiên cứu về mặt lý thuyết ........................................................................ 6
2.2.1.1. Xu hướng thứ nhất, theo giả thuyết bù đắp (Compensation hypothesis) ........... 6
2.2.1.2. Xu hướng thứ hai, theo giả thuyết hiệu quả (Efficiency hypothesis) ................. 8
2.2.2.
Các nghiên cứu thực nghiệm .............................................................................. 9
3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ............................................ 14
3.1.
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 14
3.1.1.
Các bước xây dựng cơ bản của mô hình DSGE ............................................... 14
3.1.2.
Tổng quan về giải pháp cho mô hình DSGE .................................................... 15
3.1.3.
Ưu điểm của mô hình DSGE ............................................................................ 16
3.2.
Dữ liệu.................................................................................................................. 17
3.2.1.
Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 17
3.2.2.
Xử lý dữ liệu ..................................................................................................... 20
3.3.2.1. Vị thế tài sản ròng nước ngoài (NFA) .............................................................. 20
3.3.2.2. Quy mô chính phủ ............................................................................................. 22
3.3.2.3. Tỷ lệ tiêu dùng – tài sản .................................................................................... 23
3.3.2.4. Sự biến động nền kinh tế ................................................................................... 23
3.3.2.5. Các biến kiểm soát ............................................................................................ 24
4.
NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................... 26
4.1.
Mô hình DSGE cho nền kinh tế nhỏ mở SOE ..................................................... 26
4.2.
Quy mô tối ưu của khu vực công ......................................................................... 35
4.3.
Kiểm định các kết quả chính của mô hình đối với các nước OECD ................... 37
4.3.1. Kiểm định mối tương quan giữa quy mô chính phủ và sự biến động của nền kinh
tế
4.3.2.
......................................................................................................................... 38
Kiểm định mối tương quan giữa quy mô chính phủ và vị thế tài sản nước
ngoài ròng ....................................................................................................................... 41
4.3.2.1. Kiểm định mối tương quan giữa quy mô chính phủ và vị thế tài sản nước
ngoài ròng NFA1 ............................................................................................................ 41
4.3.2.2. Kiểm định mối tương quan giữa quy mô chính phủ và vị thế tài sản nước
ngoài ròng NFA2 ............................................................................................................ 45
4.3.3.
Kiểm định mối tương quan giữa tiêu dùng tài sản và vị thế tài sản nước ngoài
ròng
.......................................................................................................................... 48
4.3.3.1. Kiểm định mối tương quan giữa tiêu dùng và vị thế tài sản nước ngoài ròng
NFA1
.......................................................................................................................... 48
4.3.3.2. Kiểm định mối tương quan giữa tiêu dùng và vị thế tài sản nước ngoài ròng
NFA2
4.4.
.......................................................................................................................... 51
Kiểm định các kết quả chính của mô hình đối với các nước đang phát triển ...... 54
4.4.1. Kiểm định mối tương quan giữa quy mô chính phủ và sự biến động của nền kinh
tế đối với các nước đang phát triển ................................................................................ 54
4.4.2.
Kiểm định mối tương quan giữa quy mô chính phủ và vị thế tài sản nước
ngoài ròng đối với các nước đang phát triển .................................................................. 56
4.4.3.
Kiểm định mối tương quan giữa tiêu dùng và vị thế tài sản nước ngoài ròng
đối với các nước đang phát triển .................................................................................... 59
5.
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa Tiếng Việt
DSGE
Mô hình cân bằng động tổng thể Dynamic
Gốc tiếng Anh
stochastic
general
ngẫu nhiên
equilibrium
GDP
Tổng sản phảm nội địa
Gross Domestic Product
IMFIFS
Thống kê tài chính quốc tế của International Monetary Funds
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
International Financial Statistic
NFA
Tài sản nước ngoài ròng
Net Foreign Asset
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát Triển Organization for Economic
Kinh tế
OLS
Cooperation and Development
Phương pháp bình phương bé Ordinary Least Squares
nhất
SOE
Nền kinh tế nhỏ, mở
Small Open Economy
WBWDI
Nguồn chỉ số phát triển thế giới World
Bank’s
của ngân hàng thế giới
Development Indicators
WB
Ngân hàng thế giới
World Bank
W
Tài sản quốc gia
Wealth
World
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng mô tả cơ sở dữ liệu
Bảng 3.2 Mối tương quan giữa NFA1 và NFA2. Biến phụ thuộc NFA1
Bảng 3.3 Mối tương quan giữa NFAi và NFAYi. Biến phụ thuộc NFAYi
Bảng 3.4 Bảng thống kê mô tả các biến
Bảng 4.1 Quy mô chính phủ (tính trên tài sản quốc gia) và sự biến động của nền
kinh tế
Bảng 4.2 Quy mô chính phủ (tính trên GDP) và sự biến động của nền kinh tế
Bảng 4.3 Quy mô chính phủ (tính trên tài sản quốc gia) và vị thế tài sản nước ngoài
ròng (NFA1)
Bảng 4.4 Quy mô chính phủ (tính trên GDP) và vị thế tài sản nước ngoài ròng
(NFAY1)
Bảng 4.5 Quy mô chính phủ (tính trên tài sản) và vị thế tài sản nước ngoài ròng
(NFA2)
Bảng 4.6 Quy mô chính phủ (tính trên GDP) và vị thế tài sản nước ngoài ròng
(NFAY2)
Bảng 4.7 Tỷ lệ tiêu dùng – tài sản và vị thế tài sản nước ngoài ròng (NFA1)
Bảng 4.8 Tỷ lệ tiêu dùng – GDP và vị thế tài sản nước ngoài ròng (NFAY1)
Bảng 4.9 Tỷ lệ tiêu dùng – tài sản và vị thế tài sản nước ngoài ròng (NFA2)
Bảng 4.10 Tỷ lệ tiêu dùng – GDP và vị thế tài sản nước ngoài ròng (NFAY2)
Bảng 4.11 Quy mô chính phủ (tính trên tài sản quốc gia) và sự biến động của nền
kinh tế, các nước phát triển và đang phát triển
Bảng 4.12 Quy mô chính phủ (tính trên GDP) và sự biến động của nền kinh tế, các
nước phát triển và đang phát triển
Bảng 4.13 Quy mô chính phủ và vị thế tài sản nước ngoài ròng (NFA1), các nước
phát triển và đang phát triển
Bảng 4.14 Quy mô chính phủ và vị thế tài sản nước ngoài ròng (NFA2), các nước
phát triển và đang phát triển
Bảng 4.15 Tiêu dùng khu vực tư nhân và vị thế tài sản nước ngoài ròng (NFA1), các
nước phát triển và đang phát triển
Bảng 4.16 Tiêu dùng khu vực tư nhân và vị thế tài sản nước ngoài ròng (NFA2), các
nước phát triển và đang phát triển
1
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu xây dựng mô hình DSGE cho một nền kinh tế nhỏ, mở cửa và tăng
trưởng từ đó tìm hiểu mối tương quan giữa quy mô chính phủ với sự biến động của
nền kinh tế, vị thế tài sản nước ngoài ròng với quy mô chính phủ và với tỷ lệ tiêu
dùng - tài sản. Từ mô hình được xây dựng, bài nghiên cứu tìm thấy ba kết quả
chính: các nước mắc nợ nhiều hơn thì có quy mô chính phủ lớn hơn, quy mô chính
phủ càng lớn thì sẽ giúp giảm các biến động của nền kinh tế xuất phát từ các nguồn
trong nước và tỷ lệ tiêu dùng - tài sản cũng sẽ cao hơn đối với các nước mắc nợ
nhiều hơn. Các kết quả của mô hình được kiểm nghiệm trên mẫu nhóm 31 nước
OECD và nhóm 10 nước Châu Á đang phát triển trong giai đoạn 1974 – 2013.
Nghiên cứu thực nghiệm cũng đã cho thấy ba kết quả rút ra từ mô hình đúng cả
trong trường hợp nước phát triển và nước đang phát triển.
2
1. GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Khủng hoảng nợ công châu Âu với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm
2010 khi chi phí cho các khoản nợ chính phủ liên tục tăng lên. Các quốc gia có vấn
đề về nợ công trong khu vực châu Âu bao gồm các thành viên Hy Lạp, Ireland, Ý,
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và cũng có một số nước OECD không thuộc châu
Âu. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này tới nền kinh tế thế giới trong thời gian
qua cho thấy nợ công là một vấn đề mang tính toàn cầu, mà bất cứ một quốc gia
nào dù mạnh hay yếu cũng có nguy cơ gặp phải. Khủng hoảng nợ công luôn đi kèm
với sự mất cân bằng quá mức đối với vị thế tài sản nước ngoài ròng của nhiều quốc
gia. Theo các số liệu về vị thế đầu tư quốc tế được công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc
tế, Trung Quốc và Đức, có những vị thế chủ nợ đạt gần 36% GDP trong năm 2009,
trong khi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland đã có vị thế con nợ gần như, hoặc
vượt 100% GDP vào năm 2009. Sự mất cân bằng này gây ra hậu quả rất lớn đến
nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy quy mô chính phủ có ảnh hưởng không hề nhỏ
đối với sự biến động của nền kinh tế quốc gia. Do đó nghiên cứu mối tương giữa
những yếu tố tác động lên quy mô chính phủ cũng như quy mô chính phủ và độ
biến động và tỷ lệ tiêu dùng - tài sản là cần thiết để có thể đưa ra các chính sách và
biện pháp phù hợp điều chỉnh các yếu tố tác động từ đó có thể giúp nền kinh tế
giảm biến động và hạn chế tác động của khủng hoảng. Rất nhiều nghiên cứu trước
đây đã đưa ra kết quả về mối tương quan giữa quy mô chính phủ và tự do hóa. Tuy
nhiên, hiện nay có rất ít bài nghiên cứu về vị thế tài sản nước ngoài ròng. Dựa trên
phương pháp nghiên cứu của Erauskin (2013), chúng tôi muốn tiến hành nghiên
cứu kiểm nghiệm kết quả mô hình dựa trên số liệu thực nghiệm ở các nước OECD
và đang phát triển ở Châu Á. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu chúng tôi hy vọng
sẽ cung cấp thêm cho các học giả về mối tương quan giữa vị thế tài sản nước ngoài
ròng và quy mô chính phủ, quy mô chính phủ và sự giảm biến động nền kinh tế,
quy mô chính phủ và tỷ lệ tiêu dùng trên tài sản đối với trường hợp các nước phát
triển và đang phát triển. Từ đó có thể giúp các nhà điều hành có thể tìm ra các
3
chính sách phù hợp để phát triển kinh tế và giảm sự biến động của nền kinh tế quốc
gia.
Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa vị thế tài sản nước ngoài ròng của một
quốc gia đối với quy mô chính phủ và đối với tỷ lệ chi tiêu trên tài sản ở các nước
OECD và một nhóm các nước đang phát triển ở Châu Á. Trên cơ sở đó, bài nghiên
cứu hướng đến trả lời các câu hỏi:
1. Sự biến động của nền kinh tế có mối tương quan như thế nào với quy mô
chính phủ?
2. Các nước mắc nợ nhiều hơn có liên quan với việc quy mô chính phủ lớn hơn
hay không? Quy mô chính phủ có mối tương quan như thế nào với vị thế tài
sản nước ngoài ròng?
3. Tỷ lệ tiêu dùng – tài sản có mối tương quan như thế nào với vị thế tài sản
nước ngoài ròng?
4. Các kết quả rút ra từ mô hình có đúng cho cả các nước phát triển và đang
phát triển hay không?
Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa vị thế tài sản nước ngoài ròng của một quốc gia
đối với quy mô chính phủ và đối với tỷ lệ chi tiêu trên tài sản, chúng tôi xây dựng
mô hình DSGE cho một nền kinh tế nhỏ, mở và đang phát triển. Sau đó dựa vào
các biến quan sát: dòng sản lượng, vốn trong nước, các giao dịch và đầu tư nước
ngoài, chi tiêu công, chi tiêu tư nhân, tài sản quốc gia để ước lượng các tham số
cho các biến của mô hình.
Từ các kết luận rút ra từ mô hình, bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS,
chúng tôi tiến hành kiểm định mối tương quan giữa vị thế tài sản nước ngoài ròng
của một quốc gia đối với quy mô chính phủ và đối với tỷ lệ chi tiêu trên tài sản.
Chúng tôi đã thu thập và phân tích dữ liệu ở 31 nước OECD và nhóm 10 nước đang
phát triển Châu Á, trong 40 năm giai đoạn từ năm 1974 đến năm 2013. Các dữ liệu
được lấy từ chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới (WBWDI) và Thống
4
kê Tài chính Quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMFIFS). Ngoài ra, vẫn còn các dữ
liệu chưa đầy đủ hoặc thiếu đối với nhiều nước (đặc biệt là trước 1980-1986), được
lấy từ cơ sở dữ liệu của Lane và Milesi-Ferretti (2001, 2007).
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa hai cách tính vị
thế tài sản nước ngoài ròng (NFA1 và NFA2) để đảm bảo sự phù hợp của cách đo
lường biến NFA được đề xuất bởi mô hình.
Biến kiểm soát cũng được đưa vào mô hình nhằm làm giảm bất cứ tác động nào có
thể gây nhiễu cho các nhân tố khác hoặc cho việc diễn giải kết quả của nghiên cứu.
Ngoài ra, bài nghiên cứu còn kiểm định tính vững và sự phù hợp của mô hình bằng
cách thay thế tài sản trong nước, W, biến tổng sản phẩm quốc nội, GDP.
Hướng phát triển của đề tài
Một số hướng phát triển cho nghiên cứu trong tương lai bao gồm: nghiên cứu chính
sách tài khóa để việc thâm hụt ở mức cho phép, có thể đưa thêm biến chính sách tài
khóa vào mô hình nghiên cứu; mở rộng phạm vi quốc gia và thời gian của các phân
tích thực nghiệm và phân tích kỹ hơn về những tác động của các cuộc khủng hoảng
hiện nay đối với mối quan hệ giữa quy mô chính phủ và các vị thế tài sản nước
ngoài ròng.
Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận
5
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1.
Các khái niệm
2.1.1. Vị thế tài sản nước ngoài ròng
Tài sản nước ngoài ròng là giá trị tài sản nước ngoài do đại diện trong nước nắm
giữ trừ đi giá trị tài sản trong nước do đại diện nước ngoài nắm giữ. Vị thế tài sản
nước ngoài ròng được tính bằng cách lấy tài sản nước ngoài ròng trên tài sản trong
nước.
Nếu quốc gia có vị thế tài sản nước ròng dương, tức là giá trị tài sản nước ngoài do
đại diện trong nước nắm giữ lớn hơn giá trị tài sản trong nước do đại diện nước
ngoài nắm giữ. Quốc gia đó được xem là nước chủ nợ.
Nếu quốc gia có vị thế tài sản nước ròng âm, tức là giá trị tài sản nước ngoài do đại
diện trong nước nắm giữ nhỏ hơn giá trị tài sản trong nước do đại diện nước ngoài
nắm giữ. Quốc gia đó được xem là nước mắc nợ.
2.1.2. Quy mô chính phủ
Khái niệm quy mô chính phủ được sử dụng trong bài nghiên cứu được hiểu như là
tổng chi tiêu của chính phủ trên tổng tài sản quốc gia. Chi tiêu chính phủ là các
khoản chi của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ được sử dụng cho nhu cầu cá nhân
(tiêu dùng cá nhân) hoặc nhu cầu của các thành viên của cộng đồng (tiêu thụ tập
thể). Chi tiêu chính phủ bao gồm tất cả các khoản chi thường xuyên của chính phủ
cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ (bao gồm cả tiền lương nhân viên), hầu hết
các khoản chi tiêu về quốc phòng và an ninh quốc gia, nhưng không bao gồm chi
phí quân sự của chính phủ như một phần của sự hình thành vốn của chính phủ.
2.2.
Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Một số các nghiên cứu trước đây về mặt lý thuyết và thực nghiệm đã được thực
hiện để nghiên cứu mối quan hệ giữa tự do hóa và quy mô chính phủ. Các nghiên
6
cứu này đã giúp xác định quy mô chính phủ và giải thích các mối tương quan giữa
quy mô chính phủ và tự do hóa thương mại.
2.2.1. Các nghiên cứu về mặt lý thuyết
Trong các nghiên cứu về mặt lý thuyết tự do hóa có tương quan cả với quy mô lớn
hơn và nhỏ hơn của khu vực công. Các nghiên cứu đã thực hiện nhận thấy có hai
hướng kết quả như sau:
2.2.1.1.
Xu hướng thứ nhất, theo giả thuyết bù đắp (Compensation hypothesis)
Theo giả thuyết bù đắp, nền kinh tế càng tự do hóa sẽ có một khu vực công lớn hơn
để bù đắp cho rủi ro bên ngoài cao hơn. Khi đó chi tiêu chính phủ hoạt động với
chức năng hấp thụ các cú sốc quốc gia phải đối mặt. Mối quan hệ giữa tự do hóa
thương mại và quy mô chính phủ đã được phân tích và phát triển bởi nhiều nhà
nghiên cứu.
Nổi bật trong số các nghiên cứu theo xu hướng này là bài nghiên cứu của Rodrik
(1998), ông cho rằng "chi tiêu chính phủ được sử dụng để bảo vệ nền kinh tế chống
lại nguy cơ bên ngoài". Điều này được giải thích rằng nền kinh tế tự do hóa sẽ tiếp
xúc nhiều hơn với những rủi ro xuất phát từ sự hỗn loạn trong thị trường thế giới.
Chúng ta có thể thấy là chi tiêu chính phủ lớn hơn trong nền kinh tế thực hiện một
chức năng bảo vệ, khi các khu vực chính phủ là khu vực "an toàn". Do đó ở các
nước bị ảnh hưởng đáng kể bởi những cú sốc bên ngoài, chính phủ có thể giảm
thiểu rủi ro bằng cách sử dụng một phần lớn hơn các nguồn lực của nền kinh tế. Để
tìm hiểu mối tương quan giữa tự do hóa nền kinh tế và quy mô chính phủ, tác giả
đã xây dựng một mô hình chung cân bằng đơn giản mà làm rõ cách tiêu dùng của
chính phủ có thể làm giảm bớt nguy cơ tiếp xúc với bên ngoài trong điều kiện hợp
lý nhất định. Mối tương quan dương giữa tự do hóa nền kinh tế và quy mô chính
phủ đúng cho hầu hết các biện pháp đo lường chi tiêu chính phủ. Bài nghiên cứu
của Rodrik đã cung cấp một loạt các bằng chứng củng cố cho cách giải thích là chi
7
tiêu chính phủ đóng vai trò giảm thiểu rủi ro trong nền kinh tế khi đối mặt với các
nguy cơ từ bên ngoài.
Một nghiên cứu khác theo xu hướng này là Epifani và Gancia (2009). Các tác giả
phát hiện rằng có mối tương quan dương và mạnh giữa tự do hóa thương mại và
quy mô của chính phủ giữa các quốc gia và theo thời gian dựa trên một tập dữ liệu
lớn của 143 quốc gia trong giai đoạn 1950-2000. Bài nghiên cứu tìm hiểu mối quan
hệ giữa tự do hóa thương mại và quy mô chính phủ, cả về lý thuyết và thực
nghiệm. Các tác giả cho rằng tự do hóa có thể tăng quy mô chính phủ thông qua hai
kênh: thứ nhất, như một phần của ngoại tác thương mại, theo đó thương mại làm
giảm chi phí thuế trong nước, thứ hai, như các nhu cầu bảo vệ nền kinh tế, theo đó
thương mại tăng rủi ro nên cần tăng quy mô chính phủ để có thể bù đắp rủi ro. Để
so sánh và kiểm tra hai cơ chế này các tác giả xây dựng một mô hình cách điệu
trong đó tất cả lực lượng lao động đang làm việc, chính phủ thiết lập thuế lao động
để tài trợ cho hàng hóa công và cung cấp sự bảo vệ chống lại những cú sốc năng
suất. Từ đó các tác giả tìm hiểu sự phụ thuộc của quy mô chính phủ vào mức độ tự
do hóa thương mại và các thông số quan trọng. Dự đoán lý thuyết chính của tác giả
trong khi cơ chế đầu tiên là không hiệu quả theo quan điểm của phúc lợi thế giới,
cơ chế thứ hai là thay thế tối ưu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng đã nghi ngờ về
sự vững mạnh của các kết quả ban đầu này và đang tìm kiếm các lý luận đối lập.
Qua tìm hiểu hai nghiên cứu nổi bật cho xu hướng giả thuyết bù đắp, chúng ta có
thể nhận thấy rằng giả thuyết bù đắp phù hợp để giải thích mối tương quan âm giữa
quy mô chính phủ và vị thế tài sản nước ngoài ròng đối với trường hợp đó là nước
có vị thế con nợ. Cụ thể là khi các quốc gia ở vị thế con nợ, càng tự do hóa đòi hỏi
phải đầu tư công nhiều hơn vào nguồn nhân lực để duy trì hoặc tăng cường khả
năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Tăng chi tiêu công có thể vừa tăng
cường hỗ trợ chính trị cho toàn cầu hóa và hỗ trợ tăng phúc lợi để cung cấp cho thị
trường lực lượng lao động có trình độ và cạnh tranh. Như vậy, một quốc gia sẽ có
quy mô lớn hơn khi quốc gia đó ở vị thế con nợ.
8
2.2.1.2.
Xu hướng thứ hai, theo giả thuyết hiệu quả (Efficiency hypothesis)
Theo giả thuyết hiệu quả, nền kinh tế càng tự do hóa sẽ tương quan với một khu
vực công có quy mô thấp hơn do sự tăng tính di động của yếu tố đầu vào và cạnh
tranh về thuế. Giả thuyết hiệu quả cho rằng để mang lại lợi nhuận cao hơn, các rào
cản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được hạn chế đủ để cung cấp cho chủ sở
hữu vốn sự lựa chọn đầu tư ở nước ngoài. Thuế thu nhập làm giảm lợi nhuận có
thể sẽ ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư. Ở các thị trường đầu tư cạnh tranh
ngày càng cao, các nhà hoạch định chính sách sẽ làm giảm gánh nặng thuế trên vốn
để giữ lại các nguồn vốn trong nước hoặc thu hút vốn nước ngoài để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Để ngăn chặn sự cần thiết phải tăng thuế và đóng góp lương nhằm
tài trợ cho các khoản chi phúc lợi gia tăng, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải
cắt giảm lợi ích bất chấp sự yêu cầu của các chương trình phúc lợi xã hội. Cải cách
các chính sách phúc lợi để kiểm soát chi tiêu được xem như là một phương tiện
đảm bảo tăng trưởng kinh tế tiếp tục đầu tư trong bối cảnh toàn cầu.
Một trong những bài nghiên cứu theo giả thuyết hiệu quả là bài nghiên cứu của
Alesina và Wacziarg (1998) “Openness, country size and government”. Bằng cách
ước tính các phương trình để xác định quy mô chính phủ và mức độ tự do hóa
thương mại và kiểm định bằng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất cho
những quan sát thực nghiệm bài nghiên cứu tìm thấy rằng quy mô quốc gia có
tương quan âm với quy mô chính phủ, và nó cũng tương quan âm với tự do hóa
thương mại. Nghiên cứu này xem việc xác định quy mô quốc gia phát sinh từ một
sự đánh đổi: các nước lớn có thể đủ khả năng để có các chính phủ nhỏ hơn (và các
loại thuế do đó thấp hơn) và họ đã lợi từ một thị trường khá lớn làm từ đó giảm nhu
cầu các quốc gia này phải tự do hóa thương mại. Do đó Tuy nhiên, họ phải chịu chi
phí của sự không đồng nhất về văn hóa.
Hay trong nghiên cứu của Ram (2009) “Openness, country size, and government
size: Additional evidence from a large cross-country pannel”, thông qua ước tính
mô hình từ dữ liệu bảng của hơn 150 quốc gia trong suốt 41 năm sử dụng ước tính
OLS gộp, sử dụng ảnh hưởng cố định (fixed-effects, ông đã nhận thấy rằng có rất
9
ít bằng chứng củng có cho mối tương quan âm giữa quy mô quốc gia và quy mô
chính phủ và giữa quy mô quốc gia và tự do hóa. Do đó, dường như không có khả
năng có mối tương quan dương giữa tự do hóa và quy mô chính phủ phát sinh do
vai trò trung gian của quy mô quốc gia.
Tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy rằng giả thuyết hiệu quả phù hợp để giải thích
mối tương quan giữa âm giữa quy mô chính phủ và vị thế tài sản nước ngoài ròng
đối với trường hợp đó là nước có vị thế chủ nợ. Cụ thể là khi các quốc gia ở vị thế
chủ nợ, họ có các lợi thế về nguồn lực và năng lực cạnh tranh. Do đó khi càng tự
do hóa các quốc gia này có đủ khả năng giảm thuế thu nhập và các khoản đóng góp
tiền lương với mục đích giữ lại các nguồn vốn trong nước hoặc thu hút vốn nước
ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do giảm thuế thuế và đóng góp lương để tài
trợ cho các khoản chi phúc lợi gia tăng, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải cắt
giảm lợi ích của các chương trình phúc lợi xã hội từ đó làm giảm chi tiêu của chính
phủ.
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm
Ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đối với quy mô chính phủ cũng được tìm thấy
qua các nghiên cứu trước đây tuy nhiên ít được chú ý và chủ yếu tập trung vào thực
nghiệm. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho các kết quả khác nhau. Một số tác
giả đã tìm ra rằng tự do hóa tài chính có tương quan âm với quy mô chính phủ,
trong khi một số tác giả khác chứng minh rằng tự do hóa tài chính có mối tương
quan dương với quy mô chính phủ.
Một trong những bài nghiên cứu chứng minh mối tương quan âm giữa tự do hóa tài
chính và quy mô chính phủ là của Liberati (2007). Tác giả tìm thấy một mối tương
quan âm giữa tự do hóa nguồn vốn và quy mô chính phủ cho một mẫu của 20 nước
phát triển cho giai đoạn 1967-2003. Bài viết của ông cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại, tự do hóa nguồn vốn và chi tiêu
chính phủ trong một dữ liệu chuỗi thời gian chéo. Tác giả chỉ ra rằng sự tự do hóa
nguồn vốn tương quan âm và đáng kể với chi tiêu chính phủ. Kết quả thực nghiệm
10
trong bài nghiên cứu này cũng phủ định kết quả tương quan dương ban đầu được
đề xuất bởi Rodrik (1998) và Cameron (1978). Nhưng tác giả cũng thừa nhận rằng
các nghiên cứu khác nhau đã dẫn đến kết luận khác nhau. Các kết quả nghiên cứu
trong bài nghiên này đã đưa ra hướng nghiên cứu tiếp tục về mối tương quan giữa
tự do hóa và quy mô chính phủ. Đặc biệt, khả năng tồn tại mối liên hệ trực tiếp
giữa quan hệ quốc tế và quy mô của khu vực công cho thấy rằng các phân tích cho
khu vực nhỏ có thể có nhiều thông tin hơn là một phân tích trên toàn thế giới bao
gồm tập hợp các quốc gia khác nhau về thể chế và các thiết lập về kinh tế.
Trong một bài nghiên cứu khác của Erauskin (2011), cả về mặt lý thuyết và thực
nghiệm đều cho thấy rằng nền kinh tế càng tự do hóa có tương quan âm với quy mô
chính phủ trong một nền kinh tế nhỏ, mở và ngẫu nhiên mà khi đó chi tiêu chính
phủ là hiệu quả và làm giảm biến động của nền kinh tế. Bằng phương pháp tiếp cận
danh mục đầu tư, bài nghiên cứu tập trung vào ba khía cạnh quan trọng của mối
quan hệ giữa tự do hóa và quy mô chính phủ: tự do hóa tài chính, tầm quan trọng
của chi tiêu công hiệu quả, và vai trò ổn định của quy mô chính phủ. Mô hình sử
dụng là một phiên bản sửa đổi và phát triển từ mô hình của Turnovsky (1999); nó
giả định một nền kinh tế mở nhỏ ngẫu nhiên trong thời gian liên tục, trong đó chi
tiêu của chính phủ là hiệu quả và giảm biến động. Điều này được tác giả giải thích
như sau rủi ro sẽ thấp hơn khi nền kinh tế càng tự do hóa (thông qua đa dạng hóa
rủi ro) do đó chính phủ có xu hướng ít tăng quy mô do không cần bù đắp rủi ro. Kết
quả này đã được chứng minh bằng các bằng chứng thực nghiệm dựa trên một mẫu
của 16 nước OECD cho giai đoạn 1970-2004. Tuy nhiên, tác giả cho rằng cần thận
trọng khi áp dụng mô hình cho các nước đang phát triển khi mà thực tế là nền kinh
tế càng tự do hóa có xu hướng ít biến động hơn. Cần nghiên cứu thêm để phân tích
xem các mối tương quan âm giữa tự do hóa tài chính và quy mô chính phủ cũng
đúng cho cho các nước đang phát triển.
Ngược lại, một số bài nghiên cứu lại cho kết quả có mối tương quan dương giữa tự
do hóa tài chính và quy mô chính phủ. Đầu tiên là Kimakova (2009). Tác giả tìm
thấy một mối tương quan dương giữa tự do hóa tài chính và quy mô chính phủ đối
11
với một mẫu của 87 nước trong giai đoạn 1976-2003. Trong bài nghiên cứu này,
tác giả cho rằng do tự do hóa tài chính nhìn chung không thực hiện vai trò là một
cơ chế chia sẻ rủi ro trong nền kinh tế kém phát triển và chính điều này đã tạo một
động lực tăng chi tiêu chính phủ để có thể bù đắp rủi ro trong nền kinh tế. Nghiên
cứu cũng đã cung cấp bằng chứng về mối tương quan dương mạnh giữa quy mô
chính phủ và tự do hóa nền kinh tế đối với dòng thương mại. Các phân tích của tác
giả cho thấy có mối tương quan dương giữa việc tiếp cận với các dòng vốn quốc tế
và quy mô chính phủ.
Tiếp theo, các nghiên cứu gần đây dựa trên các mô hình lựa chọn danh mục đầu tư
và các quốc gia có sự gia tăng rất lớn trong việc nắm giữ các tài sản và nợ phải trả
nước ngoài để nghiên cứu tác động của tự do hóa tài chính đối với quy mô chính
phủ trên cả hai mặt lý thuyết và thực nghiệm cũng cho thấy quy mô chính phủ có
tương quan dương với mức độ tự do hóa tài chính do đa dạng hóa rủi ro khi chi tiêu
chính phủ làm tăng mức hữu dụng trong nền kinh tế (Erauskin, 2013). Bằng
phương pháp tiếp cận danh mục đầu tư dựa trên một thế giới gồm hai nước, tác giả
nghiên cứu tác động của tự do hóa tài chính đối với quy mô chính phủ và tỷ lệ tiêu
dùng – tài sản, tốc độ tăng trưởng của tài sản, và phúc lợi (giả định rằng chi tiêu
công là gia tăng hữu dụng trong nền kinh tế); kết quả mô hình cho thấy rằng có mối
tương quan dương giữa quy mô chính phủ, tỷ lệ tiêu thụ - tài sản, và phúc lợi và tự
do hóa.
Cùng cho kết quả tương quan dương còn có Koethenbuerger và Lockwood (2010).
Ông cho rằng về mặt lý thuyết nền kinh tế càng tự do hóa có tương quan dương với
quy mô chính phủ. Kết quả nghiên cứu này được giải thích như sau kinh tế càng tự
do hóa sẽ bị cạnh tranh về thuế vì vậy việc chảy dòng vốn lớn sang các quốc gia
khác là điều không tránh khỏi, do các quốc gia muốn nắm giữ nguồn vốn nhiều nên
có xu hướng thiết lập mức thuế cao hơn đối với nguồn vốn trong nền kinh tế trong
nước để giảm thiểu dòng chảy vốn lớn ra bên ngoài. Việc tăng thuế sẽ được sử
dụng để tăng chi tiêu và quy mô chính phủ.
12
Mặc dù có rất nhiều bài nghiên cứu trước đây quan tâm đến quy mô chính phủ và
rất nhiều kết quả khác nhau đã được tìm thấy đối với mối tương quan giữa tự do
hóa thương mại, tự do hóa tài chính và quy mô chính phủ, ít có các tài liệu về các
tác động của vị trí tài sản nước ngoài ròng lên quy mô chính phủ. Một trong số
những nghiên cứu hiếm hoi về mối quan hệ này là nghiên cứu của Turnovsky
(1999). Bài nghiên cứu cho thấy một nền kinh tế tự do hóa có tương quan với một
quy mô lớn hơn của chính phủ khi và chỉ khi nó là nước chủ nợ ròng, khi chi tiêu
chính phủ là tăng mức hữu dụng, và làm giảm bất ổn của nền kinh tế. Đầu tiên, tác
giả xây dựng trạng thái cân bằng ngẫu nhiên cho một nền kinh tế kế hoạch tập
trung. Vai trò của chi tiêu chính phủ như là một yếu tố ổn định và gây mất ổn định
lần lượt được thảo luận. Thứ hai, sự cân bằng ngẫu nhiên trong một nền kinh tế phi
tập trung được xây dựng và cấu trúc thuế tối ưu là nguồn gốc của sự cân bằng. Cuối
cùng, vai trò của chi tiêu chính phủ sản xuất và tác động của nó đối với rủi ro được
thảo luận ngắn gọn. Từ đó, bài nghiên cứu kết luận rằng một nền kinh tế mở cửa sẽ
có một chính phủ lớn hơn khi và chỉ khi nó là nước chủ nợ ròng. Mặc dù lý thuyết
tìm được của ông giống các nghiên cứu thực nghiệm của Rodrik (1998); Alesina và
Wacziarg (1998), về quy mô của chính phủ và tự do hóa, nhưng nó được thay bằng
mối quan hệ giữa vị trí tài sản nước ngoài ròng của một quốc gia và quy mô của nó
của chính phủ.
Một nghiên cứu tiêu biểu nữa cũng được xem là đầu tiên về mối quan hệ giữa vị
thế tài sản nước ngoài ròng và quy mô chính phủ này là bài nghiên cứu của
Erauskin (2013) “The net foreign asset position and government size”. Bài nghiên
cứu đã phân tích mối tương quan âm ít được nhận thấy giữa vị thế tài sản nước
ngoài ròng của một quốc gia đối với quy mô chính phủ và đối với tỷ lệ tiêu dùng tài sản trong một nền kinh tế nhỏ, mở cửa và tăng trưởng. Các tác giả đã xây dựng
mô hình cho một nền kinh tế nhỏ, mở ngẫu nhiên. Từ mô hình xây dựng mối tương
quan âm giữa quy mô chính phủ với độ biến động của nền kinh tế, vị thế tài sản
nước ngoài ròng với quy mô chính phủ ,và vị thế tài sản nước ngoài ròng với tỷ lệ
13
tiêu dùng - tài sản. Các kết quả này cũng được tác giả kiểm định thông qua tập dữ
liệu bảng cho mẫu 49 quốc gia trong giai đoạn 1970 – 2009.
Tóm lại, mối tương quan giữa quy mô chính phủ và tự do hóa, quy mô chính phủ
và vị thế tài sản ròng đã được tìm thấy dựa trên các nghiên cứu cả về mặt lý thuyết
và thực nghiệm. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác nhau đã dẫn đến kết luận khác
nhau. Những hướng nghiên cứu này có thể tiếp tục mở rộng mẫu, thời gian, kết hợp
các biến trong một mô hình để củng cố thêm các kết quả đã đạt được.
14
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
3.1.
Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu mối tương quan giữa vị thế tài sản ròng nước ngoài và chi tiêu chính
phủ, chi tiêu chính phủ và tỷ lệ tiêu dùng – tài sản, chi tiêu chính phủ và sự biến
động của nền kinh tế, chúng tôi xây dựng mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu
nhiên (DSGE) cho nền kinh tế nhỏ, mở (SOE). Sau đó, từ các kết quả chính đưa ra
từ mô hình chúng tôi tiến hành chạy hồi quy OLS để kiểm nghiệm các kết quả
chính của mô hình. Chúng thôi đi theo phương pháp nghiên cứu của Inaki
Erauskin, 2013: “The net foreign asset position and government size”.
3.1.1. Các bước xây dựng cơ bản của mô hình DSGE
Stefanie Flotho đã đưa ra các cách thức để xây dựng một mô hình DSGE, giải
quyết và so sách với dữ liệu thực tế trong bài nghiên cứu: DSGE Models - solution
strategies như sau:
- Bước 1: Thiết lập các mô hình kinh tế
- Bước 2: Nguồn gốc của các điều kiện cân bằng, cùng với phương trình cấu trúc,
xây dựng nên hệ thống của những phương trình phi tuyến ngẫu nhiên khác nhau.
- Bước 3: Hệ thống này thường không có một giải pháp phân tích khép kín riêng lẻ
mà trong mối liên hệ nhiều phương trình, ước lượng xấp xỉ quanh một vùng cho
trước.
- Bước 4:
+ Hoặc là lấy tuyến tính xấp xỉ (log) xung quanh trạng thái ổn định đạt đến một hệ
thống các phương trình tuyến tính khác nhau trong một không gian ổn định và giải
pháp của hệ thống này với sự giúp đỡ của các phương pháp và cách thức thông
thường.
+ Hoặc áp đặt bậc 2 (hoặc cao hơn) xấp xỉ quanh vùng ổn định.
- Bước 5: Áp đặt các tham số hoặc ước lượng các tham số hoặc làm cả 2 điều này.
15
- Bước 6: Tính toán phương sai và tiến hành phân rã phương sai của các cú sốc cơ
bảnvà hàm phản ứng đẩy của các biến quan tâm.
- Bước 7: Đánh giá của mô hình bằng cách xem xét các biện pháp phù hợp với các
dữ liệu.
Các đặc điểm kỹ thuật của các giả sử của mô hình thì nên phù hợp với những vấn
đề đang được nghiên cứu. Mô hình đã giúp tìm ra các câu trả lời phù hợp cho các
câu hỏi ví dụ như các cú sốc nào có vai trò cho nền kinh tế. Cơ chế truyền dẫn của
các cú sốc là gì, và làm thế nào chính sách nên được thực hiện để phản ứng với
những cú sốc?
Trong một mô hình cân bằng tổng thể mọi lĩnh vực của nền kinh tế được xây dựng
độc lập. Các bộ phận điển hình của mô hình là tư nhân và khu vực công. Bao gồm
người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thông thường, người tiêu dùng được mô phỏng
như một hộ gia đình đại diện lựa chọn tiêu dùng tối ưu và giải trí trong suốt cuộc
đời của họ theo sở thích cá nhân. Các công ty, mặt khác thì tối đa hóa lợi nhuận, và
đưa ra một số hạn chế về công nghệ. Khu vực công là khu vực bao gồm các nhà
làm về chính sách tài khóa và tiền tệ. Chính phủ phụ trách chính sách tài chính còn
lại ngân hàng trung ương là chính sách tiền tệ. Vậy giả định nên được thiết lập như
thế nào để phù hợp với các chính sách. Các khu vực công phải theo sau một số quy
tắc, rồi ngân sách phải được xem xét thế nào cho phù hợp với các chính sách phúc
lợi tối ưu. Hơn nữa, cơ chế thị trường và các thể chế theo các đại lý tương tác phải
được quy định cụ thể. Cuối cùng, những cú sốc đã được xác định. Tất cả các giả
định trên phải được chuyển sang các công thức toán học với các hàm phù hợp với
nó.
3.1.2. Tổng quan về giải pháp cho mô hình DSGE
Bước tiếp theo bắt nguồn từ việc dựa vào sự tối ưu của áp đặt thứ nhất và các ràng
buộc của hộ gia đình, công ty và các khu vực công của nền kinh tế, các dạng
phương trình thường là tỷ lệ kì vọng phi tuyến tính hệ thống với hiện tại và/hoặc lùi
và/hoặc các yếu tố hướng tới tương lai. Một giải pháp chính xác để hệ thống phi
16
tuyến tính này có thể được tính cho chỉ một vài ví dụ đơn giản. Đối với các trường
hợp mà không có giải pháp phân tích khép kín, các phương pháp dựa trên xấp xỉ để
giải quyết những hệ thống có sẵn và sẽ được thảo luận trong phần tiếp theo.
Phương pháp xấp xỉ là phương pháp quỹ tích và trong hầu hết các trường hợp, điểm
tham chiếu là điểm có trạng thái ổn định phi ngẫu nhiên của mô hình. Vì vậy, để
tiến hành bước tiếp theo điểm dừng xác định của mô hình đã điểm ban đầu cần xem
xét. Nếu không có điểm như vậy tồn tại, các giả định mô hình phải được sửa đổi để
đáp ứng yêu cầu này.
3.1.3. Ưu điểm của mô hình DSGE
Lợi thế đầu tiên của các mô hình DSGE so với các mô hình khác là cách tiếp cận
này xác định một cách rõ ràng các mục tiêu và các ràng buộc của tư nhân và khu
vực công cộng. Ảnh hưởng của các quyết định chính sách tối ưu như cung ứng lao
động và nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình, nhu cầu lao động và các quyết định giá
của các doanh nghiệp có thể được phân tích trực tiếp. Hành vi tối ưu hóa này cũng
có nghĩa là các cá nhân và các công ty căn cứ hành vi của họ trên những dự báo tốt
nhất có thể trong tương lai họ có thể sản xuất.
Hơn nữa, một mô hình DSGE là một công cụ mạnh mẽ cung cấp một khuôn khổ
chặt chẽ cho thảo luận chính sách và phân tích, sự giúp đỡ của các quyết định chính
sách thay thế tiêu chuẩn phúc lợi có thể dễ dàng được đánh giá và phù hợp với các
giả định của mô hình.
Mô hình DSGE không chỉ hấp dẫn từ một quan điểm lý thuyết, chúng cũng đã nổi
lên như là một công cụ hữu ích để dự báo và phân tích chính sách kinh tế vĩ mô
định lượng. Cùng với những tiến bộ trong mô hình lý thuyết, một nỗ lực nghiên
cứu to lớn dành cho việc phát triển của mô hình này tập trung vào dữ liệu. Do cải
tiến phù hợp với chuỗi thời gian, mô hình này đang được sự tín nhiệm trong các cơ
quan hoạch định chính sách như ngân hàng trung ương. Chúng đang cạnh tranh với
các VAR về quyền lực dự báo. Hơn nữa, sự tiến bộ nhanh chóng được thực hiện
cho ước lượng các mô hình này.
17
Nhìn chung, mô hình DSGE cung cấp một khuôn khổ tích hợp đầy đủ để phân tích
chính sách.
3.2.
Dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo năm của 41 quốc gia trong giai đoạn 1974 2013. Trong đó gồm 31 quốc gia OECD: Áo, Úc, Bỉ, Ba Lan, Canada, Cộng hòa
Séc, Cộng hòa Slovak, Chile, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland,
Ireland, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Hungary, Hàn Quốc, Israel, Mexico, Na Uy, New
Zealand, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Thổ
Nhĩ Kỳ, và Hoa Kỳ; và 10 quốc gia đang phát triển ở Châu Á: Việt Nam, Thái Lan,
Malaysia, Philippines, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ và
Cyprus để kiểm tra các kết quả chính của các mô hình.
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Các số liệu về chi tiêu cá nhân, chi tiêu công, GDP, và dân số đối với những nước
được lấy từ nguồn chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới (WBWDI).
Các dữ liệu về vị thế đầu tư quốc tế bao gồm bao gồm các chứng khoán đầu tư trực
tiếp nước ngoài, danh mục tài sản chứng khoán vốn, danh mục tài sản chứng khoán
nợ, tài sản đầu tư khác, tài chính phái sinh, tổng tài sản dự trữ (trừ vàng), đầu tư
trực tiếp từ nền kinh tế khác, danh mục đầu tư chứng khoán vốn phải trả, danh mục
đầu tư chứng khoán nợ phải trả, đầu tư khác phải trả, và tài chính phái sinh phải trả
được lấy từ Thống kê Tài chính Quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMFIFS). Ngoài
ra, dữ liệu về vị thế đầu tư quốc tế chưa đầy đủ hoặc thiếu đối với nhiều nước (Đặc
biệt là trước 1980-1986), được lấy từ cơ sở dữ liệu của Lane và Milesi-Ferretti
(2001, 2007). Xuất khẩu và nhập khẩu cũng được thu thập từ dữ liệu Thống kê Tài
chính Quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMFIFS).
Dữ liệu để tính toán tỷ lệ dụng tỷ lệ vốn-sản lượng trung bình trong giai đoạn 19701974 được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Nehru và Dhareshwar (1993) “A New